Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phương pháp nhận biết các chất vô cơ
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi tôi bước vào lớp học là bắt gặp những ánh mắt lo sợ và những tiếng khe khẽ cất lên “ lại giờ hoá”, “sao môn Hoá khó quá cô ơi” Không phải tại tôi là giáo viên “khét tiếng” vì hung dữ, không phải vì tôi là giáo viên luôn gây áp lực của học sinh Mà bởi vì các em sợ môn Hoá, khó khăn khi học môn Hoá, sợ kiểm tra bài cũ mà không biết cách làm bài tập cũng bởi vì môn hoá khó. Môn Hoá “khó” thì đi đâu tôi cũng nghe, nghiên cứu đề tài nào của giáo viên cũng thấy chữ “khó” là đi đầu tiên Đã có rất nhiều giáo viên trăn trở, suy nghĩ viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm cho môn Hoá bớt khó Tôi cũng vậy là giáo viên dạy Hoá mà khi nhìn các em nhăn mặt ngao ngán với môn Hoá tôi cũng trăn trở vô cùng Trong đầu tôi luôn đặt ra câu hỏi: “ làm sao để các em học sinh hiểu Hoá dễ hơn, yêu Hoá nhiều hơn và thực sự giỏi Hoá hơn”.
Với môn Hoá đặc thù là giờ học trên lớp học toàn là lý thuyết nhưng khi kiểm tra định kỳ hay bất cứ cuộc thi nào thì đa số là bài tập Vậy thời gian đâu mà giáo viên có thể truyền thụ cho học sinh phương pháp giải bài tập? Giáo viên chúng tôi phải tranh thủ hết sức trong một thời gian ngắn: 1 tiết luyện tập, 10 phút củng cố …để dạy học sinh biết phương pháp giải bài tập Vậy đòi hỏi giáo viên phải hệ thống kiến thức đầy đủ, phương pháp giải nhanh nhất, dễ nhớ nhất để truyền đạt cho học sinh
Với những lý do trên đủ để tôi thấy rằng tôi phải nghiên cứu từng vấn đề thật tốt và thật kỹ để làm sao học sinh dễ học nhất và dễ nhớ nhất, để khi tôi hỏi các em là: “ môn Hoá có khó không?” các em sẽ trả lời tôi rằng : “ thưa cô môn Hoá khó nhưng chúng em đã có cách học nên môn Hoá dễ”
Bài tập môn Hoá rất đa dạng và phong phú về các dạng bài tập Và tôi cũng biết rằng rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu, đã viết sang kiến kinh nghiệm về các dạng bài tập Tôi nghĩ rằng đề tài của tôi cũng không mới mẻ, sẽ có nhiều giáo viên đã nghiên cứu đã viết Nhưng tôi thấy rằng học sinh của mỗi trường là khác nhau, mỗi giáo viên có cách nghiên cứu khác nhau Tôi sẽ phải học hỏi của những giáo viên đi trước và kết hợp với những kinh nghiệm của mình để hoàn thành tốt hơn và áp dụng thật tốt đối với học sinh trường tôi Nên tôi sẽ vẫn viết đề tài nhỏ “ PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT CÁC CHẤT VÔ CƠ” chỉ với một mong ước giản đơn là : học trò của tôi sẽ yêu môn hoá và sẽ giỏi môn Hoá.
MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Bài tập hoá học là một trong những phần không thể thiếu trong môn hoá học. Làm bài tập giúp các em củng cố khắc sâu thêm kiến thức đồng thời rèn luyện óc tư duy của các em Bài tập phân biệt rất quan trong trong các dạng bài tập tôi nhận thấy trong sách giáo khoa, sách bài tập hầu như không có chuyên đề về nhận biết Nên mục tiêu của tôi khi làm đề tài này là hệ thống lại toàn bộ các dấu hiệu nhận biết, các hiện tượng đặc trưng của các chất khi tham gia phản ứng hoá học đồng thời hệ thống lại các chất chỉ thị các thuốc thử để dùng nhận biết các chất Khi đã hệ thống lại toàn bộ dấu hiệu phản ứng đặc trưng thì sắp xếp theo từng loại, từng hợp chất thành các bảng để khi tìm để dễ dàng tìm thấy, nhận biết và so sánh
Các dạng bài tập của bài toán nhận biết học sinh sẽ dựa vào bảng dấu hiệu, phản ứng đặc trưng để tìm ra các cách nhận biết khi đã có dạng bài tập sẽ tìm ra phương pháp giải bài toán đó nhanh nhất và khoa học nhất
- Nhiệm vụ của đề tài:
Khảo sát các bài tập lên lớp của học sinh trường THCS Hoàng Hoa Thám Thực trạng và phân tích thực trạng Đánh gia rút kinh nghiệm Đề ra các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả làm bài tập nhận biết của học sinh
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các dấu hiệu nhận biết các chât vô cơ và các phương pháp giải các dạng bài tập nhận biết.
GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để học sinh học giỏi phần nhận biết môn Hoá hơn tôi chọn đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi học sinh khối 8, 9 trường THCS Nguyễn Lân _ QuậnThanh Xuân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm
Phương pháp quan sát thực tế: quan sát các cách làm phân biệt của học sinh
Phương pháp hỏi đáp: trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài
Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Bài toán về nhận biết các chất là phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để nhận biết nghĩa là phản ứng mà dùng để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan con người có thể cảm nhận và cảm thụ được Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan; kết tủa; mất màu; tạo màu hay đổi màu Dùng mũi để nhận biết các mùi vị đặc trưng như
NH3 có mùi khai; SO2: sốc; H2S mùi trứng thối Tuyệt đối không dùng phản ứng không đặc trưng Vậy đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết về tính chất hoá học và biết phản ứng nào là đặc trưng từ đó vận dụng làm bài tập Nhưng để nhớ được tính chất hoá học đặc trưng của vô số chất thì quả là khó khăn.
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, uỷ ban nhân dân, sự hỗ trợ nhiệt tình các ban ngành đoàn thể địa phương Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Xuân Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn hoá học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học
Chương trình Sách giáo khoa hoá học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học cho học sinh Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc cha mẹ học sinh tích cực phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. -Khó khăn: Đối với học sinh trung học cơ sở thì chương trình học nặng về cả số môn học và với cả lượng kiến thức khổng lồ Môn Hoá học cũng thế kiến thức nhiều mà đòi hỏi các em phải học nhớ rất kỹ thì mới có thể làm bất cứ dạng bài tập nào
Phòng thiết bị tuy đã có, nhưng số lượng hoá chất và dụng cụ hiện tại chưa đủ nên không thể chia nhiều nhóm cho học sinh trực tiếp quan sát và làm thí nghiệm qua đó giúp học sinh dễ nhớ và tiếp thu kiến thức hơn Mà chỉ học lý thuyết khiến các em khó nhớ hơn
- Tâm lý chung của mọi người trong đó có Cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, kết quả học tập không quan trọng lắm, vì chưa chú ý động viên con em tích cực học tập. b Thành công – hạn chế
Thành công: Đa số các em vẫn thích học môn Hoá và cố gắng chăm học môn hoá Học sinh vẫn nhớ được các dấu hiệu nhận biết 1 số chất cơ bản.
Hạn chế: Nhiều học sinh không thể phân biệt được các dạng bài tập và không nhớ nổi các phương pháp giải bài toán Học sinh thường học rất kém môn hoá đặc biệt phần nhận biết do lười học. c Mặt mạnh – mặt yếu
Mặt mạnh: Các em học sinh đa số đều chăm ngoan và có ý thức học tập. Luôn chịu khó học bài cũ, làm bài tập hoá học và đọc trước bài mới một số em còn tham khảo nhiều loại sách và rèn luyện làm bài tập.
Mặt yếu: Các em chưa biết cách học tập hiệu quả, học tập máy móc không tự tìm hiểu nghiên cứu tìm tòi sáng tạo
Học sinh không thể nhớ nổi các phản ứng đặc trưng của vô số chất d Các nguyên nhân , các yếu tố tác động
- Lượng kiến thức môn hoá 8,9 là quá nhiều, thời gian dạy trên lớp đều là dạy lý thuyết, hầu như không có tiết luyện tập làm bài tập
- Hoàn cảnh gia đình một số học sinh còn khó khăn, cha mẹ chưa quan tâm đến việc học hành của con
- Ý thức học tập các em chưa cao
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hoá chất và dụng cụ hiện không đủ
GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Đưa ra được các phương pháp giải bài tập nhận biết truyền đạt tới học sinh để khi học sinh gặp bất kỳ bài tập phân biệt nào cũng biết nhận dạng và nhớ phản ứng đặc trưng của các chất để làm b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trước tiên phải dạy cho các em biết về : Phương pháp trình bày một lời giải về nhận biết
* Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ thuộc yêu cầu đề bài yêu cầu: Thuốc thử tuỳ chọn, hay hạn chế, hay không dùng thuốc thử bên ngoài, ).
* Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng) rút ra kết luận đã nhận được hoá chất nào.
* Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Ta thấy rằng bước 2 là quan trong nhất học sinh phải xác định được phải dùng thuốc thử nào, cách làm nào để phân biệt được Muốn vậy các em phải nắm rõ phản ứng đặc trưng mà các em có thể tìm hiểu qua các bảng mà tôi cung cấp sau:
► MỘT SỐ THUỐC THỬ DÀNH CHO HỢP CHẤT VÔ CƠ
BẢNG 1 TRẠNG THÁI, MÀU SẮC CỦA CÁC ĐƠN CHẤT VÀ
Chất Trạng thái, màu sắc
H2S Khí không màu mùi trứng thối
SO2 Khí không màu, mùi hắc
SO3 Lỏng, không màu, sôi ở 45 o
Br2 Lỏng nâu đỏ hay vàng nâu
I2 Tím, rắn, có hiện tượng thăng hoa
AgI Kết tủa vàng đậm
C Rắn đen ở nhiều dạng hình thù
Fe(OH)2 Rắn trắng xanh hay xanh rêu
Fe(OH)3 Rắn màu nâu đỏ
Cu2O Rắn da cam hay đỏ
Xanh muối ngậm nước của
AgBr Kết tủa vàng nhạt
Tóm tắt một số màu giống nhau:
Trắng: AgCl, BaSO4, PbCl2, NaHCO3, CaCO3, Đen: CuS ,FeS ,Fe2S3 ,Ag2S ,PbS ,HgS
BẢNG 2 MỘT SỐ MUỐI KHI ĐỐT THÌ CHÁY VỚI CÁC NGỌN LỬA
Na+ Ngọn lửa màu vàng
Ca 2+ Ngọn lửa màu cam
Li Ngọn lửa màu lửa đỏ
Cs Ngọn lửa màu xanh da trời
Ba 2+ Ngọn lửa màu lục vàng
BẢNG 3.NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
Khí Thuốc thử và hiện tượng Giải thích
1.SO2 -Nước brom: làm mất màu nước brôm
- DD KMnO4: Làm mất màu tím
-Dung dịch H2S: Tạo bột màu vàng
- Dung dịch I2: Nhạt màu vàng của dung dịch I2
- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
2.Cl2 - màu vàng lục, mùi sốc
- làm quì tím ẩm mất màu
- Dung dịch KI: Làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
- làm mất màu dung dịch brom
Cl2 + H2O → HCl + HClO (có tính tẩy màu)
I2 sau khi sinh ra thì làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột 2Cl2 + Br2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
3.N2 Que diêm đang cháy dở: que diêm tắt
Nitơ không duy trì sự cháy
Dung dịch phenolphtalein từ không màu thành màu tím hồng
- Quỳ tím: Làm xanh giấy quỳ tím
- Giấy tẩm dung dịch HCl: Có khói trắng xuất hiện
- Dung dịch muối Fe 2+ : Tạo dung dịch có màu trắng xanh do
NH3 bị dung dịch muối Fe 2+ hấp thụ
-dd amoniac làm CuO (đen) chuyển thành Cu (đỏ)
- dd amoniac có thể hòa tan
NH3 + HCl → NH4Cl (tinh thể muối)
2NH3 + Fe 2+ + 2H2 O → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NH 2+
4NH3 + Cu(OH)2 →[Cu(NH3)4](OH)2
4NH3 + ZnSO4 → [Zn(NH3)4]SO4
2NH3 + AgCl → [Ag(NH3)2]Cl
Cu(OH)2, Zn(OH)2, AgCl
(tạo phức với hirđoxit hoặc muối của Cu, Zn, Ag)
- sục vào dd FeSO4 20% thì thu được dd màu đỏ thẩm
- Khí O2: Hóa nâu khi gặp O2
NO + FeSO4 (20%) → Fe(NO)(SO4)
2NO + O2 → 2NO2 ↑ (màu nâu) 6.NO2 - Hòa tan kim loại hoặc làm quì tím hóa đỏ trong nước khi sục
- Làm quì tím ẩm hóa đỏ
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)3 + 2NO + 4H2O
3NO2 + H2O -> 2HNO3 + NO 7.CO2 - Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
- đưa que diêm đỏ vào thì que diêm tắt
8.CO - Làm CuO (đen) thành Cu (đỏ)
Làm vẩn đục dung dịch PbCl2
- làm quì tím ẩm hóa đỏ
- Giấy tẩm Pb(NO3)2: Làm đen giấy tẩm
-Kết tủa đen với dd Cu(NO)3
- tạo kết tủa vàng với HNO3 (loãng)
- Tạo bột màu vàng với dung dịch SO2
- làm mất màu dung dịch Br2 hoặc KMnO4
10.O3 - Dung dịch KI: Làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
11.H2 - Cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt kèm theo tiếng nổ nhỏ
Cho sản phẩm đi qua CuSO4 rắn khan không màu chuyển thành màu xanh
- Chuyển CuO (đen) thành Cu
(đỏ) 12.SO3 - Tạo kết tủa với dung dịch
- Làm quì tím ảm hóa đỏ
13.Br2 - Chất lỏng màu nâu đỏ
- Bị nhạt màu bởi Cl2, SO2, H2S
14.F2 - Chất khí màu lục nhạt
- Tác dụng với dd NaOH
- Nước khi đun nóng sẽ bốc cháy trong flo, giải phóng oxi.
+ OF2 là chất khí không màu, có mùi đặc biệt, rất độc Là chất oxi hóa mạnh, tác dụng hầu hết với các kim loại và phi kim tạo thành oxit và florua.
(làm Cu đỏ → CuO đen)
OF2 + P → P2O5 + PF5 (chất rắn sau phản ứng + H2O → dd làm quì tím hoá đỏ)
15.O2 Làm Cu đỏ hoá đen
Làm que đóm bùng cháy
- Hơi nước làm cho CuSO4
(khan, màu trắng) chuyển sang màu xanh
CuSO4 + nH2O → CuSO4.nH2O (màu xanh)
- làm quì tím ẩm hóa đỏ
- tạo kết tủa với AgNO3, Pb(NO3)2
- tạo khói trắng với NH3
NH3 + HCl đặc → NH4Cl (khói trắng tinh thể)
BẢNG 4.MỘT SỐ PHI KIM
- cacbon là chất rắn màu đen (trừ kim cương)
- đốt cháy tạo khí làm đục nước vôi trong
- tan trong các axit mạnh như H2-
SO4đn, HNO3 (đặc tạo khí làm đục nước vôi trong
- Photpho có 2 loại: photpho đỏ và photpho trắng
- Đốt cháy tạo ra P2O5 tan trong nước thành dd làm đỏ quì tím
- tan trong các axit mạnh như H2-
I2 (iot) - iot là chất rắn màu tím nhạt
- khi đun nóng, iốt thăng hoa tạo hơi màu tím
- Iot tạo thành với hồ tinh bột một chất có màu xanh
BẢNG 5 MỘT SỐ KIM LOẠI
+ đốt cháy, quan sát màu ngọn lửa
K: Ngọn lửa màu tím Ba: Ngọn lửa màu lục
Na : Ngọn lửa màu vàng
+ đốt cháy, quan sát màu ngọn lửa
Cháy với ngọ lửa màu đỏ
+ HNO3 (đặc nguội), CuO để phân biệt Al với Zn và Cr
→ Al không tan, Zn tan → NO2↑ có màu nâu
Zn + 4HNO3 -> Zn(NO3)2 + 2NO2
→ Al làm CuO (đen) thành Cu (đỏ) đây là phản ứng nhiệt nhôm
+ dd HCl → tan + H2 + riêng Pb có ↓ PbCl2 trắng
→ tan + dd xanh + NO2 ↑ màu nâu
Cu + HNO3 ->Cu(NO3)2 +2NO2 +H2O
→ tan + dd xanh + ↓ trắng bạc bám lên
Cu + AgNO3 -> Cu(NO3)2 + Ag
Ag + HNO3, sau đó cho NaCl vào dung dịch
Ag + 2HNO3 -> AgNO3 + NO2 + H2O AgNO3 + NaCl -> AgCl + NaNO3
Au + HNO3Đặc, HCl đặc tỉ lệ mol
→ tan + NO↑ hóa nâu ngoài không khí
+ H2O Tan , dung dịch làm xanh giấy quì
→ tan, dd đục, làm xanh quì tím
CaO + H2O + Na2CO3 -> CaCO3 + 2NaOH
P2O5 + H2O → tan, dd làm đỏ quì tím
SiO2 Dd HF → tan tạo SiF4
Al2O3 Tan trong cả axit và kiềm Al2O3 + 6HCl -> 2AlCl3 + 3 H2O
CuO + dd axit HCl, HNO3, H2SO4 loãng
Tạo dd màu xanh CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O
Ag2O Dd HCl đun nóng → AgCl ↓ trắng
Ag2O + 2HCl -> AgCl2 + H2O MnO2 + dd HCl đun nóng → Cl2 ↑ màu vàng lục
BẢNG 7 CÁC DUNG DỊCH MUỐI ( NHẬN BIẾT GỐC AXIT)
→ Br2 lỏng màu đỏ nâu
→ AgBr↓ vàng nhạt I- + Br2, Cl2 + hồ tinh bột
S 2- + Cd(NO3)2, Pb(NO3)2 → CdS↓ vàng, PbS↓ đen
SO4 2- + dd BaCl2 , Ba( NO3)2 Kết tủa màu trắng
SO3 2- + dd axit mạnh H2SO4, HCl,
→ SO2 mùi hắc, làm mất màu dung dịch Brom
→ CO2 ↑ làm đục nước vôi trong
+ dd AgNO3 → Ag3PO4↓ vàng
+ H2SO4 đặc + Cu Khí màu nâu bay ra : NO2 dung dịch có màu xanh lam
+ H2SO4 (loãng), t 0 → tạo khí NO, hóa nâu ngoài không khí (NO2)
+ dd axit mạnh → H2SiO3↓ trắng keo
+ dd axit → CO2, SO2 (mùi hắc), làm đục nước vôi.
+ dd Ba(OH)2, Ca(OH)2
→ Al(OH)3↓ sau đó tan dần
BẢNG 8 NHẬN BIẾT KIM LOẠI TRONG MUỐI
+ đốt cháy, quan sát màu ngọn lửa
→ Na+ cháy với ngọn lửa màu vàng
→ K+ cháy với ngọn lửa màu tím
→ Rb+ cháy với ngọn lửa màu đỏ huyết
→ Cs+ cháy với ngọn lửa màu xanh da trời
→ Ba 2+ cháy với ngọn lửa màu lục (hơi vàng)
→ Ca 2+ cháy với ngọn lủa màu đỏ da cam
→ dd mất màu tím và hơi ngã sang màu vàng nhạt
+ dd chứa ion SCN- (thioxianat)
→ tạo dd màu đỏ máu
- Al 3+ + dd OH - đến dư → Al(OH)3↓ trắng keo sau đó tan
- Ca 2+ + dd Na2CO3 Tạo kết tủa trắng
- Pb 2+ Dd Na2S hoặc dd H2S PbS↓ đen, PbCl2 ↓ trắng
- Cr 3+ + dd OH- → tạo kết tủa sau đó tan dần
+ dd Br2 (Cl2, H2O2) và OH- → dd chuyển sang màu vàng cam
2Cr 3+ + 16OH - + 3Br2 → 2CrO4 2- +6Br - + 8H2O
Zn 2+ + dd OH- đến dư Kết tủa màu trắng sau đó tan trong dd
Cd 2+ Dùng S 2- Kết tủa màu vàng
Hg 2+ Dùng I - Kết tủa màu đỏ
Ag + Dùng AgCl Kết tủa màu trắng
Sr 2+ Dùng gốc SO4 2- như H2SO4,
BẢNG 9 MỘT SỐ THUỐC THỬ THÔNG DỤNG
Thuốc thử Dùng để nhận biết Hiện tượng
1 - Quì tím - axit, muối tạo bởi gốc axit mạnh và cation của bazơ yếu
- dd bazơ, muối tạo bởi gốc axit yếu và cation của bazơ mạnh
- dd bazơ, muối tạo bởi gốc axit yếu và cation của bazơ mạnh, pH ≥ 8,3
- các kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba)
- các oxit KL mạnh (Na2O, K2O, CaO, BaO)
- tan tạo H2↑, riêng Ca còn tạo dd Ca(OH)2 màu đục
- tan tạo dd làm hồng phenolph- talein, riêng CaO tạo dd đục
- tan tạo dd làm đỏ quì tím
- tan + C2H2 (ax- etilen) bay lên
- kim loại Al, Zn, Cr, Pb (lưỡng tính)
- Al2O3, ZnO, PbO, Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2
- muối CO3 2-, SO3 2-, sunfua của KL đứng trước Pb
- hầu hết các KL (-Au, Pt)
- Fe, FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, FeCO3, CuS, Cu2S
- hợp chất có gốc SO 2- 4
- hợp chất có gốc Cl-, I-, Br- tan
- hợp chất có gốc S 2- tan
- hợp chất có gốc S 2- , I- tan
- hợp chất có gốc I- tan
- tạo AgCl↓ trắng, AgI↓ vàng đậm, AgBr↓ vàng nhạt
- HgI2↓ đỏ CHÚ Ý KHI DÙNG QUỲ TÍM PHÂN BIỆT MUỐI
Kim loại M với gốc axit X
+Quỳ đổi màu xanh nếu: M là kim loại mạnh nằm ở nhóm I A thuộc nhóm kim loại kiềm của bảng tuần hoàn: Li ; Na ; K ; Rb ; Cs ; Fr (trừ H) cách học : " lâu nay không rảnh ĐI coi phố" hoặc nhóm II A là nhóm kim loại kiềm thổ: Be ; Mg
; Ca ; Sr ; Ba ; Ra cách học : " Bởi mãi còn say CHIẾM bảng rồng" gắn với nhóm axit yếu như SO3, CO3,
+Quỳ hoá đỏ nếu ngược lại: M là kim loại hoạt động yếu không phải các kim loại ở phía trên gắn vơi X gốc axit mạnh như : Cl ; Br ; I ; SO4 ; NO3 + Quỳ không đổi màu : X là kim loại mạnh gắn với axit mạnh! CHÚ Ý : Các kim loại kìêm thổ nhóm II A chỉ có 1 số là được phù hợp với quỳ hoá xanh
- Giáo viên cho các em tiếp xúc với các bài tập nhận biết qua các bài tập mẫu.
Tôi nhận thấy rằng sau khi đưa ra các dạng làm hướng dẫn các bước hoàn chỉnh của một bài phân biệt tôi sử dụng bản đồ tư duy thấy rằng các em có thể tiếp thu rất nhanh.
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT
DẠNG 1: NHẬN BIẾT BẰNG THUỐC THỬ TỰ CHỌN
Phương pháp làm bài tập dạng này là ta có thể dùng bất cứ chất nào là phản ứng đặc trưng của chất để làm thuốc thử Không giới hạn thuốc thử
Câu1: Nêu cách phân biệt CaO, Na2O, MgO, P2O5, đều là chất bột trắng.
Bài làm: Cách trình bày của một bài nhận biết như sau:
+ Bước 1: Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
+ Bước 2: Cho cả 4 mẫu hoà tan vào nước
- Thấy mẫu nào không tan là: MgO, mẫu nào ít tan tạo dd đục là CaO
Cho quỳ tím vào 2 dd trong suốt thấy quỳ tím hoá xanh là NaOH, hoá đỏ là H3PO4
*** Khi học sinh đã biết các bước làm thì chỉ cần trình bày qua sơ đồ ( hay gọi là bản đồ tư duy)
Hướng dẫn cho học sinh :
MgO Na2O, P2O5, CaO ít tan dd đục
Na2O xanh hoá hoá đỏ P2O5
Câu 2: Phân biệt 4 chất lỏng HCl, H2SO4, HNO3, H2O
Không đổi màu Hoá đỏ
H2SO4 : Kết tủa Không hiện tượng HNO3, HCl
HNO3: Không hiện tượng ↓trắng: HCl Phương trình: H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl
Câu 3: Bằng phương pháp hoá học làm thế nào để nhận ra sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp gồm: CO, CO2, SO2, SO3
CuO ( đen) + CO -> Cu ( đỏ) + CO2
Câu 4: Có 5 chất bột : Cu, Al, Fe, S, Ag Hãy phân biết chúng bằng phương pháp hoá học
Rắn màu đen: cu Phương trình: Al + NaOH + 2H2O -> 2NaAlO2 + H2
Câu 5: Có 8 dung dịch chứa : NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4 Hãy nêu các thuốc thử và trình bày phương án phân biệt
NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4.
Kết tủa Không kết tủa
Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4 NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2,
Na2SO4 ↓xanh CuSO4 NaNO3 ↓xanh Cu(NO3)2
↓ trắng xanh -> nâu đỏ ↓ trắng xanh -> nâu đỏ
Phương trình: SO4 2- + Ba 2+ -> BaSO4
MgSO4 + NaOH -> Mg(OH)2 + Na2SO4
CuSO4 + NaOH -> Cu(OH)2 + Na2SO4
FeSO4 + NaOH -> Fe(OH)2 + Na2SO4
Fe(OH)2 + O2 + 2 H2O -> 4Fe(OH)3 ↓nâu đỏ Mg(NO3)2 +2 NaOH -> Mg(OH)2 + 2 NaNO3
Cu(NO3)2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + 2NaNO3
Fe(NO3)2 +2 NaOH -> Fe(OH)2 + 2NaNO3
Câu 6: Có 4 ống nghiệm mỗi ống chứa 1 dd muối ( không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonnat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb a Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào b Nêu phương pháp nhận biết mỗi ống nghiệm đó
Hướng dẫn: a Theo tính tan của các muối thì 4 dung dịch muối là BaCl2, Pb(NO3)2, MgSO4, K2CO3
Vì: gốc axit CO3 đều tạo kết tủa với Ba, Pb, Mg -> dd K2CO3
Kim loại Pb đều tạo kết tủa với gốc SO4, Cl -> dd Pb(NO3)2
Bari tạo kết tủa với SO4 -> dd BaCl2 b.
BaCl2, Pb(NO3)2, MgSO4, K2CO3
Pb(NO3)2 MgSO4, K2CO3, BaCl2
Na2S + Pb(NO3)2 -> PbS + 2NaNO3
2NaOH + MgSO4 -> Mg(OH)2 + Na2SO4
DẠNG 2: NHẬN BIẾT CHỈ BẰNG THUỐC THỬ QUY ĐỊNH Đối với dạng này, nếu đề bài không yêu cầu sử dụng thuốc thử cho trước thì ta chọn thuốc thử sao cho có thể phân biệt (nhận biết) được nhiều chất nhất nếu đề bài yêu cầu thuốc thử thì ta sử dụng thuốc thử đó trước.
Khi đã sử dụng hết lượng thuốc thử cho phép ta sử dụng chất vừa nhận được hoặc sản phẩm của chất sau phản ứng nào đó làm thuốc thử để phân biệt các chất còn lại.
Câu 1: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau chỉ bằng dung dịch phenolph- thalein a 5 dung dịch: Na2SO4, H2SO4, MgCl2, BaCl2, NaOH b 5 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl
Hướng dẫn: a Na2SO4, H2SO4, MgCl2, BaCl2, NaOH
NaOH H2SO4, MgCl2, BaCl2, Na2SO4
BaCl2, Na2SO4 Mất màu:
H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2H2O MgCl2 + 2NaOH -> Mg(OH)2 -> 2NaCl
H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl b NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl
NaOH HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl
Nhóm1:Mất màu hồng Nhóm 2: Không hiện
HCl, H2SO4 tượng NaCl, BaCl2
Lấy 1 dung dịch nhóm 1 đổ vào 2 lọ dung dịch nhóm 2: Nếu có kết tủa thì nhận đó là cặp H2SO4 + BaCl2 và cặp còn lại là NaCl và HCl
Nếu không có kết tủa thì dung dịch đã dùng nhóm 1 là HCl -> H2SO4 sẽ nhận được BaCl2 ở nhóm 2 -> còn lại là NaCl
Câu 2: Nhận biết các chất sau chỉ bằng quỳ tím a Na2SO4, NaOH, BaCl2, HCl, AgNO3, MgCl2 b NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S
Hướng dẫn cho học sinh a Na2SO4, NaOH, BaCl2, HCl, AgNO3, MgCl2
+ quỳ tím Đỏ không hiện tượng HCl, AgNO3 xanh Na2SO4, BaCl2, MgCl2
HCl AgNO3 MgCl2 Na2SO4, BaCl2
↓ trắng BaCl2 Na2SO4 b NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S
+ quỳ tím Đỏ xanh NaHSO4 Không đổi Na2CO3, Na2SO3, Na2S
Na2S mùi hắc Na2CO3
Na2S + 2NaHSO4 -> 2Na2SO4 + H2S (mùi thối)
Na2SO3 + 2NaHSO4 -> 2Na2SO4 + SO2 (mùi hắc ) + H2O
Na2CO3 + 2 NaHSO4 -> 2 Na2SO4 + CO2 (không mùi ) + H2O
Câu 3: Nhận biết các chất: MgSO4, Na2CO3 , BaCO3, NaCl chỉ bằng dung dịch HCl
MgSO4, Na2CO3 , BaCO3, NaCl
BaCO3 NaCl tan Tan tạo 2 dd có khí thoát ra
Thả lần lượt 2 chất rắn Na2CO3, BaCO3 vào 2 dung dịch vủa tạo ra nếu có kết tủa là Na2CO3
Câu 4: Nhận biết các dung dịch: HCl, HNO3, AgNO3, HgCl2, NaNO3, NaOH chỉ bằng 1 kim loại
Dùng kim loại Cu cho vào các mẫu
+ Nhận ra HNO3 -> NO ( không màu) để ngoài không khí hoá nâu
3Cu + 8HNO3 -> 3 Cu(NO3)2 + 2NO + 4 H2O 2NO + O2 -> 2 NO2 ( màu nâu)
+ Nhận ra AgNO3 và HgCl2 do tạo ra dung dịch màu xanh
Cu + 2 AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2 Ag
Cu + HgCl2 -> CuCl2 + Hg + Dùng dung dịch Cu(NO3)2 để tạo ra để nhận được NaOH do có ↓ xanh
Cu(NO3 )2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + 2NaNO3
+ Lọc kết tủa Cu(OH)2 dùng nhận ra HCl do kết tủa tan
Cu(OH)2 + 2HCl -> CuCl2 + 2H2OCòn lại NaNO3
Câu 5: Nhận biết 4 axit HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4 mà chỉ được dùng 1 hoá chất tự chọn
↑ màu nâu ↓ trắng (BaSO4, Ba3(PO4)2
Ba + 4 HNO3 -> Ba(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
DẠNG 3: NHẬN BIẾT KHÔNG CÓ THUỐC THỬ KHÁC
Với dạng bài này để phân biệt thì bắt buộc phải lấy lần lượt từng hoá chất trong đề bài cho phản ứng với nhau từng đôi một
- Kẻ bảng phản ứng và dựa vào bảng để xác định những chất đã nhận biết được
- Trong trường hợp kẻ bảng không phân biệt được hết các chất thì ta dùng chất đã nhận biết được hoặc sản phẩm của chất đó sau phản ứng nào đó làm thuốc thử
Ngoài ra ta còn có thể đun nóng các chất nếu các chất đó phân huỷ để nhận biết
Câu 1: Cho các chất sau: Ba(HCO3)2, Na2CO3, Na2SO4, NaHSO3, NaHSO4 Hãy phân biệt các chất mà không được dùng thuốc thử khác.
Ba(HCO3)2, Na2CO3, Na2SO4, NaHSO3, NaHSO4. t o vẫn đục và ↑ ↓
Ba(HCO3)2 ↑ NaHSO3 NaHSO4, Na2SO4, Na2CO3
↓ và ↑ ↓ NaHSO4 Na2SO4, Na2CO3
Ba(HCO3)2 + 2 NaHSO4 -> BaSO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2 H2O Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3
Ba(HCO3)2 + Na2CO3 -> BaCO3 + 2NaHCO3
Na2CO3 + 2NaHSO4 -> 2 Na2SO4 + CO2 + H2O
Câu 2: không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy phân biệt các dung dịch:
MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4
+ Đánh số thứ tự 5 lọ dung dịch cần nhận biết
+ Lấy mỗi lọ dung dịch một ít ra ống nghiệm đã được đánh cùng số làm mẫu thử
+ Nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của 4 dung dịch còn lại.
Sau khi hoàn tất 5 lần thí nghiệm ta được bảng sau đây:
NaOH NH4Cl BaCl2 H2SO4
Từ bảng trên ta thấy khi dùng 1 dung dịch nhở vào mẫu thử các dung dịch còn lại:
+ Nếu tạo được 1 ↓ trắng + 1 ↑ khai thì dung dịch nhở vào là NaOH, dung dịch tạo ↓Trắng là MgCl2 Mẫu thử tạo được khí mùi khai bay ra là NH4Cl
+ Còn lại 2 dung dịch là BaCl2, và H2SO4 đều cho 1 lần ↓
+ Dùng kết tủa Mg(OH)2 ( là sản phẩm thu được khi nhở NaOH vào MgCl2) cho vào 2 mẫu thử còn lại Mẫu nào hoà tan được ↓ này là H2SO4 Dung dịch còn lại là BaCl2
2 NaOH + MgCl2 -> 2NaCl + Mg(OH)2
NaOH + NH4Cl -> NaCl + NH3 + H2O
Câu 3: không dùng thêm thuốc thử khác, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng lẻ mất nhãn: NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH
Các bước làm giống câu 2 bài trên
Ta có bảng tổng kết hiện tượng
Mẫu thử NaCl H2SO4 CuSO4 BaCl2 NaOH
+ Dung dịch nhỏ vào không có hiện tượng gì với tất cả các mẫu là NaCl
+ Dung dịch nhỏ vào các mẫu tạo 1 ↓ trắng là H2SO4
+ Dung dịch nhỏ vào các mẫu tạo 1 ↓ trắng và 1 ↓ xanh là CuSO4
+ Dung dịch nhỏ vào các mẫu tạo 2 ↓ trắng là BaCl2
+ Dung dịch nhỏ vào các mẫu tạo 1 ↓ xanh là NaOH
Câu 4: Không dùng thêm thuốc thử khác, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng lẻ mất nhãn: H2O, NaCl, Na2CO3, HCl
Ta có bảng tổng kết hiện tượng sau
+ 1 lần tạo khí là nhóm 1 gồm: Na2CO3, HCl
+ Không có dầu hiệu phản ứng là nhóm 2 gồm: H2O, NaCL
Cô cạn nhóm 1 mẫu thử nào bay hơi hết là HCl, còn cặn trắng là Na2CO3
Cô cạn nhóm 2, mẩu thử nào bay hơi hết là H2O, còn cặn trắng là NaCl c Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Học sinh phải nắm vững các dấu hiệu và chất chỉ thị dùng để phân biệt
- Giáo viên phải đưa ra các phương pháp giải bài tập
- Tăng cường làm các bài tập nhận biết để học sinh nhớ phương pháp làm cũng như dấu hiệu phản ứng đặc trưng. d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ( điểm kiểm tra học kỳ I)
Lớp Lớp đối chứng Lớp Thử nghiệm
Học lực Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Từ bảng trên ta có thể rút ra kết luận với lớp thử nghiệm tỉ lệ học sinh giỏi, khá cao hơn so với lớp đối chứng ta thấy với cách dạy trên tỉ lệ học tập tốt của học sinh có chiều hướng tăng lên Bên cạnh đó thái độ học tập cũng tăng lên đáng kể rất nhiều học sinh yếu đã lên trung bình và cảm thấy yêu thích môn học.
Nói chung chất lượng và tinh thần học tập của các em ở lớp thử nghiệm đã có chuyển biến tích cực.