1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến kinh tế hộ gia đ ình tại TP hồ chí minh

32 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh
Tác giả Phan Thị Ngọc Trân, Trần Hồng Ngân, Hoàng Đình Thức, Phạm Hữu Thế, Nguyễn Thành Lợi, Phạm Anh Tuấn
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thanh Như Thúy
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 610,93 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. M ĐẦU (4)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (4)
    • 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài (5)
    • 1.3. Phương pháp nghiên c u (5)
  • PHẦN 2. N I DUNG (6)
    • 2.1. THỰC TR NG N N KINH T - XÃ H I VIỆT NAM TRƯỚC Đ I (6)
      • 2.1.1. Xã hội (6)
      • 2.1.2. Hộ gia đ nh, dân cư (10)
    • 2.2. THỰC TR NG N N KINH T VIỆT NAM TRONG Đ I D CH COVID-19 (14)
      • 2.2.1. Nền Kinh t Trong nước (14)
      • 2.2.2. Nền kinh t Hộ gia đ nh (17)
    • 2.3. GI I PHÁP V KINH T CHO H GIA TRONG MÙA D CH COVID-19 (22)
      • 2.3.1. Nh nước – chính phủ (22)
      • 2.3.2. Xã hội (24)
      • 2.3.3. Cá nhân và hộ gia đ nh (25)
      • 2.3.4. Tổng k t (28)
  • PHẦN 3: K T LU N (29)

Nội dung

M ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Đại dịch COVID-19 đã và đang có tác động rất lớn đến nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng, với số ca nhiễm và tử vong ngày càng tăng cao cùng với đó là các biến chủng ngày càng nguy hiểm của Covid-19 Riêng ở Việt Nam đã phải trải qua 3 làn sóng dịch và hiện tại là làn sóng dịch lần thứ tư Covid-19 không chỉ đem lại những tổn thất về kinh tế mà còn tổn thất đến con người Trong đó, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt trong đời sống cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân vì đã lan rộng ra hầu hết các tỉnh, thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương,… những nơi tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn có vai trò đóng góp rất nhiều cho việc phát triển kinh tế Sự bùng phát và lây lan vẫn chưa rõ hồi kết của đại dịch Covid-19 đã và đang khiến cho nền kinh tế thế giới phải đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển với sự chỉ đạo của Chính Phủ trong bối cảnh bình thường mới đã thành công bước đầu Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, những hậu quả về kinh tế để lại vẫn luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những hộ gia đình tại TP.Hồ Chí Minh Đây được xem như là nơi tập trung hầu hết các công nhân từ các tỉnh khác và họ là những người đang chịu ảnh hưởng trực tiếp về tác động của đại dịch như việc bị kẹt trong vùng dịch không trở về quê được và phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, cùng với đó là nhu cầu về sinh hoạt cũng như tiền trọ cho thấy rõ vấn đề họ đã mất cân bằng về kinh tế và thậm chí là mất khả năng kinh tế Nhận thấy tính cấp thiết về những ảnh hưởng của Covid-19 đến tình hình kinh tế của người lao động và cũng như các hộ gia đình tại vùng dịch, vì thế chúng ta sẽ đi vào phân tích và nhận định với mục đích làm rõ và đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên và cũng vì thế “ Ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đến kinh tế hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh“ đã được nhóm lựa chọn làm chủ đề chính của đề tài.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Đề tài “Ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến kinh tế hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh“ với mục tiêu đi đầu là giúp người đọc có thể nhận thức rõ hơn những ảnh hưởng cơ bản của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và cụ thể ở đây chính là đối với các hộ gia đình, người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Đề tài sẽ tập trung vào phân tích dựa trên tình hình thực tiễn về sự tác động của đại dịch Covid -19 đến kinh tế, xã hội hiện nay Nêu rõ được những vấn đề còn tồn đọng với kinh tế của các hộ gia đình, người dân trong mùa dịch cùng với các mặt còn hạn chế, xác định rõ mục tiêu và từ đó đưa ra được các phương pháp giải quyết mang tính cấp bách cũng như lâu dài cho hiện tại và cả tương lai đối với vấn đề nêu trên Góp phần thúc đẩy một cách nhanh chóng công cuộc đưa đất nước trở lại trạng thái “ bình thường mới “, hạn chế một cách tối đa được những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến vấn đề kinh tế của người dân cũng như hộ gia đình tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên c u

Trong đề tài này, nhóm chúng em sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng các phương pháp thu thập thông tin và tổng hợp kiến thức thông qua các bài báo, mạng xã hội, Internet,…

Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát để thu thập thông tin về tình hình cuộc sống của người dân và tình trạng kinh tế của các hộ gia đình trong đại dịch Covid-19 xung quanh bản thân Từ đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát, khách quan nhất về vấn đề và sẽ có nhiều cơ sở cho việc tiếp cận và giải quyết vấn đề.

Phương pháp tổng hợp, logic: Được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích Cụ thể từ những kết quả bằng phân tích, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức vấn đề nghiên cứu một cách rõ ràng và hợp lý.

N I DUNG

THỰC TR NG N N KINH T - XÃ H I VIỆT NAM TRƯỚC Đ I

Tình hình kinh tế - xã hộ i nước ta nói chung và TP HCM nói riêng trước khi đại dịch covid-19 (đầu năm 2020) xâm lấn tức là năm 2019:

(Theo nguồn ảnh, Thanh Trà, Tăng trưởng GDP trong 10 năm qua của Việt Nam, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tang-truong-gdp-trong-10-nam-qua-cua-viet-nam-318959.html, ngày truy cập 26-09-2021).

Cả nước: Mứ c tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm, đa số là tăng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 517 tỷ USD, tăng 7,6% so năm 2018; lần đầu vượ t ngưỡng 500 tỷ USD và là kết quả lịch sử , với giá trị xuất siêu đạt mứ c kỷ lụ c mớ i đạt9,94 tỷ USD ( Theo Tạp chí Tài Chính Online ( Thanh trà, 2020, Tăng trưởng GDP trong

10 năm qua của Việt Nam) [1] Khoảng 38 tỉ USD vốn ngoại đổ vào nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp tăng, số thành lập mới năm nay đạt mức kỉ lục 138,1 nghìn doanh nghiệp, vốn đăng kí bình quân một doanh nghiệp đạt 12,5 tỉ đồng.

- Thành phố Hồ Chí Minh: Là đô thị phát triển nhất Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế quan trọ ng củ a cả nước.

+ Nền kinh tế tiế p tụ c tăng ổ n định Năm 2019 tăng trưở ng kinh tế của thành phố(GRDP) ước đạt 8.32%, cao hơn so với năm 2018 là 8.3% Tỷ trọng quy mô kinh tế thành phố (5,55 triệu tỷ đồng) so với quy mô kinh tế cả nước là 23,97%, cao hơn năm 2017 và năm 2016 (23,4%), cao nhất từ trướ c đến nay Tổ ng vố n đầu tư toàn xã hội chiếm 35%

GRDP, bằng năm 2018, vượt chỉ tiêu bình quân trên nhiệm kỳ 2016-2020 là 30% GRDP. Đây là mộ t tín hiệu tốt [2]

+ Về lĩnh vự c dịch vụ thì thành phố đang triể khai kế hoạch phát triể n thương mại điện tử, hỗ trọ, khuyến khích ngườ i dân địa bàn đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy luu thông hàng hóa, điển hình là các trang thương mại điện tử Tiki, Shopee, Lazada, Dẫn đến chỉ số thương mại điện tử của HCM dẫn đầu cả nướ c với chỉ số 86,8 cao hơn cả nước 2 lần 40, 3 điểm.

+ Kim ngạch xuất - nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu củ a doanh nghiệp 2019 ướ c đạt 42,1 tỉ USD tăng 10,7% so với cùng kì (tăng 7%), nhập khẩu ướ c đạt 51,4 tỉ USD tăng 9,2% so với cùng kỳ (tăng 8,8%) [3]

+ Thị trường chứng khoán 9 tháng năm 2019 có nhiều đóng góp trong việc huy động vốn cho nền kinh tế vớ i tổng mứ c huy độ ng vố n đạt 203,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với

[2] Tất Đạt, Tăng trưởng GDP vượt 7% và những con số đáng chú ý của kinh tế Việt Nam năm

2019, https://vietnammoi.vn/gdp-vuot-7-va-nhung-con-so-dang-chu-y-cua-kinh-te-viet-nam-nam-2019- 2019122718172625.htm , ngày truy cập 18-11-2021.

[3] [3] Anh Tuấn, 2019, Tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 https://www.vietnamplus.vn/tang-truong-kinh-te-cua-thanh-pho-ho-chi-minh-nam-2019-uoc-dat-

832/610299.vnp , ngày truy cập 05-10-2021. cùng kỳ năm trướ c Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt mức tăng khá 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.

(Theo nguồn ả nh từ https://hanoimoi.com.vn/infographic/Kinh-te/954139/toan-canh-buc-tranh-kinh-te-viet- nam-nam-2019b)

Về tình hình lao động:

- Tình hình lao động cả nước: việc làm năm 2019 củ a cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệ p, thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của ngườ i lao độ ng làm công hưở ng lương có xu hướ ng tăng Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướ ng tích cực, lao độ ng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm nhanh, lao độ ng trong khu vự c dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động củ a nền kinh tế.

Nguồn các thông số: Theo Trang tin điệ n tử TPHCM (Long Hồ, 2019, TPHCM: bình quân giải quyết việc làm hàng năm cho 300.943 lượt lao động,https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-binh-quan-giai-quyet-viec-lam-hang-nam- cho-300-943-luot-lao-dong-1491858553, ngày truy cập 08-10-2021.)

- Tình hình lao động TP HCM:

+ Qua các năm từ 2012-2019, TP HCM đã giả i quyết việc làm cho 2.260.950 lượt lao động, số việc làm mới là 960.055 chỗ ; bình quân giải quyế t việc làm hàng năm cho 300.943 lượt lao độ ng, số chỗ việc làm mới là 127.386 chỗ Tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2018 là 3,76% [4]

+ Cơ cấu lao động đang chuyển dần sang dịch vụ , giảm dần công nghiệ p - xây dựng và nông - lâm - ngư nghiệp Năm 2019, tỷ trọ ng cơ cấu lao độ ng dịch vụ là 64,89% (năm 2018 là 64, 37%), công nghiệp - xây dựng là 33,08% (năm năm 2018 là 33,52%), nông - lâm - ngư nghiệp là 2,03% (năm năm 2018 là 2,11%)

Nhận xét: Trước khi đại dịch đến, thì tình hình kinh tế xã hộ i nước ta phát triển ổn định, đạt được những kết quả tích cực thậm chí năm 2019 là năm tăng trưởng kinh tế cao nhất

[4] Long Hồ, TPHCM: Bình quân giải quyết việc làm hàng năm cho 300.943 lượt lao động, https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-binh-quan-giai-quyet-viec-lam-hang-nam-cho-300-943-luot-lao-dong-

1491858553, ngày truy cập 08-10-2021. trong 9 năm trở lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự chỉ đạo củ a Đảng và Nhà nướ c cũng như sự nỗ lực củ a cộng đồ ng doanh nghiệp và nhân cả nướ c mà đã bình yên vượ t qua đượ c khó khăn Ngành du lịch phát triển mạnh, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài Nói riêng TP HCM thì vẫn giữ vị thế và phong độ của thành thị phát triển, trung tâm kinh tế củ a cả nước vớ i nhiều chỉ số dẫn đầu, có chỉ số thậm chí hơn xa cả nước như thương mại điện tử Hoàn thành các chỉ tiêu trong năm cũ đề ra một cách xuất sắc thậm chí vượt qua chỉ tiêu đề ra Thị trường lao động có nhữ ng sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm, tỷ lệ có việc làm tăng Lao động dần chuyển sang ngành dịch vụ chứ ng tỏ nguồn lao động có kỹ thuật chuyên môn cao đang dần nhiều hơn , phù hợ p vớ i định hướng phát triển cảu thành phố , đáp ứ ng đủ nhu cầu nhân lự c và nhu cầu sả n xuất trong tương lai khi thờ i đại ngày càng tiến bộ, các ngành dich vụ dầ n trở thành nhân vật chính củ a nền kinh tế Ngoài ra còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thep kịp các nước tiến bộ trên thế giới.

2.1.2 Hộ gia đ nh , dân cư

THỰC TR NG N N KINH T VIỆT NAM TRONG Đ I D CH COVID-19

Trong đợt dịch thứ nhất và thứ hai trong năm 2020: Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể [9] Theo Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê (Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và tháng 6 năm 2020) “Tăng trưởng GDP ướ c đạt 2,9% năm 2020 Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu Khu vực dịch vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011 -2020 Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 6 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, là ngành đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,46 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%, đóng góp 0, 32 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 3%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 20,7%, làm giảm 0,95 điểm phần trăm.” Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 42,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,36% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm

2019 là: 13,54%; 34,20%; 42,03%; 10,23%) Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2020, tiêu

[9] Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng năm 2020, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/06/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-6-thang- dau-nam-2020, ngày truy cập 25-10-2021. dùng cuối cùng tăng 0,69% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 1,93%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,31%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%.

Trong đợt dịch thứ ba và thứ 4 trong năm 2021:

Theo Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê (Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý III tháng 9 năm 2021) “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28% Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75% ”GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-

19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,27%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,21%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18,46% [10]

[10] Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2021 https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-va-9-thang- nam-2021, ng à y truy cập 25-10-2021.

Theo báo VietNam News Agency (Đức Dũng,2021) “Ngày 27/8/2021, Công ty CP Đào tạo và Phát triển Doanh nghiệp DGroup đã cùng với CLB Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội (Hanoisme), cộng đồng doanh nhân Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm online “Chiến lược và hướng đi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thời COVID-19”, với sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp, doanh nhân Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng của COVID-

19, trong 7 tháng năm 2021, gần 80.000 doanh nghiệp đã phải rời bỏ thị trường Từ nay đến hết năm, nếu Việt Nam có thể kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi kinh tế, số lượng doanh nghiệp phá sản cũng ở mức 100.000 Hiện mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp phá sản Trường hợp nếu không kiểm soát được dịch bệnh, sẽ có khoảng 150.000 doanh nghiệp phá sản trong năm nay Theo ông Hiếu, nguyên nhân chính là doanh nghiệp bị mất tính thanh khoản, khả năng chi trả “Một doanh nghiệp mất thanh khoản cũng sẽ kéo theo các đối tác của họ không thu xếp được dòng tiền và mất thanh khoản theo sau đó", ông Hiếu nói [11] Đối với trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trong 8 tháng đầu năm 2021, TP.HCM đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể thể hiện qua các chỉ số kinh tế:

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ giảm hơn 10%

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 6,6%

+ Tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài giảm gần 44%

Dự báo cả năm tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố giảm 2,8% so với cùng kì và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 6%.( Kịch bản tăng trưởng kinh tế 2021,VTV24, 2021).

[11] Đức Dũng, Tìm hướng đi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thời COVID-19, https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/tim- huong-di-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-thoi-covid-19/55ca1e3f-54b2-4c1c-b905-140aa80d8b12, ng à y truy cập 12-10-2021.

Các công trình trọng điểm gặp khó khăn do dịch Covid, tạm ngưng thi công hoặc thi công cầm chừng:

+ Dự án Cầu Thủ Thiêm 2

+ Cầu vượt trước bến xe miền đông mới

+ Dự án xây dựng hầm chui đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ Quận 7

+ Tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên (Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Mùa Dịch Covid-19 Thứ 4 Ra Sao !?, Café Khởi Nghiệp, 2021)

➔ Nhận định: Dịch bệnh Covid-19 – Đại dịch nguy hiểm toàn cầu đã ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới Hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh; trong đó có Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng GDP cả nước 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước Để hoàn thành được mục tiêu đến hết năm 2021, GDP tăng 6,5% theo kế hoạch Quốc Hội giao là một thách thức lớn trong 4 tháng còn lại của năm 2021 Dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 9/2021 có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký Dự báo cả năm tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Hồ Chí Minh cũng giảm 2,8% so với cùng kì và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 6% do sự tác động to lớn và nghiêm trọng của dịch bệnh Covid đợt thứ 4 này.

2.2.2 Nền kinh t Hộ gia đ nh

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020.

Hai bản báo cáo được UNDP Việt Nam thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Phân tích và Dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Viện Khoa học Lao động và Xã hội(Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Báo cáo đánh giá tác động đã khảo sát 498 hộ gia đình Kết quả khảo sát cho thấy, tác động kinh tế là rất lớn, trong đó 88% hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng 7/2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời kỳ trước đại dịch (tháng 12/2019) Các hộ gia đình làm du lịch, nhà hàng, khách sạn và vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, tại tâm dịch và cũng là trọng điểm kinh tế của cả nước như TP.HCM đã chứng kiến những cuộc “di dân” khổng lồ Hàng trăm ngàn lao động từ các địa phương này tìm mọi cách để về quê Người đi bộ, người đi xe máy, quãng đường để về nhà có thể là vài trăm nhưng cũng có thể là cả nghìn cây số Biết rõ tự ý di chuyển ra khỏi thành phố khi chưa được phép bằng phương tiện cá nhân là sai quy định phòng chống dịch, song người lao động ngoại tỉnh vẫn “liều mình” để được về nhà Nhiều gia đình mang theo cả “gia tài”, con cái chất hết trên một chiếc xe máy để về quê Cuộc sống của người lao động, thu nhập thấp, hết việc là hết tiền, họ phải ở trong những khu nhà trọ chật hẹp điều kiện thấp Tài sản lao động sau bao năm xa quê của nhiều người tất cả cũng chỉ trên một chiếc xe máy là hết, nhiều người đến xe cũng không có để đi Đồng thời họ cũng là những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn do không đủ điều kiện, hiểu biết để thực hiện tốt các thông điệp phòng chống Covid -19 Vì vậy,việc tiếp tục ở lại TP.HCM dường như là quá sức, họ không thể cầm cự được với số tiền tích góp ít ỏi từ mức lương lao động trước đó.

Kết quả khả o sát thực tế 50 người ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức do nhóm thực hiện:

- Việc kiếm thêm thu nhập trong mùa dịch chỉ chiếm 24,4%, tỉ lệ không kiếm được thu nhập và hoàn toàn tiêu dùng bằng tiền tiết kiệm, tích lũy trước đó chiếm 75,9% Trong thời kì dịch bệnh kéo dài hơn 5 tháng tại TP.HCM, hoạt động của các công ty, nhà máy bị ngưng trệ rất nhiều; kéo theo nhiều lao động mất việc làm và phải sống bằng tiền tích góp trước đó Do đó, những lao động có mức lương thấp, không tiết kiệm được nhiều rất khốn đốn, lao đao về chi phí sinh hoạt hằng ngày với tình hình dịch bệnh TP.HCM.

- Tình hình tài chính hiện tại: 13,3% vẫn ổn, 30% bị ảnh hưởng nặng và 56,7% phải giảm bớt chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày để tiết kiệm bởi tình hình dịch bệnh căng thẳng kéo dài.

GI I PHÁP V KINH T CHO H GIA TRONG MÙA D CH COVID-19

Có thể nói, Nhà nước chình phủ là những cấp đi đầu, tiên phong trong việc giải quyết khó khan cho người dân và hộ gia đình Bên cạnh những thành công trong việc áp dụng các chủ trương, chính sách kiệp thời ở hiện tại Nhà nước chình phủ cũng cần phải thay đổi, áp dụng những biện pháp mới, sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh nhằm ổn định lại kinh tế cho mỗi hộ gia đình Dưới đây là một vài các giải pháp:

- Chính phủ cần tăng cường quản lý người xuất nhập cảnh, kiểm soát, sàng lọc, phòng ngừa trong và sau mùa dịch.

- Quản lý tập trung từ 14 đến 21 ngày đối với người từ nước ngoài về, người có tiếp xúc người nước ngoài có ho, sốt hoặc người nghi ngờ nhiễm Covid-19.

- Quản lý giám sát chặt chẽ các nguồn tài trợ, hỗ trợ, các nguồn tiền mua sắm trang thiết bị y tế.

- Xử lý nghiêm đối với hành vi không tuân thủ theo chỉ thị của chính phủ trong việc phòng tránh bệnh.

- Hỗ trợ cho người thất nghiệp, hỗ trợ người bệnh và người nghèo khó trong dịch bệnh.

- Giảm chi phí điện nước cho người dân Hỗ trợ cho những người ko có việc làm ổn định.

- Có nhứng chính sách kịp thời giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua gia đoạn khó khăn.

Trong 4 tháng phòng chống dịch trong đợt dịch lần thứ tư đã có nhiều gói hỗ trợ nhằm ổn định đời sống người dân đã được phê duyệt Trưa 25/7, báo cáo trước Quốc hội trong phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải trình thêm về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, triển khai các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (năm 2020) và

26.000 tỷ đồng (2021) dành cho người khó khăn vì dịch Covid-19 [12] Ngày 5/8, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố đã phê duyệt gói hỗ trợ đợt hai, nhằm hỗ trợ cho 3 đối tượng, gồm lao động tự do, hộ nghèo, hộ cận nghèo và người lao động nghèo gặp khó khăn do dịch COVID-

19, với kinh phí hơn 900 tỷ đồng 13 Tại phiên họp ngày 22-9, thường trực Hội đồng nhân dân

TP Hồ Chí Minh đã biểu quyết thông qua nghị quyết chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 đợt 3, với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người Ngày 9/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 Trong 4 ngày từ 1-10, công an TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra 547.000 phương tiện, 233.196 lượt người, lập biên bản xử lý 588 trường hợp với hơn 1,2 tỉ đồng [14]

Với những hành động trên của chính phủ, nhà nước một phần nào đó đời sống kinh tế người dân cũng được củng cố Tuy nhiên, do mật độ dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh quá đông, mà nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, nên việc hỗ trợ cho từng cá nhân còn nhiều bất cập, chậm trễ Không những vậy, việc thông báo cho các đối tượng được hỗ trợ còn sai xót. Bên cạnh đó, còn có sự rập khuôn, máy móc trong công tác thực hiện Nên còn nhiều người dân gặp khó khăn không thể tiếp cận được gói hỗ trợ Ngoài ra, việc áp dụng mục tiêu “hai phát triển” còn nhiều hạn chế chưa thực sự tối ưu.

[12] Trung Kiên, Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho người khó khăn vì dịch đã được triển khai nhanh hơn, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/goi-ho-tro-26-000-ty-dong-cho-nguoi-kho-khan-vi-dich-da-duoc- trien-khai-nhanh-hon-1491881255, ngày truy cập 25-07-2021.

[13] Theo Bộ Công thương Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt gói hỗ trợ 900 tỷ đồng, https://moit.gov.vn/tin-tuc/dia-phuong/tp-hcm-phe-duyet-goi-ho-tro-900-ty-dong.html, ngày truy cập 06-08-2021.

[14] Thảo Lê, Chính thức thông qua gói hỗ trợ đợt 3, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu thực hiện ngay, https://tuoitre.vn/chinh-thuc-thong-qua-goi-ho-tro-dot-3-hdnd-tphcm-yeu-cau-thuc-hien-ngay- 20210923093251343.htm, ngày truy cập 23-09-2021.

2.3.2 Xã hội a) Cơ quan sở y t

Các cơ sở y tế là tuyến đầu, trực tiếp tham gia vào công tác phòng chống dịch Tuy không thể hỗ trợ hay đóng góp trực tiếp và việc ổn định kinh tế cho hộ gia đình, song vai trò của các cơ quan này là rất quan trọng cho việc khôi phục kinh tế chung của cả nước Qua đó góp phần gián tiếp trong việc khôi phục kinh tế gia đình Vì vậy cần có những giải pháp cụ thể, hiệu quả, đúng với thực tế trong công tác phòng chống dịch cho các cơ quan này:

- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và trang thiết bị cho công tác chống dịch.

- Tiếp tục thực hiện khuyến cáo của Bộ Y tế: mang khẩu trang, rửa tay, cách nhau 2 mét, …

- Tuyên truyền, phố biến cho người dân, tổ chức tập huấn kiến thức phòng chống dịch cho người dân không chủ quan trước tình hình dịch còn diễn biến khá phức tạp ở nước ngoài.

- Quản lý chặt nguồn lây trong cộng đồng, đảm bảo an toàn trong công tác cách ly.

- Tăng cường nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế, tăng cường nghiên cứu vacxin phòng chống dịch, thực hiện chế độ ưu đãi cho nhân viên tham gia phòng chống dịch.

- Tiếp tục nâng cao tinh thần phòng chống dịch, phải thực hiện thời gian kiểm soát dịch dài hơn, để tránh tình huống xấu xảy ra. b) Cơ quan doanh nghiệp, công ty

Cơ quan doanh nghiệp hoác các công ty là những nhân tố chịu ảnh hưởng song song về mặt kinh tế với hộ gia đình trong mùa dịch Vì vậy, cần có những biện pháp từ chình các công ty, doanh nghiệp đối với mỗi hộ gia đình nói chung, hay với nhân viên nói riêng Bởi chính những biệp pháp hỗ trợ kịp thời về mặt kinh tế, giúp các hộ gia đình nhanh ổn định lại cuộc sống đồng thời rút ngắn thời gian đóng băng của công ty, doanh ngiệp Chính vì vậy, khôi phục kinh tế cho người dân cũng chính là phục hồi kinh tế cho doanh nghiệp.

Một vài các giải pháp, đề xuất mà các công ty, doanh nghiệp có thể áp dụng:

- Chấp hành các chủ trương, chính sách về an toàn lao động trong mùa dịch:

“một cung đường hai điểm đến”, “ba tại chỗ”,

- Thực hiện test nhanh, sàng lọc thường xuyên cho các công nhân tham gia lao động, làm việc.

- Có những biện pháp hỗ trợ kinh tế, ổn định chỗ ở, vấn đề lương thực thực phẩm cho các nhân viên, công nhân khó khăn, hay bị ảnh hưởng nặng từ đại dịch COVID-19.

- Ngoài ra, có thể thực hiện ủng hộ vào quỹ phòng chống dịch của nhà nước nhằm nhanh chóng đẩy lùi đại dịch.

K T LU N

Qua kết quả phân tích và tìm hiểu củ a nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tại Việt Nam trước và sau dịch có thể thấy được tác động của Covid-19 đến nền kinh tế trong nước đặc biệt là TP Hồ Chí Minh vô cùng nặng nề Tác động của đại dịch đã khiến thu nhập của đại đa số bộ phần người dân, các hộ gia đình ảnh hưởng không nhỏ Đây là một vấn đề khá nan giải trong tình hình hiện tại cho cả chính phủ cũng như doanh nghiệp vì chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại bỏ hoàn toàn Vì thế, trong bài tiểu luận này, nhóm đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế các hộ gia đình Các đề xuất trên đã được đưa ra từ các đánh giá khảo sát bởi 1 bộ phận nhỏ người dân đang sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nhóm tìm hiểu đề tài thì một số đề xuất có thể đã được áp dụng Mặc dù giải pháp của nhóm đưa ra đa phần chưa hẳn là những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân nhưng nhóm hy vọng rằng với việc tìm hiểu và đưa ra những giải pháp này vẫn sẽ góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở lý luận nhất định cho việc xây dựng chiến lược lâu dài về quyết định “Sống chung với dịch” của Chính Phủ Bởi trên thực tế đây là vấn đế mang yếu tố bản chất cơ cấu xã hội về cách tố chức và thiết chế xã hội Chúng đang bị chi phối bởi sự khách quan,chủ quan của ChínhPhủ Tuy nhiên phạm vi của tiểu luận này chỉ phản ánh ở một khía cạnh hộ gia đình với vai trò là công cụ để nhà nước có những tác động tích cực lên vấn đề này để đảm bảo cho việc trật tự và ổn định xã hội nói chung và người dân nói riêng.

Lê Anh, TPHCM: 900 tỷ đồ ng cho gói hỗ trợ đợt 2 với 3 đối tượng, https://moit.gov.vn/tin-tuc/dia-phuong/tp-hcm-phe-duyet-goi-ho-tro-900-ty-dong.html, ngày truy cập 06-08-2021.

Gia Cư, Doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”: Vừa làm vừa lo, https://cand.com.vn/doanh-nghiep/-doanh-nghiep-thuc-hien-3-tai-cho-vua-lam-vua-lo- i623414/, ngày truy cập 08-08-2021. Đức Dũng, Tìm hướng đi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thời COVID-

19 ,https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/tim-huong-di-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-thoi-covid- 19/55ca1e3f-54b2-4c1c-b905-140aa80d8b12, ngày truy cập 12-10-2021.

Tất Đạt, Tăng trưởng GDP vượt 7% và những con số đáng chú ý của kinh tế Việt Nam năm 2019, https://vietnammoi.vn/gdp-vuot-7-va-nhung-con-so-dang-chu-y-cua- kinh-te-viet-nam-nam-2019-2019122718172625.htm, ngày truy cập 18-11-2021. Đức Hiệp, Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2019, https://tapchitaichinh.vn/ info-media/infographics-ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-nam-2019-324671.html, ngày truy cập 18-11-2021.

Công Hoàn, Tổng công tỷ Tân cảng Sài Gòn ủng hộ 50 tỷ đồng cho “Quỹ vaccine phòng chống Covid-19”, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tong-cong-ty-tan-cang-sai- gon-ung-ho-50-ty-dong-cho-quy-vaccine-phong-chong-covid-19-cua-chinh-ph-

Long Hồ, TPHCM: Bình quân giải quyết việc làm hàng năm cho 300.943 lượt lao động, https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-binh-quan-giai-quyet-viec-lam-hang-nam-cho-300-943-luot-lao-dong-1491858553, ngày truy cập 08-10-2021.

HR Insider, Vietnamworks Online “Khảo sát người tìm việc năm 2019”, https://www.vietnamworks.com/hrinsider/kt_chuyen_nganh/vietnamworks-phat-hanh- khao-sat-luong-nguoi-tim-viec-nam-2019, ngày truy cập 18-11-2021.

Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te- xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/, ngày truy cập 25-10-2021.

Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng năm 2020, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/06/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te- xa-hoi-6-thang-dau-nam-2020, ngày truy cập 25-10-2021.

Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2021, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te- xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2021, ngày truy cập 25-10-2021.

Trung Kiên, Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho người khó khan vì dịch đã được triển khai nhanh hơn,https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/goi-ho-tro-26-000-ty-dong-cho-nguoi kho-khan-vi-dich-da-duoc-trien-khai-nhanh-hon-1491881255, ngày truy cập 25-09-2021.

Thảo Lê, Chính thức thông qua gói hỗ trợ đợt 3, HĐND TP.HCM yêu cầu thực hiện ngay, https://tuoitre.vn/chinh-thuc-thong-qua-goi-ho-tro-dot-3-hdnd-tphcm-yeu-cau-thuc- hien-ngay-20210923093251343.htm, ngày truy cập 23-09-2021.

Tuyết Mai – Đan Thuần, 4 ngày ‘mở cửa’, Công an Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng vi phậm phòng chống dịch, https://tuoitre.vn/4-ngay-mo-cua-cong- an-tp-hcm-xu-phat-hon-1-2-ti-dong-vi-pham-phong-chong-dich-20211004173547963.htm, ngày truy cập 04-10-2021. Đinh Toản, Quận 6: Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn hậu Covid-19, https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/quan-6-trien-khai-nhieu-giai-phap-ho- tro-doanh-nghiep-khac-phuc-kho-khan-hau-covid-19-1491885570, ngày truy cập 10-10-2021.

Ngày đăng: 29/11/2022, 23:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình kinh tế - xã hội nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng trước khi đại dịch covid-19 (đầu năm 2020) xâm lấn tức là năm 2019: - Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến kinh tế hộ gia đ   ình tại TP  hồ chí minh
nh hình kinh tế - xã hội nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng trước khi đại dịch covid-19 (đầu năm 2020) xâm lấn tức là năm 2019: (Trang 6)
Về tình hình lao động: - Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến kinh tế hộ gia đ   ình tại TP  hồ chí minh
t ình hình lao động: (Trang 8)
- Tình hình lao động TP. HCM: - Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến kinh tế hộ gia đ   ình tại TP  hồ chí minh
nh hình lao động TP. HCM: (Trang 9)
[6] [7] Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019, - Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến kinh tế hộ gia đ   ình tại TP  hồ chí minh
6 ] [7] Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019, (Trang 11)
phức tạp, dai dẳn ở Thành phố Hồ Chình Minh nằm ởý thức của người dân. Từ đó có thể thấy được sự ảnh hưởng của mỗi cá nhân đối với toàn thể chung là rất lớn - Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến kinh tế hộ gia đ   ình tại TP  hồ chí minh
ph ức tạp, dai dẳn ở Thành phố Hồ Chình Minh nằm ởý thức của người dân. Từ đó có thể thấy được sự ảnh hưởng của mỗi cá nhân đối với toàn thể chung là rất lớn (Trang 26)
w