1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ

62 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Với Ngành Trồng Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Và Các Giải Pháp Thích Ứng
Tác giả Nguyễn Thị Yến
Người hướng dẫn Thầy Đinh Công Khải
Trường học Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 2,01 MB

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT LUẬN VĂN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • CHƯƠNG 1: CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    • 1.1 BỐI CẢNH

    • 1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    • 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    • 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    • 1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    • 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN

  • CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH

    • 2.1 KHUNG PHÂN TÍCH VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

    • 2.2 PHƯƠNG PHÁP GIS

    • 2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH

  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI NGÀNH TRỒNG LÚA DO NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG

    • 3.1 BẰNG CHỨNG VỀ BIỂU HIỆN NƯỚC BIỂN DÂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    • 3.2 THIỆT HẠI NGÀNH TRỒNG LÚA DO TÁC ĐỘNG NƯỚC BIỂN DÂNG

    • 3.3 NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH TRỒNG LÚA VỚI TÁC ĐỘNG NƯỚC BIỂN DÂNG

    • 3.4 TỔN THƯƠNG CỦA NGÀNH TRỒNG LÚA VỚI TÁC ĐỘNG NƯỚC BIỂN DÂNG

  • CHƯƠNG 4: KIẾN GHỊ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI ĐBKH CHO NGÀNH TRỒNG LÚA VÙNG ĐBSCL

    • 4.1 GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH

    • 4.2 GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH

  • KẾT LUẬN

  • GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC 1: CHỈ SỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỚI BĐKH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÁ Ở CÁC QUỐC GIA

  • PHỤ LỤC 2: CƠ CẤU CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA VÙNG ĐBSCL ( GIÁ THỰC TẾ)

  • PHỤ LỤC 3: DỰ TÓAN THU CHI NGÂN SÁCH CỦA ĐBSCL

  • PHỤ LỤC 4: NĂNG SUẤT LÚA BÌNH QUÂN ĐBSCL QUA CÁC NĂM

  • Untitled

  • PHỤ LỤC 6: TỶ LỆ DÂN SỐ TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CHIA THEO VÙNG BẰNG CẤP CAO NHẤT

  • Untitled

Nội dung

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Bối cảnh

Theo báo cáo của IPCC (2007), Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) Thiệt hại do thiên tai đối với ngành nông nghiệp Việt Nam tính từ năm 1995 đến năm 2007 là 0,67% GDP, trên tất cả các lĩnh vực là 1,24%

GDP (OCCA, 2009) Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị tác động nghiêm trọng nhất cả nước Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ tăng 0,5 – 0,7 o C, nước biển dâng (NBD) 20cm Dự báo khi NBD 0,75m thì 19% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập lụt, khi NBD 1m thì 37,8% diện tích bị ngập lụt, 22 triệu người bị mất nhà cửa (IPCC, 2007) ĐBSCL được biết đến như vựa lúa của cả nước Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp chưa tới 30% của cả nước nhưng ĐBSCL đóng góp hơn 50% diện tích lúa Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước và đóng góp trên 90% lượng gạo xuất khẩu (Thu Hà,

Lúa gạo được coi như một ngành quan trọng của cả nước Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất lúa có thể làm ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu gạo của cả nước và đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia Theo báo cáo của OCCA (2009), đến năm

2030, sản lượng lúa của Việt Nam có thể giảm 2031,87 ngàn tấn tương đương 8,37%

Trong đó, giảm sản lượng do thiên tai là 0,18% và giảm sản lượng do giảm năng suất là 8,10% Vì vậy, mối lo ngại BĐKH tập trung vào vùng ĐBSCL ĐBSCL có mức độ tổn thương cao với BĐKH nhưng lại có năng lực thích ứng rất thấp, có tỷ lệ bộc lộ cao và khá nhạy với các biến đổi thời tiết (Ngô Thọ Hùng, 2012)

Trong các tác động của BĐKH, thì NBD có ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất lúa gạo Có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động NBD lên ngành nông nghiệp và hoạt động sản xuất lúa Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Yang và cộng sự (2004) cho thấy tốc độ NBD là 2,5 mm/năm liên tục trong vòng 50 năm qua Nếu NBD 30cm, diện tích bị ngập ở Thượng Hải và Giang Tô sẽ lớn gấp 6 lần so với điều kiện hiện nay (Yang, Li, Fan,

Tại Bangladesh, nghiên cứu của World Bank (2000) cho thấy, độ mặn tăng lên khi NBD 0,3m sẽ làm giảm 0,5 triệu tấn lúa gạo BARC (1999) kết luận rằng, xâm nhập mặn sẽ làm giảm sản lượng lúa mì tương đương 586,75 triệu USD Miller (2004) dự báo nếu tăng mực nước biển khoảng 88 cm sẽ làm ngập lụt nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển và một phần đồng bằng châu thổ của Bangladesh (Trích trong Sarwar, 2005)

Tại Việt Nam, theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, nếu NBD cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% đất của ĐBSCL có nguy cơ nhiễm mặn cục bộ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9% nếu mực NBD cao 1m, phần lớn đồng bằng này sẽ hoàn toàn ngập trắng một thời gian dài trong năm (UNDP, 2007 – 2008)

Nghiên cứu của Tô Văn Trường (2010) cho thấy, NBD cũng sẽ làm tăng mức độ ngập lụt ở vùng ngập lũ và ngập triều ven biển Nếu NBD 0,69 m sẽ có đến 91% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập và nếu dâng cao 1 m sẽ ngập đến 93% diện tích, thách thức nghiêm trọng đến vai trò đảm bảo an ninh lương thực của vùng ĐBSCL Tại tỉnh Sóc Trăng, xâm nhập mặn làm cho hiệu quả sản xuất thấp, tính trung bình năng suất lúa có thể giảm tới 20-25%, thậm chí tới 50% (CEE, 2011)

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về tác động của NBD lên ngành nông nghiệp ở ĐBSCL, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tính toán thiệt hại của ngành trồng lúa vùng ĐBSCL do mất đất trồng lúa khi NBD Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Tác động của BĐKH lên ngành trồng lúa vùng ĐBSCL và các giải pháp thích ứng” nhằm đánh giá thiệt hại của ngành trồng lúa thông qua diện tích lúa bị mất do NBD là rất cần thiết Không những vậy, tác giả còn phân tích hiện trạng năng lực thích ứng với BĐKH của ngành trồng lúa ĐBSCL, từ đó đề xuất các giải pháp mà nhà nước có thể thực hiện nhằm ứng phó với BĐKH Đây là một đóng góp có ý nghĩa của đề tài Do có mức độ và phạm vi tác động nghiêm trọng, nên vấn đề BĐKH và NBD luôn được đặt ở tầm cao nhất - cấp quốc gia Việc ban hành Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu vừa qua của Bộ Chính trị là sự thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng và Nhà nước trong việc ứng phó với BĐKH Văn kiện này sẽ

Câu hỏi nghiên cứu

1 Bao nhiêu diện tích đất lúa ĐBSCL sẽ bị mất theo các kịch bản NBD?

2 Giải pháp nào để ngành trồng lúa ĐBSCL ứng phó hiệu quả với tác động NBD?

Mục tiêu nghiên cứu

1 Đánh giá thiệt hại của ngành trồng lúa thông qua diện tích đất lúa bị mất do NBD với giả định đơn giản rằng, đất lúa bị ngập dưới mực nước biển sẽ không thể trồng lúa được cả năm

2 Phân tích năng lực thích ứng của ngành trồng lúa với BĐKH – NBD thông qua hiện trạng và tiềm năng các nguồn lực của vùng

3 Đề xuất các giải pháp chính sách cho các nhà hoạch định nhằm chủ động ứng phó với NBD, bảo vệ ngành trồng lúa.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được giới hạn trong phạm vi vùng ĐBSCL và ngành trồng lúa của khu vực này

Thời gian xem xét của báo cáo là tính đến năm 2110

1.5 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của BĐKH – NBD đến ngành trồng lúa và các hành động ứng phó Các biểu hiện chủ yếu của BĐKH là nhiệt độ tăng, NBD, bão, lũ, hạn hán nhưng trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ phân tích tác động của NBD lên ngành trồng lúa Tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa rất đa dạng nhưng hệ quả của nó chỉ có (i) làm suy giảm năng suất lúa, (ii) mất đất trồng lúa và (iii) mất mùa do lũ lụt, mưa bão, hạn hán Đề tài này chỉ tập trung vào hậu quả thứ hai là mất đất trồng lúa do NBD

Luận văn gồm có 4 chương Trong đó, Chương 1 trình bày bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương 2 xây dựng khung phân tích cho đề tài Phần chính của luận văn tập trung vào Chương 3 và Chương 4 Trong đó, Chương 3 đánh giá thiệt hại ngành trồng lúa do NBD và năng lực thích ứng của ngành Chương 4 đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH – NBD cho ngành trồng lúa vùng ĐBSCL.

Kết cấu luận văn

Luận văn gồm có 4 chương Trong đó, Chương 1 trình bày bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương 2 xây dựng khung phân tích cho đề tài Phần chính của luận văn tập trung vào Chương 3 và Chương 4 Trong đó, Chương 3 đánh giá thiệt hại ngành trồng lúa do NBD và năng lực thích ứng của ngành Chương 4 đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH – NBD cho ngành trồng lúa vùng ĐBSCL.

KHUNG PHÂN TÍCH

Khung phân tích về tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu

Tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH (MONRE, 2008, tr.6)

Ba hợp phần cấu thành tính dễ bị tổn thương là Biểu hiện (Exposure – E), Độ nhạy

(Sensitivity – S) và Năng lực thích ứng (Adaptive Capacity – AC)

Một hệ thống dễ bị tổn thương với BĐKH nếu nó có độ nhạy cao hoặc có năng lực thích ứng thấp với BĐKH Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH có thể thực hiện trên phạm vi toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng Tuy nhiên, theo Allison (2009), việc đánh giá trên qui mô quốc gia cung cấp một cái nhìn bao quát về các mô hình dễ bị tổn thương Và cũng là vì, các chính sách về BĐKH thì được xây dựng và thực hiện phù hợp hơn trên qui mô này, và vì nhiều chỉ số toàn cầu chỉ sẵn có ở qui mô quốc gia Những đánh giá này cũng vẫn tốt nếu được thực hiện ở qui mô vùng hoặc tiểu vùng, nơi mà đặc biệt chịu tác động nặng nề của BĐKH hơn các khu vực khác (Perry và Sumaila, 2007; McGoodwin 2007, trích trong Allison 2009, tr.3)

Tính dễ bị tổn thương do BĐKH được sử dụng để đánh giá cho một ngành nào đó Các nghiên cứu trên thế giới thường tập trung vào ngành sản xuất lúa, ngành cá và thủy sản (được cho là những ngành bị tác động nặng nhất do BĐKH) Hoặc, cũng có thể đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với sinh kế của cá nhân hoặc hộ gia đình, giới, chủ yếu là những đối tượng sống ở vùng ven biển và vùng bị tác động của BĐKH

Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability – V) là một chỉ số tổng hợp được tính toán dựa vào ba cấu phần E, S, và AC

E: Biểu hiện S: Độ nhạy AC: Năng lực thích ứng

Nguồn: Gerald Jurasinski và cộng sự, 2003, tr.6

Việc tính toán chỉ số V là hết sức phức tạp Allison và cộng sự (2009) tính toán định lượng tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế do tác động của BĐKH đối với nghề cá Kết quả, nước có mức độ tổn thương cao nhất là Angola (0,77), Việt Nam (0,64) đứng thứ 27 (Phụ lục 1) Amy và cộng sự (2003) định lượng tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành nông nghiệp ở thung lũng Yaqui, Mexico và chỉ ra rằng nếu nhiệt độ tăng 1 o C thì mức độ tổn thương trung bình của người nông dân tăng lên 10% Yoo và Kim (2007) định lượng tính dễ bị tổn thương trong hoạt động sản xuất lúa do BĐKH ở khu vực Tây Nam, Hàn Quốc và mô phỏng bằng bản đồ các cấp độ tổn thương cho toàn khu vực Nghiên cứu cũng cho thấy, việc giảm tính tổn thương bằng cách cải thiện các lựa chọn thích ứng có thể mang lại 259 tỷ won (ước khoảng 233 triệu USD) vào năm 2030

Tuy nhiên, tính dễ bị tổn thương cũng có thể xem xét một cách định tính thông qua thống kê mô tả và phân tích các số liệu Jurasinski và cộng sự (2003) đánh giá tính dễ bị tổn thương cho hoạt động trồng lúa do tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan ở Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, và đưa ra kết luận rằng, hoạt động trồng lúa có năng lực thích ứng trung bình với các hiện tượng thời tiết cực đoan, các nhà chính sách nên tập trung vào sự tổn thương của ngành hơn là vấn đề BĐKH Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác như WF

(2012) nghiên cứu tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương trong nghề cá của Uganda;

Tao và cộng sự (2011) nghiên cứu tổn thương của ngành nông nghiệp do BĐKH ở Trung Quốc, … Để đánh giá tính dễ bị tổn thương với BĐKH, khung phân tích tập trung vào ba nhân tố là biểu hiện, độ nhạy và năng lực thích ứng

2.1.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu

BĐKH thể hiện ở sự tăng lên của nhiệt độ và mực nước biển Tuy nhiên, các tác động của BĐKH có thể là nhiệt độ tăng trong bầu khí quyển và trong nước, NBD, bão, lũ, hạn hán, và các hiện tượng cực đoan khác

Trong phân tích tính dễ bị tổn thương của một ngành nào đó, biểu hiện của BĐKH là những tác động của BĐKH mà hiện hữu trong ngành đó Vì vậy, biểu hiện của BĐKH ở đây còn liên quan đến vùng nghiên cứu và ngành nghiên cứu

BĐKH có thể ảnh hưởng đến ngành trồng lúa thông qua sự tăng lên của mực nước biển gây hiện tượng đất nhiễm mặn; tăng lên của nhiệt độ làm tăng hay giảm năng suất lúa; bão, lũ lụt, hạn hán gây mất mùa

2.1.2 Độ nhạy với biến đổi khí hậu Độ nhạy với BĐKH là sự phản ứng lại của đối tượng bị tác động trước mối đe dọa của

BĐKH Nó chính là khả năng mà một kết quả sẽ xảy ra nếu BĐKH xảy ra trên thực tế

Mối đe dọa của BĐKH chính là biểu hiện của BĐKH Sự phản ứng lại của đối tượng là những thay đổi của đối tượng do tác động của BĐKH Mức độ thay đổi nhiều hay ít thể hiện độ nhạy của BĐKH cao hay thấp Mức độ tác động của BĐKH tăng lên hay giảm đi ít, làm đối tượng thay đổi nhiều, chứng tỏ đối tượng rất nhạy cảm với BĐKH

Theo Yoo và Kim (2007, tr.21), độ nhạy của ngành trồng lúa với BĐKH chính là sự thay đổi trong sản lượng lúa Còn theo Jurasinski và cộng sự (2003, tr.6), nó có thể là diện tích đất bị mất do NBD, năng suất cây, con giảm do nhiệt độ tăng, sản lượng giảm do bão lũ,…

2.1.3 Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu

IPCC (2007) định nghĩa năng lực thích ứng với BĐKH là khả năng hay tiềm năng mà một hệ thống điều chỉnh thành công với BĐKH để (i) giảm nhẹ các tác động tiềm tàng, (ii) lợi dụng các cơ hội, (iii) và/hoặc đương đầu với những hậu quả của BĐKH

Như vậy, năng lực thích ứng với BĐKH là khả năng của một hệ thống hoặc xã hội trong việc điều chỉnh hoặc ứng phó với BĐKH nhằm đạt được 3 mục tiêu: giảm khả năng bị tổn thương, giảm nhẹ các thiệt hại có thể xảy ra, tận dụng các cơ hội mới do BĐKH mang lại

Năng lực thích ứng bao gồm những điều chỉnh trong hành vi, nguồn lực và công nghệ Các yếu tố kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng đối với khả năng thích ứng của một hệ thống, và vai trò không thể thiếu của các tổ chức, quản trị, và quản lý trong xác định khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu Một vài yếu tố kinh tế xã hội nói chung của năng lực thích ứng là giáo dục, thu nhập và sức khỏe Các yếu tố còn lại cụ thể hơn cho từng loại tác động của BĐKH như thể chế, kiến thức, công nghệ (Fellmann, 2012, trích trong Allison, 2009) Đánh giá năng lực thích ứng dựa vào cách tiếp cận nguồn lực tập trung vào phân tích 5 nguồn lực bao gồm nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất – phương tiện, và nguồn lực tài chính (Hình 2.1)

Nguồn lực con người được đánh giá thông qua các yếu tố kiến thức và nhận thức của con người về rủi ro và các thảm họa của BĐKH; Các kỹ năng và kỹ thuật trong sản xuất mà có thể vận dụng để đương đầu với các thảm họa của BĐKH; Sức khỏe của người lao động

Phương pháp GIS

GIS được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho khung phân tích về tính dễ bị tổn thương với BĐKH bằng cách đánh giá độ nhạy của ngành với BĐKH thông qua các kết quả tính toán và mô hình hóa bằng bản đồ

Dữ liệu đầu vào của GIS bao gồm mô hình số độ cao và bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2.2.1 Mô hình số độ cao

Mô hình số độ cao (DEM) biểu diễn bằng số cho sự biến thiên liên tục độ cao của địa hình trên một vùng không gian Ví dụ, độ cao của các điểm trên bề mặt quả đất, độ cao của các tầng đất hoặc của tầng nước ngầm DEM được lưu trữ khác nhau tuỳ thuộc vào kiểu số liệu là Raster hay Vector

Mô hình số độ cao DEM sử dụng trong luận văn được lấy từ ảnh vệ tinh Landsat cho lưu vực sông Mekong Số liệu ở dạng Raster Độ phân giải 200x200m Độ cao địa hình biến động từ -14,9668m đến 298,677m

2.2.2 Bản đồ số về hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ số về Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 (HTSDĐ) là dữ liệu thống kê đất đai được lập trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước

Nội dung bản đồ bao gồm ranh giới các loại đất, ranh giới hành chính các cấp, ranh giới lãnh thổ sử dụng, đường bờ biển, mạng lưới thủy văn, mạng lưới giao thông, dáng đất

Bản đồ HTSDĐ cho biết mục đích sử dụng của từng loại đất tại các địa điểm được thể hiện trên bản đồ như đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất rừng, đất mặt nước, …và chi tiết với từng loại đất trong đó.

Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích

Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích cũng là một trong những công cụ hỗ trợ cho khung phân tích về tính dễ bị tổn thương trong việc lựa chọn các giải pháp thích ứng với BĐKH

Theo Frances Perkins (1994), phân tích chi phí – lợi ích (CBA) là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không Như vậy, có thể hiểu CBA là một phương pháp thường được tiến hành trong quá trình ra quyết định nên chấp nhận hay loại bỏ một chính sách kinh tế xã hội dựa trên tính hiệu quả của nó, hoặc quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các chính sách có tính chất loại trừ lẫn nhau (Nguyễn Thị Xuân Lan, 2009)

Khi tiến hành CBA, người ta sẽ phải tính toán hết tất cả chi phí, lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra của chính sách

Một yếu tố quan trọng của CBA là đơn vị đo Để có thể so sánh chi phí và lợi ích với nhau, ta cần phải sử dụng cùng một thước đo cho những giá trị này Thường đơn vị đo được sử dụng là tiền tệ Người ta thường tiến hành quy đổi tất cả các giá trị liên quan ra thành tiền

Vấn đề là ở chỗ rất nhiều lợi ích và chi phí không được thể hiện dưới dạng tiền tệ do nó không được giao dịch trên thị trường, hoặc những lợi ích mang những ý nghĩa về văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, …

Thực hiện phương pháp CBA là tính toán tổng chi phí và lợi ích của chính sách Nếu lợi ích lớn hơn chi phí thì giải pháp đó cần được thực hiện Nếu lợi ích nhỏ hơn chi phí thì giải pháp đó không nên thực hiện và cần cân nhắc đến những giải pháp khác

Phương pháp CBA sử dụng trong luận văn nhằm lựa chọn giải pháp chính sách cho việc thích ứng với BĐKH.

Khung phân tích tổng hợp của luận văn

Tổng hợp các khung phân tích và các công cụ phân tích trên ta được khung phân tích tổng hợp cho đề tài

Hình 2.3: Khung phân tích tổng hợp

Nguồn: Tác giả xây dựng

Ngành trồng lúa ĐB Sông Cửu Long

- Tăng mực nước biển Độ nhạy

Tính dễ bị tổn thương của ngành trồng lúa với

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI NGÀNH TRỒNG LÚA DO NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG

Bằng chứng về biểu hiện nước biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long

Các quan sát khí hậu cho vùng ĐBSCL với khoảng thời gian hai đến ba thập kỷ cho thấy biểu hiện của BĐKH đã tương đối rõ rệt, đặc biệt là hiện tượng NBD Qua kết quả phân tích khí hậu vùng ĐBSCL với bốn đại diện là vùng ven biển phía Đông (Bến Tre), ven biển phía Tây (Cà Mau, Kiên Giang), vùng đồng bằng (Cần Thơ), từ năm 1984 – 2009 cho thấy, mực nước biển có xu hướng tăng lên (Vũ Thị Xuân Lan, 2010)

Quan sát chuỗi số liệu từ năm 1988 – 2008 tại Cần Thơ và Sông Đốc cho thấy xu hướng mực nước biển đang tăng lên rõ rệt Tại Cần Thơ, mực nước trung bình giai đoạn 1988 –

1999 là 30,1cm, giai đoạn 2000 – 2008 là 43,6cm Như vậy, mực nước đã tăng lên 13,5cm

Mực nước lớn nhất giai đoạn 1988 – 1999 là 184cm, giai đoạn 2000 – 2008 là 203cm, tăng 19cm Tại Sông Đốc, mực nước trung bình giai đoạn 1996 – 1999 là -5cm, giai đoạn 2000 – 2008 là 1cm, tăng 6cm Mực nước lớn nhất giai đoạn 1996 – 1999 là 91cm, giai đoạn

2000 – 2008 là 96cm, tăng 5cm (Vũ Thị Xuân Lan, 2010)

Tại TP.HCM và các tỉnh ven biển phía Nam như Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ và Kiên Giang từ năm 2006 – 2009 liên tiếp có triều cường cao vượt lịch sử và tình trạng ngập ở những vùng thấp trũng xảy ra nhiều hơn Tại Bến Tre, mực nước biển đã tăng lên 20cm so với 10 năm trước Tại Cà Mau, Bạc Liêu có hiện tượng mực NBD cao và bất thường gây ngập ở nhiều nơi (Vũ Thị Xuân Lan, 2010) và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa của người dân

Tại một số tỉnh như Sóc Trăng, Bến Tre, nước mặn đã xâm nhập vào đất liền khoảng từ 40 – 45 km, với độ nhiễm mặn 5 – 7% Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ giữa đến cuối tháng 3/2012, nước mặn có độ mặn 0,1‰ xâm nhập sâu 70 km tại các tỉnh ĐBSCL Để dự báo trước những tác động của BĐKH, Việt Nam đã xây dựng 3 kịch bản BĐKH

Cũng giống như kịch bản BĐKH của các nước, kịch bản BĐKH của Việt Nam được xây dựng cho ba yếu tố là nhiệt độ, lượng mưa và NBD Các kịch bản BĐKH được xây dựng dựa trên phương pháp tổ hợp MAGIC/SCENGEN và phương pháp chi tiết hóa thống kê

Các kịch bản đều tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc xây dựng và đều nằm trong khuôn khổ của các giả định và kịch bản nóng lên toàn cầu, như giả định nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi, nhiệt độ tăng lên 1,5 – 3,5 o C hoặc 1,5 – 4,4 o C (Houghton, 1996; IPCC,

Các kịch bản của Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm 2009 dự báo 3 biểu hiện chính của BĐKH là nhiệt độ, lượng mưa và NBD Thời kỳ được lấy để so sánh là 1980 – 1999 Các mốc thời gian quan trọng là 2020, 2050, 2070 và 2100 Trong đó, đáng chú ý là kịch bản NBD cho Việt Nam như Bảng 3.1

Bảng 3.1: Mực NBD trung bình so với thời kỳ 1980 – 1999 trong các kịch bản Đơn vị: centimet

Thiệt hại ngành trồng lúa do tác động nước biển dâng

Những minh chứng khoa học về sự hiện hữu của BĐKH – NDB ở ĐBSCL đã rất rõ ràng

Ngành trồng lúa sẽ bị tác động do NBD Dựa vào kịch bản NBD, phương pháp GIS xác định diện tích lúa bị ngập do NBD qua các bước sau đây:

Dữ liệu bản đồ HTSDĐ được xây dựng dựa trên các ký hiệu và quy ước theo chuẩn quốc gia Trong đó, đất lúa được quy định như sau:

Bảng 3.2: Ký hiệu và quy ƣớc màu đất trồng lúa trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Mã Số màu Màu Đất trồng lúa LUA 3 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 5 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 6 Đất trồng lúa nương LUN 7

Sử dụng phầm mềm ArcGIS, thông qua bảng thuộc tính, diện tích đất trồng lúa được tính bằng: LUA = LUC + LUK + LUN Kết quả giải đoán được cho như Bảng 3.3:

Bảng 3.3: Diện tích đất lúa vùng ĐBSCL theo kết quả kiểm kê và giải đoán năm 2009 Đơn vị: hecta (ha)

Loại đất Giải đoán Kiểm kê * Đất toàn khu vực 3.971.232 4.051.900 Đất nông nghiệp 2.970.334 2.550.700 Đất trồng lúa 1.857.721 1.900.000

(*) Nguồn Tổng cục Thống kê

Bản đồ đất trồng lúa vùng ĐBSCL được xây dựng như Hình 3.1 Trong đó, màu xanh là ký hiệu đất lúa

Hình 3.1: Bản đồ phân bố đất trồng lúa ĐBSCL

Sử dụng chức năng chồng ghép bản đồ trong ArcGIS, chồng ghép bản đồ đất trồng lúa với mô hình số độ cao DEM 200m được bản đồ về độ cao đất trồng lúa

Sử dụng kịch bản NBD do MONRE xây dựng năm 2009 và kết hợp với bản đồ độ cao đất trồng lúa để tính toán diện tích đất lúa bị ngập do NBD Ví dụ, từ bản đồ độ cao đất lúa với độ cao biến thiên từ -3,03907m đến 69,4438m, ta chỉ sử dụng những phần có độ cao dưới 0,11m Như vậy, vào năm 2020, khi NBD 11cm, diện tích đất lúa bị ngập sẽ là 35001,2 ha

Tính toán tương tự với những giả định NBD vào những năm khác nhau ta được kết quả cho như Bảng 3.4:

Bảng 3.4: Diện tích đất trồng lúa bị ngập theo các kịch bản nước biển dâng

Kịch bản Năm/Nội dung 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Theo kịch bản phát thải thấp, năm 2020 NBD 11cm, NBD lên cao nhất 65cm vào năm

2100, diện tích đất lúa ngập gấp đôi từ 35 nghìn ha lên 70 nghìn ha Kịch bản phát thải trung bình so với kịch bản phát thải thấp không có nhiều khác biệt, mà sự khác biệt tập trung vào kịch bản phát thải cao Trong đó, năm 2020 NBD 12cm, có 37 nghìn ha đất lúa bị ngập Nhưng đến năm 2100, NBD lên kỷ lục 100cm, cao nhất trong các năm và cao nhất trong các kịch bản, diện tích đất lúa đã ngập đến 1,2 triệu ha, cao gấp 33 lần so với năm

Minh họa bằng biểu đồ như Hình 3.2 cho thấy, từ năm 2060, diện tích đất lúa ngập tăng lên rất nhanh, một phần là do NBD với tốc độ nhanh hơn so với trước, một phần là do phần đất lúa phân bố ở độ cao trên 35cm khá lớn

Hình 3.2: Biểu đồ diện tích đất lúa ngập theo các kịch bản

Mô phỏng bằng bản đồ phân bố diện tích đất lúa bị ngập theo mực NBD 11cm, 30cm, 57cm và 100cm như được trình bày trong các hình bên dưới

Diện tích đất lúa ngập theo các kịch bản

Bản đồ vùng đất lúa bị ngập khi NBD 11cm vào năm 2020:

Hình 3.3: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 11cm

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên dữ liệu của Tổng cục Đất đai

Hình 3.3 cho thấy, khi NBD 11cm, 35 nghìn ha đất lúa sẽ bị nhấn chìm, tương đương với 2% diện tích đất lúa Mức thiệt hại này vẫn chưa phải là đáng lo ngại đối với ngành trồng lúa Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là vùng đất lúa bị ngập chủ yếu tập trung ở tỉnh Kiên Giang, là tỉnh có năng suất lúa lớn thứ ba ở vùng ĐBSCL (Tổng cục Thống kê, 2009)

Bản đồ vùng đất lúa bị ngập khi NBD 30cm vào năm 2050:

Hình 3.4: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 30cm

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên dữ liệu của Tổng cục Đất đai

Hình 3.4 cho thấy, NBD 30cm, trên 134 nghìn ha đất lúa sẽ bị ngập dưới mực nước biển, tương đương với 7,2% diện tích đất lúa sẽ bị mất Đây thực sự trở thành vấn đề đáng lo ngại Trước nay, sản xuất lúa gạo là ngành chủ lực của vùng Lợi thế của ngành dựa vào qui mô diện tích lúa Sự sụt giảm 7,2% diện tích đất lúa sẽ làm lợi thế của vùng bị ảnh hưởng Giá trị xuất khẩu cũng bị giảm Hình 3.4 chỉ ra hai tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Kiên Giang và Sóc Trăng, là hai tỉnh có năng suất lúa cao của ĐBSCL (Tổng cục Thống

Bản đồ vùng đất lúa bị ngập khi NBD 57 cm vào năm 2070:

Hình 3.5: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 57cm

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên dữ liệu của Tổng cục Đất đai

Hình 3.5 cho thấy, NBD 57cm, trên 588 nghìn ha đất lúa sẽ bị ngập, tương đương với 31,6% diện tích đất lúa sẽ bị mất Ngành trồng lúa của vùng bị thiệt hại nặng nề do mất đi một phần ba diện tích Hầu hết các tỉnh đều có diện tích đất lúa bị ngập ở những qui mô khác nhau Nghiêm trọng nhất là tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng Lợi thế ngành trồng lúa dựa vào qui mô của vùng bị mất đi ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu lúa gạo và đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia

Bản đồ vùng đất lúa bị ngập khi NBD 100cm vào năm 2100:

Hình 3.6: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 100cm

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên dữ liệu của Tổng cục Đất đai

Hình 3.6 cho thấy, NBD lên 1m, trên 1,2 triệu ha đất lúa sẽ bị ngập, tương đương với 65% diện tích đất lúa Lúc này sản lượng lúa gạo không còn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước

Tính toán đơn giản với giả định năm 2100 nhu cầu tiêu dùng lương thực vẫn bằng năm

2009, cả nước sản xuất được 34 triệu tấn lúa, tiêu dùng 26 triệu tấn và xuất khẩu 8 triệu tấn (Wikipedia, 2013) Nếu ĐBSCL mất đi 65% diện tích đất lúa, thì sản lượng lúa chỉ còn 6 triệu tấn, tổng sản lượng lúa cả nước còn 23 triệu tấn Việt Nam sẽ lâm vào cảnh thiếu hụt lương thực và phải nhập khẩu từ nước ngoài Thiệt hại do BĐKH gây ra không còn riêng đối với ngành trồng lúa mà còn ảnh hưởng đến cả nước, đe dọa cuộc sống hàng triệu người và tác động đến kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Những tính toán ở trên đã minh chứng rằng, ngành trồng lúa sẽ bị thiệt hại nặng nề do NBD Điều này cũng có nghĩa rằng, ngành trồng lúa có mức độ nhạy cảm cao với NBD.

Năng lực thích ứng của ngành trồng lúa với tác động nước biển dâng

Để đánh giá năng lực thích ứng của một ngành trước tác động của BĐKH, cách tiếp cận nguồn lực tập trung phân tích 5 nhân tố, bao gồm con người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tài chính

Vốn con người được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực thích ứng của ngành trồng lúa trước tác động của NBD Ngành trồng lúa đóng vai trò quan trọng trong khu vực ĐBSCL và có đến 70% dân số làm việc trong ngành này Tuy nhiên, trình độ giáo dục và dân trí trong vùng lại rất thấp (Võ Hùng Dũng, 2012) Tỷ lệ biết chữ của trẻ em trên

10 tuổi là 87,9% thấp hơn mức trung bình cả nước là 89,5% Tỷ lệ tốt nghiệp THCS, THPT, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học và trên đại học, tất cả đều thấp nhất cả nước (Điều tra mức sống dân cư 2010, tr.83) (Phụ lục 6) Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thông tin và cách điều chỉnh hành vi để thích ứng với BĐKH (Phạm Khánh Nam, 2011) 1

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực thích ứng với BĐKH là nhận thức của người dân về BĐKH Nhìn chung, người dân ĐBSCL chưa nhận thức đầy đủ về BĐKH

Chỉ có 71% người dân trồng lúa biết về BĐKH Với những người biết về BĐKH, tần suất số lần tiếp cận thông tin cũng rất thấp 2 Người nghèo biết về BĐKH ít hơn người giàu Rất nhiều người không nhận thức được nguyên nhân gây ra BĐKH Đối với cán bộ chính quyền, hầu hết họ đều biết về BĐKH (98%) Họ có thông tin sâu và chính xác hơn về BĐKH, nhưng vẫn cần phải cải thiện thêm (Kết quả phỏng vấn, dự án GIZ, 2010)

1 Phạm Khánh Nam dùng mô hình Probit và chỉ ra trình độ học vấn của chủ hộ có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê (90%) với lựa chọn hành vi thích ứng với BĐKH

2 Với những người từng nghe về BĐKH, chỉ có 41% số người được nghe 4 lần trong một tháng và khoảng 30% số người được nghe 1 lần trong một tháng, số còn lại được nghe 2 lần và 1 lần trong một năm (Kết quả phỏng vấn anh Huy Ngọc, Viện Khoa học XH, dự án GIZ, 2010)

Sản xuất lúa được coi là thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên, năng suất lao động trong ngành này vẫn chưa cao (Võ Hùng Dũng, 2012, tr.32), chỉ số chuyên môn hóa trong ngành sản xuất nông nghiệp thậm chí còn thấp hơn cả ngành dịch vụ (Vũ Thành Tự Anh, 2012)

Yếu tố này làm trầm trọng hơn tác động của BĐKH đến thu nhập người dân trồng lúa

Các kỹ thuật và kỹ năng trồng lúa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời kết hợp với những chỉ dẫn của cán bộ địa phương về thời điểm gieo trồng, giống lúa, phân bón, tưới tiêu (Kết quả phỏng vấn, GIZ, 2010) Người nông dân chưa thực sự linh hoạt trong sản xuất và chậm áp dụng các tiến bộ công nghệ trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới Ở ĐBSCL, tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ 20 – 24 là cao nhất với 1667,2 nghìn người, tiếp đến là lao động trong độ tuổi từ 24 – 29 với 1640,2 nghìn người (Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009) Như vậy, đa phần lao động của khu vực ĐBSCL là lao động trẻ và đang ở độ tuổi sung sức nhất Yếu tố này có tác động tích cực đến năng lực thích ứng của người dân với BĐKH, khi mà ở Việt Nam lao động chân tay trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn là phổ biến Để xem xét nguồn lực con người có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực thích ứng của người dân ĐBSCL, phần trên vừa đánh giá dựa vào 4 yếu tố là trình độ học vấn, nhận thức về BĐKH, trình độ chuyên môn trong sản xuất, sức khỏe của người lao động Một yếu tố quan trọng tác động vào các yếu tố trên chính là thái độ của nhà nước thể hiện qua các chính sách và hỗ trợ tài chính Để nâng cao trình độ dân trí, nhà nước không ngừng tăng cường đầu tư cho hoạt động giáo dục Tỷ trọng của chi cho sự nghiệp giáo dục đã tăng từ mức 42,6% trong năm 2000 lên tới 50,5% vào năm 2009 trong tổng chi ngân sách Trong năm 2009, tỷ trọng chi cho giáo dục chiếm 50,5%, còn lại 49,5% là chi cho y tế, khoa học công nghệ và chi khác (Bộ Tài chính, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2008) (Phụ lục 2) Điều này chứng tỏ mức độ ưu tiên hàng đầu của nhà nước dành cho giáo dục ở ĐBSCL Để nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH, nhà nước chủ trương đưa nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình sinh hoạt của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội; vào chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên trong nhà trường; lên chương trình hàng ngày cho các phương tiện truyền thông đại chúng; đẩy mạnh xã hội hóa công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về ứng phó với BĐKH 3

Vốn xã hội có thể giúp tăng cường trao đổi thông tin về công nghệ mới, có thể đóng vai trò là nguồn cung cấp tài chính khi kênh cung cấp tài chính chính thức bị giới hạn hoặc có thể giúp tăng cường hoạt động hợp tác để vượt qua các nghịch lý xã hội Nhưng ở ĐBSCL, vốn xã hội có vai trò mờ nhạt trong việc hỗ trợ người dân trồng lúa thích ứng với BĐKH

Nữ giới là đối tượng quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng là đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH Vai trò của Hội Phụ nữ trở nên quan trọng khi họ giúp chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức và thông tin trong hoạt động sản xuất Tuy nhiên, Hội Phụ nữ ở ĐBSCL chưa phát huy được vai trò của mình Tương tự, các hiệp hội khác cũng có vai trò tối thiểu đối với hành vi thích ứng với BĐKH của người dân trồng lúa vùng ĐBSCL Điều này có nghĩa đầu tư cá nhân vào các biện pháp thích ứng với BĐKH như thay đổi thời điểm canh tác, thay đổi giống cây trồng, thay đổi biện pháp canh tác hiện tại không được và không cần sự trợ giúp của mạng lưới lan tỏa thông tin hay trợ giúp tài chính (Phạm Khánh Nam, 2011)

Tính liên kết trong cộng đồng không được chặt chẽ Trong hoạt động sản xuất lúa gạo, người dân vẫn sản xuất ở qui mô nhỏ lẻ, không thống nhất giữa giống lúa và phương thức canh tác Chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo còn tồn tại nhiều mắt xích yếu dẫn đến lợi ích mang lại chưa cao Mạng lưới từ sản xuất đến thu mua, xay sát, phân phối và xuất khẩu còn chưa hình thành một liên kết chặt chẽ và có tính kỷ luật cao, vì vậy, luôn luôn phát sinh những vấn đề như phá bỏ hợp đồng, kiện tụng Điều này lại càng gây bất lợi lớn cho ngành trồng lúa khi mà tác động của BĐKH sẽ làm cho sản lượng bấp bênh, chất lượng hạt lúa thay đổi, giống lúa thay đổi và việc canh tác lúa trở nên khó khăn

Các hệ thống cảnh báo sớm chưa được chú trọng trước kia nay cần tăng cường hơn nữa bởi nó sẽ làm tăng khả năng phản ứng trước các diễn biến bất thường của BĐKH

3 Đề án Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH và công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường

Nhà nước cũng có một số chương trình triển khai nhằm phát triển các tổ chức, hiệp hội ở ĐBSCL, thúc đẩy liên kết trong cộng đồng, tuy nhiên, sự quan tâm và hỗ trợ này còn rất nhỏ để có thể phát triển nguồn lực xã hội ở đây

Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cân bằng hệ sinh thái cho vùng đất ngập nước ven biển, đồng thời bảo vệ sự ổn định của vùng đới bờ biển ĐBSCL có trên 166 nghìn ha RNM, trong đó, diện tích RNM phân bố dọc theo đê biển là 37 nghìn ha và bao phủ được 792 km đê biển trên tổng số 1259 km đê của ĐBSCL (MARD, 2008)

Tổn thương của ngành trồng lúa với tác động nước biển dâng

Mức độ tổn thương của ngành trồng lúa với BĐKH được xác định dựa vào độ nhạy của ngành và năng lực thích ứng của ngành với BĐKH Qua phân tích trên có thể thấy, năng lực thích ứng của ngành với tác động của BDKH – NBD thấp, trong khi, độ nhạy của ngành với tác động NBD rất cao Do vậy, ngành sẽ có mức độ tổn thương cao với BĐKH – NBD

Khung phân tích về tính dễ bị tổn thương chỉ ra ba giải pháp để ngành trồng lúa ứng phó với BĐKH, giảm tính tổn thương Thứ nhất là giảm độ nhạy của ngành với BĐKH, thứ hai là nâng cao năng lực thích ứng của ngành với BĐKH, thứ ba là kết hợp cả hai Giảm độ nhạy của ngành với BĐKH là điều khó khăn vì không có cách nào để di chuyển vùng trồng lúa của ĐBSCL đến nơi khác, hoặc làm cho BĐKH không còn xảy ra nữa, nhưng chúng ta có thể thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực thích ứng cho ngành Dựa vào phân tích năm nguồn lực bên trên, các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng cho ngành trồng lúa với tác động NBD là (i) giải pháp công trình và (ii) giải pháp phi công trình

Chương 4 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CHO NGÀNH TRỒNG LÚA VÙNG ĐBSCL

Giải pháp công trình

Để đối phó với sự xâm nhập của nước biển, các tỉnh ven biển ĐBSCL đều tự mình xây dựng đê biển ngăn mặn, sóng và thủy triều Nhưng tất cả những công trình này đều được xây dựng từ rất lâu và có thiết kế không đảm bảo để thích ứng với điều kiện BĐKH Đã có nhiều nghiên cứu về việc xây dựng đê biển ngăn mặn kiên cố bao quanh toàn bộ khu vực ĐBSCL Ngô Thế Vinh và cộng sự (2011) đã thiết kế kế hoạch xây dựng “một con đê biển đa dụng ngăn mặn và; hai hồ chứa nước ngọt từ hai vùng trũng thiên nhiên là Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau”, “Con đê biển cũng sẽ là một hệ thống xa lộ vòng đai của ĐBSCL”

Hình 4.1: Đê biển ngăn mặn bao quanh ĐBSCL

Nguồn: Ngô Thế Vinh và cộng sự, 2011

Nghiên cứu của Vo Thanh Danh (2012) chỉ ra rằng, việc xây dựng đê biển bao quanh khu vực ĐBSCL là cần thiết vì lợi ích mà nó mang lại lớn hơn chi phí xây dựng gấp nhiều lần

Kết quả nghiên cứu của Vo Thanh Danh dựa vào phân tích chi phí – lợi ích (CBA) cho đê biển ở tỉnh Trà Vinh, từ đó suy ra cho cả khu vực ĐBSCL Một trong những lợi ích của đê biển mà ông tính toán là ngăn chặn được sự giảm của năng suất lúa do đất bị nhiễm mặn

Tuy nhiên, diện tích lúa bị nhiễm mặn lại do phỏng đoán mà có và ông cũng sai lầm khi cho rằng nếu NBD (1m vào năm 2100) thì lúa chỉ bị giảm năng suất, thực chất là lúa sẽ chết và không thể canh tác được trên vùng ngập Ông cũng không có cơ sở trong việc cho rằng đê biển có thể ngăn chặn được bão và lũ

Do hạn chế trong nghiên cứu của Vo Thanh Danh, nên tác giả tiến hành phân tích CBA cho việc xây dựng đê biển ở ĐBSCL Chi phí xây dựng đê biển không đổi theo như báo cáo của ông, nhưng lợi ích được tính theo quan điểm của tác giả Cũng phải nói thêm rằng, do giới hạn của đề tài chỉ dừng lại ở ngành trồng lúa, nên những lợi ích khác đối với xã hội và dân cư chưa được tính đến

4.1.1 Mô tả về dự án xây dựng đê biển

Theo thiết kế, đê biển có tổng chiều dài 1469km bao quanh khu vực ĐBSCL, trong đó, đê biển có chiều dài 438km, đê cửa sông có chiều dài 1031km Đê biển sẽ đi qua 7 tỉnh ĐBSCL, chi tiết như Bảng 4.1

Bảng 4.1: Thống kê chiều dài đê biển qua các tỉnh của ĐBSCL

Nội dung Đơn vị Tổng Tiền

Khu vực tự nhiên được bảo vệ Nghìn ha 494 23 64 29 152 53 124 49 Tổng dân số được bảo vệ

Nguồn: Lấy từ Vo Thanh Danh, 2012, bảng 3, tr.6

Phương án xây dựng đê biển Đê biển qui mô vừa, chiều cao 3m, được xây dựng trong nhiều giai đoạn, không có kế hoạch nâng cấp trong tương lai, vòng đời là 100 năm 7

Các giai đoạn xây dựng đê biển căn cứ vào dự báo NBD Trong đó, những khu vực bị tác động bởi NBD trước sẽ được xây dựng trước Phương pháp mô phỏng bằng bản đồ trong ArcGIS cho biết thời điểm cụ thể các khu vực sẽ bị tác động bởi NBD, từ đó thiết kế lộ trình xây dựng đê biển được cho như Bảng 4.2:

Bảng 4.2: Lộ trình xây dựng đê biển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Tỉnh Kiên Giang Cà Mau Sóc Trăng Bạc Liêu Tiền Giang Trà Vinh Bến Tre

Nguồn: Tác giả tự tính toán

4.1.2 Chi phí xây dựng đê biển Chi phí xây dựng

Vo Thanh Danh ước tính chi phí xây dựng đê biển cho ĐBSCL dựa vào dự báo của Hillen và cộng sự (2008); Mai và cộng sự (2008) Theo đó, chi phí xây dựng bao gồm chi phí xây dựng thân đê, chi phí sử dụng đất, cơ đê, chi phí bảo vệ đê bên ngoài và bên trong hoặc chi phí kè đê Chi phí xây dựng có thể khác nhau do nó phụ thuộc vào vật liệu xây dựng, chi phí sử dụng đất, chi phí bảo vệ đê, chi phí kè đê Chi phí lao động, mặc dù là rất quan trọng, nhưng vì chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí nên ông bỏ qua

Chi phí bảo trì đê

Chi phí bảo trì đê hàng năm là khá nhỏ trong tổng chi phí của đê biển Ước lượng của Hillen cho thấy chi phí bảo trì hàng năm cho 1km đê biển là 20.000 USD

7 Lựa chọn chiều cao đê biển là 3m vì ghi nhận đỉnh triều cao nhất hiện nay là 1,5m Cho nên, vào năm 2100, nước biển dâng 1m, thì đỉnh triều cao nhất là 2,5m

Chi tiết về chi phí xây dựng và bảo trì đê biển như Bảng 4.3:

Bảng 4.3: Cấu phần chi phí xây dựng và chi phí bảo trì trên 1km đê biển Đơn vị: triệu USD

Bảo vệ đê bên trong/bên ngoài - 0,58

Nguồn: Lấy từ Vo Thanh Danh, 2012, bảng 11, tr.29

Các ước lượng của Mai thì cao hơn của Hillen Như đã nói ở trên, chi phí xây dựng khác nhau phụ thuộc vào vật liệu sử dụng và công nghệ Điều này lý giải vì sao có sự khác biệt trên Để tính ra được chi phí này, Hillen và Mai đã sử dụng rất nhiều các giả định về tiêu chuẩn an toàn và tần suất xảy ra các thảm họa tự nhiên như bão, lũ Những giả định này nằm dưới những điều kiện khác nhau về tính không chắc chắn Vo Thanh Danh (2012) sử dụng mô phỏng Monte Carlo để xác định chi phí xây dựng, chi phí bảo trì (Bảng 4.4)

Bảng 4.4: Các loại chi phí trên 1km đê biển theo mô phỏng Monte Carlo Đơn vị: triệu USD

Cấu phần chi phí Phân phối xác suất Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Giá trị mô phỏng

Chi phí xây dựng Đê cao 3m Phân phối chuẩn 1,93 2,7 2,31

Chi phí bảo trì Phân phối chuẩn 0,02 0,02 0,02

Nguồn: Lấy từ Vo Thanh Danh, 2012, bảng 13, tr.31

Theo Bảng 4.4, chi phí xây dựng đê biển cao 3m là 2,31 triệu USD/km; chi phí bảo trì là 0,02 triệu USD/km Kết hợp với Bảng 4.2, ta tính được chi phí xây dựng đê biển như Bảng 4.5

Bảng 4.5: Chi phí theo lộ trình xây dựng đê biển Đơn vị: triệu USD

Chi phí xây dựng 0 378,84 642,18 1427,58 187,11 48,51 339,57 369,6 0 Chi phí bảo trì 0,00 0,00 16,40 22.96 364 63.6 139.44 116.2 1057.68

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào Vo Thanh Danh, 2012

4.1.3 Lợi ích từ việc xây dựng đê biển

Theo Leovanrijn, việc xây dựng đê biển sẽ bảo vệ được phần đất liền bên trong đê trước tác động NBD Đối với ngành trồng lúa, việc xây dựng đê biển sẽ bảo vệ được diện tích đất trồng lúa bên trong đê mà nếu không có đê biển nó sẽ bị ngập trong nước biển

Như vậy, lợi ích của đê biển chính là lợi nhuận trồng lúa trên diện tích đất lúa bị ngập khi NBD Dựa vào báo cáo của Phạm Lê Thông và cộng sự (2011) với sự điều chỉnh của Cục Trồng trọt (2010), lợi nhuận trung bình trên một hecta lúa là 12 triệu đồng (năm 2009)

Nếu tính với giá cố định năm 2009, thì lợi nhuận trên một hecta lúa từ năm 2010 – 2110 sẽ chỉ phụ thuộc vào năng suất lúa

Giải pháp phi công trình

Thứ nhất, tập trung phát triển con người

Trong bối cảnh hiện nay, nông dân rất cần có kiến thức và trình độ để có thể tiếp cận thông tin và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất Nhà nước cần có các biện pháp tăng cường đầu tư cho giáo dục ở cấp THCS và THPT, các trường dạy nghề nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho người dân Lồng ghép các vấn đề BĐKH vào trong bài giảng cho học sinh ở các cấp học THCS và THPT

Cần nâng cao năng suất lao động trong ngành trồng lúa bằng cách cơ giới hóa sản xuất và rút bớt lao động ra khỏi ngành Những mô hình cánh đồng mẫu lớn cần được triển khai để tận dụng hiệu quả kinh tế theo qui mô và các lợi ích khác nhằm làm tăng năng suất lao động trong ngành Phát huy vai trò của các viện nghiên cứu về lúa và BĐKH nhằm làm tăng năng suất và tăng chất lượng lúa, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, vệ sinh phục vụ cho xuất khẩu

Thứ hai, huy động và quản lý nguồn vốn tài chính ĐBSCL là khu vực xuất siêu của cả nước tuy nhiên lại có mức sống thấp hơn trung bình cả nước Những nguồn lợi từ xuất khẩu dường như chỉ tập trung vào một số đối tượng trong chuỗi giá trị lúa gạo Nhà nước cần phải có chính sách để định hướng nguồn tiền từ xuất khẩu quay trở lại hoạt động sản xuất, đặc biệt là theo hướng đầu tư vào khoa học và công nghệ trồng lúa nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho ngành, làm tăng thu nhập cho người dân trồng lúa, từ đó làm giảm tác động của BĐKH đến thu nhập của họ

Với nguồn ngân sách hạn hẹp, chính quyền địa phương cần có chương trình quản lý chi tiêu tốt, sử dụng vốn có hiệu quả, tập trung vào phát triển thế mạnh của mình, đặc biệt khi thế mạnh này có thể bị mất vì tác động của BĐKH Cần phải nhìn nhận rằng, sản xuất lúa gạo mới là lợi thế của vùng, không phải tỉnh nào cũng có thể phát triển công nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng lúa tiếp cận với các nguồn tài chính, nhất là tài chính trung và dài hạn thông qua các kênh cung cấp như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, bên cạnh các tổ chức tài chính phổ biến như ngân hàng, tổ chức tín dụng, …

Huy động các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho các dự án ứng phó với BĐKH và sử dụng hiệu quả nguồn lực này, tránh tham nhũng và thất thoát

Thứ ba, tăng cường vai trò của các tổ chức, mạng lưới xã hội

Cần có sự đầu tư nhiều hơn cho các tổ chức xã hội nhằm giúp họ có đủ nguồn lực tài chính, có đủ kiến thức và kỹ năng để họ có thể chia sẻ kiến thức và thông tin cho người dân trồng lúa phát triển sản xuất và thích ứng với BĐKH

Việc đầu tư tài chính cho các hội đoàn này không chỉ giúp mang lại một kênh truyền dẫn thông tin mà còn hình thành một mạng lưới cung cấp tài chính vi mô cho các hộ dân phát triển sản xuất bên cạnh nghề trồng lúa, hình thành các nghề nghiệp khác nhằm đa dạng hóa thu nhập cho người dân

Thứ tư, bảo vệ nghiêm ngặt các khu RNM đã có và trồng mới đối với các khu vực mà RNM đã mất hoặc chưa có Gắn lợi ích của RNM với lợi ích của chính người dân để không những bảo vệ được các khu RNM mà còn tăng thu nhập cho người dân.

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Báo mới (2012), “Hệ thống đê đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức nước biển dâng”, Báo mới, truy cập ngày 23/05/2013 tại địa chỉ:http://www.baomoi.com/He-thong-de-dong-bang-song-Cuu-Long-truoc-thach-thuc-nuoc-bien-dang/144/8337998.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống đê đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức nước biển dâng”, "Báo mới
Tác giả: Báo mới
Năm: 2012
11. Thu Hà (2011), “Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu”, Báo điện tử Tuần Việt Nam, truy cập ngày 9/1/2013 tại địa chỉ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu”, "Báo điện tử Tuần Việt Nam
Tác giả: Thu Hà
Năm: 2011
14. Nguyễn Phi Hùng (2010), Ước tính chi phí vốn kinh tế của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ước tính chi phí vốn kinh tế của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phi Hùng
Năm: 2010
16. Nguyễn Thị Xuân Lan (2009), Sử dụng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích trong đánh giá chính sách công, tr. 19-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích trong đánh giá chính sách công
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Lan
Năm: 2009
18. Trần Thị Hồng Sa (2008), “Sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long và định hướng bảo tồn và phát triển”, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, (Số 48), tr. 137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long và định hướng bảo tồn và phát triển”," Tạp chí Khoa học – Đại học Huế
Tác giả: Trần Thị Hồng Sa
Năm: 2008
19. Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011), “So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, (Số 18a), tr. 271 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, "Tạp chí Khoa học
Tác giả: Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên
Năm: 2011
20. Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng Dương Hồng Sơn, Hoàng Đức Cường và đ.t.g, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Biến đổi khí hậu và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế, tr.38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế
24. Ngô Thế Vinh (2011), “Nhìn xa nửa thế kỷ tới”, Vietecology, truy cập ngày 30/3/2013 tại địa chỉ:http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/67# Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn xa nửa thế kỷ tới”," Vietecology
Tác giả: Ngô Thế Vinh
Năm: 2011
25. Ngô Thế Vinh (2011), “Phác thảo dự án đê biển đa dụng Đồng bằng Sông Cửu Long – Từ khả năng đến hiện thực”, Vietecology, truy cập ngày 30/3/2013 tại địa chỉ:http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/67# Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phác thảo dự án đê biển đa dụng Đồng bằng Sông Cửu Long – Từ khả năng đến hiện thực”, "Vietecology
Tác giả: Ngô Thế Vinh
Năm: 2011
26. Ngô Thế Vinh (2011), “Từ con đê biển đa dụng ngăn mặn tới các hồ chứa nước ngọt Đồng bằng Sông Cửu Long”, Vietecology, truy cập ngày 30/3/2013 tại địa chỉ:http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/67# Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ con đê biển đa dụng ngăn mặn tới các hồ chứa nước ngọt Đồng bằng Sông Cửu Long”, "Vietecology
Tác giả: Ngô Thế Vinh
Năm: 2011
27. Xiong, Wei (2010), “Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa gạo ở Trung Quốc”, wikipedia.org, truy cập ngày 30/5/2013 tại địa chỉ:http://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A1o.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa gạo ở Trung Quốc”, "wikipedia.org", truy cập ngày 30/5/2013 tại địa chỉ: http://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A1o
Tác giả: Xiong, Wei
Năm: 2010
28. Allison, Edward H.; Perry, Allison L., Badjeck; Marie-Caroline et al. (2009), “Vulnerability of National Economies to the Impacts of Climate Change on Fisheries”, Journal compilation, pp. 3-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vulnerability of National Economies to the Impacts of Climate Change on Fisheries”, "Journal compilation
Tác giả: Allison, Edward H.; Perry, Allison L., Badjeck; Marie-Caroline et al
Năm: 2009
29. Vo Thanh Danh (2011), “Adaptation to Sea level Rise in the Vietnamese Mekong River Delta: Should a Sea Dike be Built?”, Economy and Environment Program for Southeast Asia, Research Report (No. 2011-RR13) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adaptation to Sea level Rise in the Vietnamese Mekong River Delta: Should a Sea Dike be Built?”, "Economy and Environment Program for Southeast Asia
Tác giả: Vo Thanh Danh
Năm: 2011
31. GIZ (2012), Assessing the Awareness of Political Decision Makers, Staff of Government Institutions and Local Population about Climate Change, pp. 9-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessing the Awareness of Political Decision Makers, Staff of Government Institutions and Local Population about Climate Change
Tác giả: GIZ
Năm: 2012
33. Luers, Amy L.; Lobell, David B.; Sklar, Leonard S. et al. (2003), “A Method for Quantifying Vulnerability, Applied to the Agricultural System of the Yaqui Valley, Mexico”, Global Environmental Change, Vol.3, (Issue 4), p. 262 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Method for Quantifying Vulnerability, Applied to the Agricultural System of the Yaqui Valley, Mexico”, "Global Environmental Change
Tác giả: Luers, Amy L.; Lobell, David B.; Sklar, Leonard S. et al
Năm: 2003
34. Leovanrijn-sediment (2013), “Sea Level Rise”, Leovanrijn-sediment.com, truy cập ngày 15/6/2013 tại địa chỉ:http://www.leovanrijn-sediment.com/papers/Sealevelrise.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sea Level Rise”, "Leovanrijn-sediment.com
Tác giả: Leovanrijn-sediment
Năm: 2013
35. Pham Khanh Nam (2011), Prosocial Behavior, Social Interaction and Development: Experimental Evidence from Vietnam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prosocial Behavior, Social Interaction and Development
Tác giả: Pham Khanh Nam
Năm: 2011
37. Sarwar, Md. Golam Mahabub (2005), Impact of Sea Level Rise on the Coastal Zone of Bangladesh, Lund University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of Sea Level Rise on the Coastal Zone of Bangladesh
Tác giả: Sarwar, Md. Golam Mahabub
Năm: 2005
1. Vũ Thành Tự Anh (2008), Đồng bằng Sông Cửu Long – Liên kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững Khác
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực của ngành nông nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DEM Digital Elevation Model Mơ hình số độ cao - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
igital Elevation Model Mơ hình số độ cao (Trang 6)
Hình 2.1: Khung đánh giá năng lực thích ứng - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 2.1 Khung đánh giá năng lực thích ứng (Trang 17)
Hình 2.2: Khung phân tích tính dễ bị tổn thƣơng với BĐKH - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 2.2 Khung phân tích tính dễ bị tổn thƣơng với BĐKH (Trang 18)
Hình 2.3: Khung phân tích tổng hợp - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 2.3 Khung phân tích tổng hợp (Trang 21)
Bảng 3.1: Mực NBD trung bình so với thời kỳ 1980 – 1999 trong các kịch bản - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Bảng 3.1 Mực NBD trung bình so với thời kỳ 1980 – 1999 trong các kịch bản (Trang 23)
Sử dụng phầm mềm ArcGIS, thông qua bảng thuộc tính, diện tích đất trồng lúa được tính bằng: LUA = LUC + LUK + LUN - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
d ụng phầm mềm ArcGIS, thông qua bảng thuộc tính, diện tích đất trồng lúa được tính bằng: LUA = LUC + LUK + LUN (Trang 24)
Bảng 3.2: Ký hiệu và quy ƣớc màu đất trồng lúa trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Bảng 3.2 Ký hiệu và quy ƣớc màu đất trồng lúa trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Trang 24)
Hình 3.1: Bản đồ phân bố đất trồng lúa ĐBSCL - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 3.1 Bản đồ phân bố đất trồng lúa ĐBSCL (Trang 25)
Bảng 3.4: Diện tích đất trồng lúa bị ngập theo các kịch bản nƣớc biển dâng - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Bảng 3.4 Diện tích đất trồng lúa bị ngập theo các kịch bản nƣớc biển dâng (Trang 26)
Minh họa bằng biểu đồ như Hình 3.2 cho thấy, từ năm 2060, diện tích đất lúa ngập tăng lên rất nhanh, một phần là do NBD với tốc độ nhanh hơn so với trước, một phần là do phần đất  lúa phân bố ở độ cao trên 35cm khá lớn - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
inh họa bằng biểu đồ như Hình 3.2 cho thấy, từ năm 2060, diện tích đất lúa ngập tăng lên rất nhanh, một phần là do NBD với tốc độ nhanh hơn so với trước, một phần là do phần đất lúa phân bố ở độ cao trên 35cm khá lớn (Trang 26)
Hình 3.3: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 11cm - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 3.3 Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 11cm (Trang 27)
Hình 3.4: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 30cm - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 3.4 Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 30cm (Trang 28)
Hình 3.5: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 57cm - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 3.5 Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 57cm (Trang 29)
Hình 3.6: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 100cm - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 3.6 Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 100cm (Trang 30)
Bảng 3.5: Thu nhập bình quân đầu ngƣời các tỉnh ĐBSCL - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Bảng 3.5 Thu nhập bình quân đầu ngƣời các tỉnh ĐBSCL (Trang 37)
Hình 3.7: Tỷ trọng GDP của ĐBSCL so với cả nƣớc - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 3.7 Tỷ trọng GDP của ĐBSCL so với cả nƣớc (Trang 38)
Hình 3.8: Chi cân đối bổ sung ngân sách các tỉnh ĐBSCL - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 3.8 Chi cân đối bổ sung ngân sách các tỉnh ĐBSCL (Trang 38)
Có thể tóm lược kết quả phân tích các nhân tố năng lực thích ứng trên như Bảng 3.7: - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
th ể tóm lược kết quả phân tích các nhân tố năng lực thích ứng trên như Bảng 3.7: (Trang 39)
Hình 4.1: Đê biển ngăn mặn bao quanh ĐBSCL - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Hình 4.1 Đê biển ngăn mặn bao quanh ĐBSCL (Trang 41)
Bảng 4.1: Thống kê chiều dài đê biển qua các tỉnh của ĐBSCL - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Bảng 4.1 Thống kê chiều dài đê biển qua các tỉnh của ĐBSCL (Trang 42)
Bảng 4.2: Lộ trình xây dựng đê biển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Bảng 4.2 Lộ trình xây dựng đê biển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 43)
Chi tiết về chi phí xây dựng và bảo trì đê biển như Bảng 4.3: - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
hi tiết về chi phí xây dựng và bảo trì đê biển như Bảng 4.3: (Trang 44)
Theo Bảng 4.4, chi phí xây dựng đê biển cao 3m là 2,31 triệu USD/km; chi phí bảo trì là 0,02 triệu USD/km - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
heo Bảng 4.4, chi phí xây dựng đê biển cao 3m là 2,31 triệu USD/km; chi phí bảo trì là 0,02 triệu USD/km (Trang 45)
Bảng 4.6: Lợi ích của đê biển - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
Bảng 4.6 Lợi ích của đê biển (Trang 46)
Kết quả, chi phí và lợi ích kinh tế của dự án như Bảng 4.7: - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ
t quả, chi phí và lợi ích kinh tế của dự án như Bảng 4.7: (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN