1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ

90 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng-thương hiệu vào sự truyền miệng: Nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở Việt Nam
Tác giả Lê Thị Minh Tâm
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 717,19 KB

Cấu trúc

  • BÌA

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

  • MỤC LỤC

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

    • 1.1. Giới thiệu

    • 1.2. Lý do chọn đề tài

    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu:

    • 1.6. Đóng góp thực tiễn của đề tài

    • 1.7. Cấu trúc luận văn

    • 1.8. Tóm tắt

  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Giới thiệu

    • 2.2. Thương hiệu (Brand)

    • 2.3. Quan hệ thương hiệu (Brand Relationship)

      • 2.3.1. Các nghiên cứu về quan hệ thương hiệu

      • 2.3.2. Mô hình về chất lượng quan hệ thương hiệu của Fournier(1998)

      • 2.3.3. Mô hình về Chất lượng Quan hệ thương hiệu của Nguyen vàNguyen (2011)

    • 2.4. Truyền miệng (Word-of-Mouth)

    • 2.5. Đề nghị các giả thuyết nghiên cứu:

    • 2.6. Mô hình nghiên cứu đề nghị

    • 2.7. Tóm tắt

  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

    • 3.1. Giới thiệu

    • 3.2. Thiết kế nghiên cứu

    • 3.3. Nghiên cứu định tính

    • 3.4. Nghiên cứu định lượng

      • 3.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu

      • 3.4.2. Qui trình nghiên cứu

      • 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

    • 3.5. Thang đo

      • 3.5.1. Thang đo về chất lượng quan hệ thương hiệu

      • 3.5.2. Thang đo về sự truyền miệng

    • 3.6. Tóm tắt

  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • 4.1. Giới thiệu

    • 4.2. Đặc điểm mẫu khảo sát

    • 4.3. Kiểm định thang đo

    • 4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

      • 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá của thang đo Chất lượngquan hệ thương hiệu

      • 4.4.2. Phân tích EFA đối với thang đo Sự truyền miệng

      • 4.4.3. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo mới

      • 4.4.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

    • 4.5. Phân tích hồi qui tuyến tính

      • 4.5.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình

      • 4.5.2. Ý nghĩa của hệ số hồi qui

    • 4.6. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết

      • 4.6.1. Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộcvà các biến độc lập cũng như hiện tượng phương saithay đổi

      • 4.6.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

    • 4.7. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

    • 4.8. Phân tích đánh giá của khách hàng về các nhân tố Chất lượngquan hệ thương hiệu

    • 4.9. Phân tích mức độ Truyền miệng giữa các thương hiệu sữa

    • 4.10. Tóm tắt

  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

    • 5.1. Giới thiệu

    • 5.2. Kết luận

    • 5.3. Hàm ý chính sách cho doanh nghiệp

    • 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

    • 5.5. Tóm tắt

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC 1:DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU

  • PHỤ LỤC 2:TÓM TẮT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU

  • PHỤ LỤC 3:BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

  • PHỤ LỤC 4:ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S ALPHA

  • PHỤ LỤC 5:PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

  • PHỤ LỤC 6:PHÂN TÍCH HỒI QUI

Nội dung

TỔNG QUAN

Giới thiệu

Chương 1 trình bày tổng quan về nghiên cứu, bao gồm: Lý do chọn đề tài, Mục tiêu nghiên cứu, Phạm vi, giới hạn nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu và Đóng góp thực tiễn của đề tài.

Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, sữa là một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam, đạt mức tăng trung bình trong cả giai đoạn 1997-2009 là 24,7%/năm Kết quả điều tra “thị hiếu tiêu dùng sữa năm 2009 và triển vọng” của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn-AGROINFO cho thấy “thị trường sữa vẫn sẽ sôi động bởi sự gia tăng nhu cầu của thị trường và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng khốc liệt” Ở Việt Nam, mức tiêu thụ sữa trung bình hàng năm/người cũng có xu hướng tăng lên đáng kể, ví dụ năm 2010 đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90, dự báo đến năm 2020 sẽ tiếp tục tăng gấp đôi so với năm 2010 Tuy nhiên, với mức tiêu thụ 14,81 lít/người/năm, con số này vẫn ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, như so với Thái Lan (23 lít/người/năm) hay Trung Quốc (25 lít/người/năm) (Vương Nguyễn, 2011)

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm sữa khác nhau, được minh họa như sau:

Hình 1.1 Các sản phẩm sữa ở Việt Nam

Trong đó, sữa bột công thức (milk formula) là sản phẩm sữa bột cho trẻ em được pha chế theo công thức đặc biệt thay thế sữa mẹ hoặc bổ sung những vi chất đặc biệt, thường dành cho trẻ từ 0-3 tuổi Đối với sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em hay sữa bột công thức, sự cạnh tranh đã và đang diễn ra gay gắt, các hãng sữa cả trong và ngoài nước luôn tập trung nghiên cứu để đưa ra thị trường những nhãn sữa mới nhằm khai thác những phân khúc thị trường mới và tăng thị phần Trên thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi hiện nay, có đến khoảng 100 nhãn sữa, Abbott đang kinh doanh thành công với các nhãn hiệu Similac (IQ, Sensitive SUASIO, Expert Care, Advanced Complete, Neosure IQ Immunify, Go&Grow), Gain (IQ, Plus IQ, Kid Advanced IQ), Grow Advanced IQ, Pedia SureBA; FrieslandCampina với các nhãn hiệu:

Friso, Friso Gold, Step 1, Gold Step 1, Step 2, Gold Step 2, 123; Mead Johnson với các nhãn hiệu: Enfalac (A+, LactoFree A+), Enfamil A+, Enfagrow A+, Enfapro A+; Nestlé với các nhãn hiệu: PreNan, Nan (All, Pro 1, Pro 2, Pro 3), Lactogen (Complete, Gold), Nidal (Natea 1, Natea 2, Pelargon 1, Pelargon 2), Nido, Gấu 123 Complete; Dumex với các nhãn hiệu: Dugro Gold, Dulac Gold, Dugrow Gold, Dukid Gold, Dupro Gold; Vinamilk với các nhãn hiệu: Dielac Alpha (Step 1, Step 2, 123), Dielac Pedia 1+; Nutifood với các nhãn hiệu: Nuti IQ

123, PediaPlus; và các thương hiệu khác như: F&N, Arla, Meiji, Sữa Hà Nội, Thế

Sữa bột công thức Sữa uống Sữa khác: sữa chua, sữa đặc có đường

Sữa bột khác (sữa bột dành riêng cho từng đối tượng)

Thị trường Việt Nam hiện có hơn 86 triệu dân, tốc độ tăng dân số hàng năm dao động khoảng 1,2%, như vậy mỗi năm có trên 1 triệu trẻ em được sinh ra đời, thêm vào đó, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trẻ em chiếm khá lớn khoảng 20%, tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng khoảng 6%-8%, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, do đó, triển vọng ngành hàng sữa bột dành cho trẻ em sẽ tiếp tục phát triển tăng tốc trong thời gian tới

Nhìn trên phương diện toàn ngành sữa, thì Vinamilk đang dẫn đầu thị trường Việt Nam với 37% thị phần (VinaSecurities Research, 2009) nhưng nhìn trên thị trường sữa bột thì các nhãn sữa Việt Nam đang chiếm thị phần rất khiêm tốn trong thị trường đầy tiềm năng này Khoảng 85% thị phần sữa bột dành cho trẻ em ở Việt Nam thuộc về các thương hiệu của các tập đoàn nước ngoài như: Abbott, Mead Johnson, FrieslandCampina, Dumex, Nestlé,…

Hình 1.2: Thị phần sữa bột trẻ em năm 2009

Những giá trị dinh dưỡng do sữa mang lại đã được khoa học khẳng định từ lâu Do đó, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để được tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, bất chấp giá sữa bột cho trẻ em tăng liên tục trên thị trường (trung bình mỗi năm tăng khoảng 15%) Về phía các hãng sữa, vẫn tiếp tục cạnh tranh để nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để đáp

Nguồn: Vinamilk, 2010 ứng nhiều phân khúc thị trường khác nhau, dần dần sự cạnh tranh về giá trở nên mờ nhạt hơn so với sự cạnh tranh về chất lượng và chủng loại sản phẩm

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, thu nhập tăng, phụ huynh đặc biệt là các bà mẹ ngày càng quan tâm hơn đến việc nuôi dưỡng để trẻ phát triển tốt nhất về mặt thể chất và trí tuệ với mong muốn dành những gì tốt nhất cho con, đặc biệt trong giai đoạn những năm đầu đời của bé (từ 0 đến 36 tháng tuổi), bởi đây là giai đoạn phát triển hết sức quan trọng mang tính chất quyết định đến thể lực và trí lực của các bé sau này Các hãng sữa luôn nắm bắt tâm lý này nên tích cực nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng kích thích các bé phát triển hoàn thiện Do đó, mặc dù tất cả các nghiên cứu trên thế giới hiện có đều ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt khuyến cáo nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, nhưng sữa bột vẫn được các bà mẹ đặc biệt quan tâm

Xã hội ngày càng nhiều có bà mẹ đi làm, ít có thời gian chăm sóc con hoặc vì những lý do gây trở ngại khác nên không thể nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn ở trẻ dưới 6 tháng tuổi ở nước ta hiện nay chỉ khoảng 17% Bên cạnh đó, xuất phát từ tính tiện dụng, cùng với những thông điệp quảng cáo rất thu hút như “có công thức như sữa mẹ”, “nguyên liệu chính từ thành phần sữa non”, “bổ sung DHA, ARA” càng làm cho nhiều bà mẹ tin tưởng, chọn lựa sữa bột để bổ sung dinh dưỡng hoặc thay thế sữa mẹ cho bé ngay từ giai đoạn sau sinh

Hiện nay, trên thị trường sữa bột dành cho trẻ em ở Việt Nam có khoảng trên dưới 100 nhãn sữa, hầu hết nhãn sữa lớn trên thế giới đều đang có mặt tại Việt Nam Các công ty này sử dụng hàng loạt các công cụ marketing để tác động vào người tiêu dùng, các thương hiệu đều ra sức quảng cáo rất ấn tượng với những khẩu hiệu như “sữa bột số 1 Việt Nam”, “Chất lượng vượt trội”, “Cho con khởi đầu hoàn hảo” Ào ạt triển khai các chiến dịch quảng bá rầm rộ, truyền thông tiếp thị để thu hút khách hàng

Người tiêu dùng đang rơi vào một ma trận với vô số các nhãn sữa trên thị trường, thành phần dinh dưỡng gần như tương đồng vì đều dựa trên những nghiên cứu cơ bản đã công bố của các tổ chức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người trên thế giới như WHO, FAO,… vì vậy rất khó phân biệt sự khác biệt, càng khó khăn để lựa chọn loại sữa thích hợp cho con đối với người thiếu kiến thức chuyên môn vì những thuật ngữ mà khách hàng cũng không hiểu rõ (DHA, ARA, Early Shield, kháng thể tự nhiên IgG, sữa non colostrum,…)

Chưa nói đến vấn đề chất lượng, hầu như tất cả các nhãn sữa khi sản xuất sản phẩm đều thực hiện việc ghi chi tiết thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng như hàm lượng đạm, hàm lượng chất béo, hàm lượng các vitamin,… trên các bao bì đóng gói Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm tra chất lượng thực sự, nhất là thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa có đúng như đã ghi ngoài bao bì hay không là rất khó khăn Việc này cần phải có những phòng phân tích, hoá nghiệm lớn với đầu tư trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại mà hiện nay ở Việt Nam chúng ta chưa có điều kiện đáp ứng Rồi gần đầy, xảy ra hàng loạt các vụ việc chấn động liên quan đến sữa như: nhiễm melamine, DEPT, tác nhân gây dậy thì sớm,… làm người tiêu dùng hết sức hoang mang, mua sữa bột cho trẻ càng trở nên thận trọng, cân nhắc hơn

Do đó, trước khi quyết định mua sữa, phần lớn người tiêu dùng thường tiếp cận qua kênh thông tin truyền miệng, lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước (người thân, bạn bè, đồng nghiệp, người mua trước đó, ) và bắt chước hành vi của người tiêu dùng trước đó Những nghiên cứu đã có hiện nay trên thế giới đều khẳng định truyền miệng có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thái độ và hành vi của người tiêu dùng, thậm chí hình thức này còn có hiệu quả gấp nhiều lần so với các hình thức marketing bằng quảng cáo trên báo và tạp chí, quảng cáo trên radio hoặc bán hàng trực tiếp,… (Katz và Lazarsfeld,1955;

Tuy nhiên, bản thân việc truyền miệng, truyền thông bằng lời cũng chịu tác động của nhiều yếu tố, mà trên hết đó là yếu tố chủ quan từ người cung cấp thông tin và người tiếp nhận thông tin, do đó tiềm ẩn rủi ro sai lệch thông tin khi lựa chọn và quyết định tiêu dùng

Bản thân các nhà tiếp thị cũng cố gắng tìm ra các yếu tố để tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng và điều chỉnh kênh thông tin truyền miệng với những thông tin hữu ích, thuận lợi cho phía nhà sản xuất đồng thời làm tăng giá trị sản phẩm Và thời gian gần đây, hàng loạt các dịch vụ xuất hiện: câu lạc bộ, trại tư vấn sức khỏe miễn phí (Enfa A+ của Mead Johnson, Gain Advance IQ của Abbott, Câu lạc bộ Mẹ yêu bé của Dumex) hoặc thành lập trung tâm dinh dưỡng (Vinamilk, FrieslandCampina), đường dây nóng tư vấn dinh dưỡng thường xuyên cho khách hàng (FrieslandCampina)

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng-thương hiệu vào sự truyền miệng tại thị trường sữa bột dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở Việt Nam.

Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu về sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em từ 0 đến 36 tháng tuổi, không có sự phân biệt giữa các thương hiệu sữa

Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng khảo sát là khách hàng có mua sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em (từ 0 đến 36 tháng) trong độ tuổi từ 20-50 tuổi Không phân biệt mục đích mua (ngoại trừ việc mua để bán)

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện Cỡ mẫu là: 247.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu qua 2 giai đoạn:

- Nghiên cứu sơ bộ định tính, phỏng vấn sâu 20 khách hàng để điều chỉnh thang đo Phỏng vấn thử 20 khách hàng để xây dựng và hoàn thiện bản câu hỏi

- Nghiên cứu chính thức định lượng, chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, độ tuổi từ 20 đến 50 Bốn thuộc tính kiểm soát: độ tuổi, giới tính, học vấn và thu nhập, để thu thập, phân tích dữ liệu, kiểm định mô hình

Sử dụng phương pháp độ tin cậy Bronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS 15.0 để kiểm định thang đo và phương pháp phân tích hồi qui bội để kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.

Đóng góp thực tiễn của đề tài

Khẳng định lại thang đo về chất lượng quan hệ thương hiệu, truyền thông miệng ở ngành hàng sữa bột trẻ em tại thị trường Việt Nam

Từ kết quả nghiên cứu này, các doanh nghiệp có thể xem xét vận dụng để xây dựng chính sách marketing phù hợp

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà tiếp thị muốn sử dụng hình thức marketing truyền miệng hoặc muốn gia tăng chất lượng mối quan hệ với khách hàng của mình nhằm đạt được mục tiêu trong kinh doanh

Luận văn được tổ chức thành 5 chương, gồm:

- Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương này trình bày về lý do chọn đề tài; mục tiêu, phạm vi cũng như phương pháp nghiên cứu; đóng góp thực tiễn của đề tài và cấu trúc của luận văn

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Chương này trình bày khái quát những vấn đề về lý thuyết, mô hình của các nhà nghiên cứu trước đó về thương hiệu, chất lượng quan hệ khách hàng-thương hiệu, sự truyền miệng Qua đó, tác giả đưa ra giả thuyết, mô hình nghiên cứu đề nghị của tác giả

- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương này trình bày cụ thể về qui trình tác giả thực hiện nghiên cứu, cách chọn mẫu khảo sát, phương pháp phân tích dữ liệu, việc điều chỉnh thang đo chất lượng quan hệ thương hiệu và thang đo sự truyền miệng

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày chi tiết kết quả phân tích dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát định lượng, kết quả: kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui để đánh giá sự tác động của chất lượng Quan hệ khách hàng-thương hiệu vào sự Truyền miệng

- Chương 5: Kết luận Chương này trình bày những kết quả cơ bản đạt được sau nghiên cứu, qua đó hàm ý một số chính sách cho doanh nghiệp, đồng thời nhận xét về hạn chế của đề tài và đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo

1.8 Tóm tắt Ở chương này, đã khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu, đứng dưới góc độ doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như phương pháp tiến hành nghiên cứu (định tính, định lượng) Ở giai đoạn nghiên cứu định lượng, mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất với cỡ mẫu là 247 Đồng thời, cũng đã trình bày một số đóng góp thực tiễn từ kết quả nghiên cứu.

Tóm tắt

Ở chương này, đã khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu, đứng dưới góc độ doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như phương pháp tiến hành nghiên cứu (định tính, định lượng) Ở giai đoạn nghiên cứu định lượng, mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất với cỡ mẫu là 247 Đồng thời, cũng đã trình bày một số đóng góp thực tiễn từ kết quả nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Chương 2 nhằm khái quát lại một số lý thuyết về thương hiệu, quan hệ thương hiệu và truyền miệng làm cơ sở cho nghiên cứu, đồng thời xây dựng mô hình lý thuyết và đặt các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của Quan hệ thương hiệu đến truyền miệng trong thị trường sữa bột dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở Việt Nam.

Thương hiệu

Như Doyle (2003) phát biểu: Thương hiệu là trung tâm của các chiến lược marketing và kinh doanh Chính sự quan trọng đó nên hai phần ba số nghiên cứu về marketing hiện nay trên thế giới xoay quanh các vấn đề thuộc về thương hiệu

Có rất nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau về thương hiệu Theo Kotler (1991) thì thương hiệu là một tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, cách bài trí hoặc sự kết hợp giữa chúng với nhau, dùng để nhận ra hàng hóa, dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán và để phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thì thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng, hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm mục đích để nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh (Bennett, 1995) Với các quan điểm trên thì thương hiệu được hiểu như một thành phần của sản phẩm và thương hiệu có vai trò trong việc phân biệt giữa sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh

Theo Moore (2003) thì thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, logo, hình ảnh và mọi sự thể hiện của hình ảnh, dần dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng nhất định

Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005) thì cho rằng thương hiệu gồm tất cả những gì mà khách hàng, thị trường, xã hội thật sự cảm nhận về doanh nghiệp hay về những sản phẩm, dịch vụ được cung ứng bởi doanh nghiệp Còn nhãn hiệu chỉ là những gì mà thông qua đó doanh nghiệp muốn truyền đạt đến các đối tác của mình

Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002) cho rằng: Có thể chia thành 2 quan điểm chính về thương hiệu:

Quan điểm truyền thống: Thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một sự phối hợp các yếu tố trên nhằm mục đích để nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh Với quan điểm này thì thương hiệu được xem như một thành phần của sản phẩm, và thương hiệu ở đây chỉ mang tính chất hữu hình

Quan điểm tổng hợp: Thương hiệu là một tập các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi Với quan điểm này thì ngược lại, xem sản phẩm như là một thành phần của thương hiệu, sản phẩm có vai trò cung cấp lợi ích chức năng cho người tiêu dùng Bên cạnh đó, thương hiệu còn cung cấp lợi ích về tâm lý cho người tiêu dùng

Minh họa cho 2 quan điểm này bằng hình dưới đây:

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008, trang 9)

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa sản phẩm và thương hiệu theo quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại

Ngày nay, khi mà ranh giới giữa các thuộc tính lý tính sản phẩm dần được xóa nhòa cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, quan điểm tổng hợp về thương hiệu ngày càng được các nhà nghiên cứu và thực tiễn ủng hộ Lý do là người tiêu dùng có 2 nhu cầu: (1) nhu cầu về chức năng (functional needs) và (2) nhu cầu về tâm lý (emotional needs) Sản phẩm chỉ cung cấp cho người tiêu dùng lợi ích chức năng và chính thương hiệu mới cung cấp cho người tiêu dùng cả hai (Hankinson & Cowking, 1996) Như Stephen King của tập đoàn WPP phát biểu:

“Sản phẩm là những gì được sản xuất trong nhà máy, thương hiệu là những gì khách hàng mua Sản phẩm có thể bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh nhưng thương hiệu là tài sản riêng của công ty Sản phẩm có thể nhanh chóng bị lạc hậu, nhưng thương hiệu, nếu thành công sẽ không bao giờ bị lạc hậu (Aaker, 1991).

Quan hệ thương hiệu

Thế giới đang chuyển từ marketing hỗn hợp sang marketing quan hệ (Gronroos, 1994; Bejou, 1997) Marketing quan hệ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực marketing với những công trình nghiên cứu của Bagozzi (1974,

Sản phẩm a Thương hiệu là một thành phần của sản phẩm b Sản phẩm là một thành phần của thương hiệu

1978), Arndt (1979), Day và Wensley (1983), Levitt (1983), Dwyer và cộng sự

(1987) Gần đây nhất là những nghiên cứu của Fournier (1998), Aaker (2004), Veloutsou và Moutinho (2009)

Việc phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp, là vấn đề then chốt đối với sự phát triển của công ty (De Wulf và cộng sự, 2001)

Bagozzi (1978) là một trong những tác giả đưa ra ý kiến đầu tiên về sự cần thiết phải chuyển sang marketing quan hệ Arndt (1979) đưa ra khái niệm về mối quan hệ lâu dài giữa người bán và người mua (long-term buyer-seller relationship)

Berry (1983) định nghĩa marketing quan hệ là “sự hấp dẫn, duy trì và gia tăng thêm mối quan hệ với khách hàng” Gronroos (1994) định nghĩa mục tiêu của marketing quan hệ là “là thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để làm thỏa mãn mục tiêu của các thành viên này” Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng bao gồm 3 thành phần chính: sự phụ thuộc lẫn nhau (interdependence), sự tác động lẫn nhau (interaction) và sự ràng buộc lẫn nhau (bond) (Fournier, 1994)

Sau đó, trong nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu, Fournier (1998) tập trung nghiên cứu chất lượng quan hệ thương hiệu (brand relationship quality) và đề xuất mô hình 6 thành phần gồm: tình yêu và sự đam mê (love and passion), sự tự kết nối (self-connection), sự cam kết (commitment), sự phụ thuộc lẫn nhau (interdependence), sự thân quen (intimacy), và chất lượng đồng hành thương hiệu (brand partner quality)

Aaker (2004) đã đưa ra 4 thành phần dựa trên nghiên cứu của Fournier bao gồm: sự cam kết (commitment), sự thân quen (intimacy), sự tự kết nối (self- connection), và sự hài lòng (satisfaction) để đo lường chất lượng quan hệ thương hiệu

Kressmann và cộng sự (2006) sử dụng 4 thành phần: tình yêu và sự đam mê (love and passion), sự thân quen (intimacy), sự phụ thuộc lẫn nhau (interdependence), và chất lượng đồng hành (partnership quality) Smit và cộng sự

(2007) thì đề xuất thành phần sự tin cậy (trust) để đo lường chất lượng quan hệ thương hiệu vì ông cho rằng đây là thành phần quan trọng của marketing quan hệ (Casalo và cộng sự, 2010)

Trong nghiên cứu về chất lượng quan hệ thương hiệu tại thị trường Việt Nam, Nguyen và Nguyen (2011) điều chỉnh, bổ sung mô hình 6 thành phần gồm: sự đam mê (passion), sự tự kết nối (self-connection), sự cam kết (commitment), sự phụ thuộc lẫn nhau (interdependence), sự thân quen (intimacy), và sự tin cậy (trust)

Chất lượng quan hệ thương hiệu chỉ về độ mạnh (strengh) và độ sâu (depth) của mối quan hệ giữa người tiêu dùng cá nhân và thương hiệu (Fournier, 1998;

2.3.2 Mô hình về chất lượng quan hệ thương hiệu của Fournier

Fournier đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên nhiều đối tượng khách hàng và nhiều thương hiệu để đề xuất 6 thành phần của chất lượng quan hệ thương hiệu gồm: tình yêu và sự đam mê (love and passion), sự tự kết nối (self- connection), sự cam kết (commitment), sự phụ thuộc lẫn nhau (interdependence), sự thân quen (intimacy), và chất lượng đồng hành thương hiệu (brand partner quality) Các thành phần được thể hiện ở hình sau:

Hình 2.2: Mô hình Chất lượng quan hệ thương hiệu của Fournier (1998)

2.3.3 Mô hình về Chất lượng Quan hệ thương hiệu của Nguyen và Nguyen (2011)

Từ kết quả nghiên cứu của Fournier (1998), Nguyen và Nguyen (2011) đã điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mô hình để đo lường chất lượng quan hệ thương hiệu tại thị trường Việt Nam Cũng như Smit và cộng sự (2007), sử dụng thành phần Sự tin cậy thay cho thành phần Chất lượng đồng hành thương hiệu Theo Nguyen và Nguyen, Sự tin cậy (trust) có vai trò quan trọng trong lý thuyết về mối quan hệ kinh doanh, ngoài ra, khái niệm về Sự tin cậy (trust) và Chất lượng đồng hành (partner quality) có mối quan hệ rất gần nhau vì sự đồng hành nghĩa là sẵn sàng thực hiện mọi lời hứa Thêm vào đó, sự tin cậy và chất lượng đồng hành thì đã được kết hợp thành một nhân tố trong nghiên cứu của Kressman và cộng sự

Chất lượng quan hệ thương hiệu

Tình yêu và đam mê

Sự phụ thuộc lẫn nhau

Chất lượng đồng hành thương hiệu

Chất lượng quan hệ thương hiệu theo Nguyen và Nguyen bao gồm: sự đam mê (passion), sự tự kết nối (self-connection), sự cam kết (commitment), sự phụ thuộc lẫn nhau (interdependence), sự thân quen (intimacy) và sự tin cậy (trust)

Hình 2.3: Mô hình Chất lượng quan hệ thương hiệu của

Sự đam mê thương hiệu (passtion) phản ánh cảm xúc nồng nhiệt, mạnh mẽ dành cho một thương hiệu cụ thể Người tiêu dùng có tình yêu dành cho thương hiệu sẽ cảm thấy thiếu vắng nếu không sử dụng thương hiệu (Fournier, 1998)

Lòng đam mê thương hiệu làm cho thương hiệu là trở thành duy nhất và rất khó thay thế (Berscheid, 1983)

Sự tự kết nối (self-connnection): phản ánh mức độ mà thương hiệu thể hiện cá tính, những mối quan hệ của chủ thể, bằng cách đó thương hiệu thể hiện một khía cạnh của chính bản thân chủ thể; đơn giản hơn nghĩa là thương hiệu là một

Chất lượng quan hệ thương hiệu

Sự phụ thuộc lẫn nhau

Sự tin cậy phần của bản thân, của cái tôi Sự tự kết nối này của thương hiệu có ý nghĩa hết sức đặc biệt, nó mang lại lợi ích sở hữu cho khách hàng (possession unities), là loại lợi ích thuộc về tâm lý để người sử dụng thể hiện tính cách, phong cách bản thân

Truyền miệng

Truyền miệng (WOM) theo định nghĩa truyền thống là hành vi truyền tải thông tin, người tiêu dùng này cung cấp thông tin cho người tiêu dùng khác

Theo Arndt (1967) thì truyền miệng là thông tin bằng lời nói, từ người này sang người khác giữa một người nhận thông tin và một người cung cấp thông tin đề cập đến một thương hiệu, một sản phẩm hoặc một dịch vụ và mang tính phi thương mại

Theo Merton (1968): truyền miệng là một quá trình ảnh hưởng cá nhân (personal influence), trong đó truyền thông tin giữa cá nhân người gửi và người nhận thông tin làm thay đổi hành vi và thái độ của người nhận thông tin

Người tiêu dùng thường có xu hướng kể về những kinh nghiệm cá nhân với người khác, nhất là khi họ cảm thấy hài lòng hoặc không hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã sử dụng, vì đã là những kinh nghiệm của chính bản thân nên những thông tin mà họ cung cấp rất thuyết phục đối với người nghe Bản thân người tiêu dùng, cũng thường phải tìm hiểu thông tin trước khi quyết định mua sắm, họ thường tìm đến nguồn thông tin rất đáng tin cậy là từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… là những người đã dùng sản phẩm, dịch vụ để được chia sẻ kinh nghiệm, nghe lời khuyên, lời giới thiệu và lặp lại, bắt chước hành vi mua sắm của người tiêu dùng trước đó Murray (1991) kết luận: người tiêu dùng không chỉ thích tìm lời khuyên từ gia đình và bạn bè mà còn coi những thông tin từ truyền miệng là rất đáng tin cậy, còn Derbaix và Vanhamme (2003) khẳng định truyền miệng được công nhận như một nguồn thông tin quan trọng nhất giữa những người tiêu dùng

Truyền miệng có thể dẫn đến sự thay đổi trong phán đoán, đánh giá giá trị và sở thích mua sắm (Arndt, 1967; Bone, 1995; Peterson, 1989) Trong một số ngành thì truyền miệng có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành thái độ, hành vi của người tiêu dùng và là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp

Từ lâu, truyền miệng đã được chấp nhận như một hình thức của chiêu thị (Arndt, 1967; Buttle, 1998; Dye, 2000) Trong kết quả của nhiều nghiên cứu, truyền miệng được đánh giá hiệu quả gấp nhiều lần các công cụ chiêu thị khác như: hiệu quả gấp 2 lần so với quảng cáo trên radio, gấp 4 lần so với bán hàng cá nhân (personal selling), gấp 7 lần so với quảng cáo trên báo và tạp chí (Katz và Lazarsfeld, 1955), gấp 9 lần so với quảng cáo nói chung (Day, 1971)

Một khái niệm quan trọng trong truyền miệng đó là “sự tham gia”

(participation) để chỉ về một hình thức hoặc một mức độ của hành vi mà trong đó người tiêu dùng tham gia vào các mối liên hệ thông qua việc tạo ra hoặc trao đổi những giá trị (value) mà họ tìm kiếm (File và cộng sự, 1992)

Chính vì truyền miệng là truyền thông bằng lời nói, bằng hình thức rỉ tai giữa những người tiêu dùng với nhau, nên bản thân truyền miệng cũng chịu sự tác động từ nhiều yếu tố như: tính cách của người gửi và người nhận thông tin và mối quan hệ giữa họ, bối cảnh mà trong đó những nhân tố thuộc về cá nhân hoặc phi cá nhân tương tác với nhau hoặc đặc điểm của thông điệp truyền tải (Sweeney và cộng sự,

2008) Thông tin có thể bị thêu dệt, làm méo mó đi để phù hợp với những câu chuyện của người kể hoặc thêm thắt tình tiết để cuộc trò chuyện thêm sinh động hấp dẫn, gợi trí tò mò của người nghe Trong một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những thông tin tiêu cực thì thường được nhớ và truyền miệng nhiều hơn những thông tin tích cực theo kiểu “tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa”, ví dụ như một người tiêu dùng cảm thấy hài lòng thì sẽ nói với 3 đến 5 người khác về kinh nghiệm của họ trong khi một người tiêu dùng cảm thấy thất vọng thì sẽ đồn đại với

10 đến 11 người khác về những điều tệ hại (Farber và Wycoff, 1991) Đo lường về truyền miệng cũng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau Một vài nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp khảo sát (survey methodology) như Swan và Oliver (1989) sử dụng thang đo Likert đơn thành phần để đánh giá truyền miệng sau khi mua một chiếc xe hơi mới bằng cách đặt câu hỏi “Bạn có kể những điều tốt nhất hoặc tệ nhất về chiếc xe hơi không?”; Singh (1990) sử dụng thang đo đơn thành phần với câu hỏi “kể với những người bạn của mình và liên hệ về những kinh nghiệm tồi tệ của mình”; Richins (1983) thực hiện đo lường với câu hỏi “kể cho ít nhất một người bạn hoặc một người quen về những điều gây thất vọng”;

Anderson (1998) thì tập trung vào số lượng người được nhận thông tin; Bone

(1992) thì tập trung vào 3 thành phần để chỉ mức độ thường xuyên của thông tin truyền miệng: xảy ra thường xuyên, không xảy ra thường xuyên, và số lượng của những thông tin miệng này diễn ra trong các cuộc nói chuyện

Trong nghiên cứu của mình, Churchill (1979) phát biểu về các khía cạnh của truyền miệng, và trên cơ sở đó Harrison-Walker (2001) đã xây dựng một thang đo có hệ thống để đo lường về truyền thông miệng với 3 thành phần bao gồm: Sự nhiệt tình (enthusiasm), trong đó gồm mức độ thường xuyên (frequency) và số lượng các liên hệ (the number of contacts); Sự chi tiết (detail) /hoặc là được nói đến nhiều hay ít (how much is said); Sự khen ngợi (praise)/ hoặc là sự tán thành của giao tiếp truyền miệng (the favorableness of the WOM communication) Sự tán thành này bao gồm: thuật lại/kể lại những kinh nghiệm thú vị, sâu sắc, mới lạ (relating pleasant, vivid, or novel experiences); khuyên/giới thiệu cho người khác (recommendations to others); thể hiện một cách rõ ràng (conspicuous display) (Anderson, 1998)

File và cộng sự (1992) trong nghiên cứu về truyền miệng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và quy hoạch bất động sản cho rằng, hoạt động truyền miệng được thể hiện và đo lường bằng các yếu tố:

- Gợi ý, khuyên người khác nên sử dụng

- Giới thiệu về công ty cho những người quan tâm

- Kể về những kinh nghiệm của bản thân với mọi người

Trong khi nghiên cứu hoạt động truyền miệng trong lĩnh vực nhà hàng ở Hàn Quốc, Babin và cộng sự (2005) đã đo lường hoạt động truyền miệng bằng các biến:

- Tôi nói những điều tích cực về nhà hàng này với người khác

- Tôi sẽ giới thiệu nhà hàng này cho những người muốn nghe lời khuyên của tôi

- Tôi sẽ khuyến khích bạn bè và người thân đến nhà hàng này.

Đề nghị các giả thuyết nghiên cứu

Khi một khách hàng có lòng đam mê đối với thương hiệu, tức là họ có tình cảm đặc biệt nồng nhiệt đối với thương hiệu, rất yêu mến thương hiệu thì họ thường thích nói nhiều hơn về thương hiệu, thích bày tỏ, thể hiện tình yêu dành cho thương hiệu

Từ lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:

H1: Sự đam mê thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó

Sự tự kết nối của thương hiệu giúp cho chủ thể thể hiện được bản thân, thể hiện cái tôi của bản thân, khi đó việc sử dụng thương hiệu trở thành một nhu cầu để thể hiện cá tính, thương hiệu trở thành một phần của bản thân khách hàng

Trong thực tế, chúng ta có thể nhìn thấy được mối quan hệ này giữa người tiêu dùng với thương hiệu Chính vì thương hiệu giúp cá nhân thể hiện bản thân mình nên người tiêu dùng càng muốn nhiều người biết là mình đang sử dụng thương hiệu, đôi khi cố tình tạo ra nhiều cơ hội để nói cho người khác biết mình đang sử dụng thương hiệu

Từ lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:

H2: Sự tự kết nối của thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó

Sự cam kết đối với một thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó thể hiện lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, lòng trung thành thể hiện khi khách hàng thường xuyên chọn lựa sử dụng một thương hiệu qua thời gian dài mà không có ý định chuyển sang dùng thương hiệu khác, cũng như khó bị thuyết phục từ bỏ thương hiệu Một khách hàng trung thành sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: Thứ nhất, chi phí để giữ một khách hàng trung thành thì thấp hơn nhiều so với chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới; Thứ hai, khách hàng trung thành sẽ dễ bị thuyết phục để sử dụng thêm những sản phẩm khác của cùng thương hiệu, do đó, khách hàng trung thành sẽ là khách hàng mang lại lợi nhuận chính cho doanh nghiệp; cuối cùng, một khách hàng trung thành sẽ thích giới thiệu thương hiệu với những người khác, sẽ giúp thương hiệu quảng bá sản phẩm đến người thân và bạn bè của họ

Từ lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:

H3: Sự cam kết đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó

Nếu giữa thương hiệu và khách hàng đạt được sự gắn bó chặt chẽ thì sẽ luôn tồn tại mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau Chính sự phụ thuộc này làm người tiêu dùng luôn cảm thấy giữa mình với thương hiệu có sự tác động qua lại Những thành công hay thất bại của thương hiệu cũng làm khách hàng cảm thấy tự hào hay trăn trở như thành công hay thất bại của chính mình Khi đó, việc nói về thương hiệu như đang nói về chính mình, chia sẻ những thông tin của chính mình với cộng đồng

Từ lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:

H4: Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người tiêu dùng với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó

Sự thân quen bao gồm cả những hiểu biết sâu sắc về thương hiệu và sự ràng buộc tình cảm với thương hiệu (Kim và cộng sự, 2005) Sự thân quen làm cho thương hiệu trở nên gần gũi với khách hàng, từ đó mà khách hàng luôn đặt sự quan tâm vào thương hiệu, theo dõi từng diễn biến trong tiến trình phát triển của thương hiệu Luôn có sự hiện diện thường trực của thương hiệu trong tâm trí và sự liên tưởng của khách hàng, do đó, trong những câu chuyện giữa người tiêu dùng với nhau, thương hiệu thường xuất hiện và trở thành đề tài chung

Từ lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:

H5: Sự thân quen đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó

Một mối quan hệ lâu bền bao giờ cũng được xây dựng nên từ sự tin tưởng lẫn nhau Sự tin cậy được nhiều tác giả cho rằng rất gần gũi với khái niệm đồng hành thương hiệu (Nguyen và Nguyen, 2011) Sự tin cậy giúp khách hàng có được sự an tâm khi đến và gắn bó với thương hiệu bởi những lời hứa của thương hiệu luôn được thực hiện chu đáo Khi thương hiệu luôn lắng nghe, tôn trọng và thực hiện những lời hứa với khách hàng thì khách hàng cũng sẵn sàng để phản hồi, chia sẻ thông tin với thương hiệu, sự chia sẻ này có thể được thực hiện thông qua giao tiếp trong cộng đồng

Từ lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:

H6: Sự tin cậy đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó.

Mô hình nghiên cứu đề nghị

Dựa trên các giải thuyết trên, tác giả đề nghị mô hình nghiên cứu như sau:

- Biến phụ thuộc trong mô hình: Sự truyền miệng về thương hiệu

- Biến độc lập trong mô hình gồm có: Sự đam mê thương hiệu, Sự tự kết nối của thương hiệu, Cam kết đối với thương hiệu, Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người tiêu dùng với thương hiệu, Sự thân quen đối với thương hiệu, Sự tin cậy đối với thương hiệu

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề nghị

Tóm tắt

Trong chương 2, đã xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, xác định biến phụ thuộc trong mô hình là Sự truyền miệng về thương hiệu và các biến phụ thuộc gồm: Sự đam mê thương hiệu, Sự tự kết nối của thương hiệu, Cam kết đối với thương hiệu, Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người tiêu dùng với thương hiệu, Sự thân quen đối với thương hiệu, Sự tin cậy đối với thương hiệu 6 giả thuyết nghiên cứu gồm: (1) H1: Sự đam mê thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó; (2) H2: Sự tự kết nối của thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó; (3) H3:

Sự cam kết đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó; (4) H4: Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người tiêu dùng với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó; (5) H5:

Sự phụ thuộc lẫn nhau

Sự thân quen đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó; (6) H6: Sự tin cậy đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đã trình bày tại Chương

1 và cơ sở lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu đã được trình bày tại Chương 2, trong Chương 3 sẽ trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và bổ sung, điều chỉnh các thang đo để đo lường các khái niệm nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước:

- Nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo về quan hệ thương hiệu, thang đo truyền miệng; xây dựng và hoàn thiện bản câu hỏi

- Nghiên cứu chính thức định lượng để thu thập, phân tích dữ liệu và kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ định tính là nhằm hiệu chỉnh thang đo về chất lượng quan hệ thương hiệu của Nguyen và Nguyen (2011) và thang đo về sự truyền miệng của File và cộng sự (1992) và xây dựng bản câu hỏi phỏng vấn chính thức trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng Đầu tiên, dựa trên mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bản câu hỏi sơ bộ lần 1

Sau đó, tác giả tổ chức phỏng vấn sâu 20 khách hàng, là những người đã và đang mua sữa bột cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi để thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bản câu hỏi, xây dựng bản câu hỏi lần 2

Sau đó, tổ chức phỏng vấn thử đối với 20 khách hàng nhằm hiệu chỉnh bản câu hỏi, xây dựng bản câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng.

Nghiên cứu định lượng

Không có sự phân biệt giữa các thương hiệu sữa bột, khách hàng có thể tự do bày tỏ quan điểm cá nhân đối với thương hiệu mà họ đang hoặc đã mua

Không phân biệt mục đích khi mua sản phẩm đối với trường hợp mua cho người thân sử dụng và mua làm quà tặng, tuy nhiên, không khảo sát đối với trường hợp mua để bán

Tác giả dùng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ đồng ý của khách hàng đối với từng biến quan sát

3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu Đối tượng khảo sát là khách hàng đang hoặc đã mua sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi tại Việt Nam

Theo Hair và cộng sự (2006) muốn phân tích nhân tố khám phá tốt thì cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu nghiên cứu trên một biến quan sát, và cũng theo Tabachnick và Fidell (1996) thì để tiến hành phân tích hồi qui cho kết quả tốt phải đạt cỡ mẫu theo công thức: n >= 8m + 50 (trong đó n là cỡ mẫu, m là biến độc lập trong mô hình)

Căn cứ vào kết quả điều chỉnh thang đo, nghiên cứu này gồm 25 biến quan sát, do đó, để việc phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui đạt kết quả tốt, cần có 250 mẫu khảo sát

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, dữ liệu được thu thập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Bảng câu hỏi được phát đến đối tượng quan sát và được thu lại sau khi họ điền xong thông tin

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu

Bảng câu hỏi sơ bộ lần 1

Bảng câu hỏi sơ bộ lần 2

Bảng câu hỏi chính thức

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

3.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập xong dữ liệu, các bản câu hỏi được xem xét sơ bộ, loại bỏ những bản không đạt yêu cầu, sau đó tiến hành mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 15.0

Thực hiện phân tích dữ liệu thông qua các công cụ như thống kê mô tả, đồ thị, tần số, kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui,…

Thang đo

3.5.1 Thang đo về chất lượng quan hệ thương hiệu

Từ kết quả nghiên cứu của Fournier (1998), Nguyen và Nguyen (2011) đã điều chỉnh, phát triển thang đo về chất lượng quan hệ thương hiệu gồm 6 thành phần và 18 biến quan sát như sau:

Thành phần Sự đam mê thương hiệu được đo bằng 3 biến quan sát, gồm có:

- Tôi cảm thấy rất thích thú khi nói về X

- Tôi cảm thấy hết sức yêu mến X

- Tôi cảm thấy rất an tâm khi đề cập đến X

Thành phần Sự tự kết nối của thương hiệu được đo bằng 3 biến quan sát, gồm có:

- X giúp tôi thể hiện bản thân

- X phản ánh cá tính của tôi

Thành phần Sự cam kết đối với thương hiệu được đo lường bằng 3 biến quan sát, gồm có:

- Tôi luôn luôn gắn bó với X

- Đối với tôi, X là một thương hiệu không thể thay thế

- Tôi rất trung thành với X

Thành phần Sự phụ thuộc lẫn nhau được đo bằng 3 biến quan sát, gồm có:

- Thành công của X là thành công của tôi

- Tôi cảm thấy xấu hổ khi một ai đó chỉ trích X

- Khi ai đó chỉ trích X, tôi cảm thấy mình bị xúc phạm

Thành phần Sự thân quen đối với thương hiệu được đo lường bằng 3 biến quan sát, gồm có:

- Tôi có sự hiểu biết sâu sắc đối với X

- Tôi có sự đồng cảm sâu sắc đối với X

- Tôi rất có kiến thức về X

Thành phần Sự tin cậy đối với thương hiệu được đo lường bằng 3 biến quan sát, gồm có:

- X có đủ năng lực phân phối những gì X hứa

- Tôi luôn luôn nhận được những gì mà X hứa sẽ cung cấp

- Kinh nghiệm của tôi về X có thấy X không bao giờ hứa những gì mà

Tại nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo quan hệ thương hiệu của Nguyen và Nguyen (2011) vì thang đo này đã được hai tác giả kiểm định tại thị trường Việt Nam qua nghiên cứu định lượng, do đó, phản ánh được những đặc điểm đặc thù của thị trường Tuy nhiên, vì những tính chất khác biệt của sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, loại đối tượng được khảo sát nên tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu 20 khách hàng để hiệu chỉnh thang đo

Kết quả của nghiên cứu định tính được ghi nhận tại Phụ lục 2

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn thử đối với 20 khách hàng và đưa ra bản phỏng vấn chính thức với điều chỉnh sau:

(Ghi chú: X là thương hiệu sữa bột đang xem xét)

- Bổ sung một biến quan sát vào thang đo “Sự đam mê”: Tôi rất hài lòng với chất lượng của X

- Bổ sung 1 biến quan sát vào thang đo “ Sự tự kết nối”: X giúp tôi thể hiện sự hiểu biết

- Bổ sung 1 biến quan sát vào thang đo “Sự cam kết”: Tôi không mua sản phẩm nào khác ngoài X

- Bổ sung 1 biến quan sát vào thang đo “Sự tin cậy”: Một cách chung nhất, tôi rất tin tưởng vào chất lượng của X

Thang đo được hiệu chỉnh như sau (các biến bổ sung được in nghiêng):

PS1: Tôi cảm thấy rất thích thú khi nói về X

PS2: Tôi cảm thấy hết sức yêu mến X

PS3: Tôi cảm thấy rất an tâm khi đề cập đến X

PS4: Tôi rất hài lòng với chất lượng của X

Sự tự kết nối (SC)

SC1: X giúp tôi thể hiện bản thân

SC2: X phản ánh cá tính của tôi

SC3: X giúp tôi nổi bật

SC4: X giúp tôi thể hiện sự hiểu biết

CM1: Tôi luôn luôn gắn bó với X CM2: Đối với tôi, X là một thương hiệu không thể thay thế

CM3: Tôi rất trung thành với X

CM4: Tôi không mua sản phẩm nào khác ngoài X

Sự phụ thuộc lẫn nhau (ID)

ID1: Thành công của X là thành công của tôi

ID2: Tôi cảm thấy xấu hổ khi một ai đó chỉ trích X

ID3: Khi ai đó chỉ trích X, tôi cảm thấy mình bị xúc phạm

IM1: Tôi có sự hiểu biết sâu sắc đối với X

IM2: Tôi có sự đồng cảm sâu sắc đối với X

IM3: Tôi rất có kiến thức về X

TR1: X có đủ năng lực phân phối những gì X hứa

TR2: Tôi luôn luôn nhận được những gì mà X hứa sẽ cung cấp

TR3: Kinh nghiệm của tôi về X có thấy X không bao giờ hứa những gì mà X không thể thực hiện

TR4: Một cách chung nhất, tôi rất tin tưởng vào chất lượng của X

3.5.2 Thang đo về sự truyền miệng

File và cộng sự (1992) trong nghiên cứu về sự truyền miệng trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và quy hoạch bất động sản cho rằng, hoạt động truyền miệng được thể hiện và đo lường bằng các yếu tố:

- Gợi ý, khuyên người khác nên sử dụng

- Giới thiệu về công ty cho những người quan tâm

- Kể về những kinh nghiệm của bản thân với mọi người

Do đó, khi tác giả sử dụng thang đo này thì việc điều chỉnh là cần thiết để việc đo lường phù hợp với ngành sản phẩm thay vì ngành dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm sữa bột trẻ em và thị trường đặc thù của Việt Nam

Thông qua thảo luận và phỏng vấn thử, tác giả giữ nguyên các biến của thang đo Sự truyền miệng:

W1: Tôi khuyên người khác nên sử dụng X

W2: Tôi giới thiệu X cho những người quan tâm hoặc muốn nghe lời khuyên của tôi

W3: Tôi kể với mọi người về những kinh nghiệm của bản thân khi sử dụng

Tóm tắt

Trong chương 3 đã trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và kết quả khảo sát định tính để bổ sung, điều chỉnh các thang đo về Chất lượng quan hệ thương hiệu và Sự truyền miệng Bổ sung 4 biến quan sát so với thang đo gốc gồm: (1) PS4: Tôi rất hài lòng với chất lượng của X; (2) SC4: X giúp tôi thể hiện sự hiểu biết; (3) CM4: Tôi không mua sản phẩm nào khác ngoài X; (4) TR4: Một cách chung nhất, tôi rất tin tưởng vào chất lượng của X.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Trong chương này, sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát định lượng Những nội dung chính của chương gồm: kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui để đánh giá sự tác động của các thành phần chất lượng quan hệ thương hiệu vào sự Truyền miệng trong thị trường sữa bột trẻ em ở Việt Nam.

Đặc điểm mẫu khảo sát

Để đạt được kích thước mẫu dự tính là 250, tác giả đã phát ra 260 bảng khảo sát, thu về được 254 mẫu Tuy nhiên, sau khi gạn lọc đối tượng và loại bỏ những mẫu có nhiều ô trống, tác giả có được 247 mẫu để đưa vào phân tích Dữ liệu được mã hóa, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 15.0

Trong số 247 mẫu khảo sát, về giới tính: 155 người là nữ (62.8%) và 92 nam (37.2%); về độ tuổi: 19 người có độ tuổi 20 đến 25 (7.7%), 136 người có độ tuổi

26 đến 35 (55.1%), 56 người có độ tuổi 36 đến 40 (22.7%), 36 người có độ tuổi 41 đến 50 (14.6%); về đơn vị công tác: có 10 người chưa đi làm (4.0%), 19 người là nội trợ (7.7%), 105 người thuộc cơ quan, doanh nghiệp nhà nước (42.5%), 33 người đang làm trong công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam hoặc kinh tế hộ gia đình (13.4%), 59 người đang làm tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (23.9%), 21 người làm ở những đơn vị khác (8.5%); về trình độ học vấn: 15 người đã qua trung học cơ sở (6.1%), 27 người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (10.9%), 46 người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng (18.6%), 159 người tốt nghiệp đại học và sau đại học (64.4%); về thu nhập hàng tháng: 82 người có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng (33.2%), 47 người có mức thu nhập trong khoảng từ 3,1-5 triệu đồng/tháng (19.0%), 23 người có mức thu nhập trong khoảng từ 5,1-

7 triệu đồng/tháng (9.3%), 59 người có mức thu nhập trong khoảng từ 7,1-10 triệu

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu n$7 Tần số Tỷ lệ (%)

- Đại học, sau đại học

Thu nhập (triệu đồng/tháng)

- Cơ quan, doanh nghiệp nhà nước

- Công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam hoặc kinh tế hộ gia đình

- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Trong số 247 mẫu khảo sát, người tiêu dùng sử dụng nhiều thương hiệu sữa khác nhau, nhiều nhất là Vinamilk (27.5%) kế đến là Abbott (24.7%), FrieslandCampina (19.4%), Nestlé (13.8%), Dumex (9.3%), Mead Johnson (2.8%), Nutifood (2.4%)

Bảng 4.2: Tần suất và tỷ lệ các thương hiệu được khảo sát

Thương hiệu Tần suất Tỷ lệ (%)

Kiểm định thang đo

Như đã trình bày ở Chương III, tác giả đã sử dụng thang đo Chất lượng quan hệ thương hiệu gồm 6 thành phần chính: Sự đam mê thương hiệu đo lường bằng 4 biến quan sát ký hiệu từ PS1 đến PS4, Sự tự kết nối của thương hiệu đo lường bằng 4 biến quan sát ký hiệu từ SC1 đến SC4, Sự cam kết đối với thương hiệu đo lường bằng 4 biến quan sát ký hiệu từ CM1 đến CM4, Sự phụ thuộc lẫn nhau của thương hiệu đo lường bằng 3 biến quan sát ký hiệu từ ID1 đến ID3, Sự thân quen đối với thương hiệu đo lường bằng 3 biến quan sát ký hiệu từ IM1 đến

IM3, Sự tin cậy đối với thương hiệu đo lường bằng 4 biến quan sát ký hiệu từ TR1 đến TR4; và thang đo Sự truyền miệng được đo lường bằng 3 biến quan sát ký hiệu từ W1 đến W3

Hệ số Cronbach’s alpha là phép kiểm định mức độ chặt chẽ, mạch lạc giữa bộ thang đo nhằm loại bỏ những biến quan sát, những thang đo không đạt Theo qui ước thì một tập họp các mục hỏi được đánh giá là tốt phải có hệ số Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần 1, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s alpha từ 0.6 là dùng được trong trường hợp khái niệm cần đo lường là mới hoặc là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, chỉ giữ lại những biến quan sát có hệ số alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo

Sự đam mê thương hiệu

Thang đo PS, Cronbach’s alpha= 0.885

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

PS4 11.38 3.807 728 861 Ở thang đo Sự đam mê thương hiệu, Cronbach’s alpha là 0.885, tương quan biến - tổng của tất cả các biến đều từ 0.726 trở lên, Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số alpha 0.885 Như vậy, đây là thang đo tốt, tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo

Sự tự kết nối của thương hiệu

Thang đo SC, Cronbach’s alpha= 0.899

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

SC4 8.17 9.117 578 935 Ở thang đo Sự tự kết nối của thương hiệu, Cronbach’s alpha là 0.899, tương quan biến - tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 Tuy nhiên, biến SC4 có tương quan biến tổng thấp nhất 0.578, trong khi các biến khác đều từ 0.819 trở lên, Cronbach’s alpha nếu loại biến SC4 sẽ tăng lên 0.935, như vậy biến SC4 sẽ bị loại,

3 biến còn lại từ SC1 đến SC3 sẽ được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá

Kiểm định lại thang đo sau khi loại biến SC4 cho kết quả như sau:

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự tự kết nối của thương hiệu đã loại biến SC4

Thang đo SC, Cronbach’s alpha= 0.935

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự cam kết đối với thương hiệu

Thang đo CM, Cronbach’s alpha= 0.898

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

CM4 9.94 6.761 766 877 Ở thang đo Sự cam kết đối với thương hiệu, Cronbach’s alpha là 0.898, tương quan biến - tổng của tất cả các biến đều từ 0.726 trở lên, Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số alpha 0.898 Như vậy, đây là thang đo tốt, tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự phụ thuộc lẫn nhau của thương hiệu

Thang đo ID, Cronbach’s alpha= 0.867

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

ID3 5.59 4.113 0.774 789 Ở thang đo Sự phụ thuộc lẫn nhau của thương hiệu, Cronbach’s alpha là 0.867; Tương quan biến - tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3, Cronbach’s alpha nếu loại biến ID1 sẽ tăng lên 0.909 Tuy nhiên, xét thấy hệ số alpha đạt 0.867 là tốt, tác giả giữ lại tất cả các biến để phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự thân quen đối với thương hiệu

Thang đo IM, Cronbach’s alpha= 0.825

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

IM3 6.55 2.151 569 779 Ở thang đo Sự thân quen đối với thương hiệu, Cronbach’s alpha là 0.825, tương quan biến - tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3, Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số alpha 0.825 Như vậy, đây là thang đo tốt, tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự tin cậy đối với thương hiệu

Thang đo TR, Cronbach’s alpha= 0.868

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến TR1

TR4 10.46 4.965 665 853 Ở thang đo Sự tin cậy đối với thương hiệu, Cronbach’s alpha là 0.868, tương quan biến - tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3, thấp nhất là 0.665, Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số alpha 0.868 Như vậy, đây là thang đo tốt, tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự truyền miệng

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

W3 7.61 2.093 0.717 0.828 Ở thang đo Sự tin cậy đối với thương hiệu, Cronbach’s alpha là 0.863, tương quan biến - tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3, Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số alpha 0.863 Như vậy, đây là thang đo tốt, tất cả các biến đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.11: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các thang đo

Tương quan biến- tổng nhỏ nhất

1 Sự đam mê thương hiệu

2 Sự tự kết nối của thương hiệu (SC) 4

3 Sự cam kết đối với thương hiệu (CM) 4 0 0.898 0.726

4 Sự phụ thuộc lẫn nhau của thương hiệu (ID) 3 0 0.867 0.645

5 Sự thân quen đối với thương hiệu (IM) 3 0 0.825 0.569

6 Sự tin cậy đối với thương hiệu (TR) 4 0 0.868 0.665

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm định các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, có 1 biến quan sát bị loại (SC4), còn lại 24 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố

Khi tiến hành phân tích nhân tố, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

- Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 (Hair và cộng sự, 2006)

- Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loadings) ≥ 0.5 Biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2006)

- Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%

- Thứ tư, hệ số Eigenvalue có giá trị ≥ 1 (Anderson và Gerbing, 1988)

- Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003)

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá của thang đo Chất lượng quan hệ thương hiệu Đặt giả thuyết H 0 là 21 biến quan sát của Thang đo Chất lượng quan hệ thương hiệu không có mối tương quan với nhau

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig=.000), hệ số KMO là 0.830 > 0.5, điều này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy ở mức Eigenvalue bằng 1.110, với phương pháp rút trích nhân tố Principal Component, sử dụng phép quay Varimax, cho phép 4 nhân tố được rút trích từ 21 biến quan sát và phương sai trích được là 74.579%, các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, thấp nhất là 0.522, mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều ≥ 0.3 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố

Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố của Thang đo

Chất lượng quan hệ thương hiệu

Biến quan sát Nhân tố Đặt tên nhân tố

PS1 817 Đam mê thương hiệu (kí hiệu: PS)

Sự tự thể hiện của thương hiệu (kí hiệu: SE)

Sự cam kết đối với thương hiệu (kí hiệu: CM)

Sự thân quen, tin cậy đối với thương hiệu (kí hiệu: IMTR)

Eigenvalue 9.835 2.947 1.771 1.110 Phương sai trích 46.832 60.863 69.294 74.579 Cronbach’s alpha 0.924 0.898 0.897 0.885

Từ kết quả phân tích nhân tố, cho phép rút ra 4 nhân tố:

Nhân tố thứ nhất: được đo bằng 6 biến quan sát:

- SC1: X giúp tôi thể hiện bản thân

- SC2: X phản ánh cá tính của tôi

- SC3: X giúp tôi nổi bật

- ID1: Thành công của X là thành công của tôi

- ID2: Tôi cảm thấy xấu hổ khi một ai đó chỉ trích X

- ID3: Khi ai đó chỉ trích X, tôi cảm thấy mình bị xúc phạm

Nhân tố thứ nhất được đặt tên là Sự tự thể hiện của thương hiệu, kí hiệu là

Nhân tố thứ hai: được đo bằng 4 biến quan sát:

- CM1: Tôi luôn luôn gắn bó với X

- CM2: Đối với tôi, X là một thương hiệu không thể thay thế

- CM3: Tôi rất trung thành với X

- CM4: Tôi không mua sản phẩm nào khác ngoài X

Nhân tố thứ hai được đặt tên là Sự cam kết đối với thương hiệu, kí hiệu là CM

Nhân tố thứ ba: được đo bằng 7 biến quan sát

- IM1: Tôi có sự hiểu biết sâu sắc đối với X

- IM2: Tôi có sự đồng cảm sâu sắc đối với X

- IM3: Tôi rất có kiến thức về X

- TR1: X có đủ năng lực phân phối những gì X hứa

- TR2: Tôi luôn luôn nhận được những gì mà X hứa sẽ cung cấp

- TR3: Kinh nghiệm của tôi về X có thấy X không bao giờ hứa những gì mà X không thể thực hiện

- TR4: Một cách chung nhất, tôi rất tin tưởng vào chất lượng của X

Nhân tố thứ ba được đặt tên là Sự thân quen, tin cậy đối với thương hiệu, kí hiệu là IMTR

Nhân tố thứ tư: được đo bằng 4 biến quan sát

- PS1: Tôi cảm thấy rất thích thú khi nói về X

- PS2: Tôi cảm thấy hết sức yêu mến X

- PS3: Tôi cảm thấy rất an tâm khi đề cập đến X

- PS4: Tôi rất hài lòng với chất lượng của X

Nhân tố thứ tư được đặt tên là Sự đam mê thương hiệu, kí hiệu là PS

4.4.2 Phân tích EFA đối với thang đo Sự truyền miệng Đặt giả thuyết H 0 là 3 biến quan sát của Thang đo sự truyền miệng không có mối tương quan với nhau

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig=.000), hệ số KMO là 0.727 > 0.5, điều này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy ở mức Eigenvalue bằng 2.355, với phương pháp rút trích nhân tố Principal Component, cho phép 1 nhân tố được rút trích từ 3 biến quan sát và phương sai trích được là 78.511%, các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, thấp nhất là 0.873

Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố của Thang đo Sự truyền miệng Biến quan sát Nhân tố Đặt tên nhân tố

Sự truyền miệng (kí hiệu: WOM)

Phương sai trích 78.511 Cronbach’s alpha 0.863

Từ kết quả phân tích nhân tố, cho phép rút ra 1 nhân tố đặt tên là Truyền miệng, kí hiệu là WOM, được đo lường bằng 3 biến quan sát:

- W1: Tôi khuyên người khác nên sử dụng X

- W2: Tôi giới thiệu X cho những người quan tâm hoặc muốn nghe lời khuyên của tôi

- W3: Tôi kể với mọi người về những kinh nghiệm của bản thân khi sử dụng

4.4.3 Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo mới

Tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để khẳng định lại mức độ chặt chẽ, mạch lạc của các biến quan sát trong thang đo mới, chỉ giữ lại những biến quan sát có hệ số alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 và hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3

Kết quả kiểm định cho thấy thang đo mới đều đạt yêu cầu, tất cả các biến quan sát được giữ lại phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo

4.4.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, cho thấy có sự gộp thành phần Sự tự kết nối và Sự phụ thuộc lẫn nhau thành một nhân tố, tác giả đặt tên cho nhân tố mới là Sự tự thể hiện của thương hiệu Trong khi tiến hành nghiên cứu định tính, phần lớn khách hàng được phỏng vấn đánh giá khá tương đồng về Sự tự kết nối và Sự phụ thuộc lẫn nhau của thương hiệu Về cơ bản, Sự tự kết nối và Sự phụ thuộc lẫn nhau đều cho thấy thương hiệu thể hiện một số khía cạnh thuộc về cái tôi của khách hàng, phản ánh một phần tâm lý, tình cảm của khách hàng và ngược lại khách hàng cũng coi thương hiệu là một phần của bản thân mình, gắn liền không tách rời mình Chính điều này làm khách hàng và thương hiệu gắn chặt nhau, tác động qua lại lẫn nhau Như vậy, Sự tự kết nối và Sự phụ thuộc lẫn nhau có điểm chung cơ bản Do đó, Sự tự kết nối và Sự phụ thuộc lẫn nhau gộp thành một nhân tố là tương đối phù hợp và có thể được chấp nhận

Cũng từ kết quả phân tích EFA, cho thấy có sự gộp thành phần Sự thân quen và Sự tin cậy thành một nhân tố, tác giả đặt tên là Sự thân quen, tin cậy Chúng ta đều biết rằng bất cứ mối quan hệ chân thành nào cũng đều bắt đầu bằng sự tin tưởng, tin cậy lẫn nhau, mối quan hệ khách hàng-thương hiệu cũng tương tự, khi thương hiệu đã tạo được uy tín trong lòng khách hàng bằng việc thực hiện chu đáo những lời hứa của mình với khách hàng, khách hàng sẽ cảm thấy rất tin vào thương hiệu và muốn thiết lập mối quan hệ lâu bền với thương hiệu, mối quan hệ này tất yếu dẫn đến sự thân quen, sự hiểu biết và đồng cảm sâu sắc đối với thương hiệu Bên cạnh đó, sự hiểu biết sâu sắc đối với thương hiệu bao gồm cả sự hiểu biết về những lời hứa và sự thực hiện lời hứa của thương hiệu Từ những lý do trên, tác giả cho rằng sự gộp thành phần Sự thân quen và Sự tin cậy là có thể được chấp nhận

Như vậy, từ thang đo chất lượng quan hệ thương hiệu 6 thành phần của Nguyen và Nguyen (2011), thông qua kết quả phân tích nhân tố khám phá, tác giả đã hiệu chỉnh thang đo còn 4 thành phần với 21 biến quan sát, gồm: Sự tự thể hiện của thương hiệu (6 biến quan sát), Sự cam kết đối với thương hiệu (4 biến quan sát), Sự thân quen, tin cậy (7 biến quan sát), Sự đam mê thương hiệu (4 biến quan sát) Thang đo Sự truyền miệng vẫn gồm 1 thành phần với 3 biến quan sát

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau:

Sự tự thể hiện (SE)

Sự thân quen, tin cậy (IMTR)

H1: Sự tự thể hiện của thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó

H2: Sự cam kết đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó

H3: Sự thân quen, tin cậy đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó

H4: Sự đam mê thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó.

Phân tích hồi qui tuyến tính

Ở trên, chúng ta đã đặt ra giả thuyết là có sự tương quan giữa các thành phần của chất lượng quan hệ thương hiệu và sự truyền miệng về thương hiệu đó Do đó, để xác định sự tương quan này có tuyến tính hay không và mức độ quan trọng của từng nhân tố trong sự tác động đến hoạt động truyền miệng, phương pháp phân tích hồi qui được sử dụng

Trong phân tích hồi qui, 4 biến độc lập gồm: Sự tự thể hiện (SE), Sự cam kết (CM) và Sự thân quen, tin cậy (IMTR), Sự đam mê (PS), 1 biến phụ thuộc là Sự truyền miệng (WOM)

Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp Enter) với phần mềm SPSS 15.0 Mô hình của phân tích hồi qui là:

WOM = β 1 SE + β 2 CM + β 3 IMTR + β 1 PS

4.5.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Hệ số R 2 thường được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đối với dữ liệu, với nguyên tắc R 2 cànggần 1 thì mô hình đã xây dựng càng phù hợp với tập dữ liệu mẫu

Trong mô hình này, có R 2 là 0.709, cho thấy mô hình này là phù hợp, R 2 điều chỉnh là 0.704 (nhỏ hơn R 2 ), do đó, dùng R 2 điều chỉnh để đánh giá sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Mô hình hồi qui phù hợp với tập dữ liệu ở độ tin cậy 95% (Kết quả thống kê F trong mô hình có sig = 000)

4.5.2 Ý nghĩa của hệ số hồi qui Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi qui

Hệ số chưa điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh t Sig

Sự tự thể hiện (SE) 111 024 162 4.663 000

Sự thân quen, tin cậy

Kết quả cho thấy, cả 4 yếu tố: Sự tự thể hiện, Sự cam kết, Sự thân quen, tin cậy, và Sự đam mê đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình (sig = 000), hệ số beta lần lượt là 0.162, 0.607, 0.241, 0.507 Điều này có nghĩa là, ở độ tin cậy 95%, khi yếu tố Sự tự thể hiện thay đổi 1 đơn vị sẽ làm Sự truyền miệng về thương hiệu thay đổi 0.162 đơn vị, khi yếu tố Sự cam kết thay đổi 1 đơn vị sẽ làm Sự truyền miệng về thương hiệu thay đổi 0.607 đơn vị, khi yếu tố Sự thân quen, tin cậy thay đổi 1 đơn vị sẽ làm Sự truyền về thương hiệu thay đổi 0.241 đơn vị và khi yếu tố Sự đam mê thay đổi 1 đơn vị sẽ làm Sự truyền về thương hiệu thay đổi 0.507 đơn vị Như vậy, trong 4 nhân tố tác động đến truyền miệng thì hai nhân tố Sự cam kết đối với thương hiệu và Sự đam mê thương hiệu tác động mạnh nhất

Phương trình hồi qui tuyến tính được thể hiện như sau:

Mô hình về mối quan hệ giữa yếu tố Chất lượng quan hệ thương hiệu tác động đến Sự truyền miệng về thương hiệu được thể hiện lại như sau:

Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi qui

Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết

4.6.1 Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi

Một cách đơn giản để thực hiện kiểm định này là vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa, phần dư đã chuẩn hóa được thể hiện trên trục tung và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa được thể hiện trên trục hoành Nếu giả định quan hệ tuyến tính và phương sai không thay đổi thỏa mãn thì phần dư sẽ phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị

Kết quả cho thấy, phần dư đã chuẩn hóa phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị, không tạo thành hình dạng nhất định nào, như vậy, giá trị dự đoán và phần dư độc

Sự tự thể hiện (SE)

Sự thân quen, tin cậy (IMTR)

Truyền miệng lập nhau và phương sai của phần dư không thay đổi Mô hình hồi qui là phù hợp

4.6.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Có nhiều lý do làm phần dư không phân phối chuẩn như: số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích, phương sai không phải là hằng số hoặc sử dụng sai mô hình,… Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ kỳ vọng phần dư phân phối gần chuẩn vì luôn có sự chênh lệch do lấy mẫu Có 2 cách thường sử dụng để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư Cách thứ nhất là vẽ đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa, nếu đồ thị có dạng đường cong phân phối chuẩn nằm chồng lên biểu đồ tần số và có Mean xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn xấp xỉ 1 thì xem như phần dư có phân phối gần chuẩn Cách thứ hai là vẽ đồ thị P-P plot, đồ thị này thể hiện các giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến phần dư theo các phân vị của phân phối chuẩn Nếu trên đồ thị P-P plot các điểm này không nằm quá xa đường thẳng của phân phối chuẩn thì có thể xem như phần dư có phân phối gần chuẩn Ở nghiên cứu này, đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa có dạng đường cong phân phối chuẩn, giá trị Mean xấp xỉ bằng 0 (3.82 -15 ) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (0.992) Như vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, 4 nhân tố thuộc Chất lượng quan hệ thương hiệu (gồm: Sự tự thể hiện của thương hiệu; Sự cam kết đối với thương hiệu; Sự thân quen, tin cậy đối với thương hiệu; Sự đam mê thương hiệu) được đặt giả thuyết là có mối quan hệ tác động cùng chiều đến Sự truyền miệng về thương hiệu

Sau khi tiến hành phân tích hồi qui bội, cho thấy cả bốn nhân tố Sự tự thể hiện của thương hiệu, Sự cam kết đối với thương hiệu, Sự thân quen, tin cậy đối với thương hiệu, Sự đam mê thương hiệu đều có sự tác động cùng chiều đến hoạt động Sự truyền miệng về thương hiệu Do đó, cả bốn giả thuyết: H1 (Sự tự thể hiện của thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó), H2 (Sự cam kết đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó), H3 (Sự thân quen, tin cậy đối với thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó), H4 (Sự đam mê thương hiệu có mối quan hệ thuận chiều với sự truyền miệng về thương hiệu đó) đều được chấp nhận.

Phân tích đánh giá của khách hàng về các nhân tố chất lượng quan hệ thương hiệu

Bảng 4.15: Giá trị trung bình các yếu tố Chất lượng quan hệ thương hiệu

Yếu tố Giá trị trung bình

Sự tự thể hiện (SE) 2.7240

Sự thân quen, tin cậy (IMTR) 3.5090

Từ kết quả phân tích hồi qui và phân tích giá trị trung bình cho thấy:

Yếu tố Sự cam kết đối với thương hiệu (CM) có tác động mạnh nhất đến Sự truyền miệng về thương hiệu (beta = 0.415), đồng thời yếu tố này cũng được khách hàng đánh giá ở mức khá (giá trị trung bình là 3.2925)

Yếu tố Sự đam mê thương hiệu (PS) cũng tác động mạnh đến Sự truyền miệng (beta = 0.347), đồng thời yếu tố này cũng được khách hàng đánh giá cao nhất (giá trị trung bình là 3.8796)

Yếu tố Sự thân quen, tin cậy đối với thương hiệu (IMTR) cũng cho thấy có tác động cùng chiều đến Sự truyền miệng về thương hiệu và cũng được khách hàng đánh giá cao (giá trị trung bình là 3.5090)

Yếu tố Sự tự thể hiện của thương hiệu (SE) bị khách hàng đánh giá thấp, dưới điểm trung bình của thang đo (giá trị trung bình là 2.7240) Điều này cho thấy phần lớn khách hàng không đồng tình với yếu tố này của chất lượng quan hệ thương hiệu

4.9 Phân tích mức độ Truyền miệng giữa các thương hiệu sữa

Kết quả phân tích giá trị trung bình yếu tố truyền miệng giữa các thương hiệu sữa cho thấy hầu hết các thương hiệu được khảo sát đều được khách hàng truyền miệng khá tốt, đều trên mức trung bình của thang đo (giá trị trung bình là 3.7409), trong đó, cao nhất là thương hiệu Dumex (3.8116) và thấp nhất là Mead Johnson (3.2857)

Hình 4.3: Giá trị trung bình yếu tố Truyền miệng giữa các thương hiệu

4.10 Tóm tắt Ở chương 4, đã trình bày kết quả việc kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi qui các nhân tố của Chất lượng quan hệ khách hàng-thương hiệu ảnh hưởng đến Sự truyền miệng thương hiệu

Kết quả kiểm định các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, có 1 biến quan sát bị loại, còn lại 24 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, có 4 nhân tố được rút ra từ thang đo Chất lượng quan hệ thương hiệu và 1 nhân tố được rút ra từ thang đo về Sự truyền miệng Giả thuyết và mô hình nghiên cứu được điều chỉnh tương ứng với các nhân tố được rút ra

Phương trình hồi qui cho thấy, ở độ tin cậy 95%, Sự truyền miệng được tác động mạnh bởi hai nhân tố Sự đam mê thương hiệu và Sự cam kết đối với thương hiệu, trong đó yếu tố Sự cam kết đối với thương hiệu có tác động mạnh nhất, hai nhân tố Sự tự thể hiện của thương hiệu và Sự thân quen, tin cậy đối với thương hiệu cũng có tác động thuận chiều đến sự truyền miệng về thương hiệu nhưng yếu hơn Đây là gợi ý cho các doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược marketing của mình.

Tóm tắt

Ở chương 4, đã trình bày kết quả việc kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi qui các nhân tố của Chất lượng quan hệ khách hàng-thương hiệu ảnh hưởng đến Sự truyền miệng thương hiệu

Kết quả kiểm định các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, có 1 biến quan sát bị loại, còn lại 24 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, có 4 nhân tố được rút ra từ thang đo Chất lượng quan hệ thương hiệu và 1 nhân tố được rút ra từ thang đo về Sự truyền miệng Giả thuyết và mô hình nghiên cứu được điều chỉnh tương ứng với các nhân tố được rút ra

Phương trình hồi qui cho thấy, ở độ tin cậy 95%, Sự truyền miệng được tác động mạnh bởi hai nhân tố Sự đam mê thương hiệu và Sự cam kết đối với thương hiệu, trong đó yếu tố Sự cam kết đối với thương hiệu có tác động mạnh nhất, hai nhân tố Sự tự thể hiện của thương hiệu và Sự thân quen, tin cậy đối với thương hiệu cũng có tác động thuận chiều đến sự truyền miệng về thương hiệu nhưng yếu hơn Đây là gợi ý cho các doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược marketing của mình.

Ngày đăng: 29/11/2022, 21:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các sản phẩm sữa ở Việt Nam - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Hình 1.1. Các sản phẩm sữa ở Việt Nam (Trang 11)
Hình 1.2: Thị phần sữa bột trẻ em năm 2009 - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Hình 1.2 Thị phần sữa bột trẻ em năm 2009 (Trang 12)
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa sản phẩm và thương hiệu theo quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa sản phẩm và thương hiệu theo quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại (Trang 20)
Hình 2.2: Mơ hình Chất lượng quan hệ thương hiệu của Fournier (1998) - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Hình 2.2 Mơ hình Chất lượng quan hệ thương hiệu của Fournier (1998) (Trang 23)
Hình 2.3: Mơ hình Chất lượng quan hệ thương hiệu của Nguyen và Nguyen (2011)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Hình 2.3 Mơ hình Chất lượng quan hệ thương hiệu của Nguyen và Nguyen (2011) (Trang 24)
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề nghị - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu đề nghị (Trang 32)
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứuCơ sở lý thuyết  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứuCơ sở lý thuyết (Trang 36)
- Chưa đi làm - Nội trợ   - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
h ưa đi làm - Nội trợ (Trang 42)
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 4.2: Tần suất và tỷ lệ các thương hiệu được khảo sát - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.2 Tần suất và tỷ lệ các thương hiệu được khảo sát (Trang 43)
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự đam mê thương hiệu  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự đam mê thương hiệu (Trang 44)
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự tự kết nối của thương hiệu  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự tự kết nối của thương hiệu (Trang 45)
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự tự kết nối của thương hiệu đã loại biến SC4  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự tự kết nối của thương hiệu đã loại biến SC4 (Trang 45)
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự phụ thuộc lẫn nhau của thương hiệu  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự phụ thuộc lẫn nhau của thương hiệu (Trang 46)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự cam kết đối với thương hiệu  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự cam kết đối với thương hiệu (Trang 46)
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự thân quen đối với thương hiệu  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự thân quen đối với thương hiệu (Trang 47)
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự tin cậy đối với thương hiệu  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự tin cậy đối với thương hiệu (Trang 47)
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự truyền miệng  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của thang đo Sự truyền miệng (Trang 48)
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Trang 49)
Bảng 4.11: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các thang đo - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.11 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các thang đo (Trang 49)
Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố của Thang đo Chất lượng quan hệ thương hiệu  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.12 Kết quả phân tích nhân tố của Thang đo Chất lượng quan hệ thương hiệu (Trang 51)
Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố của Thang đo Sự truyền miệng - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố của Thang đo Sự truyền miệng (Trang 53)
4.4.2. Phân tích EFA đối với thang đo Sự truyền miệng - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
4.4.2. Phân tích EFA đối với thang đo Sự truyền miệng (Trang 53)
Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau: - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
h ình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau: (Trang 55)
Trong mơ hình này, có R2 là 0.709, cho thấy mơ hình này là phù hợp, R2 điều chỉnh là 0.704 (nhỏ hơn R2), do đó, dùng R2  điều chỉnh để đánh giá sẽ an toàn hơn  vì  nó  khơng  thổi  phồng  mức  độ  phù  hợp  của  mơ  hình  (Hồng  Trọng  và  Chu  Nguyễn Mộn - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
rong mơ hình này, có R2 là 0.709, cho thấy mơ hình này là phù hợp, R2 điều chỉnh là 0.704 (nhỏ hơn R2), do đó, dùng R2 điều chỉnh để đánh giá sẽ an toàn hơn vì nó khơng thổi phồng mức độ phù hợp của mơ hình (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộn (Trang 57)
Mơ hình về mối quan hệ giữa yếu tố Chất lượng quan hệ thương hiệu tác động đến Sự truyền miệng về thương hiệu được thể hiện lại như sau:  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
h ình về mối quan hệ giữa yếu tố Chất lượng quan hệ thương hiệu tác động đến Sự truyền miệng về thương hiệu được thể hiện lại như sau: (Trang 58)
Bảng 4.15: Giá trị trung bình các yếu tố Chất lượng quan hệ thương hiệu - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Bảng 4.15 Giá trị trung bình các yếu tố Chất lượng quan hệ thương hiệu (Trang 60)
Hình 4.3: Giá trị trung bình yếu tố Truyền miệng giữa các thương hiệu - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của chất lượng mối quan hệ khách hàng thương hiệu vào sự truyền miệng nghiên cứu thị trường sữa bột trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở việt nam luận văn thạc sĩ
Hình 4.3 Giá trị trung bình yếu tố Truyền miệng giữa các thương hiệu (Trang 61)