CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT
1.3. Nguồn của pháp luật Việt Nam
1.3.4.6. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia
Để áp dụng điều ước trong pháp luật quốc gia, ta có 2 phương thức áp dụng:
Phương thức chuyển hóa là phương thức áp dụng pháp luật quốc tế gián tiếp, cơ quan
pháp luật quốc gia: ban hành một luật riêng để thực hiện một điều ước quốc tế; sửa đổi, bổ sung luật cũ cho phù hợp với điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia.
Phương thức chấp nhận là phương thức áp dụng pháp luật quốc tế trực tiếp; hiến pháp,
pháp luật của quốc gia quy định pháp luật quốc tế có hiệu lực trong pháp luật quốc gia, thì quốc gia có thể áp dụng trực tiếp pháp luật quốc tế.
Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia bao gồm 2 nội dung chính:
Thứ nhất, Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, quá trình xây dựng
và thực hiện luật quốc tế.
Trong quá trình xây dựng luật quốc tế, các quốc gia luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để gây ảnh hưởng đến luật quốc tế và bảo vệ lợi ích của mình 1 cách tốt nhất trong mối tương quan với lợi ích của quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Do đó, q trình xây dựng luật quốc tế phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Đồng thời, sự hình thành các nguyên tắc và quy phạm quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các quốc gia. Chính vì thế, pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng đến quá trình xây dựng luật quốc tế.
Pháp luật quốc gia đảm bảo pháp lý quan trọng để các quy phạm quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Bởi nghĩa vụ của mỗi quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế là phải bảo đảm thực hiện luật quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.
Thứ hai, luật quốc tế có tác động đến sự phát triển và hồn thiện của luật quốc gia. Luật quốc tế tác động trở lại đối với sự hình thành và phát triển của luật trong nước. Điều này thể hiện ở việc khi tham gia các quan hệ quốc tế, các quốc gia phải có nghĩa vụ xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước sao cho đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà quốc gia là thành viên.
Hơn nữa, luật quốc tế còn tạo điều kiện đảm bảo cho pháp luật quốc gia trong quá trình thực hiện. Cụ thể hiện nay, có nhiều vấn đề đã vượt qua khỏi phạm vi điều chỉnh của quốc gia, trở thành vấn đề toàn cầu, tự bản thân mỗi quốc gia khơng thể giải quyết được mà cần có sự hợp tác quốc tế như vấn đề mơi trường, tội phạm quốc tế, vũ khí hạt nhân… Vì vậy, các quốc gia đã cùng nhau ký hàng loạt điều ước quốc tế để cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề đó như: Hiệp ước NewYork về cấm thử hồn tồn vũ khí hạt nhân; Quy chế Rome năm 1998 về thành lập Tịa hình sự quốc tế ICC,…