“Scan”nãocủakháchhàngđểlàm
tiếp thị
Các nhà khoa học hiện đang tiến hành “quét” các hoạt động củanão bộ con người
với hy vọng rút ra những cơ chế quyết định đến sự chọn lựa khi người ta mua sắm
một sản phẩm nào đó… Phương pháp này có tên gọi là “neuromarketing” (tạm
dịch: nghiên cứu tiếpthị bằng thần kinh học) và được dự báo sẽ là cơ sở hàng đầu
để các công ty xây dựng các chiến lược tiếpthị trong tương lai. Theo đó, các chiến
lược tiếpthị trong tương lai sẽ tập trung vào việc kích thích các phản xạ thần kinh
được kiểm soát bằng mạch điện tử thay vì tác động vào thái độ củakháchhàng -
vốn là những yếu tố mờ nhạt và khó tìm hiểu.
“Các nhà nghiên cứu phương pháp neuromarketing tin rằng trong não bộ con
người tồn tại một quá trình có thể đóng vai trò một tín hiệu cho biết người sẽ mua
một sản phẩm nào đó hay không” – Colin Camerer, một giáo sư kinh tế học của
Viện Công nghệ California cho hay.
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học thần kinh (neuroscientist) của Mỹ và Đức
cũng đã sử dụng kỹ thuật FMRi (Funtional Magnetic Resonance Imaging - tạm
dịch: Hiển thị hình ảnh cộng hưởng từ theo tương quan hàm số) để quét lên não bộ
con người nhằm quan sát xem điều gì sẽ xảy ra trong bộ phận này khi con người
đánh giá các vật dụng như bia, xe hơi và một số hàng hoá và dịch vụ khác.
Thế nhưng, các nhà kinh tế-thần kinh học (neuroeconomist) mới là những người
đưa ra những phát hiện mới nhất về sự liên quan giữa các chức năng củanão bộ
con người với quyết định mua sắm của họ. Những nhà khoa học này đã nghiên
cứu cách con người ra quyết định trên nhiều phương diện, từ việc mua một chiếc
vé số cho đến quyết định có ngồi cạnh một người nào đó trên cùng một chuyến xe
buýt hay không. Đầu tháng 5 năm nay, các nhà nghiên cứu của Đại học Standford
đã cho biết họ vừa tìm ra được một số bộ phận củanão bộ có thể điều khiển hai
yếu tố chính của một sự chọn lựa-xác định một vật nào đó thuận tiện ở mức nào và
khả năng có được vật đó ra sao.
Một trong những bộ phận có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của con người là
lớp nằm ngay dưới vỏ não (subcortex). Theo các nhà nghiên cứu của Đại học
Standford, bộ phận này có chức năng đánh giá lợi ích tiềm năng mà một người có
thể có được khi sở hữu một vật nào đó. Lợi ích càng lớn, bộ phận này càng bị kích
thích mạnh, bất kể cơ hội một người có thể sở hữu vật đó trên thực tế ra sao.
Những kết luận trên có thể giúp cho các chuyên gia trong lĩnh vực tiếpthị có sự
hiểu biết tốt hơn về việc não bộ của một người phản ứng như thế nào đối với một
sản phẩm. Trước đây, đểlàm điều này, người ta thường sử dụng phương pháp
nghiên cứu các nhóm kháchhàng (focus group). Thế nhưng, phương pháp này
không mấy hữu dụng vì nó không dự báo được kháchhàng thực tế sẽ làm điều gì.
Điển hình là trường hợp của Coca-Cola với sự thất bại của nhãn hiệu New Coke.
Trên thực tế, dưới áp lực cạnh tranh, nhiều công ty lớn trên thế giới như Daimler
Chrysler đang chạy theo các nhà khoa học thần kinh nhằm tìm cách thâm nhập vào
đầu óc người tiêu dùng, tìm hiểu hành vi mua sắm của họ để tìm cách lôi kéo họ.
Việc có nên áp dụng phương pháp này một cách rộng rãi hay không hiện vẫn đang
còn gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học, các nhóm bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng và các nhà hoạt động chính trị. Trong khi đó, Commervial Alert-
một tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã lên tiếng cảnh báo rằng
những cuộc nghiên cứu này sẽ có thể làm dấy lên làn sóng bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng - nhiều tuyên truyền mang tính chính trị và còn phát sinh thêm
nhiều “giá trị suy đồi”.
. “Scan” não của khách hàng để làm
tiếp thị
Các nhà khoa học hiện đang tiến hành “quét” các hoạt động của não bộ con người
với. (tạm
dịch: nghiên cứu tiếp thị bằng thần kinh học) và được dự báo sẽ là cơ sở hàng đầu
để các công ty xây dựng các chiến lược tiếp thị trong tương lai.