1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VAI TRÒ của CHÍNH PHỦ TRONG CHỈ đạo điều HÀNH đại DỊCH COVID 19 ở VIỆT NAM xây DỰNG TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT và PHÂN TÍCH yếu tố cấu THÀNH của VI PHẠM PHÁP LUẬT

65 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 270,17 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (0)
  • 2. Phạm vi nghiên cứu (3)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (3)
  • CHƯƠNG 1...................................................................................................................................... 3 (4)
    • 1.1. Khái niệm về Chính phủ (0)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ (5)
    • 1.3. Nguyên tắc hoạt động của Chính phủ (0)
    • 1.4. Vai trò của Chính phủ (0)
  • CHƯƠNG 2...................................................................................................................................... 7 (8)
    • 2.1. Covid-19 (0)
    • 2.2. Dịch bệnh Covid-19 ở nước ta (8)
      • 2.3.1. Về vấn đề sức khỏe (11)
      • 2.3.2. Về mặt kinh tế (12)
      • 2.3.3. Về mặt đời sống (15)
  • CHƯƠNG 3.................................................................................................................................... 15 (16)
    • 3.1. Về y tế (16)
    • 3.2. Về kinh tế (19)
    • 3.3. Về giáo dục (19)
    • 3.4. Một số hạn chế và kiến nghị (20)
      • 3.4.1. Một vài hạn chế (20)
      • 3.4.2. Kiến nghị (21)
    • 1. Tình huống (22)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (24)

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết

3

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

- Theo Nghị quyết được thông qua, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 27 thành viên, gồm: Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng

Chính phủ; 18 Bộ trưởng các bộ; 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

- 4 Phó Thủ tướng Chính phủ dự kiến phân công chỉ đạo các lĩnh vực sau: (1) Ngoại giao và hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tôn giáo, dân tộc; (2) Kinh tế tổng hợp và thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; (3) Kinh tế ngành; (4) Khoa giáo -Văn xã

- 18 thành viên Chính phủ là Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động-Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế.

- 4 thành viên Chính phủ là Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Ảnh 1.2.1 Cơ cấu tổ chức Chính phủ nước ta (nguồn: wikimedia) 1.3 Nguyên tắc hoạt động của Chính phủ Được quy định tại điều 5 luật Tổ chức Chính phủ 2015

1.3.1 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới. 1.3.2 Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu

1.3.3 Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.

1.3.4 Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

1.3.5 Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

1 4 Vaai trrò của Chhíínnh phhủ

1.4.1 Nhiệm vụ và quyền hạn

Hiến pháp 2013, điều 96 quy định như sau:

1.4.1.1 Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

1.4.1.2 Đề xuấtất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ

Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

1.4.1.3 Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân

1.4.1.4 Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.4.1.5 Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ,, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.

1.4.1.6 Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội 1.4.1.7 Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài

1.4.1.8 Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình 1.4.2 Vai trò của Chính phủ

Vai trò của Chính phủ được thể hiện ở các hoạt động chỉ đạo sau:

Vai trò của Chính phủ

- Chính phủ chỉ đạo hoạt động quản lý bao trùm toàn bộ các lĩnh vực trong phạm vi cả nước: kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại Còn các bộ, cơ quan ngang bộ lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nước theo một ngành, một lĩnh vực nhất định được phân công.

- Chính phủ thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm ưa và đánh giá hoạt động thực hành chủ trương, chính sách và luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân,

7

Dịch bệnh Covid-19 ở nước ta

- Gần 2 năm kể từ khi phát hiện những ca bệnh mắc Covid-19 đầu tiên tại Vũ Hán(Trung Quốc), đến nay dịch đã lan ra toàn thế giới và để lại những hậu quả cực kì nghiêm trọng Số ca mắc và tử vong được ghi nhận hằng ngày liên tục tăng, nền y tế nhiều nước quá tải, kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng và khiến sức khỏe, đời sống cả thế giới lâm vào khủng hoảng Việt Nam tuy được đánh giá cao trong quá trình phòng chống dịch nhưng cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi Covid-19 Nhìn lại quá trình từ lúc bắt đầu đầu xuất hiện ca bệnh đầu tiên của Việt Nam mắc Covid-19 cho đến nay, đó là cả một chặng đường dài và cực kì vất vả, quá nhiều mất mác và vẫn chưa thấy có dấu hiệu dừng lại

- Cho đến hiện tại Việt Nam đã và đang trải qua 4 đợt bùng phát dịch bệnh:

Trong Nhập Tử nước cảnh vong

Ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM là ca nhập cảnh từ Vũ Hán.

Diễn ra cao điểm nhất trong 36 ngày tại Đà Nẵng; ca bệnh chỉ điểm là 1 bệnh nhân của Bệnh viện C Đà Nẵng.

Dương từ 1 người xuất khẩu lao động bị phát hiện dương tính khi nhập cảnh Nhật Bản Đợt dịch chủ yếu tại ổ dịch Hải Dương (726 ca, chiếm gần 80% tổng số ca bệnh) Đợt dịch có sự xuất hiện của biến thể Delta, bùng phát tại nhiều nơi và lây lan mạnh ở Thành phố

Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Bảng 2.2.1 Tóm tắt quá trình dịch bệnh diễn ra ở Việt Nam

- Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 là đợt bùng phát nghiêm trọng nhất và kéo dài cho tới hiện tại, tuy nhà nước và ngành y tế nước ta đã có thể kiểm soát phần nào tình trạng dịch nhưng nhiều bệnh viện cũng đã lâm vào tình trạng quá tải, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh Nguyên nhân dẫn đến đợt dịch này bùng phát lớn là do biến thể Delta – có khả năng lây lan và xâm nhập gấp nhiều lần so với các biến thể ban đầu, ngoài ra thời gian đợt dịch thứ 4 xuất hiện là khoảng thời gian có nhiều ngày lễ lớn như 30/4 - 1/5 nên nguy cơ lây nhiễm càng tăng cao hơn.

2.3 Những ảnh hưởng gây ra do dịch Covid-19 ở Việt Nam

Tại Việt Nam, sau hai năm hứng chịu đại dịch covid, những tác động của đại dịch này đã khiến đất nước ta bị ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt.

2.3.1 Về vấn đề sức khỏe

- Sức khỏe của con người Việt Nam bị ảnh hưởng rất sâu sắc khi mỗi ngày có tới hàng ngàn ca bệnh diễn biến nặng, hàng trăm ca tử vong hoặc thậm chí hơn Hiện nay tại Việt Nam, theo diễn biến dịch ngày 29/12/2021, số ca nhiễm đã lên con số 1.694.874 ca mắc, 31.877 ca tử vong, một con số khá lớn mà khi đại dịch bắt đầu lại chẳng ai ngờ đến

- Đối với những người mắc Covid sẽ có người có những triệu chứng nhẹ, có những người thì lại bị những triệu chứng nặng hoặc là họ lại chẳng có triệu chứng nhưng có một điểm chung giữa họ là sức khỏe về sau khi hết bệnh vẫn sẽ bị suy giảm hơn so với lúc chưa mắc

- Một số người có thể gặp phải một loạt các triệu chứng mới hoặc tiếp diễn có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng kể từ lần đầu tiên bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 Không giống như một số loại hội chứng hậu COVID khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, những triệu chứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc nếu họ không có triệu chứng ban đầu Mọi người thường báo cáo rằng họ có các triệu chứng khác nhau như khó thở hoặc hụt hơi, mệt mỏi hay chóng mặt Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần (hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức)

- Một số người đã từng mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19 gặp phải các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi mắc COVID-19 Ảnh hưởng đa cơ quan có thể tác động tới nhiều, nếu không phải là tất cả, hệ thống cơ thể, bao gồm các chức năng tim, phổi, thận, da và não Các tình trạng tự miễn xảy ra

10 khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể do nhầm lẫn, gây viêm (sưng đau) hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng

- Mặc dù rất hiếm nhưng một số người, chủ yếu là trẻ em, gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống (MIS) trong hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19 MIS là tình trạng khi đó các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm MIS có thể dẫn đến các tình trạng sau khi mắc COVID nếu tiếp tục gặp các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc các triệu chứng khác

- Đặc biệt đối với những người lớn tuổi và mắc các bệnh nền thì covid như bước đệm để nhanh chóng dẫn đến cái chết, khi đa số ca tử vong ở Việt Nam đều là những người mắc bệnh nền lớn tuổi thì đây là nỗi lo cho rất nhiều con người, gia đình ở đất nước ta

- Hậu mắc Covid, nếu như ta không biết chăm sóc kĩ lưỡng thì những di chứng có thể ảnh hướng đến ta mãi về sau, không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả thế giới cũng vậy

- Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác cho nên khi những quốc gia khác chịu ảnh hưởng to lớn thì chính bản thân đất nước ta cũng bị tác động rất nhiều Khi xuất nhập khẩu là một phần rất quan trọng đối với kinh tế nước ta thì khi dịch đến thời điểm nước ta phải đóng cửa chống dịch thì nền kinh tế đã bị ảnh hưởng mạnh mà ai cũng có thể nhận thấy Những chuỗi kinh doanh từ lớn đến nhỏ bị thiếu hụt nguồn hàng để kinh doanh, hàng hóa xuất khẩu bị tồn đọng chẳng thể xuất đi gây kho khăn cho việc thu hồi vốn, một số còn phá sản.

- Chín tháng năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam Đặc biệt, đợt dịch kéo dài từ tháng 7 đến nay tại các tỉnh Đông Nam

Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam

- GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng trưởng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp và xây dựng, Khu vực dịch vụ đều giảm lần lượt là 5,02% và

15

Về y tế

- Trong y tế, chính phủ đã ban hành nhiều chỉ đạo mang tính quyết định giúp đỡ rất nhiều trong đại dịch Vào những lúc đóng cửa quyết tâm chống dịch, nhằm truy vết để tách biệt F0 ra khỏi dân để điều trị chính phủ đã chi ra rất nhiều ngân sách để đi test tận nhà người dân, không để cho người dân phải tự di chuyển để tránh lây lan dịch Chi phí cho việc test này cũng tốn khá nhiều ngân sách nhưng đã giúp ích cho công tác phòng dịch rất nhiều, việc sàng lọc F0 ra khỏi cộng đồng đã trở nên nhanh chóng dễ dàng, giúp ta có cuộc sống bình thường mới như hiện nay

Ví dụ: Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện số 8149/CĐ-VPCP ngày 7/11/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 1 Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về

“thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp chuẩn bị phương án, kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn linh hoạt, khoa học, hiệu quả; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả,… gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng thành lập ngay trạm y tế lưu động ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp; tổ chức tiêm chủng nhanh, kịp thời, hiệu quả ngay sau khi được phân bổ vaccine

- Bộ Y tế thực hiện phân bổ khẩn trương số vaccine đã tiếp nhận, chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm vaccine ngay khi nhận được, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng hỗ trợ các địa phương tiêm vaccine nhanh nhất có thể

- Ngoài ra chính phủ Việt Nam còn khẩn trương tìm kiếm nguồn vaccine cho người dân để nhanh chóng bao phủ kháng thể toàn bộ, đây là một việc rất ý nghĩa và đã

16 giúp ít cho nhân dân ta rất nhiều trong đại dịch khó khăn Nếu như bình thường bạn sẽ phải tốn một khoản kha khá để được tiêm vaccine thì tại Việt Nam, bất cứ ai cũng được tiêm vaccine miễn phí, làm giảm gánh nặng cơm áo gạo tiền cho người dân trong thời điểm khó khăn Tuy nhiên dù là vaccine miễn phí nhưng những loại vaccine nhập về cho chúng ta đều là những loại vaccine chất lượng như Astra Zeneca, Prifzer,… Việc tiêm vaccine diễn ra khá nhanh chóng và thuận lợi khi đa số người trên 18 tuổi đều đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và chính phủ dã cho ra kế hoạch tiêm mũi 3 cho những người đã đủ hai mũi

Ví dụ: Tối 5/6, Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 sẽ chính thức ra mắt tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có bài phát biểu quan trọng kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài chung sức đồng lòng với Chính phủ góp sức, góp tiền cho Quỹ vaccine để có vaccine sớm nhất tiêm cho nhân dân Tại sự kiện tối 5/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có bài phát biểu quan trọng kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài chung sức đồng lòng với Chính phủ góp sức, góp tiền cho Quỹ vaccine để có vaccine sớm nhất tiêm cho nhân dân

- Thứ trưởng Bộ Y tế đã thông tin về các biện pháp trọng tâm để hạn chế số ca tử vong do dịch COVID-19 tăng trong thời gian gần đây

- Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, hiện tại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao, số ca tử vong cũng có chiều hướng tăng lên Qua phân tích, hầu hết các ca tử vong đều ở nhóm người trên 50 tuổi và có bệnh nền.

- Để hỗ trợ hiệu quả hơn về tình hình sức khỏe của của người dân trong đại dịch, chính phủ cũng đã lên nhiều kế hoạch nhanh chóng xây dựng kịp thời các bệnh viện dã chiến cùng với sức chứa khá lớn và các trạm y tế lưu động và cố định để giúp người dân thuận lợi có đầy đủ sức khỏe vượt qua đai dịch Đến nay các bệnh viện dã chiến và trạm y tế đã đi vào hoạt động ổn định với số ca khỏi bệnh mỗi ngày đã bằng hoặc lớn hơn những ca mắc

Về kinh tế

- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 Theo các nhà lãnh đạo, người lao động là chìa khóa mấu chốt để quyết định việc phục hồi và phát triển kinh tế, chính vì thế mà việc đảm bảo đời sống cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng Khi nghị quyết được ban hành đã góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

- Ban hành chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 - chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 Trong đó nhấn mạnh việc: Tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế- xã hội Đặc biệt nổi bật là các nhiệm vụ cụ thể được chính phủ liệt kê rõ rang chi tiết và có ý nghĩa quan trọng để duy trì và phát triển kinh tế trong và hậu đại dịch như:

+ Tạo thuận lợi tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử

+ Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp + Tạo thuận lợi cho kinh doanh sản xuất, thúc đẩy xuất, nhập khẩu + Khẩn trương phục hồi, phát triển ngành du lịch,hàng không

+ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và phát triển môi trường kinh doanh

- Ngoài ra sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ cũng chính là chỗ dựa tinh thần cho những doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.

Về giáo dục

- Về việc dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng đại dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục Mặc dù ngành giáo dục và cả nước đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc nghỉ học kéo dài, học trực tuyến ở nhiều nơi đã ảnh hưởng đến tâm sinh lý học sinh, giáo viên, gia đình và chất lượng giáo dục,… như nhiều đại biểu Quốc hội đã nói

- Để đảm bảo an toàn và chất lượng tổ chức dạy học và thích ứng với dịch, nhà nước đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu, đôn đốc công tác tiêm chủng Covid-19 cho trẻ em; chuẩn bị cho công tác phòng chống dịch học đường; tổ chức linh hoạt dạy học thích ứng với dịch bằng nhiều cách khác nhau; thúc đẩy ứng dụng công nghệ giáo dục và chuyển đổi số hóa Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp; rà soát, sắp xếp hợp lý nội dung chương trình; nâng cao năng lực giáo viên; hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho giáo viên, học sinh và gia đình Huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trang thiết bị cho học sinh, sinh viên, nhất là vùng nghèo và khó khăn.

- Chính phủ cũng xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở giáo dục, đào tạo gặp khó khăn do dịch bệnh và rà soát, bổ sung chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn, nhất là đối với giáo viên mầm non và giáo viên ngoài công lập.

Một số hạn chế và kiến nghị

- Bên trên là Chính phủ ban hành những Nghị quyết và yêu cầu cấp dưới chấp hành theo nhưng có những người thi hành công vụ hiểu sai và làm sai so với Nghị quyết, bên cạnh đó cũng có những người hiểu rõ nhưng cố tình làm sai, lạm chức, lạm quyền để thu lợi bất chính hoặc cố tình vi phạm các quy định về phòng chống dịch.

- Một số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở, nhân viên y tế - những người thực thi nhiệm vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi trong tiêm vaccine phòng COVID-19; lợi dụng xe “luồng xanh” để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, ma túy,…

- Bên cạnh đó cũng có quá nhiều hậu quả xã hội như người dân mất việc dài hạn, trẻ em trở thành trẻ mồ côi do bố mẹ mất vì Covid-19,…

Nhóm tác giả kiến nghị Chính phủ nên đưa ra Nghị quyết giảm một số loại thuế, phí, điều này giúp người dân có thể hồi sinh một phần nào tài chính của họ.

Tình huống

Như (15 tuổi) và Yến (8 tuổi) là 2 chị em cùng cha khác mẹ Mẹ của Như mất năm Như 6 tuổi, bố Như là anh Thắng kết hôn lần nữa với chị Linh và 2 người có thêm một người con gái là Yến Chị Linh là người hiền lành, vì thương và thông cảm N vì mất mẹ từ nhỏ nên quan tâm và chăm sóc N như con gái ruột, Như cũng chấp nhận và hiếu thuận với chị Linh nhưng vì là mẹ kế nên trong lòng vẫn sinh khoảng cách Yến cũng biết được mẹ mình là mẹ kế của Như, cảm thấy mẹ quan tâm thương yêu Như nhiều hơn mình nên từ nhỏ đã sinh lòng ghen tị và hay xích mích những chuyện lặt vặt Dù biết những tranh chấp ngầm giữa hai chị em, nhưng hai vợ chồng nghĩ đó là chuyện nhỏ nên cũng chỉ khuyên răng con cái Khi bắt gặp hai đứa con cãi nhau thì chị thường la rầy Yến, còn Như thì chị chỉ khuyên bảo nhẹ nhàng vì Như dù gì cũng là con chồng, còn anh Thắng lúc biết thì thường la Như vì Như là chị nên phải nhường em Những lúc bị bố mẹ dạy dỗ như thế Như và Yến cũng sẽ ngoan ngoãn nghe theo và không nói gì nữa, nhưng khoảng cách và mâu thuẫn giữa 2 chị em càng ngày càng tích tụ nhiều hơn, bố mẹ 2 người cũng không mấy để ý, chỉ mong 1 nhà hòa thuận.

Một ngày nọ chị Linh làm bánh, thấy Yến vào nên đưa bánh cho Yến ngồi ăn, lúc sau Như vào, Yến cho rằng mẹ chỉ làm bánh cho mình mà không làm cho Như nên giở giọng châm chọc, nhưng lúc đó chị Linh quay sang quát Yến và đưa bánh cho Như và bảo rằng Yến chỉ nói giỡn thôi nên không cần để ý Như và Yến ngồi vào bàn cùng ăn, chị Linh ra ngoài nghe điện thoại Yến thấy mẹ ra ngoài nên liền trêu chọc Như rồi phá bánh của Như, Như thấy thế cũng quát mắng Yến, vậy là 2 chị em cãi nhau Vừa lúc đó bố của cả 2 đi làm về thấy 2 chị tranh cãi nên can ngăn Bố rất nghiêm khắc nên 2 chị em sợ bố, không nói gì nữa, chị Linh thấy thế cũng khuyên răn, nhân lúc chỉ có mình và Yến thì răn dạy mắng cô em rằng không được chọc chị nữa, Yến cũng nghe nhưng thấy ấm ức Sáng hôm sau khi anh Thắng và chị Linh không có nhà, Như ra vườn sau nhà tưới cây, Yến bị mẹ mắng nên ấm ức chạy lại chỗ Như xả giận, trong lúc tức giận đã có nhiều lời xúc phạm, đặc biệt còn nói Như là đồ không có mẹ, không ai dạy dỗ - điều này chọc vào chỗ đau của

Như bao lâu nay, vì thế Như giận xô ngã Yến rồi xoay người bỏ đi, Yến bị đẩy ngã giận quá nên cầm cục gạch dưới đất ném Như, Như cầm gạch ném lại Yến không kiểm soát được nữa cầm gạch lao vào Như đòi đánh, vừa lao vào vừa lặp lại câu Như không có mẹ, bố chỉ thương mình không thương chị Lần này Như đã thật sự bị kích động và mất kiểm soát giựt lại cục gạch đập liên tục vào phần đầu, mặt và gáy của Yến khiến Yến chảy máu rất nhiều, Như thấy nhưng đứng dậy bỏ đi, khi Như quay lại kiểm tra thì Yến đã chết.

2 Phân tích yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật

- Khách thể: Như xâm phạm đến quyền sống – quyền cơ bản nhất, quan trọng nhất của con người, Như dùng gạch đập khiến Yến mất đi sức khỏe và tính mạng.

+ Lỗi: cố ý gián tiếp vì Như dùng gạch đập khiến Yến chết Dù Như không muốn cướp đi tính mạng của em mình nhưng vẫn để mặc cho Yến chết đi mà không kêu cứu

+ Động cơ: mâu thuẫn giữa hai chị em

+ Mục đích: không có mục đích

- Mặt khách quan: dùng gạch đập vào đầu, mặt, gáy của nạn nhân khiến nạn nhân mất máu nhiều và chết

Ngày đăng: 05/12/2022, 06:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

việ nC Đà Nẵng. - VAI TRÒ của CHÍNH PHỦ TRONG CHỈ đạo điều HÀNH đại DỊCH COVID 19 ở VIỆT NAM xây DỰNG TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT và PHÂN TÍCH yếu tố cấu THÀNH của VI PHẠM PHÁP LUẬT
vi ệ nC Đà Nẵng (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w