1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm định dự án đầu tư nước ngoài tại bộ kế hoạch và đầu tư

36 637 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 375,5 KB

Nội dung

Luận văn : Thẩm định dự án đầu tư nước ngoài tại bộ kế hoạch và đầu tư

Trang 1

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

I Lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài

1.Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1.Khái niệm và đặc điểm dự án đầu tư 1.2.Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nướcngoài.

1.2.2 Các hình thức dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.3.2 Cơ quan, đơn vị thực hiện thẩm định

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài

2.4.1.Phương pháp thẩm định 2.4.2 Lựa chọn đối tác

2.4.3.Môi trường pháp luật 2.4.4.Thông tin

2.4.5.Quy trình thực hiện thẩm định

Trang 2

2.4.6.Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

II Thực trạng giải pháp công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1 Khái quát chung về các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong thời gian qua.

1.2.Tình hình cấp giấy phép 1.2.Tình hình thực hiện dự án 1.3.Đánh giá nhận xét.

2.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩmđịnh dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ kế hoạch và đầu tư.

2.1.Giải pháp 2.2.Kiến nghị.

Trang 3

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1 Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.Khái niệm và đặc điểm dự án đầu tư.

Đầu tư là một hoạt động bỏ vốn với hy vọng thu lợi trong tương lai.Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư, đặc điểm và sự phức tạp về mặt kỹthuật, hậu quả và hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư đòi hỏi đểtiến hành một công cuộc đầu tư phải có sự chuẩn bị cẩn thận và nghiêmtúc Sự chuẩn bị này được thể hiện ở việc soạn thảo các dự án đầu tư Cónghĩa là mọi công cuộc đầu tư phải được thực hiện theo dự án thì mới đạthiệu quả mong muốn

Dự án đầu tư là một tập hợp hoạt động kinh tế đặc thù nhằm tạo nênmột mục tiêu cụ thể một cách có phương pháp trên cơ sỏ những nguồn lựcnhất định.

Một dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính:+ Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức:

- Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội dothực hiện dự án đem lại.

- Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt đượccủa việc thực hiện dự án

+ Các kết quả: là những kết quả cụ thể, có định lượng, được tạo ra từcác hoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiệnđược các mục tiêu của dự án

+ Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiệntrong dự án để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hoặc hànhđộng này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phậnthực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án

+ Các nguồn lực: về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiếnhành các hoạt động của dự án Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực nàychính là vốn đầu tư cần cho dự án

Trong 4 thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấutiến độ của dự án Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường

Trang 4

xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt được Những hoạt động nào có liênquan trực tiếp tới việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phảiđược đặc biệt quan tâm.

1.2.Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vàonước sở tại vốn hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức chủ yếu trong đầu tưquốc tế bao gồm đầu tư trực tiếp ( FDI ),đầu tư qua thị trường chứng khoán(porfolio), cho vay của các tổ chức kinh tế và các ngân hàng nước ngoài(vay thương mại ), nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ( ODA)

Do những đặc điểm và thế mạnh riêng có như ít phụ thuộc vào mốiquan hệ chính trị giữa hai bên; bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lýsản xuất kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, họ quan tâmđến hiệu quả kinh doanh, lựa chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độquản lý và tay nghề của công nhân do có quyền lợi gắn chặt với dự án Đầutư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩyquá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư Cụthể là:

+ Đối với các nước đầu tư , đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệuquả sử dụng những lợi thế sản xuất ở nơi tiếp nhận đầu tư , hạ giá thành sảnphẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng, được thịtrường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng Mặt khác, đầu tưra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chínhtrị Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ởnước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránhđược hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.

+ Đối với các nước nhận đầu tư : hiện nay có hai dòng chảy của vốnđầu tư nước ngoài Đó là dòng chảy vào các nước phát triển và dòng chảyvào các nước đang phát triển.

- Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việcgiải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát…

Trang 5

Qua FDI, các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty, doanhnghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạocông ăn việc làm cho người lao động.

FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loạithuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách , tạo ra môi trường cạnh tranhthúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cánbộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác.

- Đối với các nước đang phát triển, FDI giúp đẩy mạnh tốc độ pháttriển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêmlao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này Theothống kê của Liên hợp quốc, số người thất nghiệp và bán thất nghiệp củacác nước đang phát triển chiếm khoảng 35- 38% tổng số lao động

FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục tình trạng thiếu vốnkéo dài Nhờ vậy, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tàichính khan hiếm được giải quyết, đặc biệt là thời kỳ đầu của quá trình côngnghiệp hoá_ thời kỳ mà thông thường đòi hỏi đầu tư một tỷ lệ vốn lớn hơncác giai đoạn về sau và càng lớn hơn nhiều lần khả năng tự cung ứng từbên trong FDI là phương thức đầu tư phù hợp với các nước đang pháttriển, tránh tình trạng tích luỹ quá căng thẳng dẫn đến những méo mó vềkinh tế không đáng xảy ra.

Theo sau FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới giúp các nướcđang phát triển tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới Quá trình đưa côngnghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranhcủa các nước đang phát triển trên thị trường quốc tế.

Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế xã hội hiện đại đượcdu nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nước bắtkịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quendần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũnhững nhà doanh nghiệp giỏi.

FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hoá nướcngoài và đi kèm với nó là những hoạt động marketing được mở rộng khôngngừng Do các công ty tư bản độc quyền quốc gia đầu tư trực tiếp vào các

Trang 6

nước đang phát triển mà các nước này có thể bước vào thị trường xa lạ,thậm chí có thể xem như “ lãnh địa cấm kỵ ” đối với họ trước kia

FDI giúp tăng thu ngân sách nhà nước thông qua thu thuế các côngty nước ngoài Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trongviệc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận đầu tư , bêncạnh ưu điểm thì FDI cũng có những hạn chế nhất định Đó là:

- Nếu đầu tư vào môi trường bất ổn định về kinh tế và chính trị thìnhà đầu tư nước ngoài dễ bị mất vốn.

- Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa họcdẫn tới sự đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thácquá mức và nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ xảy ra.

1.2.2.Các hình thức dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại dự án đầu tư theo quy địnhcủa luật đầu tư nước ngoài về nội dung, hình thức đầu tư Các hình thứcđầu tư nước ngoài cơ bản là:

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh+ Doanh nghiệp liên doanh

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

+ Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao ( BOT – BTO –BT )

Trang 7

Thẩm định dự án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai trò quản lý vĩmô của nhà nước đối với các hoạt động đầu tư Nhà nước với chức năngcông quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án đầu tư

Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tếđều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước Bởi vậy trước khi raquyết định đầu tư hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhànước cần biết xem dự án đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc giahay không, nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào Việc xem xét nàygọi là thẩm định dự án

Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâucũng vẫn mang tính chủ quan của người soạn thảo Vì vậy để đảm bảo tínhkhách quan của dự án , cần thiết phải thẩm định Các nhà thẩm định thườngcó cách nhìn rộng trong việc đánh giá dự án Họ xuất phát từ lợi ích chungcủa toàn xã hội, toàn cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tế- xã hội màdự án đem lại Mặt khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ýkiến có thể mâu thuẫn, không logic, thậm chí có thể có những sơ hở gây ratranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư Thẩm định dự án là cần thiết.Nó là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầutư có hiệu quả.

Thẩm định dự án nhằm các mục đích sau đây:

- Đánh giá tính hợp lý của dự án : tính hợp lý được biểu hiện mộtcách tổng hợp ( biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểuhiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án.

- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xemxét trên hai phương diện: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội củadự án.

- Đánh giá tính khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quantrọng trong thẩm định dự án Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tínhkhả thi Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự áncó tính khả thi Nhưng tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạmvi rộng hơn của dự án ( các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lýcủa dự án ).

Trang 8

Ba mục đích trên đồng thời cũng là những yêu cầu chung đối với mọidự án đầu tư Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc thẩm định dự án còntuỳ thuộc vào chủ thể thẩm định dự án.

Các chủ đầu tư trong và ngoài nước thẩm định dự án khả thi đểđưa ra quyết định đầu tư

Các định chế tài chính (ngân hàng, tổng cục đầu tư và pháttriển…) thẩm định dự án khả thi để tài trợ hoặc cho vay vốn.

Các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước thẩm định dự án khả thiđể ra quyết định cho phép đầu tư hay cấp giấy phép đầu tư

Thẩm định dự án có ý nghĩa rất lớn, giúp bảo vệ các dự án lớn tốtkhỏi bị bác bỏ, ngăn chặn những dự án tồi, góp phần đảm bảo cho việc sửdụng có hiệu quả vốn đầu tư Cụ thể:

 Thẩm định dự án giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương ánđầu tư tốt nhất.

 Giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước đánh giá đượctính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng,lãnh thổ và của cả nước trên các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệuquả.

 Giúp cho việc xác định được những cái lợi, cái hại của dự án trêncác mặt khi đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh cólợi và hạn chế các mặt có hại.

 Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tàitrợ cho dự án đầu tư.

Giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham giađầu tư

2.2.Nội dung thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài :

Trang 9

những chi phí sẽ và phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúcdự án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ hoặc phải đạtđược nhờ thực hiện dự án Trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả về mặt tàichính để quyết định có nên đầu tư hay không Nhà nước cũng căn cứ vàođây để xem xét dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có lợi ích tài chính haykhông và dự án có an toàn về mặt tài chính hay không.

Hiện tại hóa các giá trị theo thời gian:

Phân tích đánh giá tài chính của dự án có liên quan mật thiết với mộtvấn đề là hiện tại hóa các giá trị theo thời gian, vì vậy trước khi nói tới cáctiêu chuẩn đánh giá dự án, chúng ta hãy xem xét vấn đề này

Một trong các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư là các lợi ích vàchi phí phát sinh ở các giai đoạn khác nhau Nhưng giá trị đồng tiền ở cácthời điểm khác nhau không như nhau, vì vậy cần đến một phương pháp quyđổi các giá trị đồng tiền ở các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểmđể xem xét và đánh giá Điều đó chẳng những cho phép xem xét đánh giádự án mà tạo điều kiện để so sánh lựa chọn các dự án Kỹ thuật chuyển đổigiá trị tiền tệ tại các thời điểm khác nhau về thời điểm hiện tại gọi là hiệntại hoá.

Về nguyên tắc có thể quy đổi giá trị tiền tệ tại một thời điểm về bấtkỳ một thời điểm nào Phương pháp quy đổi như sau:

Giá trị tương lai (Vt) của một lượng tiền hiện tại (V0) được xác địnhnhư sau:

Trang 10

PV vt1 + rt

t 0n

Trong đó: rt- là tỷ lệ chiết khấu của năm t.

Đối với đầu tư trong khu vực tư nhân, tỷ lệ chiết khấu áp dụng đểxác định giá trị hiện tại có thể lấy bằng lãi suất bình quân của các nguồnvốn sử dụng cho dự án

Đối với đầu tư công cộng, tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh được khảnăng sinh lợi của các nguồn vốn công Cần chú ý rằng, tỷ lệ chiết khấu ápdụng trong phân tích tài chính không thể áp dụng trong phân tích kinh tế.Tỷ lệ chiết khấu dùng trong phân tích kinh tế dự án cần phản ánh lợi íchkinh tế mà nền kinh tế phải từ bỏ (do phải đình hoãn hoặc giảm đầu tư vàtiêu dùng) để đưa các nguồn lực vào đầu tư cho dự án

Các chỉ tiêu đánh giá tài chính dự án đầu tư:

Cho đến nay người ta đã đưa ra khá nhiều các tiêu chuẩn đánh giáđầu tư, song có 4 tiêu chuẩn phổ biến và cơ bản nhất, đó là:

- Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV)- Tỷ số lợi ích - chi phí (Benefit/cost - R=B/C)- Tỷ lệ nội hoàn (Internal Rate of Return - IRR)- Thời gian hoàn vốn (Pay Back period - Tth)

Ngoài ra còn có một số các chỉ tiêu bổ sung khác như : Mức độ đảmbảo trả nợ; điểm hoà vốn và các chỉ số tài chính khác Dưới đây sẽ trìnhbày phương pháp tính toán và phân tích đánh giá theo từng chỉ tiêu.

Trang 11

+ Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí gọi là thu nhập ròng

(thuần) Giá trị hiện tại của thu nhập ròng gọi là (NPV)

Mục đích của việc tính hiện giá thu nhập ròng của một dự án là đểxác định xem việc sử dụng các nguồn lực (vốn) theo dự án đó có mang lạilợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng không? Với ý nghĩa này NPVđược xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá dự án NPV được xácđịnh theo công thức sau:

NPV Bt Ct(1 r)tt 0

r – Tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho dự án

Đánh giá dự án theo tiêu chuẩn này tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Chỉ chấp nhận các dự án có NPV > 0 với tỷ lệ chiết khấu bằng chiphí cơ hội của vốn:

- Trong giới hạn của ngân sách, trong số các dự án có thể chấp nhậnđược cần chọn những dự án cho tổng NPV max.

Với nguyên tắc này cũng có thể suy ra, cùng một khả năng về ngânsách (cho một dự án) phương án được chọn sẽ là phương án có NPV max.

- Nếu các dự án loại trừ lẫn nhau (thực hiện dự án này sẽ không thựchiện các dự án khác) thì cần phải chọn dự án có NPV max

+ Tỷ số lợi ích - chi phí (R)

Tỷ số lợi ích - chi phí được tính bằng tỉ số giá trị hiện tại thu nhậpvà giá trị hiện tại của các chi phí của dự án với tỷ lệ chiết khấu bằng chi phícơ hội của vốn Tỷ số R được tính theo công thức sau:

 

B1 r

C1 r

ttt= 0

ttt= 0

Trong đó: Bt - thu nhập của dự án năm t; Ct - Chi phí cho dự án năm

Trang 12

t; các ký hiệu khác như trên

Chỉ tiêu này thường sử dụng để xếp hạng các dự án: Các dự án có Rlớn nhất sẽ được chọn

Tuy nhiên, sử dụng tiêu chuẩn này sẽ dẫn tới sai lầm nếu như các dựán có quy mô khác nhau

+ Tỷ lệ nội hoàn (IRR)

Tỷ lệ nội hoàn (IRR) là tỷ lệ chiết khấu mà với tỷ lệ này giá trị hiệntại ròng của dự án bằng 0, đựơc tính từ hệ thức sau:

NPV Bt Ct(1 IRR)tt 0

a) Không xác định đựơc 1 tỷ lệ nội hoàn trong trường hợp biến dạngcủa đồng tiền thay đổi nhiều lần từ (-) sang (+) hoặc từ (+) sang (-) vì có rấtnhiều lời giải khi tính toán IRR

b) Sử dụng tiêu chuẩn IRR để lựa chọn dự án sẽ dẫn tới sai lầm khicác dự án là những giải pháp thay thế nhưng có những điều kiện khác nhau: Đối với dự án thay thế nhau nhưng có quy mô khác nhau:

Đối với dự án thay thế lẫn nhau nhưng thời gian tồn tại khác nhau Các dự án thay thế lẫn nhau nhưng đầu tư vào thời điểm khác nhau Tính toán xác định IRR theo công thức (9) tương đối phức tạp trongđiều kiện không sử dụng máy vi tính Để đơn giản, có thể xác định IRRtheo phương pháp gần đúng sau:

+ Thời gian hoàn vốn - Tth:

Thời gian hoàn vốn là chỉ tiêu sử dụng khá rộng rãi trong quyết địnhđầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư kinh doanh

Trang 13

Thời gian hoàn vốn ( Tth ) được xác định từ biểu thức sau:

NPV Bt Ct

(1 r)tt 0

Vấn đề lạm phát trong phân tích đánh giá dự án

Trên thực tế việc lập và đánh giá dự án thường tính theo mặt bằnggiá cả của một năm nào đó Thực ra giả thiết này đã làm sai lệch một cáchđáng kể tình trạng thực của dự án và không ít trường hợp dẫn tới những sailầm khi xem xét, đánh giá dự án

Cần phải chú ý rằng, lạm phát là vấn đề có tính chất vĩ mô do nhiềunguyên nhân khác nhau, vì vậy phân tích dự án coi lạm phát như một yếutố khách quan, bản thân các dự án không thể khắc phục được Vấn đề đặt ralà phải loại trừ ảnh hưởng của yếu tố này như thế nào khi phân tích, đánhgiá dự án.

Tác động của lạm phát đến dự án:

a) Tác động trực tiếp:

+ Đối với chi phí đầu tư: Đối với các dự án thực hiện đầu tư trongmột thời gian dài cần phải xác định nhu cầu tiền tệ trong tương lai cần choviệc thực hiện dự án Lượng tiền này tùy thuộc vào mức độ lạm phát, nếumức lạm phát càng cao thì nhu cầu tiền để thực hiện công việc trong tươnglai càng cao so với lượng tính theo giá hiện thời

Việc tăng lượng tiền do lạm phát khác với việc ước tính chi phí quácao, nó là hiện tượng bình thường, nhưng phải được tính tới khi xác địnhchi phí đầu tư và thanh toán các khoản nợ để đảm bảo nguồn tài chính chodự án.

+ ảnh hưởng đến cân đối tiền mặt

Trang 14

Khi có lạm phát phải tính lượng tiền mặt bổ sung để đủ cân đối về tàichính, lượng tiền sử dụng phải tăng lên.Lạm phát càng tăng làm tăng nhucầu tiền mặt và hiệu quả dự án càng thấp, nghĩa rằng trong điều kiện lạmphát càng giữ tiền càng bất lợi

b) Tác động gián tiếp:

+ Tác động của lạm phát đến tiền lãi.

ảnh hưởng của lạm phát đến tiền lãi trước hết là làm thay đổi lãi suấtdanh nghĩa Tổng quát lãi suất danh nghĩa i trong điều kiện lạm phát vớimức g% có thể xác định như sau:

i = r + R + (1+r+R) g Trong đó: r - lãi suất thực

R- tỷ lệ rủi ro

+ Tác động đến thuế:

Thuế được tính theo lợi nhuận chịu thuế tức là khoản thu nhập saukhi đã trừ đi tiền lãi vay Nhưng trả lãi vay không tính theo mức lạm pháthàng năm vì vậy phần thu nhập tính thuế (danh nghĩa) tăng lên và do đóthuế sẽ tăng dần lên và sau cùng sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền của dự án

Nếu xem xét trên quan điểm tổng vốn thì vấn đề này không quantrọng vì không tính tới lãi suất vay và việc tăng hay giảm thuế thì cũng chỉlà sự chuyển giao từ nhà đầu tư sang Chính phủ hoặc ngựơc lại Nếu xéttrên quan điểm chủ đầu tư thì đây là vấn đề hệ trọng vì tình trạng lạm phátlàm thay đổi dòng tiền và cuối cùng là NPV sẽ thay đổi

ảnh hưởng của lạm phát đến thuế ngoài cách thức thông qua cáckhoản thanh toán lãi vay còn thông qua khấu hao với cách thức tương tự.Khấu hao được hạch toán trên cơ sở chi phí lịch sử của các tài sản khấu haovì vậy không chịu tác động của lạm phát Trong khi đó thuế được xác địnhtrên thu nhập sau khi đã trừ khấu hao, vì vậy lạm phát sẽ làm tăng giá trịtính thuế và sau đó tăng thuế như đã nói ở trên

+ ảnh hưởng tồn kho và chi phí sản xuất

Trong điều kiện lạm phát cùng một lượng hàng hóa nhưng thời điểmnhập và xuất khác nhau được hạch toán với giá trị khác nhau Điều đó làmthay đổi thu nhập, thuế và các chỉ tiêu tài chính khác

Trang 15

Xử lý lạm phát trong phân tích tài chính của dự án.

Những vấn đề trình bày ở trên cho thấy lạm phát tác động đến tìnhhình tài chính của dự án theo nhiều mối quan hệ và theo nhiều hướng khácnhau Để xây dựng bản báo cáo tài chính của dự án phản ánh tác động củalạm phát đến giá trị tài chính thực của dự án cần thực hiện hai bước tổngquát sau:

a) ước tính các yếu tố tài chính như: thuế, nhu cầu tiền mặt, tiền trảlãi, trả gốc theo thời gian khi phát sinh nghiệp vụ tài chính đó.

b) Điều chỉnh loại trừ ảnh hưởng lạm phát để đưa các giá trị thực củacác yếu tố này vào báo cáo tài chính

Bước điều chỉnh các yếu tố trong báo cáo tài chính để loại trừ ảnhhưởng của lạm phát đựơc thực hiện theo chỉ số giá cả bằng giá của năm t sovới giá của năm cơ sở

Phân tích rủi ro

Một dự án thường tồn tại trong một thời gian dài, lợi ích và chi phí

diễn ra trong thời gian đó Lợi ích của dự án phụ thuộc vào rất nhiều cácyếu tố mà mỗi yếu tố đó ở một mức độ khác nhau đều có mức không chắcchắn nhất định (rủi ro).

Để hạn chế rủi ro của dự án cần phải có đựơc các thông tin về cácyếu tố xác định trong dự án với độ tin cậy cao Tuy nhiên điều này khó cóthể đạt được (trong giai đoạn chuẩn bị dự án) hoặc đạt đựơc với chi phí rấttốn kém cho công tác dự báo, dự đoán hoặc tìm kiếm

Có hai loại rủi ro: Rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống

- Rủi ro hệ thống là rủi ro chung, mang tính chất vĩ mô bản thân dựán không thể phân tán hoặc quản lý đựơc (lạm phát, thiên tai, chiếntranh )

- Rủi ro không hệ thống là rủi ro riêng đối với dự án, có thể phân tánvà quản lý đựơc (biến động giá đầu vào , đầu ra ).

Phân tích rủi ro nhằm giảm bớt khả năng thực hiện các dự án tồiđồng thời không loại bỏ các dự án tốt Bằng việc phân tích rủi ro người taxác định mức độ chắc chắn của các yếu tố xác định và kết quả hoạt độngcủa dự án và vì vậy sẽ có khả năng loại bớt những dự án mức rủi ro cao.

Trang 16

Phân tích rủi ro còn làm cơ sở cho việc quản lý rủi ro bằng cách phân tánchia sẻ rủi ro của dự án thông qua các yếu tố hợp đồng trong quá trình thựchiện đầu tư và vận hành dự án

2.2.2 Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực tài chính của nhà đầu tưnước ngoài và bên Việt Nam.

Về hồ sơ trình duyệt:

Đây là bước đầu tiên, cần phải kiểm tra xem hồ sơ trình duyệt đã đủchưa, các hồ sơ chứng nhận có hợp lệ không.

Nhìn chung, bộ hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép đầu tư (theo mẫu đã quy định)

- Hợp đồng liên doanh (nếu là Hợp đồng hợp tác kinh doanhhoặc doanh nghiệp liên doanh )

- Điều lệ doanh nghiệp (với doanh nghiệp liên doanh và doanhnghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài)

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của cácbên

- Giải trình kinh tế- kỹ thuật

- Các hồ sơ về công nghệ: hồ sơ xin thuê đất, báo cáo đánh giátác động môi trường , chứng chỉ quy hoạch và thiết kế sơ bộ của dự án.

Về tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư :

Đối với doanh nghiệp trong nước cần xem xét: quyết định thành lậphay thành lập lại của doanh nghiệp; cơ quan ra quyết định thành lập haythành lập lại; cơ quan cấp trên trực thuộc; chức vụ, người đại diện chínhthức; địa chỉ, điện thoại, fax.

Thành phần kinh tế khác: giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấyphép, người đại diện chính thức, chức vụ; vốn pháp định ; giấy chứng nhậnkhả năng tài chính do ngân hàng cấp; địa chỉ, điện thoại, fax.

Bên nước ngoài: việc thẩm định này là khó khăn phức tạp nhất vàngười thẩm định phải hiểu được các thông tin sau về bên nước ngoài:

- là công ty độc lập hay đại diện cho một tập đoàn, là công ty tàichính hay công ty đầu tư , quan hệ với các công ty lớn ra sao;

- mục tiêu, sở trường của họ là gì, họ đã tham gia thị trường chứng

Trang 17

khoán hay chưa, mục tiêu kinh doanh chính của họ có phù hợp với mụctiêu hợp tác đầu tư và khả năng của họ hay không;

- tư cách pháp nhân của bên nước ngoài thể hiện ở giấy phép đăng kýdo cơ quan thẩm quyền hợp hiến và hợp pháp cấp;

- lịch sử hoạt động kinh doanh của đối tác: năm thành lập, quy môhoạt động, uy tín và ảnh hưởng trên thị trường, cơ cấu tổ chức, các thànhtích đạt được, năng lực tài chính.

Về năng lực tài chính của các bên tham gia đầu tư :

Năng lực tài chính thể hiện khả năng thực hiện dự án của các nhà đầutư, đồng thời liên quan đến quyền lợi của chủ đầu tư và quyền lợi chungcủa nhà nước nên cần được thẩm tra kỹ lưỡng.

Về tình trạng tài chính:

kiểm tra giấy chứng nhận do ngân hàng mở cấp, đồng thời ngânhàng đó cũng phải là ngân hàng có năng lực ( vì luật pháp các nước trên thếgiới là khác nhau)

kết quả hoạt động tài chính của chủ đầu tư tối thiểu là hai năm gầnnhất, phản ánh doanh số, lợi nhuận, nhịp độ tăng trưởng cũng như nợ nần.Việc thẩm tra này có thể qua tiếp xúc trực tiếp , qua văn bản hoặc qua cáctổ chức kiểm toán, công ty tư vấn, công ty tài chính, ngân hàng.

2.2.3 Thẩm định lợi ích kinh tế- xã hội.

Thẩm định kinh tế-xã hội là một nội dung quan trọng của dự án Trêngóc độ người đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích quy tụ là lợi nhuận.Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhậnmột việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư Khả năng sinh lợi càng cao thìcàng hấp dẫn các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều tạo ranhững ảnh hưởng tốt đối với kinh tế-xã hội Do đó, trên giác độ quản lý vĩmô phải xem xét, đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư có những tác độnggì đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, có nghĩa là phải xemxét mặt kinh tế-xã hội của dự án, xem xét những lợi ích kinh tế-xã hội dothực hiện dự án đem lại Điều này giữ vai trò quyết định để các cấp có thẩmquyền chấp nhận cho phép đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế, các cơ

Trang 18

quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho dự án.

Lợi ích kinh tế-xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi íchmà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế vàxã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án.

Các tiêu chuẩn đánh giá:

Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tốiđa hoá phúc lợi Mục tiêu này thường thể hiện trong các chủ trương chínhsách và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước Với các nướcđang phát triển, lợi ích kinh tế-xã hội thường được đề cập là :

- Nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp quacác số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tíchluỹ vốn, mức gia tăng đầu tư, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng…

- Phân phối lại thu nhập thể hiện qua sự đóng góp của dự án vàoviệc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao đời sống của tầnglớp dân cư nghèo.

- Gia tăng số lao động có việc làm Đây là một trong những mụctiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các nước thừa laođộng, thiếu việc làm.

- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ Những nước đang phát triểnkhông chỉ nghèo mà còn là các nước nhập siêu Do đó đẩy mạnh xuất khẩu,hạn chế nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triểnkinh tế quốc dân.

Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phảnứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác

Phát triển các địa phương nghèo, các vùng xa xôi dân cư thưa thớtnhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.

Ngày đăng: 10/12/2012, 11:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w