GIỚI THIỆU
Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và là động lực tăng nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay bị tác động rất lớn bởi quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mà điển hình gần đây nhất là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam, đặc biệt là tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du lịch của du khách, đưa toàn ngành du lịch vào thế phải không ngừng thay đổi để thích nghi và đáp ứng được các nhu cầu về du lịch trong tình hình mới
Với cách nhìn nhận về bối cảnh chung như vậy, thông qua đề tài thảo luận “Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động du lịch hiện nay” sẽ phân tích các yếu tố tác động của môi trường đến ngành du lịch Việt Nam nhằm đưa ra hướng đi giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ KHÁCH SẠN JW MARRIOT
Khái niệm du lịch và hoạt động du lịch
Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch từ việc nghiên cứu nhu cầu, “sản xuất” sản phẩm đến thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Marketing du lịch là môn khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu là các quá trình, các khâu, các hoạt động marketing nhằm nghiên cứu, tổng hợp, xác định các dữ liệu cần thiết về nhu cầu thị trường, hành vi của thị trường du lịch và cách ứng xử của doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, đáp ứng được các hành vi của thị trường và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong các kỳ kinh doanh.
Các yếu tố môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là tập hợp tất cả những yếu tố có liên quan chặt chẽ đối với các hoạt động của doanh nghiệp, những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả, hiệu suất công việc và sự phát triển của công ty.
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp, các nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, hoạt động Marketing và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Yếu tố môi trường nhân khẩu học:
Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số trên các phương diện như tỷ lệ tăng trưởng, phân bố dân cư, cơ cấu lứa tuổi, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết, cơ cấu lực lượng lao động, mức thu nhập, giáo dục và các đặc tính kinh tế – xã hội khác Những kết quả nghiên cứu trên về dân số có thể được sử dụng để dự đoán nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong tương lai. Đặc điểm nhân khẩu học bao gồm dân số, độ tuổi, giới tính, mật độ phân bổ dân cư,nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, mức thu nhập hàng tháng,chủng tộc, ….Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, đặc điểm nhân khẩu học tại khu vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động đến hành vi người tiêu dùng và ảnh hưởng đến nội dung hoạt động marketing của doanh nghiệp, cách thức doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục Ví dụ, mức thu nhập bình quân đầu người tăng,nhu cầu du lịch sẽ ngày càng tăng, mở rộng cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ thuộc lĩnh vực du lịch Hay ở một ví dụ khác, tỷ lệ già hóa dân số tại một số quốc gia trên thế giới khiến các doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm/ dịch vụ dành cho
Môi trường kinh tế bao gồm các cơ chế của thị trường, sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, cán cân xuất nhập khẩu, thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân tồn tại trong môi trường đó Các yếu tố môi trường kinh tế gồm yếu tố tác động đến thu nhập của những người dân sống trong môi trường đó, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng Khi nền kinh tế đi xuống, người tiêu dùng sẽ có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” và lựa chọn những sản phẩm/ dịch vụ vừa đủ phục vụ nhu cầu với mức giá vừa phải Ngược lại, khi nền kinh tế đi lên, người tiêu dùng có xu hướng thoải mái hơn trong việc mua sắm, sẵn sàng chi cho những sản phẩm/ dịch vụ đắt tiền có giá trị cao.
Môi trường tự nhiên bao gồm môi trường thể chất (đất đai, không khí, biển, núi, sông ngòi, động thực vật, …) và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp Về mặt cơ bản, những thay đổi bất ngờ trong môi trường tự nhiên như sự thay đổi đột ngột về thời tiết, khí hậu, thiên tai, … có thể tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp marketing và hoạt động marketing nói riêng Ô nhiễm nước, không khí, đất đai đang ở mức báo động ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở các thành phố lớn Công nghiệp hóa gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên Sự gia tăng về dân số, cách thức con người sinh hoạt và xử lý rác khiến lượng rác thải ra môi trường ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại Việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng từ đó gây nên các hiện tượng biến đổi khí hậu, tuyệt chủng ở nhiều loại thực vật và động vật.
Môi trường công nghệ bao gồm các mô hình ứng dụng để hỗ trợ con người trong các hoạt động thường ngày, bao gồm sinh hoạt, lao động và sản xuất Những mô hình ứng dụng này có thể là những công cụ, thiết bị máy móc, phần mềm, nguồn năng lượng, … Có thể xem môi trường công nghệ là một nguồn lực góp phần định hình cách thức hoạt động của cả thế giới, trong đó có doanh nghiệp Sự phát triển của công nghệ và những ứng dụng của nó đã cho ra đời các sản phẩm có mức độ tân tiên hơn qua hàng năm., đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt hơn Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, tiến độ quá trình sản xuất, tiết kiệm được nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, ….
Môi trường chính trị – pháp luật- xã hội:
Môi trường chính trị – xã hội bao gồm: luật phát, thể chế ban hành bởi chính phủ quốc gia và các quy tắc về đạo đức được xây dựng bởi xã hội Nền chính trị ở một quốc gia luôn có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh ở các doanh nghiệp Tuy rằng hầu hết các quốc gia đã áp dụng nền kinh tế thị trường và cho phép tự do thông thương với các quốc gia khác, nhưng vẫn còn một số quốc gia mà chính phủ áp dụng mô hình bao cấp và đóng cửa giao thương Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/ dịch vụ thiết yếu như điện nước, xăng dầu vẫn ở thế độc quyền và bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ Luật pháp đóng vai trò là định hình khuôn mẫu đối với hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp tại quốc gia, địa phương đó Hầu hết các quốc gia đều áp dụng một mức thuế thu nhập đối với mỗi doanh nghiệp, tùy theo ngành nghề hoạt động
Môi trường văn hóa bao gồm yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cơ bản, nhận thức, sở thích và tính cách của những người sống trong xã hội Trong xã hội, các yếu tố về văn hóa là một trong các nhân tố chính giúp định hình niềm tin và giá trị cơ bản, quan điểm nhìn nhận, phong cách sống của một cá nhân lớn lên trong xã hội Thông qua đó, văn hóa sẽ tác động đến quan điểm và cách nhìn nhận của những người tiêu dùng về doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ sản xuất bởi doanh nghiệp đó Sự thay đổi về đặc điểm văn hóa của khách hàng mục tiêu sẽ buộc doanh nghiệp phải có sự thay đổi trong chiến lược marketing của mình để có thể tiếp cận và đáp ứng đúng nhu cầu của những khách hàng đó, cũng như có thể tồn tại và phát triển lâu dài trong nền văn hóa đó Các giá trị văn hoá – xã hội được hiểu là các ý tưởng được coi trọng hoặc các mục tiêu mà mọi người mong muốn hướng tới Các giá trị văn hoá – xã hội có sự khác nhau giữa nhóm người này với nhóm khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế các nước và sự giao lưu các nền văn hoá có thể dẫn những thay đổi ít nhiều các giá trị văn hoá – xã hội có ảnh hưởng tới Marketing
Là môi trường bên trong của tổ chức, bao gồm các yếu tố, các điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm soát được.
Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia. Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v đều xuất phát từ con người Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.
Văn hóa của tổ chức
Văn hóa của tổ chức là những chuẩn mực, những khuôn mẫu, những giá trị truyền thống mà mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng và tuân theo một cách tự nguyện Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của các thành viên Do đó, nhà quản trị cần xem xét, cân nhắc đến các yếu tố văn hóa trong khi thực hiện vai trò quản trị của mình.
Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh v.v Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành Do đó, việc phân tích và đánh giá đúng mức các nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị các doanh nghiệp hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm tàng, những hạn chế v.v để có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế như: khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa chọn và huy động các nguồn vốn bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, chọn đối tượng cần hợp tác nhằm tăng quy mô nguồn lực vật chất, thực hiện dự trữ một tỉ lệ cần thiết để đảm bảo khả năng đương đầu (phòng thủ hoặc tấn công) với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.v.v
Tình trạng hoạt động của các máy móc, thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp Nó chính là yếu tố về vật chất quan trọng hàng đầu, thể hiện được năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay Đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ hiện đại phát triển thì thiết bị máy móc càng không thể thiếu, nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, thậm chí là giá thành của các sản phẩm Có thể khẳng định, với một doanh nghiệp, hệ thống máy móc, thiết bị tốt sẽ có khả năng tạo ra sản phẩm tốt, nâng cao sự cạnh tranh. Ngược lại, nếu yếu tố này kém thì, lạc hậu thì sẽ khiến doanh nghiệp bị đẩy lùi lại phía sau.
Các nguồn lực vô hình
Mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức còn có các nguồn lực khác mà con người chỉ nhận diện được qua tri giác, đó là các nguồn lực vô hình Nguồn lực này có thể là thành quả chung của các thành viên trong tổ chức hoặc một cá nhân cụ thể và ảnh hưởng đến các quá trình hoạt động Nguồn lực vô hình thể hiện qua nhiều yếu tố và nhà quản trị các cấp cần có đầy đủ những kiến thức cơ bản mới có thể nhận thức rõ sự hiện diện và biết được tầm quan trọng của nguồn lực này Chúng bao gồm nhiều yếu tố tiêu biểu như: Tư tưởng chủ đạo trong triết lý kinh doanh; Chiến lược và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trường;
Cơ cấu tổ chức hữu hiệu; Uy tín trong lãnh đạo của nhà quản trị các cấp; Uy tín doanh nghiệp trong quá trình phát triển; Uy tín và thị phần nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường; Sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng; Uy tín của người chào hàng, … Tuỳ theo tiềm lực sẵn có, quy mô và giá trị những nguồn lực này của mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau và thay đổi theo thời gian Nếu không nhận diện và đánh giá đúng mức các nguồn lực vô hình, nhà quản trị các doanh nghiệp dễ đánh mất các lợi thế sẵn có của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Khách hàng là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh.Bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy khách hàng quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp Quyết định của khách hàng đối với doanh nghiệp thể hiện trên các mặt sau:
Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động du lịch của khách sạn JW Marriott
1.3.1 Những ảnh hưởng tích cực
Yếu tố môi trường nhân khẩu học:
Với dân số hơn 98 triệu dân, độ tuổi trung bình là 32,9 tuổi, phần đông ở độ tuổi lao động sung sức và dân số trẻ chiếm đa số, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói chung và đối với phát triển du lịch nói riêng Hà Nội có dân số đông (hơn 8 triệu người) là điều kiện cần thiết cho việc phát triển nguồn nhân lực trong du lịch Có thể nhận định, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển cả về số lượng và cơ cấu; tính chuyên nghiệp của nhân lực ngành Du lịch nói chung dần được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của ngành du lịch, kinh doanh khách sạn và là điều kiện thuận lợi đối với cả JW Marriott Hà Nội.
Sự phát triển không ngừng của xã hội nói chung và kinh tế nói riêng tạo nên một môi trường tốt không chỉ riêng cho ngành du lịch mà còn cho toàn bộ những ngành nghề khác nói chung Nhờ có sự phát triển này, số lượng người có nhu cầu đi du lịch và trở thành khách hàng tiềm năng là vô cùng lớn, không những thế, họ còn sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn đổi lại sự thỏa mãn về nhu cầu.
Bên cạnh đó, việc mở lại hoạt động hàng không, đi lại quốc tế, giảm thời gian cách ly đối với người đã tiêm chủng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh du lịch, khách sạn nói chung và các hoạt động của JW Marriott Hà Nội nói riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung xây dựng kịch bản, lộ trình và các điều kiện để mở cửa trở lại nền kinh tế, vừa giúp Chính phủ chủ động trong điều hành, vừa giúp người dân, doanh nghiệp chủ động dự án, sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Việt Nam là đất nước nhiệt đới bốn mùa xanh tươi Địa hình có núi, rừng, sông, biển, đồng bằng và cao nguyên Núi đã tạo cho vùng cao có khí hậu cận ôn đới, nhiều hang, ghềnh, đầm phá, nhiều khu nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và đặc sắc như vậy, những năm gần đây ngành du lịch, kinh doanh khách sạn chung và tình hình kinh doanh của JW Marriott Hà Nội ngày càng phát triển, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước.
Tại Hà Nội, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC) Thời gian thích hợp nhất để du lịch Hà Nội là vào tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến tháng 4, đó là lúc chuyển mùa thời tiết ấm áp và dễ chịu, không quá nắng gắt hay hanh khô Tuyệt vời nhất là vào mùa thu, Hà Nội như khoác một chiếc áo mới, lãng mạng nhất trong năm, thích hợp cho những cặp đôi muốn đi hẹn hò Nhận thấy được cơ hội đó, chính vì vậy, khách sạn JW Marriott Hotel thường đưa ra các đợt khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng của mình vào những thời điểm này.
JW Marriott đã biết tận dụng sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông Sự ra đời và phát triển của các thiết bị trợ giúp cá nhân (điện thoại thông minh với công nghệ 4G, 5G; thiết bị định vị GPS….), trí tuệ nhân tạo (A.I), rô-bốt, công nghệ nhận diện khuôn mặt, sự phát triển của thương mại điện tử… đã và đang làm thay đổi phương thức kinh doanh du lịch truyền thống nói chung và cả JW Marriott nói riêng.
Sự gắn kết bằng công nghệ thông tin tạo điều kiện cho JW Marriott dễ dàng tiếp cận và kết nối tất cả các doanh nghiệp, mô hình kinh doanh du lịch du lịch lại với nhau Có thể thấy hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch qua trang web ở địa chỉ: cinet.gov.vn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Việt; Tổng cục Du lịch với trang vietnamtourism.gov.vn được thiết kế với 5 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nhật, Trung đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và là kênh quảng bá quan trọng hình ảnh Việt Nam, đưa JW Marriott Hà Nội ra thế giới
JW Marriott Hà Nội cũng có trang web riêng của mình để thuận tiện cho việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu cũng như giúp kết nối giữ khách hàng và khách sạn dễ dàng hơn, áp dụng hình thức đặt đồ ăn trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nhà cho khách hàng
Môi trường chính trị- pháp luật
Bảng xếp hạng đã được phát hành bởi Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) Năm 2020,Việt Nam đứng thứ 57/163 quốc gia Điều này khá dễ hiểu khi Việt Nam có nền chính trị ổn định, hiếm khi xảy ra bạo lực, tranh chấp lãnh thổ và các chỉ số an ninh con người ngày càng được cải thiện Chính phủ Việt Nam luôn cố gắng đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Bên cạnh đó, còn nỗ lực tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Cụ thể, vào tháng 7 năm 2021, Chính phủ đã có một biện pháp lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp khách sạn và nhóm lao động, liên quan đến hỗ trợ vốn vay, thủ tục hành chính kinh doanh…
Sự ổn định về chính trị, hòa bình, an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như tinh thần hợp tác quốc tế đã tạo ra các cơ hội cho JW Marriott quảng bá hình ảnh của mình một các hiệu quả cũng như khẳng định vị thế, uy tín, hình ảnh của mình Khách sạn 5 sao Marriott Hanoi là nơi tuyệt vời để những doanh nhân thành đạt khẳng định đẳng cấp, nghỉ dưỡng, trải nghiệm ẩm thực cao cấp hay tổ chức những sự kiện trang trọng Tháng 2/2019, JW Marriott Hotel Hanoi vinh dự là nơi trú chân của Tổng thống Trump khi tới Hà Nội dự hội nghị Mỹ - Triều sắp tới.Theo đó, một đoàn khoảng chục người từ phái đoàn Mỹ đã có mặt tại sảnh chính của khách sạn JW Marriott ở Hà Nội vào trưa ngày 19/2 Trước đó, khách sạn
JW Marriott đã vinh dự được Tổng thống da màu đầu tiên của nước mỹ, ông Obama nghỉ lại trong đợt thăm Việt Nam từ ngày 23- 25/5/2016 Hay trưa 12/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đáp chuyến bay tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam Sau các nghi thức đón tại sân bay, đoàn xe đưa Chủ tịch Tập Cận Bình về khách sạn JW Marriott Hà Nội.
Nền văn hóa xã hội Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với nhiều phong tục tập quán mang bản sắc dân tộc Việt Nam là một đất nước có tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong phú và đa dạng khắp mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du khách Nước ta còn được biết đến là một quốc gia đa văn hóa, đất nước của những lễ hội như: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng,… sẽ thu hút nhiều nhóm khách có niềm đam mê tìm hiểu văn hóa văn hóa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Khách sạn JW Marriott có một điểm mạnh lớn nằm ở đội ngũ quản lí có trình độ học vấn lẫn kinh nghiệm cao và bài bản trong lĩnh vực của mình Khách sạn JW Marriott Hanoi có đội ngũ tân quản lý cấp cao, gồm: Ông Mark Van Der Wielen – Tân Tổng Giám đốc của khách sạn, ông Paul Dunn – Tân Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị, bà Stephanie Andrade – Giám đốc Kinh doanh – phụ trách Đoàn Hội nghị và Hội thảo và ông Soon Kee Won –Giám đốc Kinh doanh Đoàn Hội nghị và Hội thảo thị trường Trung, Nhật, Hàn.
Các khách sạn 5 sao có thể giành được lợi thế lớn trong cạnh tranh nhờ việc thuê và đào tạo con người tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình Nhân sự được huấn luyện tốt hơn phải có đặc điểm, kỹ năng và kiến thức cần thiết, nhã nhặn, tin cậy, có tín nhiệm, nhiệt tình và biết giao tiếp Ở JW Marriott Hà Nội, để cung cấp dịch vụ chất lượng cao, mang lại trải nghiệm vượt mong đợi cho khách hàng, khách sạn cũng có đội ngũ nhân sự giàu kỹ năng và kiến thức Không những vậy, các nhân viên luôn gắn bó trung thành và có thời gian làm việc lâu năm trong khách sạn cũng là một lợi thế lớn
=> Với phần lớn lực lượng lao động từ cán bộ đến nhân viên chất lượng điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hơn, ngày càng đáp ứng và phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng.
Văn hóa của tổ chức
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH
Môi trường vĩ mô
2.1.1 Ảnh hưởng tích cực của môi trường vĩ mô đến hoạt động du lịch
Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đến kinh doanh du lịch, yếu tố kinh tế còn bao hàm bên ngoài (khu vực và thế giới) và bên trong Trong nhóm các yếu tố kinh tế thì trực tiếp ảnh hưởng đến du lịch đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, kéo theo thu nhập của dân cư và cuối cùng dẫn đến sự tác động vào nhu cầu du lịch, bởi vì đối tượng tiêu dùng trong du lịch trước hết là tầng lớp có thu nhập cao.
Trong các nước, Việt Nam được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất khu vực với mức 7,5% trong năm 2022 sau khi chỉ đạt 2,6% trong năm 2021 Với mức tăng trưởng này, Việt Nam vượt qua Malaysia (6,7%) và Campuchia (6,6%) để đứng đầu khu vực nhờ động lực chính đến từ tốc độ bao phủ vắc xin nhanh, chính sách linh hoạt hơn giữa hai mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân và hồi phục nền kinh tế cùng hoạt động xuất khẩu ổn định.
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha -Kẻ Bàng (Quảng Bình) vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An),
Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu Đặc biệt quần thể di tích Cố đô Huế,phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoáThế giới Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam. Rừng của Việt Nam rất đa dạng và phong phú về hệ động thực vật, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
Việt Nam được thế giới biết đến như một quốc gia với nền văn hóa lâu đời và những giá trị truyền thống dân tộc được thể hiện, phát huy rõ nét nhất qua truyền thống mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, sắc thái dân tộc, văn hóa dân tộc, phản ánh bề dày của lịch sử Việt Nam Với 54 dân tộc, đã tạo nên sự đa dạng cho văn hóa Việt Nam, đây cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch gần xa Những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng từ thời tiền sử, những di tích còn được bảo tồn nguyên hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch sử của nước ta rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức.
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, trong Luật Du lịch quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào một số lĩnh vực trong du lịch; làm rõ hơn các lĩnh vực Nhà nước thực hiện và những lĩnh vực Nhà nước hỗ trợ để phát triển du lịch, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; cho phép thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
Thế giới đang bước vào nền công nghiệp 4.0, trong đó sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, của các công nghệ hiện đại, của các vật liệu mới đã và đang làm thay đổi từ nhận thức, tri thức, đến mọi mặt xã hội Du lịch là ngành kinh tế gắn liền với đời sống xã hội, do vậy cần thiết phải đi trước trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động của mình Sự nhạy bén, năng động của người Việt Nam, việc chuyển đổi số sẽ nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp du lịch, góp phần đưa du lịch Việt Nam phát triển nhanh hơn, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Dân số thế giới tăng nhanh , nhất là ở nữa sau thế kỷ XX Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng gần 80 triệu người, tính đến nay dân số thể giới chạm mốc 7 tỷ người, điều đó tạo cơ hội lớn cho việc phát triển ngành du lịch quốc tế Nhu cầu về du lịch sẽ tăng cao , đây là cơ hội để du lịch phát triển
Dân số Việt Nam đang ở giai đoạn vàng , nguồn lao động dồi dào , trẻ , năng đông , giúp cho các nhà du lịch có những nguồn lao động chất lượng Nhân tố con người là một yếu tố cốt lõi trong du lịch.
2.1.2 Ảnh hưởng tiêu cực của môi trường vĩ mô đến hoạt động du lịch
Nền kinh tế toàn cầu đã dần phục hồi trong năm 2021, nhưng vẫn đang phải đối mặt với viễn cảnh bất định trong ngắn hạn do sự xuất hiện của các biến chủng COVID-19 mới. Sau hai năm khủng hoảng COVID-19, quá trình phục hồi chưa đồng đều trên toàn cầu vẫn đang diễn ra nhưng động lực đã yếu đi bởi nhiều bất định và rủi ro khác nhau Sau những đợt dịch covid đã gây ra thiệt hại đáng kể cho người lao động, hộ gia đình và doanh nghiệp. Thu nhập của người dân giảm xuống ,ảnh hưởng lớn đến nhu cầu về du lịch Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid 19, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ bắt buộc phải giải thể Những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là du lịch, khách sạn, và F&B (ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống)
Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành và đặc biệt là tài nguyên du lịch, yếu tố nền tảng cho phát triển du lịch Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000 km, mang lại thế mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng Tuy nhiên, ước tính nếu nước biển dâng một mét thì 5,2% diện tích tự nhiên với 10,8% dân số sẽ bị tác động và không ít bãi biển đẹp của Việt Nam sẽ biến mất Ngoài ra, bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hoá, tài nguyên du lịch đặc biệt cho du lịch Các công trình dịch vụ du lịch bị hư hỏng hoặc xuống cấp dưới tác động của bão lũ cường độ mạnh, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm
Ví dụ điển hình về tác động của biến đổi khí hậu là khu du lịch Khai Long (Cà Mau) đã phải đóng cửa sau 5 năm hoạt động bởi xói lở do nước biển dâng Khu du lịch Ana Mandara (Huế) đang chịu tác động mạnh từ nước biển dâng Phố cổ Hội An đứng trước nguy cơ bị sạt lở và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu Tình trạng sạt lở, mặn xâm nhập ngày càng phức tạp và ảnh hưởng trên diện rộng Trong vài năm trở lại đây, mùa nước nổi đặc trưng của du lịch miền Tây cũng không còn theo chu kỳ.
Không chỉ ảnh hưởng đến du lịch biển, biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp đến du lịch miền núi Nhiều thác nước nổi tiếng của khu vực Tây Nguyên liên tục bị khô hạn, cạn nước do thay đổi của thời tiết, hiện tượng sạt lở,…
Các di sản văn hoá vật chất và phi vật thể cũng bị ảnh hưởng như: Quần thể di tích kiến trúc Huế, phố cổ Hội An, nhà vườn Huế, hệ thống đền - tháp Chăm ở miền Trung. Những di sản này hàng năm phải đón nhận các trận mưa, bão gây ngập lụt Nhiều công trình kiến trúc bị mối mọt, nấm mốc Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di tích kiến trúc, di tích khảo cổ sẽ bị xuống cấp và hư hỏng do hiện tượng thời tiết cực đoan.
Thực tế, du lịch là ngành bị tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu trên nhiều phương diện, từ tài nguyên thiên nhiên, đến di sản văn hoá, hạ tầng và cả môi trường du lịch
Môi trường bên trong
2.2.1 Ảnh hưởng tích cực của môi trường bên trong đến hoạt động du lịch
Vật chất kỹ thuật công nghệ:
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương diện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ/ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ: Hệ thống đường xá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện nước Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó
Doanh nghiệp sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ/ hàng hóa cung ứng cho du khách Ngoài yếu tố tài nguyên thì tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn của dịch vụ du lịch Một quốc gia, một doanh nghiệp muốn phát triển du lịch tốt phải có 1 hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt Cho nên, trình độ phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển du lịch của một địa phương hay một đất nước.
Du lịch là ngành đòi hỏi nguồn lao động lớn với nhiều loại trình độ, do tính chất đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng Chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần phải nhận thức rõ hơn vai trò đội ngũ lao động, phải có được một đội ngũ lao động có kiến thức sâu rộng, giỏi tay nghề và có đạo đức nghề nghiệp tốt.
Số lượng nhân lực ngành Du lịch đang có xu hướng tăng, phản ánh vai trò quan trọng của ngành và tính hiệu quả của công tác xã hội hóa hoạt động du lịch Nhìn chung, nhân lực ngành Du lịch được rèn luyện, thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng; năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới và phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó với cơ quan, đơn vị, với ngành và đất nước Nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào thành tựu xây dựng phát triển hoạt động du lịch trong 50 năm qua; bước đầu xây dựng được thương hiệu Du lịch Việt Nam và những sản phẩm du lịch mang lại giá trị mới cho đất nước và xã hội Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý nhà nước, nghiên cứu, đào tạo, quản trị kinh doanh ngày một nâng cao Phần lớn được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn Bên cạnh những cán bộ công tác lâu năm, có nhiều cống hiến và những nhà khoa học, chuyên gia, nghệ nhân tuy tuổi cao, vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tạo và cống hiến, đã xuất hiện những lao động trẻ, được đào tạo cơ bản, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, trình độ nhiều mặt và năng lực, cống hiến ngày một nâng cao, cố gắng tìm tòi cái mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếp thu nhanh kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp Hiện nay, cùng với sự biến động của thị trường du lịch, công tác tổ chức du lịch cũng có nhiều thay đổi để thích nghi Những lao động phục vụ trong các ngành nghề du lịch cũng được đào tạo, đào tạo lại, bổ sung các kỹ năng thích ứng, góp phần sáng tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn Đặc biệt bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế.
Công tác quản lý, tổ chức quản lý của bộ Văn hóa thể thao và du lịch:
Với diễn biến tình hình phòng chống dịch và phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, Bộ đã từng bước có lộ trình đưa ra các giải pháp vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế một cách chắc chắn, hiệu quả, phù hợp và đảm bảo an toàn phòng chống dịch với nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hoạt hiệu quả phòng chống dịch Để tái khởi động hoạt động du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai các chính sách, biện pháp kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành Bộ đã ban hành Nghị định 128 hoàn toàn phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay cũng như công tác phòng chống dịch, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, là “chìa khóa” để ngành du lịch tái khởi động, phục hồi, trước mắt là du lịch nội địa và tiếp đến là du lịch quốc tế. Ban hành Chương trình phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với chủ đề "Du lịch an toàn-Trải nghiệm trọn vẹn", góp phần từng bước phục hồi ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng của người dân; đồng thời giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản phẩm, trải nghiệm du lịch đa dạng, hấp dẫn, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, khôi phục niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn.
Triển khai chiến dịch truyền thông thu hút khách quốc tế "Sống trọn vẹn tại Việt Nam
- Live fully in Vietnam" nhằm quảng bá rộng rãi chiến dịch thí điểm mở cửa du lịch quốc tế. Với những nỗ lực của ngành du lịch và các địa phương, từ ngày 20/11 đến hết năm 2021, Việt Nam đã đón khoảng 3.500 du khách quốc tế theo chương trình thí điểm “hộ chiếu vaccine”.
Nhờ vào công tác quản lý của Bộ, trong tháng 11/2021, lượng khách du lịch nội địa đạt 2,5 triệu lượt, tăng hơn 3 lần so với tháng trước đó Trong dịp Tết Dương lịch 2022, nhiều địa phương trên cả nước hân hoan đón những du khách nội địa đầu tiên tới xông đất
Chiến lược Marketing du lịch:
Thời đại công nghệ số, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch – lữ hành đã và đang vận dụng rất tốt các công cụ marketing trực tuyến để marketing sản phẩm, dịch vụ tour du lịch của mình đến đông đảo khách hàng Nhiều năm trở lại đây, hoạt động quảng bá du lịch không chỉ được ngành du lịch mà cả các công ty lữ hành, kinh doanh du lịch tập trung đẩy mạnh Nhiều hoạt động liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong xúc tiến, quảng bá du lịch được triển khai mạnh mẽ.
Thông qua các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về sự đa dạng của sản trú và chi tiêu của khách, thu hút khách quay trở lại với nhiều trải nghiệm khác biệt, từ đó nâng cao thị phần tại các thị trường mục tiêu Đồng thời, tạo cơ hội hợp tác marketing du lịch giữa nhiều thành phần, đặc biệt là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tăng cường quan hệ đối tác công tư trong việc nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hóa công tác marketing du lịch, hướng tới các phân đoạn thị trường đang tăng trưởng cao cũng như các thị trường mới nổi.
2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên trong đến hoạt động du lịch
Vật chất kỹ thuật công nghệ:
Hệ thống cơ sở vâ —t chất kỹ thuâ —t du lịch phát triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.
Hiện nay số doanh nghiệp du lịch có cơ sở vật chất đạt từ 3 sao trở lên vẫn còn ít so với nhu cầu du lịch đang tăng nhanh Điều đó là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho giá cả dịch vụ du lịch ở Việt Nam, đặc biệt là các khách sạn từ 3-5 sao vẫn cao hơn một số nước trong khu vực và giá cả thường không ổn định.
Nhân lực du lịch trong những năm qua tăng theo sự phát triển của ngành nhưng vẫn chưa đảm bảo cho phát triển du lịch một cách bền vững,chưa đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức.
Số lượng nhân lực có xu hướng tăng nhưng còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ và năng lực thực tiễn chưa tương xứng với bằng cấp Nhiều bộ phận vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt là trình độ lao động sử dụng được ngoại ngữ khá thấp; ngoài ra tư duy và kỹ năng làm du lịch của người lao động còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp.
Nhân lực du lịch trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có độ chênh trình độ kỹ năng khá lớn Nhân lực trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài thường được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hầu hết đạt tiêu chuẩn quốc tế Các doanh nghiệp tư nhân thì có nơi đến 80% nhân lực chưa qua đào tạo chuyên sâu về du lịch
Sự thiếu hụt, mất cân bằng các đơn vị năng lực này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng công việc của bản thân nhân viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc của các nhân viên khác và hiệu quả chung của đơn vị, doanh nghiệp.Do đó, du lịch nếu muốn phát triển bền vững thì việc phát triển nguồn nhân lực là nhân tố vô cùng quan trọng. Vừa qua, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành
Môi trường ngành
2.3.1 Ảnh hưởng tích cực của môi trường ngành đến hoạt động du lịch
Ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt hai thập kỷ qua Sự gia tăng về dân làm gia tăng tổng cầu du lịch Năm 2018, cả nước đã đón 15,6 triệu khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 620 nghìn tỉ đồng Năm 2019, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, phục vụ 85 triệu khách nội địa Khách nội địa tăng trưởng đều đặn, đóng góp ngày càng cao trong doanh thu toàn ngành Người Việt đi du lịch nhiều hơn, “chịu chi” hơn trong các kỳ nghỉ cũng giúp ích rất nhiều cho ngành du lịch Việt
Hành vi người tiêu dùng ngày càng thay đổi, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch, lữ hành tích cực hơn trong việc tiếp thu phản hồi của khách hàng Từ đó cải thiện các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng cũng như giữ chân và thu hút thêm nhiều khách hàng Nhờ đó các chương trình đào tạo tương lai cũng như các chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp luôn được thúc đẩy mang tính
“độc, lạ”, riêng biệt, như: Các gói sản phẩm có giá ưu đãi, khuyến mại cho khách đặt tour, hay dịch vụ hỗ trợ khách hàng được nâng cấp hơn để giữ gìn tên tuổi và sự tín nhiệm của khách hàng
Sự cạnh tranh trong ngành:
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế cũng như sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch nhằm thu hút khách hàng, khiến thị trường du lịch hoạt động ngày càng sôi nổi
Cạnh tranh trong ngành mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng hơn, chi phí hợp ngân sách, để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng Khách hàng nhờ đó có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.
Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ngày càng tập trung hơn vào PR bởi nó mang lại sự tin tưởng cao hơn và khả năng lan tỏa lớn hơn đến đối tượng khách hàng Thay vì tự nói về mình thì doanh nghiệp chọn báo PR phù hợp giống như được người khác nói tốt cho mình Bởi sự tín nhiệm của báo chí như Vnexpress, Dantri, Zing … và gần đây như Cafebiz, Theleader … trong mắt người Việt Nam khá cao nên việc doanh nghiệp PR trên các trang này đem lại hiệu quả rất tốt Ở Việt Nam, các công ty du lịch, chủ yếu là nhóm nghỉ dưỡng như khách sạn, resort và một số nhà hàng sử dụng kênh này nhiều để tăng nhận diện.
Nhờ những chiến dịch quảng bá tốt mà các hoạt động xúc tiến du lịch được tổ chức sôi động trên phạm vi cả nước Ở cấp trung ương, công tác xúc tiến nhằm xúc tiến hình ảnh du lịch quốc gia, điểm đến quốc gia; các vùng, địa phương xúc tiến hình ảnh điểm đến vùng, địa phương và các doanh nghiệp xúc tiến cho các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch của mình Các hoạt động của Trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau, giữa khu vực nhà nước và tư nhân bước đầu có sự liên kết, phối hợp dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả rõ rệt.
2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của môi trường ngành đến hoạt động du lịch
Khách hàng luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ Chẳng hạn, với những khách hàng đoàn, họ đi nhiều người nên họ sẽ ép giá của các tour du lịch giảm xuống nhưng vẫn đảm bảo chất lượng các dịch vụ, còn với các khách hàng lẻ, khả năng thương lượng về giá sẽ kém hơn so với khách hàng đoàn, nhưng họ đòi hỏi chất lượng các dịch vụ của công ty phải tốt nhất, và thỏa mãn được những nhu cầu của họ.
Thị trường du lịch đang “ấm” lên, xong nhiều doanh nghiệp lữ hành vẫn bày tỏ sự lo lắng vì lượng khách còn hạn chế Dịch Covid-19 đã khiến cho xu hướng, thói quen của du khách thay đổi Vì thế, dù lượng khách từ đầu năm tăng, nhưng chủ yếu là du lịch tự túc. Các đơn vị lữ hành có nguy cơ “thua trên sân nhà”, khi mà nhiều sản phẩm du lịch truyền thống, từng là thế mạnh của doanh nghiệp đã không còn hấp dẫn, vì du khách có thể tự đặt các dịch vụ: Lưu trú, điểm tham quan, ăn uống…Không chỉ lo lắng bị mất đi vai trò trung gian giữa các cơ sở dịch vụ với du khách, các đơn vị lữ hành còn bày tỏ lo ngại về việc hệ sinh thái du lịch đang bị ảnh hưởng Chẳng hạn, trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều tuyến đường ùn ứ xe ô tô gia đình, nhiều điểm du lịch bị “vỡ trận” do lượng người dồn đến đông, khiến các cơ sở dịch vụ không kịp đáp ứng.
Gần đây, ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, do không có khách du lịch, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm tham quan, di tích, khu vui chơi giải trí đều thiệt hại, nhiều nơi đến nay vẫn chưa mở cửa lại hoàn toàn.
Sự cạnh tranh trong ngành:
Văn hóa kinh doanh kém, quản lý Nhà nước lại lỏng lẻo chưa có công cụ bảo hộ những doanh nghiệp làm ăn chân chính Các doanh nghiệp phải tự bơi, tự bảo vệ mình Đây là thực trạng đáng buồn trong kinh doanh du lịch hiện nay.
Một số công ty dở trò cạnh tranh “bẩn”, gây nhiễu loạn thông tin thị trường qua kênh quảng cáo Google Cụ thể, theo chính sách quảng cáo Google Adwords, các bên tham gia quảng cáo được quyền mua từ khóa mang tên thương hiệu của bất kỳ công ty nào, ngành nghề nào và dẫn link về website tùy ý mà không cần qua kiểm duyệt Lợi dụng điều này, đã có “bên thứ 3” mua cụm từ khóa “du lich dat viet”, hiển thị thông tin của doanh nghiệp gốc nhưng lại có link dẫn về website khác mà không có sự cho phép từ phía công ty.
Hiện tại mảng du lịch quốc tế, đặc biệt là du lịch hành hương rất phát triển nhưng có rất nhiều công ty hoạt động lữ hành không có giấy phép kinh doanh quốc tế hoặc các cá nhân tự đứng ra tổ chức chương trình du lịch quốc tế mà không có giấy phép, giá rẻ, không mua bảo hiểm cho khách du lịch… khiến cho hoạt động này trở nên bát nháo Trong khi đó, dẫn viên có thẻ hành nghề hợp pháp lại không thể khai thác được lượng khách này do bị cạnh tranh về giá cả Điều này không chỉ khiến cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành gặp khó khăn mà còn mang đến hệ lụy cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính nếu có vụ việc không hay xảy ra.
Ví dụ mới đây, hàng loạt công ty du lịch lữ hành tại TP.HCM như: Vietravel, Saigontourist, Du lịch Việt, Kỷ Nguyên Travel, VYC, … phát hiện số điện thoại tổng đài của họ đã đăng ký trên Google Maps bị thay thế bằng các số máy có 4 số cuối: …0009,… 5557,…5559 và …0007 của Công ty Du lịch Á Châu Một số đơn vị còn bị sửa cả trụ sở công ty, số điện thoại chi nhánh và đường link website dẫn về trang web của công ty này. Theo các công ty du lịch, với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên, rất có thể họ đã bị Công ty Du lịch Á Châu “cướp” khách hàng, gây thiệt hại nghiêm trọng khi đang trong giai đoạn cao điểm du lịch Tết Bởi lẽ, đa số khách hàng khi muốn đăng ký tour, họ thường lên Google tìm tên, số điện thoại của công ty để tiện liên hệ
Một số chiến dịch quảng bá ngoại trừ việc đã công bố bộ nhận diện thương hiệu cho du lịch Việt Nam nhưng chiến lược đó đang được thực thi đến đâu, đã được xây dựng thành một chiến lược quảng bá chi tiết hay chưa thì hoàn toàn không có thông tin
CƠ HỘI, THÁCH THỨC, HƯỚNG ĐI CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Cơ hội và thách thức
Việt Nam ngày nay trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới bao gồm cả khách du lịch quốc tế và nội địa, doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước Đây là cơ hội lớn để ngành du lịch phát triển và mở rộng trong tương lai cũng như góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen sống, sinh hoạt cũng như nhu cầu của con người Đi cùng với đó là những xu hướng du lịch sau đại dịch có thể được dự đoán như: Xu hướng du lịch đến những nơi an toàn tránh dịch bệnh; Xu hướng ứng dụng công nghệ nhằm quản lý đảm bảo an toàn, cũng như các dịch vụ hạn chế tiếp xúc; Xu hướng du lịch theo những nhóm nhỏ; Xu hướng du lịch ngắn ngày và đặt dịch vụ cận ngày; Xu hướng lựa chọn các hoạt động nghỉ dưỡng, gần gũi với thiên nhiên, thưởng thức văn hóa ẩm thực Bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam đang trong tầm kiểm soát tương đối tốt, đây sẽ là điều kiện tiên quyết mở ra cơ hội lớn cho ngành du lịch mau chóng tái khởi động, phục hồi và phát triển đa dạng hơn trong những giai đoạn tới Trước làn sóng mở cửa toàn cầu, thời điểm này chính là cơ hội đặc biệt để ngành đón đầu nhu cầu du lịch mang tính toàn cầu đó.
Các tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa, bảo tồn mở ra hướng phát triển môi trường du lịch bền vững, tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát huy tính sáng tạo và lợi thế của từng địa phương.
Sự phát triển của công nghệ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch, đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc linh động thay đổi kế hoạch với nhiều lựa chọn hơn để đặt chỗ ngay trong chuyến đi và tự do điều chỉnh kế hoạch Phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam có thể đem đến nhiều cơ hội cho ngành Du lịch, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách cụ thể mạnh mẽ nhằm tận dụng những thành tựu của CMCN 4.0, trong đó du lịch thông minh.
Từ cuối năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình về phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và triển khai đồng loạt trên cả nước với chủ đề “Du lịch an toàn – Trải nghiệm trọn vẹn” Đây được coi là cơ hội mới cho ngành du lịch sau đại dịch, là nội lực, nền tảng căn bản để phát triển du lịch bền vững Bên cạnh đó, hiện Việt Nam là 1 trong 10 nước có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới, đây là một trong những cơ sở để Việt Nam tự tin mở lại đường bay đến các nước và vùng lãnh thổ và hiện là chuẩn bị đến du lịch
Không chỉ vậy, Việt Nam hiện tại thu hút được sự chú ý của nhiều hãng hàng không quốc tế, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được xây dựng như: Việt Nam – New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ – Hà Nội, … Một số sân bay cũng được nâng cấp, xây dựng rộng: sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,… tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều vốn đầu tư vào ngành du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 5 sao được đầu tư Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch cũng được nâng tầm chất lượng, các hoạt động an ninh đảm bảo an toàn cho du khách cũng được chú trọng nâng cao,…điều này góp phần gia tăng du khách đến.
Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú là cơ hội lớn cho ngành du lịch nhưng cũng là thách thức không hề nhỏ khi việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, vẫn chưa khai thác được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương Có những điểm khách tập trung quá đông gây ra tình trạng quá tải nhưng cũng có những điểm lại không thu hút được khách du lịch.
Một số chính sách liên quan đến du lịch hiện nay còn nhiều bất cập cho các doanh nghiệp như: việc cấp Visa còn chậm, thời gian thị thực ngắn, gây tâm lý e ngại cho du khách Đây là rào cản cho việc du khách đến Việt Nam du lịch.
Cơ sở vật chất du lịch còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ giữa các vùng, nhiều điểm du lịch bị xuống cấp, các dịch vụ đi kèm như: khu vui chơi giải trí, khu lưu trú,… chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Mức chi tiêu cho các hoạt động quảng bá ngành du lịch của Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước và chưa có nhiều đột phá.
Trong gần 2 năm qua, do tác động của đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có Thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho toàn ngành không đạt được các chỉ tiêu, chệch hướng quỹ đạo tăng trưởng Năm 2020, lượng khách quốc tế chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu từ du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2019 Năm 2021, tình hình càng tồi tệ hơn khiến các hoạt động kinh tế, xã hội của phần lớn tỉnh/thành phố trong cả nước đình trệ nhiều tháng, khách du lịch quốc tế chưa đón, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2020.
Một điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam đó chính là nguồn nhân lực Nhân sự ngành du lịch mặc dù có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chưa đủ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nhân sự được đào tạo bài bản Không những thế, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch với 800.000 lao động trực tiếp, trong đó đối tượng bị mất việc, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là hướng dẫn viên du lịch, nhân viên làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, tàu du lịch, doanh nghiệp du lịch khác.
Trong suốt 4 đợt bùng phát dịch COVID-19, các hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam đóng cửa hoàn toàn, khách nước ngoài chủ yếu là các chuyên gia, khách công vụ.
Du lịch nội địa hoạt động phụ thuộc vào chu kỳ bùng phát dịch và diễn ra hết sức cầm chừng Đây là một thách thức lớn đối với ngành du lịch.
Cho đến cuối năm 2021, trên 35% doanh nghiệp xin thu hồi giấy phép kinh doanh, chỉ còn khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trên toàn quốc, trong đó nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc dừng hoạt động. Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch – lĩnh vực chiếm đến 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng phải đóng cửa khoảng 90% và hầu như không có khách trừ các cơ sở đón khách cách ly.
Hướng đi cho hoạt động du lịch của Việt Nam trong thời gian tới
Du lịch điểm đến an toàn, thân thiện
Hiện nay với tình hình dịch bệnh trên Thế giới và Việt Nam đang diễn biến phức tạp.Bên cạnh đó, sự bất ổn về tình hình chính trị, xã hội ở một số quốc gia đã và đang tác động trực tiếp đến quyết định chọn địa điểm du lịch của du khách và điểm đến du lịch an toàn, thân thiện sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của du khách khi dịch bệnh được kiểm soát và mọi hoạt động sinh hoạt trở lại trong trạng thái bình thường mới Đối với các quốc gia quản lý về du lịch, các địa phương ở cơ sở, cũng như các đơn vị cung cấp các dịch vụ du lịch của điểm đến cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn phòng dịch cho tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ của các khách sạn, nhà hàng, quán bar, phương tiện vận chuyển…
Đảm bảo về bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho du khách khi du lịch
Covid-19 được dự báo sẽ chưa thể kết thúc sớm Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch cần biết thông tin chi tiết về hệ thống chăm sóc sức khỏe của điểm đến và các gói bảo hiểm du lịch ngoài những thông tin về điểm đến, dịch vụ…Việc thông báo những thông tin y tế cần thiết tại mỗi điểm đến sẽ giúp khách du lịch giảm bớt lo lắng và yên tâm để thực hiện những chuyến đi của mình.
Phát triển du lịch nội địa, dịch chuyển từ nhu cầu du lịch quốc tế sang nhu cầu du lịch nội địa
Xuất phát từ lệnh hạn chế đi lại quốc tế và ở tại Việt Nam, cùng với sự hoài nghi về tính an toàn và chi phí y tế của điểm đến ngoài nước cộng với tâm lý muốn được đi lại, giao lưu của con người khi bị hạn chế di chuyển, sự kìm nén về sự khám phá và sự hạn hẹp về tài chính, du lịch nội địa sẽ là lựa chọn của rất nhiều du khách Việt Nam và các nước trên thế giới. Để có thể phát triển được du lịch nội địa, các ban ngành đoàn thể từ trung ương đến địa phương cần đẩy mạnh việc truyền thông quảng bá các đặc trưng du lịch tại địa phương mình, thực hiện các chính sách kích cầu du lịch, đồng thời đẩy mạnh mạng lưới giao thông vận tải, tăng cường số chuyến bay, đường bay và số chuyến tàu trong ngày, đa dạng hóa phương thức di chuyển cho du khách.
Đẩy mạnh các sản phẩm du lịch trọn gói đến các địa điểm du lịch ít người
Nếu như trước khi dịch Covid-19 nổ ra, nhờ công nghệ và các phương tiện thanh toán phát triển, tỷ lệ sản phẩm du lịch trọn gói có xu hướng giảm do du khách có nhiều sự lựa chọn và phương tiện để tự thiết kế chuyến đi hoặc kỳ nghỉ cho riêng mình, kể cả những điểm xa Hiện nay, do dịch bệnh, việc ăn uống tự do nhiều khi chưa đảm bảo, khách du lịch được yêu cầu phải thực hiện vệ sinh và các biện pháp giãn cách xã hội hoặc đảm bảo an toàn Do vậy, khách du lịch có xu hướng sử dụng dịch vụ trọn gói từ ăn, ở, đi lại của các công ty, đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm giảm thiểu khả năng lây lan bệnh từ cộng đồng. Đồng thời, nhờ vào việc hạn chế tiếp xúc giữa người với người, các địa điểm như ngại về vấn đề dịch bệnh Đồng thời đây cũng là cơ hội cho các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo thúc đẩy thu hút khách du lịch và đẩy nhanh hoạt động du lịch phát triển.
Ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, internet trong du lịch
Với diễn biến khó lường của dịch bệnh, khách du lịch thông qua các sản phẩm từ công nghệ tiên tiến hiện nay được các nhà mạng cũng như các nhà làm công nghệ cung cấp để đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc tìm hiểu thông tin trước khi quyết định chuyến đi hay đặt dịch vụ cho kỳ nghỉ, cũng như thanh toán trực tuyến qua các phần mềm tài chính Họ thu thập nhiều hơn thông tin về điểm đến, dịch vụ, các biện pháp đảm bảo an toàn… Để ra quyết định, thanh toán sản phẩm du lịch đã lựa chọn Bên cạnh đó, một số du khách cũng thông qua các ứng dụng trực tuyến để khám phá trước điểm đến bằng cách thông qua bạn bè, người thân, các công ty, nhà cung cấp dịch vụ du lịch phát trực tiếp để thoả mãn trí tò mò cũng như muốn xem thực tại hình ảnh của điểm đến khi mà chưa thể đi du lịch đc… Để có thể phát triển ứng dụng tối đa công nghệ trong du lịch, các doanh nghiệp, đơn vị làm du lịch, cung cấp dịch vụ du lịch cần ứng dụng nhiều hơn về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo vào công tác quản trị cũng như công tác liên kết tài chính qua phần mềm, công tác giới thiệu, quảng bá, marketing các sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu và thu hút sự chú ý, chăm sóc khách du lịch tốt hơn.
Bên cạnh đó, hiện nay còn có hình thức du lịch thực tế ảo giúp du khách có thể tận hưởng địa điểm du lịch mình mong muốn ngay tại nhà mà không cần phải lo lắng về phòng dịch Để có thể phát triển du lịch theo hướng đi này, các địa phương du lịch cần phối hợp với các công ty công nghệ số hóa địa điểm du lịch của mình và đưa địa điểm du lịch đó đến với du khách thông qua các hệ thống VR hoặc AR.
Du lịch quốc tế bằng hộ chiếu Vaccine
Hiện nay, việc hạn chế đi lại, xuất cảnh quốc tế ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam để đảm bảo an toàn do Covid-19 gây ra, đặc biệt được siết chặt Do đó, hộ chiếu vaccine được ứng dụng nhằm xác định được tình trạng sức khỏe của du khách đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe du khách khi đi du lịch tại các nước trên thế giới. Để có thể thực hiện được mô hình hộ chiếu vaccine một cách hiệu quả nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch nhằm hợp thức hóa hộ chiếu vaccine của công dân Việt Nam tại nước ngoài và ngược lại, tạo điều kiện để người dân có thể du lịch an toàn cũng như phát triển du lịch trong nước.
KẾT LUẬN
Bài thảo luận mà nhóm 5 thực hiện nhằm nêu ra được phần nào về thực trạng các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động du lịch hiện nay ở Việt Nam, qua đó thấy được những khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang phải đối diện Đồng thời, trên cơ sở đó, tổng hợp, đưa ra được một số xu hướng du lịch sau đại dịch Covid-19 trong thời gian tới Các xu hướng du lịch hiện nay chủ yếu dựa trên chính sách phát triển du lịch và thực tiễn hoạt động du lịch trong bối dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cũng như thông qua phân tích thị trường, thị hiếu của khách du lịch trong thời kỳ mới.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 5 LẦN 1
Địa điểm: họp trực tuyến qua zoom.
Các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến về đề tài thảo luận.
Đưa ra góp ý về dàn ý chi tiết.
2 Thành viên tham gia: Tất cả thành viên nhóm 5.
Tất cả các thành viên tham gia đầy đủ.
Các bạn đóng góp ý kiến sôi nổi, nhiệt tình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2022.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc