BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA DU LỊCH SINH VIÊN THỰC HIỆN HOÀNG THỊ ANH THƯ LỚP 19DLH1 MSSV 1921007012 BẬC ĐẠI HỌC BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 HỌC KỲ 2 NĂM 2022 TÊN ĐỀ TÀI.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN DU LỊCH
Khái niệm về kinh doanh lữ hành
Hoạt động lữ hành là để thoả mãn nhu cầu đi lại của con người, vì vậy lữ hành đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời Để đảm bảo di chuyển từ nơi này sang nơi khác, cần có tổ hợp các hàng hoá dịch vụ phục vụ cho chuyến đi này.
Lữ hành là thực hiện sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng bất kì phương tiện nào, vì bất kỳ lý do gì, có hay không trở về nơi xuất phát ban đầu Như vậy, phạm trù lữ hành không giới hạn về số lượng và hình thức tổ chức của sự di chuyển Từ chỗ chưa giới hạn này mà phạm vi, nội dung các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của con người cũng như chưa được xác định rõ ràng và cụ thể
Kinh doanh lữ hành trong tiếng Anh được gọi là Travel Trade.
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch Điều 2 Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau: "Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch." Trong đó, chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
Có nhiều cách phân loại kinh doanh lữ hành, tuỳ theo mỗi tiêu chí mà có nhiều cách phân loại khác nhau.
Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm Có các loại kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch và kinh doanh tổng hợp.
Kinh doanh đại lý lữ hành: Hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch để hưởng hoa hồng theo mức phần trăm của giá bán, không làm gia tăng giá trị của sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch Loại hình kinh doanh này thực hiện nhiệm vụ như là “chuyên gia cho thuê”, không phải chịu rủi ro Các yếu tố quan trọng, đặc biệt nhất đối với hoạt động kinh doanh này là hệ thống đăng ký và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng của đội ngũ nhân viên Các doanh nghiệp thuần tuý thực hiện loại hình này được gọi là các đại lý lữ hành bán lẻ.
Kinh doanh chương trình du lịch: Hoạt động theo phương thức bán buôn, thực hiện sản xuất làm tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp để bán cho khách Với hoạt động kinh doanh này, chủ thể của nó phải gánh rủi ro, san sẻ rủi ro trong mối quan hệ với các nhà cung cấp khác Các doanh nghiệp kinh doanh chương trình du lịch được gọi là các công ty du lịch lữ hành Cơ sở của hoạt động này là liên kết các sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà cung cấp độc lập thành các sản phẩm mang tính trọn vẹn bán với giá gộp cho khách, đồng thời, làm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua sức lao động của các chuyên gia marketing, điều hành và hướng dẫn.
Kinh doanh lữ hành tổng hợp: Bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch có nghĩa là đồng thời vừa sản xuất trực tiếp, vừa liên kết các sản phẩm, các dịch vụ thành phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn và bán lẻ, vừa thực hiện chương trình đã bán Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành tổng hợp được gọi là các công ty du lịch
Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động Có các loại kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
Kinh doanh lữ hành gửi khách: bao gồm cả gửi khách quốc tế, gửi khách nội địa là lại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là tổ chức thu hút khách du lịch một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch Loại hình kinh doanh này phù hợp với những nơi có cầu du lịch lớn Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành gửi khách được gọi là công ty gửi khách.
Kinh doanh lữ hành nhận khách: bao gồm cả nhận khách quốc tế, nhận khách nội địa là lại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây dựng các chương trình du lịch, quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách để bán các chương trình du lịch, và tổ chức các chương trình du lịch đã bán thông qua các công ty lữ hành gửi khách Loại hình kinh doanh này phù hợp với những nơi có tài nguyên du lịch nổi tiếng Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh loại này được gọi là công ty nhận khách.
Kinh doanh lữ hành kết hợp: có nghĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ hành gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách Loại kinh doanh này thích hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động gửi khách và nhận khách Các doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh lữ hành kết hợp được gọi là các công ty du lịch tổng hợp.
Căn cứ vào quy định của Luật du lịch Việt Nam, có các loại sau:
Kinh doanh lữ hành nội địa: phục vụ khách du lịch là người Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Kinh doanh lữ hành quốc tế: phục vụ khách du lịch là người nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; khách du lịch là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.2 Sản phẩm của lữ hành
Sản phẩm lữ hành do nhiều loại hàng hóa dịch vụ cấu thành,và tùy thuộc mức độ tham gia của từng thành phần cấu thành này mà sản phẩm lữ hành có nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa người sản xuất các sản phẩm du lịch và khách du lịch Doanh nghiệp lữ hành làm trung gian giới thiệu, cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng là khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành được hưởng hoa hồng Các dịch vụ trung gian thông thường là đơn lẻ, do doanh nghiệp lữ hành giới thiệu đến khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu riêng lẻ cho từng khách du lịch Các dịch vụ đơn lẻ mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành kinh doanh là các sản phẩm từ các nhà sản xuất sản phẩm du lịch bao gồm:
Dịch vụ vận chuyển: hàng không, đường sắt, ô tô, tàu thủy, các phương tiện vận chuyển khác Doanh nghiệp lữ hành làm nhiệm vụ đăng ký đặt
Chương trình du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi” Như vậy:
Chương trình du lịch phải theo một lịch trình cụ thể, có điểm xuất phát, có nơi dừng chân, có điểm tham quan, có điểm kết thúc, có lộ trình liên kết các điểm.
Chương trình du lịch cần có các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch trong suốt quá trình du lịch Các dịch vụ này được sắp xếp theo nhu cầu của khách du lịch.
Chương trình du lịch có giá bán cụ thể dựa vào những dịch vụ được cung cấp, như vậy giá bán ở đây sẽ là giá gộp các dịch vụ được đề cập trong chương trình du lịch Giá bán được định trước cho chuyến đi, tức chương trình du lịch Giá bán được tính trước cho chuyến đi, tức là chương trình du lịch sẽ được bán cho khách trước khi tiêu dùng.
Chương trình du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tour
Với sự phát triển của ngành du lịch trên toàn thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa về chương trình du lịch Tuy nhiên chưa có định nghĩa thống nhất về chương trình du lịch Sau đây là một số định nghĩa của 1 số tác giả:
Theo Charlers J.Wetelka thì chương trình du lịch được định nghĩa là:
"Chương trình du lịch là bất kì chuyến đi chơi nào có sắp xếp trước (thường được trả tiền trước) đến 1 hoặc nhiều địa điểm và trở về nơi xuất phát Thông thường bao gồm sự đi lại, ở, ăn, ngắm cảnh và những thành tố khác".
Theo tác giả Gagnon và Ociepka: "Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá trước, khách có thể mua riêng lẻ hoặc mua theo nhóm và có thể dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng chung với nhau Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí".
Trong các văn bản quy phạm pháp luật quản lí nhà nước về du lịch ở Việt Nam, chương trình du lịch được định nghĩa như sau: "Chương trình du lịch là lịch trình được định nghĩa trước của chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình"
Trong giáo trình "Quản trị kinh doanh lữ hành" của trường Đại học kinh tế Quốc dân, chương trình du lịch được định nghĩa như sau: "Các chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến đi du lịch với mức giá đã được xác định trước Nội dung của chương trình du lịch để thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan Mức giá của chuyến đi bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện".
1.2.2 Đặc điểm của chương trình du lịch
Chương trình du lịch như là một dịch vụ tổng hợp, mang tính trọn vẹn được tạo nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau Do vậy, chương trình du lịch sẽ có những đặc điểm của sản phẩm du lịch và phụ thuộc vào nhà cung cấp và sẽ có những đặc điểm tiêu biểu sau
Chương trình du lịch là sản phẩm được bán trước khi được tiêu thụ, là sản phẩm mà ta không thể sợ, nắm, cân đo đong đếm được Khách du lịch mua chương trình du lịch dựa trên uy tín của doanh nghiệp kinh doanh chương trình du lịch và niềm tin của khách du lịch, chứ chưa phải mua một sản phẩm cụ thể để kiểm tra chất lượng ngay (hoặc trước) khi mua, mà chỉ có thể kiểm tra chất lượng chương trình du lịch sau khi sử dụng.
1.2.2.2 Tính phụ thuộc vào nhà cung cấp
Các dịch vụ có trong chương trình du lịch gắn với nhiều nhà cung cấp Chất lượng chương trình du lịch sẽ gắn liền với chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp Do đó sản phẩm chương trình du lịch phụ thuộc vào sản phẩm của nhà cung cấp, sản phẩm của nhà cung cấp không tốt thì không thể nói sản phẩm chương trình du lịch là tốt được.
Cũng vì là tổng hợp các sản phẩm của nhiều nhà cung cấp nên chương trình du lịch khó đồng nhất về mặt chất lượng Chương trình du lịch được trải dài từ điểm xuất phát cho đến điểm kết thúc và bao gồm sản phẩm của các nhà cung cấp ở những địa phương khác nhau Đặc trưng mỗi địa phương của các nhà cung cấp rất khác nhau, dẫn đến các sản phẩm được cung cấp sẽ rất khác nhau.
Kinh doanh du lịch chịu tác động mạnh bởi tính thời vụ, thế nên chương trình du lịch cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi tính thời vụ Các thay đổi về mặt xã hội, thời tiết sẽ tác động tức thì đến sản phẩm chương trình du lịch Chất lượng chương trình du lịch không chỉ chịu tác động của những thay đổi từ nhà cung cấp dịch vụ, mà còn là chịu sự tác động bởi các yếu tố tâm lý của người tiêu dùng là khách du lịch Các yếu tố này thay đổi theo hoặc không theo chu kỳ trong đời sống xã hội và trực tiếp tác động đến chương trình du lịch
Điểm tham quan du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 có nêu: “Tham quan du lịch là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch” Đây là khái niệm nói về lượng khách đến tham quan nơi có cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá , lễ hội hoặc một nghi lễ hoặc văn hoá sắc tộc của một số dân tộc thiểu số ở vùng du lịch của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh, thưởng thức cảnh quan thiên nhiên hoặc theo một thói quan hoặc theo một nhu cầu nào đó của con người. Điểm tham quan du lịch trong tiếng Anh gọi là: Tourist Attraction. Điểm tham quan du lịch chỉ một loạt các địa điểm, hàng hoá, phong tục và sự kiện có các đặc điểm riêng hoặc địa điểm riêng trong một bối cảnh cụ thể, thu hút sự quan tâm của khách.
Các điểm tham quan du lịch được nhóm thành hai loại lớn: Các điểm thiên nhiên và Biểu thị văn hoá
Các điểm du lịch thiên nhiên gồm các khu bảo tồn Đây là những khu vực được bảo vệ vì môi trường, văn hoá hoặc các giá trị tương tự của chúng Có một loạt các loại khu vực được bảo vệ Chúng có thể là khác biệt về mức độ bảo vệ chúng và bởi luật pháp của mỗi quốc gia hay qui định áp dụng cho chúng bởi một tổ chức quốc tế Ví dụ các công viên, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu bảo tồn động vật hoang dã.
Có hơn 147.000 khu bảo tồn trên thế giới Theo Uỷ ban Thế giới về khu bảo tồn, tỉ lệ các khu bảo tồn mặt đất và biển trên khắp thế giới đã tăng lên 10,9% trong hai thập kỉ qua (2009) Trong trường hợp các quốc gia kém phát triển, tỉ lệ là 9,5% Các loại hình điểm tham quan du lịch thiên nhiên: Núi, đồng bằng, sa mạc, hồ, sông, rừng, nước ngầm, hiện tượng hang động, hiện tượng địa chất vùng ven biển hoặc môi trường biển, đảo, khu bảo tồn.
Các biểu thị văn hoá gồm các điểm tham quan du lịch lịch sử và dân tộc học:
Lịch sử: Tập hợp các điểm và sự kiện quá khứ được coi là có giá trị hoặc đóng góp cho một cộng đồng nào đó Chúng được thể hiện trong các tác phẩm kiến trúc, các khu khảo cổ, bảo tàng, các mỏ cũ và các bộ sưu tập tư nhân
Dân tộc học: các điểm tham quan du lịch nêu bật những biểu hiện truyền thống vẫn còn giá trị về phong tục của con người và các cộng đồng của họ Gồm sự có mặt của các nhóm thiểu số và các khu định cư của họ, kiến trúc bản địa, các sự kiện tôn giáo, âm nhạc và điệu múa, thủ công, hội chợ và chợ, thức ăn và đồ uống.
Các loại hình điểm tham quan du lịch: Lịch sử; Dân tộc học; Kĩ thuật và khoa học; Biểu thị đương đại và nghệ thuật; Các sự kiện đã có chương trình (M.I.C.E.); Các sự kiện thể thao Các sự kiện tôn giáo.
Nội dung chương 1 đã nêu lên tất cả các khái niệm cơ bản, cần có, ví dụ như khái niệm về kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch, các phân loại và đặc trưng của chúng để từ đó làm cơ sở lý luận tiền đề để sử dụng phân tích các nội dung chương tiếp theo.
THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐIỂM THAM QUAN KINH THÀNH HUẾ HIỆN NAY
Giới thiệu khái quát về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước và trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế đã được Trung ương xác định là đô thị loại I, là Thành phố di sản văn hóa thế giới, một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, là thành phố Festival của Việt Nam. Thành phố Huế là kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vốn có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời với những giá trị và bản sắc độc đáo Các giá trị di sản văn hóa nơi đây thể hiện những nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa, vừa mang tính đặc thù - bản địa, vừa mang tính dân tộc - phổ biến, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa Á Âu.
Các sử liệu xưa cho biết rằng từ thời Hùng Vương vùng đất này thuộc bộ Việt thường, một trong mười lăm bộ của nước Văn Lang Dưới thời Bắc thuộc nhà Hán thuộc đất của Nhật Nam, một trong ba quận của nước Âu Lạc Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, biên giới Đại Việt mở rộng dần về phía năm 192 sau CN vùng đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương quốc Champa kéo dài gần 12 năm Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô - Rí Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về phía hạ lưu sông Hương) là trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và quân sự của châu Hóa Sau hơn hai thế kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộ Thuận Hóa đã thành nơi "đô hội lớn của một phương" Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông nam Kinh thành Huế hiện nay Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776 Đó là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà Tiếp đó, Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945).
Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, tuy nhiên có thể theo thông tin vào ngày 20-10-1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30-8-1899 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12-12-1929 được nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm
1934 được sắp xếp thành 11 phường) Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực nội ngoại thành, là tỉnh lỵ của Thừa Thiên Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cải cách hành chính, Huế là thành phố (về sau là thị xã) ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế Đến sau năm 1975, Huế là thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm 18 phường và 22 xã, đến năm
1989, Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp biển Đông.
Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng
Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.
Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liền đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy Chiều rộng vùng nội thủy của thềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo Cồn
Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17010'00'' vĩ Bắc và 107000'26" kinh Đông đến điểm A10 (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15023'01'' vĩ Bắc và 109009'00" kinh Đông. Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều đáng lưu ý là trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Trà Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu
18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào.
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
Dưới tác động của các quá trình hình thành địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại Địa hình tại đây được chia làm 4 loại: Địa hình khu vực núi trung bình: khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng trên 25% lãnh thổ của tỉnh. Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi: núi thấp và đồi phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh. Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên Huế trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên 100km. Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Đầm phá, cồn cát chắn bờ và biển ven bờ tuy khác nhau về hình thái và vị trí phân bố, nhưng lại có quan hệ tương hỗ, quyết định lẫn nhau trong suốt quá trình hình thành toàn bộ hệ thống lãnh thổ này.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ
4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu dàng và mùa đông gió rét Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Với vị trí địa lý và địa hình đặc biệt, Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng ẩm và mùa mưa ẩm lạnh, thuộc phân loại khí hậu Koppen, khá giống với Quảng Trị Tuy nhiên thời tiết Huế lại khá khắc nghiệt có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh Nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào.
Các mùa ở Huế không rõ ràng xuân hạ thu đông như ở miền bắc mà thay đổi thất thường Đầu năm thường có nắng ấm, nhưng cơ bản có 2 mùa chính:
Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, nắng nóng lên đến đỉnh điểm với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F), chịu ảnh hưởng gió phơn tây nam
Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Số liệu khách du lịch tại tỉnh từ năm 2015 - 2020
Tính đến cuối tháng 12/2015, tổng lượng khách đến Thừa Thiên Huế đạt 3.126.495 lượt, tăng 13,08% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1.023.015 lượt, khách nội địa đạt 2.103.480 lượt; khách du lịch qua đường tàu biển là 75.775 lượt Lượng khách lưu trú đạt 1.777.113 lượt (khách quốc tế đạt 778.248 lượt, khách nội địa đạt 998.865 lượt); doanh thu du lịch ước đạt trên 2.985 tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ.ượt khách (khách lưu trú 134.641 lượt); trong đó khách quốc tế lần lượt là tháng 11: 85.620 lượt (khách lưu trú đạt 67.939 lượt); tháng 12: 74.832 lượt (khách lưu trú: 62.899 lượt).
Theo báo cáo của Sở VHTT&DL Thừa Thiên – Huế, lượng du khách đến Huế trong đợt Festival Huế 2016 (từ ngày 29/4- 4/5) ước đạt 250.000 lượt, tăng 23% so cùng kỳ.
Trong đó, khách lưu trú ước đón 195.000 lượt, gồm khách du lịch quốc tế 68.200 lượt (tăng 5% so 2015), khách du lịch nội địa 126.800 lượt (tăng 12% so năm
2015) Thị trường khách quốc tế đến Huế dịp này dẫn đầu vẫn là Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Úc, Thái Lan, Đức, Trung Quốc, Hà Lan, Nhật, Tây Ban Nha
Số lượng khách du lịch đăng ký đặt phòng lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế trong 9 ngày trước và sau nghỉ lễ cũng tăng mạnh Theo số liệu đặt phòng có trên 89.600 khách, công suất phòng khách sạn từ 3 sao trở lên bình quân đạt 85%, (chưa kể khách tự do đến trong những ngày lễ với số lượng khá lớn), tăng 10% so với năm 2015 và tăng 17% so với Festival 2014.
10 tháng năm 2016, du lịch Thừa Thiên Huế đón trên 2,6 triệu lượt khách.Lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong 10 tháng năm 2016 đạt 2.665.617 lượt, tăng 8,97% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 887.402 lượt, tăng 2,88%,khách nội địa đạt 1.778.215 lượt, tăng 12,29% Riêng khách lưu trú đón được1.476.582 lượt, tăng 4,04%; trong đó khách quốc tế 608.172 lượt, tăng 10,57% Doanh thu du lịch 10 tháng ước đạt 2.605,072 tỷ đồng, tăng 7,85% so với cùng kỳ.
Tính riêng tháng 10/2016, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ước đạt 178.000 lượt, tăng 8,15% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 68.500 lượt, tăng 4,7%; khách nội địa 109.500 lượt, tăng 10,42% Khách lưu trú ước đạt 123.636 lượt, tăng 6,07; trong đó khách quốc tế 52.734 lượt, tăng 14,73%, khách nội địa 70.902 lượt Doanh thu từ du lịch ước đạt 238,872 tỷ đồng, tăng 7,28%.
Theo đó, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế thực hiện năm 2017 đạt 3.800.012 lượt, tăng 16.63% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1.501.226 lượt, tăng 42.57% so với cùng kỳ Khách lưu trú đón 1.847.880 lượt, tăng 5,97% so cùng kỳ Doanh thu du lịch thực hiện năm 2017 đạt 3.520 tỷ đồng, tăng 9.87% so với năm 2016.
Về thị trường khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế năm 2017, Hàn Quốc đã vươn lên dẫn đầu các thị trường có khách du lịch đến Huế với 207.783 lượt khách chiếm 25,5% Một số thị trường truyền thống vẫn có mức tăng trưởng ổn định và đang xếp các vị trí tiếp theo là Pháp với 78.156 lượt (9,6%), Anh là 50.932 lượt (6,2%), Mỹ với 48.502 (5,9%), Đức có 46.766 (5,7%)
So với năm 2016 là năm bản lề cho giai đoạn phát triển mới của ngành du lịch, năm 2017 là năm khởi động, có thể nói năm 2018 là năm bắt đầu tăng tốc khá thành công của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế. Đầu năm 2018, những lễ hội truyền thống như lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đền Huyền Trân, hội Vật làng Sình, thu hút sự quan tâm của du khách và cộng đồng Tỉnh cũng tổ chức thành công Festival Huế 2018 thu hút gần 1,2 triệu lượt khách đến tham quan và giới thiệu một loạt các chương trình văn hóa, nghệ thuật có khả năng xây dựng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Cùng với đó, việc tổ chức thử nghiệm một số lễ hội gắn với du lịch như Lễ hội Sen "Truyền thuyết một loài hoa" và Ngày hội Lân Huế 2018 đã góp phần khẳng định danh hiệu Huế - thành phố Festival của Việt Nam, từng bước xây dựng hình ảnh "Huế
- kinh đô lễ hội" và nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng xã hội.
Ngoài ra, một số hoạt động sự kiện thế thao gắn với du lịch (Cuộc đua xe đạp quốc tế Coupe de Huế 2018 và Ngày hội chạy bán Marathon Huế 2018) được tổ chức khá thành công, ấn tượng mới về một Huế năng động trong việc mạnh dạn đưa thêm hoạt động sự kiện mới nhằm thu hút sự quan tâm của du khách và cộng động.
Trong năm này, ngành du lịch Thừa Thiên – Huế cũng chính thức đưa vào khai thác một số sản phẩm như cụm lăng Vua Gia Long, hệ thống chiếu sáng nghệ thuật Kỳ Đài kết hợp tái hiện cảnh bắn súng thần công… Khu vực phố đêm Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu tiếp tục được chỉnh trang, nâng cao chất lượng và đa dạng các hoạt động, dịch vụ để hấp dẫn khách du lịch và cộng đồng địa phương, tạo một điểm nhấn thu hút khách về đêm trên địa bàn TP Huế.
Với những nỗ lực kể trên, năm 2018, du lịch Thừa Thiên - Huế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Huế rất cao (tăng 30% so với năm 2017), thị trường khách quốc tế ổn định Thừa Thiên - Huế vẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam.
Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế năm 2018 đạt hơn 4.3 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt hơn 1.9 triệu lượt, tăng 30% so với cùng kỳ Khách lưu trú đạt trên 2 triệu lượt, tăng 13,1% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 989.405 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.473 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 11,3 ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, tổng lượng khách đến Thừa Thiên Huế trong năm 2019 ước đạt 4,81 triệu lượt, tăng 11,1%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 2,186,747 lượt, tăng 12,06%. Khách lưu trú 2,247,885 lượt, tăng 7,3% Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 10,54%.
Riêng trong tháng 12/2019, lượng khách đến Huế ước đạt 370,628 lượt; trong đó khách quốc tế ước đạt 237,825 lượt, tăng 12,06%; khách lưu trú ước đạt 202,934 lượt Doanh thu từ du lịch trong tháng 12 ước đạt 422 tỷ đồng, tăng 10,04%.
Thực trạng hoạt động du lịch tại điểm tham quan Kinh Thành Huế
Việc Quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm là Hoàng Thành Huế - biểu trưng quyền lực của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá đã dẫn đến số lượng du khách đến Huế, đặc biệt là du khách quốc tế đến Hoàng Thành Huế và hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn tăng nhanh chóng vào những năm 90 Số lượng khách du lịch đến thăm di sản Huế tăng gấp đôi từ 19.000 lượt khách quốc tế và 208.000 lượt nội địa năm 1990 - năm Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế, đến 500 000 lượt khách vào năm 1994 – một năm sau khi Huế đón nhận danh hiệu di sản văn hoá thế giới và đạt con số trên 1 triệu lượt khách vào năm
2001 Ngoài ra, để thu hút du khách đến với Huế, một lễ hội văn hoá Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần kể từ năm 2000 và hiện nay nó đã biến Huế trở thành “thành phố Festival”, là một trong những yếu tố trọng yếu cho sự tăng trưởng du lịch ở Huế.
Từ năm 2003–2011, doanh thu từ vé tham quan di tích Huế đạt 695 tỷ đồng; từ năm 2012– 2016, chỉ trong 5 năm, doanh thu đã đạt gần 841,9 tỷ đồng Dự kiến, trong giai đoạn 2017– 2026, tổng doanh thu từ vé tham quan dự kiến sẽ đạt khoảng 3.800 tỷ đồng Năm 2019, trong 7 tháng đầu năm đã có khoảng 1,4 triệu lượt khách quốc tế đến với di tích Huế, chiếm 90% (1.5 triệu) tổng lượng khách đến Huế và 804.000 lượt khách nội địa, đưa lại nguồn thu khoảng 267 tỷ đồng Du lịch di sản Hoàng cung trở thành một nguồn thu nhập chủ đạo của địa phương.
Biểu đồ 1 Lượng khách tham quan đến Quần thể di tích cố đô Huế từ
Hằng năm, điểm tham quan du lịch tiếp đón hàng ngàn du khách đến từ trong và ngoài nước Theo cảm nhận của một số du khách, Kinh thành Huế khiến cho người ta cảm nhận đúng mức không khí tôn nghiêm nhưng cũng không mất đi cảm giác êm đềm thư thái giữa thiên nhiên gần gũi Thưởng thức ẩm thực cung đình đậm đà vị xưa cùng trăm món ngon đặc sắc, dùng trà cung đình, ăn bánh ngon để bùi ngùi nhớ Huế vương vấn mãi trong lòng khi trở lại Thế nhưng Kinh Thành Huế vẫn còn một số ưu điểm và hạn chế như sau, cần phải phát huy và khắc phục để thu hút được nhiều khách du lịch hơn nữa trong tương lai.
Huế là một trong những trung tâm chính trị, văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam Trải qua bao biến thiên lịch sử, Huế vẫn bảo tồn được “chân dung” của một kinh đô, “một kiệt tác thơ về kiến trúc đô thị” với hàng trăm công trình nghệ thuật tinh vi, tuyệt mỹ, phong phú, đa dạng về phong cảnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, hòa quyện vào cảnh quan kỳ diệu của thiên nhiên Quần thể di tích Cố đô Huế có giá trị đặc biệt về lịch sử, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn, là kinh đô của triều đại Tây Sơn và 13 vị vua triều Nguyễn Đó là những triều đại có công lớn trong việc khai hoang, mở cõi về phía nam và đặc biệt là đã xây dựng và để lại cho chúng ta một “không gian sinh tồn và phát triển”, một lãnh thổ quốc gia rộng lớn và thống nhất, có cương vực rõ
Biểu đồ 2 Doanh thu từ phí tham quan tại Quần thể di tích cố đô Huế qua các năm
(1996–2019) ràng với Trung Quốc, Lào, Campuchia, khẳng định chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Những di vật trong Quần thể di tích Cố đô Huế chứa đựng và phản ánh cả chiều dày lịch sử mở cõi lẫn quá trình kiến tạo đất nước, ví dụ như những chiếc vạc đồng trong Đại Nội hay ở một số lăng tẩm các vua nhà Nguyễn Mỗi chiếc vạc đồng là một chứng tích của lịch sử, là vật chứng tiêu biểu ghi lại quá trình “Bình Di phá Trịnh” của các chúa Nguyễn Mỗi khi đem quân đi chiến đấu với quân Trịnh từ phía Bắc đánh xuống hay trực tiếp cầm quân đi chinh phạt, bình định Man Di trở về thắng lợi, các chúa Nguyễn đều cho đúc những chiếc vạc đồng để biểu dương cho Võ công Không những thế, mỗi chiếc vạc đồng còn là một tác phẩm độc đáo của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam Chúng giống như nội dung của cuốn bách khoa thư về thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam, thể hiện qua các hình ảnh đúc trên thân vạc Nhiều loài động, thực vật đặc hữu hiện nay đã không còn tồn tại, muốn tìm hiểu, nghiên cứu về chúng chỉ có thể tìm hiểu qua các cuốn “sách đồng” độc nhất vô nhị này Ngoài ra, trong Quần thể di tích Cố đô Huế còn rất nhiều di vật đặc sắc “có một không hai” như: Cửu đỉnh; Cửu vị Thần công, Ngai vàng Hoàng đế…
Với 143 năm là kinh đô của một triều đại phong kiến có thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, Huế không chỉ là trung tâm quyền lực, mà còn là trung tâm Nho giáo lớn nhất của nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Đồng thời, Huế cũng là một trung tâm Phật giáo, thủ phủ của Phật giáo Đàng Trong cũng như Phật giáo Miền Trung Bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn có hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính với kiến trúc truyền thống Dưới góc nhìn kiến trúc đô thị, Huế không chỉ là một hình mẫu về kiến trúc sinh hoạt truyền thống, mà còn là một điển hình về kiến trúc không gian - sinh cảnh Nơi đây chính là sự hội tụ về tinh thần của một trung tâm chính trị - văn hóa - nghệ thuật sôi động Ở Huế, đạo Phật và đạo Nho đã thấm sâu, hòa quyện vào văn hóa truyền thống địa phương để rồi từ đó trở thành nguồn lực tinh thần nuôi dưỡng những tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý nhân văn hết sức đặc sắc.
Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế ảo VR - Đi tìm Hoàng Cung đã mất” tại phía Đông điện Thái Hòa Trung tâm là nơi cung cấp thông tin cho du khách khi tham quan Đại nội Huế và trải nghiệm dịch vụ giải trí sử dụng công nghệ thực tế ảo VR theo chủ đề về Hoàng Cung Huế xưa, giúp người dùng có thể xâm nhập vào trò chơi trực tuyến bằng không gian ảo và trải nghiệm dịch vụ tương tác mô phỏng thực tế tại Hoàng Cung Huế Tính hấp dẫn và mới lạ của loại hình dịch vụ này là tạo ra một thế giới hiện thực ảo và tái hiện một cách đầy đủ, rõ nét và sinh động hình ảnh của các công trình di tích hiện đang còn hay đã mất và những câu chuyện văn hóa, lịch sử thú vị của Cố đô Huế đến với du khách.
Sản phẩm chính của dự án là du khách trải nghiệm góc nhìn mô phỏng thực tế ảo về Hoàng cung Huế thông qua phim kỹ thuật số và thiết bị công nghệ thực tế ảo tại
“Trung tâm Thông tin Diễn giải Lịch sử Hoàng thành Huế và Trải nghiệm thực tế ảo
VR – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” Điểm đặc biệt là du khách sẽ được du hành vượt thời gian tìm về Hoàng Cung Huế xưa của 200 năm về trước thông qua các dịch vụ mô phỏng như : VR Phi Thuyền (Simulator) - Khám phá vẻ đẹp uy nghiêm đầy tráng lệ của Hoàng cung Huế bằng mô hình phi thuyền VR từ trên cao du khách có thể nhìn thấy mọi ngõ ngách của Hoàng cung; VR Hải đăng (Beacon) – Trải nghiệm ảo giác hết sức bí ẩn và đầy bất ngờ bằng cách lắp đặt những cột hải đăng tín hiệu ở những công trình đã mất, thông qua thiết bị VR giúp du khách nắm được những thông tin đơn giản và nhìn thấy những công trình trong quá khứ.
Thêm vào đó, du khách có thể ngắm toàn cảnh Hoàng thành Huế xưa mở rộng trước tầm mắt, cảm nhận từng hơi thở của không gian xưa thông qua Kính Viễn Vọng (Telescope), tự do đi lại trải nghiệm khắp Hoàng cung thông qua không gian ảo máy chạy bộ tại chỗ (Treadmills) và trải nghiệm các loại hình du lịch văn hóa giữa hiện đại và quá khứ ngay trong cung điện (các hình thức trải nghiệm xưa ở trong Hoàng thất, nghi thức liên quan đến âm nhạc, ca múa cung đình…).
TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, việc hợp tác đầu tư dự án “Trung tâm Thông tin Diễn giải Lịch sử Hoàng thành Huế và Trải nghiệm thực tế ảo VR - Đi tìm Hoàng Cung đã mất” với mong muốn cung cấp dịch vụ giải trí công nghệ cao nhằm thu hút và hấp dẫn du khách đến với Hoàng Cung Huế, tạo thêm một điểm nhấn trong hành trình tham quan di sản miền Trung ở Việt Nam. Ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (Thừa Thiên-Huế), cho biết dịch vụ thuyết minh tự động (audio guide) hiện đang được lắp đặt và thẩm định nội dung để đưa vào khai thác phục vụ du khách từ đầu tháng 6, dự kiến trước mắt sẽ triển khai tại khu vực Đại nội Audio guide là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm Dự án ứng dụng dịch vụ thuyết minh tự động tại khu di sản Huế do Công ty CP giải pháp phần mềm chuyên nghiệp Việt (Vietsoftpro) thực hiện với kinh phí 17 tỉ đồng Có 5 điểm sẽ được triển khai dịch vụ này, gồm: Đại nội, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức, lăng vua Khải Định, chùa Thiên Mụ Dự kiến, tại Đại nội gói thuyết minh tự động có thời lượng 150 - 180 phút, chùa Thiên Mụ 40 phút, 3 điểm còn lại 60 phút Riêng Đại nội do có diện tích rộng, nhiều công trình kiến trúc nên Vietsoftpro sẽ có 3 gói thuyết minh tự động (dành cho đối tượng du khách tham quan cả ngày, 1 buổi hay chỉ một thời gian ngắn) để chọn lựa Ngoài tiếng Việt, những nội dung thuyết minh được chuyển dịch ra 11 ngôn ngữ khác, gồm: Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn, Thái, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Ý, Bồ Đào Nha.
Thêm vào đó, Đại nội Huế chính thức đón du khách tham quan vào ban đêm. Bắt đầu ngày 22/4/2017, khu vực Đại nội – Kinh thành Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) chính thức mở cửa đón du khách tham quan về đêm cho du khách tham quan Đại nội sẽ được chiếu sáng nghệ thuật, tôn vinh thêm giá trị của di sản thế giới Không gian Đêm Hoàng cung bắt đầu từ cửa Ngọ Môn đến sân điện Cần Chánh Điểm nhấn của Đại nội về đêm là khung cảnh hoàng cung hiện ra trong màu sắc khác, lung linh và đẹp hơn rất nhiều với sự hỗ trợ của hiệu ứng ánh sáng Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết: “Mở cửa Đại nội Huế vào ban đêm đón du khách là nhằm tạo thêm một điểm mới trong sản phẩm du lịch Huế, kéo du khách ở lại với cố đô lâu hơn Đây là điều còn thiếu trong hoạt động du lịch ở Huế hiện nay”. Theo ông Hải, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tăng cường trưng bày triển lãm ở một số điểm nhấn quan trọng, đưa một số chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc vào phục vụ du khách Đây là điểm khác hẳn so với Đại nội vào ban ngày
Kinh thành Huế là công trình di tích có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc,cảnh quan môi trường và quân sự, được quy hoạch và xây dựng trong thời gian 30 năm(từ tháng 5-1803 đến tháng 5-1832) bao gồm nhiều hạng mục như hộ thành hào, tuyến phòng lộ, tường thành, 24 eo bầu, Kỳ Đài, Trần Bình Đài và 10 cổng thành Sau 30 năm kể từ khi triều đình Huế ký hiệp ước Patenôtre vào năm 1884, việc bảo trì Kinh thành Huế ngày càng sa sút, thiếu sự quan tâm của triều đình Từ năm 1945 đến nay,
Kinh thành Huế trở thành di tích và ngày càng bị hư hỏng do chịu ảnh hưởng của thiên tai, chiến tranh và sự tác động của con người Khâm Thiên Giám là di tích có giá trị văn hóa lịch sử lớn do nhà Nguyễn để lại nay bị xuống cấp, hư hại “Tại nhiều địa điểm di tích, người dân địa phương tự lấn chiếm mặt bằng của công trình kiến trúc, xây dựng nhà ở, mở vườn, trồng hoa màu trong Thành Nội, trên mặt hào, bờ thành và ngay trên thượng thành, trong lòng các pháo đài và tuyến phòng lộ Tình trạng này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công trình kiến trúc Kinh thành Huế”, ông Phan Văn Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế nhận định Điều đó đã phần nào làm giảm vẻ mỹ quan của di tích, ảnh hưởng đến diện mạo và sự bền vững của công trình kiến trúc, đặc biệt làm môi trường bị ô nhiễm nặng.
Hình 5 Rác thải bủa vây dưới chân nền di tích hộ thành hào, Kinh thành Huế.
ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ ĐIỂM THAM QUAN KINH THÀNH HUẾ
Tỉnh Thừa Thiên Huế với sứ mệnh hồi sinh di sản Cố Đô
Sau chiến tranh, Quần thể Di tích Cố đô Huế bị tàn phá nghiêm trọng và chỉ còn
400 công trình trong tình trạng đổ nát, hư hỏng (so với 1.400 công trình lúc còn nguyên vẹn) Thành quách, cung điện, đền miếu, lầu gác, lăng mộ, cầu cống, đình tạ hầu hết đều bị hư hỏng ở những mức độ khác nhau hoặc bị dột nát, nứt vỡ bờ nóc, bờ quyết Các cấu kiện chịu lực mục ruỗng, nhiều công trình hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sụp 42 ha tường thành bị cây cỏ xâm thực, 100.000m3 ao hồ cần được nạo vét, 33 cầu cống và 20 km đường đi trong các di tích bị hư hại nặng cần phải tu sửa cấp thiết.
Các di sản phi vật thể cũng bị hủy hoại, thất tán Hệ thống lễ hội cung đình đã không còn tồn tại sau khi triều Nguyễn chấm dứt Các hình thức diễn xướng cung đình như: Nhã nhạc, Tuồng cung đình, Múa cung đình tản mát và biến tướng trong dân gian Hệ thống ngành nghề thủ công truyền thống phong phú vốn phục vụ chính cho chốn cung đình bị thất truyền, mai một Hệ thống sách vở, tư liệu đồ sộ của triều Nguyễn cũng bị hủy hoại hoặc di chuyển phần lớn đi nơi khác. Ông Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, sau khi thất thủ, kinh đô bị thực dân Pháp đô hộ, thực chất triều Nguyễn đã mất quyền quản lý Nhà nước toàn diện. Thời điểm này, nhiều kiến trúc kinh thành Huế xuống cấp nghiêm trọng, nhiều nhà vua không có điều kiện để tu bổ vì việc thu thuế do Pháp quản lý, triều Nguyễn chỉ nắm một phần nhỏ trong đó
“Khi không đủ khả năng giữ gìn, các vua nhà Nguyễn đã triệt giải một số công trình xuống cấp nghiêm trọng Sự tàn phá của chiến tranh cũng là nguyên nhân khiến các công trình bị phá hủy Nhất là năm Mậu Thân 1968, Đại nội bị bom đạn tàn phá rất nặng nề Bên cạnh Đại nội, lăng tẩm các vị vua như lăng Gia Long cũng bị tàn phá ” - ông Hoa cho biết.
Sau thống nhất đất nước, lịch sử dân tộc đã sang trang nhưng số phận của di tích Huế không khả quan ngay Với cái nhìn định kiến của một số người bấy giờ, Quần thể Di tích Cố đô Huế được cho là tàn dư của chế độ cũ nên tiếp tục bị lãng quên Các công trình kiến trúc được đưa vào sử dụng với những mục đích tùy tiện.
“Vào thời điểm đó, để tận dụng tất cả đất cho sản xuất, quảng trường Ngọ Môn được người dân phát động trồng sắn, trồng khoai Nhiều công trình kiến trúc triều Nguyễn được tận dụng làm các cơ sở, cơ quan hoạt động như xí nghiệp in nằm ngay trong Đại nội, Trường Văn hóa Nghệ thuật nằm ở Văn Thánh, Câu lạc bộ Lao Động nằm ở cung An Định Thời điểm tôi còn làm việc tại UBND thành phố, có đi khảo sát, trong Đại nội khi đó có trên 30 chuồng heo, do người dân khu tập thể ở đó chăn nuôi để phục vụ cho đời sống” - ông Hoa nói.
Trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước sau chiến tranh, việc bảo tồn di sản văn hóa Huế gặp muôn vàn khó khăn Năm 1981, trong Lời kêu gọi cứu vãn Di sản Văn hóa Huế tại Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO lúc bấy giờ - ngài M’Bow đã cho rằng:
“Di sản Huế đang lâm nguy, đứng bên vực thẳm của sự diệt vong và sự quên lãng… Chỉ có “một sự cứu nguy khẩn cấp” với nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế mới có thể giúp Huế thoát ra khỏi tình trạng trên”.
Ngay sau lời kêu gọi cứu vãn di sản, một cuộc vận động quốc tế để hỗ trợ Huế đã được triển khai mạnh mẽ Sự nhìn nhận về triều Nguyễn và các di sản của triều đại này cũng từng bước thay đổi theo hướng tích cực.
Tháng 6/1982, Công ty Quản lý Di tích và Danh thắng Huế được thành lập (sau này đổi tên thành Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của quần thể di tích Cố đô và các di sản văn hóa phi vật thể liên quan.
Bằng sự vào cuộc hết sức tích cực, khẩn trương của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, năm 1992, bộ hồ sơ về di sản vật thể của Huế đã được xây dựng và đệ trình UNESCO Ngày 11/12/1993 - ngày đặc biệt, đánh dấu trang mới khi Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Cố đô Huế được công nhận là Di sản Thế giới ngày 7/11/2003, Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam tiếp tục được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (đến năm 2008 được gọi là Di sản Phi vật thể Đại diện của nhân loại) Đây cũng là loại hình di sản phi vật thể đầu tiên củaViệt Nam được công nhận là Di sản Thế giới.
Từ khi Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có nhiều nỗ lực để góp phần khẳng định giá trị và lan tỏa làm cho loại hình âm nhạc đặc biệt này Nhiều nội dung công việc đã được chú trọng như: sưu tầm, lưu trữ tài liệu; nghiên cứu và phục hồi hệ thống bài bản, nhạc cụ, y phục; tập huấn, đào tạo và truyền dạy qua các phương thức; tổ chức trình tấu tại không gian diễn xướng nguyên thủy; biểu diễn giới thiệu ở trong và ngoài nước; truyền thông, phổ biến cộng đồng Đến năm 2009, Mộc bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới; Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là
Di sản Tư liệu trong các năm 2014 và 2016 Năm 2017, Châu bản triều Nguyễn tiếp tục được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới Như vậy, Cố đô Huế đã có 5 di sản thế giới ở tất cả 3 loại hình: Di sản Văn hóa vật thể, Di sản Phi vật thể, Di sản
Tư liệu và 3 trong số đó đều là các di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở 3 loại hình.
Trao đổi với PV, Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế cho biết, trong 43 năm qua, đặc biệt là 25 năm kể từ ngày Di tích Huế được công nhận là di sản văn hóa vật thể, Trung tâm đã nghiên cứu, nỗ lực không ngừng nghỉ để giữ gìn và bảo tồn những giá trị kiến trúc, văn hóa của triều đình nhà Nguyễn Hiện, đã có hơn 170 công trình di tích lớn nhỏ đã được đầu tư trùng tu, bảo tồn, trong đó, tiêu biểu là Ngọ môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường Lang (Tử Cấm Thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An, cung An Định Và với mức đầu tư 123 tỷ đồng, điện Kiến Trung - một trong năm công trình chính trên trục dũng đạo của Kinh thành Huế cũng vừa được khởi công phục hồi. Đến nay, Huế được UNESCO đánh giá là địa phương đi đầu của Việt Nam về bảo tồn di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Nguyễn Thế Hùng - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) nhận định, Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế là “cánh chim đầu đàn” trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản của cả nước Huế sẽ trở thành một trung tâm bảo tồn di sản văn hóa với kỹ thuật tiên tiến, có sự hợp tác của nhiều chuyên gia quốc tế (đến từ
Ba Lan, Nhật Bản, Đức…) mà lâu nay đã thực hiện, để từ đó, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn cho nhiều điểm di sản khác trong nước.
Giải pháp thúc đẩy sự phát triển du lịch tại điểm tham quan Kinh Thành Huế
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Để có nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch, đặc biệt đội ngũ HDV du lịch có đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng thì công tác tổ chức đào tạo là yếu tố quyết định.
Tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, cả về cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo cũng như đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên Cập nhật đổi mới xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo du lịch tiên tiến.
Thống nhất chương trình đào tạo HDV du lịch, bảo đảm chuẩn kiến thức chung và nghiệp vụ Đặc biệt, chú trọng tính thực tiễn trong đào tạo và tăng tối đa thời gian thực hành, thực tập ngay năm đầu tiên của chương trình học.
Cần tăng cường mối liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo lợi ích cho cả ba bên gồm: Nhà trường, doanh nghiệp và người học Nhà trường được sử dụng được những chuyên gia, nhân viên lành nghề trong doanh nghiệp, kịp thời, thường xuyên cập nhật, bổ sung và cải tiến được các chương trình đào tạo phù hợp yêu cầu doanh nghiệp Người học, có điều kiện để tiếp cận được với môi trường thực tiễn, rèn luyện được kỹ năng nghề nghiệp Doanh nghiệp có thể sử dụng lao động ngay sau khi tuyển mà không mất công đào tạo hoặc đào tạo lại. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong công tác nghiên cứu, đào tạo HDL như đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning), xây dựng giáo trình đào tạo du lịch điện tử…
Khuyến khích và thực hiện xã hội hóa trong đào tạo nhân lực du lịch, tạo cơ chế và điều kiện để các thành phần xã hội, trong và ngoài nước có thể tham gia góp vốn,kiến thức,… cho công tác đào tạo nhân lực du lịch.
3.2.2 Trùng tu, cải tạo, sửa chữa các công trình đã xuống cấp
Trải qua những biến động của lịch sử, chiến tranh, cộng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiều công trình kiến trúc quan trọng ở khu vực Đại Nội (Kinh thành Huế, thành phố Huế) bị xuống cấp trầm trọng hoặc bị phá hủy, trở thành phế tích Thời gian qua, một số công trình tại đây đã được phục hồi thành công, hiện nay ba ngôi điện quan trọng nhất trong khu vực Đại Nội là điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Kiến Trung đã và đang được trùng tu, phục hồi góp phần hồi sinh những giá trị di sản văn hóa, kiến trúc của tiền nhân đã được Tổ chức UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới Bước qua cửa Ngọ Môn uy nghi và tráng lệ là tới cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch dẫn vào điện Thái Hòa Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn, biểu trưng cho cơ quan quyền lực của triều đình phong kiến Đây là nơi Hoàng đế ngự ngai vàng, tổ chức các buổi thiết triều, đại lễ và nghi thức quan trọng, ghi dấu lịch sử thăng trầm của 13 vị Hoàng đế triều đại nhà Nguyễn Trải qua thời gian, điện Thái Hòa đang bị xuống cấp nghiêm trọng do điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt và một số tác nhân khác Gần đây nhất, phần mái ngói phía Tây của điện Thái Hòa bị hư hại nghiêm trọng do ảnh hưởng của các đợt mưa bão cuối năm 2020.
Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Văn Tuấn cho biết:
Dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa hiện đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để tổ chức khởi công trong tháng 11/2021 Trước khi khởi công, chủ đầu tư sẽ thành lập Hội đồng đánh giá di tích nhằm đảm bảo tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc trùng tu Hội đồng đánh giá di tích sẽ nghiên cứu, đánh giá tình trạng kỹ thuật cấu kiện, thành phần kiến trúc và phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc ở bảo tàng.
Về phương án thi công tu bổ, Trung tâm sẽ xây dựng nhà bao che phục vụ thi công tu bổ di tích, nhà bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc Trước khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được chụp ảnh, ghi hình, đánh dấu theo hệ thống ký hiệu đã lập trên bản vẽ; có phương án hạ giải và vị trí tập kết trong nhà bảo quản.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, điện Thái Hòa sẽ được tu bổ, gia cường nền móng; phục hồi nền lát gạch, bậc cấp đá Thanh, tường gạch và chi tiết kiến trúc khác; tu bổ tường gạch, phục hồi màu sắc nguyên trạng; tu bổ, phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, hệ vách ván, cửa bằng gỗ; sơn son thếp vàng; mái lợp ngói; bờ mái và con giống khảm sành sứ; hệ thống trang trí pháp lam.
Ngoài ra, Dự án cũng tiến hành tu bổ, phục hồi ngai vàng, bửu tán và các đồ nội thất; tu bổ, gia cường, cân chỉnh toàn bộ sân nền khuôn viên Điện, hệ thống tường chắn đất, phục hồi lan can; tôn tạo vườn cây, tiểu cảnh; hệ thống điện chiếu sáng, trang trí, thoát nước, phòng cháy chữa cháy Quá trình triển khai tu bổ tổng thể điện Thái Hòa dự kiến sẽ kéo dài trong 4 năm, với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng Sau điện Thái Hòa là điện Cần Chánh được xây dựng từ năm 1804, hiện tại là phế tích cũng mới được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế thông qua Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 200 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh Theo các nhà nghiên cứu, điện Cần Chánh là một kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế, là nơi thiết triều và làm việc thường xuyên của các vua nhà Nguyễn Nhưng đến tháng 2 năm 1947, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, điện Cần Chánh bị phá hủy hoàn toàn Vì vậy, việc nghiên cứu phục hồi công trình đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm từ nhiều năm qua Ngay từ những năm 1994-1995, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Viện Di sản Thế giới thuộc Đại học Waseda (Nhật Bản) tiến hành nghiên cứu dài hạn nhằm phục hồi di tích quan trọng này Sau khi tiến hành khảo sát, trắc đạc tổng thể và chi tiết toàn bộ công trình di tích Huế kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu liên quan, hai bên đã cùng tổ chức nhiều hội thảo khoa học liên quan đến công tác nghiên cứu phục hồi điện Cần Chánh.
Số lượng nhà vệ sinh ở Kinh Thành Huế còn hạn chế, nhưng hiện nay đã có nhiều đơn vị, cơ sở cho du khách đi vệ sinh miễn phí, thoải mái Mặc dù chương trình
“xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng” còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng đã tạo hiệu ứng mạnh trong cộng đồng, nâng cao ý thức chung tay xây dựng nếp sống văn hóa tại thành phố du lịch đặc sắc của miền Trung và cả nước Chương trình “Xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng” được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo UBNDTP.Huế, Sở KH&ĐT và Hiệp hội du lịch tỉnh triển khai từ tháng 7-2016, với mục tiêu vận động các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng, văn phòng doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tại TP.Huế gắn biển hiệu để mời du khách sử dụng miễn phí nhà vệ sinh hiện có của mình Cuộc vận động đạt được nhiều hiệu quả, gây hiệu ứng tốt Hiện ở TP.Huế đã có hơn 50 đơn vị cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh treo bảng dòng chữ “Welcome WC free” Du khách hay bất kỳ ai khi cần nhu cầu đi vệ sinh đều có thể ghé vào mà không tốn phí hoặc bị làm khó Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế dù quản lý lĩnh vực không liên quan gì nhưng là đơn vị đi đầu, làm gương trong việc thực hiện mô hình nhà vệ sinh miễn phí Ông Phan Thiên Định - Giám đốc
Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: “Chúng tôi hực hiện chương trình với mong muốn hướng tới xây dựng một TP.Huế văn minh, thân thiện, tạo hình ảnh đẹp trong mắt du khách Có như vậy TP.Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên – Huế mới phát huy được các lợi thế để phát triển du lịch, tạo ra những khác biệt và được du khách tin yêu”.
3.2.3 Xây dựng sản phẩm du lịch mới “Phố đêm Hoàng Thành Huế”
Chiều 16/12/2021, Ủy ban Nhân dân thành phố Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm du lịch “Phố đêm Hoàng Thành Huế,” dự kiến sẽ bắt đầu khai trương vào đêm 31/12, diễn ra từ 19 giờ đến 23 giờ thứ 6 và thứ 7 hàng tuần Đây được xem là sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa Huế, nhằm tạo sự khác biệt, thu hút người dân trong tỉnh và du khách trong tiến trình phục hồi ngành du lịch của địa phương.
Theo kế hoạch, Phố đêm Hoàng Thành Huế sẽ được thực hiện trên 4 tuyến đường gồm 23 tháng 8, Lê Huân, Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm Từng bước kết nối với các khu vực quan trọng khác trong Kinh thành Huế như hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, lầu Tàng Thơ, khu vực Trấn Bình Đài, sông Ngự Hà và không gian Thượng Thành, Eo Bầu Tuy nhiên, giai đoạn 1 hiện nay, thành phố Huế sẽ thí điểm hình thành khu phố đêm trên phạm vi từ cửa Thể Nhơn đến đường 23 tháng 8 và tuyến đường Lê Huân từ pháo đài Nam Thắng đến đường Yết Kiêu Thành phố Huế đang khẩn trương lắp đặt hệ thống chiếu sáng phù hợp, tạo điểm nhấn cho không gian phố đêm và dự kiến có khoảng 28 quầy hàng tại lòng đường Những quầy hàng này sẽ bán các mặt đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống của Cố đô Huế Các hộ dân ở khu phố đêm được thành phố khuyến khích tham gia kinh doanh ẩm thực, nước giải khát không cồn.