VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC BÊN
CHỦ ĐẦU T Ư
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu vốn, có nhiệm vụ đại diện cho chủ sở hữu và quản lý trực tiếp dự án.
2 Mục 3 Điều 9 Luật đấu thầu
Chủ đầu tư có thể tự mình làm bên mời thầu nếu đủ nhân sự đáp ứng điều kiện quy định Nếu không đủ nhân sự hoặc không đáp ứng yêu cầu, chủ đầu tư phải lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp có đủ năng lực thay mình thực hiện Dù trong trường hợp nào, chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu sau khi thương thảo và hoàn thiện hợp đồng.
Chủ đầu tư cần xem xét và phê duyệt kết quả đấu thầu dựa trên báo cáo kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định liên quan.
4 Khoản a, mục 1 Điều 59 Luật đấu thầu
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
1 Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu
2 Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu
3 Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của Luật này để thay mình làm bên mời thầu
4 Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu
5 Phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 20 (xem trang 85) của Luật này
6 Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu
7 Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu
8 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này
9 Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật
10 Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu
11 Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
12 Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này
13 Phê duyệt Hồ sơ mời thầu
14 Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
15 Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu
6 Khoản c, mục 1 Điều 70 Luật đấu thầu
Chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình
7 Khoản b, mục 1 Điều 73 Luật đấu thầu
Chủ đầu tư phải giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong vòng bảy ngày làm việc kể từ khi nhận đơn Nếu chủ đầu tư không thể giải quyết hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả, nhà thầu có quyền gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết theo quy định.
TƯ VẤN ĐẤU THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Đấu thầu là quy trình chọn lựa nhà thầu phù hợp với yêu cầu của bên mời thầu nhằm thực hiện gói thầu trong các dự án theo quy định tại Điều 1 của Luật Quá trình này đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Tư vấn đấu thầu là đơn vị được Chủ đầu tư chỉ định để thực hiện lập Hồ sơ mời thầu (HSMT) và phân tích, đánh giá Hồ sơ dự thầu (HSDT) Nhiệm vụ của đơn vị này là lựa chọn nhà thầu cung cấp các dịch vụ cần thiết cho Chủ đầu tư nhằm thực hiện dự án một cách hiệu quả.
2 Mục 1 Điều 9 Luật Đấu thầu
Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu
1 Cá nhân tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Am hiểu pháp luật về đấu thầu; b) Có kiến thức về quản lý dự án; c) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu theo các lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý; d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA
2 Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của
Tổ chuyên gia đấu thầu cần bao gồm các chuyên gia có kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý Để trở thành thành viên của tổ chuyên gia, các cá nhân phải đáp ứng các tiêu chí sau: có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, có trình độ chuyên môn phù hợp với gói thầu, hiểu biết sâu sắc về nội dung cụ thể của gói thầu và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế và kỹ thuật của gói thầu.
Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu không nhất thiết phải tham gia bên mời thầu và ngược lại
3 Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, lợi ích của quốc gia
4 Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu
6 Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu
8 Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC
9 Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu sau đây: a) Nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định; b) Nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; c) Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định; e) Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của
Những lưu ý đối với tư vấn đấu thầu
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn pháp luật về bảo mật
10 Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
12 Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện
13 Đứng tên tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó
14 Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu
Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu
1 Bên mời thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của Luật này; b) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu; c) Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt; đ) Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư xem xét và ký kết hợp đồng; e) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu; g) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật; h) Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu; i) Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu; k) Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này
2 Trường hợp bên mời thầu là chủ đầu tư thì ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 61 của Luật này (xem trang 13)
Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu
1 Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
2 Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
3 Bảo lưu ý kiến của mình
4 Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá
5 Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật
6 Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
NHÀ THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
11 Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật đấu thầu (xem trang 19)
12 Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu) Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh
13 Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn quy định tại khoản 34 Điều này
(Trích dẫn Khoản 34 Điều 4 Luật đấu thầu:
Dịch vụ tư vấn bao gồm nhiều lĩnh vực quan trọng, như tư vấn chuẩn bị dự án với các hoạt động lập và đánh giá báo cáo quy hoạch, kiến trúc, và nghiên cứu khả thi Ngoài ra, dịch vụ thực hiện dự án bao gồm khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán, và giám sát thi công Cuối cùng, dịch vụ điều hành quản lý dự án cung cấp hỗ trợ về tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ, và các dịch vụ tư vấn khác.
14 Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại khoản 35 Điều này
(Trích dẫn Khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu:
Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.)
15 Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp quy định tại khoản 36 Điều này
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
(Trích dẫn Khoản 36 Điều 4 Luật đấu thầu:
Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.)
16 Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC quy định tại khoản 21 Điều này
(Khoản 21 Điều 4 Luật đấu thầu: Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.)
17 Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu
18 Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam
19 Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 7 Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức
Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;
2 Hạch toán kinh tế độc lập;
3 Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 8 Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân
Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1 Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
2 Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3 Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
6 Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu
8 Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng
Theo quy định, nội dung liên quan đến việc bình luận và hướng dẫn hóa, xây lắp cho gói thầu do đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn phải tuân thủ các quy định cụ thể, ngoại trừ trường hợp gói thầu EPC.
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 64 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu
1 Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh
2 Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu
3 Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có)
4 Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu
5 Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu
6 Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu
7 Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
TIÊU CHUẨN CỦA TỔ CHỨC, KỸ SƯ TƯ VẤN ĐẤU THẦU
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA TƯ VẤN ĐẦU THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1 Mục 1 Điều 9 Luật Đấu thầu
Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu
1 Cá nhân tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Am hiểu pháp luật về đấu thầu; b) Có kiến thức về quản lý dự án; c) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu theo các lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý; d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA
2 Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia đấu thầu bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu; b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu; c) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu; d) Có tối thiểu 3 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu
Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu không nhất thiết phải tham gia bên mời thầu và ngược lại
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THẨM ĐỊNH KẾT QU Ả ĐẤU THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 65 Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định
1 Hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định
2 Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan
3 Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định
4 Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định
5 Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình
6 Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 60 Trách nhiệm của người có thẩm quyền
1 Quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu (xem trang 85)
2 Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
3 Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật liên quan khác.
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định pháp lý liên quan, việc hủy, đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu là cần thiết.
Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu
6 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình
Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu
1 Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu
2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu
3 Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên toàn quốc bao gồm việc phát hành tờ báo chuyên ngành, duy trì trang thông tin điện tử và quản lý hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5 Hợp tác quốc tế về đấu thầu
Kiểm tra và thanh tra trong lĩnh vực đấu thầu là cần thiết để giải quyết các kiến nghị, khiếu nại và tố cáo Việc này phải tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu cũng như các quy định pháp luật liên quan để xử lý vi phạm pháp luật hiệu quả.
CÁC QUY ĐINH HIỆN HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
1 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội
2 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội
3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH2 ngày 19/6/2009 của Quốc hội
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009, của Chính phủ, cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện Luật Đấu thầu và quy trình lựa chọn nhà thầu xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng Nghị định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong các hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng.
5 Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu
6 Công văn số 229/TTg-KTN ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các dự án cấp bách
Quyết định số 202/QĐ-TTg, ban hành ngày 10 tháng 02 năm 2009, của Thủ tướng Chính phủ, quy định về hình thức thầu cho các dự án đầu tư xây dựng trong đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trong giai đoạn 2008-2012 Quyết định này nhằm đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch trong quá trình triển khai các dự án giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục.
Thông tư số 09/2010/TT-BKH, ban hành ngày 21 tháng 4 năm 2010 bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chi tiết về việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu cho các gói thầu liên quan đến mua sắm hàng hóa và xây lắp.
9 Thông tư số 08/2010/TT-BKH ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu
10 Thông tư số 06/2010/TT-BKH ngày 9 tháng 3 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn
11.Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa
12 Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01 tháng 02 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp
13 Thông tư số 03/2010/TT-BKH ngày 27 tháng 01 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời sơ tuyển xây lắp
Thông tư số 02/2010/TT-BKH, ban hành ngày 19 tháng 01 năm 2010 bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chi tiết về việc lập hồ sơ mời thầu cho các gói thầu xây lắp quy mô nhỏ Thông tư này nhằm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy trình đấu thầu, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn.
15 Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp
PHẦN THỨ HAI-QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐẤU THẦU
THEO QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC
CÁC THÔNG TIN, HỒ SƠ, TÀI LIỆU ĐẦU VÀO DO CĐT CUNG CẤP
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1 Các thông tin sau đây về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu: a) Kế hoạch đấu thầu; b) Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển; c) Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi; d) Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu; đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu; e) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; g) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành; h) Các thông tin liên quan khác
2 Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo thuận tiện trong việc tiếp cận của các tổ chức và cá nhân có quan tâm
Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
1 Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án
2 Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA
3 Thiết kế, dự toán được duyệt (nếu có)
4 Nguồn vốn cho dự án
5 Các văn bản pháp lý khác liên quan (nếu có)
1 Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư Người phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình
2 Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước
3 Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu
Mỗi gói thầu bao gồm các nội dung quan trọng như: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng.
4 Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng
Giá gói thầu được xác định dựa trên tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư dự toán đã được phê duyệt và các quy định liên quan Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, giá gói thầu dựa vào thông tin như giá trung bình từ các dự án đã thực hiện trong ngành và ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của từng lĩnh vực Nếu gói thầu có nhiều lô, cần nêu rõ giá trị ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
Chủ đầu tư cần chuẩn bị và cung cấp 5 tài liệu quan trọng cho tư vấn đấu thầu trước khi bắt đầu quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ Những tài liệu này bao gồm: hồ sơ dự án, yêu cầu kỹ thuật, dự toán chi phí, thông tin về năng lực của nhà thầu, và các quy định pháp lý liên quan Việc chuẩn bị đầy đủ các tài liệu này sẽ giúp đảm bảo quá trình đấu thầu diễn ra hiệu quả và minh bạch.
- QĐ phê duyệt dự án
- QĐ phê duyệt TKKT và dự toán
- QĐ phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Hồ sơ bản vẽ kỹ thuật, dự toán công trình đã được thẩm tra và phê duyệt
Theo kinh nghiệm thực tế khi thực hiện dịch vụ tư vấn đấu thầu.
CÁC CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẤU THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1 Sơ tuyển nhà thầu Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây: a) Căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu, viẹc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu rộng rãi nhằm chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu
Quy trình sơ tuyển trong thầu bao gồm các bước: lập hồ sơ mời sơ tuyển, thông báo mời sơ tuyển, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển, đánh giá hồ sơ, trình và phê duyệt kết quả, và thông báo kết quả sơ tuyển Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu của Chính phủ, bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và kinh nghiệm.
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Điều 13 Áp dụng sơ tuyển
1 Căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu, có thể áp dụng sơ tuyển nhà thầu theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Luật sửa đổi nhằm chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu
(Trích dẫn Khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi: Điểm a khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu rộng rãi, tùy thuộc vào tính chất và quy mô của gói thầu Mục đích là để lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu, từ đó mời họ tham gia vào quá trình đấu thầu.
2 Việc sơ tuyển nhà thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Điều 14 Trình tự thực hiện sơ tuyển
1 Lập hồ sơ mời sơ tuyển Bên mời thầu lập hồ sơ mời sơ tuyển trình chủ đầu tư phê duyệt Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm thông tin chỉ dẫn về gói thầu và các yêu cầu sau đây đối với nhà thầu: a) Yêu cầu về năng lực kỹ thuật; b) Yêu cầu về năng lực tài chính; c) Yêu cầu về kinh nghiệm
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được xác định theo tiêu chí "đạt" và "không đạt", và cần được nêu rõ trong hồ sơ mời sơ tuyển Các tiêu chuẩn này bao gồm yêu cầu về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và kinh nghiệm Đối với gói thầu xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ tổng thầu thiết kế), tiêu chuẩn đánh giá còn phải tuân thủ các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo pháp luật hiện hành.
2 Thông báo mời sơ tuyển Thông báo mời sơ tuyển (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang
Quy định nội dung thông tin điện tử về đấu thầu yêu cầu việc đăng tải thông tin theo quy định hiện hành Bên cạnh đó, các thông tin này có thể được công bố đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để đảm bảo tính minh bạch và tiếp cận rộng rãi.
Hồ sơ mời sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu từ ngày thông báo mời sơ tuyển được đăng tải cho đến khi hết hạn nộp hồ sơ Nếu bên mời thầu không phát hành hồ sơ theo quy định hoặc có hành vi hạn chế nhà thầu nhận hồ sơ, sẽ bị xử lý theo Điều 65 Nghị định này.
Công tác chuẩn bị đấu thầu: Áp dụng đối với nhà thầu là tổ chức
1 Lựa chọn danh sách ngắn Tuỳ theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu, khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, chủ đầu tư có thể thông báo mời thầu ngay theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 15
Trong quá trình đấu thầu, việc lựa chọn danh sách ngắn cần được phê duyệt bởi người có thẩm quyền theo kế hoạch đấu thầu Đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, thủ tục lựa chọn danh sách ngắn sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể.
Chủ đầu tư đã phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, trong đó nêu rõ các yêu cầu về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia cần thiết, cùng với các tiêu chí về kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm được thiết lập theo hai mức "đạt" và "không đạt", và cần được nêu rõ trong hồ sơ mời quan tâm Các tiêu chí này bao gồm năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia, cũng như kinh nghiệm thực tế của các ứng viên.
Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bao gồm cả tiếng Anh cho các đấu thầu quốc tế, cần được đăng tải trên Báo Đấu thầu liên tiếp 3 kỳ và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;
Kể từ ngày đầu tiên phát hành thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bên mời thầu sẽ cung cấp miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia, cho đến trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.
LẬP HSMT
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
2 Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu phải được lập theo mẫu quy định của Chính phủ, bao gồm các nội dung chính như sau: Yêu cầu kỹ thuật cho gói thầu dịch vụ tư vấn cần nêu rõ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của chuyên gia; gói thầu mua sắm hàng hóa cần xác định phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa qua các thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ và các yêu cầu về bảo hành và môi trường; gói thầu xây lắp cần tuân thủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật và các yêu cầu liên quan Về mặt tài chính, hồ sơ cần chỉ rõ chi phí thực hiện gói thầu, giá chào, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản trong hợp đồng Cuối cùng, tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác cũng cần được nêu rõ.
I.3.2 LẬP HSMT GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN (NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC)
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
2 Lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng với nhà thầu là tổ chức a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
Các quy định pháp luật về đấu thầu và các quy định liên quan, bao gồm điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có), đóng vai trò quan trọng trong quản lý các dự án sử dụng vốn ODA Việc tuân thủ các quy định này đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc tế và phát triển bền vững.
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các quy định khác liên quan
Trước khi có quyết định đầu tư, chủ đầu tư và đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án cần lập hồ sơ mời thầu dựa trên các văn bản liên quan Hồ sơ này sau đó sẽ được trình lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị để phê duyệt Nội dung hồ sơ mời thầu cần được chuẩn bị một cách chi tiết và đầy đủ.
Hồ sơ mời thầu cần tuân thủ các quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Trong đó, các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) phải được nêu rõ để làm căn cứ loại bỏ hồ sơ dự thầu.
- Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này (xem trang
- Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu (xem trang 19);
Nhà thầu tham gia gói thầu tư vấn xây dựng cần đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật Việc không đáp ứng các tiêu chí này có thể dẫn đến vi phạm quy định và ảnh hưởng đến tính hợp lệ của gói thầu.
- Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Đơn dự thầu không hợp lệ;
- Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định hoặc chào thầu theo nhiều mức giá;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
Nhà thầu vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi.
(Trích dẫn Khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi:
Bổ sung khoản 18 và khoản 19 vào Điều 12
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn như sau:
“18 Bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu
19 Sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước có đủ khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.)
- Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu
Nhà thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét nếu vi phạm bất kỳ điều kiện tiên quyết nào trong hồ sơ mời thầu.
I.3.3 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HSDT GÓI THẦU TƯ VẤN (NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC)
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Điều 16 Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
1 Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao: a) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm (100, 1.000, ) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây:
- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10%
- Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% - 40% tổng số điểm;
- Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu
Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 50% - 60% tổng số điểm
Để đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật phải không thấp hơn 70% tổng số điểm Những hồ sơ dự thầu đạt điểm kỹ thuật tối thiểu sẽ được coi là đáp ứng yêu cầu Bên cạnh đó, tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính cũng cần được xem xét kỹ lưỡng.
Sử dụng thang điểm thống nhất như 100 hoặc 1.000 để đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt kỹ thuật Điểm tài chính cho từng hồ sơ dự thầu được xác định dựa trên tiêu chí cụ thể của hồ sơ đang được xem xét.
- P thấp nhất: giá dự thầu thấp nhất sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong số các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật;
- P đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ dự thầu đang xét
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn c) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:
Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật và tài chính, với tỷ trọng điểm kỹ thuật tối thiểu là 70% và tỷ trọng điểm tài chính tối đa là 30%.
- Điểm tổng hợp đối với một hồ sơ dự thầu được xác định theo công thức sau: Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật x (K%) + Đtài chính x (G%)
+ K%: tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật (quy định trong thang điểm tổng hợp);
+ G%: tỷ trọng điểm về mặt tài chính (quy định trong thang điểm tổng hợp);
+ Đkỹ thuật : là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt kỹ thuật theo quy định tại điểm a khoản này;
+ Đtài chính : là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt tài chính theo quy định tại điểm b khoản này
2 Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao:
Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1, trong đó yêu cầu mức điểm tối thiểu về kỹ thuật không được thấp hơn 80% tổng số điểm kỹ thuật.
I.3.4 LẬP HSMT ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP MỘT GIAI ĐOẠN
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
2 Lập hồ sơ mời thầu a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);
Các quy định pháp luật về đấu thầu và các quy định liên quan, bao gồm điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có), đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các dự án sử dụng vốn ODA Những quy định này đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quá trình đấu thầu, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn và nâng cao chất lượng dự án.
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác liên quan b) Nội dung hồ sơ mời thầu:
Hồ sơ mời thầu cần tuân thủ các yêu cầu tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định Đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu cũng cần đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định.
Trong hồ sơ mời thầu, không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu Tuy nhiên, cần yêu cầu nhà thầu xác nhận lại các thông tin đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển và cập nhật thông tin về năng lực cũng như kinh nghiệm của họ.
TRÌNH DUYỆT HSMT, BÁN HSMT
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Chủ đầu tư sẽ phê duyệt hồ sơ mời thầu dựa trên quy định tại khoản 19 Điều 2 của Luật sửa đổi, căn cứ vào báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.
(Trích dẫn Khoản 19 Điều 2 Luật sửa đổi: Bổ sung các khoản 13, 14 và 15 vào Điều 61 như sau:
“13 Phê duyệt hồ sơ mời thầu
14 Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
15 Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.”)
Chủ đầu tư là người có quyền và nghĩa vụ:
Phê duyệt HSMT (Điều 61 Luật đấu thầu)
3 Mời thầu Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây: a) Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi; b) Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển
4 Mời thầu a) Thông báo mời thầu:
Khi không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, chủ đầu tư cần đăng tải thông báo mời thầu (bao gồm cả tiếng Anh cho đấu thầu quốc tế) trên Báo Đấu thầu trong 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu Ngoài việc thực hiện theo quy định, chủ đầu tư có thể đăng tải thông báo đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác Bên cạnh đó, việc gửi thư mời thầu cũng là một bước quan trọng trong quy trình này.
Bên mời thầu gửi thư mời thầu đến các nhà thầu trong danh sách ngắn theo quy định Nội dung thư mời thầu phải tuân thủ mẫu tại Phụ lục II của Nghị định Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là
5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 25 Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành khi có đủ các điều kiện sau đây:
1 Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
2 Hồ sơ mời thầu được duyệt;
3 Thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được đăng tải theo quy định tại Điều 5 của Luật này (xem trang 24)
I.4.2 PHÁT HÀNH HSMT GÓI THẦU TƯ VẤN (NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC)
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1 Phát hành hồ sơ mời thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi (trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn), cho các nhà thầu trong danh sách ngắn với giá bán theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này (xem trang 128) Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu
Trong trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc có hành vi hạn chế nhà thầu mua hồ sơ, sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 của Nghị định này.
I.4.3 PHÁT HÀNH HSMT GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1 Phát hành hồ sơ mời thầu đối với gói mua sắm hàng hóa, xây lắp a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách trúng sơ tuyển (trong trường hợp có sơ tuyển), các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đối với đấu thầu rộng rãi với mức giá bán hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này (xem trang
128) Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu
Nếu bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc có hành vi hạn chế nhà thầu trong việc mua hồ sơ, sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 của Nghị định này.
257) b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 (xem trang 38) và Điều 34 (xem trang 38) của Luật
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn Đấu thầu.
MỞ THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
3 Mở thầu Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
Thông tin chính trong hồ sơ dự thầu của mỗi nhà thầu cần được công bố trong buổi mở thầu Tất cả thông tin này sẽ được ghi lại trong biên bản mở thầu, có chữ ký xác nhận từ đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham gia.
I.5.2 QUY ĐỊNH VỀ MỞ THẦU GÓI DỊCH VỤ TƯ VẤN (NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC)
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
5 Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời Bên mời thầu có thể mời đại diện các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu; b) Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng nhà thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
- Mở hồ sơ, đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ;
+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ (nếu có);
+ Các thông tin khác liên quan
Biên bản mở thầu cần được đại diện các nhà thầu, đại diện bên mời thầu, đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận
Sau khi mở thầu, bên mời thầu cần ký xác nhận vào từng trang của hồ sơ đề xuất kỹ thuật và quản lý hồ sơ theo chế độ “mật” Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được thực hiện dựa trên bản chụp Nhà thầu có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác và sự phù hợp giữa bản chụp và bản gốc, cũng như đảm bảo niêm phong của hồ sơ dự thầu.
I.5.3 QUY ĐỊNH VỀ MỞ THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
3 Mở thầu a) Việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu; b) Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu Trình tự mở thầu được thực hiện như sau:
- Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu;
- Mở, đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có);
+ Giá trị và thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có);
+ Các thông tin khác liên quan
Biên bản mở thầu cần được đại diện bên mời thầu, đại diện các nhà thầu, và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận
Sau khi mở thầu, bên mời thầu cần ký xác nhận trên từng trang của hồ sơ dự thầu gốc và thực hiện quản lý hồ sơ theo quy định.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện dựa trên bản chụp, do đó, nhà thầu cần đảm bảo tính chính xác và sự phù hợp giữa bản chụp và bản gốc Nhà thầu cũng phải chịu trách nhiệm về việc niêm phong hồ sơ dự thầu.
ĐÁNH GIÁ HSDT
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 28 Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
1 Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu
2 Việc đánh giá hồ sơ dự thầu ngoài quy định tại khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu
3 Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân theo
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn trình tự quy định tại Điều 35 của Luật này
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 29 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
1 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC
2 Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá về mặt kỹ thuật Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật phải quy định không thấp hơn 80% Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây: a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu Trong thang điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất; b) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất để xem xét đề xuất về mặt tài chính
3 Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí "đạt", "không đạt" để đánh giá về mặt kỹ thuật Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng bảo đảm không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80% Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì căn cứ vào chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất
3 Điều 35 Luật Đấu Điều 35 Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn thầu
1 Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu
2 Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây: a) Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu; b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật
I.6.2 QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ HSDT GÓI THẦU TƯ VẤN (NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC)
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Điều 18 Đánh giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu cho gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm cả dịch vụ tư vấn xây dựng, phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng và các tiêu chuẩn đánh giá cùng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu Quy trình đánh giá phải dựa trên nguyên tắc được quy định tại Điều 28 của Luật Đấu thầu và trình tự đánh giá theo Điều 35 của Luật Đấu thầu.
Sau khi mở thầu, nhà thầu phải làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu, theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu Nếu hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn và các tài liệu khác, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu bổ sung để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm Tuy nhiên, việc bổ sung tài liệu không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp cũng như không được thay đổi giá dự thầu.
1 Đánh giá sơ bộ a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
Đơn dự thầu cần phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu, theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Đối với các nhà thầu liên danh, chữ ký phải được thực hiện bởi đại diện hợp pháp của từng thành viên hoặc bởi thành viên đứng đầu liên danh thay mặt cho toàn bộ liên danh.
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn ký đơn dự thầu theo quy định trong văn bản thoả thuận liên danh;
Thoả thuận liên danh cần xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc và giá trị tương ứng của từng thành viên, bao gồm cả người đứng đầu liên danh Điều này cũng bao gồm việc ghi rõ trách nhiệm của người đứng đầu, chữ ký của các thành viên và con dấu (nếu có).
Để tham gia hồ sơ mời thầu, cần có một trong các loại giấy tờ hợp lệ như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp, hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
- Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật;
Các phụ lục và tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu cần được chuẩn bị đầy đủ Đồng thời, hồ sơ dự thầu không đáp ứng các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) sẽ bị loại bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
2 Đánh giá chi tiết a) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao:
- Đánh giá về mặt kỹ thuật: Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu
Chủ đầu tư phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật để thực hiện đánh giá về mặt tài chính
- Đánh giá về mặt tài chính:
Mở công khai hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định này Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính sẽ bao gồm các thông tin chủ yếu như sau:
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;
+ Điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu đã đạt mức yêu cầu tối thiểu trở lên;
+ Các thông tin khác liên quan
BÁO CÁO KẾT QU Ả GỬI CĐT
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 37 Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1 Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
2 Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu;
3 Có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất;
4 Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt
Theo Điều 38 của Nghị định 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005, việc xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC sẽ được thực hiện khi nhà thầu cung cấp hàng hóa, thực hiện xây lắp hoặc gói thầu EPC đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định.
1 Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
2 Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
3 Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí "đạt", "không đạt";
4 Có giá đánh giá thấp nhất trên cùng một mặt bằng;
5 Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
CÁC PHẦN VIỆC TIẾP THEO CỦA CĐT
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 39 Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu
1 Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu trình chủ đầu tư xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn thẩm định
2 Cơ quan, tổ chức thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của bên mời thầu để trình chủ đầu tư xem xét, quyết định
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 40 Phê duyệt kết quả đấu thầu
1 Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu
2 Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây: a) Tên nhà thầu trúng thầu; b) Giá trúng thầu; c) Hình thức hợp đồng; d) Thời gian thực hiện hợp đồng; đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có)
3 Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 41 Thông báo kết quả đấu thầu
1 Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của chủ đầu tư
2 Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 42 Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
1 Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây: a) Kết quả đấu thầu được duyệt; b) Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu; c) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; d) Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có); đ) Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu
2 Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng
3 Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì xem xét xử lý tình huống theo quy định.
QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH LẬP HSMT, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HSDT
Quy trình 22-Lập HSMT và đánh giá HSDT thuộc Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 của CONINCO
1 MỤC ĐÍCH: Để chuẩn hoá công tác lập hồ sơ mời thầu (HSMT), đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) theo mẫu thống nhất trong toàn Công ty
2 PHẠM VI ÁP DỤNG: Trong toàn Công ty
3 CÁC QUY TRÌNH, TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN:
Quy trình Kiểm soát tài liệu QT-02
Quy trình Kiểm soát hồ sơ QT-03
Quy trình Tổ chức thực hiện hợp đồng tư vấn QT-07
4.1 Tổng giám đốc, người được uỷ quyền:
Phê duyệt: Hồ sơ mời thầu, báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu
Kiểm tra nội dung và chất lượng hồ sơ mời thầu là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu Báo cáo kết quả xét thầu cần được chuyển cho Phòng Quản lý dự án (P.QS) để thực hiện kiểm tra theo phân cấp Cuối cùng, hồ sơ sẽ được trình Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền để phê duyệt.
4.3 Chủ trì chuyên môn, Chủ trì hợp đồng (gọi chung là Chủ trì):
Nghiên cứu tài liệu liên quan là bước quan trọng trong việc lập hồ sơ mời thầu, đồng thời tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu một cách hiệu quả Ngoài ra, việc chỉ đạo nhóm tư vấn các bộ môn tham gia thực hiện cũng đóng vai trò then chốt để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả mong muốn.
5 SƠ ĐỒ DÒNG CHẢY QUÁ TRÌNH:
Trách nhiệm Các bước Nội dung, văn bản
HỒ SƠ, TÀI LIỆU Theo quy định tại 6.1
Chủ trì KIỂM TRA HỒ SƠ,
Yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ, tài liệu không đầy đủ
Chủ trì, Tổ tư vấn
Lập Tổ tư vấn, lập kế hoạch tiến độ, phân công nhiệm vụ
Chủ trì, các thành viên trong Tổ
Căn cứ quy định hiện hành của Pháp luật
Cán bộ QLCL của Đơn vị, Phụ trách Đơn vị, bộ phận QLCL Cty
KIỂM TRA HSMT, BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HSDT
Kiểm tra tại hai cấp theo quy định Ghi kết quả vào Phiếu kiểm: BM-07-01
Tổng giám đốc, người được ủy quyền
PHÊ DUYỆT SẢN PHẨM Phải có đầy đủ các chữ ký kiểm tra, phê duyệt
Chủ trì, cán bộ, Khách hàng ĐÓNG GÓI, BÀN GIAO
Lập biên bản xác nhận bàn giao: BM-11-01 Đơn vị thực hiện,
Kết quả đánh giá HSDT, HSMT và một bộ hồ sơ thiết kế-dự toán đã được phê duyệt
6.1 Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu:
Tùy thuộc vào tính chất công việc, các vị trí như Phụ trách đơn vị, Chủ trì chuyên môn và Chủ trì hợp đồng (gọi tắt là Chủ trì) có trách nhiệm tiếp nhận thông tin và hồ sơ tài liệu từ khách hàng.
+ Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt
+ Nhiệm vụ tư vấn đấu thầu
+ Bản vẽ thiết kế (kỹ thuật, thi công) và dự toán được phê duyệt của công trình đấu thầu
+ Văn bản thẩm tra/thẩm định thiết kế kỹ thuật (thi công) và dự toán của công trình đấu thầu + Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan
6.2 Kiểm tra hồ sơ, tài liệu đầu vào:
Người phụ trách đơn vị hoặc chủ trì có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ nhận từ Bên A (Chủ đầu tư) Nếu phát hiện hồ sơ không đầy đủ, họ cần liên hệ với Bên A để yêu cầu bổ sung tài liệu cần thiết.
6.3 Lập kế hoạch, đề cương thực hiện:
Chủ trì là người có trách nhiệm lập đề cương, kế hoạch, thông qua các bước sau đây:
Lập Nhóm/Tổ tư vấn dựa trên yêu cầu cụ thể của công việc và khách hàng Đề xuất và trao đổi với Phụ trách Đơn vị, P.KT/P.QS về nhân sự và phương án phối hợp nếu cần thiết Cuối cùng, trình Lãnh đạo Công ty ký quyết định thành lập Nhóm/Tổ tư vấn cho hợp đồng.
Chủ trì cùng với Phụ trách Đơn vị thực hiện thông qua kế hoạch, đề cương và quyết định nhân sự, sau đó chuyển đến Phòng Kế toán/Phòng Quản lý Sản xuất để xem xét theo quy định, trình Lãnh đạo Công ty ký duyệt.
+ Lập tiến độ thực hiện hợp đồng và giao nhiệm vụ cho từng thành viên của Nhóm/Tổ tư vấn
Chủ trì có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các thành viên trong nhóm thực hiện công việc theo tiến độ đã đề ra
Dựa trên việc nắm vững các văn bản pháp quy về đấu thầu, cần tiến hành nghiên cứu hồ sơ và tài liệu đầu vào để xây dựng kết cấu hồ sơ mời thầu, đồng thời chuẩn bị các công việc cần thiết khác, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ/Nhóm tư vấn thực hiện.
Chủ trì phân công các thành viên trong Tổ/Nhóm tư vấn chuẩn bị nội dung hồ sơ mời thầu theo tiến độ và kế hoạch đã được phê duyệt.
Chủ trì có trách nhiệm kiểm tra, chỉnh sửa nội dung không phù hợp và tổng hợp, biên tập các phần việc của từng thành viên trong nhóm để hoàn thiện hồ sơ chính thức.
Phụ trách Đơn vị có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện
6.5 Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ:
Sau khi hồ sơ sản phẩm được kiểm soát, Chủ trì sẽ chuyển hồ sơ cho cán bộ quản lý chất lượng của Đơn vị kiểm tra để thực hiện ký kiểm Tiếp theo, hồ sơ sẽ được chuyển cho Phụ trách Đơn vị để xem xét và ký thông qua.
Chủ trì chuyển hồ sơ đã được Phụ trách Đơn vị ký thông qua đến P.QS để kiểm tra theo quy định Sau khi kiểm tra, hồ sơ sẽ được trình Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền để xem xét và ký phê duyệt.
Việc kiểm tra được ghi vào BM-07-01 “Phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vấn”
6.6 Đóng gói, giao hồ sơ:
Cán bộ của Đơn vị thực hiện hợp đồng có nhiệm vụ nhân bản, lấy dấu và đóng gói hồ sơ theo đúng quy định của Công ty
Hồ sơ sẽ được cán bộ thực hiện hợp đồng chuyển giao cho Phụ trách đơn vị hoặc người có trách nhiệm tiếp nhận, nhằm đảm bảo việc giao cho khách hàng được thực hiện theo quy trình (Biên bản bàn giao theo BM-11-01).
NHẬT KÝ TƯ VẤN
Nhật ký tư vấn là tài liệu quan trọng ghi lại toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn, theo quy định trong Quy trình 07 - Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng tư vấn Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo mẫu Nhật ký tư vấn tại Phụ lục.
QUY ĐỊNH CÔNG TY KHI THỰC HIỆN T Ư VẤN ĐẤU THẦU
Theo Quy trình 07-Tổ chức thực hiện hợp đồng tư vấn thuộc Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 của CONINCO)
Xem xét các yêu cầu của khách hàng ký kết Hợp đồng kinh tế:
Khách hàng có nhu cầu ký kết Hợp đồng kinh tế cho các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ giữa Công ty và các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cần tuân thủ Quy chế hoạt động của Công ty Đồng thời, việc xem xét Hợp đồng phải tuân theo Quy trình Xem xét hợp đồng QT-06 để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả trong các giao dịch.
Lập Đề cương thực hiện Hợp đồng:
Việc lập Đề cương thực hiện hợp đồng được thực hiện theo Quy chế của Công ty
Chủ đầu tư cần lập Đề cương chi tiết kèm theo Hợp đồng kinh tế, trong đó Chủ trì phải bổ sung thông tin cần thiết vào Đề cương thực hiện Hợp đồng Đề cương này là cơ sở để Công ty đánh giá tính khả thi của Hợp đồng, kiểm soát nhân sự thực hiện và xem xét các yêu cầu cần thiết trong quá trình triển khai Đề cương thực hiện Hợp đồng được xây dựng theo mẫu quy định trong Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty.
Phòng Kinh tế Kế hoạch và Phòng Quản lý kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra Đề cương thực hiện Hợp đồng trước khi trình ký Tùy thuộc vào yêu cầu của từng Hợp đồng, các phòng này sẽ đề xuất nhân sự thực hiện để được Phụ trách Đơn vị và Lãnh đạo Công ty phê duyệt triển khai thực hiện Hợp đồng.
Khi yêu cầu công việc cần sử dụng các cộng tác viên là chuyên gia kỹ thuật ngoài biên chế Công ty, việc lựa chọn nhân sự phải tuân thủ quy định trong Quy trình thuê chuyên gia, cộng tác viên và nhà thầu phụ QT-10.
Khi cần thiết, Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền sẽ thành lập hội đồng để xem xét và phê duyệt Đề cương, Hợp đồng cùng các sản phẩm liên quan.
Ký kết Hợp đồng kinh tế:
Việc ký kết các Hợp đồng kinh tế tuân theo các quy định tại Quy trình Xem xét hợp đồng QT-06
Lập Hợp đồng giao nhận khoán nội bộ:
Sau khi Hợp đồng kinh tế giữa Công ty và khách hàng có hiệu lực, Phụ trách Đơn vị sẽ lập Hợp đồng giao nhận khoán nội bộ với Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền để làm căn cứ giao việc.
Hợp đồng giao nhận khoán nội bộ được lập theo mẫu quy định tại Quy trình Xem xét Hợp đồng QT-
Triển khai thực hiện Hợp đồng:
Phụ trách Đơn vị có trách nhiệm chủ trì việc lập quyết định thành lập nhân sự, nhật ký dự án hoặc công trình, và trình ký theo Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm.
Trong một số trường hợp đặc biệt, Tổng giám đốc có thể ủy quyền cho Giám đốc dự án ký và đóng dấu các văn bản và sản phẩm liên quan đến dự án hoặc hợp đồng lớn Cá nhân được ủy quyền cần chuẩn bị tờ trình có ý kiến của Thủ trưởng Đơn vị và Phó tổng giám đốc phụ trách để trình Tổng giám đốc xem xét và quyết định.
Tổng giám đốc có thể ký Giấy ủy quyền và Thư ủy quyền trong các trường hợp như giai đoạn thương thảo hợp đồng và ký các hồ sơ trong giai đoạn mời thầu Mẫu quyết định Giám đốc dự án cùng các mẫu giấy ủy quyền và thư ủy quyền được trình bày trong Phụ lục của Quy trình này.
Phòng Kinh tế kế hoạch hoặc cá nhân được ủy quyền có trách nhiệm lập văn bản ủy quyền Sau đó, Phòng Kinh tế kế hoạch sẽ tiến hành soát xét và trình Tổng giám đốc ký văn bản ủy quyền này.
Chủ trì có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Hợp đồng kinh tế với khách hàng, đảm bảo tuân thủ các quy định trong Quy trình tư vấn cụ thể Đối với Hợp đồng thí nghiệm của Công ty, trong quá trình thực hiện cần có Phiếu yêu cầu thí nghiệm và Biên bản lấy mẫu-bàn giao thí nghiệm, theo quy định tại Phụ lục Quy trình Xem xét hợp đồng QT-06.
Kiểm tra đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện Hợp đồng:
Việc kiểm tra đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện Hợp đồng được tổ chức thực hiện tại cấp Đơn vị và cấp Công ty
Phụ trách đơn vị và các chức danh như Chủ nhiệm dự án, Chủ trì hợp đồng, và Trưởng đoàn có trách nhiệm tổ chức và theo dõi việc thực hiện các nội dung của Hợp đồng kinh tế với khách hàng Cần bố trí nhân sự phù hợp theo chuyên môn và năng lực, đồng thời ký theo các nhiệm vụ cụ thể Mỗi cá nhân, bao gồm cả những người thực hiện các công việc như Tính, Vẽ, Thí nghiệm, Thiết kế, và Giám sát, phải tự kiểm tra các sản phẩm và công việc mà mình thực hiện.
Hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng tại các Đơn vị:
Công ty quy định phân cấp quản lý đảm bảo chất lượng sản phẩm tư vấn xuống từng Đơn vị:
Mỗi đơn vị cần có một bộ phận chuyên trách hoặc ít nhất một cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng, nhằm hỗ trợ lãnh đạo thực hiện trách nhiệm của mình.
Lãnh đạo Đơn vị có trách nhiệm xem xét và bố trí cán bộ có năng lực để quản lý chất lượng các sản phẩm tư vấn, đặc biệt khi liên quan đến nhiều bộ môn chuyên môn Đồng thời, cần thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi trình ký xuất ra khỏi Đơn vị.
Các chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách quản lý chất lượng tại đơn vị được quy định rõ ràng trong Quy chế hoạt động của Đơn vị.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN TƯ VẤN ĐẤU THẦU
Hợp đồng thực hiện tư vấn đấu thầu
Nhận HS đầu vào; Lập QĐ cử đoàn tư vấn
Trong quá trình lập Hồ sơ mời thầu (HSMT), dựa trên Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt, tư vấn đấu thầu thường hỗ trợ Chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đăng báo mời thầu, đặc biệt là đối với hình thức đấu thầu rộng rãi.
HSMT trước khi ban hành phải được Chủ đầu tư phê duyệt
HSMT được bán vào ngày theo quy định trong Kế hoạch đấu thầu và theo lịch đã đăng báo Đấu thầu Đóng thầu, mở thầu
Lễ đóng và mở thầu được quy định trong trong Kế hoạch đấu thầu và theo lịch đã đăng báo Đấu thầu
Phân tích đánh giá HSDT
Tùy thuộc vào từng Chủ đầu tư mà Tư vấn đấu thầu sẽ chủ trì lễ đóng, mở thầu hay không
Các biên bản phải chuẩn bị:
- Biên bản giao nhận HSDT
- Biên bản kiểm tra niêm phong (xác nhận tính bảo mật của HSDT)
Phân tích đánh giá HSDT trên cơ sở HSMT Trình tự như sau:
- Đánh giá tính đầy đủ, hợp lệ và
- Đánh giá sự đáp ứng các điều kiện tiên quyết
B2 Đánh giá năng lực kinh nghiệm (nếu vượt quá bước đánh giá sơ bộ)
- Đánh giá năng lực kinh nghiệm
- Đánh giá năng lực sx kinh doanh
- Đánh giá năng lực tài chính 2.Đánh giá kỹ thuật: theo tiêu chuẩn trong HSMT Xác định giá đánh giá, hiệu chỉnh sai lệch và sửa lỗi số học
Các văn bản pháp lý, hồ sơ bản vẽ và dự toán đã được phê duyệt là cơ sở quan trọng để thiết lập bảng dữ liệu và tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật Những thông tin này cung cấp cái nhìn tổng quan về dự án, công trình và các yêu cầu kỹ thuật liên quan.
Trình duyệt, thẩm định báo cáo đánh giá HSDT Phần việc của Chủ đầu tư
Thương thảo, ký kết hợp đồng
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TH ẦU
LẬP HSMT
III.1.1 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
Các căn cứ pháp lý là điều kiện để thực hiện công tác tư vấn đấu thầu Là các văn bản sau:
- Quyết định phê duyệt dự án
- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật-dự toán của dự án
- Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Hồ sơ thiết kế và dự toán đã được phê duyệt
- Quyết định phê duyệt HSMT
(Sau khi Tư vấn đấu thầu lập HSMT, trình Chủ đầu tư duyệt, Chủ đầu tư sẽ phải có văn bản phê duyệt HSMT)
III.1.2 TƯ CÁCH HỢP LỆ CỦA NHÀ THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 7 Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức
Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;
2 Hạch toán kinh tế độc lập;
3 Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 8 Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân
Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1 Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
2 Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3 Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
III.1.3 BẢO ĐẢM DỰ THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Bảo đảm dự thầu là biện pháp mà nhà thầu thực hiện thông qua việc đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh, nhằm đảm bảo trách nhiệm của mình trong quá trình dự thầu Điều này được thực hiện trong khoảng thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
61/2005/QH11 Điều 27 Bảo đảm dự thầu
1 Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà thầu
Theo quy định tại TT ngày 29/11/2005, các nhà thầu cần thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước khi đóng thầu Đối với phương thức đấu thầu hai giai đoạn, biện pháp bảo đảm dự thầu sẽ được thực hiện trong giai đoạn hai.
2 Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một mức xác định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu được duyệt
3 Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm ba mươi ngày
4 Trường hợp cần gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng hiệu lực bảo đảm dự thầu; trong trường hợp này, nhà thầu không được thay đổi nội dung hồ sơ dự thầu đã nộp bao gồm cả giá dự thầu và phải gia hạn tương ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu Trường hợp nhà thầu từ chối gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu
5 Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá ba mươi ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu Đối với nhà thầu trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này (xem trang 69)
6 Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây: a) Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu mà hồ sơ dự thầu vẫn còn hiệu lực; b) Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý do chính đáng; c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này (xem trang 69)
15/10/2009 Điều 32 Bảo đảm dự thầu
1 Nhà thầu tham gia đấu thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo quy định tại Điều 27 của Luật Đấu thầu (xem trang 65) Đối với nhà thầu liên danh khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế) thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu theo một trong hai cách sau:
Là quy định về đảm bảo dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp
Các thành viên trong liên danh phải thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ, đảm bảo tổng giá trị không thấp hơn yêu cầu của hồ sơ mời thầu Nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên không hợp lệ, hồ sơ dự thầu của liên danh sẽ bị loại Trong trường hợp vi phạm dẫn đến việc không nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định, tất cả thành viên trong liên danh sẽ bị tịch thu bảo đảm dự thầu Các thành viên có thể thỏa thuận để một thành viên đảm nhận trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho toàn bộ liên danh.
Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu cần ghi rõ tên của liên danh hoặc tên của thành viên phụ trách thực hiện biện pháp bảo đảm cho toàn bộ liên danh, đồng thời tổng giá trị bảo đảm phải không thấp hơn mức yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
2 Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính thì tính hợp lệ của thư bảo lãnh được xem xét theo quy định về phân cấp ký và phát hành thư bảo lãnh của từng ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
12 Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu) Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh
2 Mục 1 Điều 18, Điều 29 Nghị định 85/2009/NĐ-
Tính hợp lệ của liên danh:
Để đảm bảo tính hợp lệ của thoả thuận liên danh, cần phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc và giá trị tương ứng của từng thành viên, bao gồm cả người đứng đầu liên danh Ngoài ra, thoả thuận cũng phải có chữ ký của các thành viên và con dấu (nếu có) để xác nhận tính chính thức.
Trong công tác đánh giá Hồ sơ dự thầu (HSDT), cần chú ý rằng HSDT phải được ký bởi người đại diện hợp pháp của nhà thầu Nếu có ủy quyền, nhà thầu cần kèm theo Giấy ủy quyền theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Đồng thời, nhà thầu cũng phải gửi kèm các tài liệu và giấy tờ cần thiết để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền.
ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 28 Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
1 Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu
2 Việc đánh giá hồ sơ dự thầu ngoài quy định tại khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu
3 Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân theo trình tự quy định tại Điều 35 của Luật này
III.2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 29 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
1 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC
2 Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá về mặt kỹ thuật Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật phải quy định không thấp hơn 80% Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây: a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu Trong thang điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp Hồ sơ
Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt điểm tổng hợp cao nhất sẽ được xếp hạng nhất; đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, nhà thầu có hồ sơ đạt điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được ưu tiên xem xét đề xuất tài chính.
3 Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí "đạt", "không đạt" để đánh giá về mặt kỹ thuật Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng bảo đảm không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80% Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì căn cứ vào chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất
Chuyên gia đánh giá sẽ dựa vào tiêu chuẩn trong HSMT để thực hiện quá trình đánh giá Đối với đánh giá sơ bộ và năng lực kinh nghiệm, thường áp dụng tiêu chí “đạt” và “không đạt” Nếu HSDT đáp ứng tất cả các tiêu chí “Đạt”, thì sẽ được xem là hợp lệ.
Phần đánh giá kỹ thuật
Tùy thuộc vào yêu cầu của từng hồ sơ mời thầu (HSMT), tiêu chuẩn đánh giá phần kỹ thuật có thể được thực hiện theo phương pháp chấm điểm hoặc phân loại “đạt” và “không đạt” Tiêu chí đánh giá kỹ thuật sẽ xem xét mức độ đáp ứng các yêu cầu của HSMT và các dự báo liên quan.
III.2.3 TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 35 Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
1 Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu
2 Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây: a) Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu; b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật
Các công tác đánh giá thường phải tuân thủ quy định của Nhà nước, bao gồm Luật và Nghị định Đối với việc phân tích đánh giá Hồ sơ Dự thầu (HSDT), quy trình thực hiện sẽ được tiến hành theo một trình tự nhất định.
- Đánh giá sơ bộ: 2 bước
+ Bước 1: Đánh giá tính hợp lệ và sự đầy đủ của HSDT
+ Bước 2: Đánh giá sự đáp ứng các điều kiệntiên quyết trong HSMT
Các HSDT vượt qua bước đánh giá sơ bộ sẽ được đánh giá tiếp theo ở phần Đánh giá chi tiết năng lực kinh nghiệm
Đánh giá chi tiết năng lực và kinh nghiệm là một phần quan trọng trong HSMT, được thực hiện theo các tiêu chuẩn cụ thể Thông thường, phần này bao gồm các tiêu chí đánh giá năng lực và kinh nghiệm của từng ứng viên, nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu của dự án.
+ Năng lực sản xuất kinh doanh
+ Các yêu cầu khác (nếu có)
Các HSDT vượt qua bước đánh giá năng lực kinh nghiệm sẽ được đánh giá tiếp theo ở phần Đánh giá chi tiết về kỹ thuật
- Đánh giá về kỹ thuật sẽ theo các tiêu chuẩn của HSMT.
CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC (ÁP DỤNG V ỚI TRƯỜNG HỢP CHỈ ĐỊNH THẦU)
HỒ SƠ YÊU CẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Hồ sơ yêu cầu là tài liệu thiết yếu cho các hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt Nó bao gồm các yêu cầu pháp lý cho gói thầu, giúp nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và cho bên mời thầu đánh giá các đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu phù hợp Hồ sơ yêu cầu cũng là cơ sở cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng Chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu.
2 Mục a, khoản 1 Điều 41 Nghị định
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 a) Lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu
Hồ sơ yêu cầu do bên mời thầu lập không cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp cho gói thầu dịch vụ tư vấn và các yếu tố xác định giá đánh giá cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cũng như gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) Tuy nhiên, cần căn cứ vào quy mô và tính chất của từng gói thầu để đưa ra yêu cầu cụ thể trong hồ sơ yêu cầu, đảm bảo bao gồm các nội dung cần thiết.
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, cần xác định các yêu cầu quan trọng như tiêu chuẩn năng lực và số lượng chuyên gia, kinh nghiệm của nhà thầu, nội dung, phạm vi và chất lượng công việc Ngoài ra, cần lưu ý đến thời gian và địa điểm thực hiện, đề xuất giá, thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, cũng như thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp, cũng như gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ tổng thầu thiết kế), cần chú trọng đến yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu Bên cạnh đó, các yêu cầu kỹ thuật như số lượng hàng hóa cũng phải được xác định rõ ràng để đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện dự án.
Quy định nội dung liên quan đến phạm vi, khối lượng công việc, tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất lượng công việc, cũng như thời gian thực hiện Bên cạnh đó, yêu cầu về giá, thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, cũng như thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác cũng cần được nêu rõ Tuy nhiên, không yêu cầu về bảo đảm dự thầu được đề cập trong quy định này.
Chủ đầu tư sẽ phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu của gói thầu đã nhận hồ sơ.
HỒ SƠ ĐỀ XUẤT
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Hồ sơ đề xuất là tập hợp tài liệu mà nhà thầu chuẩn bị và nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu Trong trường hợp chào hàng cạnh tranh, hồ sơ đề xuất còn được gọi là báo giá.
PHẦN THỨ BA-ĐẤU THẦU TRONG NƯỚC
CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN ĐẤU THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Việc tổ chức đấu thầu chỉ được tiến hành khi đáp ứng các điều kiện sau: có văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền, kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt bởi người có thẩm quyền, và hồ sơ mời thầu cũng phải được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
Trong quá trình đấu thầu để chọn tư vấn cho việc chuẩn bị dự án hoặc lựa chọn đối tác thực hiện dự án, cần có văn bản chấp thuận từ người có thẩm quyền Ngoài ra, hồ sơ mời thầu cũng phải được phê duyệt để đảm bảo tính hợp lệ của tổ chức đấu thầu.
2 Có đủ hồ sơ thiết kế và dự toán được duyệt của công trình đấu thầu
3 Bảo đảm đủ vốn để thanh toán theo hợp đồng
Có mặt bằng xây dựng đã được đền bù đất đai và hoa màu, có giấy phép sử dụng đất và giấy phép theo quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo tiến độ tổng thể hoặc từng phần.
5 Đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mời thầu
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Điều 9 Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư cùng các tài liệu liên quan là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện gói thầu Đối với các gói thầu cần tiến hành trước khi có quyết định đầu tư, cần căn cứ theo quyết định của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.
2 Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA
3 Thiết kế, dự toán được duyệt (nếu có)
4 Nguồn vốn cho dự án
5 Các văn bản pháp lý khác liên quan (nếu có).
CÁC HÌNH THỨC ĐẤU THẦU
ĐẤU TH ẦU RỘNG RÃI
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 18 Đấu thầu rộng rãi
1 Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này
(Điều 19 xem trang 84, Điều 20 xem trang
85, Điều 21 xem trang 87, Điều 22 xem trang
88, Điều 23 xem trang 90, Điều 24 xem trang
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
2 Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Điều 5 của Luật này (xem trang 24) để các nhà thầu biết thông tin tham dự Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng
16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Điều 9 9 Đấu thầu rộng rãi trong hoạt động xây dựng
1 Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia
2 Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu
3 Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu
4 Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.
ĐẤU TH ẦU HẠN CHẾ
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 19 Đấu thầu hạn chế
1 Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu b) Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu
2 Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác
16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Điều 1 0 0 Đấu thầu hạn chế trong hoạt động xây dựng
1 Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có
Các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng và năng lực hành nghề xây dựng sẽ được mời tham gia dự thầu, theo quy định nội dung hiện hành.
2 Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu.
CHỈ ĐỊ NH THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 20 Chỉ định thầu
1 Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu; b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài; c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết; d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ; đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu
2 Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định
3 Trước khi thực hiện chỉ định thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, dự
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định
16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Điều 1 0 1 Chỉ định thầu trong hoạt động xây dựng
1 Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau đây: a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm; b) Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm; c) Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của Chính phủ; d) Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá; đ) Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép
2 Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
3 Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; có tài chính lành mạnh, minh bạch
4 Điểm c, điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều
20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1 Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: c) Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia; gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia; đ) Gói thầu có giá trị trong hạn mức được chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ
3 Trước khi thực hiện chỉ định thầu đối với các gói thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, dự toán đối với gói thầu phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật; đối với gói thầu quy định tại điểm đ còn phải bảo đảm việc chỉ định thầu hiệu quả hơn đấu thầu.
MUA SẮM TRỰC TIẾP
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 21 Mua sắm trực tiếp
1 Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng
2 Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự
3 Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó
4 Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Điều 42 Mua sắm trực tiếp
Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải tuân thủ quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu, theo kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt Hình thức này áp dụng cho các hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế Thời gian thực hiện mua sắm trực tiếp là 6 tháng, tính từ ngày ký kết hợp đồng gốc đến khi có kết quả phê duyệt.
Quy trình mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:
1 Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất
2 Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo các nội dung sau: a) Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật và đơn giá; b) Cập nhật năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; c) Đánh giá tiến độ thực hiện; d) Các nội dung khác (nếu có)
3 Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp
Trên cơ sở báo cáo kết quả mua sắm trực tiếp, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp.
CHÀO HÀNG CẠNH TRANH TRONG MUA SẮM HÀNG HÓA
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2l005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 22 Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
1 Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây: a) Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng; b) Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn nhau về chất lượng
2 Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Điều 43 Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
Việc áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh cần phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu, đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 22 của Luật Đấu thầu.
Quy trình chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa được thực hiện như sau:
1 Hồ sơ yêu cầu Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu Hồ sơ yêu cầu bao gồm yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, thời hạn cung cấp hàng hóa, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất, thời điểm nộp hồ sơ đề xuất, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu
2 Tổ chức chào hàng a) Bên mời thầu thông báo mời chào hàng trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu để các nhà thầu quan tâm tham dự Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác
Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu từ ngày thông báo mời chào hàng, đảm bảo nhận tối thiểu 3 hồ sơ đề xuất từ 3 nhà thầu khác nhau trước thời hạn nộp hồ sơ Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 5 ngày, và nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ qua các hình thức gửi trực tiếp, bưu điện hoặc fax Bên mời thầu có trách nhiệm bảo mật thông tin trong hồ sơ đề xuất và lập văn bản tiếp nhận hồ sơ sau khi kết thúc thời hạn nộp, ghi rõ tên nhà thầu, giá chào, điều kiện hậu mãi và thời gian hiệu lực của hồ sơ.
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn xuất
3 Đánh giá các hồ sơ đề xuất a) Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu về mặt kỹ thuật Hồ sơ đề xuất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật khi tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”; b) Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về mặt kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn
4 Phê duyệt kết quả chào hàng và ký kết hợp đồng a) Trên cơ sở báo cáo kết quả chào hàng do bên mời thầu trình, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chào hàng; b) Bên mời thầu thông báo kết quả chào hàng bằng văn bản cho tất cả các nhà thầu tham gia nộp hồ sơ đề xuất và tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.
TỰ THỰC HIỆN
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/l2005 Điều 23 Tự thực hiện
1 Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng
2 Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Điều 44 Tự thực hiện
Việc áp dụng hình thức tự thực hiện trong đấu thầu cần được phê duyệt theo kế hoạch đấu thầu, tuân thủ Điều 23 của Luật Đấu thầu và các quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 41, Điều 50, Điều 57, Điều 75, Điều 89, cùng với điểm b khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng.
1 Chủ đầu tư phải bảo đảm có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện toàn bộ công việc thuộc gói thầu và phải bảo đảm việc tự thực hiện của chủ đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện gói thầu cũng như phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
Để đảm bảo tiến độ thực hiện gói thầu, chủ đầu tư cần có đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ và công nhân kỹ thuật (không bao gồm lao động phổ thông), cùng với máy móc, thiết bị thi công thuộc sở hữu của mình Nếu không sở hữu, chủ đầu tư phải chứng minh khả năng huy động máy móc và thiết bị cần thiết cho gói thầu.
2 Chủ đầu tư lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau: a) Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc phải được giám sát khi thực hiện, chủ đầu tư phải lựa chọn tư vấn giám sát theo quy định; trong trường hợp không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan, gói thầu có giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư phải thực hiện giám sát cộng đồng theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng; b) Trường hợp áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các gói thầu cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất không bắt buộc phải thuê tư vấn giám sát
Chủ đầu tư phải cung cấp các hồ sơ cần thiết để nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều này
3 Nhà thầu tư vấn giám sát có nhiệm vụ sau đây: a) Giám sát việc thực hiện gói thầu của chủ đầu tư theo đúng phương án, giải pháp thực hiện mà chủ đầu tư đã đưa ra; b) Kiểm tra các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị dùng cho gói thầu; c) Nghiệm thu khối lượng công việc do chủ đầu tư thực hiện làm cơ sở cho việc thanh toán
(Trích dẫn điểm a khoản 1 của các Điều 41, Điều 50, Điều 57, Điều 75, Điều 89 và điểm b khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng:
- Điều 41: Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình
1 Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây: a) Được tự thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Điều 50: Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1 Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các quyền sau đây: a) Được tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng;
- Điều 57: Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình
1 Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau đây: a) Được tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình;
- Điều 75: Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình
1 Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây: a) Được tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp;
- Điều 89: Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
1 Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây: a) Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng;
- Điều 45: Nội dung, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
2 Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây: b) Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.)
4 Trong quá trình thực hiện, nếu chủ đầu tư bị phát hiện chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền cao hơn 10% giá trị tự thực hiện thì chủ đầu tư bị đánh giá là không đủ năng lực tự thực hiện gói thầu và vi phạm khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu (xem trang 15).
LỰA CHỌN NHÀ THẤU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Điều 24 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp gói thầu có đặc thù riêng, không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu theo Điều 18 đến Điều 23 của Luật, chủ đầu tư cần lập phương án lựa chọn nhà thầu Phương án này phải đảm bảo mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
(Điều 18 xem trang 84, Điều 19 xem trang
84, Điều 20 xem trang 85, Điều 21 xem trang
87, Điều 22 xem trang 88, Điều 23 xem trang
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Điều 45 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
1 Căn cứ vào tính chất đặc thù của gói thầu mà không thể áp dụng được hoặc không đủ điều kiện áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng, chủ đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phương án lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành để có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
(Trích dẫn Khoản 4 điều 2 Luật sửa đổi: Điểm c, điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp như gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia, gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, và gói thầu có giá trị trong hạn mức chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.
Trước khi thực hiện chỉ định thầu cho các gói thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, cần phải phê duyệt dự toán gói thầu theo quy định của pháp luật Đặc biệt, đối với gói thầu tại điểm đ, cần đảm bảo rằng chỉ định thầu mang lại hiệu quả hơn so với phương thức đấu thầu.
(Trích dẫn Điều 97 Luật Xây dựng: Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất và nguồn vốn của công trình, nhà đầu tư hoặc chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu theo các hình thức phù hợp.
1 Đấu thầu rộng r•i, đấu thầu hạn chế;
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
3 Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.)
2 Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật đó.
CÁC NỘI DUNG ĐẤU THẦU
THỦ TỤC CHUNG
Được thực hiện theo Quy trình QT-22 của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 của Công ty:
5 SƠ ĐỒ DÒNG CHẢY QUÁ TRÌNH:
Trách nhiệm Các bước Nội dung, văn bản
Yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ, tài liệu không đầy đủ
Chủ trì, Tổ tư vấn
Lập Tổ tư vấn, lập kế hoạch tiến độ, phân công nhiệm vụ
Chủ trì, các thành viên trong Tổ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN Căn cứ quy định hiện hành của Pháp luật
Cán bộ QLCL của Đơn vị, Phụ trách Đơn vị, bộ phận QLCL Cty
KIỂM TRA HSMT, BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HSDT
Kiểm tra tại hai cấp theo quy định Ghi kết quả vào Phiếu kiểm: BM-07-01
Tổng giám đốc, người được ủy quyền
PHÊ DUYỆT SẢN PHẨM Phải có đầy đủ các chữ ký kiểm tra, phê duyệt
Chủ trì, cán bộ, Khách hàng ĐÓNG GÓI, BÀN GIAO
Lập biên bản xác nhận bàn giao: BM-11-01 Đơn vị thực hiện,
LƯU SẢN PHẨM Kết quả đánh giá HSDT,
HSMT và một bộ hồ sơ thiết kế-dự toán đã được phê duyệt
6.1 Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu:
Tùy thuộc vào tính chất công việc, Phụ trách đơn vị và các Chủ trì chuyên môn, hợp đồng có trách nhiệm tiếp nhận thông tin và hồ sơ tài liệu từ khách hàng, bao gồm kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.
+ Nhiệm vụ tư vấn đấu thầu
+ Bản vẽ thiết kế (kỹ thuật, thi công) và dự toán được phê duyệt của công trình đấu thầu
+ Văn bản thẩm tra/thẩm định thiết kế kỹ thuật (thi công) và dự toán của công trình đấu thầu + Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan
6.2 Kiểm tra hồ sơ, tài liệu đầu vào:
Người phụ trách đơn vị hoặc chủ trì có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ nhận từ Bên A (Chủ đầu tư) Nếu phát hiện hồ sơ và tài liệu không đầy đủ, cần liên hệ với Bên A để yêu cầu cung cấp bổ sung.
6.3 Lập kế hoạch, đề cương thực hiện:
Chủ trì là người có trách nhiệm lập đề cương, kế hoạch, thông qua các bước sau đây:
Lập Nhóm/Tổ tư vấn dựa trên yêu cầu công việc và khách hàng, đề xuất nhân sự và phương án phối hợp với Phụ trách Đơn vị, P.KT/P.QS Sau đó, trình Lãnh đạo Công ty ký quyết định thành lập Nhóm/Tổ tư vấn cho hợp đồng.
Thông qua kế hoạch và đề cương, cùng với quyết định nhân sự, người chủ trì sẽ phối hợp với Phụ trách Đơn vị để xem xét và chuyển giao cho P.KT/P.QS theo quy định Sau đó, tài liệu sẽ được trình Lãnh đạo Công ty ký duyệt.
+ Lập tiến độ thực hiện hợp đồng và giao nhiệm vụ cho từng thành viên của Nhóm/Tổ tư vấn
Chủ trì có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các thành viên trong nhóm thực hiện công việc theo tiến độ đã đề ra
Dựa trên việc hiểu rõ các văn bản pháp quy về đấu thầu, cần tiến hành nghiên cứu hồ sơ và tài liệu đầu vào để xây dựng kết cấu hồ sơ mời thầu, đồng thời chuẩn bị các công việc liên quan, tạo nền tảng cho Tổ/Nhóm tư vấn thực hiện.
Chủ trì phân công các thành viên trong Tổ/Nhóm tư vấn chuẩn bị nội dung hồ sơ mời thầu dựa trên tiến độ và kế hoạch đã được phê duyệt.
Chủ trì có trách nhiệm kiểm tra, soát xét và chỉnh sửa nội dung không phù hợp, đồng thời tổng hợp và biên tập các phần việc của từng thành viên trong nhóm để hoàn thiện hồ sơ chính thức.
Phụ trách Đơn vị có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện
6.5 Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ:
Sau khi kiểm soát hồ sơ sản phẩm, Chủ trì sẽ chuyển hồ sơ cho cán bộ quản lý chất lượng của Đơn vị kiểm tra để ký xác nhận Tiếp theo, hồ sơ sẽ được chuyển đến Phụ trách Đơn vị để xem xét và ký thông qua.
Chủ trì việc chuyển hồ sơ đã được Phụ trách Đơn vị ký thông qua đến Phòng Quản lý chất lượng (P.QS) để kiểm tra theo quy định Sau khi kiểm tra, hồ sơ sẽ được trình Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền để xem xét và ký phê duyệt.
Việc kiểm tra được ghi vào BM-07-01 “Phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vấn”
6.6 Đóng gói, giao hồ sơ:
Cán bộ của Đơn vị thực hiện hợp đồng có nhiệm vụ nhân bản, lấy dấu và đóng gói hồ sơ theo đúng quy định của Công ty
Hồ sơ sẽ được cán bộ của đơn vị chuyển đến Phụ trách hoặc người có trách nhiệm tiếp nhận để giao cho khách hàng, theo quy trình được quy định trong Biên bản bàn giao BM-11-01.
- Đơn vị thực hiện hợp đồng có trách nhiệm lưu giữ 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh tại đơn vị Hồ sơ lưu trữ gồm:
+ Các hồ sơ đầu vào do khách hàng cung cấp
+ Kết quả đánh giá HSDT
+ Hồ sơ thiết kế và dự toán được duyệt
+ Các hồ sơ, tài liệu có liên quan khác
- Phòng Tổ chức-Hành chính lưu trữ 01 bộ HSMT và 01 bộ kết quả đánh giá HSDT
- Các hồ sơ phải được lưu giữ trong thời hạn 5 năm (nếu không có quy định khác)
PHỤ LỤC: Xem Danh mục phụ lục kèm theo QT-22 này
BIỂU MẪU: Xem Danh mục biểu mẫu kèm theo QT-22 này
9 CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY/THAM KHẢO:
(Xem Mục IV Phần thứ nhất)
ĐT RỘNG RÃI, ĐT HẠN CHẾ GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ, XÂY LẮP
III.2.1 ĐẤU THẦU 01 GIAI ĐOẠN
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1 Từ Điều 23 đến Điều 30 Nghị định
15/10/2009 Điều 23 Chuẩn bị đấu thầu
1 Sơ tuyển nhà thầu thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này
2 Lập hồ sơ mời thầu a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);
Các quy định pháp luật về đấu thầu và các quy định liên quan, bao gồm cả điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có), đóng vai trò quan trọng đối với các dự án sử dụng vốn ODA.
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác liên quan b) Nội dung hồ sơ mời thầu:
Hồ sơ mời thầu cần tuân thủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không yêu cầu tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu, nhưng cần yêu cầu nhà thầu xác nhận lại thông tin đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển và cập nhật thông tin về năng lực cũng như kinh nghiệm của mình.
Trong trường hợp gói thầu yêu cầu lao động nước ngoài có chuyên môn phù hợp, hồ sơ mời thầu cần yêu cầu nhà thầu kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ, chuyên gia nước ngoài Việc sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện là nghiêm cấm, đặc biệt đối với lao động phổ thông và lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ.
Hợp đồng mời thầu không được yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu hoặc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu Trong trường hợp cần thiết phải đề cập đến nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất hoặc hàng hóa từ một quốc gia cụ thể để minh họa cho yêu cầu kỹ thuật, cần ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” Điều này yêu cầu phải định nghĩa rõ khái niệm “tương đương”, nghĩa là sản phẩm có đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng tương tự.
Theo quy định, nhà thầu chỉ cần nộp Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp Đối với hàng hóa thông thường, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu giấy ủy quyền bán hàng từ đại lý phân phối khi cần thiết.
- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
+ Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này (xem trang
+ Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu
+ Nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp không đáp ứng điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Không có bảo đảm dự thầu hoặc bảo đảm dự thầu không hợp lệ có thể dẫn đến việc giá trị bảo đảm thấp hơn yêu cầu, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu, không nộp đúng địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, hoặc không đúng tên gói thầu và tên nhà thầu, đặc biệt trong trường hợp nhà thầu liên danh theo quy định.
32 Nghị định này - xem trang 66), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính);
+ Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
+ Đơn dự thầu không hợp lệ;
+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
Hồ sơ dự thầu có thể bao gồm nhiều mức giá khác nhau hoặc giá kèm theo điều kiện, điều này có thể gây bất lợi cho chủ đầu tư.
+ Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
Nhà thầu vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và các khoản 3, 21 Điều 2 của Luật sửa đổi.
(Trích dẫn khoản 21 Điều 2 Luật sửa đổi: Điểm a và điểm c khoản 1 Điều 75 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật, ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 12 Cụ thể, các nhà thầu trúng thầu nhưng không tiến hành thương thảo hoặc hoàn thiện hợp đồng, hoặc đã hoàn thiện nhưng không ký kết, cũng như những nhà thầu đã ký hợp đồng nhưng cố tình không thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng sẽ bị xử lý.
Quy định về thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC yêu cầu đảm bảo chất lượng và tiến độ theo thỏa thuận trong hợp đồng Việc không tuân thủ các tiêu chí này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án.
Cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức và cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này, hoặc những đối tượng có từ ba hành vi vi phạm trở lên bị cảnh cáo theo quy định.
+ Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu
Nhà thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét nếu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết được quy định trong hồ sơ mời thầu.
3 Phê duyệt hồ sơ mời thầu Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này
4 Mời thầu a) Thông báo mời thầu Đối với đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển, phải thực hiện đăng tải thông báo mời thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác b) Gửi thư mời thầu Áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi đã qua sơ tuyển Bên mời thầu gửi thư mời thầu theo mẫu nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này tới nhà thầu trong danh sách ngắn Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế Điều 24 Quy định chung đối với tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
1 Sử dụng phương pháp chấm điểm a) Sử dụng thang điểm (100, 1.000, …) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều
Theo Nghị định 26, mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật cho từng gói thầu được quy định dựa trên tính chất cụ thể của gói thầu đó Cụ thể, điểm tối thiểu không được thấp hơn 70% tổng số điểm kỹ thuật, trong khi đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức điểm tối thiểu phải đạt ít nhất 80% Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, cần quy định mức điểm tối thiểu cho từng nội dung công việc, đảm bảo không dưới 70% mức điểm tối đa của từng nội dung tương ứng.
ĐT RỘNG RÃI, ĐT HẠN CHẾ CUNG CẤP DỊCH V Ụ TƯ VẤN
III.3.1 QUY TRÌNH ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1 Từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định
15/10/2009 Điều 15 Chuẩn bị đấu thầu
1 Lựa chọn danh sách ngắn Tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu, khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, chủ đầu tư có thể thông báo mời thầu ngay theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này hoặc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn song phải được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn được thực hiện bao gồm: a) Đối với đấu thầu rộng rãi:
Chủ đầu tư đã phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, trong đó nêu rõ các yêu cầu về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia cần thiết, cùng với các tiêu chí về kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm được xây dựng dựa trên các tiêu chí “đạt” và “không đạt”, cần được nêu rõ trong hồ sơ mời quan tâm Các tiêu chuẩn này bao gồm năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia, cũng như kinh nghiệm liên quan.
Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bao gồm cả tiếng Anh cho đấu thầu quốc tế, phải được đăng trên Báo Đấu thầu trong 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu Ngoài việc tuân thủ quy định này, có thể đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Vào ngày đầu tiên phát hành thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bên mời thầu đã cung cấp miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia, cho đến trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.
Nếu bên mời thầu không phát hành hồ sơ mời quan tâm theo quy định hoặc có hành vi hạn chế nhà thầu nhận hồ sơ, sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này.
Nhà thầu cần tối thiểu 10 ngày để chuẩn bị hồ sơ quan tâm cho đấu thầu trong nước và 20 ngày cho đấu thầu quốc tế, tính từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm.
Bên mời thầu sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ quan tâm mà nhà thầu nộp dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn đã được quy định Sau đó, danh sách ngắn các nhà thầu đủ điều kiện sẽ được trình lên chủ đầu tư để phê duyệt.
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn b) Đối với đấu thầu hạn chế:
Bên mời thầu cần lập danh sách ngắn ít nhất 5 nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, theo quy định tại Điều 19 của Luật Đấu thầu, để trình chủ đầu tư phê duyệt.
2 Lập hồ sơ mời thầu a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
Các quy định pháp luật về đấu thầu và các quy định liên quan, cùng với điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có), đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các dự án sử dụng vốn ODA Những quy định này đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quá trình thực hiện các dự án, đồng thời tuân thủ các cam kết quốc tế.
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các quy định khác liên quan
Trong trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, chủ đầu tư và đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải dựa vào các văn bản liên quan để lập hồ sơ mời thầu Hồ sơ này sau đó sẽ được trình lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị để phê duyệt.
Hồ sơ mời thầu cần tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu và mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu.
- Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
- Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu;
Nhà thầu tham gia gói thầu tư vấn xây dựng cần đảm bảo đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng Việc không đáp ứng các tiêu chí này có thể ảnh hưởng đến tính hợp pháp và hiệu quả của dự án.
- Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Đơn dự thầu không hợp lệ;
- Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định hoặc chào thầu theo nhiều mức giá;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
Nhà thầu vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và các điều khoản liên quan trong Luật sửa đổi.
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
- Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu
Nhà thầu sẽ bị loại nếu vi phạm bất kỳ điều kiện tiên quyết nào trong hồ sơ mời thầu, dẫn đến việc hồ sơ dự thầu không được tiếp tục xem xét.
CHỈ ĐỊNH THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
15/10/2009 Điều 40 Các trường hợp được chỉ định thầu và điều kiện áp dụng
1 Gói thầu có giá trong hạn mức được chỉ định thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi (xem trang 93) bao gồm: a) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 2 tỷ đồng, gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển quy định tại khoản 1 Điều
1 của Luật Đấu thầu, dự án cải tạo sửa chữa lớn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản
3 Điều 1 của Luật Đấu thầu; b) Gói thầu mua sắm tài sản có giá không quá
100 triệu đồng để duy trì hoạt động thường xuyên quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu
Trường hợp không cần thiết chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu theo quy định
(Trích dẫn Điều 1 Luật đấu thầu: Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định các hoạt động đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp cho các gói thầu thuộc các dự án cụ thể.
1 Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm: a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn; d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật; đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn triển;
2 Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
3 Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.)
2 Ngoài các trường hợp được chỉ định thầu quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu (xem trang 85), Điều 101 của Luật Xây dựng (xem trang 86), khoản 1 Điều này, gói thầu bí mật quốc gia, cấp bách vì lợi ích quốc gia và các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi (xem trang 93) và điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật
Xây dựng bao gồm các gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia, yêu cầu chỉ định thầu để đảm bảo bảo mật thông tin theo quy định pháp luật Đồng thời, cần kiểm tra gói thầu ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của cộng đồng, cũng như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình liền kề.
- Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
- Gói thầu xử lý sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải làm ngay;
Gói thầu nhằm hỗ trợ di dân khỏi các khu vực sạt lở hoặc để phòng ngừa, ứng phó với bão, lụt trong tình huống khẩn cấp, nhằm đảm bảo an toàn cho tính mạng con người và bảo vệ tài sản.
Gói thầu xử lý sự cố công trình khẩn cấp nhằm bảo đảm an toàn cho con người và tài sản Bên cạnh đó, gói thầu dịch vụ tư vấn lập và đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch, cũng như báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi sẽ được áp dụng khi chỉ có một nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm Tác giả thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển sẽ được bảo hộ quyền tác giả và chỉ định thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng nếu đáp ứng đủ điều kiện năng lực Cuối cùng, gói thầu dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ nâng cấp và mở rộng phần mềm hiện có.
Theo quy định, các gói thầu có tính chất đặc thù như thi công xây dựng tượng đài, di dời công trình công cộng, rà phá bom mìn, và các gói thuộc chương trình mục tiêu quốc gia sẽ được thực hiện bởi những đơn vị có chuyên môn phù hợp Đặc biệt, trong trường hợp cộng đồng địa phương có khả năng, họ sẽ được giao thực hiện các gói thầu này Nếu có nhiều tổ chức tham gia, sẽ lựa chọn tổ chức có phương án thực hiện hiệu quả nhất Ngoài ra, các trường hợp đặc biệt khác sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
3 Điều kiện áp dụng chỉ định thầu Khi thực hiện chỉ định thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu
Để thực hiện chỉ định thầu, cần có các điều kiện sau: (a) quyết định đầu tư, ngoại trừ các gói thầu quy định tại các điểm c, d khoản 2; (b) kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt; (c) vốn được bố trí theo tiến độ thực hiện gói thầu, không yêu cầu nhà thầu ứng vốn; (d) dự toán đã được duyệt theo quy định; (e) thời gian thực hiện chỉ định thầu từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký hợp đồng không quá 45 ngày, đối với gói thầu lớn và phức tạp không quá 90 ngày; (f) thời gian thực hiện hợp đồng không quá quy định.
Trong thời gian 18 tháng, đối với gói thầu di dời công trình công cộng nhằm giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư có thể xem xét phát hành hồ sơ yêu cầu dựa trên phương án, biện pháp thi công và dự toán đã được phê duyệt Điều 41 quy định về quy trình chỉ định thầu.
1 Quy trình chỉ định thầu thông thường đối với một gói thầu (trừ gói thầu quy định tại khoản 2
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn và khoản 3 Điều này), bao gồm: a) Lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu
Hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu không cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp cho gói thầu dịch vụ tư vấn, cũng như không cần xác định các yếu tố giá đánh giá cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, ngoại trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng gói thầu, các yêu cầu cụ thể trong hồ sơ yêu cầu cần được đưa ra, nhưng phải đảm bảo bao gồm các nội dung thiết yếu.
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, cần chú trọng đến tiêu chuẩn năng lực và số lượng chuyên gia, kinh nghiệm của nhà thầu, cũng như yêu cầu về nội dung, phạm vi và chất lượng công việc Ngoài ra, thời gian và địa điểm thực hiện, đề xuất giá, thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, cũng như thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác cũng là những yếu tố quan trọng cần được xem xét.
CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẤU TH ẦU
PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU 01 TÚI HỒ SƠ
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
29/11/2005 Điều 26 Phương thức đấu thầu
1 Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ: Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
Việc mở thầu được tiến hành một lần.
PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU 02 TÚI HỒ SƠ
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
29/11/2005 Điều 26 Phương thức đấu thầu
2 Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ: Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Nhà thầu phải nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Quy trình mở thầu diễn ra hai lần: đầu tiên, đề xuất kỹ thuật được mở và đánh giá, sau đó mới đến đề xuất tài chính của các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật đạt yêu cầu Đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ đề xuất tài chính của nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét và thương thảo.
PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU 02 GIAI ĐOẠN
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
29/11/2005 Điều 26 Phương thức đấu thầu
3 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn: Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây: a) Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai; b) Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: Đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.
CÁC CHI PHÍ TRONG ĐẤU THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
29/11/2005 Điều 17 Chi phí trong đấu thầu
1 Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu
2 Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán của dự án
3 Hồ sơ mời thầu được bán cho nhà thầu
Chính phủ quy định chi tiết về chi phí trong đấu thầu
15/10/2009 Điều 6 Chi phí trong đấu thầu
Mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư quyết định dựa trên quy mô và tính chất của gói thầu, nhưng không vượt quá 1.000.000 đồng cho đấu thầu trong nước Đối với đấu thầu quốc tế, giá bán sẽ tuân theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định là 0,01% giá gói thầu, với mức tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng, kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu.
Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định là 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị, với mức tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
Việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
LÀM RÕ HỒ SƠ MỜI THẦU, HỒ SƠ DỰ TH ẦU
LÀM RÕ HỒ SƠ MỜI THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
29/11/2005 Điều 34 Làm rõ hồ sơ mời thầu:
1 Trường hợp nhà thầu cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu để xem xét và xử lý
2 Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây: a) Gửi văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu; b) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Nội dung trao đổi cần được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản để làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà thầu.
3 Văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 2 Điều này là một phần của hồ sơ mời thầu.
LÀM RÕ HỒ SƠ DỰ THẦU
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
29/11/2005 Điều 36 Làm rõ hồ sơ dự thầu:
1 Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu
2 Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu
3 Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU
HƯỚNG DẪN CỦA WORLD BANK (TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI)
I.1.1 TUYỂN CHỌN VÀ THUÊ TƯ VẤN DO BÊN VAY CỦA WORLD BANK THỰC HIỆN
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Guidelines selection and employment of
1.1 Purpose 1.4 General Considerations 1.7 Applicability of Guidelines 1.9 Conflict of Interest
1.12 Advance Contracting and Retroactive Financing
1.13 Associations between Consultants 1.14 Bank Review, Assistance, and Monitoring 1.17 Misprocurement
1.18 References to the Bank 1.19 Training or Transfer of Knowledge 1.20 Language
1.22 Fraud and Corruption 1.24 Procurement Plan
II Quality- and Cost-Based Selection (QCBS)
2.1 The Selection Process 2.3 Terms of Reference (TOR) 2.4 Cost Estimate (Budget) 2.5 Advertising
2.6 Short List of Consultants 2.9 Preparation and Issuance of the Request for Proposals (RFP) 2.10 Letter of Invitation (LOI) 2.11 Instructions to Consultants (ITC) 2.12 Contract
2.13 Receipt of Proposals 2.14 Evaluation of Proposals: Consideration of Quality and Cost
2.15 Evaluation of the Quality 2.20 Evaluation of Cost 2.23 Combined Quality and Cost Evaluation 2.24 Negotiations and Award of Contract 2.28 Publication of the Award of Contract 2.29 Debriefing
2.30 Rejection of All Proposals, and Reinvitation
III Other Methods of Selection
3.1 General 3.2 Quality-Based Selection (QBS) 3.5 Selection under a Fixed Budget (FBS) 3.6 Least-Cost Selection (LCS)
3.7 Selection Based on the Consultants’
Qualifications (CQS) 3.9 Single-Source Selection (SSS) 3.14 Commercial Practices
II Tuyển chọn tư vấn trên cơ sở chất lượng và chi phí (QCBS)
III Các biện pháp tuyển chọn tư vấn khác
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
3.15 Selection of Particular Types of Consultants
IV Types of Contracts and Important Provisions
4.1 Types of Contracts 4.6 Important Provisions
Appendix 1: Review by the Bank of the Selection of Consultants
Appendix 2: Instructions to Consultants (ITC)
2 Responsibility for Selection of Consultants
IV Các loại hợp đồng và các điều khoản quan trọng
Phụ lục 1: Xét duyệt của Ngân hàng thế giới đối với việc tuyển chọn chuyên gia tư vấn
Phụ lục 2: Thông tin cho tuyển chuyên gia
Tư vấn (ITC) Phụ lục 3: Hướng dẫn cho chuyên gia tư vấn
I.1.2 HƯỚNG DẪN MUA SẮM BẰNG VỐN VAY IBRD VÀ TÍN DỤNG IDA
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Guidelines procurement under IBRD loans and IDA credit
1.1 Purpose 1.2 General Considerations 1.5 Applicability of Guidelines 1.6 Eligibility
1.9 Advance Contracting and Retroactive Financing
1.10 Joint Ventures 1.11 Bank Review 1.12 Misprocurement 1.13 References to Bank 1.14 Fraud and Corruption 1.16 Procurement Plan
2.1 Introduction 2.2 Type and Size of Contracts 2.6 Two-Stage Bidding 2.7 Notification and Advertising 2.9 Prequalification of Bidders
2.11 General 2.13 Validity of Bids and Bid Security 2.15 Language
2.16 Clarity of Bidding Documents 2.19 Standards
2.20 Use of Brand Names 2.21 Pricing
II Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB)
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
2.24 Price Adjustment 2.26 Transportation and Insurance 2.28 Currency Provisions
2.29 Currency of Bid 2.31 Currency Conversion for Bid Comparison 2.32 Currency of Payment
2.34 Terms and Methods of Payment 2.37 Alternative Bids
2.38 Conditions of Contract 2.39 Performance Security 2.41 Liquidated Damages and Bonus Clauses 2.42 Force Majeure
2.43 Applicable Law and Settlement of Disputes
C Bid Opening, Evaluation, and Award of Contract
2.44 Time for Preparation of Bids 2.45 Bid Opening Procedures 2.46 Clarifications or Alterations of Bids 2.47 Confidentiality
2.48 Examination of Bids 2.49 Evaluation and Comparison of Bids 2.55 Domestic Preferences
2.57 Extension of Validity of Bids 2.58 Postqualification of Bidders 2.59 Award of Contract
2.60 Publication of the Award of Contract 2.61 Rejection of All Bids
2.66 Operations Involving a Program of Imports
III Other Methods of Procurement
3.1 General 3.2 Limited International Bidding 3.3 National Competitive Bidding 3.5 Shopping
3.6 Direct Contracting 3.8 Force Account 3.9 Procurement from United Nations Agencies
3.10 Procurement Agents 3.11 Inspection Agents 3.12 Procurement in Loans to Financial Intermediaries
3.13 Procurement under BOO/BOT/BOOT, Concessions and Similar Private Sector Arrangements
3.14 Performance-Based Procurement 3.16 Procurement under Loans Guaranteed by the Bank
Appendix 1: Review by the Bank of Procurement Decisions
C Mở thầu, xét thầu và trao hợp đồng
D Đấu thầu cạnh tranh quốc tế thể thức đơn giản
III Các cách mua sắm khác
Phụ lục 1: Ngân hàng xét duyệt các quyết định mua sắm
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1 Preference for Domestically Manufactured Goods
Phụ lục 2: Ưu tiên trong nước
Phụ lục 3: Chỉ dẫn cho nhà thầu
HƯỚNG DẪN CỦA JBIC (NGÂN HÀNG HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN)
I.2.1 TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG TƯ VẤN CỦA DỰ ÁN VAY ODA CỦA JBIC
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Guidelines for the employment of Consultants under JBIC
Section 1.01 Introduction Section 1.02 Need for Employment of a Consultant
Section 1.03 Responsibilities of the Borrower in Selection of a Consultant Section 1.04 JICA's Files on Consultants Section 1.05 JICA’s Review
Section 1.06 Corrupt or Fraudulent Practices
Section 2.01 Types of Assignment Section 2.02 Responsibilities of Consultants Section 2.03 Competence of Consultants Section 2.04 Impartiality of Consultants Section 2.05 Types of Consultants Section 2.06 Monitoring by JICA
Section 3.01 General Section 3.02 Method of Selection Section 3.03 Preparation of the Terms of Reference
Section 3.04 Preparation of Short List of Consultants
Section 3.05 Preparation of the Request for Proposals
Section 3.06 Reference to JICA Section 3.07 Sending of the Request for Proposals to Consultants
Section 3.08 Evaluation of Technical Proposals Section 3.09 Public Opening of Financial Proposals
Section 3.10 Evaluation of Financial Proposals and Ranking of Proposals
Section 3.11 Contract Negotiations Section 3.12 Notification to Unsuccessful Consultants and Debriefing
PHẦN II DỊCH VỤ TƯ VẤN
PHẦN III THỦ TỤC LỰA CHỌN
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Section 3.13 Information to be Made Public Section 3.14 Process to be Confidential
Section 4.01 General Section 4.02 Scope of the Project and of the Consulting Services
Section 4.03 Duration of Contract Section 4.04 Conditions relating to Validity of Contract
Section 4.05 Responsibilities of the Parties Section 4.06 Contract Amount
Section 4.07 Description of Consultants’ Costs and Fees
Section 4.08 Currency in which Costs and Fees are to be Expressed
Section 4.09 Conditions and Methods of Payment
Section 4.10 Ownership and Disposal of Equipment
Section 4.11 Services to be provided by the Borrower
Section 4.12 Privileges and Immunities of the Consultant
Section 4.13 Serious Hindrances Section 4.14 Reports
Section 4.15 Copyright Section 4.16 Modifications Section 4.17 Force Majeure Section 4.18 Termination Section 4.19 Settlement of Disputes Section 4.20 Applicable Laws Section 4.21 Language
5 Services and Facilities to be provided by the Borrower
ANNEX II SHORT LIST OF CONSULTANTS
ANNEX III LETTER OF INVITATION
ANNEX IV SUMMARY TECHNICAL EVALUATION SHEET
PHỤ LỤC I CÁC ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
PHỤ LỤC II DANH SÁCH NGẮN TƯ VẤN PHỤ LỤC III THƯ MỜI
PHỤ LỤC IV BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ
I.2.2 HƯỚNG DẪN MUA SẮM BẰNG VỐN VAY ODA CỦA JBIC
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Section 1.01 Introduction Section 1.02 International Competitive Bidding (ICB)
Section 1.03 Procedures other than International Competitive Bidding (ICB)
PART II INTERNATIONAL COMPETITIVE BIDDING (ICB)
A Type and Size of Contract
Section 2.01 Types of Contract Section 2.02 Size of Contract Section 2.03 Two-Stage Bidding and Two- Envelope Bidding
Section 3.01 Advertising Section 3.02 Prequalification of Bidders
Section 4.01 General Section 4.02 Reference to the BANK and Corrupt or Fraudulent Practices
Section 4.03 Bid Bonds or Guarantees Section 4.04 Conditions of Contract Section 4.05 Clarity of Bidding Documents Section 4.06 Standards
Section 4.07 Use of Brand Names Section 4.08 Expenditures under Contracts Section 4.09 Currency of Bids
Section 4.10 Currency Conversion for Bid Comparison
Section 4.11 Currency of Payment Section 4.12 Price Adjustment Clauses Section 4.13 Advance Payment Section 4.14 Guarantees, Performance Bonds and Retention Money
Section 4.15 Insurance Section 4.16 Liquidated Damage and Bonus Clauses
Section 4.17 Force Majeure Section 4.18 Language Section 4.19 Settlement of Disputes Section 4.20 Applicable Laws
D Opening of Bids, Evaluation and Award of Contract
Section 5.01 Time Interval Between Invitation and Submission of Bids
Section 5.02 Procedures relating to Opening of Bids
Section 5.03 Clarification or Alteration of Bids Section 5.04 Process to be Confidential
Section 5.05 Examination of Bids Section 5.06 Evaluation and Comparison of Bids Section 5.07 Postqualification of Bidders
PHẦN II ĐẤU THẦU CẠNH TRANH QUỐC
A Loại và kích cỡ hợp đồng
B Quảng cáo và Sơ tuyển
D Mở thầu, xét thầu và trao thầu
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Section 5.08 Evaluation Report Section 5.09 Award of Contract Section 5.10 Rejection of Bids
ANNEX I FACTORS TO BE EVALUATED
HƯỚNG DẪN MUA SẮM CỦA ADB (NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á)
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
1.1 Purpose 1.2 General Considerations 1.5 Applicability of Guidelines 1.6 Eligibility
1.9 Advance Contracting and Retroactive Financing
1.10 Joint Ventures 1.11 ADB Review 1.12 Misprocurement 1.13 References to ADB 1.14 Fraud and Corruption 1.16 Procurement Plan
2.1 Introduction 2.2 Type and Size of Contracts 2.6 Two-Stage Bidding 2.7 Notification and Advertising 2.9 Prequalification of Bidders
2.11 General 2.13 Validity of Bids and Bid Security 2.15 Language
2.16 Clarity of Bidding Documents 2.19 Standards
2.20 Use of Brand Names 2.21 Pricing
2.24 Price Adjustment 2.26 Transportation and Insurance 2.28 Currency Provisions
2.29 Currency of Bid 2.31 Currency Conversion for Bid Comparison 2.32 Currency of Payment
2.34 Terms and Methods of Payment 2.37 Alternative Bids
2.38 Conditions of Contract 2.39 Performance Security 2.41 Liquidated Damages and Bonus Clauses 2.42 Force Majeure
2.43 Applicable Law and Settlement of Disputes
C Bid Opening, Evaluation, and Award of Contract
2.44 Time for Preparation of Bids 2.45 Bid Opening Procedures
II ĐẤU THẦU CẠNH TRANH QUỐC TẾ
C Mở thầu, đánh giá và trao thầu
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
2.46 Clarifications or Alterations of Bids 2.47 Confidentiality
2.48 Examination of Bids 2.49 Evaluation and Comparison of Bids 2.55 Domestic Preferences
2.57 Extension of Validity of Bids 2.58 Postqualification of Bidders 2.59 Award of Contract
2.60 Publication of the Award of Contract 2.61 Rejection of All Bids
2.66 Operations Involving a Program of Imports
2.68 Procurement of Commodities 2.69 Repeat Order
III OTHER METHODS OF PROCUREMENT
3.1 General 3.2 Limited International Bidding 3.3 National Competitive Bidding 3.5 Shopping
3.6 Direct Contracting 3.8 Force Account 3.9 Procurement from Specialized Agencies 3.10 Procurement Agents
3.11 Inspection Agents 3.12 Procurement in Loans to Financial Intermediaries
3.13 Procurement under BOO/BOT/BOOT, Concessions and Similar Private Sector Arrangements
3.14 Performance-Based Procurement 3.16 Procurement under Loans Guaranteed by ADB
3.17 Community Participation in Procurement 3.18 Procurement under Disaster and Emergency Assistance
Appendix 1: ADB Review of Procurement Decisions
1 Preference for Domestically Manufactured Goods
III CÁC CÁCH MUA SẮM KHÁC
Phụ lục 1: Ngân hàng xét duyệt các quyết định mua sắm
Phụ lục 2: Ưu tiên trong nước
Phụ lục 3: Chỉ dẫn cho nhà thầu
HƯỚNG DẪN CỦA UNCITRAL
HƯỚNG DẪN CỦA UNCITRAL VỀ MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP VÀ DỊCH VỤ
UNCITRAL: ỦY BAN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LIÊN HỢP QUỐC
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
UNCITRAL model law on procurement of goods, construction and services with guide to enactment
Article 1 Scope of application Article 2 Definitions
Article 3 International obligations of this State relating to procurement [and intergovernmental agreements within (this State)]
Article 4 Procurement regulations Article 5 Public accessibility of legal texts Article 6 Qualifications of suppliers and contractors
Article 7 Prequalification proceedings Article 8 Participation by suppliers or contractors
Article 9 Form of communications Article 10 Rules concerning documentary evidence provided by suppliers or contractors Article 11 Record of procurement proceedings Article 12 Rejection of all tenders, proposals, offers or quotations
Article 13 Entry into force of the procurement contract
Article 14 Public notice of procurement contract awards
Article 15 Inducements from suppliers or contractors
Article 16 Rules concerning description of goods, construction or services
CHAPTER II METHODS OF PROCUREMENT AND THEIR CONDITIONS FOR USE
Article 18 Methods of procurement Article 19 Conditions for use of two-stage tendering, request for proposals or competitive negotiation
Article 20 Conditions for use of restricted tendering
Article 21 Conditions for use of request for quotations
Article 22 Conditions for use of single-source procurement
SECTION I SOLICITATION OF TENDERS AND OF APPLICATIONS TO PREQUALIFY
Article 23 Domestic tendering Article 24 Procedures for soliciting tenders or applications to prequalify
Article 25 Contents of invitation to tender and
LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
CHƯƠNG II PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
TỰ ĐẤU THẦU MỤC I MỜI THẦU VÀ YÊU CẦU SƠ TUYỂN
The article outlines key regulations regarding the provision and content of solicitation documents, emphasizing the importance of clarity and transparency in the prequalification invitation process It details the necessary components of these documents, as well as the procedures for making clarifications and modifications to ensure that all parties have a clear understanding of the requirements and expectations.
SECTION II SUBMISSION OF TENDERS
Article 29 Language of tenders Article 30 Submission of tenders Article 31 Period of effectiveness of tenders; modification and withdrawal of tenders Article 32 Tender securities
SECTION III EVALUATION AND COMPARISON OF TENDERS
Article 33 Opening of tenders Article 34 Examination, evaluation and comparison of tenders
Article 35 Prohibition of negotiations with suppliers or contractors
Article 36 Acceptance of tender and entry into force of procurement contract
CHAPTER IV PRINCIPAL METHOD FOR PROCUREMENT OF SERVICES
Article 37 Notice of solicitation of proposals Article 38 Contents of requests for proposals for services
Article 39 Criteria for the evaluation of proposals
Article 40 Clarification and modification of requests for proposals
Article 41 Choice of selection procedure Article 42 Selection procedure without negotiation
Article 43 Selection procedure with simultaneous negotiations
Article 44 Selection procedure with consecutive negotiations
CHAPTER V PROCEDURES FOR ALTERNATIVE METHODS OF PROCUREMENT
Article 46 Two-stage tendering Article 47 Restricted tendering Article 48 Request for proposals Article 49 Competitive negotiation Article 50 Request for quotations Article 51 Single-source procurement
Article 52 Right to review Article 53 Review by procuring entity (or by approving authority)
Article 54 Administrative review Article 55 Certain rules applicable to review proceedings under article 53 [and article 54]
Article 56 Suspension of procurement proceedings
MỤC II HỒ SƠ DỰ THẦU
VÀ SO SÁNH CÁC NHÀ THẦU
PHƯƠNG THỨC CHÍNH CHO ĐẤU THẦU DỊCH VỤ
CHƯƠNG V THỦ TỤC CHO CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU KHÁC
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
GUIDE TO ENACTMENT OF UNCITRAL MODEL LAW ON PROCUREMENT OF GOODS, CONSTRUCTION AND SERVICES
I MAIN FEATURES OF THE MODEL LAW
II ARTICLE-BY-ARTICLE REMARKS PREAMBLE
Article 1 Scope of application Article 2 Definitions
Article 3 International obligations of this State relating to procurement [and intergovernmental agreements within (this State)]
Article 4 Procurement regulations Article 5 Public accessibility of legal texts Article 6 Qualifications of suppliers and contractors
Article 7 Prequalification proceedings Article 8 Participation by suppliers or contractors
Article 9 Form of communications Article 10 Rules concerning documentary evidence provided by suppliers or contractors Article 11 Record of procurement proceedings Article 12 Rejection of all tenders, proposals, offers or quotations
Article 13 Entry into force of the procurement contract
Article 14 Public notice of procurement contract awards
Article 15 Inducements from suppliers or contractors
Article 16 Rules concerning description of goods, construction or services
CHAPTER II METHODS OF PROCUREMENT AND THEIR CONDITIONS FOR USE
Article 18 Methods of procurement Article 19 Conditions for use of two-stage tendering, request for proposals or competitive negotiation
Article 20 Conditions for use of restricted tendering
Article 21 Conditions for use of request for quotations
Article 22 Conditions for use of single-source procurement
SECTION I SOLICITATION OF TENDERS AND OF APPLICATIONS TO PREQUALIFY
HD VỀ LUẬT MẪU CỦA UNCITRAL VỀ ĐẤU THẦU HÀNG HÓA, XÂY LẮP VÀ DỊCH VỤ
I ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA LUẬT MẪU
II LƯU Ý THEO TỪNG MỤC
LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
CHƯƠNG II PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
TỰ ĐẤU THẦU MỤC I MỜI THẦU VÀ YÊU CẦU SƠ TUYỂN
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Article 23 Domestic tendering Article 24 Procedures for soliciting tenders or applications to prequalify
Article 25 Contents of invitation to tender and invitation to prequalify
Article 26 Provision of solicitation documents Article 27 Contents of solicitation documents Article 28 Clarifications and modifications of solicitation documents
SECTION II SUBMISSION OF TENDERS
Article 29 Language of tenders Article 30 Submission of tenders Article 31 Period of effectiveness of tenders; modification and withdrawal of tenders Article 32 Tender securities
SECTION III EVALUATION AND COMPARISON OF TENDERS
Article 33 Opening of tenders Article 34 Examination, evaluation and comparison of tenders
Article 35 Prohibition of negotiations with suppliers or contractors
Article 36 Acceptance of tender and entry into force of procurement contract
CHAPTER IV PRINCIPAL METHOD FOR PROCUREMENT OF SERVICES
Article 37 Notice of solicitation of proposals Article 38 Contents of requests for proposals for services
Article 39 Criteria for the evaluation of proposals
Article 40 Clarification and modification of requests for proposals
Article 41 Choice of selection procedure Article 42 Selection procedure without negotiation
Article 43 Selection procedure with simultaneous negotiations
Article 44 Selection procedure with consecutive negotiations
CHAPTER V PROCEDURES FOR ALTERNATIVE METHODS OF PROCUREMENT
Article 46 Two-stage tendering Article 47 Restricted tendering Article 48 Request for proposals Article 49 Competitive negotiation Article 50 Request for quotations Article 51 Single-source procurement
Article 52 Right to review Article 53 Review by procuring entity (or by approving authority)
Article 54 Administrative review Article 55 Certain rules applicable to review
MỤC II HỒ SƠ DỰ THẦU
VÀ SO SÁNH CÁC NHÀ THẦU
CHÍNH CHO ĐẤU THẦU DỊCH VỤ
CHƯƠNG V THỦ TỤC CHO CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU KHÁC
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn proceedings under article 53 [and 54]
Article 56 Suspension of procurement proceedings
HIỆP ĐỊNH MUA SẮM CHÍNH PHỦ CỦA WTO
TT Quy định Nội dung quy định Bình luận/Hướng dẫn
Article I: Scope and Coverage Article II: Valuation of Contracts Article III: National Treatment and Non- discrimination
Article IV: Rules of Origin Article V: Special and Differential Treatment for Developing Countries
Article VI: Technical Specifications Article VII: Tendering Procedures Article VIII: Qualification of Suppliers Article IX: Invitation to Participate Regarding Intended Procurement
Article X: Selection Procedures Article XI: Time-limits for Tendering and Delivery
Article XII: Tender Documentation Article XIII: Submission, Receipt and Opening of Tenders and Awarding of Contracts Article XIV: Negotiation Article XV: Limited Tendering Article XVI: Offsets
Article XVII: Transparency Article XVIII: Information and Review as Regards Obligations of Entities
Article XIX: Information and Review as Regards Obligations of Parties
Article XX: Challenge Procedures Article XXI: Institutions
Article XXII: Consultations and Dispute Settlement
Article XXIII: Exceptions to the Agreement Article XXIV: Final Provisions
Article XXVI Appendix I: Central Government Entities
Bài viết XXVII Quyết định về việc gia nhập Thỏa thuận về Mua sắm Chính phủ nêu rõ các quyết định và hướng dẫn từ Ngân hàng Thế giới, JBIC, ADB, UNCITRAL và WTO Những quy định này áp dụng cho các dự án sử dụng nguồn vốn vay IBRD, tín dụng IDA, vay ODA, vay ADB và các nguồn vốn quốc tế khác Chúng tôi đã tổng hợp lại để phục vụ tham khảo khi cần thiết.
ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CỦA FIDIC
FIDIC (FÉDÉRATION INTERNATIONALE DES INGÉNIEURS-CONSEILS) ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG FIDIC (CONDITIONS OF CONTRACT FOR CONSTRUCTIONS) ĐIỀU KIỆN CHUNG
1.5 Thứ tự ưu tiên của các tài liệu
1.8 Sự cẩn trọng và cung cấp tài liệu
1.9 Các bản vẽ hoặc chỉ dẫn bị chậm trễ
1.10 Việc Chủ đầu tư sử dụng tài liệu của Nhà thầu
1.11 Việc Nhà thầu sử dụng tài liệu Chủ đầu tư
1.12 Các chi tiết bí mật
1.14 Trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng
1.15 Việc thẩm tra và kiểm toán của Ngân hàng
2.1 Quyền Tiếp cận công trường
2.2 Giấy phép, chứng chỉ hoặc giấy chấp thuận
2.3 Nhân lực của Chủ đầu tư
2.4 Sự thu xếp tài chính của Chủ đầu tư
2.5 Khiếu nại của Chủ đầu tư
3.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà tư vấn
3.2 Uỷ quyền của Nhà tư vấn
3.3 Chỉ dẫn của Nhà tư vấn
3.4 Thay thế Nhà tư vấn
4.1 Trách nhiệm chung của Nhà thầu
4.5 Nhượng lại lợi ích của Hợp đồng Thầu phụ
4.8 Các quy định về an toàn
4.10 Dữ liệu về công trường
4.11 Tính chất đầy đủ của Giá Hợp đồng được chấp nhận
4.12 Điều kiện vật chất không lường trước được
4.13 Quyền về đường đi và phương tiện
4.19 Điện, nước và khí đốt
4.20 Thiết bị và vật liệu cấp tự do của Chủ đầu tư
4.23 Hoạt động của Nhà thầu trên công trường
5 NHÀ THẦU PHỤ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
5.1 Định nghĩa “Nhà thầu phụ được chỉ định”
5.2 Phản đối việc chỉ định
5.3 Thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định
6 NHÂN VIÊN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
6.1 Tuyển mộ nhân viên và lao động
6.2 Mức lương và điều kiện lao động
6.3 Những người trong bộ máy của Chủ đầu tư
6.6 Phương tiện cho nhân viên và lao động
6.7 Sức khoẻ và an toàn lao động
6.8 Sự giám sát của Nhà thầu
6.10 Báo cáo về nhân lực và thiết bị Nhà thầu
6.12 Nhân sự người nước ngoài
6.15 Biện pháp chống côn trùng và những phiền toái
6.17 Vũ khí và đạn dược
6.18 Phong tục lễ hội và tôn giáo
6.19 Sự thu xếp tang lễ
6.20 Cấm sử dụng lao động bị bắt ép, bắt buộc
6.21 Cấm sử dụng lao động trẻ em vào công việc có hại
6.22 Hồ sơ tuyển dụng công nhân
7 THIẾT BỊ, VẬT LIỆU VÀ TAY NGHỀ
7.7 Quyền sở hữu về thiết bị và vật liệu
8 KHỞI CÔNG, CHẬM TRỄ VÀ TẠM NGỪNG
8.4 Gia hạn thời gian hoàn thành
8.5 Chậm trễ do Nhà chức trách
8.7 Những thiệt hại do chậm trễ
8.9 Hậu quả của việc tạm ngừng
8.10 Thanh toán tiền thiết bị và vật liệu trong trường hợp tạm ngừng
8.11 Kéo dài tình trạng tạm ngừng
9 THỬ (KIỂM ĐỊNH) KHI HOÀN THÀNH
9.2 Việc thử nghiệm bị chậm trễ
9.4 Không vượt qua các cuộc thử nghiệm khi hoàn thành
10 NGHIỆM THU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
10.1 Nghiệm thu công trình và các hạng mục công trình
10.2 Nghiệm thu bộ phận công trình
10.3 Can thiệp vào các cuộc thử nghiệm khi hoàn thành
10.4 Yêu cầu bố trí lại mặt bằng
11 TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁC SAI SÓT
11.1 Hoàn thành công việc còn dở dang và sửa chữa sai sót
11.2 Chi phí do việc sửa chữa sai sót
11.3 Kéo dài thời hạn thông báo sai sót
11.4 Không sửa chữa được sai sót
11.5 Di chuyển công việc bị sai sót
11.8 Nhà thầu tìm nguyên nhân
11.10 Những nghĩa vụ chưa được hoàn thành
12 ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ
12.1 Công việc cần đo lường
13 NHỮNG THAY ĐỔI VÀ ĐIỀU CHỈNH
13.4 Thanh toán bằng tiền tệ quy định
13.7 Điều chỉnh do thay đổi luật lệ
13.8 Điều chỉnh do thay đổi về chi phí
14 GIÁ HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN
14.3 Xin cấp Chứng chỉ thanh toán tạm
14.5 Thiết bị và các vật liệu sẽ dùng cho công trình
14.6 Cấp Chứng chỉ thanh toán tạm
14.8 Thanh toán bị chậm chễ
14.9 Thanh toán khoản tiền giữ lại
14.10 Báo cáo khi hoàn thành
14.11 Xin cấp Chứng chỉ thanh toán cuối cùng
14.13 Cấp Chứng chỉ thanh toán cuối cùng
14.14 Chấm dứt trách nhiệm của Chủ đầu tư
15 CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI CHỦ ĐẦU TƯ
15.2 Chấm dứt hợp đồng bởi Chủ đầu tư
15.3 Đánh giá tại ngày chấm dứt
15.4 Thanh toán sau khi chấm dứt hợp đồng
15.5 Quyền chấm dứt Hợp đồng của Chủ đầu tư
15.6 Hành vi tham nhũng hoặc gian lận
16 TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI NHÀ THẦU
16.1 Quyền của Nhà thầu tạm ngừng công việc
16.2 Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu
16.3 Ngừng công việc và di dời thiết bị của Nhà thầu
16.4 Thanh toán khi chấm dứt Hợp đồng
17 RỦI RO VÀ TRÁCH NHIỆM
17.2 Sự cẩn trọng của Nhà thầu đối với công trình
17.3 Rủi ro của Chủ đầu tư
17.4 Hậu quả các rủi ro của Chủ đầu tư
17.5 Quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp
17.6 Giới hạn về trách nhiệm
17.7 Sử dụng chỗ ở/phương tiện của Chủ đầu tư
18.1 Các yêu cầu chung về bảo hiểm
18.2 Bảo hiểm công trình và thiết bị của Nhà thầu
18.3 Bảo hiểm tổn thương cho người và thiệt hại về tài sản
18.4 Bảo hiểm nhân lực Nhà thầu
19.1 Định nghĩa về bất khả kháng
19.2 Thông báo về bất khả kháng
19.3 Nhiệm vụ giảm sự chậm trễ đến thấp nhất
19.4 Các hậu quả của bất khả kháng
19.5 Bất khả kháng ảnh hưởng đến Nhà thầu
19.6 Chấm dứt có lựa chọn, thanh toán và hết trách nhiệm
19.7 Hết trách nhiệm thực hiện
20 KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP VÀ TRỌNG TÀI
20.1 Khiếu nại của Nhà thầu
20.2 Chỉ định Ban xử lý tranh chấp
20.3 Không thoả thuận về thành phần Ban xử lý tranh chấp
20.4 Có quyết định của Ban xử lý tranh chấp
20.7 Không tuân thủ quyết định của Ban xử lý tranh chấp
20.8 Hết hạn việc chỉ định Ban xử lý tranh chấp
PHỤ LỤC: BAN XỬ LÝ TRANH CHẤP
Các điều kiện chung của Thoả thuận xử lý tranh chấp
BẢN PHỤ LỤC CỦA CÁC KHOẢN Định nghĩa xếp theo vần trong Bảng mẫu tự tiếng Anh 1.1.4.1 Số tiền được chấp thuận theo Hợp đồng
Tài liệu của Nhà thầu
Thiết bị của Nhà thầu
Nhân lực Nhà thầu Đại diện Nhà thầu
Ban xử lý tranh chấp
1.1.3.7 Thời hạn thông báo sai sót
Thiết bị của Chủ đầu tư
Nhân lực của Chủ đầu tư
Chứng chỉ thanh toán cuối cùng
Bản kê khai cuôi cùng
Chứng chỉ thanh toán tạm Luật
Trong quá trình thực hiện dự án, các tài liệu quan trọng như thư chấp thuận và thư dự thầu đóng vai trò thiết yếu Việc sử dụng nội tệ trong giao dịch giúp đảm bảo tính ổn định tài chính Các vật liệu và máy móc thiết bị cần thiết cho công trình vĩnh cửu phải được lựa chọn cẩn thận Bên liên quan cần có chứng chỉ thanh toán và chứng chỉ thực hiện để đảm bảo quyền lợi Bảo lãnh thực hiện là một yếu tố quan trọng để bảo vệ các bên trong hợp đồng Ngoài ra, khoản tiền tạm tính và tiền giữ lại cũng cần được quản lý một cách hợp lý để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Bản danh mục 1.1.1.9 Danh mục, tiền tệ thanh toán
Hạng mục công trình Công trường
Chỉ dẫn kỹ thuật Bản kê khai Nhà thầu phụ Chứng chỉ nghiệm thu Công trình tạm
Hồ sơ dự thầu Thử nghiệm sau khi hoàn thành 1.1.3.4 Thử nghiệm khi hoàn thành
Thời hạn hoàn thành Không lường trước được Thay đổi
Công trình Năm ĐIỀU KIỆN CHUNG
Trong Điều kiện của Hợp đồng này, bao gồm các Điều kiện cụ thể, Phần A và Phần B, cùng với những Điều kiện chung, các từ và thành ngữ sẽ được hiểu theo các định nghĩa đã quy định Những từ chỉ người hoặc các bên tham gia bao gồm cả công ty và các đơn vị hợp pháp khác, trừ khi ngữ cảnh có yêu cầu khác.
"Hợp đồng" được định nghĩa là Thoả thuận hợp đồng, Thư chấp thuận, Thư dự thầu, các Điều kiện, Chỉ dẫn kỹ thuật, bản vẽ, Bản Danh mục và các tài liệu khác (nếu có) được nêu trong Thoả thuận hợp đồng hoặc Thư chấp thuận.
1.1.1.2 “Thoả thuận hợp đồng” là thoả thuận hợp đồng (nếu có) được tham chiếu tới trong điều 1.6
Thư chấp thuận là văn bản chính thức do Chủ đầu tư ký, thể hiện sự đồng ý đối với Thư dự thầu và bao gồm các bản ghi nhớ cũng như thỏa thuận giữa hai bên Nếu không có thư chấp thuận, cụm từ này sẽ ám chỉ đến Thỏa thuận hợp đồng, và ngày phát hành hoặc nhận được thư chấp thuận sẽ tương ứng với ngày ký Thỏa thuận hợp đồng Trong khi đó, Thư dự thầu là tài liệu mà Nhà thầu hoàn thành, có tiêu đề là thư dự thầu, bao gồm bản chào thầu đã được ký và gửi đến Chủ đầu tư.
Chỉ dẫn kỹ thuật là văn bản quan trọng được nêu rõ trong Hợp đồng, cùng với bất kỳ bổ sung hoặc sửa đổi nào liên quan Văn bản này sẽ xác định rõ các khía cạnh chủ yếu của công trình, đảm bảo sự rõ ràng và chính xác trong quá trình thực hiện dự án.
"Bản vẽ" đề cập đến bản vẽ công trình được quy định trong Hợp đồng, bao gồm cả các bản vẽ bổ sung hoặc sửa đổi do Chủ đầu tư phát hành hoặc thay mặt cho Chủ đầu tư, phù hợp với các điều khoản của Hợp đồng.
Bản danh mục là văn bản do Nhà thầu hoàn thành và đệ trình kèm theo Thư dự thầu, được quy định trong Hợp đồng Văn bản này có thể bao gồm Bảng tiên lượng, dữ liệu, cùng với danh sách và biểu các tỷ giá và/hoặc giá.
Hồ sơ dự thầu bao gồm Thư dự thầu và các tài liệu liên quan mà Nhà thầu nộp kèm theo Thư dự thầu, tất cả được quy định trong Hợp đồng.
"Bảng tiên lượng," "Bản kê ngày công," và "Bảng tiền tệ thanh toán" là những văn bản được xác định và bao gồm trong Bản danh mục, nếu có.
1.1.1.10 “Dữ kiện hợp đồng”: Là những trang do Chủ đầu tư hoàn thiện có tiêu đề Dữ kiện Hợp đồng, hình thành phần A của các Điều kiện cụ thể
1.1.2 Các Bên và các cá nhân
1.1.2.1 “Bên” là Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu như ngữ cảnh yêu cầu
1.1.2.2 “Chủ đầu tư” là người được gọi là Chủ đầu tư trong Tài liệu Hợp đồng và những người tiếp tục hợp pháp theo chức danh này
Nhà thầu là cá nhân hoặc tổ chức được Chủ đầu tư chấp nhận trong Thư dự thầu, và bao gồm cả những người kế tục hợp pháp theo chức danh này.
1.1.2.4 “Nhà tư vấn” là người được Chủ đầu tư chỉ định là Nhà tư vấn nhằm thực hiện mục đích của
Hợp đồng được xác định trong Tài liệu Hợp đồng, hoặc do Chủ đầu tư chỉ định cho Nhà thầu theo từng thời gian, theo quy định tại Khoản 3.4 về việc Thay thế Nhà tư vấn.
Đại diện Nhà thầu là cá nhân được chỉ định trong Hợp đồng hoặc có thể được Nhà thầu chỉ định theo Khoản 4.3 [Đại diện Nhà thầu], có nhiệm vụ hành động thay mặt Nhà thầu trong các giao dịch và quyết định liên quan.
Nhân lực Chủ đầu tư bao gồm Nhà tư vấn (kỹ sư) và các trợ lý được đề cập trong Khoản 3.2 [Uỷ quyền của Nhà tư vấn], cùng với tất cả nhân viên, người lao động khác và những cá nhân làm việc khác liên quan đến dự án.
Nhà tư vấn và của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn thông báo cho Nhà thầu là nhân lực Chủ đầu tư
Nhân lực Nhà thầu đại diện cho Nhà thầu và bao gồm tất cả nhân viên, người lao động, cũng như các cá nhân khác từ Nhà thầu và các Nhà thầu phụ, cùng với bất kỳ nhân lực nào hỗ trợ Nhà thầu trong quá trình thi công công trình.
Nhà thầu phụ là cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định trong Hợp đồng để thực hiện một phần công việc, bao gồm cả những người kế tục hợp pháp theo chức danh của họ.