TỔNG QUAN
Định nghĩa bệnh lao
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên [6] Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho những người xung quanh [14].
Dịch tễ bệnh lao
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2017 có 10 triệu người mắc bệnh lao mới, 2/3 số ca mắc mới tập trung ở 8 quốc gia: Ấn Độ (27%), Trung Quốc (9%), Indonesia (8%), Philippines (6%), Pakistan (5%), Nigeria (4%), Bangladesh (4%) và Nam Phi (3%) [36] Hiện nay, lao phổi đứng đầu danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong hàng năm trên thế giới [35,36]
Ngày nay, việc điều trị bệnh lao đang trở nên càng khó khăn do tỷ lệ lao kháng thuốc tăng cao Tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 4,8% Tỷ lệ lao kháng thuốc tiên phát với ít nhất 1 loại thuốc là 17% (từ 0% đến 56,3%), kháng isoniazid là 10,3%, kháng đa thuốc thay đổi từ 0% đến 22,3% [18]
Ngoài ra, ước tính rằng có khoảng 37% các trường hợp không được chẩn đoán và phát hiện (do tâm lý dấu bệnh hoặc kỹ thuật cận lâm sàng yếu) [10]
Tỷ lệ mắc bệnh lao năm 2017 của Việt Nam là 129/100.000 dân, nằm trong
30 nước có số người bệnh lao nhiều nhất thế giới, nhóm 20 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc [36] Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014 có mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh lao còn dưới 20/100.000 dân vào năm 2030 [4]
Năm 2015, cả nước đã phát hiện và điều trị cho tổng số 102.655 bệnh nhân lao, tỷ lệ điều trị khỏi cao trên 90% và Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới đạt tỷ lệ điều trị thành công lao kháng thuốc [33].
Bệnh học bệnh lao
Vi khuẩn lao do Robert Koch tìm ra năm 1882, vì vậy, nó còn được gọi là Bacillus Koch [3]
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Vi khuẩn lao có các đặc điểm sau:
- Trực khuẩn ái khí, có thể tồn tại trong tự nhiên 3-4 tháng [6,14] Vì vậy, vi khuẩn lao thường phát triển ở phổi, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với môi trường
- Sinh sản chậm, thời gian nhân đôi là 12-55 giờ [6,14] Do đó, việc sử dụng phác đồ kháng sinh trong điều trị lao cần tuân thủ vô cùng chặt chẽ
- Vi khuẩn lao kháng cồn – kháng acid, bắt màu đỏ trên tiêu bản nhuộm Ziehl – Neelsen [6,25]
- Cấu trúc thành của vi khuẩn: lớp ngoài kị nước, chứa acid mycolic và lipid [6,14] Chính cấu trúc này giúp vi khuẩn lao tồn tại lâu ở môi trường, chống lại cơ chế đề kháng của cơ thể và kháng với các loại kháng sinh thông thường
Người mắc bệnh lao được gọi là nguồn lây Người bệnh lao phổi có AFB (+) là nguồn lây chính [14] Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số mắc lao tiềm tàng [33], tức là trong cơ thể họ có vi khuẩn lao nhưng chưa phát triển thành bệnh và không gây lây lan trong cộng đồng
Bệnh lao chủ yếu lây qua đường hô hấp [3,15] Vi khuẩn lao từ nguồn lây phát tán trong không khí qua nói chuyện, ho khạc và từ đó nhiễm sang người lành
Ngoài ra, bệnh lao còn có thể lây qua những đường khác như đường máu, đường tiêu hóa
Những đối tượng dễ mắc bệnh lao bao gồm:
Thứ nhất, người có hệ miễn dịch suy giảm [1]:
- Người bệnh nhiễm HIV/AIDS nằm trong nhóm có nguy cơ mắc lao rất cao
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giai đoạn 2008 - 2011, ít nhất 1/3 số người nhiễm HIV có đồng nhiễm lao [33] Bệnh lao cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người có HIV, gây ra khoảng một phần tư tổng số ca tử vong ở nhóm người này [24]
- Người bệnh dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài gây suy giảm hệ miễn dịch, người bệnh điều trị ung thư bằng hóa chất [1,14] Đây cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao xâm nhập và phát triển
Thứ hai, người tiếp xúc với nguồn lây, sống và sinh hoạt chung với người bệnh lao phổi AFB (+) [1] Đường lây chủ yếu của bệnh lao là đường hô hấp Chính
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU vì vậy, người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh lao phổi là đối tượng dễ bị nhiễn vi khuẩn lao Tỷ lệ phát sinh nhiễm lao tiềm ẩn là 4,2% ở Nam châu Phi [31] và 1,7% ở Việt Nam [30], 0,03% ở Mỹ [29] Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn và nguy cơ mắc bệnh lao của người nhà tiếp xúc với người bệnh lao phổi AFB (+) tại Bình Định của Đỗ Phúc Thanh và cộng sự, 36,5% người nhà người bệnh lao phổi có IGRAs (+), 5% người nhà người bệnh lao phổi phát sinh bệnh lao sau 12 tháng tiếp xúc; 7% phát sinh sau 18 tháng tiếp xúc [19]
Thứ ba, đối tượng nghiện rượu, bia, người hút thuốc lá [1,14]
Thứ tư, người mắc bệnh đái tháo đường hay các bệnh mạn tính khác [1,14]
Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của vi khuẩn lao, tác động lên sức khỏe cộng đồng [1]
Có nhiều cách phân loại bệnh lao:
Theo cơ quan tổn thương: lao phổi, lao màng phổi, lao hạch, lao da, lao màng não…[1] Trong đó, lao phổi là thể hay gặp nhất
Theo độ tuổi: Lao trẻ em và lao người lớn [1]
Theo điều trị: Lao mới, lao tái phát, lao kháng thuốc [1], cụ thể:
Lao mới: người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng [14]
Lao tái phát: người bệnh đã được chẩn đoán, điều trị lao và hoàn thành ít nhất một phác đồ điều trị lao, sau đó, người bệnh lại có các triệu chứng và chẩn đoán mắc lao [14]
Lao kháng thuốc: Người bệnh không đáp ứng với phác đồ điều trị [14]
Nguyên nhân có thể do nhiễm chủng vi khuẩn lao kháng thuốc hoặc điều trị không đúng các nguyên tắc
1.3.4 Triệu chứng lâm sàng của người bệnh lao phổi
Người bệnh mắc lao thường có các triệu chứng sau:
- Người bệnh sút cân nhanh, chán ăn, mệt mỏi [17]
- Người bệnh thường ra nhiều mồ hôi về đêm, sốt nhẹ về chiều [17]
- Ho là triệu chứng kéo dài thường gặp nhất [3,17] Có thể ho khan hoặc ho có đờm Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể ho ra máu
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
- Đau ngực vùng tổn thương, có thể khó thở [17]
Tuy nhiên, ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng nào kể trên cũng có thể bị mắc lao
1.3.5 Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán lao phổi
Xét nghiệm máu được chỉ định với các đối tượng đến khám Xét nghiệm có giá trị chẩn đoán lao phổi khi số lượng, tỷ lệ lympho tăng, tốc độ máu lắng tăng [3,14] Tuy nhiên, những chỉ số này không đặc hiệu vì có thể gặp trong các bệnh khác [14] Ngoài ra, có thể tìm thấy kháng thể kháng lao trong máu khi không tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm [23]
Tất cả những người có triệu chứng nghi lao phải được xét nghiệm đờm phát hiện lao phổi [1] Thông thường, mẫu đờm sẽ được tiến hành nhuộm soi trực tiếp tìm AFB Trong một số trường hợp như người bệnh nhiễm HIV, người bệnh nghi nhiễm lao kháng thuốc, người bệnh xét nghiệm soi trực tiếp có AFB (-), người bệnh mắc lao tái phát…, mẫu đờm của người bệnh được tiến hành làm xét nghiệm Xpert MTB/RIF Xét nghiệm này cho kết quả sau khoảng hai giờ với độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhuộm soi trực tiếp [1] Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm Xpert MTB/RIF còn giúp phát hiện chủng vi khuẩn kháng rifampicin [1]
X-quang phổi có giá trị sàng lọc cao, độ nhạy trên 90% với các trường hợp có triệu chứng hô hấp để sàng lọc lao phổi AFB (+) [1] X-quang phổi còn có tác dụng đánh giá đáp ứng với điều trị thử hay kết quả điều trị lao sau 2 tháng và kết thúc điều trị [1] Kết quả chụp cắt lớp vi tính cũng cho kết quả tương tự
Ngoài ra, người bệnh mắc lao thường có phản ứng dưới da với tuberculin dương tính trong xét nghiệm tiêm TST [14] Trong một số trường hợp, kết quả âm tính giả khi người bệnh bị suy giảm miễn dịch (người bệnh HIV, người bệnh dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, người bệnh suy dinh dưỡng…) và dương tính giả khi người bệnh mắc lao tiềm ẩn [14] Vì vậy, xét nghiệm này thường không được chỉ định trong chẩn đoán
1.3.6 Các biện pháp hạn chế lây lan bệnh
Lao phổi lây qua đường hô hấp [3] Vì vậy, người bệnh cần có ý thức để hạn chế lây lan bệnh trong cộng đồng:
- Khạc nhổ đúng nơi quy định [9]
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
- Xử lý dịch máu, đờm đúng cách [9]
1.3.7 Các biện pháp dự phòng bệnh
Thứ nhất, cắt đứt nguồn lây [3] Trong đó, quan trọng nhất, người bệnh cần được phát hiện sớm để tiếp nhận điều trị Đồng thời, cần giáo dục, tư vấn cho người bệnh về thái độ, hành động để tránh lây lan bệnh cho cộng đồng
Thứ hai, cần chủ động tránh tiếp xúc với nguồn lây [14]
Thứ ba, tiêm vắc xin BCG (cho trẻ em) để làm tăng khả năng bảo vệ trẻ với vi khuẩn lao [25] Tuy nhiên, vắc xin có thời gian bảo vệ ngắn, khoảng từ 5 – 10 năm
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tự tập luyện, sinh hoạt, ăn uống điều độ để làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Điều trị bệnh lao
Phối hợp các thuốc chống lao: Cần phối hợp các thuốc chống lao vì mỗi loại thuốc có tác dụng khác nhau [1,25]
Phải dùng thuốc đúng liều: Các thuốc chống lao có tác dụng hiệp đồng Nếu dùng không đúng liều, có thể không có hiệu quả điều trị (liều thấp) hay tai biến (liều cao) và đặc biệt, có thể tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc [1,3]
Phải dùng thuốc đều đặn: Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hiệu quả hấp thu [1]
Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: Giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc [1]
Giai đoạn duy trì kéo dài 4-6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát [1]
1.4.2 Các thuốc điều trị lao
Các thuốc chống lao thiết yếu [1,5]: isoniazid (H), rifampicin (R), pyrazinamid (Z), streptomycin (S), ethambutol (E)
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Các thuốc chống lao hàng 2 [1]:
Bảng 1.1 Các thuốc chống lao hàng 2
Nhóm thuốc Thuốc Viết tắt
C Các thuốc hàng 2 chủ đạo khác
Eto/Pto Cs/Trd Lzd Cfz
Pyrazinamide Ethambutol Isoniazid liều cao
D3 p-aminosalicylic acid Imipenem-cilastatin Meropenem Amoxicillin-clavulanate Thioacetazone
PAS Ipm Mpm Amx-Clv
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc R, H, Z và E, dùng hàng ngày
Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 3 loại thuốc R, H, E, dùng hàng ngày
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Phác đồ A1 được chỉ định cho các trường hợp bệnh lao người lớn không có bằng chứng kháng thuốc
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc R, H, Z và E, dùng hàng ngày
Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 2 loại thuốc R và H dùng hàng ngày
Phác đồ A2 chỉ định cho các trường hợp bệnh lao trẻ em không có bằng chứng kháng thuốc
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, người bệnh dùng 4 loại thuốc H, R, Z và
Giai đoạn duy trì kéo dài trong 10 tháng, gồm 3 loại thuốc R, H và E, dùng hàng ngày
Chỉ định phác đồ B1 trong lao màng não, lao xương khớp và lao hạch người lớn Khi điều trị lao màng não, nên sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) liều giảm dần trong thời gian 6-8 tuần đầu tiên (sử dụng Corticosteroid trong một số trường hợp) và dùng Streptomycin (thay cho E) trong giai đoạn tấn công
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E, người bệnh dùng hàng ngày
Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 2 loại thuốc là R, H dùng hàng ngày
Chỉ định phác đồ B2 cho người bệnh mắc lao màng não, lao xương khớp và lao hạch trẻ em Điều trị lao màng não nên sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) liều giảm dần trong thời gian 6-8 tuần đầu tiên (sử dụng Corticosteroid trong một số trường hợp) và dùng Streptomycin (thay cho E) trong giai đoạn tấn công
Sau khi được chẩn đoán xác định, người bệnh cần được đăng ký quản lý điều trị tại m ột đơn vị chống lao tuyến quận, huyện và tương đương [1]
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Trong thời gian điều trị, người bệnh sẽ được lĩnh thuốc định kỳ hàng tháng tại đơn vị đăng kí [9] Khi đến lĩnh thuốc, người bệnh có thể được làm các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để đánh giá đáp ứng thuốc và hiệu quả điều trị
1.4.5 Một số tác dụng không mong muốn thường gặp
Trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh lao phổi, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn
Bảng 1.2 Những tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao
Tác dụng không mong muốn Thuốc (nguyên nhân chính) Loại nhẹ
Buồn nôn, nôn, đau bụng R
Nước tiểu có màu cam hoặc đỏ R Đau khớp, sưng khớp Z >> E > H Ngứa, phát ban ngoài da H < R < Z < E < S
Sốc phản vệ S Ù tai, chóng mặt, điếc S
Suy thận cấp R < Km = Am > S Vàng da, viêm gan H + R > H >> Z > R
Xuất huyết, thiếu máu tan huyết R
ADR trên da mức độ nặng H < R < Z < E < S
Chương trình Chống lao Quốc gia
Việt Nam bắt đầu triển khai các hoạt động chống lao từ năm 1957 với việc thành lập Viện Chống Lao Trung ương (nay là Bệnh viện Phổi Trung ương) [7,24]
Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1986 [7]
Chương trình Chống lao Quốc gia đạt được độ bao phủ toàn bộ về địa lý vào năm 2000 [24]
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam là một trong những chương trình thành công nhất về kết quả điều trị, với tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao AFB(+) mới liên tục đạt trên 90% từ năm 1998 [24] Chương trình Chống lao của Việt Nam đã được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là một trong những Chương trình hoạt động có chất lượng và hiệu quả trong khu vực cũng như trên thế giới, là hình mẫu cho các nước noi theo
Mục tiêu hết năm 2020 của Chương trình Chống lao Quốc gia là:
- Giảm số người mắc bệnh lao xuống dưới 131/100.000 người dân [4]
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10/100.000 người dân [4]
- Khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện [4]
DOTS là chiến lược xuyên suốt các hoạt động của Chương trình chống lao quốc gia [25], bao gồm 5 yếu tố:
- Có sự cam kết chính trị của các cấp chính quyền, đảm bảo tạo mọi điều kiện cho công tác chống lao
- Phát hiện thụ động nguồn lây bằng soi đờm trực tiếp
- Điều trị bệnh lao có kiểm soát bằng thuốc điều trị ngắn ngày
- Cung cấp thuốc chống lao đầy đủ với chất lượng tốt
- Có hệ thống ghi chép và báo cáo tốt, chính xác.
Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị lao
Để kiểm soát tốt bệnh lao, kiến thức, thái độ và mức độ tuân thủ của người bệnh lao là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá được mối quan hệ giữa kiến thức và mức độ tuân thủ của người bệnh lao, đặc biệt là lao mới
1.6.1 Nghiên cứu tuân thủ điều trị lao quốc tế
Wahyuni AS và cộng sự (2018) đã nghiên cứu về hành vi trong điều trị của bênh nhân lao tại Indonesia đã cho thấy mối tương qua giữa sự hỗ trợ của nhân viên y tế với kết quả điều trị của người bệnh, song chưa thấy được sự ảnh hưởng của kiến thức và hành vi tới kết quả (p > 0,05) [32]
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Năm 2015, Westerlund EE và cộng sự đã nghiên cứu về kiến thức và hiệu quả điều trị của 943 người bệnh lao Kết quả cho thấy, chỉ có khoảng 50% người bệnh lao có kiến thức cơ bản về bệnh [26] Hơn nữa, kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người bệnh: với các người bệnh không học hết cấp 2, việc thất bại trong điều trị là OR = 1,6 (p = 0,01) [26]
Theo Nwankwo (2015) [27] cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ người bệnh tuân thủ tốt các nguyên tắc điều trị lao tại Kigali là 50%
Tại Ethiopia, năm 2013, theo nghiên cứu của Ahmed Esmael trên 422 người bệnh, sự hiểu biết của người bệnh lao là khá thấp [28] Trong đó, 3 triệu chứng được biết nhiều nhất là ho (65,6%), ho trên 2 tuần (32,7%), sút cân (33,2%) [28]
1.6.2 Nghiên cứu tuân thủ điều trị lao trong nước
Tác giả Ngô Thị Tho (2016) và cộng sự đã đánh giá kiến thức trên 71 đối tượng có triệu chứng nghi lao ở huyện Đắk Tô: chỉ có 46,5% người bệnh biết bệnh lao do vi khuẩn gây ra và có, 54,9% biết lao lây qua đường hô hấp [21]
Năm 2016, Vũ Văn Thành và Nguyễn Thị Khánh đánh giá trên 55 người bệnh lao ở bệnh viện phổi tỉnh Nam Định Kết quả cho thấy chỉ có 29,1% người bệnh đạt mức hiểu biết vể bệnh lao và chỉ có 27,3% thực hành tốt việc điều trị [20]
Nguyễn Xuân Tình (2014) nghiên cứu về tuân thủ điều trị của người bệnh tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Giang Kết quả cho thấy, có tới 63,6% người bệnh không tuân thủ tốt các nguyên tắc điều trị lao [22] Tác giả cho rằng, nguyên nhân dẫn tới sự tuân thủ điều trị không tốt là do hiểu biểt của người bệnh về các nguyên tắc điều trị còn thấp (11,2%) [22] Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 42,4% người bệnh gặp tác dụng không mong muốn trong điều trị
Tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, năm 2009, Uông Thị Mai Loan và cộng sự đánh giá kết quả tuân thủ các nguyên tắc điều trị của người bệnh lao [11] Tỷ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị ở hai giai đoạn tương ứng là 88,5% và 66,7%
[11] Trong khi đó, tỷ lệ không tuân thủ từ 3 nguyên tắc trở lên cao, lần lượt chiếm 30% và 22,4% [11]
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác về kiến thức thái độ thực hành của người bệnh lao Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn có cỡ mẫu nhỏ, chưa phản ánh hết được mức độ hiểu biết và tuân thủ điều trị của người bệnh
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các người bệnh được chẩn đoán lao phổi mới và đang được quản lý điều trị tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phổi Trung ương
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh
Tiêu chuẩn lựa chọn Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh từ 15 tuổi trở lên, được chẩn đoán lao phổi mới
- Có hồ sơ quản lý tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phổi Trung ương
- Đến khám lần đầu, hoặc khám định kỳ theo lịch hẹn
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Người bệnh mắc lao điều trị lại
- Người bệnh có kết quả xét nghiệm Gene Xpert (+)
- Người bệnh không có khả năng trả lời phỏng vấn: người bệnh tâm thần,
- Người bệnh không tự uống thuốc, người bệnh đang có vấn đề về nuốt
- Người bệnh đồng nhiễm HIV, người bệnh có thai, cho con bú
Người bệnh tham gia nghiên cứu sẽ được phân loại như sau:
Người bệnh tháng thứ nhất: người bệnh đã dùng thuốc dưới 1 tháng
Người bệnh tháng thứ 2: người bệnh đã dùng thuốc từ 1 – 2 tháng
Người bệnh tháng thứ 3: người bệnh đã dùng thuốc từ 2-3 tháng.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phổi Trung ương Thời gian: từ tháng 1/2019 đến tháng 3/2019
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp với nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá sự hiểu biết và mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh
Các phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng Bộ câu hỏi nghiên cứu (phụ lục) [20,21]
Người bệnh được chẩn đoán lao phổi mới, quản lý tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2019, tới khám lại sẽ được thu nhận vào nghiên cứu
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Bước 1: Các bác sĩ trong khoa được thông báo về nghiên cứu
Bước 2: Khi có người bệnh lao phổi tới khám, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ sẽ được thông tin về nghiên cứu, người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu được hướng dẫn gặp nghiên cứu viên
Bước 3: Nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn người bệnh về kiến thức và tuân thủ điều trị
Bước 4: Người bệnh quay trở lại phòng khám gặp bác sĩ sau khi đã được phỏng vấn để được tiếp tục khám bệnh.
Nội dung nghiên cứu và biến số đo lường kết quả
Thứ nhất, đánh giá mức độ hiểu biết của người bệnh về bệnh lao phổi, bao gồm: nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ, đường lây bệnh, triệu chứng lâm sàng, phương pháp chẩn đoán lao
Thứ hai, đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về phương pháp phòng, chống bệnh lao, trong đó có: phương pháp làm giảm sự lây lan của bệnh, phương pháp dự phòng bệnh
Các câu trả lời của người bệnh sẽ được cho điểm theo thang điểm sau [21]:
Bảng 2.2 Điểm đánh giá mức độ hiểu biết về bệnh lao của người bệnh
Tiêu chí 0 điểm 1 điểm 2 điểm
Nguyên nhân gây bệnh Không biết, trả lời sai Trả lời đúng
Yếu tố nguy cơ Biết 3 nguy cơ
Bệnh có lây hay không Không Có Đường lây Không biết, trả lời sai ≥1 đường lây
Dấu hiệu nhận biết Không biết 1-2 dấu hiệu >2 dấu hiệu
Xét nghiệm chẩn đoán Không biết 1-2 xét nghiệm >2 xét nghiệm Phương pháp hạn chế nguồn lây Không biết 1-2 phương pháp >2 phương pháp Phương pháp phòng chống Không biết 1-2 phương pháp >2 phương pháp
Kết quả đánh giá hiểu biết về bệnh lao
0-5: Ít hiểu biết; 6-11: Hiểu biết trung bình; 12-16: Hiểu biết tốt
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Thứ ba, đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về điều trị bệnh, bao gồm: mức độ hiểu biết chung về các nguyên tắc điều trị lao, mức độ hiểu về từng nguyên tắc, về chính sách điều trị của Chương trình chống lao quốc gia, cụ thể là việc người bệnh được phát thuốc miễn phí, được cán bộ y tế tư vấn và giải thích về bệnh và theo dõi trong quá trình điều trị
Thang điểm được đánh giá như sau [20]:
Bảng 2.3 Điểm đánh giá mức độ hiểu biết về điều trị bệnh lao của người bệnh
Bệnh có thể chữa khỏi không Không Có
Chính sách điều trị của Chương trình chống lao quốc gia *
Người bệnh phải trả tiền thuốc
Người bệnh được phát thuốc miễn phí
Phối hợp thuốc chống lao Người bệnh biết nguyên tắc này
Người bệnh không biết nguyên tắc này
Uống thuốc đều đặn Người bệnh biết nguyên tắc này
Người bệnh không biết nguyên tắc này
Uống thuốc đúng cách Người bệnh biết nguyên tắc này
Người bệnh không biết nguyên tắc này
Uống thuốc đủ thời gian Người bệnh biết nguyên tắc này
Người bệnh không biết nguyên tắc này
Kết quả đánh giá hiểu biết về điều trị bệnh lao
0 – 3: Ít hiểu biết; 4 – 8: Hiểu biết trung bình; 9 – 12: Hiểu biết tốt
(*): Sự tư vấn, hỗ trợ, theo dõi của nhân viên y tế được đánh giá riêng
Thứ tư, đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh qua từng nguyên tắc, bao gồm: phối hợp các thuốc chống lao, uống thuốc đều đặn, uống thuốc đúng cách, uống thuốc đủ thời gian Điểm đánh giá sẽ đươch cho theo tháng điểm dưới đây [20]:
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Bảng 2.4 Điểm cho mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh
Nguyên tắc Tiêu chí đánh giá 0 điểm 1 điểm 2 điểm
Phối hợp các thuốc chống lao
Dùng đủ số loại thuốc >1 thuốc 1 thuốc Uống đủ số loại thuốc Uống đủ liều trong 1 ngày >1 lần/tuần 1 lần/tuần Uống đủ tất cả các liều
Uống thuốc đều đặn Uống thuốc đều đặn >2 lần/tuần 1-2 lần/tuần Không quên uống thuốc
Uống các thuốc cùng lúc Không Có
Uống các thuốc vào thời gian nhất định Không Có
Uống thuốc đủ thời gian
Không đánh giá được vì không theo dõi người bệnh đến hết thời gian điều trị
Kết quả đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh
4 – 7: Tuân thủ bình thường
Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá mức độ hỗ trợ của nhân viên y tế đối với người bệnh trong việc thực hiện các nguyên tắc điều trị thông qua việc: hướng dẫn người bệnh về thuốc, liều dùng, thời gian dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc; hỏi thăm, nhắc nhở người bệnh dùng thuốc Kết quả đánh giá mức độ hỗ trợ người bệnh được khảo sát qua trả lời bảng hỏi của người bệnh
Thứ năm, mô tả các tác dụng không mong muốn người bệnh gặp phải trong quá trình điều trị, thông qua câu trả lời của người bệnh về các tác dụng không mong muốn mà người bệnh gặp phải.
Kỹ thuật xử lý và phân tích kết quả
Số liệu thu thập được mã hóa, nhập liệu bằng công cụ ODK và tổng hợp trên website https://odk.ona.io
Các số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm Microsoft Office Excel
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Đạo đức trong nghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu đều được thông báo về mục đích và nội dung nghiên cứu và có quyền từ chối trả lời phỏng vấn
Toàn bộ thông tin cá nhân của người bệnh được giữ bí mật
Mọi thông tin thu thập được chỉ nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
KẾT QUẢ
Mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Khảo sát thu nhận được 101 người bệnh tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1 Kết quả mô tả sự phân bố người bệnh Đặc điểm
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU Đối tượng tham gia khảo sát tập trung chủ yếu ở nhóm người bệnh đang điều trị trong giai đoạn tháng thứ 3, chiếm 55,45% Số người bệnh đang điều trị tháng thứ 2 là 24,75% và 19,80% người bệnh đang trong tháng điều trị đầu tiên Như vậy, có 44,55% người bệnh tham gia nghiên cứu ở đang ở giai đoạn điều trị tấn công với thuốc điều trị bao gồm R, H, Z, E Các người bệnh còn lại được điều trị bằng các thuốc R, H, E
Tỷ lệ người bệnh nam giới là 64,36% Trong đó, người bệnh tập trung chủ yếu trong nhóm tuổi từ 20 – 29 (chiếm 40,59%) và nhóm tuổi từ 30 – 39 (chiếm 24,75%) Nhóm tuổi có ít người bệnh nhất là nhóm người bệnh từ 50 – 59 tuổi, chỉ chiếm 8,91%
Có 60 người bệnh (chiếm 59,41%) có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên Số người bệnh có trình độ học vấn thấp (cấp 1 và cấp 2) chiếm tỷ lệ không cao (dưới 7%).
Mô tả mức độ hiểu biết của người bệnh về bệnh và điều trị bệnh lao phổi 18 1 Mô tả mức độ hiểu biết của người bệnh về bệnh lao phổi
➢ Mô tả hiểu biết của người bệnh về nguyên nhân gây bệnh
Hình 3.1 Đồ thị thể hiện hiểu biết của người bệnh về nguyên nhân gây bệnh lao
Có 39,60% người bệnh biết nguyên nhân gây bệnh lao là do vi khuẩn lao
Bên cạnh đó còn tỷ lệ khá cao người bệnh không biết nguyên nhân gây ra bệnh lao (chiếm 31,68%)
Vi khuẩn lao Không biết Nguyên nhân khác (virus, môi trường, thuốc lá,…)
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Các nguyên nhân khác được người bệnh kể tới bao gồm virus, yếu tố môi trường, thuốc lá, rượu, bia…
➢ Mô tả hiểu biết biết của người bệnh về yếu tố nguy cơ của bệnh
Hình 3.2 Đồ thị thể hiện hiểu biết của người bệnh về yếu tố nguy cơ của bệnh lao (N1) Đa số người bệnh đều biết đến yếu tố nguy cơ gây bệnh là do tiếp xúc với nguồn lây (59 người bệnh, chiếm 58,42%) và do sự suy giảm miễn dịch (chiếm 39,60%)
Yếu tố nguy cơ được ít người bệnh biết nhất là đối tượng mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn… Có khoảng 3,96% biết về nguy cơ này
Chỉ có 10% người bệnh không biết yếu tố nguy cơ của bệnh lao
➢ Mô tả hiểu biết của người bệnh về sự lây nhiễm của bệnh
Trong 101 người bệnh tham gia khảo sát, có 98 người bệnh (97,03%) biết bệnh lao (thể lao phổi) có lây
Hiểu biết về đường lây nhiễm bệnh của bệnh lao (thể lao phổi) không được khảo sát trên những người bệnh cho rằng bệnh lao không lây Kết quả cho thấy, có tới 96/98 người bệnh, tức 97,96% người bệnh được hỏi biết lao phổi lây qua đường hô hấp Ngoài ra, chỉ có rất ít người bệnh (4/98 người bệnh) chỉ ra được bệnh lao có thể lây qua đường máu hay đường tiêu hóa Đặc biệt, có duy nhất 1 người bệnh biết bệnh lao có lây nhưng không biết bệnh lây qua đường nào
Không biết Yếu tố môi trường Người mắc các bệnh mạn tính Dùng thuốc lá, rượu, bia Tiếp xúc với nguồn lây
Do hệ thống miễn dịch suy giảm
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
➢ Mô tả hiểu biết của người bệnh về triệu chứng lâm sàng bệnh lao phổi
Hình 3.3 Đồ thị thể hiện hiểu biết của người bệnh về triệu chứng của bệnh lao
Kết quả khảo sát cho thấy, triệu chứng người bệnh biết nhiều nhất là ho, có
85 người bệnh (83,17%) biết triệu chứng này
Ngoài ra, có hơn 50% người bệnh biết tới các triệu chứng như sốt và mệt mỏi, sút cân Đau ngực, khó thở cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi, chỉ có 31,68% người bệnh biết triệu chứng này
Có 7 người bệnh (6,93%) không biết các triệu chứng của bệnh
➢ Mô tả hiểu biết của người bệnh về xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao phổi
Hình 3.4 Đồ thị thể hiện hiểu biết của người bệnh về phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao phổi
Ho (ho khan, ho có đờm, ho ra máu)
Mệt mỏi, gầy sút, kém ăn
Sốt Đau ngực, khó thở Khác (đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…)
Tiêm TST Xét nghiệm đờm X-quang phổi Chụp CT Xét nghiệm máu
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Có 91,09% đối tượng nghiên cứu có kiến thức về các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao phổi Trong đó, các xét nghiệm được người bệnh biết nhiều nhất là xét nghiệm đờm (88,12% người bệnh), chụp X-quang phổi (82,18% người bệnh) và xét nghiệm máu (81,19% người bệnh)
Không người bệnh nào biết xét nghiệm tiêm dưới da TST
➢ Mô tả hiểu biết của người bệnh về phương pháp hạn chế lây bệnh
Bảng 3.2 Hiểu biết của người bệnh về các phương pháp hạn chế lây lan bệnh lao
Phương pháp Số lượng Tỷ lệ
Khạc nhổ đúng nơi quy định 40 39,60%
Xử lý dịch đờm, máu đúng cách 13 12,87% Đeo khẩu trang 95 94,06%
Biện pháp hạn chế lây lan được nhiều người bệnh biết nhất là đeo khẩu trang (94,06%) Dưới 40% người bệnh biết cách hạn chế lây lan bệnh bằng cách khạc nhổ đúng nơi quy định và che miệng khi ho
Có 4 người bệnh không biết các phương pháp để hạn chế sự lây lan của bệnh
➢ Mô tả hiểu biết của người bệnh về biện pháp dự phòng bệnh
Bảng 3.3 Hiểu biết của người bệnh về các biện pháp dự phòng bệnh lao
Biện pháp dự phòng bệnh Số lượng Tỷ lệ
Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây 79 78,22%
Phát hiện sớm để tiếp nhận điều trị 41 40,59%
Làm giảm các yếu tố nguy cơ 17 16,83%
Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về các biện pháp dự phòng bệnh lao rất cao (chiếm 90,10%) Trong đó, biện pháp được nhiều người bệnh biết nhất là tránh tiếp
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU xúc trực tiếp với nguồn lây (chiếm 78,22%) Biện pháp ít được biết nhất là tiêm vắc xin BCG và làm giảm yếu tố nguy cơ, tỷ lệ người bệnh biết 2 biện pháp dự phòng này lần lượt là 17,82% và 16,83%
➢ Mô tả hiểu biết chung của người bệnh bệnh lao phổi
Bảng 3.4 Kết quả điểm đánh giá hiểu biết của người bệnh về bệnh lao phổi
Tiêu chí 0 điểm 1 điểm 2 điểm
Bệnh có lây hay không 3 (2,97%) 98 (97,03%) Đường lây 2 (2,04%) 96 (97,96%)
Xét nghiệm chẩn đoán 9 (8,91%) 15 (14,85%) 77 (76,24%) Phương pháp hạn chế nguồn lây 5 (4,95%) 68 (67,33%) 28 (27,72%) Phương pháp phòng chống 10 (9,90%) 77 (76,24%) 14 (13,86%)
Số người bệnh không biết đến nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ của bệnh tương đối cao (chiếm 60,40% và 58,42% tương ứng) Đa số người bệnh lao đều biết rằng bệnh lao là bệnh có lây và kể tên được đường lây bệnh (>97%), nhưng chỉ có 27,72% người bệnh có hiểu biết tốt về phương pháp hạn chế nguồn lây, và 13,86% người bệnh kể được hơn 2 phương pháp phòng chống lây bệnh
Trên 90% người bệnh kể tên được ít nhất 1 dấu hiệu nhận biết bệnh lao và trên 76% người bệnh kể tên được hơn 02 xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao
Nhìn chung, hiểu biết của người bệnh về dấu hiệu xác định bệnh, chẩn đoán bệnh, tính chất lây nhiễm của bệnh tương đối tốt, song hiểu biết về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, các phương pháp hạn chế nguồn lây cũng như phương pháp phòng chống bệnh chưa được tốt lắm
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Hình 3.5 Đồ thị thể hiện sự đánh giá chung kiến thức của người bệnh về bệnh lao phổi
Kết quả ở hình 3.5 cho thấy đa số người bệnh có mức độ hiểu biết về bệnh lao phổi ở mức trung bình, chiếm 64,36% Điều này dễ dàng nhận thấy ở cả 3 nhóm người bệnh đang ở tháng thứ nhất, tháng thứ 2 và tháng thứ 3 của quá trình điều trị
Chỉ có rất ít người bệnh có hiểu biết kém về bệnh, chiếm 4,95%
3.2.2 Mô tả hiểu biết của người bệnh về điều trị bệnh
Bảng 3.5 Kết quả điểm đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về điều trị bệnh
Bệnh có thể chữa khỏi không 2 (1,98%) 99 (98,02%) Chính sách điều trị của CTCLQG * 0 (0%) 101 (100%) Phối hợp thuốc chống lao 54 (53,47%) 47 (46,53%)
Uống thuốc đúng cách 6 (5,94%) 95 (94,06%) Uống thuốc đủ thời gian 74 (73,27%) 27 (26,73%)
(*) CTCLQG: Chương trình chống lao quốc gia
Sự tư vấn, hỗ trợ của nhân viên y tế được đánh giá riêng Đa số người bệnh có kiến thức tốt về điều trị bệnh lao Cụ thể: 100% đối tượng tham gia khảo sát đều biết thuốc điều trị lao được phát miễn phí trong
Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
Hiểu biết tốt Hiểu biết trung bình Ít hiểu biết
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Chương trình chống lao quốc gia Tuy nhiên, có 3/101 người bệnh tự mua thuốc điều trị ngoài thay thế các thuốc trong Chương trình chống lao quốc gia Trên 98% người bệnh biết bệnh lao có thể được chữa khỏi hoàn toàn
Về các nguyên tắc điều trị lao, số lượng người bệnh không biết đến nguyên tắc phối hợp thuốc chống lao và uống thuốc đủ thời gian tương đối cao (chiếm 53,47% và 73,27% tương ứng) Chỉ có 27 người bệnh (chiếm 26,73%) biết là cần uống thuốc chống lao đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì, trong đó, có 5 người bệnh (chiếm 4,95%) được hỏi không biết về thời gian cần thiết để điều trị bệnh lao Các người bệnh khác đều biết được thời gian cần dùng thuốc của mình
Hình 3.6 Đồ thị thể hiện sự đánh giá chung kiến thức của người bệnh về các nguyên tắc điều trị
Kiến thức của người bệnh về điều trị bệnh lao phổi là tương đối tốt Ở cả 3 nhóm, 100% người bệnh có hiểu biết từ mức trung bình trở lên, trong đó 49,50% người bệnh có mức hiểu biết tốt
3.2.3 Các phương tiện giúp người bệnh có hiểu biết về bệnh lao phổi
Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Hình 3.7 Đồ thị thể hiện các phương tiện giúp người bệnh có hiểu biết về bệnh lao
Mô tả về việc tuân thủ điều trị của người bệnh lao phổi
Bảng 3.6 Kết quả điểm tuân thủ điều trị của người bệnh
Nguyên tắc Tiêu chí đánh giá 0 điểm 1 điểm 2 điểm
Phối hợp các thuốc chống lao
Dùng đủ số loại thuốc 0 (0%) 0 (0%) 101
Uống các thuốc cùng lúc 0 (0%) 101 (100%)
Uống vào thời gian nhất định 0 (0%) 101 (100%)
Uống thuốc đủ thời gian Không đánh giá được vì không đủ thời gian theo dõi
Tư vấn của cán bộ y tế Sách, báo, tờ rơi
Ti vi, đài phát thanh
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy mức độ tuân thủ điều trị bệnh lao của người bệnh khá tốt 100% người bệnh phối hợp các thuốc chống lao và uống đúng cách
Có 22 người bệnh (chiếm 21,78%) đã quên uống thuốc 1 – 2 lần Khi quên uống thuốc, có 1 người bệnh hỏi ý kiến của bác sĩ, 10 người bệnh bỏ liều, không làm gì cả và 11 người bệnh uống bù sau đó 1 – 2 giờ, nhưng vẫn đảm bảo việc uống thuốc cách xa bữa ăn
Một trong những nguyên tắc quan trọng khi dùng thuốc điều trị bệnh lao là cần dùng thuốc đủ thời gian, song do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên đề tài không đánh giá được nguyên tắc này Trong quá trình nghiên cứu, ghi nhận có 5 người bệnh (4.95%) được hỏi không biết về thời gian cần thiết để điều trị bệnh lao
Các người bệnh khác đều biết được thời gian cần dùng thuốc của mình.
Mô tả các tác dụng không mong muốn người bệnh gặp trong quá trình dùng thuốc
Hình 3.8 Đồ thị thể hiện những tác dụng không mong muốn người bệnh gặp trong quá trình dùng thuốc (N1)
Tác dụng không mong muốn người bệnh gặp trong quá trình dùng thuốc là các tác dụng nhẹ Trong đó, thường gặp nhất là ngứa, phát ban ngoài da (32,67%)
Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, men gan tăng, đau khớp, sưng khớp
Trong quá trình dùng thuốc, có 3,96% người bệnh gặp hiện tượng kháng isoniazid
Có 35 người bệnh (34,65%) không gặp tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị
Không gặp Khác (rối loạn tiêu hóa nhẹ, phù,…)
Buồn nôn, nôn, đau bụng Đau khớp, sưng khớp Ngứa, phát ban ngoài da
Vàng da, đau mắt Ù tai, chóng mặt
Mệt mỏiMen gan tăng
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu “Đánh giá mức độ hiểu biết và tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao phổi tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phổi Trung ương” được tiến hành trong thời gian 3 tháng (từ tháng 1 đến hết tháng 3 năm 2019) Kết thúc thời gian khảo sát, nghiên cứu đã thu nhận được 101 người bệnh Tất cả các người bệnh tham gia khảo sát đều được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phác đồ A1 (2RHZE/4RHE) Trong đó, có hơn 50% người bệnh tham gia khảo sát đang trong giai đoạn điều trị tháng thứ 3, bắt đầu dùng thuốc giai đoạn 2 (giai đoạn duy trì) Ở giai đoạn này, người bệnh có những thay đổi nhỏ về số lượng thuốc, liều dùng so với giai đoạn trước
Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh
Tỷ lệ người bệnh nam là 64,36% Nghiên cứu của Uông Thị Mai Loan
(2011), 82,2% người bệnh tham gia nghiên cứu là nam giới [12] Theo báo cáo của WHO, trong giai đoạn 2007 – 2017, trên thế giới, tỷ lệ mắc lao ở nam giới cao hơn nữ khoảng 2 lần, ở Việt Nam, tỷ lệ này là khoảng 4,5 lần [36] Như vậy, tỷ lệ người bệnh phân bố theo giới tính trong nghiên cứu này đã phù hợp với xu thế chung là tỷ lệ mắc lao ở nam giới cao hơn Tuy nhiên, tỷ lệ này không cao, do đối tượng tham gia nghiên cứu là người bệnh lao phổi mới, không phải tất cả người bệnh lao
Người bệnh tham gia nghiên cứu tập trung chủ yếu ở hai nhóm tuổi từ 20 –
29 tuổi (chiếm 40,59%) và 30 – 39 tuổi (chiếm 24,75%) Kết quả này khác với nghiên cứu của Ngô Thị Tho (2016), tỷ lệ người bệnh trên 60 tuổi là cao nhất (chiếm 28,6%) [21], sự khác nhau này có thể giải thích do đối tượng trong nghiên cứu của tác giả là người bệnh có triệu chứng nghi lao Trong nghiên cứu của Uông Mai Loan, tại quận Hai Bà Trưng, độ tuổi trung bình của người bệnh mắc lao là 42 tuổi [12] Kết quả khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu này Kết quả của nghiên cứu cũng gần với nghiên cứu của Vũ Văn Thành (2018), có 34,5% người bệnh trong nhóm 30 – 39 tuổi [20]
Trong số người bệnh trả lời phỏng vấn, có 60 người bệnh (59,41%) có trình độ học vấn từ đại học trở lên Nghiên cứu của Ngô Thị Tho (2016), 64,3% người bệnh chưa học tới trung học cơ sở [21] Kết quả khảo sát trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình (2014), tại Bắc Giang, 46,4% người bệnh chưa học tới trung học phổ thông [22] Theo Uông Thị Mai Loan (2011), 39,7% người bệnh có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông [12] Như vậy, trình độ học vấn của người bệnh cao
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU hơn trong các nghiên cứu trước đó Sự khác biệt này có thể giải thích do điều kiện kinh tế, xã hội không đồng nhất giữa các khu vực
Do quy mô của khảo sát còn nhỏ, đối tượng chọn lọc nên tỷ lệ phân bố người bệnh lao phổi theo tuổi, giới tính, trình độ học vấn… không điển hình cho mô hình bệnh tật ở Bệnh viện Phổi Trung ương, cũng như tình hình dịch tễ bệnh lao ở Việt Nam nói chung.
Đánh giá mức độ hiểu biết của người bệnh về bệnh lao và điều trị bệnh lao phổi…
4.2.1 Đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về bệnh lao phổi
Có 97,96% người bệnh được hỏi về đường lây biết bệnh lao (thể lao phổi) có thể lây qua đường hô hấp Hiểu biết này là vô cùng quan trọng trong việc dự phòng bệnh, giúp hạn chế việc lây lan bệnh lao trong cộng đồng Tỷ lệ này là tương đối cao so với các nghiên cứu trước đó Nguyễn Thị Tho (2016) khảo sát thấy 54,9% người bệnh biết lao lây qua đường hô hấp [21], nghiên cứu của Trần Huy Nghĩa
(2012), 86,1% người bệnh biết đường lây chính là đường hộ hấp [16], 86% người bệnh trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Cư biết điều này [8]
Tuy nhiên, chỉ có 39,6% người bệnh biết bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra
Kết quả nghiên cứu này gần với nghiên cứu của Ngô Thị Tho (2016), chỉ có khoảng 46,5% người bệnh hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh [21] Theo Nguyễn Quốc Bảo (2004), chỉ có khoảng 40,3% biết nguyên nhân gây bệnh lao là do vi khuẩn [2]
Tỷ lệ hiểu biết thấp này có thể do người bệnh bị nhầm lẫn giữa nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh Tuy vậy, có tới 58,42% người bệnh biết ít hơn 2 yếu tố nguy cơ của bệnh Việc thiếu kiến thức về nguồn lây có thể ảnh hưởng đến công tác dự phòng bệnh, làm tăng khả năng phát tán của vi khuẩn lao vào môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe chung của cộng đồng; thiếu kiến thức về yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh của người bình thường Do đó, người bệnh cần được tư vấn, giáo dục về nguyên nhân gây bệnh, giúp nâng cao hiểu biết của người bệnh, góp phần dự phòng lao tốt hơn Không chỉ thế, cần tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về yếu tố nguy cơ của bệnh, để các đối tượng dễ mắc lao chủ động phòng chống bệnh
Bên cạnh đó, khi được hỏi về các biện pháp hạn chế nguồn lây và dự phòng lao, tương ứng có 27,72% và 13,86% người bệnh biết trên 2 phương pháp Với kiến thức về dự phòng bệnh còn ít, việc kiểm soát nguồn lây càng trở nên khó khăn hơn Đây có thể là nguyên nhân làm khoảng 1/3 dân số thế giới nhiễm lao tiềm ẩn [24], gia tăng số ca mắc lao mới
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Các triệu chứng điển hình của người bệnh lao là ho (ho kéo dài, ho có đờm, có thể ho ra máu), sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi và sút cân… Các dấu hiệu này có vai trò giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán sớm và chính xác Có đến 41,58% người bệnh biết nhiều hơn 2 triệu chứng lâm sàng của bệnh Có 6,93% người bệnh không biết bất cứ triệu chứng nào của bệnh Kết quả này khá tương đồng với kết quả của Nguyễn Minh Lương và Trương Phi Hùng (2010), tỷ lệ người bệnh biết các triệu chứng quan trọng của bệnh lao là 44,9% [13] Như vậy, kiến thức về dấu hiệu nhận biết bệnh của người bệnh còn chưa tốt lắm Trong khi đó, phát hiện bệnh sớm để điều trị, hạn chế lây lan trong cộng đồng là một trong những biện pháp quan trọng trong dự phòng bệnh lao Vì vậy, các nhân viên y tế cần cung cấp hiểu biết cho người bệnh, người tiếp xúc và tuyên truyền trong cộng đồng về triệu chứng để có thể phát hiện bệnh sớm, giúp công tác dự phòng bệnh được tốt hơn
Các xét nghiệm được người bệnh biết nhiều nhất là xét nghiệm đờm (88,12%), chụp X-quang phổi (82,18%) và xét nghiệm máu (81,19%) Hầu hết người bệnh đến khám và theo dõi kết quả điều trị đều được chỉ định các loại xét nghiệm này Vì vậy, việc có nhiều người bệnh biết xét nghiệm đờm, xét nghiệm máu và chụp X-quang phổi là điều dễ giải thích
Trong quá trình khảo sát, khi nhận có khoảng 91% người bệnh nhận được sự tư vấn của các nhân viên y tế Trong nghiên cứu của Ngô Thị Tho (2016), cũng có hơn 90% người bệnh có hiểu biết về bệnh lao qua những buổi học tập của nhân viên y tế thôn làng, cán bộ y tế địa phương cũng như tại bệnh viện [21] Tuy nhiên, dựa trên kết quả đánh giá sự hiểu biết của người bệnh, có thể thấy, người bệnh đã được nhân viên y tế tư vấn nhưng chưa toàn diện và hiệu quả không cao Vì vậy, có thể đề xuất bổ sung nội dung, thay đổi hình thức tuyên truyền, giáo dục để người bệnh được tiếp cận thông tin về bệnh tốt hơn
4.2.2 Đánh giá sự hiểu biết của người bệnh về điều trị bệnh lao phổi
100% đối tượng tham gia khảo sát đều biết thuốc điều trị lao được phát miễn phí trong Chương trình chống lao quốc gia Như vậy, người bệnh lao đã biết được quyền lợi của mình Đồng thời, đây cũng sẽ là động lực để người bệnh hoàn thành phác đồ điều trị của mình 98,02% người bệnh biết rằng bệnh lao có thể chữa khỏi
Kết quả này cao hơn 81,7% người bệnh trong nghiên cứu của Ngô Thị Tho (2016) biết bệnh lao có thể chữa khỏi được [21] Có sự khác biệt này vì trong nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Tho, có những người bệnh phải điều trị lại bệnh do các nguyên nhân như thất bại điều trị, bỏ trị, kháng thuốc…
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Kết quả khảo sát các nguyên tắc dùng thuốc trong điều trị lao, 2 nguyên tắc người bệnh biết nhiều nhất là uống thuốc đều đặn (95,05%) và uống thuốc đúng cách (94,06%) Việc biết các nguyên tắc sẽ giúp người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Vũ Văn Thành và Nguyễn Thị Khánh tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Nam Định (2016) với: 80% người bệnh biết nguyên tắc uống thuốc đều đặn, 3,2 % người bệnh biết nguyên tắc uống thuốc đúng cách
[20] Trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình (2013), tỷ lệ người bệnh biết nguyên tắc uống thuốc đều đặn là 77,5%, uống thuốc đúng cách 83,4% [22] Như vậy, tỷ lệ người bệnh biết về nguyên tắc uống thuốc đều đặn và đúng cách cao hơn trong những nghiên cứu của các tác giả trước đó
Chỉ có 26,73% người bệnh biết nguyên tắc cần uống thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì Tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu được chỉ định phác đồ 2RHZE/4RHE Như vậy, đến tháng thứ 3, người bệnh mới được giảm số thuốc và liều dùng Người bệnh ở tháng thứ 1 và tháng thứ 2 có thể không biết về việc dùng thuốc theo hai giai đoạn Người bệnh ở tháng thứ 3 đã dùng thuốc ở giai đoạn hai Tuy nhiên, có thể người bệnh không tìm hiểu kĩ về ý nghĩa của việc giảm số loại và liều dùng nên người bệnh sẽ không biết nguyên tắc này Đánh giá sự hiểu biết về điều trị lao phổi cho thấy, kiến thức của người bệnh đều ở mức tốt và trung bình Sự chênh lệch giữa 2 nhóm này không nhiều (49,50% người bệnh có kiến thức tốt về điều trị, 50,50% người bệnh có kiến thức trung bình) Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Vũ Văn Thành (2016), chỉ có 29,1% người bệnh có kiến thức tốt [20]
Có 95,05% người bệnh biết về thời gian cần thiết để điều trị lao Kết quả này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Ngô Thị Tho (2016), chỉ có 49,3% người bệnh có hiểu biết đúng về thời gian điều trị bệnh [21]
Người bệnh trong khảo sát này có kiến thức về điều trị tốt hơn các nghiên cứu khác Kết quả này có thể giải thích do trình độ học vấn của người bệnh tham gia nghiên cứu này là tương đối cao, có hơn 90% người bệnh tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên Do đó, khả năng tìm hiểu và nhận thức của người bệnh trong nghiên cứu này cao hơn các nghiên cứu trước đó.
Đánh giá về việc tuân thủ điều trị của người bệnh lao phổi
Việc tuân thủ dùng thuốc trong điều trị của người bệnh là tương đối tốt Mặc dù vẫn có 22 người bệnh quên uống thuốc 1 – 2 lần trong quá trình điều trị Kết quả
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU đánh giá chung theo 4 nguyên tắc điều trị vẫn cho thấy 100% người bệnh tuân thủ điều trị tốt Có được kết quả này, có thể giải thích do hiểu biết của người bệnh về điều trị là tương đối tốt và người bệnh có ý thức tốt trong việc thực hiện các nguyên tắc Điều này thể hiện thái độ hợp tác điều trị và mong muốn điều trị khỏi bệnh của người bệnh
Tỷ lệ tuân thủ dung thuốc trong điều trị này cao hơn 50% thực hành tốt các nguyên tắc điều trị trong nghiên cứu của Nwankwo (2015) [27], 63,6% không tuân thủ tất cả nguyên tắc điều trị trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình [22] và 38,2% người bệnh tuân thủ tốt trong nghiên cứu của Vũ Văn Thành (2016) [20]
Nghiên cứu của Uông Mai Loan (2009) cho biết, tỷ lệ người bệnh không tuân thủ từ
3 nguyên tắc điều trị trở lên cao, chiếm 30% ở giai đoạn tấn công và 22,4% ở giai đoạn duy trì; nguyên tắc điều trị không được tuân thủ nhiều nhất là dùng thuốc đều đặn, chiếm 90% và 86,2% ở cả hai giai đoạn tấn công và duy trì
Khi gặp khó khăn trong quá trình dùng thuốc, người bệnh đã chủ động liên hệ để nhờ bác sĩ tư vấn Bằng sự hợp tác, chủ động trong điều trị này, kết quả điều trị của người bệnh sẽ tương đối tốt Trong thời gian hạn hẹp và quy mô của nghiên cứu, kết qua khảo sát chưa thể đánh giá được mối tương quan giữa việc tuân thủ điều trị và hiệu quả điều trị của người bệnh.
Đánh giá tác dụng không mong muốn người bệnh gặp phải trong quá trình dùng thuốc
Các tác dụng không mong muốn người bệnh gặp trong quá trình dùng thuốc là các tác dụng nhẹ Trong đó, tác dụng không mong muốn người bệnh thường gặp nhất là ngứa, phát ban ngoài da (32,67%) Đây là tác dụng không mong muốn có thể thấy ở cả 4 loại thuốc R, H, Z, E Vì vậy, tỷ lệ người bệnh gặp tác dụng không mong muốn này cao hơn là điều dễ hiểu
Bên cạnh đó, chỉ khảo sát được các người bệnh bị tăng men gan được chỉ định dùng thêm thuốc bổ gan Các tác dụng không mong muốn khác chưa ghi nhận được biện pháp xử trí của bác sĩ
Thông qua việc khảo sát về tác dụng không mong muốn của thuốc, ghi nhận được sự chủ động của người bệnh trong việc thông báo với bác sĩ về quá trình dùng thuốc, giúp bác sĩ có những thay đổi, bổ sung kịp thời, giúp tăng sự an toàn và hiệu quả điều trị
Tỷ lệ người bệnh kháng thuốc trong quá trình điều trị là rất thấp (chiếm 3,96%) Trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tình, có 42,4% người bệnh gặp tác
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU dụng không mong muốn trong điều trị [22] Kết quả này có thể giải thích do đối tượng được lựa chọn là người bệnh được chẩn đoán lao phổi mới, đây là đối tượng ít có nguy cơ mắc lao kháng thuốc so với người bệnh điều trị lao tái phát hay lao bỏ trị.
Hạn chế của nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, sự hiểu biết và tuân thủ điều trị vủa người bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, cũng như sự lây lan trong cộng đồng Trong quy mô hạn hẹp của nghiên cứu, kết quả mới chỉ dừng ở mô tả sự hiểu biết và đánh giá sự tuân thủ điều trị mà chưa có những đánh giá sâu hơn về mức độ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và sự lây lan trong cộng đồng Vì vậy, chúng tôi đề xuất tiến hành những nghiên cứu sâu hơn, để từ đó xây dựng mối tương quan giữa kiến thức, thái độ tuân thủ của người bệnh và hiệu quả điều trị cùng tình hình dịch tễ
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
ĐỀ XUẤT
Từ kết quả đánh giá sự hiểu biết của người bệnh, đề xuất xây dựng các biện pháp tư vấn, tuyên truyền mới, bổ sung nội dung và thay đổi hình thức để người bệnh có thể tiếp cận kiến thức về bệnh lao và điều trị bệnh
Với đánh giá sự tuân thủ điều trị không điển hình của người bệnh, chúng tôi đề xuất tiến hành các nghiên cứu sâu hơn, khai thác chi tiết quá trình dùng thuốc của người bệnh để từ đó có thể đưa ra đánh giá về sự tương quan giữa sự hiểu biết và thái độ, thực hành trong điều trị của người bệnh
Ngoài ra, có thể tiến hành các nghiên cứu mở rộng để đánh giá được vai trò của sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của người bệnh với kết quả điều trị và ảnh hưởng của các nhân tố này trong dịch tễ bệnh lao Từ đó xây dựng mô hình tuyên truyền, giáo dục người bệnh, cộng đồng để tiến tới đẩy lùi bệnh lao năm 2030, hoàn thành nhiệm vụ thiên niên kỷ
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU