1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới

33 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới
Tác giả Nguyễn Minh Hoàng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 336,48 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc nghiên cứu (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
  • 3. Tính mới và tính đóng góp của đề tài (7)
  • 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (8)
  • 6. Cấu trúc của luận văn (10)
  • CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ “QUAN NIỆM” VÀ CÁCH THỨC TIẾP CẬN CÁC QUAN NIỆM “PHÁP LUẬT” TRONG LUẬN VĂN (12)
    • 1.1. Sơ lƣợc về “quan niệm” và phân biệt những thuật ngữ có liên quan (12)
    • 1.2. Mối tương quan giữa “quan niệm” với “thực tiễn” và định hướng nghiên cứu của tác giả (15)
    • 1.3. Hiện tƣợng pháp luật trong hoạt động công quyền (19)
    • 1.4. Hiện tƣợng pháp luật trong hoạt động tƣ pháp (21)
    • 1.5. Cách thức phân nhóm và phân tích các quan niệm “pháp luật” ở các chương 2, 3, 4, 5 (23)

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giớiSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới

Mục tiêu nghiên cứu

Về tổng thể, tác giả cho rằng mỗi quan niệm chỉ phản ánh một phần của những hiện tƣợng đƣợc coi là pháp luật hiện nay, việc đƣa ra một khái niệm để định hình toàn bộ hiện tƣợng sẽ không thể giải thích một cách thuyết phục nhiều lĩnh vực pháp luật Vì vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn này “làm rõ nội dung các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới trên cơ sở xác định nền tảng hình thành, phạm vi biểu hiện của các quan niệm và ý nghĩa của quan niệm trong nhận thức thực tiễn pháp luật”

Mục tiêu nghiên cứu trả lời các câu hỏi cụ thể sau:

- Ý nghĩa của việc xác định thực tiễn phù hợp với quan niệm và giới thiệu sơ bộ về hiện tượng “pháp luật” trong thực tiễn (Chương 1)

- Các quan niệm pháp luật phổ biến và thực tiễn pháp luật tương ứng với mỗi nhóm quan niệm? (Chương 2)

- Biểu hiện cụ thể của các quan niệm trong những thực tiễn mà tác giả đã lựa chọn? (Chương 3, 4 và 5)

- Một vài nét nổi bật về thành quả xây dựng pháp luật trên cơ sở tiếp thu truyền thống Xô-viết và pháp luật phương Tây ở Việt Nam? (Chương 6)

Tính mới và tính đóng góp của đề tài

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ thạc sĩ đề cập đến các quan niệm “pháp luật” khác nhau trên thế giới thông qua việc xác định thực tiễn phù hợp với quan niệm, một cách thức không phổ biến ở Việt Nam Trong luận văn đề cập đến cả những quan niệm ít đƣợc phân tích và chứng minh nhưng thường được các luật gia phân tích rất cụ thể, vì vậy phạm vi nghiên cứu rộng hơn so với những nghiên cứu chỉ tập trung vào các học thuyết pháp lý

Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp giả thuyết Trước hết tác giả giới thiệu về thực tiễn pháp luật, sau đó nêu các quan niệm và đưa ra giả thuyết về các cặp quan niệm – thực tiễn tương ứng với nhau Sau khi hình thành nên những cặp quan niệm – thực tiễn, tác giả phân tích rõ về các biểu hiện của các quan niệm trên thực tiễn pháp luật cụ thể, qua đó đánh giá tính phù hợp của quan niệm với thực tiễn tương ứng Để triển khai phương pháp này, Chương 1 tác giả nêu định nghĩa “quan niệm”, ý nghĩa của việc xác định thực tiễn phù hợp với quan niệm trong việc nghiên cứu quan niệm và giới thiệu sơ bộ về pháp luật phương Tây Ở chương

2 tác giả nêu một số quan niệm “pháp luật” phổ biến và thực hiện việc xác định thực tiễn pháp luật phù hợp với quan niệm Tại các Chương 3, 4 và 5 tác giả phân tích về đặc điểm của các hiện tƣợng “pháp luật” trên cơ sở hiểu biết cá nhân của tác giả và phân tích, đánh giá kỹ hơn về sự phù hợp của quan niệm với thực tiện Chương 6 vận dụng kết quả nghiên cứu của các chương trước để làm rõ một vài hệ quá phát sinh do nhận thức thực tiễn từ cách quan niệm không phù hợp tại Việt Nam

Nhìn chung, phương pháp sử dụng thực tiễn để phân tích quan niệm thay cho phân tích nội hàm của quan niệm là cách làm dành cho người đã nghiên cứu về hệ thống pháp luật trước khi nghiên cứu về quan niệm Đối với người tiếp cận thực tiễn từ các quan niệm thì tác giả cho rằng không nên sử dụng phương pháp này.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn này không nhằm giải quyết các thực trạng mà tập trung xác định các thực tiễn pháp luật phù hợp với các nhóm quan niệm, vì vậy đối tƣợng nghiên cứu là một số quan niệm “pháp luật” phổ biến và những hiện tƣợng đƣợc coi là pháp luật ở La Mã thời cổ đại, Tây Âu, Trung Hoa, Việt

Nam thời trung đại và trong nền luật học một số quốc gia Tây Âu ngày nay nhƣ Anh, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Singapore

“Quan niệm” trong luận văn này là những cách nhận thức tương đối trực quan và ngắn gọn về hiện tƣợng pháp luật Một số quan niệm đƣợc nghiên cứu có thể xuất phát từ một trường phái luật học như trường phái luật tự nhiên, trường phái pháp luật lịch sử, tuy nhiên tác giả không đi sâu vào những quan điểm khác của các trường phái như mục tiêu của pháp luật, vai trò của pháp luật, điều kiện để pháp luật có hiệu lực, đóng góp của các trường phái … mà chỉ nêu cách các trường phái đó hiểu “pháp luật” là gì

Về các thực tiễn pháp luật đƣợc nêu trong luận văn, tác giả không đi sâu phân tích các chế định, điều luật cụ thể mà chỉ tập trung nghiên cứu một cách tổng quát, các khía cạnh pháp luật chỉ phân tích chung đặc điểm của mỗi lĩnh vực Việc trích dẫn quy phạm chỉ nhằm chứng minh, chứ không đi sâu phân tích chi tiết đặc điểm, nội hàm hoặc cách sử dụng của từng quy phạm

Luận văn chủ yếu nghiên cứu mối liên hệ giữa các nhóm quan niệm với thực tiễn pháp luật thông qua việc tạo lập các nhóm quan niệm phù hợp với các thực tiễn pháp luật và phân tích biểu hiện của các quan niệm trong các thực tiễn pháp luật tương ứng

- Từ ngữ trong luận văn: Để giới hạn phạm vi phân tích từng nội dung của luận văn, một số từ ngữ đƣợc tác giả sử dụng sẽ có ý nghĩa nhƣ sau:

Trong luật văn này, “pháp luật” là cách viết để nói về định nghĩa, quan niệm, khái niệm của từ “pháp luật” hoặc là tổng hợp tiêu chí của một sự vật hiện tượng được coi là “pháp luật” theo những quan niệm Cách viết pháp luật không có dấu “” là để chỉ tổng thể những hiện tượng thường được coi là pháp luật trên thực tế

Một số từ ngữ xuất hiện nhiều lần trong luận văn nhƣ Pháp luật C ông quyền , P háp luật giải quyết tranh chấp dân sự là cách tác giả gọi tên nhóm hiện tượng pháp luật do hiện tại vẫn chưa có thuật ngữ tương ứng

Một số từ ngữ khác nhƣ Dịch vụ sự nghiệp công, Công pháp quốc tế , Luật c ông, Luật tư … là những thuật ngữ thông dụng hoặc đã đƣợc giải thích bởi các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, những khác biệt trong cách hiểu của tác giả sẽ đƣợc nêu cụ thể tại nội dung có sử dụng các từ ngữ này.

Cấu trúc của luận văn

Luận văn này gồm 6 chương (tên gọi xin tham khảo mục lục), với mục đích xây dựng và nội dung chính nhƣ sau:

Chương 1: Nêu định nghĩa “quan niệm”, nêu vai trò của việc xác định thực tiễn khi phân tích quan niệm và giới thiệu sơ bộ về thực tiễn “pháp luật” trong hoạt động công quyền và trong hoạt động tƣ pháp

Chương 2: Giới thiệu một số quan niệm nhiều người biết, thường xuất hiện trong các tác phẩm đề cập đến ý nghĩa của “pháp luật” hoặc những quan niệm đƣợc thể hiện trong nội dung của các tác phẩm giới thiệu về “pháp luật” Trên cơ sở điểm giống và khác nhau của các quan niệm, tác giả sắp xếp các quan niệm vào các thực tiễn pháp luật tương ứng

Chương 3: Biểu hiện cụ thể của các quan niệm trong thực tiễn pháp luật trong hoạt động công quyền

Theo quan điểm của tác giả nội dung Chương 3 có phần tương đồng với chương trình giảng dạy về lý luận chung về pháp luật ở Việt Nam Các đặc điểm của thực tiễn được nêu trong chương này vừa thể hiện các ý tưởng của quan niệm, vừa để làm rõ sự đối lập với cơ sở thực tiễn đƣợc nêu tại Chương 4, vì vậy có thể không phải là đặc điểm khi sử dụng để phân biệt với các sự vật hiện tƣợng khác

Chương 4: Biểu hiện cụ thể của các quan niệm trong thực tiễn pháp luật trong hoạt động tƣ pháp dân sự

Quan niệm hướng đến pháp luật trong hoạt động tư pháp được nhắc đến rất nhiều ở Việt Nam hiện nay Cả thực tiễn và quan niệm đƣợc nêu trong chương này đều có nhiều khác biệt so với truyền thống pháp luật Xô-viết, vì vậy nội dung để nêu biểu hiện của quan niệm tác giả phân tích khá kỹ về thực tiễn pháp luật với nhiều trích dẫn

Chương 5: Giới thiệu sơ bộ một số lĩnh vực pháp luật được quan tâm theo tư tưởng Xây dựng nhà nước pháp quyền luật hình sự hiện đại, luật Hiến pháp, công pháp quốc tế, … Trên cơ sở thực tiễn, tác giả luận giải sự phù hợp với một số quan niệm của trường phái Luật tự nhiên và các quan niệm tương tự khác.

Chương 6: Nêu một số nét nổi bật và tương đối phổ biến về pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm minh họa cho hệ quả của việc nhận thức, học hỏi và áp dụng thực tiễn pháp luật phương Tây với cách quan niệm không phù hợp.

SƠ LƯỢC VỀ “QUAN NIỆM” VÀ CÁCH THỨC TIẾP CẬN CÁC QUAN NIỆM “PHÁP LUẬT” TRONG LUẬN VĂN

Sơ lƣợc về “quan niệm” và phân biệt những thuật ngữ có liên quan

Để có thể hiểu đƣợc các quan niệm “pháp luật” thì điều rất quan trọng là trả lời câu hỏi “quan niệm” là gì? Theo một số từ điển tiếng Việt, “quan niệm” là một động từ chỉ việc một người nhận thức một vấn đề hoặc là một danh từ chỉ cách nhận thức, đánh giá một vấn đề [12, tr.828], [51] Nói một cách khoa học hơn, “quan niệm” là để chỉ cách nhận thức của một chủ thể đối với một sự vật, hiện tƣợng nhất định Nhƣ vậy, sự xuất hiện của “quan niệm” là do hoạt động “nhận thức sự vật, hiện tƣợng” và tồn tại nhƣ kết quả của quá trình “phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người”

Quan niệm thuộc về phạm trù ý thức, vì vậy “quan niệm pháp luật” cũng nằm trong “ý thức pháp luật” Do quan niệm thường phản ánh sự vật, hiện tượng một cách khá đơn giản và trực tiếp, vì vậy quan niệm thường rất đa dạng và có sự giao thoa với một số thuật ngữ khác thuộc phạm trù ý thức Sau đây tác giả sẽ nêu một số khác biệt giữa “quan niệm” với “tâm lý”, “hệ tƣ tưởng” và “khái nhiệm” để tránh nhầm lẫn Đối với “tâm lý” và “hệ tư tưởng”, đây là hai phần trong kết cấu của “ý thức” Trong đó, “tâm lý” phù hợp với trình độ phản ánh thông thường, được hình trong hoạt động thực tiễn của con người trên bình diện cá nhân và các nhóm xã hội, nội dung của tâm lý pháp luật chính là các cảm xúc, tâm trạng, thái độ, tình cảm Tâm lý thường được hình thành một cách tự phát và thiếu tính hệ thống, vì vậy chịu sự tác động mạnh mẽ và thường xuyên từ phái các yếu tố khách quan bên ngoài Hệ tư tưởng cũng là sự phản ánh nhưng ở là sự nhận thức khoa học một cách tổng thể, có chiều sâu hơn tâm lý cả về trình độ, tính chất của nhận thức Những nội dung phản ánh trong hệ tư tưởng thường tƣợng và có tính kế thừa, phát triển [14, tr.439-441] Các hiện tƣợng thuộc phạm trù ý thức thuộc về chỉ một trong hai nhóm trên, các quan niệm thường thì gần với tâm lý hơn do trình độ phán ánh của quan niệm chỉ ở mức thông thường Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật thì rất nhiều quan niệm xuất phát từ các nhà tư tưởng, vì vậy những quan niệm dù đơn giản và trực quan nhưng cũng rất khó xác định rành mạch đây là vấn đề thuộc “tâm lý” hay “hệ tƣ tưởng” Ví dụ, những quan niệm coi pháp luật là biểu hiện của công lý, điều đúng hoặc lẽ phải có phần phản ánh tâm lý, tình cảm tích cực đối với pháp luật, vì vậy có thể coi là sự thể hiện của tâm lý pháp luật Nhƣng các quan niệm coi “Pháp luật phải đảm bảo sự công bằng” hoặc “phải đảm bảo tính cƣỡng chế” thì các tác giả thể hiện vai trò và tính kỹ thuật của pháp luật, vì vậy có thể coi là thể hiện hệ tư tưởng pháp luật Do sự đa dạng của quan niệm nên tác giả cho rằng khó để có thể đƣa ra một nhận định cụ thể mức độ nhận thức, phản ánh của ý thức nhằm xác định quan niệm thuộc về “tâm lý” hay

“hệ tư tưởng”.Chỉ khi phân tích cụ thể mỗi quan niệm mới có thể xác định đƣợc chính xác quan niệm đó ở phần nào của “ý thức pháp luật”

Về thuật ngữ “khái niệm”, tác giả cho rằng cũng không nên nhầm lẫn

“quan niệm” và “khái niệm” Khái niệm thường được hiểu là “hình thức của tƣ duy trong đó phản ánh một lớp các đối tƣợng bằng một hoặc một số các dấu hiệu chung của các đối tƣợng thuộc lớp đó” [87, tr.13] Yêu cầu của một khái niệm là phải có tƣ duy, luận giải để tìm ra đƣợc đúng điểm chung mang tính bản chất của một lớp đối tƣợng đối tƣợng Mặc dù là cùng là phản ánh, nhƣng “khái niệm” có tính lý luận cao hơn hẳn so với sự phản ánh trực tiếp và có phần giản đơn của “quan niệm” Để đưa ra một khái niệm, người nhận thức cần có những sự đối chiếu, phân tích, so sánh để tìm ra những điểm chung, có thể đƣa ra đƣợc một luận giải có đủ tính khoa học cho một sự vật, hiện tƣợng Có thể coi “khái niệm” là một dạng “quan niệm” vì cả hai đều là sự phản ánh, nhƣng theo tác giả hai thuật ngữ này khác nhau ở mức độ lý luận Một quan niệm hoàn toàn có thể trực quan và không nêu lên bản chất của sự vật hiện tƣợng, đôi khi quan niệm thể hiện cả những mặt về cảm xúc trực quan chứ không phải là kết quả tìm kiếm điểm chung của một nhóm đối tƣợng.Nói một cách tổng quát theo quan điểm triết học Mác-Lênin, quan niệm là sự phản ánh của sự vật hiện tƣợng một cách trực quan, thuộc về hình thức thông thường của ý thức; còn khái niệm là sự phán ánh mang tính khái quát, có hệ thống, thuộc về hình thức mang tính lý luận của ý thức [14, tr.442]

1.1.3 Các hợp phần của quan niệm

Như đã nêu trên, quan niệm thuộc về phần ý thức thông thường, vì vậy các quan niệm tương đối giản đơn và thường chỉ phản ánh một khía cạnh nổi bật của sự vật, hiện tƣợng Do không có chủ đích xây dựng một nhận thức hoàn chỉnh, chính xác về sự vật, hiện tƣợng nên các quan niệm không đƣợc tồn tại với một cấu trúc đồng nhất

Có thể phân tích các hợp phần của quan niệm từ hai mặt chủ quan và khách quan nhƣ sau Phần chủ quan của quan niệm là nhận thức, những hiểu biết mà người đưa ra quan niệm nhận thấy từ sự vật, hiện tượng; phần này đƣợc thể hiện ở nội hàm của quan niệm Nội hàm của quan niệm không sâu sắc và trừu tượng mà thường đơn giản, dễ hiểu Ở mặt khách quan, quan niệm phải gắn với những sự vật, hiện tượng mà người đưa ra quan niệm đang nhận thức Một quan niệm đƣợc trở nên phổ biến buộc phải là một sự nhận thức tương đối phù hợp, chính xác về khía cạnh nổi bật của sự vật hiện tượng

Ví dụ: mọi quy tắc xã hội như pháp luật, đạo đức, tập quán, tín ngưỡng đều có khả năng điều chỉnh hành vi của con người ở các mức độ khác nhau quan niệm pháp luật là sự cưỡng chế trở nên phổ biến Những quy tắc xã hội khác sẽ gắn với những dấu hiệu nổi bật của mình như sự tốt đẹp của đạo đức hay niềm tin của tín ngưỡng

Do được nêu lên bởi khả năng nhận biết tương đối nổi bật nên biểu hiện nổi bật có thể chƣa nêu đƣợc bản chất của sự vật, hiện tƣợng Biểu hiện nổi bật gắn liền với sự vật hiện tƣợng là những cơ sở thực tiễn của phần nội hàm của quan niệm, nhưng cần lưu ý rằng chính bản thân sự vật, hiện tượng cũng là một phần quan trọng của cơ sở thực tiễn vì quan niệm chỉ có thể nhận thức về một khía cạnh chƣa chắc đã là bản chất của sự vật, hiện tƣợng Nhƣ vậy, có thể nói quan niệm gồm “nội hàm” và “cơ sở thực tiễn”, nhƣng quan niệm không đƣa ra cái nhìn bao quát về sự vật, hiện tƣợng và khó có thể sử dụng để xác định sự vật, hiện tƣợng trên thực tế nhƣ khái niệm.

Mối tương quan giữa “quan niệm” với “thực tiễn” và định hướng nghiên cứu của tác giả

1.2.1 Mối tương quan giữa “quan niệm” và “thực tiễn”

Qua phân tích, tác giả hiểu rằng “quan niệm pháp luật” thực chất là một góc nhìn chủ quan của một người với một hiện tượng pháp luật khách quan Với thế giới quan duy vật, tác giả cho rằng về cơ bản sự vật, hiện tƣợng khách quan là thành tố quyết định các quan niệm Nhƣng cũng nhƣ các nội dung thuộc về phạm trù ý thức khác, các quan niệm có sự độc lập tương đối với hiện tƣợng khách quan Các quan niệm có thể phù hợp, không phù hợp, lạc hậu hay đi trước và tác động trở lại sự vật, hiện tượng, tùy thuộc vào các yếu tố tác động, năng lực nhận thức của người đưa ra quan niệm và sự biến động của xã hội So với mối quan hệ giữa những nội dung khác thuộc về phạm trù ý thức với thực tiễn, mối quan giữa quan niệm với thực tiễn có một số khác biệt

Về tính quyết định của thực tiễn, sự phụ thuộc của quan niệm với thực tiễn là rất mạnh Cũng nhƣ phạm trù ý thức nói chung, quan niệm là do những đieùe kiện xã hội khách quan quy định, chi phối Nhƣng do quan niệm là những nhận thức thông thường, tương đối đơn giản và trực tiếp, vì vậy khi thực tiễn thay đổi thì quan niệm cũng khó có thể tồn tại nếu không thay đổi

Sự đơn giản và trực tiếp khiến cho người tiếp nhận có thể đối chiếu ngay quan niệm với thực tiễn để đánh giá, từ đó lựa chọn đƣợc việc có tiếp thu hay không Ví dụ, pháp luật của một nhà vua coi trọng lợi ích của đa số người dân sẽ khiến người dân quan niệm “pháp luật là sự ghi nhận các lợi ích chung của xã hội”, người dân tin tưởng vào pháp luật cũng như tin tưởng vào nhà vua của họ Nhƣng 100 năm sau một triều đại đƣa lợi ích của hoàng tộc lên trên mọi thứ lại khiến cho người dân quan niệm “pháp luật là công cụ của giai cấp thống trị tác động lên xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp”, sau đó họ tìm đủ mọi cách để tránh né việc thực hiện pháp luật Dễ hiểu và dễ đối chiếu, vì vậy khi một quan niệm đã không phù hợp với thực tiễn thì sự phổ biến của quan niệm sẽ mất đi, quan niệm đó phải đƣợc sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn hoặc chỉ còn là lịch sử Những nội dung khác trong ý thức mang tầm lý luận cao hơn thì ít phụ thuộc vào thực tiễn hơn so với quan niệm Sự khái quát, trừu tượng giúp cho các học thuyết, hệ tư tưởng có tầm bao quát nhiều thực tiễn hơn Việc tất cả các thực tiễn trong học thuyết, hệ tư tưởng bị thay đổi mất nhiều thời gian hơn so với các quan niệm, vì vậy cơ sở để các phạm trù này tồn tại trong thời gian dài cũng vững chắc hơn so với quan niệm Chính vì vậy, quan niệm luôn đa dạng hơn khái niệm, học thuyết hay hệ tƣ tưởng, nhưng đổi lại các quan niệm cũng sẽ dễ bị quên lãng hơn nếu thực tiễn đã thay đổi

Về tính độc lập tương đối của quan niệm, do sự phụ thuộc rất mạnh vào rệt Quan niệm cũng lạc hậu so với thực tiễn, tuy nhiên quan niệm sẽ thay đổi rất nhanh chứ không lạc hậu quá nhiều so với thực tiễn như các hệ tư tưởng Nguyên nhân cũng nằm trong sự đơn giản và trực tiếp của quan niệm Quan niệm thường thể hiện rất rõ ràng và dễ hiểu các hiện tượng khách quan dù đôi khi chƣa thật chính xác, đúng bản chất Rất khó để bảo vệ một quan niệm đã không còn phù hợp với thực tiễn vì ai cũng có thể chỉ ra sự bất cập đó, ví dụ: hệ thống tòa án trong quá khứ đƣợc quan niệm là xét xử để bảo vệ công lý vì có rất nhiều thẩm phán công bằng, liêm chính Nhƣng sau đó tình trạng tham nhũng trở nên quá phổ biến, khiến cho ai cũng nhìn thấy chỉ cần đƣa tiền cho thẩm phán là thắng kiện Khi đó, người nói rằng phán quyết của tòa án là theo công lý sẽ rất dễ bị những người xung quanh chê cười, chế diễu vì quá “ngây thơ” Do đó, việc đƣa ra một quan niệm mới sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng chứng minh sự đúng đắn của quan niệm cũ trong bối cảnh thực tiễn đã có nhiều thay đổi Tất nhiên, với sự phát minh ra giấy và chữ viết, các quan niệm vẫn có thể tồn tại một cách nguyên vẹn nhƣng chắc chắn sự phổ biến của quan niệm sẽ có nhiều khác biệt lớn Tác giả nhận thấy những trường hợp quan niệm thực sự tồn tại và được kế thừa thường gắn với một phạm trù có tính lý luận cao như học thuyết hay hệ tư tưởng Những trường hợp này quan niệm đã có tính lý luận cao hơn hoặc có khả năng phát triển lên thành các khái niệm, học thuyết hay hệ tư tưởng; sự trực tiếp, giản đơn của quan niệm cũng theo đó mà dần nhường chỗ cho tính lý luận, tính khái quát và tính trừu tƣợng

Tính quyết định của thực tiễn mạnh hơn nhiều so với sự độc lập tương đối của quan niệm, vì vậy vai trò của thực tiễn trong việc phân tích quan niệm cũng đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với việc phân tích các tư tưởng quan niệm với thực tiễn cần sự đầu tƣ nhiều hơn so với việc phân tích nội hàm của quan niệm

1.2.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự vật, hiện tƣợng khách quan là khởi nguồn của nhận thức và cũng đồng thời là thước đo để đánh giá việc nhận thức Vì vậy, tác giả nghĩ rằng để hiểu và đánh giá đƣợc giá trị của các quan niệm thì trước hết cần xác định tương đối chính xác sự vật, hiện tượng mà người đưa ra quan niệm nhận thức Xác định sự vật, hiện tượng có thể không cần thiết lắm trong trường hợp mà đối tượng của quan niệm là một vật cụ thể và không có sự bất đồng ngôn ngữ Nhƣng với các quan niệm về một sự vật, hiện tƣợng trừu tƣợng và có sự bất đồng ngôn ngữ, việc xác định sự vật hiện tƣợng lại có vai trò quyết định đối với việc phân tích

Ví dụ, từ “bánh” trong tiếng Việt dùng cho cả bánh ga-tô và bánh chưng, khi tìm kiếm ở tiếng Anh thì không có một từ nào trong tiếng Anh có thể giúp người nghe liên tưởng đến cả hai loại bánh này Trong tiếng Anh, từ

“cake” bao gồm các loại bánh ngọt tương tự bánh bông lan như bánh ga-tô, bánh nướng chảo (bánh kếp), , và tiếng Việt hiện cũng không tìm được từ có chung ý nghĩa Nhưng trên thực tế, khi tra từ điển thì rất nhiều từ điển vẫn dịch “bánh” là “cake” [51] dù hai từ này giao thoa chứ không đồng nghĩa

Do sự bất đồng ngôn ngữ, việc nhầm lẫn sự vật, hiện tƣợng mà từ ngữ hoặc quan niệm đang hướng đến xảy ra khá nhiều trên thực tế Khi đã xác định nhầm thực tiễn, người phân tích có thể sẽ không thể tìm được biểu hiện của quan niệm trên thực tiễn, cuối cùng việc đánh giá quan niệm sau đó rơi vào tình trạng “tự biện” Tất nhiên, với sự vận động liên động của xã hội thì các quan niệm có thể không còn phản ánh đúng thực tiễn pháp luật nhƣ ban đầu Dù vậy, tác giả cho rằng nếu nghiên cứu quan niệm một cách nghiêm túc niệm, không thể vì sự thay đổi của một trong những hiện tƣợng đƣợc quan niệm đề cập đến mà cho rằng quan niệm không còn phù hợp với thực tiễn Nhằm nghiên cứu một cách hiệu quả các quan niệm về “pháp luật” trên thế giới, tác giả chƣa thể bắt đầu ngay với việc phân tích nội hàm các từ ngữ, mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định được sự vật, hiện tượng mà người đưa ra quan niệm đã hướng đến Sau khi đã xác định được thực tiễn phù hợp thì người nghiên cứu mới có thể phân tích biểu hiện, đánh giá và đưa ra kết luận chính xác về quan niệm Thực tiễn pháp luật ở phương Tây có những khác biệt cơ bản, thậm chí là không tồn tại ở thực tiễn pháp luật Việt Nam Vì vậy, để xác định thực tiễn phù hợp với quan niệm thì tác giả không còn cách nào khác ngoài việc giới thiệu sơ bộ về hai hoạt động không thể tách rời khỏi hiện tượng “pháp luật”, nhưng lại tương đối độc lập với nhau trong xã hội phương Tây là “hoạt động công quyền” và “hoạt động tư pháp”

Hai thực tiễn pháp luật nêu trên không phải là hai nhóm của cùng một hiện tƣợng, mà là hai thực tiễn có cùng tên gọi nhƣng phát sinh, tồn tại và đƣợc sử dụng trong hai loại hoạt động gần nhƣ độc lập với nhau Sau khi giới thiệu sơ bộ về hai hoạt động này, Chương 2 tác giả sẽ giới thiệu về các quan niệm pháp luật phổ biến trên thế giới Tiếp đó, các quan niệm đƣợc tập hợp thành các nhóm trên cơ sở tính phù hợp với thực tiễn pháp luật trong hoạt động công quyền và pháp luật trong hoạt động tƣ pháp Trên cơ sở các nhóm quan niệm – thực tiễn tương ứng đó, tác giả đi sâu phân tích biểu hiện của các quan niệm trong các khía cạnh khác nhau của thực tiễn pháp luật.

Hiện tƣợng pháp luật trong hoạt động công quyền

Khi một nhà nước phát triển đến trình độ nhất định, hầu hết những người cầm quyền đều sử dụng một loại công cụ đƣợc gọi là “pháp luật” để tác động luôn xuất hiện nhƣ là một loại văn bản có hiệu lực buộc các chủ thể phải thực hiện theo với tên gọi là “pháp luật” Ở mỗi quốc gia cụ thể, quy trình tạo ra pháp luật và áp dụng pháp luật thường là khác nhau Với những nhà nước quân chủ tập quyền sơ khai, quy trình lập pháp có thể đơn giản chỉ là lời nói của người nắm quyền Ngược lại, với những nhà nước phát triển hiện nay thì quy trình lập pháp là tương đối phức tạp Để có thể giới thiệu một cách mạch lạc về pháp luật trong hoạt động công quyền, tác giả lựa chọn giới thiệu thực tiễn pháp luật ở những nhà nước dân chủ có sự phân công rõ ràng về lập pháp – hành pháp

Về tổng thể, những nhà nước có sự phân công lập pháp – hành pháp thường tồn tại nhiều đảng và ý tưởng về pháp luật bắt đầu từ việc một đảng quan tâm đến một vấn đề trong xã hội (nhu cầu nâng cao chất lƣợng y tế cộng đồng, giảm thất nghiệp, giảm nợ công,…) Từ các vấn đề đƣợc quan tâm, các đảng đưa ra ý tưởng về chính sách, xây dựng các căn cứ chứng minh việc sử dụng nguồn lực nhà nước để thực hiện ý tưởng bằng pháp luật là đúng đắn Sau khi ý tưởng về chính sách được nghị viên lập pháp thông qua, ý tưởng về chính sách từ một quan điểm của một tổ chức tƣ sẽ chính thức đƣợc coi là chính sách công của nhà nước Cuối cùng, việc cơ quan chuyên trách soạn thảo và phát hành văn bản “luật hóa” chính sách là hoạt động trực tiếp khiến cho “pháp luật” xuất hiện

Kể từ thời điểm quy định pháp luật xuất hiện cho đến khi hết hiệu lực, những đối tƣợng bị luật điều chỉnh buộc phải thực hiện theo những gì mà pháp luật mô tả hoặc sẽ phải các chịu chế tài nhất định Tuy nhiên, đối với từng chủ thể cụ thể trách nhiệm thực hiện có khác nhau Ví dụ nhƣ đối với cơ quan hành pháp, pháp luật là mệnh lệnh buộc phải thực hiện, không đƣợc tự ý thêm bớt Ở góc độ của cá nhân, tổ chức bị pháp luật điều chỉnh thì pháp luật các chế tài tác động đến họ, nhƣng đôi khi cũng là căn cứ để giám sát việc thực hiện của bộ máy hành pháp

Do đây là những quy phạm pháp luật trong hoạt động công quyền, được tạo ra, tồn tại và mất đi với sự liên quan chặt chẽ đến quyền lực của nhà nước nên tác giả tạm gọi hiện tượng pháp luật này là “Pháp luật C ông quyền”

Hiện tƣợng pháp luật trong hoạt động tƣ pháp

Bên cạnh các hoạt động công quyền, tƣ pháp cũng là một hoạt động thường xuyên sử dụng pháp luật Những gì các thẩm phán sử dụng để xét xử, đưa ra phán quyết thường được coi là pháp luật [62, Điều 69], nhưng theo tác giả việc sử dụng “pháp luật” trong hoạt động tư pháp phương Tây không thể đồng nhất với hoạt động công quyền

Sơ lược về hoạt động tư pháp , trung tâm của lĩnh vực tƣ pháp là việc xét xử tại tòa án Thông thường, hoạt động này bắt đầu từ việc một bên của tranh chấp gửi đơn khởi kiện đến tòa án Nếu tòa án thụ lý giải quyết thì hoạt động tư pháp sẽ bắt đầu với bước đầu tiên là thủ tục chuẩn bị xét xử Bước thứ hai là xét xử, trong quá trình này các luật gia (thẩm phán và các luật sƣ) tìm kiếm quy phạm phù hợp với tranh chấp trong các nguồn luật Tại bước cuối cùng, thẩm phán căn cứ trên quy phạm mà mình cho là phù hợp nhất để đƣa ra phân xử đúng sai và giải pháp cho các bên tranh chấp

Trong hoạt động tƣ pháp theo quy trình tố tụng dân sự, sau khi kết thúc việc xét xử thì các bên có thể thực hiện theo phán quyết của tòa án hoặc cùng nhau tìm một giải pháp khác Vì vậy mà trên thực tế phán quyết của tòa án không phải lúc nào cũng đƣợc thực hiện dù bản án đã có hiệu lực

Về “pháp luật” trong hoạt động tư pháp , quy phạm pháp luật không chỉ tồn tại trong một dạng văn bản riêng biệt mà nằm trong các nguồn luật nhƣ tập quán, án lệ, học thuyết pháp lý,… và Pháp luật Công quyền cũng đƣợc coi

Về việc sử dụng pháp luật , chủ thể chuyên nghiệp làm việc với pháp luật trong hoạt động tư pháp thường được gọi là các luật gia Với họ, các nguồn luật là nơi chứa đựng các quy phạm có thể dùng căn cứ đƣa ra một giải pháp công bằng cho tranh chấp Việc tìm kiếm quy phạm từ các nguồn luật để giải quyết tranh chấp là hoạt động nổi bật nhất hoạt động tƣ pháp, việc này phổ biến đến mức có những quan điểm đã cho rằng thực chất các thẩm phán chỉ tìm kiếm, chứ không tạo ra luật [25, tr.609-610] Đối với mô hình tố tụng tranh tụng, các luật gia có thể tham gia vào tố tụng với vai trò bảo vệ, bào chữa cho một bên của tranh chấp hoặc là người đưa ra phán quyết Nhưng dù với là luật sƣ hay thẩm phán, việc hành nghề của họ đều đƣợc kỳ vọng là đảm bảo việc đem đến công bằng, công lý và lẽ phải Vì vậy, để trích dẫn thành công một quy phạm cho việc giải quyết tranh chấp thì quy phạm đó cũng phải đảm bảo đem đến công bằng, công lý và lẽ phải

Ngoài các luật gia, tham gia hoạt động tƣ pháp còn có các bên liên quan đến tranh chấp (các đương sự) Với sự xuất hiện của luật sư và các dịch vụ pháp lý, các đương sự có thể chỉ cần gọi luật sư khi có tranh chấp và trình bày sự thật khách quan tại phiên xét xử Nhờ có đội ngũ luật sƣ chuyên nghiệp, các bên liên quan đến tranh chấp thường không trực tiếp sử dụng pháp luật Thay vào đó, họ sử dụng toàn bộ hoạt động tư pháp như một phương tiện giúp họ thỏa mãn mong muốn giải quyết các tranh chấp

Tuy nhiên, việc sử dụng pháp luật của luật gia không chỉ giới hạn trong việc xét xử các tranh chấp tại tòa án Các luật gia còn sử dụng pháp luật để tƣ vấn, xây dựng hợp đồng, soạn thảo các văn bản nhƣ di chúc, giấy tặng cho,… giúp khách hàng Những hoạt động này có liên quan nhiều đến tƣ pháp vì có mục đích quan trọng là giúp tạo lợi thế nếu tranh chấp xảy ra trong tương lai

Tóm lại, pháp luật trong hoạt động tƣ pháp khác biệt với pháp luật trong hoạt động công quyền ở nhiều khía cạnh, từ nguồn gốc, nơi chứa đựng quy phạm cho đến cách sử dụng pháp luật Hiện tại hầu hết các hệ thống tòa án là có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhà nước Tuy nhiên, cần xác định rằng “độc lập tƣ pháp” là mục tiêu phấn đấu của hầu hết hệ thống tƣ pháp phát triển trên thế giới [82] Mục tiêu này có thể là hơi viển vông ở những quốc gia mà việc xét xử hoàn toàn nằm trong tay quan lại của nhà nước, nhưng ở phương Tây thì hệ thống tư pháp độc lập với nhà nước từ đào tạo, nghiên cứu đến hành nghề [16, tr.37, 38] đã có lịch sử phát triển lâu đời, tồn tại liên tục qua nhiều triều đại.

Cách thức phân nhóm và phân tích các quan niệm “pháp luật” ở các chương 2, 3, 4, 5

Nhƣ đã nêu tại mục 1.1, để không nhầm lẫn trong việc phân tích các quan niệm về pháp luật thì điều cần thiết nhất là xác định đƣợc sự vật, hiện tượng mà quan niệm hướng đến Trên đây tác giả đã nêu lên hai sự vật, hiện tƣợng dù cùng đƣợc coi là “pháp luật”, nhƣng nằm trong hai hoạt động độc lập và có nhiều điểm khác biệt nhau Sự khác biệt này thể hiện khá rõ ở truyền thống thông luật nhƣ Anh, Hoa kỳ, Ở những quốc gia này từ “pháp luật” (law) vẫn thường được hiểu là luật của nhà nước, nhưng trong hoạt động tƣ pháp thì Pháp luật Công quyền đƣợc gọi chính xác là pháp luật pháp chế (statutory law) [27, tr.257] Đây chỉ là một nguồn luật bên cạnh tập quán pháp (custom law), tiền lệ pháp (common law) và các nguồn luật chƣa đƣợc đặt tên khác

Do sự độc lập của hai thực tiễn pháp luật này mà tác giả không lựa chọn cách thức phân loại để tạo ra các nhóm quan niệm khác nhau Lấy ví dụ với cách phân loại quan niệm theo nghĩa khách quan (objective law) là việc xác định pháp luật dựa trên mục đích mà pháp luật hướng đến và theo nghĩa chủ quan (subjective law) là xác định theo chủ thể có thẩm quyền tạo ra pháp luật Phương pháp này phân loại các quan niệm thành các nhóm khác nhau dựa các giác độ tiếp cận của quan niệm Khi bàn về Pháp luật Công quyền, các quan phần tử trong xã hội” sẽ đƣợc coi là quan niệm theo nghĩa khách quan; còn các quan niệm tập trung vào chủ thể tạo ra luật nhƣ “pháp luật là hệ thống các quy tắc do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận” sẽ được coi là dạng quan niệm theo nghĩa khách quan Qua sự hai khía cạnh chủ quan và khách quan, người đọc sẽ hình dung đƣợc rõ hơn hiện tƣợng Pháp luật Công quyền

Tuy nhiên, phương pháp phân loại chỉ thực sự phát huy hiệu quả đối với những trường hợp mà các quan niệm cùng hướng đến một hoặc một nhóm sự vật, hiện tƣợng Khi cùng nhận thức một hiện tƣợng, các loại quan niệm sẽ giúp làm rõ được bản chất của sự vật, hiện tượng mà nó hướng đến thông qua việc nhận thức thực tiễn từ các giác độ khác nhau Nhƣng đối với những trường hợp hai quan niệm hướng đến hai hiện tượng khác nhau như trên thì theo tác giả việc phân loại quan niệm là quá sớm Điều này không những không giúp ích nhiều cho việc nhận thức thực tiễn mà còn tạo thêm sự rối loạn, nguyên nhân là vì có thêm việc phân loại quan niệm theo cách tiếp cận chủ quan và khách quan sẽ tạo ra gấp đôi số nhóm quan niệm Các nhóm theo đó sẽ có thể gồm có: “quan niệm khách quan về Pháp luật Công quyền”,

“quan niệm chủ quan về "Pháp luật Công quyền”, “quan niệm khách quan về Pháp luật trong hoạt động tƣ pháp” và “quan niệm chủ quan về Pháp luật trong hoạt động tƣ pháp” Sau khi phân tích riêng sự phù hợp với hai thực tiễn, tác giả lại cần phân tích thêm khía cạnh tiếp cận riêng từng loại quan niệm khiến nội dung luận văn vô cùng phức tạp

Vì vậy, các quan niệm được nêu tại Chương 2 sau đây sẽ chỉ được sử dụng một phương pháp duy nhất để tạo thành các nhóm là tập hợp trên cơ sở tính phù hợp của các quan niệm Từ hai thực tiễn pháp luật nêu trên, tác giả hình thành nên giả thuyết về các cặp quan niệm – thực tiễn tương ứng nhau Các chương 3,4,5 sẽ đi sâu phân tích biểu hiện của các quan niệm trong bản chất, hoạt động sử dụng quy phạm pháp luật cho đến các đặc điểm của thực tiễn pháp luật để chứng minh và đánh giá sự phù hợp giữa quan niệm và thực

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1 Ban biên soạn chuyên từ điển New Era (2009), Từ điển Anh – Anh – Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội

2 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), C.Mác-Ăng-ghen: Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3 C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), C.Mác-Ăng-ghen: Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4 C.Mác-Ăng-ghen (1984), C.Mác-Ăng-ghen: Tuyển tập: Tập 6, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội

5 Ngô Huy Cương (2000), Luật Thương mại: Khái niệm và phương pháp điều chỉnh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 3/2000, Văn phòng Quốc hội,

6 Ngô Huy Cương (2014), Bảo vệ các quan hệ pháp luật phá sản bằng luật Hình sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 2+3 (258+259), Tháng 1(2)+2 (1)/2014, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội

7 Dự án phát triển lập pháp quốc gia (NLD) (2015), thuộc Bộ Tổng chưởng lý Ontanio, Tổng quan về quy trình xây dựng và phê duyệt chính sách trong xây dựng pháp luật ở Canada và so sánh với quy trình của Việt Nam, Tài liệu hội thảo Hoạt động xây dựng và phân tích chính sách trong quy trình xây dựng pháp luật – thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệp của Canada ngày 12/11/2015, Hà Nội

8 Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

9 Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật Dân sự Tố tụng Việt Nam, Bộ Tƣ pháp

10 Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật Khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa, Sài Gòn

11 Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lƣợc khảo, Quyển II – Nghĩa vụ và khế ƣớc, Phần thứ nhất – Nguồn gốc của nghĩa vụ, NXB Bộ quốc gia giáo dục Việt Nam Cộng Hòa, Sài Gòn

12 Hoàng Phê (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

13 Ngô Hữu Phước (2009), Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, Tạp chí Khoa học pháp lý Trường ĐH Luật Tp Hồ Chí Minh số 4/2009, Thành phố Hồ Chí Minh

14 PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế (2007), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

15 PGS.TS Lê Thị Thu Thủy & ThS.Đỗ Minh Tuấn (2016), Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới, NXB Tài chính, Hà Nội

16 Rene David (2003), Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, người dịch: TS Nguyễn Sĩ Dũng, Th.S Nguyễn Đức Lam, NXB thành phố Hồ Chí Minh

17 Richard C Schroed (1999), Khái quát về chính quyền Mỹ, người dịch: PTS.Trần Thị Thái Hà, Lê Hải Trà, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

18 Nguyễn Minh Tuấn (2007), Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB chính trị Quốc gia, Hà nội

19 V.I Lênin (1976), V.I Lênin: Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va

20 Allison Coudert (1965), Judicial duels between Husbands and Wives, Source: Notes in the History of Art, Tập 4, quyển số 4, Nhà in Đại học Chicago, Hoa Kỳ

21 Christian Starck (2014), The Concept of Law from a Legal Point of

22 Ferdinand Joseph Maria Feldbrugge (2009), The Legislation Involved: Roman and Byzantine Law – The „Lenders‟ Law in Medieval Russia, NXB Martinus Nijhoff, Hà Lan

23 Frank August Schubert (2012), Introduction to Law and the Legal System, NXB Cengage Learning, Hoa Kỳ

24 Harold J Berman (1983), Law and Revolution: the Formation of the Western Legal Tradition, Nhà in Đại học Harvard, Hoa Kỳ

25 Herbert Lionel Adolphus Hart (1958), Positivism and the separation of law and morals, Bài viết trên tạp chí luật Harvard, tập 71, số 4, tháng 3/1958, Hoa Kỳ

26 Jacques Derrida (1993), Force of law: The “Mystical Foundation of Authority”, Deconstruction and the Possibility of Justice, NXB Routledge, Anh Quốc

27 James R.Silkenat, James E.Hickey Jr., Peter D.Barenboim (2014), The Legal Doctrines of the Rule of Law and the Legal State (Rechtsstaat), NXB Springer, Đức

28 Jon S.T Quah (2010), Public Administration Singapore-style, NXB Emerald Group, Nam Phi

29 Lanie Lang và Mike Hartill (2014), Safeguarding, Child Protection and Abuse in Sport: International perspectives in research, policy and practice, NXB Routledge, Anh Quốc

30 Leslie Green (2012), The Concept of law - H.L.A Hart, Sửa đổi lần thứ ba, Nhà in Đại học Oxford, Anh Quốc

31 Lewis and Short (1891), A new Latin Dictionary, NXB Harper & Brother, Hoa Kỳ

33 Mary Ann Glendon, Paolo G Carozza, Colin B Picker, (2008), Comparative Legal Traditions in a Nutshell, Sửa đổi lần thứ ba, NXB West, Hoa Kỳ

34 Michael J.Sandel (2009), Justice – What‟s the right thing to do, NXB Farrar, Straus and Giroux, Hoa Kỳ

35 Publius Iuventius Celsus Titus Aufidius Hoenius Severianus (1904), The Digest of Justinian, tập I Bản dịch sang tiếng Anh của Charles Henry Monro, Nhà in Đại học Cambridge, Anh Quốc

36 Raul Hilberg (1985), The Destruction of the European Jews, NXB Holmes & Meier, Hoa Kỳ

37 Raymond Wacks (2008),Law - A Very Short Introduction, Nhà in Đại học Oxford, Anh Quốc

38 Roger Stenson Clark (1969), Hans Kelsen‟s Pure theory of Law, Journal of legal education, tập 22, số 2, Hiệp hội các trường luật Mỹ (Association of American Law Schools), Hoa Kỳ

39 Shirley Robin Letwin (2005), On the history of the idea of law, Nhà in Đại học Cambridge, Anh Quốc

Tài liệu trực tuyến tiếng Việt

40 Hồng Châu – Tường Vi, Hàng loạt doanh nghiệp bất ngờ bị truy thu thuế tiền tỉ, bài viết trên báo điện tử Tin nhanh Việt nam VnExpress, ngày 24/10/2013 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/hang-loat-doanh- nghiep-bat-ngo-bi-truy-thu-thue-tien-ty-2899710.html

41 Ngô Huy Cương, Cụ thể hóa quan điểm về tập quán pháp theo Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị, bài viết trên trang thông tin điện tử của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phap-luat/cu-the-hoa-quan-

42 Bùi Tiến Đạt, Quyền truy đuổi của CSGT: Khi cảnh sát là 'nguồn nguy hiểm cao độ', bài viết trên báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tƣ pháp Thành phố Hồ Chính Minh, ngày 30/10/2014 http://plo.vn/ban-doc/quyen-truy-duoi-cua-csgt-khi-canh-sat-la-nguon- nguy-hiem-cao-do-505979.html

43 Minh Hạnh, Pháp cấm sử dụng „gậy tự sướng‟ trong viện bảo tàng, bài viết trên báo điện tử Tiền phong, ngày 09/3/2015 http://www.tienphong.vn/cong-nghe/phap-cam-su-dung-gay-tu-suong-de- chup-anh-trong-bao-tang-830952.tpo

44 Bùi Đức Lại, Lƣợc khỏi Hiến pháp những gì chƣa thể 'luật hóa', bài viết trên báo điện tử Vietnamnet, cập nhật ngày 21/01/2013 http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/106209/luoc-khoi-hien-phap-nhung-gi- chua-the-luat-hoa.html

45 Đoàn Loan, Bộ trưởng Tư pháp: 'Hệ thống luật nước ta phức tạp nhất thế giới', bài viết trên báo điện tử Tin nhanh Việt nam VnExpress, ngày 11/6/2014 http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-truong-tu-phap-he-thong-luat-nuoc- ta-phuc-tap-nhat-the-gioi-3003081.html

Ngày đăng: 02/12/2022, 18:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN