1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) môn học TRUYỀN THÔNG TRONG KINH DOANH bản kế hoạch kinh doanh của nhóm 1

31 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • I. TỔNG QUAN Ý TƯỞNG KINH DOANH (6)
    • 1.1. Mô tả sản phẩm (6)
    • 1.2. Phân tích thị trường mục tiêu dự kiến (7)
  • II. NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU (9)
    • 2.1. Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống (9)
      • 2.1.1. Tốc độ tăng trưởng (0)
      • 2.1.2. Sản phẩm thiết yếu (0)
      • 2.1.3. Số lượng đối thủ cạnh tranh (0)
      • 2.1.4. Thị trường mục tiêu (0)
  • III. Phân tích SWOT (15)
  • IV. TỔ CHỨC NHÂN SỰ (17)
    • 4.1. Năng lực quản trị (17)
    • 4.2. Kế hoạch nhân sự (17)
    • 4.3. Chính sách hưởng lương và phúc lợi (18)
    • 4.4. Số lượng nhân viên cần tuyển, thời gian làm việc và lương (18)
  • V. NHÂN TỐ QUẢN TRỊ VÀ SẢN XUẤT (20)
    • 5.1. Quản lý nguyên vật liệu (21)
    • 5.2. Quản lý Menu của quán (21)
    • 5.3. Trang thiết bị và tiện nghi của quán cafe (22)
    • 5.4. Quy trình sản xuất cà phê hữu cơ (24)
    • 5.5. Thực trạng cà phê hữu cơ tại Việt Nam hiện nay (26)
  • VI. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN (28)
  • VII. TÀI CHÍNH (30)
  • VIII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

TỔNG QUAN Ý TƯỞNG KINH DOANH

Mô tả sản phẩm

Ý tưởng kinh doanh của chúng tôi hướng đến là một thương hiệu cửa hàng cà phê mới “cà phê hữu cơ Mr Hoàng” Một cửa hàng cà phê cung cấp thức uống chất lượng, tiện lợi nhưng giá cả phải chăng kết hợp với không gian hoài cổ hòa quyện với những mảng xanh hữu cơ và một ly cà phê hữu cơ chuẩn vị Để tạo nên những giá trị cốt lõi trên, chúng tôi cần phải chăm chút cho đứa con tinh thần của mình bằng việc tạo ra một sản phẩm cà phê hữu cơ mang chất riêng, để phổ biến hóa dạng cà phê hữu cơ được nuôi trồng một cách tự nhiê, không sử dụng bất kỳ hóa chất gì từ khâu nuôi trồng đến khâu rang xay và cho ra một ly cà phê giàu chất chống oxy hóa hơn các loại cà phê khác trong bối cảnh Việt Nam đang là nước đi đầu việc nuôi trồng dạng cà phê này Kết hợp với thức uống tuyệt vời thì không gian thưởng thức cũng không kém phần quan trọng Một Hội An thu nhỏ giữa lòng Sài thành chật chội đông đúc kết hợp vỡi những mảng xanh tinh tế chính là ý tưởng không gian thưởng thức cà phê mà chúng tôi hướng đến Ly tách bao bì được chúng tôi chọn lựa để tạo ra một nét riêng cho sản phẩm của mình Và cuối cùng, thái độ phục vụ của nhân viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị cốt lõi của sản phẩm, vậy nên kim chỉ nam về thái độ phục vụ khách hàng của chúng tôi là niềm nở, phục vụ khách hàng nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi Để phục vụ cả những đối tượng không thể đến quán, chúng tôi sẽ kết hợp với các app giao hàng đồ ăn, thức uống, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi nhất có thể.

Trong thị trường kinh doanh cà phê, đa phần những quán cà phê đang kinh doanh cà phê nhập có nguồn gốc nhập khác nhau và để tạo hương vị cũng như mùi thơm của cà phê thì nhà cung cấp thường sử dụng nhiều hóa chất đến từ cả khâu trồng trọt đến việc sản xuất ra bột cà phê (để pha cà phê) Nhằm giải quyết vấn đề đó chúng tôi đã chủ động kết nối với chủ vườn trồng cà phê và đưa ra ý tưởng tạo ra một sản phẩm cà phê hữu cơ nguyên chất, chất lượng đảm bảo tính minh bạch về nguồn gốc cà phê và đã đạt được sự đồng ý của họ về việc đảm bảo chất lượng nguồn cung cấp cà phê hữu cơ (không sử dụng hóa chất, phân bón hóa học) từ khâu trồng trọt, nhằm đảm bảo hạt cà phê giữ được chất chống oxy hóa tự nhiên nhiều hơn so với việc trồng và chăm sóc theo phương pháp bình thường Tuy nhiên, với thị trường kinh doanh cà phê hiện tại thì các đối thủ của chúng tôi lại có lợi thế về số

0 0 lượng khách hàng, vị trí địa điểm kinh doanh, nhưng như những gì chúng tôi thấy từ tiềm năng của hạt cà phê hữu cơ thì sản phẩm này sẽ tạo luồng gió mới cho thị trường kinh doanh cà phê tại Việt Nam Hiện nay tại Việt Nam, có thể nói từ cà phê “hữu cơ” còn khá mới với người dùng thưởng thức cà phê, nhưng trên thế giới đặc biệt là ở các quốc gia phát triển việc sử dụng sản phẩm hữu cơ nói chung và cà phê hữu cơ nói riêng đã có từ lâu Họ ý thức được bảo vệ sức khỏe và sử dụng sản phẩm thân thiện với thiên nhiên, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Cà phê Mr Hoàng sẽ là một thương hiệu phù hợp với tất cả mọi đối tượng khách hàng từ trẻ em đến học sinh, sinh viên, người đi làm và cả những người đã về hưu, đem sản phẩm của Mr Hoàng nhân rộng và phát triển hơn nữa để những cửa hàng Mr Hoàng thứ 2, thứ 3 … sẽ tiếp tục được mở cửa phục vụ quý khách

Nhưng giai đoạn hiện tại, chúng tôi xác định đối tượng khách hàng chủ yếu sẽ là đối tượng học sinh, sinh viên và người đi làm,vì đây là tầng lớp những người trẻ năng động,yêu thích sự mới lạ và có số lượng đông đảo để có thể dể tiếp cận hơn đối mới một thương hiệu mới trên thị trường Chúng tôi sẽ ưu tiên chọn địa điểm kinh doanh gần các trường Đại học tên địa bàn TP.HCM để mở quán đầu tiên.

Phân tích thị trường mục tiêu dự kiến

Đi cùng với sự phát triển về mặt kinh tế, ngành kinh doanh đồ uống cà phê Việt Nam cũng nhận được sự tiếp sức mạnh mẽ từ văn hóa thưởng thức cà phê lâu đời của người dân Việt Nam Cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt “Đi cà phê” trở thành cụm từ quen thuộc cho những cuộc hẹn giữa bạn bè, người thân hay người yêu Các món cà phê vượt ra ngoài ranh giới của đồ uống vị tiên đắng hậu ngọt trở thành cầu nối liên kết tình cảm đầy nồng nàn giữa người với người Giá trị của hạt cà phê được tăng lên khi người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu chú ý đến chất lượng hạt cà phê Họ quan tâm đến cà phê như một tác phẩm nghệ thuật thủ công hơn là một đồ uống đơn thuần Hạt cà phê đặc sản, hữu cơ tạo sản phẩm là những tách cà phê pha chế thủ công được đón nhận nồng nhiệt Đối tượng khách hàng có nhu cầu thưởng thức cà phê rất rộng có thể xét về khía cạnh tuổi tác cũng như giới tính, như đối với đối tượng là học sinh – sinh viên (từ 16 – 24 tuổi) hoặc đối tượng người trưởng thành đã đi làm (từ 25 – 40) họ sẽ có những nhu cầu thưởng thức cà phê khác nhau Đối với người học sinh – sinh viên chỉ

0 0 cần đó là thức uống có hương vị cà phê thơm ngon, rẻ và có sự mới lạ, những người đi làm họ sẽ có xu hướng chọn những quán cà phê sang trọng có chỗ ngồi thoải mái để làm việc cũng như hương vị cà phê phải ngon hơn (chia ra từ các loại cà phê như Americano, Latte, Capuchino, ), mức giá cũng ko quá đắt đỏ Ngoài ra cùng với sự ra đời của nhiều chuỗi cà phê lớn (Highland, The Coffee House, Cà phê Bean, ) những quán kinh doanh thức uống cà phê và nước giải khát đã phát triển qua các thị trường ngách hoặc sử dụng yếu tố về trang trí, sự tiện lợi khi sử dụng sản phẩm để chen chân trong miếng bánh của thị trường kinh doanh dịch vụ nước giải khát.

Xét về việc là một nhân tố mới trong thị trường kinh doanh thức uống là cà phê đã có từ lâu tại Việt Nam, việc kinh doanh của nhóm sẽ chú trọng tới nguồn gốc cà phê đó là những hạt cà phê hữu cơ, tức là từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và đến khi chế biến thành những ly cà phê thơm ngon cho khách hàng đều hoàn toàn không sử dụng những loại hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng Đối tượng khách hàng nhóm muốn hướng tới trong thời gian đầu tiên sẽ là các bạn sinh viên – học sinh, sau đó sẽ đến người trẻ mới đi làm Vì khi xem xét về nhu cầu thưởng thức cà phê ngon mà giá cả phải chăng thì đối tượng này vẫn chưa thật sự được quan tâm đến, do các chuỗi cửa hàng cà phê đã phát triển hiện tại chủ yếu tập trung cho khách hàng là nhân viên văn phòng hoặc cá nhân gặp gỡ đối tác cần chỗ đến sang trọng, lịch sự Để không bị nhàm chán bởi một loại sản phẩm, nhóm sẽ liên tục cải tiến cách pha chế cà phê để mang lại sự thưởng thức tốt nhất cho khách hàng, đồng thời phát triển thêm các dòng sản phẩm phụ về nước giải khát (trà đào, trà vải, trà sữa, ) và các sản phẩm bánh ngọt nhập từ các thương hiệu uy tín trên thị trường.

Chân dung một số đối thủ cạnh tranh chính:

 Passio - Hương vị cà phê đậm phong cách Ý

- Passio Cà phê có thể được xem là “anh chàng” tiên phong trong lĩnh vực này Passio mang đến bạn một phong cách hoàn toàn mới lạ, sành điệu, trẻ trung, và nổi bật đầy cá tính, và hương vị Cà phê Capuchino đậm phong cách Ý, với mức giá trung bình. Không chỉ tiện lợi vì ít tốn thời gian Passio còn được các bạn trẻ đón nhận bởi chất lượng tuyệt hảo, hợp với khẩu vị Việt Nam và một danh mục thức uống phong phú.

Bạn sẽ ngạc nhiên với các dòng sản phẩm từ cà phê Ý nồng nàn đến trà kem, sô đa kem mát lạnh cùng với dòng bánh mì "ngoại nhập" trứ danh.

- Là một thương hiệu cà phê take away khá quen thuộc và hút khách ở Sài Gòn Effoc có khá nhiều chuỗi cửa hàng và bạn sẽ luôn thấy một số lượng không nhỏ những bạn trẻ đứng chọn món và chờ để lấy loại thức uống mà mình thích Ra đời sau Passio nhưng "anh chàng" Effoc lại là gần với giới trẻ hơn Các loại cà phê của Effoc được chế biến theo phong cách Ý: mocha, grashoper với mùi vị ko thua kém gì Highland, Ciao, hay My Life.

 Highlands – Tình yêu với Việt Nam và niềm đam mê cà phê.

- Thương hiệu Highlands Cà phê, do David Thái sáng lập vào năm 1999 với khát vọng nâng tầm di sản cà phê lâu đời của Việt Nam và lan rộng tinh thần tự hào, kết nối hài hoà giữa truyền thống với hiện đại Highlands Cà phê duy trì khâu phân loại cà phê bằng tay để chọn ra từng hạt cà phê chất lượng nhất, rang mới mỗi ngày và phục vụ quý khách với nụ cười rạng rỡ trên môi Với địa điểm kinh doanh đắc địa tại các khu vực đông dân cư, trung tâm thương mại và các khu vực cao ốc văn phòng, họ cung cấp một không gian quán tuyệt vời, sản phẩm tuyệt hảo và dịch vụ chu đáo với mức giá phù hợp.

NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, giai đoạn 2014-2019, thị trường ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống Việt Nam (F&B) có tốc độ tăng trưởng trung bình 18%/năm Trong khi đó, Statista cho rằng năm 2019, doanh thu từ thị trường F&B tại Việt Nam có thể đạt mốc 200 tỷ USD, tăng đến 34,3% so với số liệu của năm

2018 Điều này cho thấy càng về sau, tốc độ tăng trưởng ngành F&B ngày càng cao Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2023, doanh thu của ngành F&B có thể tăng gấp đôi, đạt 408 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng hơn nữa khi tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt

Nam ngày càng tăng Cụ thể, dự báo của Nielsen đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 44 triệu người được xếp vào tầng lớp trung lưu thành thị và sẽ tăng lên 95 triệu người vào năm

2030 Tầng lớp trung lưu bao gồm các hộ gia đình có mức chi phí tiêu dùng hàng ngày khoảng 10-100USD/người, trong đó chi tiêu 30-40% thu nhập vào thức uống và thực phẩm Việc tăng nhanh tầng lớp này sẽ tạo ra sức mua rất lớn trong tương lai, là “miếng bánh béo bở” cho các doanh nghiệp (DN) Các DN nước ngoài đến Việt Nam đều nghĩ nơi đây sẽ mang lại cơ hội đầu tư tốt cho họ Trong khi đó, các DN Việt lại có cơ hội thử sức ở những sản phẩm mới trước bối cảnh thị trường F&B đang khá mở như hiện nay Đó cũng là lý do nhiều thương hiệu trong và ngoài nước đang tiếp tục phát triển chuỗi nhà hàng tại Việt Nam.

Theo số liệu của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) năm 2018, trong Top 7 chuỗi cà phê có doanh thu lượng cửa hàng lớn nhất Việt Nam, số lượng chuỗi thuần Việt có 4 cái tên là The Coffee House, Phúc Long, Trung Nguyên Legend và Cộng; 3 chuỗi còn lại là Highlands Cà phê, Starbucks và Cà phê Bean & Tea Leaf.

Bảng 1: Biểu đồ doanh thu một số chuỗi cà phê, trà sữa (2015 – 2018)

Theo thống kê của CafeF (dựa vào nguồn website, fanpage Facebook và các đại diện doanh nghiệp cung cấp) tới thời điểm tháng 12/2019, số lượng quán cà phê của các chuỗi đã có những thay đổi đáng kể: Highlands Cà phê từ 240 quán lên 299 quán, The Coffee House từ 140 lên 160 quán, Trung Nguyên Legend từ 92 lên gần 100, Starbucks từ

45 quán lên 64 quán, Phúc Long từ 44 lên 60, Cộng từ 63 còn 61 (không kể 7 cửa hàng ở nước ngoài), Cà phê Bean & Tea Leaf từ 15 còn 10.

- Ngay từ đầu, doanh nghiệp theo đuổi giá trị cà phê đích thực, không ướp tẩm Nó giống như một kiểu tôn giáo, ở khía cạnh niềm tin và sự kiên định Làm điều đúng đắn, về ngắn hạn có thể chưa thấy ngay điều gì, nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ thu hoạch được quả ngọt, bởi làm đúng ắt phải tới đích.

- Cà phê hữu cơ: 100% nguyên liệu đầu vào được nhập từ trang trại sản xuất ở Lâm Đồng.

- Tạo sự khác biệt từ chính chất lượng dịch vụ.

- Thói quen uống cà phê đã dần thay đổi “Đi cà phê” không còn đơn thuần là hành động nạp vào người thứ chất lỏng màu đen có chứa cà phêin nữa, nó đã trở thành động từ thể hiện việc gặp gỡ, giao tiếp, chia sẻ trải nghiệm không gian, thức uống Sự phát triển của internet, mạng xã hội khiến người trẻ cập nhật, khát khao trải nghiệm các xu hướng, trào lưu mới nhanh hơn bao giờ hết Bên cạnh thức uống, sự kết hợp giữa không gian và phong cách phục vụ đã tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, mang lại giá trị gia tăng cho dịch vụ Công thức là vậy, nhưng làm gì để tạo sự khác biệt và tồn tại, khi thị trường đã được lấp đầy bởi các tên tuổi lớn là bài toán đối với MrH Nghiên cứu sâu hơn thị trường và thói quen người tiêu dùng, MrH phát hiện phân khúc quán cà phê tầm trung với mức giá từ 30.000 đến 50.000 đồng vẫn còn bỏ ngỏ Các chuỗi ngoại với giá cao chỉ có thể là trào lưu chứ khó trở thành điểm đến quen thuộc hằng ngày của người dân Việt Sẽ thế nào nếu khách hàng có cả 2 thứ: không gian trải nghiệm tối ưu và chi phí hợp lý?

1.1.3 Số lượng đối thủ cạnh tranh

- Mặc dù mở các quán cà phê có nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan Nhưng muốn mở quán cà phê thành công cần hiểu rõ thị trường kinh doanh quán cà phê tại Việt Nam Vì không chỉ có quán cà phê của bạn mà còn các đối thủ cạnh tranh ở khu vực xung quanh Những đối thủ cạnh tranh có sự ảnh hưởng đến quán có thể kể đến là các chuỗi cà

0 0 phê lớn như Highland, The Coffee, Effoc, Trung Nguyên, đây là những ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh cà phê nhưng ta có thể dễ dang nhận thấy giá ở nhưng chuỗi cà phê lớn trường khá cao dao động từ 25.000 vnđ/ ly – 50.000 vnđ/ ly cho mỗi loại cà phê khác nhau về cách pha chế và hương vị Trái ngược với những chuỗi cà phê lớn là những quán cà phê bình dân do các hộ tự kinh doanh tại gia hay xe bán lưu động, đối với dạng này giá cũng mềm hơn có thể dao động từ 18.000 vnđ/ ly – 24.000 vnđ/ ly do họ tận dụng mặt bằng tại gia hoặc chỉ là bán mang đi nên sẽ giảm chi phí về dịch vụ, thuê mặt bằng, cùng một số chi phí khác (nhưng nhược điểm của dạng kinh doanh cà phê này không có đảm bảo về mặt vệ sinh do không phải trải qua khâu kiểm định chất lượng nguồn gốc sản phẩm)

Cuộc sống của người Việt Nam ngày càng phát triển dẫn đến yêu cầu đòi hỏi của họ ngày càng tăng cao, các quán cà phê bình dân hay các địa điểm hẹn hò tâm sự, các khu vui chơi đã trở nên quá quen thuộc nhàm chán, cũng vì thế mà cách để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với việc kinh doanh sản phẩm sẵn có là vấn đề đầy thử thách và nan giải Khách hàng có xu hướng tìm đến những món đồ có tính chất tốt cho sức khỏe hơn, bảo vệ môi trường hơn và đôi khi lại phải phù hợp với túi tiền của họ Như đã phân tích thì thị trường kinh doanh thức uống cà phê đã có rất nhiều ông lớn (High Lands, The Coffee House, Effoct,…) nhưng khi nghiên cứu ta có thể thấy ở đâu đó thói quen ngồi những quán cà phê vỉa hè với những chiếc ghế nhựa ở các con hẻm hay trong khu dân cư vẫn diên ra sôi nổi.

Với thói quen uống cà phê đã có từ lâu, ta dễ dàng thấy được một văn hóa cà phê hình thành đã lâu trong xã hội của người Việt Người ta hay có câu “Cà phê không” chỉ đơn giản như vậy nhưng đáp lại điều đó là những buổi tán chuyện không ngớt, cà phê được nâng lên tầm cao mới khi các thương hiệu lớn thâm nhập thị trường Việt Nam và họ mở ra các chuỗi cà phê với chỗ ngồi đầy sang trọng kết hợp với máy lạnh và mùi hương cà phê đầy quyến rũ.

Cuối năm 2016, cả nước có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có 430.000 cửa hàng nhỏ, hơn 7.000 nhà hàng thức ăn nhanh, 22.000 nhà hàng cà phê, bar và hơn 80.000 nhà hàng phát triển bài bản Ngành F&B được đánh giá có dư địa tăng trưởng rất

0 0 mạnh tại Việt Nam với triển vọng rất lớn Năm 2017 vừa qua, ngành này đã đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 12% và dự báo sẽ tăng trưởng bình quân 18%/ năm trong thời gian sắp tới Theo dữ liệu nghiên cứu của một công ty nghiên cứu thị trường, ngành hàng thực phẩm là một trong 3 nhóm hàng tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2017.

Việt Nam là một quốc gia tiềm năng phát triển trong lĩnh vực F&B do thị trường còn non trẻ và có đối tượng khách hàng trẻ Giới chuyên gia dự báo, trong giai đoạn 2017 –

Phân tích SWOT

- Nguồn cung ứng cà phê hữu cơ dồi dào và đảm bảo.

- Loại hình kinh doanh cà phê mang đi hiện nay rất nhiều người ưa chuộng.

- Phong phú đa dạng nhiều loại thức uống khác nhau, hương vị khác nhau

- Pha chế thức uống được tìm kiếm trên nhiều phương diện, quán sẽ cho ra các loại thức uống lạ hơn, mang đậm phong cách hơn

- Đội ngũ nhân viên được huấn luyện chuyên nghiệp hứa hẹn sẽ mang cho khách hàng với lối phục vụ hoà nhã, thân thiện. Điểm yếu:

- Đi kèm với các thế mạnh của quán thì cũng sẽ có những điểm yếu không thể tránh khỏi:

- Ra đời sau các quán cà phê mang đi nổi tiếng như Passion, Highlands Cà phê, Trung Nguyen Legend đây sẽ là điểm yếu lớn nhất của quán …

- Trình độ kinh doanh còn non nớt cộng với việc đội ngũ quản lý chưa hoàn toàn thống nhất dẫn đến việc sẽ dễ gây lỗi lầm trong 1 số quyết định.

- Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao tạo ra 1 thị trường tiềm năng.

- Có thể mở ra 1 chuỗi cừa hàng đầy tiện nghi hiện đại nếu doanh thu đạt hiệu quả.

- Vì ra sau các quán khác nên sẽ học hỏi nhiều cách pha chế thức uống lạ hơn, rút kinh nghiệm hơn.

- Mạng lưới cửa hàng, khách hàng chưa đủ nhiều để cạnh tranh với các quán khác như Passio, Effoc…

- Tâm lý khách hàng thường thay đổi theo thời gian và mỗi khách hàng khác nhau đều mang tâm lý khác nhau, rất khó để nắm bắt hết nếu chúng ta không có những loại hình kinh doanh mới để thu hút khách.

- Doanh thu của quán mới mở sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn cộng với việc phải chi tiêu hợp lý

0 0 các khoản thu - chi, nếu không lưu động được vốn hay chi tiêu không hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả trầm trọng.

- Nhân viên thường có những thói quen xấu như lười biếng, thích tâm sự nói chuyện mà bỏ bê việc làm, như thế sẽ dễ dẫn đến việc không phục vụ khách hàng chu đáo => mất khách

- Vì nằm trong trung tâm thành phố nên tiền thuê mặt bằng cũng khá đắt đỏ, nếu không đạt được doanh thu đặt ra hàng tháng, sẽ rất khó trong việc duy trì quán

TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Năng lực quản trị

NHÂN SỰ ĐỘNG LỰC , NHIÊT

KIẾN THỨC , KINH NGHIỆM TRƯỚC ĐÓ

1 Nguyễn Quốc Hoàng Muốn trở thành doanh nhân trẻ các bạn hãy đến với tôi

2 Quách Thanh Huy Tăng thu nhập , thích nhiều thử thách bản thân hơn

3 Đỗ Duy Quang Tuổi còn trẻ , xăng thì rẻ hãy tạo cho mình một thương hiệu riêng

Kế hoạch nhân sự

 Tuyển dụng nhân viên hàng tháng, hàng năm để có thể đáp ứng đủ nhân viên phục vụ khách hàng.

 Theo dõi quá trình làm việc của nhân viên.

 Bố trí, sắp xếp số lượng nhân viên làm việc phù hợp theo ca, theo thời gian (bán thời gian, toàn thời gian).

 Đánh giá nhân viên mới sau thời gian thử việc

 Xây dựng mức lương, thưởng phù hợp cho mỗi cá nhân.

 Quản lý, bố trí ca làm việc thích hợp khi nhân viên xin nghỉ việc.

Chính sách hưởng lương và phúc lợi

 Ứng lương trước ngày cho nhân viên đang gặp khó khăn về tài chính sau khi làm đơn xin ứng lương và có xác nhận.

 Tạo cơ hội cho nhân viên có thời gian làm việc linh hoạt và chia sẻ công việc cho nhân viên

 Tăng tiền lương cho nhân viên theo ngày gấp 1.5 lần ngày thường trong những ngày lễ, Tết…

 Khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng xây dựng quán.

 Khen thưởng cho nhân viên với những ý tưởng sáng tạo, độc đáo nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu, công thức pha chế, bày trí sản phẩm, phong cách phục vụ…

 Tổ chức những chuyến đi chơi, dã ngoại cho toàn thể nhân viên trong quán.

 Một số hình thức xử phạt như:

3 Làm hư hỏng tài sản của quán

5 Gây rối, làm mất đoàn kết.

6 Hành vi và ứng xử thô lỗ, khiếm nhã với khách hàng.

Số lượng nhân viên cần tuyển, thời gian làm việc và lương

 Thời gian: Tất cả các ngày trong tuần.

1 Quản lý 01 Lập kế hoặch , định hướng xây dựng chiến lược phát triển cửa hàng Quản lý điều phối , giải quyết công việc hàng ngày

Theo dõi thu chi hàng ngày

2 Maketing 01 Thiết kế ý tưởng, tổ chức lên kế hoạch rồi thực hiện kế hoạch Maketing của cửa hàng

3 Thu ngân 02 Trực tiếp tính chi phí và thu tiền

4 Pha chế 04 Pha chế các loại cà phê và đồ uống

4 Phục vụ 08 Phục vụ khách hàng, bưng bê đồ ăn, vệ sinh cửa hàng

Giao hàng nếu có đơn hàng

6 Bảo vệ 01 Trông xe, dẫn xe cho khách hàng , trông xem cửa hàng Đầu tiên là quản lý thu chi nội bộ

Như nhóm tôi đặt ra mở quán thì quan trọng nhất là lợi nhuận , nên chúng tôi phải quản lý thu chi nội bộ một cách chặt chẽ không để hao hụt tiền bạc

Là người quản lý và điều hành mọi hoạt động của quán chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà quản lí đóng vai trò rất quan trọng tới hướng phát triển và sự phát triển của quán, có ảnh hưởng rất to lớn với hoạt động của quán Nhà quản lý “ Không Gian” sẽ là nhà đầu tư, lập ra dự án, điều hành quán vì vậy có thể nắm rõ được các thế mạnh, điểm yếu cần khắc phục, nắm vững được tiêu chí hoạt động, và chiến lược kinh doanh Do đó, nhà quản lý phải biết khắc phục những điểm yếu của quán, điều hành quán một cách hợp lý và giải quyết được những vấn đề phát sinh và tồn đọng tại quán.

Quản lý: người thay mặt chủ quán điều hành mọi hoạt động của nhân viên

Là người chạy quảng cáo tìm kiếm nguồn khách hàng qua các mạng xã hội như Facebook , instagram , cũng như một trang web riêng của quán ngoài ra chúng tôi cần có thể định kỳ chạy quảng cáo đặt banner trên các báo điẹn tử , YouTube để chia sẻ hình ảnh rộng ra cộng đồng hoặc chạy quảng cáo qua radio vào những ngày nghỉ và những ngày lễ đặc biệt, duy trì việc tương tác với khách hàng trên các trang mạng xã hội để thương hiệu như người bạn gần gủi bên cạnh họ

Là nhân viên có nhiệm vụ thu ngân và thanh toán các khoản tiền của quán, tổng hợp chi phí và xác định doanh thu, lợi nhuận của quán, báo cáo thuế Phải là người tin cậy của ban quản lý, trung thực, được kiểm tra và giám sát của ban quản lý một cách thường xuyên thông qua sổ sách ghi lại Thu ngân làm việc tốt sẽ giúp cho quán tránh khỏi các thất thoát và hoạt động hiệu quả.

Pha chế các loại thức uống cho khách hàng, vì vậy người pha chế cần có chuyên môn pha chế các loại cà phê, sinh tố, nước ép hoa quả… Người pha chế cần phải biết tiết kiệm các nguyên liệu trong quán.

Số lượng người: 04 nhân viên pha chế.

Làm nhiệm vụ bưng bê các loại thức uống cho khách Cần phải có ngoại hình dễ nhìn, luôn tuân thủ mặc đúng đồng phục, lễ phép, và phải có thái độ nhẹ nhàng, tận tình và chu đáo với khách.

Số lượng 08 người làm việc theo ca, 2 ca 1 ngày, mỗi ca 04 nhân viên Được chia theo từng khu.

Tạp vụ: là người dọn dẹp vệ sinh và rửa ly

Bảo vệ: Là người giữ xe và bảo vệ tài sản của quán.

NHÂN TỐ QUẢN TRỊ VÀ SẢN XUẤT

Quản lý nguyên vật liệu

Việc quản lý nguyên vật liệu là vấn đề tương đối khó kiểm soát với mô hình kinh doanh đồ uống nếu người chủ, người quản lý không có kiến thức và kinh nghiệm về pha chế Đặc biệt đối với bộ phận quầy bar và bộ phận bếp

 Việc bộ phân bếp định lượng sai khối lượng các nguyên vật liệu cần thiết đều sẽ gây ra hậu quả nhất định Đặc biệt là với ngành đồ uống, các nguyên liệu như hoa quả cần sự tươi mới nhất định, việc định lượng thừa nguyên vật liệu sẽ gây ra lãng phí, việc định lượng thiếu dẫn đến tình trạng khách hàng gọi món nhưng đã hết đồ, làm ảnh hưởng đến uy tín của quán.

 Nhân viên pha chế định lượng thức uống, công thức pha chế lúc dư lúc thiếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng đồ uống.

Hình 1: Những hạt cà phê rang xay ngon giúp thức uống ngon hơn

Cũng có những trường hợp khi xem xét thu chi, chủ cửa hàng nhận ra lợi nhuận thu lại thấp hơn dự kiến nhiều, mà phát sinh là do nguồn chi cho nguyên vật liệu quá lớn, là do bộ phận nguyên liệu đã cấu kết với nhau để ăn chặn khoản tiền này Vì thế chủ cửa hàng,hay những người quản lý cần phải tinh tế và chú ý nhiều hơn đến vấn đề này bởi nó khá nhạy cảm.

Quản lý Menu của quán

Quản lý menu của quán cũng là điều cần thiết mà mỗi chủ cửa hàng cũng cần thường xuyên phải chú ý tới, bởi xu hướng đồ uống luôn thay đổi từng ngày, việc cập nhật những món đồ uống đang hot, theo trào lưu là điều rất cần thiết để kinh doanh đồ uống hiệu quả.

Hình 2: Menu tại một quán cà phê Đồng thời, việc liên tục tìm tòi phát triển các món đồ uống đặc trưng riêng của quán là việc cần thiết để giúp quán có địa vị vững chắc hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó đừng quên tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng hiện tại về chất lượng các món đồ uống của bạn, để cải thiện chất lượng sao cho phù hợp với thị hiếu của nhiều người hơn.

Trang thiết bị và tiện nghi của quán cafe

A/ Những vật dụng pha chế cho quán cafe:

1/ Máy xay cafe - Coffee grinder:

4/ Miếng lót chịu lực (Corner tamping mat):

8/ Ly định lượng (cốc đo lường):

10/ Lọ & Khuôn rắc bột cacao:

13/ Chày Dầm Pha Chế – Bar muddle (Muddler): 14/ Bình lắc pha chế (Shaker):

15/ Bình xịt kem tươi (Whipping cream dispenser): 16/ Phin cà phê:

18/ Máy xay sinh tố cầm tay:

21/ Máy đánh bọt cafe cầm tay:

25/ Máy Kanshimer (Máy đóng nắp lon)

26/ Đồng phục, tạp dề cho quán Cafe

28/ Tủ lạnh, tủ mát, ngăn đá:

29/ Tủ trưng bày bánh và sản phẩm:

30/ Khay để giấy ăn - tăm :

31/ Bình đựng tương - nước sốt:

32/ Khay, hộp đựng nguyên liệu:

C/ Dụng vụ vệ sinh quán cà phê

37/ Máy hút khói - khử mùi:

38/ Máy rửa chén - bát, ly - cốc:

40/ Thùng rác phân loại quán cafe

D/ Dụng cụ cho khách hàng

E/ Các vật dụng – Đồ dùng trang trí:

48/ Các vật dụng trang trí khác:

F/ Thiết bị bán hàng cho quán cafe:

49/ Phần mềm bán cà phê:

53/ Camera quan sát - chống trộm:

54/ Máy chấm công - Máy quét vân tay:

55/ Thẻ báo rung tự phục vụ

56/ Máy nhận order vận chuyển

57/ Máy quẹt thẻ ngân hàng

Quy trình sản xuất cà phê hữu cơ

5.4.1 Tiêu chuẩn cà phê hữu cơ

Ngày nay cà phê hữu cơ đang là xu hướng và là sự lựa chọn hàng đầu của các quốc gia phát triển bởi độ an toàn cho sức khỏe và có vị thanh , thơm đặc trưng nguyên bản, không cần dựa vào bất cứ gia vị gia giảm nào khác.

Quy trình sản xuất cà phê hữu cơ được đánh giá qua những tiêu chuẩn về chất lượng như sau:

Không tồn đọng hóa chất độc hại

Không sử dụng hóa chất tạo màu, tạo mùi

Không sử dụng chất tạo bọt, tạo vị đắng, vị chua

Không chứa chất bảo quản

Hình 3: Hình ảnh quảng cáo tách cà phê nóng hổi cùng với ánh nắng ban mai

5.4.2 Canh tác cà phê hữu cơ

Cây cà phê tùy thuộc vào giống sẽ được canh tác ở độ cao phù hợp với sự phát triển của giống cây đó Sau đó được người nông dân tạo môi trường phát triển thuận tự nhiên tối đa Cây cà phê được canh tác trong môi trường hữu cơ, người nông dân tạo môi trường phát triển thuận theo tự nhiên tối đa cho cây cà phê Để cây được gọi là cà phê hữu cơ, người ta phải đảm bảo không có bất cứ yếu tố hóa học nào tác động đến sự sinh trưởng của cây.

Quy trình sản xuất cà phê hữu cơ phải luôn được kiểm soát chặt chẽ các yếu tố, đảm bảo an toàn và sạch Nguồn đất và nguồn nước là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong canh tác cà phê hữu cơ Đảm bảo nguồn nước và đất sạch, không nhiễm hóa chất để cây thuận lợi phát triển Đồng thời, các vùng canh tác cà phê hữu cơ phải cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, không ô nhiễm khói bụi. Để bảo vệ cây khỏi các loại sâu bọ phá hoại, người nông dân phải duy trì điều kiện tự nhiên thuận lợi Hầu hết các loài đều liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt Không sử dụng thuốc trừ sâu mà chỉ sử dụng các loài côn trùng ăn sâu để bảo vệ cây.

Hình 4: Công cụ lấy cà phê cũng phải mang lại sự tinh tế và thu hút

5.4.3 Quá trình rang xay sạch

Sau khi thu hoạch được trái cà phê hữu cơ, một công đoạn vô cùng quan trọng mật thiết ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cà phê chính là rang xay Qúa trình này đòi hỏi người thợ máy phải canh chỉnh nhiệt độ phù hợp, tùy theo từng loại hạt mà có cách rang và nhiệt độ khác nhau Làm sao để khơi gợi được mùi vị nguyên bản của cà phê mà không bị mất đi dinh dưỡng có trong hạt Không sử dụng các chất phụ gia, bơ hay bất kỳ nguyên liệu nào khác trong quá trình rang làm mất đi hương vị vốn có và chất lượng dinh dưỡng của cà phê Có thể nói đây là một công đoạn vô cùng quan trọng trong Quy trình sản xuất cà phê hữu cơ , chỉ một chút sơ sẩy là các công đoạn cực khổ trước kia sẽ hỏng hết.

5.4.4 Quá trình bảo quản cà phê hữu cơ

Cuối cùng của Quy trình sản xuất cà phê hữu cơ là cách bảo quản Việc bảo quản cà phê hữu cơ không được phép sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trực tiếp Chỉ sử dụng túi sạch, có van một chiều để đẩy khí co2 từ bên trong ra ngoài Hiện nay cà phê hữu cơ Vanbina thường rang xay trực tiếp khi lên đơn hàng từ 1 – 2 ngày để đảm bảo lượng hàng xuất ra luôn mới và hạn sử dụng phù hợp với thời gian sử dụng của người tiêu dùng Cà phê hữu cơ phải được bảo quản an toàn, chặt chẽ, đảm bảo cà phê không có những biến đổi về chất, mùi và hương vị.

Thực trạng cà phê hữu cơ tại Việt Nam hiện nay

Thực trạng cà phê hữu cơ tại Việt Nam hiện nay đang là xu hướng chuyển biến mới của thị trường cà phê Tuy nhiên các tiêu chí của Quy trình sản xuất cà phê hữu cơ rất khắt khe Từ điều kiện canh tác, chăm sóc kỹ lưỡng nhưng vẫn phải đảm bảo được năng suất và không phải vùng nào cũng có thể canh tác được cà phê hữu cơ Do đó tạo nên sự khan hiếm khiến giá của cà phê hữu cơ cao hơn hẳn so với cà phê thông thường.

Bên cạnh đó việc canh tác cà phê hữu cơ phải được sự giám sát, điều chỉnh hướng dẫn của bộ nông nghiệp Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận cà phê hữu cơ Quy trình sản xuất cà phê hữu cơ khép kín, đảm bảo từ trồng trọt – thu hoạch – phân loại – rang xay – pha chế Do đó cũng gây khó khăn không nhỏ đến các hộ kinh doanh nhỏ bởi người dân không có đủ trang thiết bị chuyên biệt cho từng công đoạn.

TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN

- Sau 1 năm hoạt động, mở thêm 5 cửa hàng tiếp theo tại khu vực một số trường Đại Học ở Thủ Đức và Bình Thạnh, đặt mục tiêu đạt doanh thu trung bình 150 triệu/ tháng mỗi quán.

- Đa dạng hoá menu với nhiều công thức mới: menu thức uống theo mùa, bán Cà phê rang xay để khách hàng có thể mua về tự pha.

- Xây dựng thương hiệu Cà phê Mr Hoàng nhượng quyền thương mại.

Chúng tôi cố gắng đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị hiện đại, học hỏi hoàn thiện thêm kỹ năng, trau dồi vốn kiến thức, triển khai những chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh, hiệu quả và những giải pháp tránh rủi ro cao nhất cho khách hàng, giúp cho quán cafe thành công và được nhiều khách hàng biết đến, bày tỏ sự tin tưởng.

“Mr Hoàng” hoạt động với triết lý kinh doanh luôn coi trọng uy tín – chất lượng, do đó đã dần dần chiếm được sự yêu mến của khách hàng Bằng sự nỗ lực cải tiến không ngừng, chúng tôi hướng tới phát triển chuỗi quán cafe theo hướng vĩ mô, toàn diện và chất lượng đồng bộ.

Với mong muốn xây dựng “Mr Hoàng” trở thành cái tên được nhắc đến rong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu quán cafe, chúng tôi sẽ không ngừng học hỏi để tiếp thu những xu hướng kinh doanh, những mô hình quán cafe hiện đại trên thế giới nhằm phấn đấu mang đến cho Quý khách hàng những cái nhìn toàn cảnh về hoạt động kinh doanh. Đem lại giá trị đích thực đến khách hàng - “Mr Hoàng” hiểu rằng, một tổ chức kinh doanh thành công phải có được niềm tin từ khách hàng Chúng tôi thấu hiểu rằng, mang lại giá trị cho khách hàng là mang lại giá trị cho chính mình, đổi mới, điều chỉnh và phấn đấu.

Lấy người tiêu dùng làm tâm điểm - Đối với “Mr Hoàng”, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng luôn là tôn chỉ của mọi chiến lược hành động Nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, để từ đó mang đến cho họ những hương vị thơm ngon, là cội nguồn của những ý tưởng sáng tạo và thành công

Gây dựng thành công cùng đối tác - Trong suốt quá trình hoạt động, “Mr Hoàng” sẽ luôn quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ bền vững với đối tác dựa trên uy tín và hài hòa về lợi ích đồng thời lấy hiệu quả làm nền tảng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh

Vì lợi ích cộng đồng - Đem lại nguồn doanh thu lớn đóng góp cho sự phát triển kinh tế nước nhà, tạo công ăn việc làm, tạo cơ hội thử thách thực tế cho người lao động trong lĩnh vực kinh doanh quán cafe là sứ mệnh mà chúng tôi hướng tới Ngoài ra chúng tôi trích ra một phần thu nhập để sử dụng trong các chương trình xã hội và chủ chốt là các hoạt động hỗ trợ nhân tài, các dự án phúc lợi xã hội…

TÀI CHÍNH

KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN

Tổng 5.000.000.000 ĐẦU TƯ BAN ĐẦU

Chi phí thuê mặt bằng ( 05 năm) 900.000.000

Chi phí điều tra thị trường 20.000.000 Đăng kí giấy phép hoạt động trong nghành cà phê 5.000.000

Chi phí mua các vật dụng 47.268.000

Chi phí lắp đặt thiết bị 20.000.000

Chi phí xây dựng + trang trí quán 1.000.000.000

DỰ BÁO DOANH THU CÁC NĂM CHỈ

NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5

Chi phí 2,335,751,100 2,396,907,475 2,480,696,669 2,662,990,158 2,662,990,158 Lợi nhuận thuần

Ngày đăng: 02/12/2022, 22:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Biểu đồ doanh thu một số chuỗi cà phê, trà sữa (2015 – 2018) - (TIỂU LUẬN) môn học TRUYỀN THÔNG TRONG KINH DOANH bản kế hoạch kinh doanh của nhóm 1
Bảng 1 Biểu đồ doanh thu một số chuỗi cà phê, trà sữa (2015 – 2018) (Trang 10)
Việc quản lý nguyên vật liệu là vấn đề tương đối khó kiểm sốt với mơ hình kinh doanh đồ uống nếu người chủ, người quản lý khơng có kiến thức và kinh nghiệm về pha chế - (TIỂU LUẬN) môn học TRUYỀN THÔNG TRONG KINH DOANH bản kế hoạch kinh doanh của nhóm 1
i ệc quản lý nguyên vật liệu là vấn đề tương đối khó kiểm sốt với mơ hình kinh doanh đồ uống nếu người chủ, người quản lý khơng có kiến thức và kinh nghiệm về pha chế (Trang 21)
Hình 2: Menu tại một quán cà phê - (TIỂU LUẬN) môn học TRUYỀN THÔNG TRONG KINH DOANH bản kế hoạch kinh doanh của nhóm 1
Hình 2 Menu tại một quán cà phê (Trang 22)
Hình 3: Hình ảnh quảng cáo tách cà phê nóng hổi cùng với ánh nắng ban mai - (TIỂU LUẬN) môn học TRUYỀN THÔNG TRONG KINH DOANH bản kế hoạch kinh doanh của nhóm 1
Hình 3 Hình ảnh quảng cáo tách cà phê nóng hổi cùng với ánh nắng ban mai (Trang 25)
Hình 4: Công cụ lấy cà phê cũng phải mang lại sự tinh tế và thu hút - (TIỂU LUẬN) môn học TRUYỀN THÔNG TRONG KINH DOANH bản kế hoạch kinh doanh của nhóm 1
Hình 4 Công cụ lấy cà phê cũng phải mang lại sự tinh tế và thu hút (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w