Thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

NPV NPV

THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

    Trong quá trình triển khai, hầu hết các dự án FDI đều xin điều chỉnh giấy phép đầu tư với các nội dung như điều chỉnh mục tiêu dự án, tăng vốn, thay đổi đối tác, thay đổi chế độ ưu đãi…trong đó việc điều chỉnh tăng vốn pháp định, vốn đầu tư để mở rộng sản xuất là phổ biến. Đây là xu hướng tích cực vì chất lượng nguồn vốn này cao hơn và thực hiện nhanh hơn nhiều so với vốn đầu tư cấp mới, do các doanh nghiệp sau khi triển khai dự án thành công mới xin phép đầu tư tăng công suất, mở rộng nhà máy. Nguyên nhân dự án giải thể thời kỳ này tăng lên một mặt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều mặt kém thuận lợi, do Việt Nam có sự điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, ở đó nhấn mạnh mục tiêu hướng về xuất khẩu thay vì thay thế nhập khẩu, thay đổi chính sách thuế, tăng yêu cầu nội địa hóa… làm cho dự án hoạt động khó khăn hơn; nhưng mặt khác còn do phần lớn các dự án giải thể thời kỳ này đã được cấp giấy phép từ năm 1995 trở về trước, trong đó có những dự án ngay trong quá trình thẩm định tuy đã có những ý kiến phân vân về tính khả thi nhưng vẫn được cấp giấy phép đầu tư do những lý do khác nhau.

    Việc phân cấp uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đánh dấu một mốc quan trọng trong cải tiến công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng chuyển từ cơ chế tập trung mọi vấn đề cấp, điều chỉnh cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp vào một đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư sang cơ chế phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố và uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh nhằm xử lý tại chỗ một cách nhanh chóng và chính xác hơn các vấn đề cấp phép và quản lý các doanh nghiệp có vốn FDI. Việc phân cấp và uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đã mang đến một số tiến bộ: việc thẩm định, cấp giấy phép đầu tư phần lớn được tiến hành nhanh hơn trước đây, đảm bảo được thời gian quy định là xem xét, cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Quy chế đó quy định rừ ràng về trách nhiệm lập nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và cấp phê duyệt , nguyên tắc đàm phán các hợp đồng BOT,BTO,BT; phân định trách nhiệm của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các Bộ, ngành; trình tự và phương thức thực hiện dự án; chi phí trong việc lập nghiên cứu khả thi… Những vấn đề nờu trờn đó được quy định cụ thể, rừ ràng tại cỏc điều 12,13,14,15,16 chương III của Nghị định 62/1998/NĐ-CP.

    Từ điều 17 đến điều 23 của Nghị định đã quy định về các thủ tục đầu tư theo hợp đồng BOT,BTO,BT bao gồm những vấn đề quan trọng như: các hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư, nội dung cơ bản của giấy phép đầu tư và hợp đồng BOT,BTO,BT; thời hạn hợp đồng, việc chuyển giao các công trình BOT,BTO,BT cho nhà nước Việt Nam. Thứ tư: Những ưu đãi cao nhất: toàn bộ chương II từ điều 4 đến điều 11 của nghị định đã quy định về “các ưu đãi và bảo đảm đầu tư ” với hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT,BTO,BT như về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thời hạn miễn giảm thuế, thuế suất thuế chuyển lợi nhuận, miễn thuế nhập khẩu…. Trong thẩm định dự án, thông tin là yếu tố rất quan trọng nhưng nhiều khi công tác thẩm định thông tin chưa tốt khiến cho nhiều dự án đã được cấp giấy phép không triển khai được do phía nước ngoài không có năng lực về tài chính.

    Nguyên nhân việc số dự án bị giải thể tăng lên một mặt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều mặt kém thuận lợi , do Việt Nam có sự điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực. Nhưng mặt khác còn do phần lớn các dự án bị giải thể thời kỳ này đã được cấp giấy phép đầu tư giai đoạn từ năm 1995 trở về trước, trong đó có những dự án ngay trong quá trình thẩm định tuy đã có những ý kiến phân vân về tính khả thi (lựa chọn đối tác không phù hợp, dựa trên những dự báo không chính xác về cung cầu…) nhưng vẫn được cấp giấy phép đầu tư vì những lý do khác nhau. Hệ thống luật pháp, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nờn chưa đảm bảo tớnh rừ ràng và dự đoỏn trước được, gõy khú khăn không ít cho quá trình thẩm định dự án.

    Nhiều vướng mắc liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành như luật đất đai, quản lý ngoại hối, công nghệ môi trường, lao động, xuất nhập cảnh, pháp lệnh thi hành án…chậm được sửa đổi khiến cho nhiều khi cán bộ thẩm định khụng cú được những cơ sở rừ ràng và cập nhật để tiến hành thẩm định. Một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương có xu hướng xiết lại, thêm quy trình dẫn đến tình trạng “trên thoáng dưới chặt”, một số chính sách mới của Chính phủ chậm được đưa vào cuộc sống hoặc không được cơ quan cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh làm giảm lòng tin của cộng đồng đầu tư nước ngoài. Thi hành chế độ một cửa có hiệu lực, điều chỉnh hệ thống giá cả có liên quan nhằm giảm chi phí cho nhà đầu tư , chú trọng đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định dự án.