1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) khái niệm hình thức pháp luật phần 2 các loại nguồn pháp luật phần 3 các loại nguồn của pháp luật việt nam

32 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình thức pháp luật
Tác giả Ngô Thị Thanh Xuân, Lê Thị Thu Hà, Đào Tùng Lâm
Người hướng dẫn Th.S Phạm Đức Chung
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài tập nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 532,57 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT (0)
    • 1.1. Hình thức pháp luật (0)
    • 1.2. Các loại nguồn pháp luật (5)
    • 1.3. Nguồn của pháp luật Việt Nam (5)
      • 1.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật (5)
        • 1.3.1.1. Khái niệm (5)
        • 1.3.1.2. Đặc điểm (6)
        • 1.3.1.3. Nguyên tắc xây dựng và ban hành (7)
        • 1.3.1.4. Hệ thống VBQPPL của Việt Nam (8)
        • 1.3.1.5. Số, ký hiệu của VBQPPL (15)
        • 1.3.1.6. Hiệu lực của VBQPPL (16)
        • 1.3.1.7. Nguyên tắc áp dụng VBQPPL (19)
        • 1.3.1.8. So sánh VBQPPL với văn bản áp dụng pháp luật (19)
      • 1.3.2. Tập quán pháp (21)
        • 1.3.2.1. Khái niệm (21)
        • 1.3.2.2. Vai trò và ý nghĩa (21)
        • 1.3.2.3. Cách thức thừa nhận (21)
      • 1.3.3. Tiền lệ pháp (22)
        • 1.3.3.1. Khái niệm (22)
        • 1.3.3.2. Cơ quan ban hành (22)
        • 1.3.3.3. Phân loại (23)
        • 1.3.3.4. Nguồn gốc (23)
        • 1.3.3.5. Ý nghĩa (23)
        • 1.3.3.6. Tiêu chuẩn để văn bản trở thành tiền lệ pháp (23)
      • 1.3.4. Điều ước quốc tế (24)
        • 1.3.4.1. Khái niệm (24)
        • 1.3.4.2. Thẩm quyền kí (24)
        • 1.3.4.3. Phân loại (25)
        • 1.3.4.4. Hình thức (25)
        • 1.3.4.5. Khái quát quy trình kí kết điều ước quốc tế (25)
        • 1.3.4.6. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia (26)
      • 1.3.5. Lẽ phải, lẽ công bằng (27)
      • 1.3.6. Hợp đồng (28)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN (28)
    • 2.1 Tập quán pháp (28)
    • 2.2 Tiền lệ pháp (29)
    • 2.3 Lẽ phải lẽ công bằng (30)
    • 2.4. Điều ước quốc tế (30)
  • Kết luận (31)
  • Tài liệu tham khảo (31)
  • Phụ lục (31)

Nội dung

LÝ THUYẾT

Các loại nguồn pháp luật

Trên thế giới, nguồn của pháp luật khá phong phú, bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật; tập quán pháp; tiền lệ pháp; đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền; các quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lý, điều ước quốc tế; các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội; lệ làng, hương ước của các cộng đồng dân cư, tín điều tôn giáo; các hợp đồng dân sự, thương mại,…Trong đó văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp và tiền lệ pháp là những nguồn cơ bản, còn các nguồn khác là nguồn bổ sung, thay thế khi không có loại nguồn cơ bản.

Nguồn của pháp luật Việt Nam

1.3.1 Văn bản quy phạm pháp luật

VBQPPL tuy xuất hiện muộn hơn tập quán pháp và tiền lệ pháp nhưng càng ngày cảng chiếm vai trò quan trọng VBQPPL là hình thức pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành dưới hình thức văn bản (pháp luật thành văn) VBQPPL là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, nó có khả năng phản ánh rõ nét nhất nội dung và các dấu hiệu thuộc bản chất của pháp luật tức là phản ánh rõ tính giai cấp, tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và có hiệu lực cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội VBQPPL với các hình thức cụ thể như Hiến pháp, luật, sắc lệnh, v.v được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước tư sản Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật quan trọng, nếu không nói là hình thức pháp luật duy nhất Đối với Nhà nước Việt Nam, hình thức pháp luật là VBQPPL. Theo Điều 2 Luật ban hình văn bản quy phạm pháp luật 2015:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Qua quá trình tìm hiểu ở các nguồn tin, VBQPPL mang một số đặc điểm sau đây: Đầu tiên là VBQPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành, bao gồm: Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân các cấp, uỷ ban nhân dân các cấp Ngoài ra, theo quy định của pháp luật văn bản quy phạm pháp luật còn được ban hành bởi Đoàn Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, các chủ thể phối hợp với nhau để ban hành thông tư liên tịch (Theo điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020).

Thứ hai, VBQPPL được ban hành theo hình thức do pháp luật quy định Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức có nghĩa là đúng tên loại văn bản và đúng thể thức, kĩ thuật trình bày Theo quy định của pháp luật (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điêu và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật), VBQPPL phải có đủ và trình bày đúng những yếu tố như: quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành; số, kí hiệu văn bản; địa danh, thời gian ban hành; tên vãn bản; trích yếu nội dung; chữ kí; nơi nhận.

Thứ ba, trình tự, thủ tục ban hành tuân theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 VBQPPL được ban hành theo trình tự: lập chương trình xây dựng văn bản; soạn thảo; lấy ý kiến đóng góp; thấm định, thẩm ưa; trình, thông qua, kí chứng thực và ban hành.

Thứ tư, nội dung VBQPPL gồm những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) Những quy tắc xử sự này là những khuôn mẫu của hành vi mà mọi thành viên xã hội hoặc các cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan phải xử sự theo.

Thứ năm, VBQPPL được Nhà nước bảo đảm thực hiện Nhà nước sử dụng mọi biện pháp về kinh tế, chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, pháp luật, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính trừng phạt, để bảo đảm thực hiện các VBQPPL mà mình đã ban hành Biện pháp cưỡng chế có tính trừng phạt chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra và việc áp dụng đó cũng dựa trên cơ sở nhằm giáo dục, thuyết phục, cải tạo.

Thứ sáu, VBQPPL được thực hiện nhiều lần trong thực tế đời sống, được áp dụng khi có sự kiện pháp lý xảy ra; được tất cả thành viên xã hội hoặc cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan thực hiện nhiều lần cho tới khi nó bị đình chỉ hoặc bị sửa đổi hoặc bị bãi bỏ một phần hay toàn bộ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ bảy, hiệu lực của VBQPPL là sự điều chỉnh có phạm vi (giới hạn) nhất định về thời gian, không gian và đối tượng điều chỉnh Tính bắt buộc chung đã ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của VBQPPL VBQPPL có hiệu lực pháp lý trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương tùy thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành cũng như nội dung của mỗi VBQPPL Thông thường, VBQPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước, VBQPPL do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực pháp lý trên phạm vi địa phương đó Ngoài ra, có trường hợp VBQPPL do cơ quan nhà nước trung ương ban hành nhưng có hiệu lực pháp lý trên phạm vi lãnh thổ địa phương xuất phát từ tính đặc thù của địa phương đã quyết định tới nội dung VBQPPL Dấu hiệu này là cơ sở để phân biệt với những văn bản có nội dung đặt ra quy tắc xử sự nội bộ trong cơ quan nhà nước Hiện nay, khá nhiều văn bản như quy chế, điều lệ, quy định, nội quy có nội dung là quy tắc xử sự nội bộ được ban hành kèm theo hình thức văn bản quyết định, nghị quyết Những quy tắc xử sự được đặt ra để điều chỉnh hoạt động trong nội bộ một cơ quan nhà nước không phải là quy phạm pháp luật vì các quy tắc xử sự đó không có tính bắt buộc chung mà chỉ là văn bản được ban hành để điều hành quản lý nội bộ, chúng có tính chất bắt buộc nhưng chỉ đối với các đơn vị trực thuộc, nhân viên của cơ quan đó.

1.3.1.3 Nguyên tắc xây dựng và ban hành

Theo Điều 5 Luật ban hình văn bản quy phạm pháp luật 2015, những nguyên tắc xây dựng, ban hành VBQPPL bao gồm:

1 Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

2 Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3 Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật

4 Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

5 Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

6 Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

1.3.1.4 Hệ thống VBQPPL của Việt Nam

Các quy phạm pháp luật với tư cách là hạt nhân của hệ thống pháp luật luôn được biểu hiện và xác định trong các văn bản pháp luật cụ thể Các văn bản pháp luật dù đa dạng, phong phú đến đâu, đều hợp thành một hệ thống văn bản mang tính thứ bậc Tính thứ bậc của các văn bản pháp luật được xác định bởi hiệu lực pháp luật của từng loại văn bản, trong đó cao nhất là Hiến pháp, các văn bản pháp luật khác dù là các đạo luật do Quốc hội thông qua cũng đểu phải phù hợp với Hiến pháp.

Căn cứ theo Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta bao gồm:

2 Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3 Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5 Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

7 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

THỰC TIỄN

Tập quán pháp

Nhắc đến việc áp dụng tập quán vào xét xử án dân sự không thể không nhắc đến vụ án “Cây chà 19 tiếng” Vụ án này chính là vụ án điển hình cho việc áp dụng tập quán địa phương trong thực tiễn xét xử tại nước ta.

Có thể hiểu tóm tắt nội dung vụ án như sau:

Nguyên đơn: Bà Chiêm Thị Mỹ L.

Bị đơn: Ông La Văn T. Đây là vụ án tranh chấp quyền đánh bắt hải sản giữa chủ tàu và người làm công doTAND huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thụ lý giải quyết “Cây chà” là một tổ cá nhân tạo làm bằng cây để thu hút cá và các hải sản khác đến trú ngụ, tạo thuận lợi cho ngư dân đánh bắt cá Còn “19 tiếng” là chỉ thời gian từ bờ đến cây chà Nguyên đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu trả lại cây chà, có nghĩa là trả lại quyền khai thác điểm đánh bắt hải sản xa bờ

Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ lời khai bị đơn thừa nhận cây chà vốn là của nguyên đơn nên xử chấp nhận yêu cầu, buộc bị đơn trả lại cây chà cho nguyên đơn.

Sau khi xét xử phúc thẩm, cơ quan thi hành án địa phương có công văn phản ánh khó khăn trong thi hành bản án, đặc biệt là đơn khiếu nại của 30 ngư dân huyện Long Đất cho biết theo tập quán địa phương, người chủ cây chà nếu bỏ không khai thác trong 3 tháng thì đương nhiên người khác có quyền khai thác.

Vì vậy, Tòa án Tối cao đã xác định trong Quyết định giám đốc thẩm rằng bị đơn khai thác hải sản tại địa điểm có cây chà là phù hợp với tập quán, không trái pháp luật; sau đó tuyên hủy bản án phúc thẩm, trả hồ sơ để xét xử lại theo hương bác yêu cầu của nguyên đơn.

Tiền lệ pháp

Án lê ‘ trong luâ ‘t nhà Lê

Dưới thời nhà Lê, niên hiệu Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tận dụng kỹ thuật “làm cho pháp luật đầy đủ, dễ hiểu” bằng cách ghi tóm lược lại những bản án đã được các quan xử án xử rồi, chọn ra làm tiền lệ điển hình để về sau cứ noi theo đó mà xử các trường hợp tương tự Cụ thể như trong Bộ luật Hồng Đức, các Điều 396, 397 về việc phân chia điền sản hương hỏa thực chất là những bản án được tóm lược lại, chép kèm vào bộ luật.

Hồng Đức thiện chính thư là một kho tài liê ‘u rất quý giá về hai phương diê ‘n án lê ‘ và luâ ‘t pháp triều Lê Trong đó, phần lớn các bản án trở thành án lê ‘ thời xưa đều liên quan đến ruô ‘ng đất Ngoài ra, cũng có những án lê ‘ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, nhất là hôn nhân và gia đình Lê ‘ về “phụ trái tử hoàn” (Đoạn 101) nêu rõ: “Nếu cha mẹ mắc nợ mà bỏ trốn thì con cháu phải trả; nếu con cháu có nợ mà bỏ trốn thì cha mẹ, ông bà không phải chịu trách nhiê ‘m” Lê ‘ về “không chồng mà có thai” (Đoạn 262), Trạng nguyên Lương Thế Vinh (1441-1496) trình bản án được vua chuẩn phê thành lê ‘: “Gian phụ có thai thì ở phía gian phụ có chứng cứ; còn phía nam phu vì không có bằng chứng thì chỉ có thể xử phạt gian phụ về tô ‘i thông gian thôi”.

Việc dùng bản án xử trước làm tiền lệ để giúp đưa ra đường lối xét xử cho các vụ việc sau đã là một kỹ thuật lập pháp hay, đọc dễ hiểu, dễ áp dụng trong thực tế Các bản án này do các phán quan vận dụng kiến thức pháp luật của mình vào tình huống thực tế để xét xử, qua đó đưa ra đường lối xử lý chung.

Lẽ phải lẽ công bằng

Người A săn được một con nai mang về cho gia đình làm thức ăn Một người B giật lấy con nai này và nhận đó là của mình Lúc này, người phân xử sẽ căn cứ vào công sức của người A để phán quyết con nai săn được là của A Nếu người B vẫn cứ khăng khăng đó là con nai của mình thì việc phân xử sẽ căn cứ vào các dấu vết trên vũ khí, các vết thương, lời trình bày của hai bên, người làm chứng… (những công việc này, sau này theo thuật ngữ chuyên ngành người ta gọi là nghiệp vụ điều tra).

Những lời phán xử này dần dần theo thời gian sẽ hình thành nên một quy ước là, “ai săn người đó hưởng” hay hiểu theo cách chung là “cấm cướp giật tài sản” và những tình tiết của sự việc trên trở thành một phần của cấu thành tội “cướp giật tài sản theo quy định hầu hết trong pháp luật hình sự của các nước Chúng ta có thể thấy, ban đầu người phán xử muốn đòi lại “lẽ công bằng” cho anh A vì công sức anh A bỏ ra, anh A xứng đáng với thành quả đó và điều đó là hoàn toàn hợp lý, không có gì có thể chối cãi.

Điều ước quốc tế

Tháng 11-2007, Lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) ký Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13, tổ chức tại Singapore, đánh dấu một mốc lịch sử trong quá trình phát triển của Hiệp hội Chưa đầy bốn tháng sau, việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký phê chuẩn Hiến chương ASEAN ngày 6-3-2008 và Việt Nam long trọng chuyển bản Hiến chương vừa phê chuẩn tới Ban Thư ký ASEAN ngày 14-3-2008, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình Việt Nam tham gia ASEAN cũng như quá trình hội nhập khu vực và quốc tế nói chung.

Nhấn mạnh tính trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực.

Tôn trọng các nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, không can thiệp vào bản sắc quốc gia của các thành viên ASEAN.

Khuyến khích bản sắc và hoà bình khu vực, giải quyết hoà bình các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn, và bác bỏ gây hấn. Ủng hộ luật pháp quốc tế với sự tôn trọng nhân quyền, công bằng xã hội và thương mại đa bên.

Khuyến khích hội nhập thương mại vùng.

Chỉ định một Tổng thư ký và các Đại diện thường trực của ASEAN.

Thành lập một cơ quan nhân quyền và một cơ cấu về các tranh chấp chưa giải quyết, để được quyết định tại các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN.

Phát triển quan hệ thân thiện bên ngoài và một lập trường với Liên hiệp quốc (như Liên minh châu Âu)

Tăng cường số lượng các cuộc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lên hai lần một năm và khả năng can thiệp vào các tình huống khẩn cấp.

Lặp lại việc sử dụng cờ, bài ca, biểu tượng và ngày quốc gia ASEAN vào 8 tháng 8.

Ngày đăng: 02/12/2022, 22:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đề tà i: Hình thức pháp luật - (TIỂU LUẬN) khái niệm hình thức pháp luật phần 2  các loại nguồn pháp luật phần 3  các loại nguồn của pháp luật việt nam
t à i: Hình thức pháp luật (Trang 1)
Sau đâu là bảng thống kê tên viết tắt của một số loại văn bản: - (TIỂU LUẬN) khái niệm hình thức pháp luật phần 2  các loại nguồn pháp luật phần 3  các loại nguồn của pháp luật việt nam
au đâu là bảng thống kê tên viết tắt của một số loại văn bản: (Trang 15)
Hình thức, tên gọi - (TIỂU LUẬN) khái niệm hình thức pháp luật phần 2  các loại nguồn pháp luật phần 3  các loại nguồn của pháp luật việt nam
Hình th ức, tên gọi (Trang 20)
Tập quán pháp là thói quen hình thành từ đời sống hay từ truyền thống văn hoá xã hội - (TIỂU LUẬN) khái niệm hình thức pháp luật phần 2  các loại nguồn pháp luật phần 3  các loại nguồn của pháp luật việt nam
p quán pháp là thói quen hình thành từ đời sống hay từ truyền thống văn hoá xã hội (Trang 21)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w