Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với tư cách là thành viên thứ 150 vào ngày 07/11/2006 Sự kiện này làm chuyển động nhiều mặt hoạt động trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực tài chính ngân hàng Cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc từng bước mở cửa khu vực tài chính ngân hàng, tiến tới một thị trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt các định chế tài chính trong và ngoài nước đã tạo ra sức ép yêu cầu các NHTM Việt Nam phải đổi mới nhanh và mạnh hơn nữa để có thể cạnh tranh và cạnh tranh thành công với các định chế tài chính quốc tế
Hòa vào nhịp điệu ấy, với tư cách là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu chiến lược là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thành tập đoàn đầu tư tài chính đa năng Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động trong bối cảnh kinh doanh hiện tại cũng đã hé lộ những khó khăn, thách thức mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang phải đối diện, do đó Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần phải có những biện pháp đạt hiệu quả, lợi nhuận cao, nâng cao giá trị doanh nghiệp, tối đa hóa của cải làm hài lòng cổ đông và tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường
Xuất phát từ sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp với tên gọi: “Phân tích hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”.
Tổng quan các công trình nghiên cứu
Nhiều tài liệu, bài báo ở nước ngoài nghiên cứu về cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động cũng như đánh giá mức độ lành mạnh của NHTM qua khung phân tích CAMELS Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các NHTM chỉ dừng ở mô tả tình hình Trong thời gian qua đã có một số đề tài luận văn nghiên cứu về hoạt động của VCB do học viên cao học thực hiện như :
- Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương TP.HCM
- Giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bến Thành
- Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thời kỳ hậu WTO
- Xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng sau cổ phần hóa
Có thể nói, cho đến nay nghiên cứu về hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chưa có ai đề cập.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn bao gồm
Vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của NHTM để nhận dạng và xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB, xem xét và xác định các nhân tố, cũng như làm rõ các nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đánh giá vị trí của VCB so với một số đối thủ cạnh tranh trong thời gian qua thông qua việc so sánh một số chỉ tiêu về hiệu quả, về sức mạnh tài chính, từ đó xem xét những tồn tại, hạn chế cũng như các khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB, giúp Ngân hàng củng cố được vị thế của mình trên thị trường
Với các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu là:
(1) Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là gì ?
(2) Hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của VCB hiện nay như thế nào ?
(3) Vị thế của VCB như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh qua một số chỉ tiêu hoạt động ?
(4) Biện pháp nào để nâng cao hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của VCB trong thời gian tới ?
Phương pháp luận nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết dựa vào nội dung quản trị tài chính của NHTM, khung phân tích CAMELS, mô hình định lượng các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng thiết kế mô tả kết hợp với nghiên cứu nhân quả, so sánh, các phương pháp nghiên cứu áp dụng bao gồm cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính là mô tả thống kê (phương pháp lịch sử) mô tả tình hình, xu hướng hoạt động kinh doanh của VCB Phương pháp định lượng thể hiện qua tính toán các tỷ số tài chính, áp dụng mô hình Dupont và mô hình kinh tế lượng để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Nguồn số liệu gồm số liệu thứ cấp qua tập hợp các báo cáo tài chính của VCB và 7 NHTM từ 2006 - 2011 nhằm thu thập số liệu trong 6 năm hoạt động (48 quan sát) phục vụ chạy mô hình kinh tế lượng và so sánh các tỷ số tài chính về hiệu quả hoạt động.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về hiệu quả kinh doanh trong hoạt động của ngân hàng Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của VCB, tăng cường năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển và hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết liên quan đến hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của NHTM
Chương 2: Phân tích hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Các khái niệm liên quan đến hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của
1.1.1 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng Các ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường
Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường tương đối đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của các tầng lớp dân chúng, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội Hoạt động của ngân hàng thương mại gồm ba lĩnh vực: nghiệp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay, kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, đầu tư, thuê mua, tư vấn, ủy thác, đại lý, dịch vụ cho thuê két sắt…) Các nghiệp vụ này có quan hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên uy tín cho ngân hàng
Chính sự kết hợp đồng bộ đó đã trở thành quy luật trong hoạt động ngân hàng và tạo thành xu hướng kinh doanh tổng hợp đa năng của ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 1.1 : SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I/ NGHIỆP VỤ NỢ (HUY ĐỘNG VỐN)
II/ NGHIỆP VỤ CÓ (CHO VAY )
III/ NGHIỆP VỤ TRUNG GIAN (Dịch vụ ngân hàng)
2 Dịch vụ k.doanh vàng bạc, ngoại tệ
3 Dịch vụ tư vấn, ủy thác
Trả tiền gởi, tiền vay, chi phí hoạt động kinh doanh
Thu lãi tiền vay, tiền đầu tư, liên doanh Thu lãi từ các dịch vụ trung gian
TỔNG CHI PHÍ TỔNG THU NHẬP
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ THUẾ THU NHẬP DN
1.1.2 Khái niệm về hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của NHTM và vai trò của phân tích hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh
Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp cùng hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế
Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp
Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí Cùng hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí
Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư mà cơ sở đó sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung
Hiệu quả tài chính của các NHTM là một phạm trù hiệu quả kinh tế - tài chính, phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các NHTM; là khả năng đạt mục tiêu kinh doanh của NHTM trên cơ sở thiết lập, tổ chức điều hành chiến lược, chính sách, chương trình trong hoạt động kinh doanh
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lại Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở dự đoán tài chính – một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp)
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hóa là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các cơ quan chính phủ, người lao động … Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau Đố i v ớ i ng ườ i qu ả n lý doanh nghi ệ p: Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phải giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây:
Thứ nhất: Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
Thứ hai: Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào ? Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa là phải có tiền để đầu tư Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phản ánh bên phải của bảng cân đối kế toán Một doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc vay nợ dài hạn, ngắn hạn Nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một năm còn nợ dài hạn có thời hạn trên một năm Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch giữa giá trị của tổng tài sản và nợ của doanh nghiệp Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp sẽ huy động nguồn tài trợ với cơ cấu như thế nào cho phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất Liệu doanh nghiệp có nên sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư hay kết hợp với cả các hình thức đi vay và đi thuê? Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn của doanh nghiệp
Thứ ba: Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào ? Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ đến vấn đề quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ Nhà quản lý tài chính cần xử lý sự lệch pha của các dòng tiền
Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp, nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của NHTM 15
1.2.1 Các báo cáo tài chính của NHTM Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc một định chế tài chính trung gian như NHTM, trước tiên phải dựa vào các báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính của NHTM được sử dụng để phân tích bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo chính:
- Bảng cân đối kế toán (hay Bảng tổng kết tài sản) của NHTM: Là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong một kỳ của ngân hàng
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của ngân hàng
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của NH, nhằm giải thích và bổ sung thêm những thông tin về tình hình hoạt động tài chính của NH trong kỳ mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính khác không thể thể hiện hết được.
1.2.2 Khung phân tích CAMELS và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của NHTM
Trong những thập kỷ gần đây, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IMF) đã đưa ra khung phân tích CAMELS để đánh giá mức độ lành mạnh của từng định chế tài chính riêng rẽ và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung Nhiều tổ chức tài chính quốc tế và các quốc gia đã vận dụng khung phân tích CAMELS để xếp hạng các ngân hàng về khả năng hoạt động, khả năng cạnh tranh, khả năng chống đỡ với các rủi ro, trong đó thể hiện bao hàm tính hiệu quả hoạt động Khung phân tích CAMELS liên quan đến phân tích 6 nhóm các chỉ tiêu có tác động đến sức khỏe của các định chế tài chính gồm:
Capital adequacy - Đảm bảo đầy đủ vốn hay an toàn vốn
Trong hoạt động ngân hàng, an toàn vốn là một chỉ tiêu tiên quyết cần phải có để làm cơ sở cho các hoạt động khác như tăng trưởng tín dụng cũng như tạo một tuyến phòng thủ vững chắc trước những tác động ngoại sinh của các loại rủi ro mang tính đặc thù của ngành như rủi ro tín dụng phát sinh từ nợ xấu, rủi ro hối đoái…
Các NHTM thường sử dụng chỉ tiêu sau để phân tích khả năng an toàn của vốn chủ sở hữu:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio CAR)
Vốn tự có Tổng tài sản “Có” rủi ro
Vốn tự có bao gồm: vốn cấp I gồm vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn góp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận không chia; vốn cấp II gồm 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại theo quy định của pháp luật, 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành, các công cụ nợ và dự phòng chung
Asset quality - Chất lượng tài sản
Tài sản là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán của một ngân hàng Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của ngân hàng Tuyệt đại đa số rủi ro vốn có trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản
Phân tích tài sản và chất lượng tài sản được dựa trên công thức sau:
Tỷ trọng từng loại tài sản
Số dư từng loại tài sản
Tổng tài sản Chỉ số này giúp nhà quản trị biết được tỷ trọng của từng khoản mục tài sản trong tổng tài sản của ngân hàng, qua đó có thể nhận xét đúng đắn về mặt mạnh, điểm yếu của ngân hàng vì mỗi khoản mục tài sản đều có khả năng sinh lời và độ an toàn trong kinh doanh khác nhau
Từ cái nhìn tổng quát về cơ cấu tài sản, nhà quản trị sẽ nhận ra khoản mục nào là quan trọng nhất để đi tìm hiểu sâu hơn - thông thường đó là hoạt động tín dụng Các nhà quản trị sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng:
Tỷ lệ nợ quá hạn = vay cho nợ dử Toồng hạn quá
Tỷ lệ nợ xấu = vay cho nợ dử Toồng xaáu Nợ x 100
Nếu tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao có nghĩa chất lượng tín dụng thay đổi theo chiều
Management soudness - Quản trị lành mạnh
Quản trị lành mạnh là chìa khóa đối với sự hoàn thành hoạt động của một NH Đo lường quản trị lành mạnh dựa vào hai chỉ tiêu chính sau :
Tỷ lệ chi phí: một tỷ lệ cao của chi phí trên tổng thu nhập (doanh thu) cho thấy NH hoạt động không hiệu quả Điều này là có thể, nhưng không nhất thiết do quản trị kém cỏi
Tuy nhiên, điều này chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng lợi nhuận
Thu nhập trên một nhân viên: tương tự, thu nhập bình quân trên một nhân viên thấp hoặc bị giảm có thể cho thấy những yếu kém - một kết quả của dư thừa nhân viên, hệ quả ngược lại của khả năng lợi nhuận, tức lợi nhuận thấp kém
Earnings - Khả năng sinh lời
Các tỷ lệ tổng hợp sau đây có thể sử dụng như các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của các NHTM :
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản - Return on Assets (ROA): tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cho người phân tích thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế Tuy nhiên nếu ROA quá cao cũng thể hiện mức độ rủi ro càng cao vì rủi ro song hành với lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu - Return on Equity (ROE): chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu và tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, ngân hàng đã huy động vốn nhiều để cho vay
Liquidity - Khả năng thanh khoản
Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của
1.3.1 Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh thông qua mô hình Dupont
Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên thường gọi là phương trình Dupont Cu thể:
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản
ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính Trong đó :
ROA = hệ số chênh lệch lợi nhuận ròng × hệ số sử dụng tài sản Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản
Nh ư v ậ y, ph ươ ng trình Dupont s ẽ đượ c vi ế t l ạ i nh ư sau :
Tổng tài sản Tổng thu nhập Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
- Tỷ lệ sinh lời hoạt động: Tính hiệu quả của việc quản lý chi phí, tạo ra thu nhập cao
- Hiệu quả sử dụng tài sản: Chính sách quản lý danh mục đầu tư
- Đòn bẩy tài chính: Chính sách đòn bẩy hoặc tài trợ
Tác d ụ ng c ủ a ph ươ ng trình :
- Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
- Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
- Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời
Tuy nhiên mô hình Dupont chỉ hạn chế trong mối quan hệ ngắn hạn theo từng kỳ hạn giới hạn các nhân tố Để đo lường tác động của các nhân tố dưới đây sẽ xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố tích cực của các NHTM trên cơ sở xây dựng mô hình định lượng kinh tế lượng
1.3.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh thông qua mô hình kinh tế lượng
T ổ ng quan lý thuy ế t và xây d ự ng mô hình đị nh l ượ ng:
Lợi nhuận ròng × Tổng thu nhập Tổng thu nhập Tổng tài sản
Trong một số tài liệu về tài chính, các nhà kinh tế thường bàn đến thước đo hiệu quả hay hiệu suất công ty với cách tiếp cận khác nhau Các thước đo thường đề cập tới bao gồm (1) các tỷ số tài chính trong báo cáo tài chính (Demsetz và Lehn, 1985), (Gorton và Rosen, 1995), (Mehran, 1995), (Ang và cộng sự, 2000); (2) lợi tức thị trường cổ phiếu và tính không ổn định của chúng (Saunders và cộng sự, 1990), (Cole và Mehran, 1998); và
(3) Tobin q pha trộn giá trị thị trường với giá trị kế toán và đã được Morck cùng cộng sự
(1988), McConnell và Servaes (1990, 1995), Mehran (1995), Himmelberg và cộng sự
(1999), Zhou (2001) đề cập tiếp theo Các tác giả đã sử dụng phương pháp khác và hiệu suất lợi nhuận (profit efficiency) làm thước đo kết quả kinh doanh - đó chính là hiệu suất quản lý (frontier efficiency) được tính toán bằng cách sử dụng hàm lợi nhuận (profit function) Họ cho rằng, nên dùng hiệu suất lợi nhuận hơn là hiệu suất chi phí (cost efficiency) để đánh giá kết quả của các nhà quản lý, bởi vì hiệu suất lợi nhuận sẽ cho thấy các nhà quản lý tăng thu nhập cũng như kiểm soát chi phí tốt như thế nào và hiệu suất lợi nhuận thì gần với khái niệm tối đa giá trị hơn
Mặc dù tối đa hóa lợi nhuận kế toán và tối đa hóa giá trị cổ đông không giống nhau, nhưng vẫn có thể cho rằng các thua lỗ cổ đông do chi phí đại diện (agency cost) gần tương xứng với thua lỗ trong lợi nhuận kế toán tiềm năng - được tính bằng hiệu suất lợi nhuận
Theo công thức đưới đây, các tác giả đã tính hiệu suất lợi nhuận trong thời gian 6 năm nhằm hướng tới tính toán mức trung bình các sai số ngẫu nhiên (random errors) Thời gian này cũng đủ để kết hợp những ảnh hưởng quan trọng của chi phí đại diện liên quan đến những lựa chọn đầu tư kém hoặc quản lý rủi ro không hiệu quả, thường được phản ánh trong số liệu lợi nhuận Các tác giả đã đo cả hiệu suất lợi nhuận chuẩn và hiệu suất lợi nhuận thay thế Hiệu suất lợi nhuận chuẩn được dựa trên hàm lợi nhuận ở mức độ công ty và chọn giá đầu ra biến thiên đã cho và cho phép số lượng đầu ra thay đổi, với mục đích là để giải thích cho thu nhập mà có thể kiếm được từ biến đổi các đầu ra cũng như tiết kiệm các chi phí qua biến đổi các đầu vào Hiệu suất lợi nhuận thay thế được ước tính tương tự như hiệu suất lợi nhuận chuẩn, ngoại trừ sản lượng đầu ra được đo bằng mức giá ngoại sinh thay vì các mức giá đầu ra (Berger và Patti, 2004)
Mô hình th ự c nghi ệ m đ o l ườ ng hi ệ u qu ả c ủ a các NHTM:
Lợi nhuận của các NHTM là thước đo quan trọng giúp ta đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng, là khâu then chốt trong phân tích vì lợi nhuận tạo ra tăng trưởng nội tại, tác động đến khả năng huy động vốn bên ngoài và tạo hình ảnh tốt cho ngân hàng trên thị trường Lợi nhuận phụ thuộc vào các khoản thu nhập và chi phí trong kỳ; trong đó các yếu tố như lãi thu từ các khoản cho vay, lãi thu được từ hoạt động dịch vụ, lãi thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận Đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng được một số nghiên cứu đề cập qua mô hình kinh tế lượng (Berger và Patti, 2004) như hàm hiệu quả hoạt động đo bằng lợi nhuận hoạt động hay hiệu suất lợi nhuận (FFE) phụ thuộc vào các nhân tố như cấu trúc vốn (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản - ECAP), và các yếu tố Zi - các đặc trưng của ngân hàng như qui mô của ngân hàng, thu nhập… và yếu tố ngẫu nhiên e Hàm tổng quát được viết dưới dạng:
Việc sử dụng ECAP i như là một thước đo nghịch đảo của đòn bẩy tài chính là chuẩn mực trong nghiên cứu ngân hàng bởi có sự quan tâm điều tiết đối với tỷ lệ vốn
Từ mô hình tổng quát trên, thay thế cho hàm hiệu quả hoạt động đo bằng hiệu suất lợi nhuận (FFE) của Berger và Patti, chúng tôi áp dụng hàm hiệu quả cho các NHTM trong điều kiện Việt Nam bằng thước đo lợi nhuận kế toán và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng với lý do đo hiệu suất lợi nhuận rất khó thực hiện tại Việt Nam Mô hình kinh tế lượng qua các hàm hồi qui được xây dựng dưới đây đơn giản hơn, nhưng các biến độc lập là các đặc trưng của NHTM cũng giống các mô hình lý thuyết nêu trên gồm qui mô
NH (các chỉ tiêu về tổng tài sản, doanh thu), đặc trưng về vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn, khả năng hay năng lực quản trị thể hiện qua mức chi tiêu hay tỷ lệ chi phí trên thu nhập… Ở đây sẽ có hai trường hợp gồm trường hợp 1 đo lường các biến theo giá trị tuyệt đối về kết quả hoạt động và trường hợp 2 đo lường các biến qua các tỷ số tài chính Cụ thể là:
Trong trường hợp thứ nhất, biến phụ thuộc là tổng lợi nhuận hoạt động ký hiệu là Y sẽ phụ thuộc vào:
(1) Tổng tài sản - ký hiệu là X1-
(2) Vốn chủ sở hữu - ký hiệu là X2
(3) Tỷ lệ an toàn vốn CAR - ký hiệu là X3
(4) Tổng thu nhập thuần hay doanh thu - ký hiệu là X4
(5) Tổng chi phí - ký hiệu là X5
Trong trường hợp thứ hai, hiệu quả đo lường qua hiệu suất lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA, ta ký hiệu ROA là Y sẽ phụ thuộc vào:
(1) Cấu trúc vốn (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) - ký hiệu là X1
(2) Năng lực quản trị thể hiện qua tỷ lệ chi phí - thu nhập - ký hiệu là X2
(3) Tỷ lệ an toàn vốn CAR - ký hiệu là X3
Ta có mô hình toán tổng quát: Y=F (Xi)
Các gi ả thuy ế t nghiên c ứ u g ồ m : Đối với trường hợp thứ nhất: Các biến độc lập và phụ thuộc đo lường bằng giá trị tuyệt đối - qui mô các chỉ số (trừ tỷ lệ an toàn vốn - CAR) Biến tổng tài sản của NHTM thể hiện là các tài sản tài chính như đã trình bày ở phần trên chủ yếu là các tài sản trong hoạt động tín dụng, một số dịch vụ và hoạt động đầu tư tài chính mới có sau này Tổng tài sản cũng thể hiện qui mô hoạt động của một NH Liệu tăng nhanh qui mô về tài sản có tác động làm gia tăng lợi nhuận hay không Nếu khả năng quản trị tốt thì việc gia tăng tổng tài sản có thể làm gia tăng lợi nhuận tương ứng, ngược lại quản trị không tốt chưa hẳn việc gia tăng tổng tài sản sẽ làm gia tăng lợi nhuận tương ứng Trong giả thuyết này, chúng ta giả định rằng chất lượng quản trị của các NHTM đã được cải thiện và vì vậy việc gia tăng tổng tài sản sẽ làm tăng tương ứng tổng lợi nhuận hoạt động Giả thuyết ở đây là:
Giả thuyết 1: Qui mô tổng tài sản có quan hệ đồng biến với lợi nhuận hoạt động của các NHTM;
Cùng với việc gia tăng tổng tài sản, gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ có tác động tích cực đến cải thiện lợi nhuận Vì vậy, tăng vốn chủ sở hữu trong điều kiện hiện nay là đồng nghĩa với tăng qui mô hoạt động sẽ có tác động làm tăng tổng lợi nhuận hoạt động Như vậy, giả thuyết ở đây là:
Giả thuyết 2 : Qui mô vốn chủ sở hữu cũng có quan hệ đồng biến với lợi nhuận, có nghĩa là qui mô vốn chủ sở hữu càng lớn lợi nhuận càng cao;
Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối trực thuộc NHNN Sau khi thành lập, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại tại thời điểm đó
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chính thức chuyển đổi sang mô hình NHTM quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng
Trải qua hơn 49 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh thành một ngân hàng đa năng Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng…thông qua các công ty con và công ty liên doanh Ngoài ra, hoạt động của Ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ
Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tháng 12/2007, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện thành công cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 Ngày
23/05/2008, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 18/GP-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam
Từ sau khi cổ phần hóa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã nhiều lần tăng vốn điều lệ thành công, đáp ứng kỳ vọng của đông đảo nhà đầu tư và cổ đông về đảm bảo an toàn vốn, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết Ngày 30/06/2009, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM Sự kiện này đã góp phần thúc đẩy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phát triển theo hướng ngày càng hiệu quả, chuẩn mực và minh bạch
Ngày 30/09/2011, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam bán 15% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược Ngân hàng Mizuho (MHCB) – thuộc tập đoàn tài chính Mizuho
Thõa thuận hợp tác chiến lược này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho 2 ngân hàng mà còn là minh chứng cho thấy sự quan tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường tài chính – tiền tệ cũng như tương lai phát triển của Việt Nam nói chung
2.1.2 Mô hình tổ chức của VCB
Tại thời điểm cuối năm 2011, mô hình tổ chức của VIETCOMBANK thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ Ô
TỎNG GIÁM ĐỐC ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO
Hội đồng Tín dụng Trung ương ALCO
Quản lý XD Đầu tư Quản lý NH
Khách hàng Chính sách tín
Quản lý rủi ro Quản lý rr tác Quản lý rr thị trư
Tổng hợp&PT hiế l Quan hệ công
Quản lý KD vốn Tài trợ thương Trung tâm
Vietcombank Cty cho thuê Tài Cty chứng khoán
VP đại diện Cty chuyển tiền
Sở giao dịch và 75 chi
Tổng hợp&chế độ kế á
Dịch vụ TK khá h hà
Thông tin tín dụng và phòng hố ử iềQuản lý án
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB trong giai đoạn 2006 - 2011
Các sản phẩm dịch vụ của VCB bao gồm: dịch vụ tài khoản, dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu), dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn), dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chiết khấu chứng từ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ nhờ thu, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng đại lý, dịch vụ bao thanh toán, các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trong giai đoạn 2006 - 2011, VCB đã đạt được các kết quả kinh doanh khả quan Số liệu tình hình kết quả của một số mảng hoạt động kinh doanh chủ yếu của VCB được phản ánh qua bảng 2.1 dưới đây:
BẢNG 2.1 : TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB Đơn vị : Tỷ đồng
K ế t qu ả theo n ă m Tốc độ tăng trưởng (%)
2 Tổng dư nợ cho vay 67,743 97,631 112,793 141,621 176,814 209,418 44.12 15.53 25.56 24.85 18.44
3 Hoạt động kinh doanh thẻ : Đơn vị: Thẻ
- Số máy ATM 705 1,090 1,244 1,530 1,600 1,700 54.61 14.13 22.99 4.58 6.25 Đơn vị : Triệu USD
- Doanh số thanh toán thẻ quốc tế 386 453 643 567 737 1,000 17.36 41.94 -11.82 29.98 35.69
4 Tổng doanh số thanh toán XNK 22,820 26,400 32,500 25,620 31,000 38,800 15.69 23.11 -21.17 21.00 25.16
- Doanh số thanh toán XK 12,680 14,200 16,830 12,460 16,500 21,830 11.99 18.52 -25.97 32.42 32.30
- Doanh số thanh toán NK 10,140 12,200 15,670 13,150 14,500 16,970 20.32 28.44 -16.08 10.27 17.03
5 Tổng doanh số mua bán ngoại tệ 22,405 26,217 46,011 35,393 35,200 34,500 17.01 75.50 -23.08 -0.55 -1.99 Đơn vị : Tỷ đồng
6 Doanh thu hoạt động kinh doanh CK 234 440 484 327 466 149 88.03 10.00 -32.44 42.51 -68.03
7 Hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động năm 2006-2011 của VCB
BẢNG 2.2 : THỊ PHẦN CỦA VCB TRONG HỆ THỐNG NHTM Đơn vị: %
Doanh số thanh toán thẻ 69.90 57.60 59.70 53.00 50.00 50.00
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động năm 2006-2011 của VCB
Trên cơ sở số liệu ở bảng 2.1 và 2.2, ta đánh giá các hoạt động của VCB trong 6 năm qua như sau:
Hoạt động huy động vốn :
Theo số liệu bảng 2.1, trong giai đoạn 2006 – 2011 mức tăng trưởng huy động vốn của VCB khá tốt trong năm 2007 với mức tăng là 19,98%; đến năm 2008, do lạm phát tăng cao dẫn đến NHNN đã có 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, mức cao nhất lên đến 14%/ năm và giảm dần còn 8,5%/năm cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ đã tạo ra cuộc đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất chung lên cao làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn Điều này không nằm ngoài tình hình chung của hệ thống ngân hàng, mặc dù nguồn vốn huy động của VCB vẫn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp (đạt 159.989 tỷ đồng), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ tăng của các năm trước, chỉ ở mức 10.5% so với năm 2007 Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, năm 2009 tăng trưởng huy động vốn của VCB khá thấp (đạt 169.457 tỷ đồng) với mức tăng là 5.9% so với năm 2008 Tuy nhiên đến năm 2010 VCB đã đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn (đạt 208.320 tỷ đồng) với mức tăng trưởng là 23% so với năm 2009
Năm 2011, công tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt và cùng với sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác Tuy nhiên với uy tín và thương hiệu của mình, năm 2011 huy động vốn đạt 241.700 tỷ đồng tăng gần 23% so với năm
Trong giai đoạn 2006 - 2011, trước tình hình môi trường kinh doanh có những dấu hiệu bất ổn, VCB lựa chọn định hướng hoạt động tín dụng là “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế”; tuy nhiên việc áp dụng các chính sách thận trọng đã làm giảm tốc độ phát triển của Ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp thị phần Năm 2008 do tình hình thị trường và chỉ đạo của Chính phủ khống chế tăng trưởng dư nợ nên VCB đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 29% xuống 15%, các năm 2009, 2010 tăng trưởng tín dụng đạt trung bình 25% so với năm trước và năm 2011 tăng trưởng tín dụng đạt 18% do chỉ đạo của Chính phủ tăng trưởng tín dụng dưới 20%
Tóm lại, trong 6 năm qua, với chính sách tín dụng thận trọng cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến thị phần cho vay của VCB có xu hướng giảm dần từ 9,8% năm 2006 giảm xuống còn 8,1% trong năm 2011 (xem bảng 2.2); mặc dù thị phần cho vay của VCB vẫn đứng thứ 4 sau Agribank, BIDV và CTG nhưng khả năng tăng trưởng dư nợ cho vay cao trước sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay không phải dễ dàng đối với VCB
Hoạt động kinh doanh thẻ:
Hoạt động kinh doanh thẻ cũng là một trong những thế mạnh nổi bật của VCB Là Ngân hàng luôn dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường Việt Nam, VCB có một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng, phong phú với nhiều tính năng phù hợp với nhu cầu thị trường và mạng lưới máy ATM lắp đặt rộng khắp cả nước
Theo số liệu của bảng 2.1, trong 6 năm qua, số máy ATM của VCB đã tăng từ 705 máy năm 2006 lên 1.700 máy vào năm 2011; doanh số sử dụng thẻ do VCB phát hành tăng trưởng mạnh với mức tăng trung bình hàng năm là 62%, trong đó thẻ Connect 24 vẫn là thương hiệu thẻ nội địa được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và Visa là thương hiệu được ưa chuộng nhất nước ngoài Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán thẻ quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 30%
Tóm lại, mặc dù thị phần có xu hướng giảm nhẹ do có hơn 40 ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ tại Việt Nam, tuy nhiên VCB vẫn là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về số lượng thẻ phát hành, về số lượng máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ
Hoạt động thanh toán quốc tế:
Thực trạng hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2006 - 2011
2.2.1 Các chỉ tiêu của khung phân tích CAMELS
Hiệu quả có quan hệ hữu cơ với sức mạnh tài chính và quản trị của một ngân hàng, vì vậy trước khi đánh giá hiệu quả hoạt động của VCB, trong mục này sẽ xem xét một số chỉ số trong khung phân tích CAMELS phản ánh mức độ lành mạnh của ngân hàng và các chỉ số này được thể hiện tại bảng 2.4 sau:
BẢNG 2.4 : BẢNG TỔNG HỢP 6 NHÓM CHỈ TIÊU CAMELS CỦA VCB Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Kết quả theo năm
CHỈ TIÊU AN TOÀN VỐN
1 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 11,228 13,528 13,946 16,710 20,669 28,639
2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR (%) 9.3 9.2 8.9 8.11 9.00 11.14 CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1.19 1.3 2.6 5.6
4 Tỷ lệ nợ xấu theo QĐ 493 (%) 2.75 3.29 4.61 2.47 2.83 2.03 Trong đó : - nợ quá hạn (tỷ đồng) 809 1,268 2,933 8,000 21,251 35,066
- tổng dư nợ (tỷ đồng)
176,814 209,418 CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ LÀNH MẠNH
5 Tỷ lệ chi phí / thu nhập (%) 22,97 26.63 28.99 37.62 39.70 38.33 trong đó : - tổng chi phí từ HĐKD (tỷ đồng) 1,213 1,628 2,592 3,494 4,578 5,700
- tổng thu nhập từ HĐKD (tỷ đồng) 5,281 6,114 8,940 9,287 11,531 14,871
6 Thu nhập bình quân/người/tháng (triệu đồng) 4.6 5.5 10.63 14.7 17.23 18.36 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI
8 ROAA (%) 1.88 1.31 1.29 1.64 1.5 1.25 trong đó : - lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 3,877 3,149 3,590 5,004 5,569 5,697
- tổng tài sản (tỷ đồng) 166,952 197,363 222,090 255,496 307,621 366722 CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG THANH KHOẢN
9 Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 1.8 2.4 4.2 1.11 0.22 0.29 CHỈ TIÊU ĐỘ NHẠY RỦI RO THỊ TRƯỜNG
10 Khe hở nhạy cảm lãi suất 0 0 0 0 0 0
Các chỉ tiêu của khung phân tích CAMELS được đề cập ở bảng 2.4 bao gồm 6 nhóm chỉ tiêu Như trong chương 1 đã đề cập, trong chỉ tiêu an toàn vốn, chúng ta sẽ xem xét đến vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, chỉ tiêu chất lượng tài sản sẽ xem xét đến tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu, chỉ tiêu quản trị lành mạnh sẽ đề cập đến tỷ lệ chi phí/ thu nhập và thu nhập bình quân/người, chỉ tiêu khả năng sinh lời bao gồm ROAA và ROAE, chỉ tiêu thanh khoản đề cập đến tỷ lệ khả năng chi trả và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn, chỉ tiêu về mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường xem xét đến khe hở nhạy cảm lãi suất Trên cơ sở số liệu ở bảng 2.4, ta có thể phân tích hiệu quả tài chính của VCB qua các chỉ tiêu dưới đây:
Chỉ tiêu bảo đảm an toàn vốn :
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với các khách hàng, trong đó tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ảnh năng lực tài chính của ngân hàng, dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành Để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như sự an toàn cho toàn hệ thống, ngày 20/5/2010, NHNN Việt Nam đã đưa ra thông tư 13/2010/TT-NHNN về việc quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trong đó quy định: kể từ năm 2010, các tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải có tỷ lệ an toàn vốn ≥ 9%
Vốn chủ sở hữu của VCB lần lượt đạt 11.228 tỷ đồng và 13.528 tỷ đồng, 13.946 tỷ đồng, 16.710 tỷ đồng, 20.669 tỷ đồng và 28.639 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2006,
2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 với tỷ lệ an toàn vốn lần lượt là 9,20% ,8,9%, 8,11%, 9.00% và 11.14% Sự tăng vốn trên đã thực sự củng cố tiềm lực tài chính, báo hiệu sự lành mạnh về tài chính của VCB trong hoạt động kinh doanh của mình; tạo cho VCB một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những khách hàng của mình trước các biến động của nền kinh tế hiện nay
Chỉ tiêu chất lượng tài sản:
Tổng tài sản của VCB trong giai đoạn 2006 - 2011 được thể hiện ở bảng 2.5 và biểu đồ 2.2 cho thấy sự tăng trưởng đều đặn với tốc độ tăng từ 12%/năm đến 20%/năm và thể hiện cơ cấu tài sản hợp lý Cụ thể:
- Tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm tiền mặt (qua các năm chiếm trung bình khoảng 1,7%) và tiền gửi tại NHNN đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng và tuân thủ đúng theo quy định dự trữ bắt buộc của NHNN
- Tỷ trọng cho vay khách hàng là tương đối cao trong tổng tài sản, trung bình qua các năm chiếm khoảng 55%, đây là nguồn thu nhập lãi chính cho Ngân hàng
- Các khoản đầu tư, góp vốn trung bình qua các năm chiếm khoảng 19% trong tổng tài sản và tập trung chủ yếu vào đầu tư trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc nhà nước, công trái… là những khoản đầu tư có rủi ro thấp lại vừa đảm bảo khả năng hỗ trợ tính thanh khoản của Ngân hàng
BẢNG 2.5 : TỔNG TÀI SẢN CỦA VCB
BIỂU ĐỒ 2.2 : CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA VCB
Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2006-2011 của VCB Đơ n v ị : T ỷ đồ ng
Chỉ tiêu Kết quả theo năm Tốc độ tăng trưởng (%)
1 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại quỹ 2,418 3,204 3,482 4,485 5,233
2 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 11,848 11,663 30,561 25,175 8,240 10,617 -1.56 162.03 -17.62 -67.27 28.85
3 Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 52,234 41,598 30,368 47,457 79,654 105,005 -20.36 -27.00 56.27 67.84 31.83
6 Dự phòng rủi ro tín dụng -1,490 -2,102 -4,264 -4,625 -5,622 -5,328 41.07 102.85 8.47 21.56 -5.23
T ổ ng tài s ả n 167,128 197,363 222,090 255,496 307,621 366,722 18.09 12.53 15.04 20.40 19.21 Tài sản có sinh lời (3+4+5) 152,059 181,336 187,999 225,351 293,234 346,498 19.25 3.67 19.87 30.12 18.16
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2006-2011 của VCB
Tài sản Có bao gồm tài sản Có sinh lời (các chỉ tiêu 3,4,5) và tài sản Có không sinh lời (các chỉ tiêu 1,2,6,7) Tài sản Có sinh lời của VCB trong giai đoạn 2006 - 2011 chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 80% và là nguồn mang lại thu nhập chính
Về chất lượng Tín dụng:
Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, tỷ lệ nợ quá hạn của VCB nằm ở dưới mức 3% tuy nhiên đến năm 2009-2011 thì tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên tương ứng 5,60%, 12,02% và 16,74%; tỷ lệ nợ xấu của VCB giai đoạn 2007-2011 dao động trong khoảng 3%, riêng năm 2008 tỷ lệ nợ xấu tăng ở mức 4,61% do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và việc phân loại nợ được tiến hành theo quy định sửa đổi của NHNN theo hướng thận trọng hơn
Tóm lại, mặc dù nợ quá hạn và nợ xấu tương đối cao nhưng VCB cũng trích lập được dự phòng khá nhiều Và với khả năng sinh lời tốt thì VCB hoàn toàn có đủ khả năng tiếp tục trích đủ dự phòng đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng
Chỉ tiêu quản trị lành mạnh:
Trong các năm qua, VCB đã xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh mới, cơ cấu lại mô hình tổ chức theo định hướng khách hàng và phân cấp quản lý theo khối, thiết lập các bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược phát triển, quản lý và kiểm toán nội bộ hoạt động ngân hàng Với nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của công tác quản lý rủi ro, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, bao gồm: Hội đồng Quản trị, Ủy ban quản lý rủi ro (RMC), Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO), Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng tín dụng Trung Ương và Hội đồng tín dụng định chế tài chính
Ngoài ra, trình độ quản lý chi phí và khả năng nâng cao doanh thu là một bộ phận cấu thành thể hiện khả năng quản trị lành mạnh của một ngân hàng; nếu cùng tạo ra một đồng thu nhập như nhau, nhưng ngân hàng nào kiểm soát chi phí phí tốt hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn Qua số liệu ở bảng 2.4, ta nhận thấy, tỷ lệ chi phí hoạt động / tổng thu nhập của VCB qua các năm ở trong khoảng từ 26,63 – 39,7 đồng chi phí trong 100 đồng doanh thu, chứng tỏ VCB đã kiểm soát chi phí rất tốt
Chỉ tiêu khả năng sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE)
Bảng 2.4 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) của
VCB có xu hướng ổn định qua các năm, trung bình khoảng 24% Chỉ số ROAE của VCB đã vượt mức yêu cầu của thông lệ quốc tế (theo thông lệ quốc tế thì ROE tối thiểu cần đạt là 15%) và phản ánh VCB đã sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả để đạt được mức sinh lời cao như trên
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA)
Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) có xu hướng ổn định trong giai đoạn 2006 – 2011 Tương tự chỉ số ROAE, chỉ số ROAA của VCB cũng vượt mức yêu cầu của thông lệ quốc tế (theo thông lệ quốc tế thì ROA tối thiểu cần đạt là 1%) ROAA cao cho thấy khả năng bao quát của VCB trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản Có và khẳng định hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB tốt trong việc sử dụng tài sản hợp lý để tạo ra lợi nhuận
Xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của VCB thông qua mô hình Dupont và mô hình kinh tế lượng
2.3.1 Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của VCB thông qua mô hình Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của ngân hàng bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Theo phương pháp phân tích Dupont, một hệ số cần phân tích sẽ được tách ra thành hai hay nhiều hệ số khác nhau, mỗi trong các hệ số được tách ra sẽ giải thích sự thay đổi của các hệ số cần phân tích Phương trình Dupont tổng hợp được viết như sau : nhập thu Toồng ròng nhuận
ROE x sản tài Toồng nhập thu
Toồng x hữu sở chuû Voán sản tài Toồng
= HS chênh lệch LN ròng (1) x HS sử dụng tài sản (2) x Đòn bẩy tài chính (3)
Trên cơ sở số liệu của VCB, ta sẽ đi vào phân tích cụ thể như sau:
BẢNG 2.8 : CHỈ SỐ ROAE CỦA VCB Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Kết quả theo năm
1 Hệ số chênh lệch lợi nhuận ròng(= 4/3) 73.74% 55.39% 37.35% 53.88% 48.32% 38.31%
2 Hệ số sử dụng tài sản (=4/2) 2.32% 1.60% 1.62% 1.96% 1.81% 1.55%
3 Đòn bẩy tài chính (=2/bq1) 17.09 16 16.24 16.67 16.45 14.87
Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2006-2011 của VCB
Trong giai đoạn 2006- 2011, ROAE của VCB qua các năm không biến động nhiều, nhưng từng thành phần cấu tạo nên ROAE đã có sự biến động, cụ thể;
H ệ s ố chênh l ệ ch l ợ i nhu ậ n ròng là nhân t ố bi ế n độ ng m ạ nh nh ấ t
Việc tạo ra nhiều đồng thu nhập từ 100 đồng tài sản đã là một thành công của Ngân hàng, nhưng lợi nhuận của Ngân hàng cao hay thấp còn phụ thuộc vào khả năng quản trị chi phí Xét trong giai đoạn 2006 - 2011, tổng thu nhập của VCB năm 2011 là cao nhất, đạt 14.871 tỷ đồng, nhưng hệ số chênh lệch lợi nhuận ròng thì không cao (38,31%); trong khi đó, tổng thu nhập của VCB năm 2007 là 5.763 tỷ đồng nhưng lại có hệ số chênh lệch lợi nhuận ròng khá cao (55,39%); nguyên nhân do năm 2011, chi phí trích lập dự phòng của VCB lớn do vậy làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng
H ệ s ố s ử d ụ ng tài s ả n t ă ng là nhân t ố tích c ự c làm t ă ng ROAE
Trong giai đoạn 2006 – 2011 thì hệ số sử dụng tài sản của VCB đạt từ 1.55% đến 2.32% Xét trong giai đoạn này thì hệ số sử dụng tài sản của năm 2006 là cao nhất Đ òn b ẩ y tài chính: hoạt động sử dụng vốn vay nhằm mục đích gia tăng mạnh nguồn thu nhập và duy trì khả năng cạnh tranh đối với những đối thủ trong ngành cũng như đối với những ngành khác ở quá trình huy động vốn và cho vay chính là việc sử dụng đòn bẩy tài chính Mặt khác, hệ số đòn bẩy tài chính càng cao cũng cho thấy rằng rủi ro trong kinh doanh cũng càng lớn Qua số liệu ở bảng 2.8, chúng ta thấy rằng hệ số đòn bẩy tài chính của VCB trong giai đoạn 2006 - 2011 vẫn chỉ biến động trong khoảng 14,9 – 17,09; điều đó cho thấy rằng VCB vẫn đảm bảo duy trì được một lượng vốn an toàn tối thiểu cho phép và vẫn đảm bảo một hệ số kinh doanh an toàn hàng năm
Ta mở rộng thêm hệ số ROAA:
ROA sản tài Toồng lãi ngoài phí Chi - lãi ngoài
Thu + lãi sinh có sản Tài ròng lãi
Thu * sản tài Toồng lãi sinh có sản Tài
BẢNG 2.9 : CHỈ SỐ ROAA CỦA VCB Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Kết quả theo năm
2 Tổng tài sản sinh lời 152,059 181,336 187,999 225,351 293,234 346,498
5 Chi phí hoạt động + chi phí dự phòng -1,387 -2,965 -5,349 -4,283 -5,962 -9,174
Thu ngoài lãi ròng /Tổng TS bq (=(4-5)/bq1) 0.01% -0.50% -1.57% -0.67% -1.08% -1.99%
Cận biên lãi suất NIM (= 3/bq2) 2.78% 2.26% 3.26% 2.81% 2.83% 3.41%
Tổng TS sinh lời bq/tổng TS bq (=bq2/bq1) 92.09% 91.50% 88.07% 86.55% 92.11% 94.89%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2006 - 2011 của VCB
Bảng 2.9 cho thấy ROAA biến động là do sự ảnh hưởng của ba thành phần:
Khi thu ngoài lãi ròng/T ổ ng tài s ả n bình quân t ă ng thì ROAA t ă ng và ng ượ c l ạ i: nhận định này đặc biệt đúng với năm 2009, cận biên lãi suất NIM giảm 0.45% nhưng tỷ lệ thu ngoài lãi ròng/tổng tài sản bình quân tăng 0.9% đã đẩy ROAA của năm 2009 là 1.64% so với 1.29% của năm 2008
C ậ n biên lãi su ấ t NIM là nhân t ố tích c ự c làm t ă ng ROAA : Tỷ lệ cận biên lãi suất NIM qua các năm tăng làm tăng ROAA; riêng đối với 2008, tuy hệ số NIM tăng 1,13% so với năm 2007 nhưng do 2 nhân tố còn lại giảm mạnh đã khiến ROAA của năm 2008 giảm so với năm 2007
T ổ ng Tài s ả n sinh l ờ i bình quân / T ổ ng tài s ả n bình quân gi ả m s ẽ ả nh h ưở ng đế n ROAA : Năm 2008, hệ số này chỉ đạt 88,07%, thấp hơn các năm trước, do tốc độ tăng của tổng tài sản sinh lời thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài nên ROAA giảm xuống còn 1,29% Như ta thấy, tốc độ tăng tất cả các loại tài sản cho vay, đầu tư, kinh doanh… đều sinh ra lãi trừ hai loại tài sản là dự trữ tiền mặt và tài sản cố định, do đó giảm các loại tài sản không sinh lời là biện pháp thường thấy để tăng ROA
Tóm lại, qua phân tích mô hình Dupont, ta nhận thấy hệ số chênh lệch lợi nhuận ròng là nhân tố đóng góp cao nhất cho hiệu quả hoạt động tạo lợi nhuận của VCB
2.3.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của VCB thông qua mô hình kinh tế lượng
Trong chương 1 đã xây dựng mô hình lý thuyết, phần này của chương 2 sẽ kiểm định mô hình và đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM để làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
Mô hình lý thuyết thứ nhất trong chương 1 thể hiện lại theo sơ đồ sau:
Số liệu thu thập cho mô hình trên gồm lợi nhuận (biến phụ thuộc Y), các biến độc lập là tổng tài sản (X1), vốn chủ sơ hữu (X2), hệ số an toàn vốn (X3), tổng thu nhập (X4),
YẾU TỐ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN YẾU TỐ VỐN CHỦ SỞ HỮU
YẾU TỐ TỔNG TÀI SẢN
H4 H3 tổng chi phí (X5) Số liệu thu thập theo chuỗi thời gian 6 năm (2006-2011) của 8 NHTM gồm VCB, BIDV, CTG, ACB, STB, TCB, EIB, EAB Tổng số biến là 6 biến, số quan sát là 48 (8 ngân hàng x 6 năm) (xem phụ lục XI và XII)
Các biến trong mô hình thể hiện mối quan hệ là phần trăm nên ở đây tác giả dùng hàm Log
Chạy mô hình Log với mối quan hệ giữa lợi nhuận là Y và các biến tổng tài sản - X1, tổng vốn chủ sở hữu – X2, hệ số CAR – X3, tổng thu nhập – X4 và tổng chi phí – X5
Số liệu sử dụng các biến trên được thu nhập trong 6 năm của 8 NHTM, tổng số quan sát là
48 (xem phụ lục XII) Số liệu ở phụ lục XII được chạy trên chương trình Eviews cho kết quả sau:
BẢNG 2.10: BẢNG KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH THỨ NHẤT
Dependent Variable: LOGY Method: Least Squares Date: 11/01/12 Time: 11:23 Sample: 1 48
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
C -0.544620 0.202459 -2.690029 0.0102 LOGX1 -0.096293 0.106437 -0.904696 0.3708 LOGX2 0.154025 0.077908 1.977020 0.0546 LOGX3 -0.073009 0.077237 -0.945257 0.3499 LOGX4 2.116904 0.151909 13.93530 0.0000 LOGX5 -1.169705 0.072486 -16.13700 0.0000
R-squared 0.986144 Mean dependent var 3.262271 Adjusted R-squared 0.984494 S.D dependent var 0.368606 S.E of regression 0.045900 Akaike info criterion -3.208243 Sum squared resid 0.088485 Schwarz criterion -2.974343 Log likelihood 82.99784 F-statistic 597.8220 Durbin-Watson stat 1.226492 Prob(F-statistic) 0.000000
Nguồn: Tác giả tự khảo sát
Từ bảng kết quả trên cho thấy hệ số tương quan R khá cao, R 2 điều chỉnh bằng 98% cho thấy việc tăng, giảm lợi nhuận của hoạt động ngân hàng là do biến động các yếu tố tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn CAR, tổng thu nhập và tổng chi phí tác động Tuy nhiên, trong 5 nhân tố xem xét chỉ có 2 nhân tố tác động dương đó là vốn chủ sở hữu và tổng thu nhập từ các hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn (thu nhập chênh lệch lãi suất) và các dịch vụ, đầu tư của ngân hàng Các nhân tố tác động nghịch biến gồm tổng tài sản, hệ số an toàn vốn và tổng chi phí Điều tất yếu là khi tăng chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận, nhưng vì sao khi tăng tổng tài sản và nâng cao hệ số an toàn vốn CAR thì lợi nhuận lại giảm từ kết quả mô hình ? Số liệu đầu vào thu thập thực tế từ các NHTM Việt nam cũng nhận thấy rằng, những ngân hàng có quy mô lớn thì hiệu suất lợi nhuận không cao – đây là một thực tế cho thấy quy mô tổng tài sản tác động nghịch biến đến hiệu suất hay biến thiên lợi nhuận nhưng yếu tố này không có ý nghĩa thống kê Hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng đều đạt chuẩn trên 9% theo quy định, hệ số CAR càng cao cho thấy rủi ro thấp Những công cụ tài chính rủi ro thấp thường lợi nhuận không cao Như vậy kết quả của mô hình cũng phù hợp với lập luận và giả thuyết của mô hình nhưng yếu tố này cũng không có ý nghĩa thống kê
Mô hình hồi quy đa biến thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và các nhân tố về quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, hệ số CAR, tổng thu nhập và tổng chi phí từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho các NHTM Việt nam có dạng sau:
LogLN= -0,545-0,096LogTTS+0,154LogVCSH-0,073LogCAR+2,117LogTTN-1,169LogTCP
Mô hình trên giải thích, khi các yếu tố khác không đổi, tăng vốn chủ sở hữu lên 1% sẽ tác động làm cho lợi nhuận tăng lên 0,154% và khi tổng thu nhập (doanh thu) tăng lên 1% sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên 2,117%, nhưng khi các yếu tố khác không đổi nếu tăng tổng chi phí lên 1%, tăng tổng tài sản lên 1% và tăng hệ số CAR lên 1% sẽ làm giảm lợi nhuận tương ứng là 1,169%, 0,096% và 0,073% Tuy nhiên, đối với trường hợp tổng tài sản và hệ số CAR, tác giả chưa tìm thấy mối quan hệ rõ ràng giữa lợi nhuận và hai yếu tố tổng tài sản, hệ số CAR vì hai hệ số hồi quy này đều không có ý nghĩa thống kê Nguyên nhân có thể do vốn ảo dẫn đến tài sản ảo, mà vốn ảo, tài sản ảo có thể là do vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng chưa được quy định rõ ràng trong thời gian qua cũng như là các quy định về tiêu chuẩn của NHNN đối với các NHTM về tỷ lệ an toàn vốn tối hiểu là 9%, vốn tự có phải trên 3.000 ngàn tỷ …
Kiểm định các giả thuyết của mô hình:
- Giả thuyết H1: Quy mô tổng tài sản có quan hệ đồng biến với lợi nhuận hoạt động của các NHTM Việt Nam
Kết quả mô hình cho thấy qui mô tài sản giả thuyết H1 bị bác bỏ Ngay từ khi xây dựng giả thuyết này ở phần lý thuyết tác giả đã lập luận, nếu quản trị ngân hàng tốt thì ủng hộ giả thuyết H1 quan hệ đồng biến giữa tổng tài sản và lợi nhuận Kết quả bác bỏ giả thuyết này, có nghĩa quan hệ nghịch biến thể hiện quản trị ngân hàng Việt Nam hiện yếu kém Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy mối quan hệ rõ ràng của giả thuyết này vì hệ số hồi quy của biến này không có ý nghĩa thống kê
Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của
Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy VCB vẫn đảm bảo duy trì một lượng vốn an toàn tối thiểu cho phép với tỷ lệ an toàn vốn năm 2011 là 11.14% Sự tăng vốn trên thể hiện sự lành mạnh về tài chính của VCB trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ mình trước các biến động của nền kinh tế hiện nay
Chất lượng tài sản của VCB trong giai đoạn 2006 – 2011 tăng trưởng đều đặn với tốc độ tăng từ 12%/năm đến 20%/năm và theo kết quả phân tích thì cơ cấu tài sản của VCB thể hiện tương đối hợp lý Đối với chất lượng tín dụng cho thấy năm 2009-2011 tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tương đối cao nhưng với khả năng sinh lời tốt thì VCB hoàn toàn có đủ khả năng tiếp tục trích đủ dự phòng đảm bảo an toàn cho hoạt động
VCB đã xây dựng và hoàn thiện chiến lược quản trị kinh doanh mới, với một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất Qua số liệu ở bảng 2.4, cho thấy VCB đã kiểm soát chi phí rất tốt
Số liệu phân tích ở trên cho thấy khả năng sinh lời của VCB có được là do lợi thế về giá vốn thấp nhờ cấu trúc nguồn vốn có tỷ trọng lớn là các tài khoản vãng lai và chênh lệch giữa giá vốn đầu vào và đầu ra của VCB lớn nhất trong hệ thống, là yếu tố cơ bản tạo ra khả năng sinh lời cho VCB
Là một trong những ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam về dịch vụ thanh toán, VCB luôn được đánh giá là ngân hàng có thanh khoản tốt do có nguồn tiền gửi khách hàng và nguồn vốn liên ngân hàng dồi dào Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy khả năng thanh toán của VCB luôn duy trì ở mức độ an toàn cao so với mức quy định tối thiểu của NHNN Để phòng tránh rủi ro lãi suất, VCB đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa tài sản có và tài sản nợ, tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất, sử dụng có chọn lọc các sản phẩm phái sinh đã giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của VCB
Quản trị rủi ro về ngoại hối, VCB thiết lập hệ thống chính sách quản lý tập trung trạng thái ngoại hối của toàn hệ thống về Hội sở chính nên các trạng thái ngoại hối phát sinh của toàn hệ thống đều được cân bằng kịp thời
Tóm lại, thông qua đánh giá các chỉ tiêu tài chính của VCB trong giai đoạn 2006 -
2011 cho thấy VCB luôn đảm bảo an toàn và hiệu quả Để có cách nhìn toàn diện hơn về vị thế của VCB trong bối cảnh chung hiện nay, có thể so sánh một số chỉ tiêu của VCB với các NHTM là đối thủ thông qua các bảng biểu và phụ lục đã được phân tích, ta thấy VCB có một số điểm mạnh sau:
- Là một trong những ngân hàng có quy mô lớn: Sau 4 năm thực hiện việc cổ phần hoá, tháng 06/2008, VCB đã chính thức hoạt động dưới hình thức NHTMCP với vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2011 là 28.639 tỷ đồng và hiện đứng thư 2 (sau Agribank) Đồng thời, tổng tài sản của VCB hiện đứng thứ 3 (sau CTG và BIDV), đứng thứ 3 về huy động vốn (sau CTG và BIDV) và thứ 4 về dư nợ tín dụng (sau Agribank, BIDV và CTG) trong toàn ngành ngân hàng (xem phụ lục II,III,IV, và phụ lục X)
- Chiếm thị phần lớn trong hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng như trong năm 2011 huy động vốn chiếm 8,97%, tín dụng chiếm 8,1%, thanh toán xuất khẩu chiếm 22,6%, thanh toán nhập khẩu chiếm 16%; đặc biệt mảng hoạt động liên quan đến kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thẻ của VCB luôn ở vị trí dẫn đầu
- Thế mạnh của VCB còn đến từ việc huy động được nguồn vốn rẻ khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm trên 50% tổng huy động vốn của ngân hàng Bên cạnh đó, VCB là đối tác cung cấp sản phẩm ngoại tệ cho các tập đoàn, tổng công ty lớn nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng không, Tổng công ty Xăng dầu… Đồng thời được chỉ định là đầu mối chuyển đổi ngoại tệ cho các khoản giải ngân vốn ODA của chính phủ Nhật bản cũng như các dự án lớn được Chính phủ bảo lãnh như Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Nam Côn Sơn…
- Tiềm năng to lớn từ giá trị tài sản đang nắm giữ: Hiện tại tổng vốn đầu tư của VCB tại thời điểm 31/12/2011 là 2.826 tỷ đồng chiếm 13.9% vốn điều lệ Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 2011 đạt 1.003 tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2010, vượt 144% kế hoạch Cơ cấu đầu tư đa dạng: lĩnh vực tài chính ngân hàng và dịch vụ hỗ trợ chiếm 67.5%, bảo hiểm 12.88%, cho thuê văn phòng bất động sản 12.11%, còn lại 7.51% là các đầu tư khác
- Có mạng lưới khách hàng rộng khắp, đặc biệt là các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước: Là một trong những ngân hàng lớn, cộng với lợi thế kinh doanh và thanh toán quốc tế, VCB có một hệ thống khách hàng gồm nhiều doanh nghiệp lớn; điều này giúp VCB có lợi thế trong việc cung cấp các dịch vụ bán buôn và bán lẻ thông qua việc bán chéo sản phẩm và kiếm được một nguồn lợi nhuận tương đối tốt về kinh doanh ngoại tệ
- Có mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia: Cũng nhờ vào việc thanh toán
XNK, VCB là ngân hàng đầu tiên xây dựng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài và tới nay duy trì được một mạnh lưới rộng và lớn nhất quốc gia Đây là cơ sở rất thuận lợi để VCB phát triển các dịch vụ thu phí của mình thông qua việc cung cấp các dịch vụ như thanh toán quốc tế, chuyển tiền, thanh toán thẻ quốc tế, KDNT…
- Thương hiệu ngân hàng mạnh và đáng tin cậy: Bên cạnh những mục tiêu định lượng như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu…thì mục tiêu định tính như chất lượng dịch vụ cũng là một tiêu chí đánh giá hiệu quả của NH Sản phẩm NH được thể hiện dưới dạng dịch vụ nên nó có tính vô hình, chính vì thế việc đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ NH là rất khó khăn Tuy nhiên trong thực tế người ta cũng đưa ra một tiêu chí để đánh giá dịch vụ NH là dựa trên uy tín của NH và lòng tin của khách hàng
Nếu dựa theo tiêu chí này thì VCB được xem là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam Năm 2011, VCB tiếp tục nhận được sự đánh giá cao của các tổ chức quốc tế với danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”
Không chỉ có uy tín tại Việt nam, VCB còn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, cụ thể:
Theo công bố năm 2011, công ty xếp hạng quốc tế Standard & Poor's Ratings Services (S&P) xếp hạng VCB là B+
Định hướng hoạt động kinh doanh của VCB trong giai đoạn tới
Trên cơ sở đánh giá toàn diện các yếu tố kinh doanh cùng với kinh nghiệm hoạt động qua 49 năm, VCB đã xác định tầm nhìn để khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường là “ Xây dựng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn đầu tư tài chính đa năng, nằm trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất khu vực Châu Á (không bao gồm Nhật Bản) trước năm 2020, với hoạt động ở cả thị trường tài chính trong nước và quốc tế” Đị nh h ướ ng chi ế n l ượ c c ủ a VCB là:
Hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi, chủ yếu, vừa phát triển bán buôn vừa đẩy mạnh bán lẻ, tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trong nước Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách mở rộng và đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư…); dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài
Phát triển trên nền tảng :
- Công nghệ ngân hàng hiện đại
- Cơ cấu quản trị và mô hình tổ chức cũng như các chuẩn mực phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao, có động lực và được bố trí, sử dụng tốt
- Đội ngũ khách hàng ngày càng đa dạng, gắn bó
- Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu xuyên suốt và hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu
Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam
Duy trì vị thế dẫn đầu của VCB trong các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và truyền thống: Ngân hàng bán buôn; thanh toán quốc tế; kinh doanh ngoại tệ; tài trợ, đầu tư dự án; dịch vụ thanh toán; hoạt động thẻ và thanh toán thẻ đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ
Tăng cường huy động vốn, mở rộng tín dụng
Tăng cường quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu
Nâng cao năng lực tài chính
Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cơ bản đến 2015:
- Tổng tài sản tăng trung bình 15%/ năm, đạt quy mô trên 30 tỷ USD;
- Vốn chủ sở hữu đạt mức từ 2 tỷ USD;
- Tỷ lệ ROAE trung bình hàng năm là 18%;
- Tỷ lệ ROAA trung bình hàng năm là 1,55%;
- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt khoảng từ 10% - 12%
Củng cố và nâng cao giá trị thương hiệu
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại
Hoàn thiện các chuẩn mực đánh giá hiệu quả kinh doanh theo thông lệ quốc tế
Tăng cường bồi dưỡng chất lượng nguồn nhân lực.
Cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của VCB
Từ kết quả nghiên cứu định lượng trong chương 2 có thể đưa ra các hàm ý cho VCB như sau:
Thứ nhất, các NHTM khi đã có hệ số an toàn vốn vượt ngưỡng quy định
(CAR>9%), đầu tư thận trọng để giảm rủi ro là tốt, tuy nhiên kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy, nếu quá thận trọng trong đầu tư sẽ làm cho lợi nhuận hoạt động giảm Muốn nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong trường hợp này thì VCB cần đa dạng hóa các hoạt động để phân tán rủi ro nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn
Thứ hai, kết quả nghiên cứu thực nghiệm chương 2 cho thấy qui mô lớn không có tác động làm tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, tuy nhiên, cấu trúc vốn và vốn chủ sở hữu lại có quan hệ đồng biến với lợi nhuận và ROA Vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động thì VCB cần tăng cường nâng cao vốn chủ sở hữu
Thứ ba, yếu tố tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung và VCB nói riêng đó là giảm chi phí và tăng thu nhập Tăng thu nhập và giảm chi phí thể hiện khả năng quản trị tốt của một ngân hàng, nó phụ thuộc vào khả năng tổ chức và năng lực điều hành hoạt động kinh doanh tài chính của ban quản trị ngân hàng nói riêng và toàn bộ bộ máy nói chung Như vậy, muốn đạt được hiệu quả cao, các ngân hàng cần có chiến lược hoạt động phù hợp, có đội ngũ nhân lực tốt để thực thi các mục tiêu chiến lược trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, đồng thời không ngừng nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ
Dựa vào phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) sẽ cho thấy được rõ nhất vị thế hiện tại của Ngân hàng và qua đó chúng ta có hiểu biết một cách tổng quát nhất về môi trường hoạt động, các nguồn lực và vấn đề của NH
Các giải pháp dựa vào các kết quả nghiên cứu và phân tích trên sẽ lồng ghép trên cơ sở kết hợp các điểm mạnh và cơ hội (SO), nắm lấy cơ hội khắc phục điểm yếu (OW), phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức (ST), khắc phục các yếu điểm để vượt qua thách thức (WT) Bảng 2.12 dưới đây tổng hợp lại các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức qua ma trận SWOT
BẢNG 2.12 : MÔ HÌNH SWOT CỦA VCB ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)
• Là một trong những ngân hàng có quy mô lớn: Đứng vị trí thứ 2 về vốn chủ sở hữu, thứ 3 về tổng tài sản, huy động vốn và đứng vị trí thứ 4 về dư nợ trong hệ thống NHTM (S1)
• Chiếm thị phần lớn trong hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng, đứng đầu ở hoạt động kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thẻ (S2)
• Nhận được sự ưu tiên trong các Dự án của Chính phủ (S3)
• Mạng lưới khách hàng truyền thống và mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia (S4)
• Thương hiệu mạnh và đáng tin cậy
• Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VCB còn nhỏ so với các NHTM trong khu vực (W1)
• Thị phần các hoạt động chính đều sụt giảm (W2)
• Hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn những rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cao làm giảm khả năng sinh lời (W3)
• Đối tượng khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân khó tiếp cận ngân hàng (W4)
• Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng phong phú làm hạn chế thu nhập từ hoạt động dịch vụ (W5)
• Chất lượng quản trị và hiệu quả chưa khẳng định uy tín và năng lực tài chính của VCB (S5) cao so với các NH khác (W6)
CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) THÁCH THỨC (THREATS)
• Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng; Việt Nam gia nhập WTO mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam (O1)
• Chính sách của Chính phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán thúc đẩy nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người dân (O2)
• Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài (O3)
• Việt Nam chính thức gia nhập WTO dẫn đến sức ép cạnh tranh mạnh mẽ giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ (T1)
• Với số lượng ngân hàng mới thành lập ngày càng nhiều và sự mở rộng hoạt động của các ngân hàng khác khiến cho cạnh tranh nội bộ ngày càng gay gắt (T2)
• Nhu cầu sử dụng các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng càng được người dân quan tâm và đòi hỏi cao về tính đa dạng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kỹ năng phục vụ khách hàng sẽ khiến VCB ngày càng khó thu hút khách hàng hơn trước (T3)
Các giải pháp phát huy thế mạnh, nắm lấy cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của VCB (SO):
VCB cần phát huy thế mạnh về quy mô, thị phần lớn, mạng lưới khách hàng, mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia kết hợp với những chính sách của Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động ngân hàng cùng với những ưu tiên trong các dự án của Chính phủ dành cho VCB để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng (S1 S2 S3 S4 O2)
Trong điều kiện hội nhập, VCB cần tranh thủ thế mạnh thương hiệu để liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài nhằm mở rộng thương hiệu thông qua việc phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng các chi nhánh ở nước ngoài (S5 O1 O3)
Các giải pháp nắm lấy cơ hội để khắc phục các yếu điểm của VCB (OW):
VCB cần tận dụng cơ hội hội nhập cùng những thuận lợi của nền kinh tế vĩ mô để nâng cao năng lực tài chính (O1 W1)
Trong điều kiện hội nhập, VCB cần tận dụng cơ hội này cùng những thuận lợi của nền kinh tế vĩ mô để ngăn chặn sự sụt giảm thị phần thông qua các giải pháp tăng huy động vốn, mở rộng quy mô tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng (O1 W2 W3)
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính hoạt động kinh doanh của
3.3.1 Giải pháp mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng
3.3.1.1 Tăng cường thu hút tiền gửi trong nền kinh tế (O1 W2 W3)
Do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng nên thị phần huy động vốn của VCB đang bị thu hẹp và có xu hướng giảm dần, do đó để cải thiện được thị phần thì cần chú ý đưa ra các biện pháp thu hút phù hợp với từng nguồn Cụ thể:
- Đối với tiền gửi trong dân: Đặc điểm của nguồn vốn trong dân chủ yếu là những khoản tiết kiệm để dành nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu đa dạng trong tương lai, chính vì thế đây là nguồn huy động có tính ổn định tương đối cao; đồng thời, thành phần dân cư tương đối đa dạng, khả năng tiết kiệm lại không giống nhau, cách thức lựa chọn đầu tư nguồn tiền để dành cũng không giống nhau giữa các vùng miền Do vậy, để có thể huy động hiệu quả nguồn vốn này đòi hỏi VCB phải có những chiến lược mềm dẻo, linh hoạt, đưa ra nhiều công cụ huy động vốn phù hợp để khai thác hiệu quả nguồn vốn từ khu vực dân cư, cụ thể như: (i) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm cho con cái đi du học, tiết kiệm trả học phí đại học, tiền gửi có dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động, tài khoản đầu tư tự động ); (ii) Đa dạng hóa các loại hình tiền gửi (lĩnh lãi trước, lĩnh lãi hàng tháng, lĩnh lãi cuối kỳ, kéo dài thời gian huy động với hình thức tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm trung hạn linh hoạt ); (iii) Linh hoạt hóa lãi suất huy động vốn, bảo đảm lợi ích thiết thực cho người gửi tiền, áp dụng các hình thức khuyến mãi, hậu mãi hợp lý nhằm thu hút khách hàng (tuy nhiên, biện pháp về lãi suất chỉ nên được coi là giải pháp tình thế, không nên lạm dụng biện pháp này vì về cơ bản nếu VCB đưa ra mức lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng thì phần thu nhập của Ngân hàng sẽ bị suy giảm tương ứng); (iv) Mở rộng mạng lưới hoạt động của VCB, chủ yếu dưới dạng các Phòng giao dịch để huy động vốn ở những nơi có nguồn vốn dồi dào; (v) Trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý và giao dịch với khách hàng nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng khi gửi tiền, tạo tâm lý thực sự thoải mái cho khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí nhân công, tăng hiệu quả hoạt động trong Ngân hàng; (vi) Tổ chức làm việc ngoài giờ, kể cả thứ bảy để tiếp nhận tiền gửi của khách hàng
- Đối với nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế: Như đã phân tích, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế luôn là nguồn vốn rất quan trọng đối với VCB những năm qua, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và có chi phí thấp nhưng không ổn định Để thu hút nguồn vốn này, Ngân hàng phải đưa ra các chính sách ưu đãi như miễn phí khi các doanh nghiệp mở và sử dụng tài khoản, trang bị hệ thống nối mạng trực tiếp với ngân hàng, cho vay vốn lãi suất ưu đãi, giảm phí khi thanh toán xuất nhập khẩu Mặc dù chi phí lãi suất đối với nguồn vốn này không lớn, nhưng chi phí thực tế huy động nguồn vốn này có thể sẽ tăng cao; do đó, VCB cần đề cao công tác quản trị tài sản Nợ kết hợp với quản trị tài sản Có để trong từng thời kỳ đưa ra các chủ trương biện pháp phù hợp trong thu hút vốn gắn với mở rộng tín dụng và các hoạt động đầu tư khác, qua đó giảm thiểu chi phí, nâng cao thu nhập cho NH
- Đối với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Tận dụng lợi thế là một trung tâm thanh toán, VCB nên tăng cường tiếp thị với các NHTM trên địa bàn, đặc biệt là các NHTM cổ phần mới ra đời để thu hút nguồn vốn thanh toán với lãi suất thấp; đồng thời, qua đó có thể kinh doanh vốn với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hệ thống VCB
- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn trung dài hạn: Thông qua các hình thức huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu tự do chuyển nhượng trên thị trường; phát hành kỳ phiếu trả lãi trước hoặc trả lãi sau, kỳ phiếu ghi tên hoặc không ghi tên, có khả năng chuyển nhượng để tạo thuận lợi cho người gửi tiền khi cần rút ra
3.3.1.2 Mở rộng qui mô tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng (O1 W2 W3)
Mặc dù thị phần cho vay của VCB vẫn đứng thứ 4 sau Agribank, BIDV và CTG nhưng thị phần có xu hướng giảm dần và khả năng tăng trưởng dư nợ cho vay cao trước sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay không phải dễ dàng đối với Ngân hàng Do vậy VCB cần phải mở rộng hoạt động tín dụng thông qua việc:
- Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả: Các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của VCB
- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng để tạo sự năng động phù hợp với thị trường và lựa chọn của khách hàng
- Thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo hướng: Chuyển mạnh và nâng cao tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư; đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng cho vay tiêu dùng Đây là thị trường lớn đầy tiềm năng mà các NHTM nào cũng muốn khai thác
- Mở rộng mạng lưới các Phòng giao dịch tiến gần hơn tới các khách hàng mục tiêu
Tuy nhiên, do hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là đối với lĩnh vực tín dụng tiêu dùng; cho nên, gắn với việc mở rộng tín dụng phải chú ý nâng cao chất lượng tín dụng Do vậy cần phải:
- Tăng cường chất lượng khâu thẩm định trước khi cho vay: Muốn vậy, phải chú ý nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
- Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng để đưa ra những cảnh báo sớm thông qua việc tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng…dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý ra quyết định cho vay và đầu tư
- Phân chia giới hạn rủi ro: Không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho nhiều người vay, nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một khách hàng, hoặc ngân hàng phân tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành
- Dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái …)
- Củng cố và nâng cao năng lực của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với chuẩn mực quốc tế
3.3.1.3 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ (O2 W4 W5)
Từ kết quả nghiên cứu định lượng trong chương 2 cho thấy việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để khai thác nguồn thu, tạo ra các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ cho nhau, mở rộng đối tượng khách hàng; ngoài ra còn có tác dụng phân tán rủi ro, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường Để thực hiện tốt phương châm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, những năm tới VCB cần chú ý mở rộng các sản phẩm:
- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, đạt tiêu chuẩn chất lượng và với mức giá hợp lý: Các sản phẩm cần triển khai phải rất đa dạng nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng, như: tín dụng tiêu dùng kể cả thấu chi tài khoản, cho vay tiêu dùng (mua ô tô, nhà đất, du học), các dịch vụ thanh toán tiện ích (chuyển tiền thanh toán tiền điện, nước, vé máy bay qua ATM ) Bên cạnh đó, cần chú trọng liên kết các sản phẩm và tạo tính đồng bộ của sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như kết hợp giữa các sản phẩm cũ và sản phẩm mới, giữa các sản phẩm dịch vụ truyền thống và hiện đại