Khái ni ệm, đặc điểm, vai tr ò và phân loại hộ sản xuất
Khái niệm
Hộ sản xuất là các hộ có phương tiện sống dựa trên ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất chính, là những hộ sống ở nông thôn có ngành nghề chính là Nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi Ngoài sản xuất Nông nghiệp hộ sản xuất còn tham gia các ngành nghề phụ khác để có thêm thu nhập.
Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng Tuy vậy, kinh tế hộ sản xuất thường nằm trong kinh tế lớn hơn, chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao Như vậy hộ sản xuất không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng và còn phải phụ thuộc vào hệ thống kinh tế lớn hơn của kinh tế quốc dân Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nói trên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất.
Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất
Hộ sản xuất được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng Tùy thuộc vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ hình th ành một kiểu cách sản xuất, cách tổ chức riêng trong phạm vi gia đình Các thành viên trong hộ quan hệ với nhau hoàn toàn theo cấp vị, có cùng sở hữu kinh tế Trong mô hình sản xuất chủ hộ cũng là người lao động trực tiếp, làm việc có trách nhiệm và hoàn t oàn tự giác Sản xuất của hộ khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so với các ngành khác.
- Đối tượng sản xuất phát triển hết sức phức tạp và đa dạng, chi phí sản xuất thường là thấp, vốn đầu tư có thể rải đều trong quá trình sản xuất của hộ mang tính thời vụ, cùng một lúc có thể kinh doanh sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi hoặc tiến hành các ngành nghề khác lúc nhàn rỗi, vì vậy thu nhập cũng rải đều, đó là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển toàn diện.
- Trình độ sản sản xuất của các hộ ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy móc có chăng cũng còn ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, quy mô nhỏ không được đào tạo bài bản Hộ sản xuất hiện nay nói chung vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh theo tính chất truyền thống, thái độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảm đạo đức gia đình và nếp sinh hoạt theo phong tục tập quán của làng quê.
- Quy mô sản xuất của hộ thường nhỏ, hộ có sức lao động, có các điều kiện về đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học k ỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, về vốn thì kinh tế hộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hóa, không thể tiếp cận với cơ chế thị trư ờng.
Với những đặc điểm trên của hộ sản xuất, ta thấy rằng: Đối tượng cho vay mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực, mức độ và hiệu quả sử dụng vốn của từng hộ cũng rất khác nhau Chính vì vậy mà việc xem xét thẩm định cho vay đóng một vai trò hết sức quan trọng và là khâu quyết định đến sự an toàn vốn cũng như sự phát triển bền vững của các tổ chức tín dụng.
Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với nền kinh tế
Trong các nền kinh tế đang phát triển, như Việt Nam chẳng hạn, hộ sản xuất mà chủ yếu là hộ Nông dân chiếm tỷ lệ đông trong tổng số hộ của toàn quốc Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế, đơn vị sản xuất kinh doanh đông đảo nhất trong nền kinh tế.
Kinh tế hộ sản xuất phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở nông thôn, tạo công ăn việc làm cho các lao động nhàn rỗi, góp phần giải quyết phần nào số lao động đang thất nghiệp. Ở một khía cạnh khác, kinh tế hộ còn đóng vai trò đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội, giảm bớt các tệ nạn trong xã hội do hành vi nhàn cư vi bất thiện gây ra.
Không những thế, hộ sản xuất còn là người bạn hàng tiêu thụ các sản phẩm,dịch vụ của NHNo&PTNT Hộ có mối quan hệ mật thiết với Ngân hàng Nông nghiệp và đó là thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng để mở rộng đầu tư tín dụng.
Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Là động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn lực vốn, lao động, tài nguyên,đất đai đưa vào sản xuất nhằm tăng sản phẩm cho xã hội Là đối tác cạnh tranh của kinh tế quốc doanh trong quá trình cùng vận động và phát triển Hiệu quả đó gắn liền với sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí, chuyển hướng sản xuất, tạo được quỹ hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Phân loại hộ sản xuất
- Loại thứ nhất : Hộ có vốn, có kỹ thuật, kỹ năng lao động, có khả năng thích ứng, hoà nhập với thị trường.
- Loại thứ hai: Hộ có sức lao động, cần mẫn, không có hoặc có ít tư liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chưa có môi trường kinh doanh.
- Loại thứ ba: Không có sức lao động, không tích cực lao động, không biết tính toán làm ăn.
Hoạt động cho vay hộ sản xuất
Khái niệm cho vay
Cho vay trong hoạt động của NHTM được hiểu là giao dịch về tiền tệ giữa bên cho vay là Ngân hàng và bên đi vay là cá nhân, tổ chức, trong đó bên cho vay chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho bên cho vay khiđến hạn thanh toán.
Đặc điểm cho vay hộ sản xuất
- Chủ yếu là cho vay thời vụ. Đối tượng đầu tư chủ yếu của các hộ sản xuất là những cây, con có chu kỳ sinh trưởng ngắn (lúa, lợn) hay là việc đánh bắt thủy –hải sản theo mùa Cụ thể:+ Tính mùa, vụ trong sản xuất quyết định thời điểm cho vay và thu nợ củaNgân hàng Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời điểm nhất định trong năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch tiến hành thu nợ.
+ Trong hoạt động cho vay đối với các hộ sản xuất đánh bắt thủy, hải sản thì thời điểm cho vay thường là đầu năm hoặc cuối năm, và thời điểm thu nợ là giữa hay cuối mùa.
+ Chu kỳ sống của cây, con là yếu tố chính để Ngân hàng tính toán thời hạn cho vay.
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng Nguồn trả nợ Ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán các súc vật hay sản phẩm liên quan Tuy nhiên, môi trường tự nhiên ở Nông thôn rất khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết khí hậu, do đó nếu môi trường biến đổi t heo hướng không thuận lợi thìảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Chi phí cho vay cao. Đặc điểm cho vay hộ sản xuất là vốn ít, khách hàng đông và phân bổ không đồng đều, do đó, Ngân hàng phải tiến hành mở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã Ngoài ra, cho vay hộ sản xuất cũng gặp rất nhiều rủi ro cho nên chi phí dự phòng rủi ro là tương đối lớn Việc này khiến Ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn so với cho vay với các đối tượng khác.
Vai trò cho vay đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất
- Đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất Tăng sản phẩm cho xã hội và thu nhập cho hộ sản xuất.
- Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất phù hợp với điều kiện thị trường.
- Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa góp phần thực hiện CNH – HĐH Nông nghiệp và Nông thôn.
- Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
- Là kênh truyền tải vốn tài trợ của Nhà nước, vốn ủy thác đầu tư nước ngoài đối với Nông nghiệp Nông thôn.
- Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãiở nông thôn…
Phân loại cho vay hộ sản xuất
- Theo thời hạn cho vay.
+ Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến một năm và được sử dụng để bổ sung, bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.
+ Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm (theo quy định của Việt Nam) dùng để đầu tư mua sắm TSCĐ, cải thiện đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng SXKD, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Bên cạnh đó nó còn được dùng đầu tư vào TSLĐ thường xuyên của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp mới thàn h lập.
+ Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay từ trên 5 năm, tối đa có thể lên đến 20,
30 thậm chí 40 năm Loại tín dụng này dùng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng nhàở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
Hộ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp, tiểu thủ công, thương mại, dịch vụ.
- Theo hình thức đảm bảo.
+Cho vay có đảm bảo bằng tài sản, khoản vay phải có tài sản đảm bảo. +Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, khoản vay tín ch ấp.
- Theo phương thức cho vay.
+ Cho vay từng lần: Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này áp dụng với khách hàng vay vốn ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanhổn định Phương thức này có ưu điểm là giảm được thủ tục giấy tờ và tạo cho khách hàng chủ động trong kinh doanh, giảm chi phí…
+ Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho vay trên cơ sở tiến độ thực hiện dự án.
Ngoài ra còn có các phương thức cho vay như: cho vay trả góp, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay thấu chi… nhưng ở chi nhánh Ngân hàng không áp dụng.
Quy định cho vay đối với hộ sản xuất
Về mục đích cho vay
Hiện nay, các hộ gia đình thường làm nhiều công việc lẫn lộn như trồng trọt,chăn nuôi hay đánh bắt thủy, hải sản, nuôi trồng thủy, hải sản Vì vậy, xác định rõ nội dung kinh tế của cho vay hộ sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tránh được trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, nâng cao chất lượng tín d ụng và đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng.
V ề đối tượng cho vay
- Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi như vật tư, phân bón, cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi, đánh bắt hải sản như đầu tư đóng mới ghe, mua máy, muangư lưới cụ.
- Tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở Nông thôn Mua sắm công cụ máy móc, máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển Nông nghiệp và Nông thôn như: Máy cày, máy gặt, máy xay xát…; mua sắm phương tiện vận chuyển hàng hóa trong nông nghiệp; xây dựng chuồng trại, nhà kho…
- Cho vay sinh hoạt như: xây, sửa nhàở, mua sắm đồ dùng phương tiện đi lại.
Mức cho vay
NHNo&PTNT nơi chovay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản) khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam.
Vốn tự có được tính cho tổng vốn nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống cụ thể như sau: Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn. Đối với cho vay trung dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.
Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp Loại A theo tiêu thức phân loại khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam) khách hàng là hộ sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên giao cho Giám Đốc NHNo&PTNT nơi cho vay quyết định. Đối với khách hàng được NHNo&PTNT nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia quy định hiện hành của Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam. Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, NHNo&PTNT huyện Hải Lăng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức sau:
- Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp.
- Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ Nông nghiệp, Nông thôn.
- Tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại.Những hộ vay vượt mức theo quy định trên thì phải thế chấp tài sản theo quy định của Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
Điều kiện vay vốn
NHNo&PTNT Việt Nam - CN huyện Hải Lăng – Quảng Trị xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ những điều kiện sau:
Thứ nhất: Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là:
- Phải thường trú tại địa bàn huyện Hải Lăng, trường hợp hộ chỉ có đ ăng ký tạm trú thì phải có xác nhận của UBND xã cho phép họat động sản xuất kinh doanh.
- Người đại diện cho hộ đi giao dịch với Ngân hàng phải là chủ hộ hoặc là người được chủ hộ ủy quyền, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng Tất cả đềuphải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Đối với hộ làm nông, lâm nghiệp thì phải có mang theo giấy tờ xác nhận cho thuê, giao quyền sử dụng đất (ví dụ như sổ đỏ ruộng).
- Đối với hộ cá nhân kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh.
Thứ hai: Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Không vi phạm pháp luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Thứ ba: Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết, cụ thể:
- Có mức vốn tự có thỏa mãnđiều kiện vay vốn, trên 10% đối với vay ngắn hạn và 20% đối với vay trung hạn hoặc thỏa mãn một số điều kiện riêng của Ngân hàng nơi cho vay.
- Kinh doanh có hiệu quả, khôngcó hợ quá hạn trên 6 tháng với Ngân hàng.
- Đối với khách hàng phục vụ đời sống phải có nguồn thu nhập ổn định để chi trả choNgân hàng.
Thứ tư: Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,NHNN và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.
Những nhu cầu không vay được vốn
- Để mua sắm các tài sản và chi phí hìn h thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
- Để thánh toán cho các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
Thời hạn cho vay
NHNo&PTNT nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
- Khả năng trả nợ của khách hàng.
- Nguồn vốn cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam.
Lãi suất cho vay, phí và lệ phí
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc quy định mức lãi suất cho vay, phí và lệ phí phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam, lãi suất thị trường, thể loại vay và thông lệ quốc tế.
- NHNo nơi cho vay và khách hàng thoả thuận về mức lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, thời hạn điều chỉnh (tối thiểu ba tháng hoặc sáu tháng một lần) phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường từng thời kỳ và quy định của NHNo Việt Nam.
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính ẩn định nhưng tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng theo quy định của NHNN Việt Nam và NHNo Việt Nam.
Trả nợ gốc và lãi v ốn vay
Căn cứ vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng, NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:
- Các kỳ hạn trả nợ gốc: tối đa 12 tháng/ kỳ.
- Các kỳ hạn trả lãi: phải được xác đ ịnh cùng với kỳ trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng: tháng/ lần hoặc quý/ lần.
Trong thời gian ân hạn nợ gốc, khách hàng vay vẫn phải trả nợ lãi tiền vay.
- Đồng tiền trả nợ và bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Đối với khoản nợ vay không trả nợ gốc hoặc lãi đúng hạn, được NHNo nơi cho vayđánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và khách hàng phải trả lãi suất nợ quá h ạn Vốn vay giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay thoảthuận với khách hàng theo các quy định hiện hành của NHNo Việt Nam và phải đước ghi vào hợp đồng tín dụng.
- Trường hợp khách hàng trả nợ gốc trước hạn, số lãi phải chỉ tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày trả nợ NHNo nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng về mức phí trả nợ trước hạn theo hướng dẫn của NHNo Việt Nam và phải được ghi vào hợpđồng tín dụng.
Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng phải bao gồm các nội dụng cơ bản sau đây:
- Ngày, tháng, năm ký hợp đồng và tính hiệu lực của hợp đồng.
- Đối tượng giao kết hợp đồng.
- Phương thức cho vay, số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay.
- Thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ.
- Hình thức bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm.
- Quyền và nghĩa vụ các bên.
- Phương thức xử lý tranh chấp.
Hợp đồng tín dụng áp dụng cho tất cả các khách hàng (trừ những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam dùng sổ vay vốn)
Căn cứ mẫu hợp đồng tín dụng kèm theo quy định này, Sở giao dịch, chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhưng phải đảm bảo an toàn vốn vay và không được trái với các quy định của pháp luật.
Trường hợp cần thiết hoặctheo yêu cầu của các bên đồng tài trợ, NHNo nơi cho vay quyết định việc thuê cơ quan tư vấn pháp lý soạn theo hợp đồng tín dụng, chi phí thuê soạn thảo do bên vay thanh toán.
- Đối với hộ vay không phải thế chấp, cầm cố: khi vay vốn chỉ phải nộp giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, hoặc chưa có thì UBND xã, phường xác nhận đất không có tranh chấp.
- Đối với hộ vay phải thực hiện thế chấp, cầm cố: cần có giấy đề nghị vay vốn,phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ đảm bảo tiền vay và các giấy tờ liên quan.
Quy trình cho vay
Sơ đồ1.1: Quy trình cho vay tại Ngân hàng
Gi ải Thích sơ đồ:
(1) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
(2) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do CBTD lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định nếu cần thiết, hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm CBTD, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giámđốc quyết định.
(3) Giám đốc NHNo&PTNT nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
- Nếu cho vay thì NHNo&PTNT nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng (Sổ vay vốn), hợp đồng đảm bảo tiền vay ( trường hợp cho vay có đ ảm bảo bằng tài sản )
- Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Nếu không cho vay thì thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết có kèm theo lý do.
(4), (5), (6) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển giao cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán, thanh toán rồi chuyển sang thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu khách hàng nhận bằng tiền mặt).
(7) Kiểm tra sử dụng vốn: Chậm nhất sau 03 tháng ( Theo Quy định của NHNo&PTNT Tỉnh) kể từ ngày giải ngân lần đầu, CBTD phụ trách phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay nhằm giám sát người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết Với những món vay trên 50 triệu đồng thì chậm nhất sau 01 tháng (theo Quy định của NHNo&PTNT Tỉnh) kể từ ngày giải ngân lần đầu, CBTD phụ trách phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng Các lần kiểm tra sau tùy thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để tiến hành kiểm tra đột xuất hay kiểm tra định kỳ.
(8) Quy trình thu nợ, lãi:
- Trả lãi: Hàng quý hoặc nữa năm (đối với vay trung hạn) khách hàng đem tiền tới ngân hàng nơi cho vay nộp lãi.
- Trả gốc: Thực hiện trả nợ theo đúng thời hạn đã cam kết với ngân hàng.
Phân tích về hoạt động cho vay hộ sản xuất
Các chỉ tiêu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất
- Chỉ tiêu dư nợ cho vay hộ sản xuất.
Dư nợ cho vay: Đây là chỉ tiêu thời điểm phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay nhưng chưa thu lại được tính đến cuối kỳ thường là
01 năm Chỉ tiêu này vừa phản ánh quy mô tín dụng vừa phản ánh kết quả hoạt động cho vay và thu nợ của Ngân hàng.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ
Chỉ tiêu về tăng trưởng tương đối và tuyệt đối phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện chất lượng cho vay hộ sản xuấtcó xét về quy mô.
- Chỉ tiêu doanh số cho vay hộ sản xuất.
Doanh số cho vay: Đây là chỉ tiêu thời kỳ phản ánh khối lượng tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay trên cơ sở các hợp đồng tín dụng (sổ vay vốn) trong một thời gian nhất định thường là 01 năm, chỉ tiêu này thể hiện quy mô khoản đầu tư của Ngân hàng.
- Doanh số thu nợ hộ sản xuất.
Doanh số thu nợ:Là chỉ tiêu thời kỳ phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng thu được từ việc khách hàng trả nợ gốc trong một thời gian nhất định thường là 01 năm, DSTN càng tiến sát DSCV chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng là có hiệu quả.
DSTN = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ- Dư nợ cuối kỳ
- Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay hộ sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh thực trạng sử dụng vốn của Ngân hàng Nó đề cập đến việc hộ sản xuất có trả nợ thường xuyên và nhanh chóng hay không Do đó nó phản ánh khả năng sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng Nếu dư nợ cho vay bình quân tăng trưởng đều, vòng quay vốn càng lớn chứng tỏ các khoản cho vay của Ngân hàng có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lợi tốt.
- Chỉ tiêu dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn khi cho vay hộ sản xuất
Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn.
Doanh số thu nợ hộ sản xuất Vòng quay vốn cho vayhộ sản xuất Dư nợ cho vay bình quân hộ sản xuất
Tỷ lệ nợ quá hạn là phần trăm giữa nợ quá hạn và dư nợ cho vay hộ sản xuất ở một thời điểm nhất định:
Xét về bản chất, cho vay là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng của hoạt động cho vay Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì Ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay càng thấp.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể xem xét chỉ tiêu dư nợ xấu.
Dư nợ nợ xấu là chỉ tiêu thời điểm cho biết số tiền gốc mà HSX đã quá hạn trên 3 tháng với ngân hàng.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nợ xấu được xác định là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5.
- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãiđúng hạn.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả n ợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3(Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ dưới tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Nợ quá hạn hộ sản xuất
Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau :
- Nhóm 1: 0% ; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay
- Tỷ lệ dư nợ hộ sản xuấttrên vốn huy động.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng Ngân hàng tận dụng nguồn vốn huy động trong hoạt động cho vay, nghĩa là Ngân hàng đã cho vayđược bao nhiêu so với nguồn vốn huy động Ngoài ra nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương Ngân hàng Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy độngquá thấp không đáp ứng cho việc đầu tư tại địa phương, khả năng huy động vốn của Ngân hàng chưa tốt Chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng chưa thật sự đưa nguồn vốn huy động và sử dụng tốt, việc thự hiện sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.
- Hệ số thu nợhộ sản xuất
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng thu về được bao nhiêu đồng vốn Hệ số thu nợ cho thấy mức độ quản lý nội bộ đối với nợ quá hạn Nếu hệ số thu nợ nhỏ thì thực tế Ngân hàng có thể đang đứng trước rủi ro mất một lượng vốn lớn cho vay.
Dư nợ xấu hộ sản xuất
Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất Tổng dư nợ hộ sản xuất
Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất
Tỷ lệ dư nợ cho vay HSX/ vốn huy động = x 100%
Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ sản xuất
Môi trường là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cho vay hộ sản xuất Đặcbiệt, ở nước ta, hoạt động nông nghiệp còn mang tính thời vụ phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên thìđiều kiện tự nhiên cóảnh hưởng rất lớn.
Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, nhất là đối với các hộ sản xuất nông –lâm – ngư nghiệp phụ thuộc chủ yếu và điều kiện tự nhiên Môi trường tự nhiên biến động thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất diễn ra bình thường, làm cơ sở cho việc hoàn trả vốn vay Ngược lại, sự biến động bất lợi của điều kiện tự nhiên gây khó khăn cho việc SXKD của các hộ sản xuất, làm giảm thu nhập và tệ hơn là mất vốn, ảnh hưởng không tốt đến khả năng trả nợ của các hộ sản xuất.
Môi trường kinh tế xã hội cóảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả cho vay hộ sản xuất Môi trường kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện cho hộ sản xuất làm ăn có hiệu quả, do vậy hộ sản xuất sẽ vay nhiều hơn, các khoản vay đều được hộ sản xuất sử dụng đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh tế Từ đó, các khoản vay được hoàn trả đúng thời hạn gốc và lã i giúp cho hoạt động cho vay hộ sản xuất được nâng lên.
Môi trường chính trị - pháp lý: Ngân hàng là một trong những ngành phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan pháp luật và cơ quan chức năng Do vậy, việc tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất.
Môi trường pháp lý ổn định và cơ sở pháp lý hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện để hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất được tiến hành một cách thuận lợi Những quy định cụ thể của pháp luật về cho vay và các lĩnh vực liên quan là cơ sở để xử lý, giải quyết khi xảy ra các tranh
Hệ số thu nợ cho vay hộ sản xuất = x 100%
DSCV hộ sản xuất chấp trong cho vay một cách hữu hiệu nhất Vì vậy, môi trường chính trị - pháp luật cóảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay hộ sản xuất.
+ Trìnhđộ của hộ sản xuất bao gồm cả trìnhđộ sản xuất và trìnhđộ quản lý của khách hàng Với một trìnhđộ sản xuất phù hợp và trình độ quản lý khoa học, hộ sản xuất có thể đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt, sẽ có khả năng tài chính để trả nợ Ngân hàng Ngược lại thì khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn.
+ Hộ sản xuấtsử dụng vốn sai mục đích.
+Đạo đức, thiệnchí trả nợ của hộ sản xuất.
+ Chính sách tín dụng của Ngân hàng.
Chính sách tín dụng của Ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay Chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đưa ra được hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu, thu hút được khách hàng, đồng thời cũng khuyến khích họ trả nợ đúng hạn.
+ Chấp hành quy chế cho vay.
Chấp hành quy chế cho vay của cán bộ tín dụng là nguyên nhân để các chỉ tiêu phân tích hoạt động cho vay có thực hiện được hay không Việc chấp hành các quy định, các văn bản luật của các tổ chức tín dụng, các quy định của bản thân mỗi Ngân hàng khi cho vay của mỗi cán bộ tín dụng cần phải được tuân thủ.
+ Trìnhđộ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay. Chất lượng một khoản cho vay được xác định ngay từ khi khoản vay được quyết định.
+ Kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng:
Nếu việc làm này được tiến hành một cách kịp thời, đồng bộ sẽ nắm bắt và xử lý được những khoản vay có vấn đề Hệ thống thông tin Ngân hàng sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng nắm bắt được thông tin của khách hàng trước khi quyết định một khoản cho vay Yếu tố này là rất quan trọng bởi vì nó góp phần ngăn chặn nhữn g khoản cho vaykhông tốt ngay khi chưa xảy ra.
Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ các Ngân hàng trong nước và quốc tế về hoạt động cho vay hộ sản xuất đối với CN Ngân hàng huy ện Hải Lăng
tế về hoạt động cho vay hộ sản xuất đối với CNNgân hàng huyện Hải Lăng.
Hiện nay có rất nhiều Ngân hàng trong nước và Ngân hàng Quốc tế thực hiện việc cho vay hộ sản xuất, mỗi Ngân hàng có một chính sách tín dụng cho vay hộ mang tính đặc trưng riêng, để có những gi ải pháp tốt về cho vay hộ sản xuất của chi nhánh trong thời gian tới, qua tìm hiểu tình hình thực tế, em xin nêu ra kinh nghiệm cho vay của một số Ngân hàng:
Cho vay hộ Nông dân của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam: Ngân hàng chính sách xã hội là Ngân hàng của chính phủ thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà Nước, đối tượng khách hàng là những hộ gia đình thuộc diện chính sách, Ngân hàng này thống nhất thực hiên trên toàn quốc cho vay hộ sản xuất thông qua các đoàn thể như hội Nông dân, hộ Phụ Nữ… Phương thức cho vay này có rất nhiều ưu điểm như, mở rộng chân rết của Ngân hàng chính sách xã hội,giảm tải công việc cho cán bộ tín dụng do một số công việc của cán bộ tín dụng được giao lại cho tổ trưởng vay vốn thực hiện như hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, gửi giấy báo và đôn đốc thu nợ đến hạn Phương thức cho vay này còn làm phong phú hoạt động của các đoàn thể.
Các Ngân hàng thương mại ngoài quốc dân xem cho vay kinh tế hộ là một chiến lược trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng Sacombank đang dành 1/3 sản phẩm trong hệ thống sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho Nông nghiệp, tổng dư nợ cho vay Nông nghiệp lên đến 20.000 tỷ đồng phục vụ nhu cầu tài chính cho hơn 350.000 hộ Nông dân và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp, trong cho vay hộ sản xuất, ngân hàng Sacombank không đơn thuần là nguồn cung ứng vốn cho người đi vay mà còn hỗtrợ về kỹ thuật, kỹ năng quản lý trongsản xuất Nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro do chủ quan của con người trong sản xuất Nông nghiệp, tăng hiệu quả của đồng tiền cho vay.
Trên thế giới có rất nhiều Ngân hàng tập trung vốn đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp điển hình như ngân hàng Rabobank – Hà Lan, là một định chế tài chính hàng đầu thế giới tập trug vào lĩnh vực tài chính Nông nghiệp và thực phẩm, chiếm85% thị phần tài chính Nông thônở Hà Lan, tổng tài sản của Rabobank đạt 674 tỷEURO, có 150 đơn vị thành viên và hoạt động 41 quốc gia trên thế giới, khác biệt của cho vay hộ Nông dân của Ngân hàng này là việc sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh phải kèm theo các tiêu chí như đảm bảo về chất lượng sản phẩm sản xuất theo quy định, đảm bảo về vệ sinh môi trường theo quy định, với mục đích tạo ra những sản phẩm sạch đủ tiêu chuẩn.
Qua tìm hiểu hoạt động cho vay hộ của một số Ngân hàng trong nước và Ngân hàng trên thế giới, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hải Lăng cần nghiên cứu cách làm của những Ngân hàng này nhằm hoàn thiện các giải pháp cho vay hộ sản xuất trong thời gian tới, như hướng tới việc chuyển tải vốn vốn đến hộ sản xuất thông qua việc thành lập tổ vay vốn của các tổ chức đoàn thể hội Phụ Nữ, hội Nông dân… như cáchlàm của Ngân hàng chính sách xã hội, cho vay hỗ trợ kỹ thuật như Sacombank, cho vay kèm theo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, về môi trường như ngân hàng Rabobank Hà Lan, làm phong phú thêm đối tượng cho vay của chi nhánh.
Kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn trong thời gian qua thực sự đóng một vai trò tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội, mà nồng cốt là hơn 10 triệu hộ Nông dân khắp trên mọi miền tổ quốc là chủ nhân đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn đểcùng các ngành kinh tếkhác đưa nền kinh tếphát triển tiếp tục ổn định, vị trí và vai trò của bà con Nông dân càng đặc biệt quan trọng đối với NHNo&PTNT huyện Hải Lăng khi mà hoạt động kinh doanh trên một địa bàn kinh tế thuần Nông, khách hàng hầu hết là hộsản xuất, nhận thức được tầm quan trọng,trong quá trình giải quyết cho vay hộ sản xuất trên địa bàn NHNo&PTNT huyệnHải Lăng đã tập trung triển khai và nghiên cứu một cách bài bản các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, các văn bản chếdộ của Ngân hàng cấp trên liên quan đến chính sách tín dụng đối với Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân, chủ động trong việc thực thi chính sách tín dụng, vận dụng những cơ sởlý luận vào thực tiễn hoạt động tác nghiệp và đã đạt được một số kết quả trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cho vay kinh tếhộ trên địa bàn.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHI ỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN HẢI LĂNG – QUẢNG TRỊ
Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam – CN huyện Hải Lăng – Quảng Trị
- Tên đơn vịtrụ sở chính: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural
- Trụ sở chính: Số 18 Trần Hữu Dực- Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội.
Tên chi nhánh : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Hải Lăng –Quảng Trị.
- Địa chỉ chi nhánh: 01 Thị trấn Hải Lăng – Huyện Hải Lăng – Tỉnh Quảng Trị.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
NHNo&PTNT Việt Nam – CN huyện Hải Lăng – Quảng Trị trước đây là một phòng giao dịch trực thuộc NHNo&PTNT Khu Vực Triệu Hải Cùng với sự chuyển đổi của cả hệ thống Ngân hàng, NHNo&PTNT huyện Hải Lăng cũng được tổ chức lại, trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch theo Quyết định số : 44/TCCB ngày 28 tháng 03 năm 1994 của NHNo&PTNT Việt Nam Hiện nay NHNo&PTNT huyện Hải Lăng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng thuận lợi, nh anh chóng hơn.NHNo&PTNT huyện Hải Lăng đóng tại Thị trấn Hải Lăng, cách quốc lộ 1A khoảng 30m Ngoài trung tâm giao dịch tại chi nhánh huyện phục vụ 20 xã và 1 thị trấncòn có PGD Hội Yên phục vụ 6 xã phíaĐông huyện, PGD Nam Hải Lăng phục vụ 4 xã phía Nam huyện, tạo điều kiện để khách hàng đến với Ngân hàng thuận tiện và nhanh chóng hơn.
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của chi nhánh.
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo nội dung giấy phép của Ngân hàng Nhà Nước và theo sự uỷ quyền của Chi nhánh cấp 1.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc Chi nhánh cấp 1 và Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
Lĩnh vực hoạt độngcủa Ngân hàng.
- Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ của tổ chức và cá nhân
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Nhìn chung: chức năng hoạt động của NHNo&PTTN Việt Nam –CN huyện Hải Lăng – Quảng Trị mang tính cơ bản, chưa đa dạng Tuy nhiên, môi trường hoạt động của chi nhánh tại vùng nông thôn với khách hàng chủ yếu là các hộ sản xuất có đời sống còn chưa cao, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn hạn chế nên có thể nói các hoạt động của chi nhánh là khá phù hợp với đặc điểm địa bàn hoạt động.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh của Ngân hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Hải Lăng là một chi nhánh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Trị Có số lượng cán bộ gồm 35 người, bao gồm ở trung tâm và 2 PGD trực thuộc Cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ2.1:Sơ đồtổchức hoạt động tại Ngân hàng
Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các phòng ban
Ban Giám Đốc: quản lý lao động, thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhân viên theo sự uỷ quyền của Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Trị Thực hiện đầy đủ các quyết định của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Trị Ban hành nội quy quản lý đ ơn vị và đề ra chương trình hành động, những giải pháp thực hiện các nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh tiền tệ tại chi nhánh Tổ chức hạch toán kinh tế, nhận khoán tài chính, phân phối tiền lương.
Giám đốc: trực tiếp điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ đã dược quy định, đảm bảo an toàn tài sản, con người, đảm bảo hoạt động hiệu quả đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật, trước giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Trị Phân công quản lý lao động, hướng dẫn triển khai thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh Quản lý tài chính, tài sản của đơn vị Xây dựng kế hoạch và biện pháp kinh doanh để giao cho các phòng chuyên môn và các PGD thực hiện có hiệu quả Được uỷ quyền bằng văn bản cho các Phó Giám đốc quản lý điều hành đơn vị khi Giám đốc đi công tác.
(Phụ trách công tác Tín Dụng)
PHÓ GIÁM ĐỐC (Phụ trách Kế Toán ngân quỹ và dịch vụ )
Phó Giám đốc phụ trách tín dụng: giúp giám đốc chỉ đạo điều hành kế hoạch tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, kế hoạch thu hồi và xử lý rủi ro tín dụng, kế hoạch huy động vốn Được Giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, bảo lãnh Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc trước pháp luật về nội dung đã ký kết Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi giám đốc uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc trước pháp luật về công việc đã giải quyết trong thời gian ủy quyền
Phó Giám đốc phụ trách kế toán – kho quỹ và dịch vụ: giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành quản lý các mặt nghiệp vụ kế toán, chỉ đạo phòng kế toán hoàn thành công việc chung, thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ Điều hành công tác an toàn kho quỹ theo sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc trước pháp luậtvề công việc đã giải quyết trong thời gian uỷ quyền
Trưởng phòng có nhiệm vụ tham mưu, giúp cho Giám đốc những công việc đảm nhiệm Chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
Phòng tín dụng trực tiếp thẩm định lựa chọn dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống Tổ chức tuyên truyền quảng cáo tiếp thị nhằm phục vụ công tác huy động vốn, phân tích, thu thập thông tin khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra, kiểm soát theo quy định và các báo cáo do Giám đốc chỉ đạo.
Phòng Kế toán –Kho quỹ:
Trưởng phòng kế toán phụ trách chung, có nhiệm vụ tham mưu, giúp cho Giám đốc những công việc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ đảm nhiệm Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Phòng Kế toán –Kho quỹ chia làm 2 bộ phận:
Bộ phận Kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định giữa các Ngân hàng với nhau, giữa Ngân hàng với khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành và quản lý nghiệp vụ thẻ, thực hiện chế độ quyết toán tháng, quý, năm theo quy định Tổ chức tự kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ theo chuyên đề, thực hiện công tác hậu kiểm chứng từ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Giám đốc giao.
Bộ phận kho quỹ: Thực hiện chế độ thu chi tiền mặt, làm dịch vụ về ngân quỹ và kho, bảo quản tiền, các loại giấy tờ có giá tại kho, đúng chế độ quy định.
Phòng giao dịch Hội Yên và phòng giao dịch Nam Hải Lăng: Là một PGD trực thuộc CN NHNo&PTNT huyện Hải Lăng, hoạch toán báo sổ PGD có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ tại địa bàn hoạt động.
2.1.4 Mối quan hệ liên kết với các đơn vị trong hoạt động củachi nhánh.
Nhằm tạo mối quan hệ hợp tác cùng phát triển giữa Ngân hàng và doanh nghiệp, giữa Ngân hàng và hộ sản xuất, giữa các đơn vị hoạt động kinh doanh trên địa bàn, NHNo&PTNT huyện Hải lăng luôn quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp và hộ sản xuất trên địa bàn, cùng doanh nghiệp và hộ sản xuất tháo gở tình hình khó khăn trong hoạt động kinh doan h như tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hạ lãi suất cho vay, trong cho vay các doanh nghiệp cung ứng vật tư Nông nghiệp đã tạo ra cho doanh nghiệp một thị trường rộng lớn là hộ sản xuất, hộ sản xuất là người được Ngân hàng cho vay để mua vật tư phân bón phục vụ sản xuất Nông nghiệp từ các doanh nghiệp cung ứng và khi có sản phẩm bán trở lại bán cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực được Ngân hàng cho vay để thu mua lúa gạo cho bà con Nông dân, tạo được một môi trường đầu tư khép kín do vậy đồng vốn tín dụng hoạt động rất hiệu quả.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hải Lăng còn tạo được mối quan hệ chặt chẻ giữa Ngân hàng với Hội Nông dân huyện, giữa Ngân hàng với hội Phụ Nữ huyện nhằm chuyển tải vốn cho vay kinh tế hộ thông qua việc thành lập các tổ vay vốn của các đoàn thể Nông dân và Phụ Nữ theo tinh thần của các nghị quyết liên tịch giữa NHNo&PTNT Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam; giữa NHNo&PTNT Việt Nam và hội Phụ Nữ Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, NHNo&PTNT huyện
Hải Lăng qua các cuộc tiếp xúc làm việc, thông qua hội nghị khách hàng đã tạo được mối liện kết giữa các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng đã tạo cho khách hàng nhiều cơ hội để hợp tác, tạo ra thị trường để tiêu thụ sản phẩm đã góp một phần không nhỏ và việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo điều kiện để Ngân hàng thu hồi vốn vay.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 2.1: Tình hình kết quảhoạt động kinh doanh của Ngân hànggiai đoạn 2011–2013. Đơn vị: Triệu đồng.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
1.Thu từ hoạt động tín dụng 42.818 85,25 40.736 83,70 37.747 79,76 -2.082 -4,86 -2.989 -7,34 2.Thu từ hoạt động dịch vụ 1.008 2,01 1.607 3,31 2.078 4,39 599 59,42 471 29,31 3.Thu khác 6.398 12,74 6.156 12,69 7.499 15,85 -242 -3,78 1.343 21,82
1 Chi phí hoạt động tín dụng 26.045 53,27 24.741 54,40 20.617 46,44 -1.304 -5,01 -4.124 16,67
2 Chi phí hoạt động dịch vụ 373 0,76 503 1,11 505 1,14 130 34,85 2 0,40
Nguồn:Báo cáo NHNo&PTNN huyện Hải Lăng.
Biểu đồ2.1: Kết quảhoạt động kinh doanh tại Ngân hàng giai đoạn 2011–2013. Đơn vị: Triệu đồng.
Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNN huyện Hải Lăng.
Qua bảng 2.1 biểu đồ 2.1ta thấy được:
Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng,
Năm 2011 đạt 42.818 triệu đồng chiếm 85,25%, chiếm tỷ trọng từ 83,70% năm
2012, năm 2013 là 79,76% tướng ứng 37.747 triệu đồng, điều này là phù hợp với điều kiện hoạt động của Ngân hàngở Nông thôn, chủ yếu là cho vay phục vụ Nông nghiệp Nông thôn và Nông dân Trong năm 2013, mặc dù dư nợ tăng nhưng mức tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động tín dụng có sự giảm nhẹ, cụ thể: năm 2012 giảm 4,86%, năm 2013 giảm 7,34% là do lãi suất cho vay được Ngân hàng điều chỉnh theo hướng giảm mạnh, cho thấy Ngân hàng đã quan tâm đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ sản xuất Mặt khác để bù đắp doanh thu chi nhánh đã chú trọng hơn trong việc mở rộng hoạt động dịch vụ và bước đầ u đạt sự tăng trưởng.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ mới tăng trưởng mạnh trong năm vừa qua khi Ngân hàng đẩy mạnh việc trả lương qua tài khoản, thực hiện tốt nghiệp vụ phát hành và sử dụng các loại thẻ, thu phí thanh toán chuyển tiền trong nước… Dịch vụ bảo an tín dụng, dịch vụ SMS nhắc nợ dến hạn và biến động số dư tài khoản tiền gửi, khai thác dịch vụ chi trả kiều hối và kinh doanh ngoại tệ, thu phí dịch vụ bảo lãnh, nhờ vậy tăng trưởng ở lĩnh vực này đạt kết quả khá khả quan, năm 2011 là 1.008 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 2.078 triệu đồng, Năm 2013 so với 2012 tăng 29,31% Ngân hàng cần có các kế hoạch nhằm tăng thu trong những năm tới.
- Về chi phí: Đi đôi với sự giảm của thu nhập từ hoạt động tín dụng là sự giảm xuống của chi phí hoạt động tín dụng, tuy nhiên, nó luôn chiếm một phần lớn trong tổng chi của ngân hàng.
- Về lợi nhuận: Năm 2012 lợi nhuận tăng 126,43% so với năm 2011 Từ 1.332 triệuđồng ở năm 2011 đạt 3.016 triệu đồng ở năm 2012 Qua năm 2013 mức lợi nhuận giảm như ng không đáng kể, đủ để trang trải chi phí hoạt động, chi trả lương và thưởng cho cán bộ nhân viên ngân hàng và nộp một phần khá lớn lên Ngân hàng cấp trên.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam–
CN huyện Hải Lăng –Quảng Trị trong những năm qua đạt được nhiều kết quả như mong muốn, đảm bảo an toàn về tài sản và con người, lợi nhu ận tuy không cao như các Ngân hàng khác nhưng mang tính ổn định và bền vững.
Bảng 2.2: Tình hình huyđộng vốn của Ngân hànggiai đoạn 2011–2013. Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
Phân theo đối tượng kinh tế
Nguồn:Báo cáo NHNo&PTNN huyện Hải Lăng.
Qua bảng 2.2 ta thấy: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng đều tăng mạnh qua các năm Năm 2012 so với năm 2011 tăng84.228triệuđồng, tỷ lệ tăng 40,81%. Đến năm 2013 thì mức tăng so với năm 2012 là hơn 40.773 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,03% Nguồn vốn tăng trưởng thể hiện uy tín và vị thế của thương hiệu AGRIBANK trên địa bàn ngày càng nâng cao, nhờ sự quan tâm và coi trọng đúng mức của lãnh đạo Ngân hàng đối với nghiệp vụ này Đồng thời, sự tăng trư ởng nguồn huy động là cơ sở để Ngân hàng thực hiện việc mở rộng tín dụng và đây chính là chỉ tiêu hàng đầu góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.
Biểu đồ2.2:Cơ cấuhuy động vốn phân theo đối tượng kinh tế giai đoạn 2011–2013.
Tiền gửi KBNN Tiền gửi dân cư Tiền gửi các TCTD Tiền khác
Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNN huyện Hải Lăng. Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 ta thấy, vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng thì tiền gửi từ dân cư trong t ổng nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh qua các năm Năm 2011 chiếm tỷ lệ cao chiếm tới 90,05% tương ứng số tiền là 185.827 triệu đồng, từ 86,98% tương ứng 252.769 triệu đồng trong năm 2012 lên đến 87,52% tương ứng 290.005 triệu đồng trong năm
2013 Sự phát triển mạnh này là do Ngân hàng đã có chiến lược marketing trong công tác huy động vốn, quảng bá thương hiệu, tạo được niềm tin trong tầng mọi lớp dân cư, mặt khác đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, là một thành công mà hiện nay vẫn còn nhiều Ngân hàng khao khát.
Biểu đồ2.3: Cơ cấuhuy động vốn phân theo kỳhạngiai đoan 2011 –2013. Đơn vị: Triệu đồng.
Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNN huyện Hải Lăng. Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.3 ta thấy: tình hình huyđộng vốn phân theo kỳ hạn thì tiền gửi với kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng theo từng năm Năm 2011 là 148.300 triệu đồng, năm 2012 là 168.571 và năm
2013 là 180233 Tiền gửi kỳ hạn từ 12 – 24 tháng có xu hướng tăng lên, Năm 2011 là 9,93% tương ứng 20.495 triệu đồng, năm 2012 là 21,12% tương ứng 61.376 triệu đồng đến năm 2013 là 27,32% ứng với 90.543 triêu đồng tăng 199,49% Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng theo từng năm Dòng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất chứng tỏ Ngân hàng đang chú trọng nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp, vì thời hạn càng ngắn thì lãi suất càng thấp, nhằm góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch tài chính hàng năm Lượng tiền gửi không kỳ hạn khá ổn định qua các năm, chủ yếu là sự ổn định của các dòng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân.
2.2.3 Tình hình sử dụng vốn
Cũng như các Ngân hàng khác, NHNo&PTNT Việt Nam – CN huyện Hải Lăng – Quảng Trị chủ yếu là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hà ng. Ngân hàng hoạt động kinh doanh tiền tệ là huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế và sử dụng chúng để thực hiện nghiệp vụ cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của các tổ chức, cá nhân vay góp phần quyết định đến lợi nhuận của Ngân hàng.Trong những năm gần đây hoạt động Ngân hàng đãđa dạng hóa các loại hình cho vay và thành phần khách hàng, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng về quy mô nhưng chất lượng tín dụng vẫn được bảo đảm, nợ xấu vẫn ở dưới mức cho phép Để thấy rõ được ta đi sâu vào phân tích tình hình sử dụng vốn huy động của Ngân hàng.
Bảng 2.3: Tình hình sửdụng vốn của Ngân hànggiai đoạn 2011–2013. Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
Phân theo ngành và thành phần kinh tế
Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNN huyện Hải Lăng.
Qua bảng 2.3 ta thấy: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua các năm đều tăng Năm 2011 là 200.032 triệu đồng đến năm 2012 là 238.448 triệu đồng, tăng 19,20% Đến năm 2013 là 289.103 triệu đồng, so với năm 2012 tăng
50.665triệu đồng Từ đó có thể thấy tình hình sử dụng vốn từng năm tăng mạnh.
Biểu đồ2.4:Cơ cấu sửdụng vốn phân theo ngành và thành phần kinh tế giai đoạn 2011–2013. Đơn vị: Triệu đồng.
Hộ sản xuất Doanh nghiệp TN Hợp tác xã Công ty cổ phần Công ty TNHH
Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT huyện Hải Lăng. Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.4 ta thấy: Tình hình sử dụng vốn phân theo ngành và thành phần kinh tế thì hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể: Năm 2011 là 136.078 triệu đồng chiếm 68,03% Năm 2012 là171.097 triệu đồng chiếm 71,76% và qua năm 2013 là 221.412 triệu đồng chiếm 76,59%, tình hình sử dụng vốn của các khách hàng là hộ sản xuất ngày càng tăng, cho thấy được nhu cầu về sử dụng vốn kinh doanh, sảnxuất, trồng trọt, chăn nuôi để phục vụ đời sống sinh hoạt.
Tình hình sử dụng vốn của khách hàng là cá nhân cũng gia tăng: Năm 2011 là 26.597 triệu đồng chiếm 13,30%, năm 2012 đạt 36.613 triệu đồng chiếm 15,35%,đến năm 2013 đạt 44.969 triệu đồng chiếm 15.55%.
Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty TNHH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn sử dụng Tình hình sử dụng vốn của hợp tác xã tăng483%, năm 2012 là 100 triệu đồng đến 2013 là 583 triệu đồng, sự tăng này không ảnh hưởng đáng kể tới cơ cấu vốn do nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn.
Biểu đồ2.5:Cơ cấu sửdụng vốn phân theo thời hạngiai đoạn 2011–2013. Đơn vị: Triệu đồng.
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Chiến lược phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hải Lăng trong tương lai
Hoạt động kinh doanh trên một địa bàn kinh tế chủ yếu dựa vào thu nhập từ lĩnh vực sản xuất Nông nghiệp, với hơn 20.000 hộ sản xuất Nông –Lâm –Ngư nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất Nông nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Hải Lăng – Quảng Trị xác định mục tiêu chung là tiếp tục phát huy và giữ vững vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tài chính tiền tệ trên địa bàn ,ưu tiên đầu tư “ TAM NÔNG” trước tiên là những hộ gia đình sản xuất Nông – Lâm – Ngư , doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong những năm tới phấn đấu nguồn vốn tăng trưởng từ 13 – 15%/ năm; dư nợ tăng trưởng từ 11 -13%/năm; nợ quá hạn dưới 2%/ tổng dư nợ nội b ảng, thu từ hoạt động dịch vụ chiếm 10%/ tổng thu, để đạt được mục tiêu trên NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hải Lăng đãđưa ra một số giải pháp mang tính dài hạn đó là:
Phải xác định nguồn vốn huy động là yếu tố đầu vào cơ bản trong quá trình hoạt động kinh doanh, công tác huy động vốn là ưu tiên hàng đầu để đề ra những giải pháp, chính sách có tính cạnh tranh cao nhằm thu hút khách hàng như chiến lược marketing, chính sách về khuyến mãi, chính sách về lãi suất, đa dạng hoá sản phẩm huy động phù hợp với điều kiện và thu nhập thực tế của mọi t ầng lớp dân cư, thực hiện nghiêm túc công tác khoán huy động vốn đến tất cả CBCNVC – LĐ trong toàn chi nhánh Trong công tác huy động vốn phải lưuý những nguồn vốn có tínhổn định cao, và nguồn vốn giá rẻ.
Song song với công tác huy động vốn là việc mở rộng tín dụng, đối với chi nhánh hiện nay hoạt động tín dụng có một vai tròđặc biệt quan trọng khi mà thu nhập từ mảng hoạt động này còn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu, mở rộng tín dụng còn là một trách nhiệm của AGRIBANK trên địa bàn tạo ra nguồn cung vốn để cùng cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương và bà con Nông dân đảm bảo được nhu cầu về vốn phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, để thực hiện được chiến lược phát triển trên chi nhánh tập trung triển khai các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, cập nhật kịp thời các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam liên quan đến chính sách tín dụng đối với Nông nghiệp, Nông thônvà Nông dân để chủ động trong việc thực thi chính sách tín dụng trên địa bàn.
Trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, ngoài các sản phẩm truyền thống như chuyển tiền trong nước, dịch vụ ngân qũy … chi nhánh tập trung phát triển các sảm phẩm mới, sản phẩm Ngân hàng hiện đại, tập trung vận động quan tâm đúng mức các sản phẩm có thế mạnh trên địa bàn như sản phẩm SMS báo biến động số dư tài khoản, SMS nhắc nợ đến hạn, sản phẩm bảo an tín dụng, những sản phẩm có tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng như sản phẩm chuyển tiền Western Union…Có thể nói địa bàn hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhu cầu này chưa nhiều, song về lâu dài thì nhu cầu này sẽ tăng lên theo t iến trình phát triển kinh tế xã hội, doanh số và lợi nhuận thực tế năm sau sẽ cao hơn năm trước.
Phân tích về hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt
2.4.1 Tình hình cho vay hộ sản xuấtcủa Ngân hàng.
Bảng 2.4: Tình hình cho vay hộsản xuất tại Ngân hànggiai đoạn 2011–2013. Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNN huyện Hải Lăng.
Biểu đồ2.6: Cơ cấu cho vay hộsản xuất tại Ngân hànggiai đoạn 2011–2013 Đơn vị: Triệu đồng.
Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNN huyện Hải Lăng. Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.6 ta thấy: tỷ trọng của hộ sản xuất trong tất cả các chỉ tiêu như: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân, đều trên 61% cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất có xu hướng giảm qua từng năm Cụ thể về doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2011 là 177.681 triệu đồng chiếm 61,90% tổng doanh số cho vay, năm 2012 là 230.040 triệu đồng chiếm 66,52% tăng hơn so với năm 2011 là 29,47% Đến cuối năm 2013 thì doanh số cho vay tiếp tục biến động tăng hơn so với năm 2012 là 27.99% tương ứng 64.394 triệu đồng đạt294.434 triệu đồng chiếm 69,91% tổng doanh số cho vay Kết quả đạt được cho thấy doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm Đó là nhờ thực hiện đúng định hướng, chính sách tín dụng của AGRIBANK về Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân, sự cố gắng nỗ lực của CBCNV tại chi nhánh đã làm tốt công tác mở rộng hoạt động cho vay, trong thời gian qua nhiều hộ sản xuất đã mạnh dạn vay vốn tại Ngân hàng để mua máy móc thiết bị hỗ trợ sản xuất kinh doanh như máy gặt đập liên hợp, máy cày, xe tải… và đã bước đầu đạt được nhiều kết quả, cùng với đó là mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng ngày cảng được mở rộng và phát triển, tạo điều kiện để mở rộng việc tài trợ vốn tín dụng.
Về doanh số thu nợ hộ sản xuất, năm 2011 là 173.087 triệu đồng chiếm63,94% tổng doanh số thu nợ, năm 2012 con số này tăng lên đạt 193.231 triệu đồng với tốc độ tăng 11,64 % tương ứng tăng 20.144 triệu đồng, năm 2013 với tốc độ tăng 26,07% tương ứng tăng 50.380 triệu đồng, Doanh số thu nợ đạt 221.412 triệu đồng chiếm 65,95% tổng DSTN Doanh số thu nợ tăng dần qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng được chú trọng thực hiện, nhằm bảo toàn vốn vay, hoạt động thu nợ có hiệu quả góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng Đạt được sự thành công này là do trong những năm qua chính quyền các cấp đã quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế Nông nghiệp Nông thôn và Nông dân, sự nổ lực của bà con Nông dân, ý thức tự giác chấp hành Pháp luật của bà con Nông dân ngày càng được nâng cao tạo điều kiện cho Ngân hàng thu nợ đúng hạn, cùng với đó là năng lực tác nghiệp của các CBTD, sự đúng đắn trong xác định khách hàng cho vay, năng nỗ và nhiệt tình trong công tác theo dõi việc sử dụng vốn vay cho đúng mục đích và thường xuyên nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ qua những cuộc điện thoại, gửi giấy báo và gặp gỡ trực tiếp để thu hồi nợ.
Về Dư nợ hộ sản xuất năm 2011 là 136.078 triệu đồng chiếm 68,03% Năm
2012 là 171.097 triệu đồng chiếm 71,75% tổng dư nợ, sang năm 2013 tăng lên là 221.412 triệu đồng chiếm 76,59% tổng dư nợ, với tốc độ tăng 2013 so với 2012 là 29,41% tương ứng tăng 50.315 triệu đồng Kết quả đạt được cho thấy dư nợ liên tục tăng qua các năm giúp cho Ngân hàng thu được lợi nhuận. Đối với nợ xấu hộ sản xuất,tính đến thời điểm cuối năm 2011 con số này là 1.739 triệu đồng, chiếm 84,62% tổng nợ xấu Năm 2012 là 930 triệu đồng chiếm 73,17% và đến cuối năm 2013 nợ xấu là 1.668 triệu đồng chiếm 68,14% Sở dĩ nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn nhất đối vớicho vay hộ sản xuất vì dư nợ hộ sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn, cùng với thực tế địa bàn hoạt động là vùng n ông thôn nên chủ yếu tập trung cho vay phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, Ngân hàng hạn chế cho vay doanh nghiệp vì rủi ro cao, vào thời điểm này thì phần lớn các DN vừa và nhỏ, mới thành lập, không đủ điều kiện để cho vay, còn lại các DN đã hợp tác với Ngân hàng lâu năm có tiềm lực kinh tế mạnh đãđược chọn lọc, đủ khả năng trả nợ Một số hợp đồng vay trong thời gian gần đây nên chưa đến hạn trả Chính vì thế phát sinh nợ xấu không nằm trong cho vay doanh nghiệp Tuy nhiên, tỷ trọng nợ xấu hộ sản xuất có xu hướng giảm dần theo các năm, từ 84,62% ở năm 2011 giảm còn 68,14% vào cuối năm 2013 Sự gia tăng về dư nợ hộ sản xuất nhưngthì tình hình nợ xấu hộ sản xuất có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 1,28%, năm 2012 là 0,54%, đến cuối năm 2013 là 0,75% Tỷ lệ nợ xấu