GIỚI THIỆU
SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngành thuế và Hải quan Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế tự tính toán số thuế phải nộp, tự nộp thuế cho ngân sách nhà nước (NSNN) theo đúng thời hạn luật quy định và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai, nộp thuế của mình; cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp trừ trường hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có dấu hiệu không tuân thủ thuế Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp tuân thủ thuế kém cùng với năng lực quản lý của cơ quan thuế cũng yếu kém, không thể phát hiện các hành vi gian lận thuế của doanh nghiệp, cơ chế tự khai tự nộp sẽ không phát huy được hiệu quả Chính vì vậy, nền tảng của quản lý thuế hiện đại hướng đến và phát huy cao nhất tính tự giác tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp
Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Long An nói riêng phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là làm thế nào để thu đúng, thu đủ, hạn chế thất thoát nguồn thu thuế, qua đó nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp Mức tuân thủ thuế thấp sẽ làm giảm nguồn thu, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương, làm cho hệ thống thuế có xu hướng trở nên méo mó và mất đi tính công bằng
Cục Hải quan tỉnh Long An trực thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại địa bàn 03 tỉnh Long
An, Tiền Giang, Bến Tre Số lượng doanh nghiệp làm thủ tục hải quan và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Long An tăng dần qua các năm: năm 2010 có 343 doanh nghiệp tham gia làm thủ tục xuất nhập khẩu với kim ngạch là 1.432 triệu USD, đến năm 2014 là 901 doanh nghiệp với kim ngạch 6.710 triệu USD (Cục Hải quan tỉnh Long An, 2015) Theo Cục Hải quan tỉnh Long An
(2015) thì “từ năm 2010 đến nay tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp có tăng lên nhưng tình trạng gian lận, vi phạm về thuế xuất nhập khẩu vẫn còn diễn biến phức tạp với nhiều vụ việc và giá trị vi phạm có xu hướng ngày càng tăng”
Vấn đề đặt ra là những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại địa bàn do Cục Hải quan tỉnh Long An quản lý để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế của Cục Hải quan tỉnh Long An Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Long An” để nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An Trên cơ sở đó, đề xuất các gợi ý chính sách nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Mục tiêu 1: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp thông qua thang đo được xây dựng về tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Long An
Mục tiêu 2: Đề xuất những giải pháp để nâng cao nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào tác động đến việc tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Long An?
Câu hỏi 2: Cần thực hiện những giải pháp gì để nâng cao tính tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Long An
Phạm vi về nội dung: Chỉ nghiên cứu tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Phạm vi không gian: Địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An là 3 tỉnh gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre Do vậy, đề tài chỉ nghiên cứu đối với các doanh nghiệp tại 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre
Phạm vi về thời gian: các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian 05 năm từ năm 2010 đến năm 2014 Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 11/2015 đến tháng 02/2016
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật phân tích nhân tố (factor analysis), tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp để tham khảo ý kiến chuyên gia và một số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh
Long An Trên cơ sở đó, kết hợp với cơ sở lý thuyết, xác định thang đo, khám phá, bổ sung mô hình và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi; thu thập dữ liệu, phân tích, khảo sát, ước lượng, kiểm định thang đo, mô hình và giả thuyết nghiên cứu Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đều được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu Chương này giới thiệu sự cần thiết và tầm quan trọng của đề tài; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Trình bày các khái niệm về thuế và tuân thủ thuế; Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế và tình hình các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu bao gồm khung nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng để đánh giá tuân thủ thuế
Chương 4: Kết quả nghiên cứu khái quát thông tin về địa bàn nghiên cứu
Tiếp theo, là kết quả thống kê về mẫu khảo sát và kiểm định các thang đo đo lường tuân thủ thuế; kết quả ước lượng và kiểm định mô hình lý thuyết, phân tích tác động của các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Ngoài ra, chương này phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm riêng của doanh nghiệp đến tính tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị chính sách trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đã thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra; đề xuất một số chính sách trên cơ sở kết quả nghiên cứu để nâng cao tính tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; đồng thời, chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ VÀ TUÂN THỦ THUẾ
2.1.1.1 Thuế và quản lý thuế
Thuế là một bộ phận của cải xã hội được tập trung vào ngân sách nhà nước (NSNN), theo đó các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của mình cho nhà nước mà không gắn bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi ích tương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước và chi phí công công, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng (Tổng Cục thuế, Tài liệu nội bộ, 2009)
Quản lý thuế là quá trình thực thi các chức năng đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, quản lý hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế; quản lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế, kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế (Luật quản lý thuế Việt Nam, 2006)
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã chuyển đổi cơ chế quản lý thuế là tự khai - tự nộp Đặc điểm của cơ chế này là người nộp thuế tự xác nhận số tiền thuế phải nộp và tự nộp số tiền đó Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm về việc kê khai và nộp thuế của mình Cơ quan thuế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra công việc kê khai của người nộp thuế.
Tuân thủ thuế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Andreoni và cộng sự (1998) nhấn mạnh tuân thủ thuế nên được định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế tuân theo pháp luật về thuế để đạt được trạng thái cân bằng kinh tế của một đất nước
Trong khi đó Jackson & Milliron (1986), Alm (1991) lại cho rằng tuân thủ thuế là báo cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án Theo James & Alley (1999), “tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”
Theo góc độ rộng về tuân thủ thuế, Song & Yarbrough (1978) cho rằng do khía cạnh hoạt động đáng chú ý của hệ thống thuế Hoa Kỳ là người nộp tự xác định nghĩa vụ thuế của mính và tự nguyện tuân thủ thuế, điều này có thể hiểu là khả năng người nộp thuế và sự sẵn lòng tuân thủ luật thuế được xác định bởi vấn đề đạo đức, môi trường pháp lý, và các yếu tố tình huống khác tại từng thời gian và địa điểm cụ thể Với quan điểm một số cơ quan thuế cũng xem tuân thủ thuế là khả năng và sự sẵn lòng của đối tượng nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật thuế; kê khai thu nhập chính xác mỗi năm và thanh toán đủ số tiền thuế đúng thời gian quy định (IRS, 2009; ATO, 2009) Ở góc độ chi tiết hơn, Singh (2003) cho rằng tuân thủ thuế là hành động của một người nộp tờ khai thuế, công khai chính xác tất cả các khoản thu nhập chịu thuế và thanh toán tất cả các khoản thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không phải chờ đợi hành động của cơ quan thuế Trên cơ sở đó, tuân thủ thuế được tách biệt thành 2 quan điểm: tuân thủ quan điểm về quản lý hành chính và tuân thủ theo quan điểm hoàn thành chính xác tờ khai thuế Tuân thủ theo quan điểm quản lý hành chính bao gồm đăng ký và thông báo với cơ quan thuế tình trạng của người nộp thuế, nộp tờ khai thuế mỗi năm (nếu cần) và tuân thủ khuôn khổ về thời gian thanh toán theo yêu cầu (Chow, 2004; Harris, 1989) Nghĩa là, tuân thủ thuế đòi hỏi người nộp thuế phải đạt được một mức độ trung thực nhất định, có kiến thức thuế đầy đủ và khả năng sử dụng kiến thức này để hoàn thành tờ khai thuế và các hồ sơ có liên quan kịp thời, chính xác và đầy đủ (Sing & Bhupalan, 2001)
McBarnet (2001) đề nghị tuân thủ thuế nên được nhìn nhận trong 3 cách, cụ thể là: cam kết tuân thủ sẵn sàng nộp thuế mà không khiếu nại; tuân thủ có điều kiện miễn cưỡng nộp tờ khai và nộp thuế; tuân thủ có sáng tạo để giảm thiểu nghĩa vụ thuế bằng cách tận dụng khả năng để xác định lại thu nhập và khấu trừ các khoản chi phí theo quy định của luật thuế Spice & Lundstedt (1976) nhận thức mức độ tuân thủ thuế là một hình thức đặc biệt của sự may rủi (trong đó có liên quan đến khả năng phát hiện và xử phạt), đòi hỏi cơ quan thuế phải hiểu được các yếu tố tác động đến quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế
Như vậy, tuân thủ thuế được đo lường qua việc đánh giá sự sẵn lòng của người nộp thuế để tuân theo luật thuế, khai báo chính xác thu nhập, xác nhận chính xác các khoản khấu trừ, giảm thuế và thanh toán các khoản thuế đúng hạn
Rất khó để phân biệt rạch ròi giữa hành vi “tránh thuế” tức là tận dụng những khe hở của pháp luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp thuế và hành vi “trốn thuế” tức sự vi phạm pháp luật Boidman (1983) định nghĩa 3 hình thức không tuân thủ thuế khác nhau: (1) không nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào; (2) không kê khai thu nhập nhận được trên tờ khai thuế; và (3) giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không đúng các khoản miễn giảm, hay khấu trừ
Theo Jackson & Milliron (1986); Kesselman (1994); Kasipillai & Jabbar
(2003), không tuân thủ thuế được xác định là việc không sẵn lòng tuân theo luật thuế và/hoặc khai báo không chính xác, thực hiện kê khai sai các khoản giảm trừ, miễn giảm thuế và/hoặc không thanh toán chính xác nghĩa vụ thuế, ngoài thời gian nộp thuế đã được quy định
Tóm lại, tuân thủ thuế là một khái niệm rộng và có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm tài chính công, kinh tế học, pháp lý và cũng có thể là tâm lý học và được tóm tắt trong bảng 2.1
Trong phạm vi đề tài này, tập trung chủ yếu là để khai thác thêm về cách tiếp cận thứ hai với khía cạnh hành vi được nhấn mạnh hơn so với cách tiếp cận hợp lý về kinh tế
Bảng 2.1 Mô tả các cách tiếp cận khác nhau về tuân thủ thuế Tuân thủ thuế Cách tiếp cận kinh tế Cách tiếp cận hành vi
Tuân thủ 100% quy định về thuế so với thực tế, xét trên góc độ hẹp
Tự nguyện, sẵn sàng hành động theo tinh thần và từng quy định của luật thuế, xét trên góc độ rộng hơn
Quyết định tuân thủ Dựa trên sự hợp lý về lợi ích kinh tế.
Dựa trên hành vi hợp tác giữa người nộp thuế và cơ quan thuế
(1) Lợi ích mong đợi từ việc trốn thuế.
(2) Rủi ro bị phát hiện và mức bị phạt.
(3) Tối đa hóa thu nhập và của cải cá nhân.
Mỗi cá nhân không chỉ đơn thuần là một cá thể độc lập chỉ biết tối đa hoá lợi ích cá nhân Họ tương tác theo thái độ, niềm tin, tiêu chuẩn và vai trò khác nhau
Thành công dựa trên sự hợp tác.
Tuân thủ thuế Hiệu quả trong việc phân phối nguồn lực.
Hợp lý, công bằng và phạm vi tác động tích cực.
Hình ảnh người nộp thuế Ích kỷ tính toán lợi ích và thiệt hại bằng tiền “Công dân tốt”
2.1.2 Các mức độ tuân thủ và không tuân thủ thuế
2.1.2.1 Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế
Theo Ahmed & Braithwaite (2005) thì việc phân đoạn cấp độ hay mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp dựa trên mức độ sẵn sàng và khả năng thực hiện những nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp Đây cũng chính là các cấp độ bày tỏ mối quan hệ và thái độ của doanh nghiệp với cơ quan thuế, hay thể hiện mức độ chấp nhận hay từ chối các quy định của luật thuế, các kế hoạch và công cụ quản lý thu thuế Để đánh giá sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp thì biến số về cấp độ (mức độ) tuân thủ là biến số đầy đủ phản ánh rõ sự tuân thủ cả về tính tự nguyện, tính đầy đủ, tính kịp thời Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp được phân theo 4 cấp độ tuân thủ như sau:
Một là, cấp độ cam kết Ở cấp độ này doanh nghiệp cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý thuế, hợp tác với cơ quan thuế theo các kế hoạch quản lý thuế và tuân thủ một cách tích cực, thậm chí có thể thay mặt cơ quan thuế khuyến khích đối tượng khác tuân thủ
Hai là, chấp nhận hay hoà hợp, doanh nghiệp chấp nhận những yêu cầu quản lý thu thuế và tin tưởng vào cơ quan thuế
Ba là, miễn cưỡng hay kháng cự, đó là cách tiếp cận chống đối, doanh nghiệp có sự đối đầu, đối nghịch với cơ quan thuế
Bốn là, từ chối, doanh nghiệp hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của của cơ quan thuế
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ
Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế đều tiếp cận vấn đề theo hai cách tiếp cận cơ bản
Một là phân tích quyết định tuân thủ dựa trên việc phân tích kinh tế, so sánh lợi ích và chi phí của việc tuân thủ và không tuân thủ, những giá trị có thể nhận được khi tuân thủ hoàn toàn, chẳng hạn như các phần thưởng mang tính chất khích lệ người nộp thuế
Hai là, nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định tuân thủ liên quan đến cách cư xử của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế Cách tiếp cận này thiên về khoa học hành vi hơn là khoa học kinh tế Và hầu hết những nghiên cứu mới nhất liên quan đến vấn đề tuân thủ thuế đều thực hiện theo cách tiếp cận thứ hai (Palil, 2010;
2.2.1 Các nhân tố liên quan đến chính sách thuế
Tác động của thuế suất đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế đã được xác nhận trong nhiều nghiên cứu Tuy nhiên, mức độ và hướng tác động lại không hoàn toàn giống nhau ở các nghiên cứu Bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc áp dụng thuế suất lũy tiến so với thuế suất cố định là biến cấu trúc có liên quan đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế (Clotfelter,1983)
Clotfelter (1983) cũng cho rằng việc “cắt giảm thuế suất không phải là chính sách duy nhất có khả năng hạn chế trốn thuế”, nhưng thuế suất là nhân tố quan trọng trong việc xác định hành vi tuân thủ thuế mặc dù tác động chính xác vẫn chưa rõ ràng và còn gây tranh cãi (Kirchler, 2007) Clotfelter (1983) khẳng định giữa thuế suất và trốn thuế tồn tại một mối quan hệ đáng kể bởi vì thuế suất được sử dụng như một công cụ có thể được thao tác cho những mục tiêu chính sách nhất định Gia tăng thuế suất biên có thể khuyến khích người nộp thuế trốn thuế nhiều hơn (Whitte & Woodbury, 1985; Ali & Cộng sự, 2001; Torgler, 2007) trong khi việc giảm thuế suất không nhất thiết sẽ làm tăng mức độ tuân thủ thuế (Trivedi &
Cộng sự, 2004; Kirchler, 2007) Vấn đề không chắc chắn và mâu thuẫn này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu tìm kiếm nhiều bằng chứng cụ thể và chắc chắn hơn về tác động của thuế suất đến việc tuân thủ thuế
Một nghiên cứu được thực hiện bởi KTTzi (1980) sử dụng mô hình kinh tế lượng để giải thích mối quan hệ giữa các mức thuế suất với việc trốn thuế Bằng số liệu tổng hợp từ Hoa Kỳ, ông ta đã kết luận rằng tồn tại mối tương quan dương giữa thuế suất và việc trốn thuế Một số mô hình kinh tế khác về các quyết định tuân thủ hợp lý cho rằng thuế suất tác động hỗn hợp đến hành vi tuân thủ thuế nghĩa là có thể tác động dương hoặc âm (Pommerehne & Wech- Hannermann, 1996; Park & Hyun,
2003) hoặc cho rằng tăng thuế suất sẽ làm tăng tính tuân thủ (Kirchler & Cộng sự,
2008) Sử dụng những tờ khai thuế đã được kiểm tra cho người nộp thuế cá nhân ở Jamaica & Cộng sự (1993) cũng phát hiện xác suất che giấu khi khai báo và mức độ che giấu khi khai báo có liên quan đáng kể đến thuế suất biên Các viên chức thuế ở Ấn Độ xác nhận rằng việc hạ thấp các mức thuế suất riêng biệt, cùng với việc gia tăng cưỡng chế thi hành đã giúp tăng số thu thuế trực thu thêm 25% (Richard &
Oliver, 2005) Khi mức thuế suất biên cao, lợi ích đạt được từ kê khai thấp thu nhập và kê khai cao các khoản khấu trừ càng lớn, và vì vậy số tiền trốn thuế càng lớn
Trong phạm vi một quốc gia, người ta cho rằng những người nộp thuế với thuế suất biên cao hơn sẽ gian lận nhiều hơn
Trong khi hầu hết nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng thuế suất tăng sẽ dẫn đến trốn thuế (ALM, Jackson và McKee, 1992; Friedland & Cộng sự, 1978, Park &
Hyun, 2003), Allingham & Sandmo (1972) cho rằng thuế suất không có ý nghĩa đáng kể đối với việc trốn thuế Họ đã tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập thực tế, thuế suất, hình phạt và điều tra trốn thuế bằng cách sử dụng mô hình thống kê và kết luận rằng người nộp thuế có thể chọn một trong hai cách báo cáo đầy đủ thu nhập hoặc báo cáo thu nhập thấp hơn số thực tế phát sinh, bất kể thuế suất Cùng quan điểm này, Porcano (1988) cho rằng thuế suất không tác động đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế Bởi vì tác động của thuế suất đến việc tuân thủ thuế vẫn là vấn đề gây tranh cãi (tác động tích cực hay tiêu cực, hay không tác động), Kirchler &
Cộng sự (2008); McKerchar & Evans (2009) cho rằng mức độ tin tưởng giữa người nộp thuế vào chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc chứng thực tác động của thuế suất đến hành vi tuân thủ Khi niềm tin thấp, một mức thuế suất cao có thể được xem là không công bằng và khi niềm tin cao, mức thuế suất cao như vậy có thể được xem như một khoản đóng góp cho cộng đồng (Kirchler & Cộng sự, 2008)
2.2.1.2 Thay đổi chính sách hiện hành của chính phủ
Thực tế không có quá nhiều nghiên cứu đi sâu vào mối quan hệ trực tiếp giữa thay đổi chính sách của chính phủ hiện hành và việc tuân thủ hay không tuân thủ thuế của người nộp thuế Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng sự ổn định về chính trị và đảng cầm quyền hiện tại ở một quốc gia nào đó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi trốn thuế (HHQeldine & Hite, 2003) Lập luận cho rằng nếu một cá nhân đang ủng hộ đảng cầm quyền hiện tại, anh ta có thể tuân thủ thuế vì khi đó, cá nhân này tin rằng chính phủ đáng tin cậy, hiệu quả và công bằng
Bên cạnh những vấn đề về chính trị, những thay đổi trong chính sách hiện tại của chính phủ cũng tác động nhất định đến hành vi tuân thủ thuế Chẳng hạn, ở Malaysia, giá xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác như đường, bột mì, gạo và dầu ăn được kiểm soát bởi chính phủ; giá cả thường xuyên tăng theo tình hình kinh tế toàn cầu và tài chính của chính phủ Vì vậy, khi giá cả những mặt hàng này tăng sẽ tác động tiêu cực đến khả năng mua sắm của người nộp thuế và cuối cùng khuyến khích họ trốn thuế Kim (2008) nghiên cứu về hành vi trốn thuế ở 50 quốc gia mỗi năm đã minh họa cho quan điểm này và kết luận rằng hành vi trốn thuế bị tác động bởi việc kiểm soát giá, dịch vụ công, thuế thu nhập công ty, GDP bình quân đầu người, hệ thống thuế và cơ cấu chi tiêu chính phủ (tác động theo chiều dương)
2.2.2 Các nhân tố liên quan đến quản lý thuế
2.2.2.1 Tính đơn giản của việc kê khai thuế
Theo thời gian, hệ thống thuế ở nhiều quốc gia đã phát triển ngày càng trở nên phức tạp Khi đó, tính phức tạp được nhận thấy như là một nguyên nhân có thể dẫn đến không tuân thủ (Jackson & Milliron, 1986) Trong bối cảnh của việc tuân thủ thuế, tính phức tạp bao gồm 2 khía cạnh: quá nhiều chi tiết trong luật thuế hoặc yêu cầu tính toán quá nhiều Người nộp thuế có thể tự hiểu những quy tắc tính thuế để xác định chính xác tiền thuế phải nộp
Những quy tắc này cần hướng đến tính đơn giản, dễ hiểu và rõ ràng nhằm tăng cường tuân thủ thuế Clotfelter (1983) phát hiện tính phức tạp của hệ thống thuế có liên quan đến việc không khai báo thuế Milliron (1985), Richarson (2006) cũng phát hiện mối quan hệ giữa tính phức tạp của hệ thống thuế với quyết định tuân thủ thuế hoặc trốn thuế
CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu của James Alm, Betty R Jackson, và Michael McKee (2004) về tuân thủ thuế cá nhân với đề tài “Sự phổ biến của thông tin được kiểm toán, thông tin của người nộp thuế và sự tuân thủ thuế: nghiên cứu thử nghiệm các hiệu ứng kiểm toán gián tiếp” Thông qua phương pháp phân tích hồi quy, nghiên cứu này đã chứng minh được mối quan hệ giữa tuân thủ thuế với thu nhập, tài sản sở hữu, kiểm toán và thông tin Đây là nghiên cứu dựa vào cơ sở dữ liệu đã được thống kê và kiểm toán chặt chẽ nên mức độ tin cậy rất cao Tuy nhiên, với điều kiện thống kê và công bố thông tin hiện tại của Việt Nam thì rất khó cho các nhà nghiên cứu để có thể tiếp cận được đầy đủ thông tin và phân tích
Nghiên cứu của Mahmoud Moeinadin và cộng sự (2014), “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế” Tác giả xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tại Iran gồm có 4 nhân tố: luật pháp, xã hội, cấu trúc hệ thống thuế, nhóm nhân tố riêng của doanh nghiệp Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến để phân tích số liệu khảo sát
239 doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 nhóm nhân tố đều có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp
B.Kamleitner, C.Korunka and E.Kirchler (2010) đã xác định được 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ dựa trên nền tảng tâm lý, gồm: Nhận diện cơ hội, yêu cầu kiến thức và khuôn khổ ra quyết định về thuế
Nhận diện cơ hội: Do đặc điểm của việc tự kê khai tự nộp thuế đã làm phát sinh những cơ hội ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế bao gồm cả hành vi cố ý và vô ý Thứ nhất, nếu doanh nghiệp không cố ý tận dụng cơ hội để không tuân thủ thuế thì cơ hội vẫn có thể vô tình dẫn họ đến hành vi không tuân thủ thuế thông qua việc mắc các lỗi về kê khai, xác định các khoản chi phí (được trừ hay không được trừ) hay lỗi tính toán Thứ hai, nếu doanh nghiệp có ý định không tuân thủ thuế, họ có thể tận dụng cơ hội phát sinh trong cơ chế tự kê khai như việc tính toán, kiểm soát dòng tiền, kiểm soát thu nhập, thông qua đó có thể kiểm soát các khoản thuế mà họ phải nộp
Yêu cầu kiến thức: Sự không tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ còn phát sinh từ sự thiếu hụt các kiến thức do sự phức tạp của các báo cáo tài chính cũng như quy định của từng hệ thống thuế riêng biệt Luật thuế có xu hướng thay đồi thường xuyên, phức tạp hơn và mập mờ hơn Để tuân thủ thuế đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức về thuế và những biện pháp tuân thủ thuế Tuy nhiên, việc tiếp thu các kiến thức về thuế lại rất tốn kém về thời gian (ví dụ như tím hiểu thông tin, lưu giữ các hồ sơ, điền các biểu mẫu,…) và tiền bạc (ví dụ như tài liệu về thuế, chi phí thuê những chuyên gia, những người hành nghề thuế) và đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ chi phí tuân thủ lại rất cao trong bối cảnh thu nhập của họ vẫn còn thấp Như vậy, việc không tuân thủ thuế có thể là bắt nguồn từ sự phức tạp của hệ thống thuế
Kiến thức bao gồm kiến thức giáo dục chung và kiến thức cụ thể về thuế Kiến thức chung dường như được sử dụng để thực hiện trốn thuế hơn là tuân thủ Ngược lại, kiến thức cụ thể về thuế có xu hướng dẫn đến việc gia tăng tính tuân thủ, bởi vì việc tìm hiểu kiến thức cụ thể về thuế cũng có nghĩa là tìm hiểu về sự cần thiết, tầm quan trọng của luật thuế trong xã hội cũng như biết cách làm thế nào để không vi phạm
Khuôn khổ quyết định: Ngoài việc nhận thức được cơ hội cũng như sự thiếu hụt kiến thức về thuế, khi xem xét tính tuân thủ của người nộp thuế, cần phải hiểu rõ những khuôn khổ ra quyết định trong việc trốn thuế hay không Tùy thuộc vào từng khuôn khổ áp dụng mà người nộp thuế sẽ có những phản ứng khác nhau trong hành vi tuân thủ thuế của mình Khi chủ doanh nghiệp nhỏ ra quyết định về việc nộp các khoản thuế thì một sự mất mát hay việc làm giảm thu nhập cũng như sự giới hạn tự do tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự tuân thủ hay không của họ
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề về chất lượng dịch vụ công đối với lĩnh vực thuế Có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) với đề tài: “Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tình huống của Hà Nội Đề tài tập trung vào phân tích thực trạng quản lý thu thuế trên địa bàn Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các DN Về phương pháp, đề tài cũng đã sử dụng một số mô hình hiện đại về sự tuân thủ thuế, tuy nhiên mức độ vận dụng các mô hình này chỉ dừng lại ở phân tích thống kê mô tả, chưa sử dụng các phương pháp phân tích sâu hơn như phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy
Nghiên cứu của Đỗ Hữu Nghiêm “Khảo sát mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ công tại cục thuế tỉnh Bình Dương” thực hiện năm
2010, đề tài tập trung vào phân tích các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người nộp thuế thông qua phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy đa biến Kết quả cho thấy, có 5 nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của người nộp thuế: độ đáp ứng, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình, độ đồng cảm và độ tin cậy Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xét về khía cạnh sự thỏa mãn của người nộp thuếnhưng chưa nghiên cứu tuân thủ thuế
Nghiên cứu của Võ Đức Chín (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Trường hợp tỉnh Bình Dương Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại tỉnh
Bình Dương gồm có 6 nhóm nhân tố: (1) Đặc điểm về doanh nghiệp; (2) Các yếu tố về ngành kinh doanh; (3) Các yếu tố về xã hội; (4) Các yếu tố kinh tế; (5) Các yếu tố về hệ thống thuế; (6) Các yếu tố tâm lý doanh nghiệp Kết quả phân tích số liệu khảo sát 200 doanh nghiệp bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến cho thấy cả 6 nhóm nhân tố đều ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Trong đó, các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến tuân thủ thuế là Yếu tố kinh tế; Hệ thống thuế và đặc điểm doanh nghiệp
Nghiên cứu của Lê Thanh Trường (2014), Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Cục thuế TPHCM Tác giả xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM
Mô hình cho thấy có 09 yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tương ứng với 09 giả thuyết Bao gồm: (i) Thuế suất, (ii) Tính đơn giản của việc kê khai thuế, (iii) Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, (iv) Kiểm tra thuế, (v) Kiến thức thuế, (vi) Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế, (vii) Nhận thức tích cực về chi tiêu của chính phủ, (viii) hình phạt và cuối cùng (ix) tình trạng tài chính của doanh nghiệp
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế và một số mô hình nghiên cứu trước đây để làm cơ sở cho việc hình thành mô hình nghiên cứu ở chương 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên cở sở lý thuyết trình bày tại chương 2, các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế được tổng hợp tại bảng 3.1
Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
Lewis (1982); Mohamad Ali (2007); Singh (2003); Eriksen& Fallan (1996); Palil (2010), Palil & Mustapha (2011)
Allingham & Sandmo(1972); Clotfelter (1983); KTTzi(1980); Kirchler, Hoelzl và Wahl (2008)
4 Nhận thức về chi tiêu chính phủ
5 Tính đơn giản của việc kê khai thuế
6 Hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý thuế
HHQeldine & Li (1999); Richardson (2008); Palil &Mustapha (2011)
7 Nhận thức về công bằng
8 Nhận thức về hình phạt
Witte & Woodbury (1985); Becker, Bunchner & Sleeking(1987); Palil &
9 Tình trạng tài chính Mohan (2001); Mohani và Sheehan(2004);
Nguồn: Tổng hợp các lý thuyết có liên quan của tác giả
Trên cơ sở lý thuyết và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu có 09 yếu tố tác động đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Long An như hình 3-1 gồm: (1) Thuế suất; (2) Tính đơn giản của việc kê khai thuế; (3) Hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan; (4)
Kiểm tra thuế; (5) Kiến thức thuế; (6) Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế; (7) Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ; (8) Nhận thức về hình phạt; (9) Tình trạng tài chính của doanh nghiệp nộp thuế
Và 1 biến phụ thuộc là tính tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp: thể hiện ở việc khai báo và thanh toán tiền thuế đúng hạn
Hình 3-1: Khung phân tích của đề tài
Nguồn: Tổng hợp lý thuyết và tham khảo ý kiến chuyên gia
3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết về mối quan hệ giữa các các yếu tố tác động và sự tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp gồm:
Giả thuyết 1 (H1): Thuế suất có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế Giả thuyết 2 (H2): Tính đơn giản của việc kê khai thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế
Giả thuyết 3 (H3): Hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế
Giả thuyết 4 (H4): Kiểm tra thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế Giả thuyết 5 (H5): Kiến thức thuế có quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế
Tính đơn giản của việc kê khai thuế
Hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan
Kiến thức thuế Kiểm tra thuế
Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế
Tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ
Tình trạng tài chính của doanh nghiệp nộp thuế
Nhận thức về hình phạt
Giả thuyết 6 (H6): Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế có quan hệ cùng chiều với tuân thủ thuế
Giả thuyết 7 (H7): Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ có tác động cùng chiều với tuân thủthuế
Giả thuyết 8 (H8): Nhận thức về hình phạt có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế
Giả thuyết 9 (H9): Tìng trạng tài chính của người nộp thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủthuế.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 3-2: Quy trình nghiên cứu của đề tài
Quy trình nghiên cứu tiến hành qua 3 phần chính (hình 3-2) gồm: (1) xây dựng thang đo (gồm: thiết kế bảng câu hỏi, điều chỉnh thang đo); (2) đánh giá thang đo (3) kiểm định giả thuyết Nghiên cứu tiến hành qua 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn 1: nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức
Thiết lập và hiệu chỉnhthang đo
Xây dựng các giải pháp
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Phỏng vấn qua bảng câu hỏi
Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha Thống kê mô tả; phân tích nhân tố; phân tích hồi quy đa biến
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua phương pháp chuyên gia và khảo sát thử Bước này nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu
Thông tin thu thập được từ phương pháp chuyên gia là cơ sở hỗ trợ cho việc thiết kế bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng; khám phá, bổ sung mô hình thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu Nghiên cứu này được thực hiện trong tháng 12/2015 với sự tham gia thảo luận và khảo sát thử của các chuyên gia gồm: cán bộ ở vị trí cấp quản lý trong ngành hải quan Long An và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chịu thuếtrên địa bàn nghiên cứu
3.2.1.2 Nghiên cứu chính thức Được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp bằng bảng câu hỏi chính thức Bước này đánh giá các thang đo, kiểm định lại mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn bằng thư tín hoặc phỏng vấn trực tiếp
3.2.2 Xây dựng và hiệu chỉnh thang đo
Các thang đo được sử dụng trong đề tài: thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu và thang đo tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp
3.2.2.1 Thang đo các yếu tổ ảnh hưởngđến tuân thủ thuế
Thang đo ban đầu (thang đo 1) về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuếxuất nhập khẩu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết kết hợp với các nội dung quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan, các văn bản dưới Luật, các quy định của ngành Hải quan Việt Nam cùng với vốn kinh nghiệm công tác trong ngành hải quan thời gian qua, tác giả quan sát, ghi nhận, thảo luận với các chuyên gia tại Cục Hải quan tỉnh Long An và các doanh nghiệp Từ đó, phiếu thu thập thông tin được xây dựng sơ bộ Thang đo 1 về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩuđược trình bày tại bảng 3.2
Bảng 3.2: Thang đo 1 về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu
Gia tăng thuế suất làm giảm tuân thủ thuế TS1
Cắt giảm thuế suất làm gia tăng tuân thủ thuế TS2
Biểu thuế càng ít mức thuế suất càng gia tăng tuân thủ thuế TS3 Biểu thuế càng rõ ràng càng gia tăng mức độ tuân thủ thuế TS4
2 Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KK)
Thủ tục thuế càng đơn giản, người nộp thuế càng tuân thủ thuế KK1 Các tiêu chí trên tờ khai thuế, tờ khai hải quan càng dễ hiểu, rõ ràng thì người nộp thuế càng tuân thủ thuế KK2
Hướng dẫn kê khai thuế qua mạng càng rõ ràng thì dễ dàng tuân thủ thuế KK3
3 Hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan (HQ)
Khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, hành vi tuân thủ thuế tăng HQ1 Hoạt động của cơ quan hải quan càng tạo niềm tin cho người nộp thuế thì người nộp thuế càng tuân thủ thuế HQ2
Cơ quan hải quan càng lắng nghe và giải đáp thắc mắc của người nộp thuế thì mức độ tuân thủ thuế càng tăng HQ3
Mọi quy định và hướng dẫn về thuế đều được cập nhật công khai, đầy đủ và kịp thời, mức độ tuân thủ thuế càng tăng HQ4 Công tác tuyên truyền hỗ trợ, giải quyết vướng mắc đến doanh nghiệp càng nhanh chóng, cụ thể thì có xu hướng tăng tính tuân thủ thuế HQ5
Tỷ lệ bị kiểm tra, kiểm soát thuế càng cao, người nộp thuế càng tuân thủ tốt hơn KT1
Nếu mọi hành vi không tuân thủ thuế đều bị phát hiện trong từng lần kiểm tra thuế, người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế tốt hơn KT2 Sau mỗi lần bị kiểm tra thuế, người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn KT3
5 Kiến thức về thuế (KTT)
Càng được cập nhật kiến thức về thuế, người nộp thuế càng tuân thủ thuế KTT1
Người nộp thuế càng hiểu rõ quy định về thuế càng tuân thủ thuế KTT2 Người nộp thuế không tuân thủ thuế tốt nếu họ không có đủ kiến thức về thuế KTT3
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, đạo đức của cán bộ công chức hải quan có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp KTT4
6 Nhận thức tích cực tính công bằng của thuế (CB)
Hệ thống thuế càng đảm bảo công bằng, người nộp thuế càng tuân CB1 Nếu gánh nặng thuế của doanh nghiệp cao hơn so với những doanh nghiệp trong cùng nhóm thu nhập, tuân thủ thuế sẽ giảm CB2 Nếu chất lượng dịch vụ công do chính phủ cung cấp tương xứng với tiền thuế của doanh nghiệp đóng góp, tuân thủ thuế tăng CB3
Sự tôn trọng, khích lệ về tính minh bạch, công khai, công bằng của cơ quan quản lý thuế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp CB4
7 Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ (CT)
Chính phủ càng sử dụng tiền thuế hợp lý thì người nộp thuế càng tuân thủ thuế CT1
Người nộp thuế sẽ giảm tuân thủ thuế khi chính phủ sử dụng đầu tư công một cách lãng phí CT2
Người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế nếu chính phủ đảm bảo phúc lợi xã hội tốt CT3
Mức phạt càng cao, người nộp thuế càng tuân thủ thuế tốt hơn HP1
Số tiền phạt lớn hơn số tiền thu được từ việc trốn thuế, người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế tốt hơn HP2
Nếu mọi hành vi không tuân thủ thuế đều bị cơ quan thuế xử phạt theo đúng quy định của pháp luật, người nộp thuế tuân thủ thuế tốt HP3 Cưỡng chế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế càng nghiêm minh thì tăng sự tuân thủ thuế HP4
Ngoài xử lý vi phạm hành chính nếu tăng cường xử lý nghiêm khắc HP5 hành vi trốn theo pháp luật hình sự thì sẽ tăng sự tuân thủ thuế
9 Tình trạng tài chính (TC)
Khi người nộp thuế rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính, tuân thủ thuế giảm TC1
Khi tình trạng tài chính dồi dào, người nộp thuế sắn lòng thanh toán nghĩa vụ thuế TC2
Nguồn: Tổng hợp lý thuyết và tham khảo chuyên gia, 2015
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê về hải quan giai đoạn 2010 – 2014; tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu, …Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua qua sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của Tổng Cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Long An, Cục thuế Long An
3.3.2.1 Chọn điểm điều tra Đề tài chọn 3/3 tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An gồm tỉnhLong An, Tiền Giang, Bến Tre để thu thập thông tin sơ cấp
3.3.2.2 Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn in sẵn Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các thành phần trong thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Sử dụng thang đo khoảng Likert 5 điểm, từ mức độ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” để đo lường
Giai đoạn 2: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát thử đồng thời lấy ý kiến 10 chuyên gia, doanh nghiệp về hình thức cũng như nội dung bảng khảo sát
Giai đoạn 3: Hình thành thang đo chính thức, gồm 33 biến quan sát thành phần thuộc 9 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu và 1 thang đo sự tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; hoàn tất bảng khảo sát trước khi tiến hành khảo sát chính thức các doanh nghiệp
Bảng câu hỏi sử dụng hình thức câu hỏi “đóng” là chủ yếu, kết hợp với câu hỏi “mở” Nội dung bảng câu hỏi gồm 03 phần: phần 1 giới thiệu mục đích nghiên cứu; phần 2: gồm những câu hỏi để doanh nghiệp cung cấp những thông tin chung của doanh nghiệp; phần 3: những câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Kết cấu bảng câu hỏi khảo sát: Bên trái: nội dung các yếu tố liên quan đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu;Bên phải: đánh giá của doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Long An theo thang đo Likert5 điểm.Một số câu hỏi được đưa vào để các doanh nghiệp đóng góp trực tiếp theo ý kiến chủ quan của doanh nghiệp về vấn đề khảo sát Nội dung chi tiết của Bảng câu hỏi sảo sát được trình bày ở Phụ lục
Một số câu hỏi mở được đưa vào để các doanh nghiệp đóng góp trực tiếp theo ý kiến chủ quan của doanh nghiệp về vấn đề khảo sát.Nội dung chi tiết của Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục
Tổng thể mẫu nghiên cứu là những doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tại địa bàn 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre Theo nghiên cứu của Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là 5 lần số biến quan sát (tiêu chuẩn 5:1)
Nghiên cứu này có 36 biến quan sát, để đảm bảo chất lượng nghiên cứu cỡ mẫu phỏng vấn được xác định bằng 6 lần số biến quan sát = 6 x 36 = 216, dự phòng thêm 54 quan sát nên cỡ mẫu phỏng vấn là 216 + 54 = 270 Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất, lấy mẫu thuận tiện từ các doanh nghiệp chịu thuế suất nhập khẩu
3.3.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu
Quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua các bước sau:
3.3.3.1 Kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Công cụ Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến
Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (HoàngTrọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó Theo Trần Thọ Đạt (2015) thì thang đo được đánh giá là tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến
- tổng (Corrected Iterm – Total Correlation) của các biến quan sát lớn hơn 0,3
3.3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis)
Trong phân tích EFA đòi hỏi phải thực hiện các nội dung sau (Trần Thọ Đạt, 2015):
Kiểm định tính thích hợp của EFA, sử dụng thước đo KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure), khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện: 0,5 < KMO < 1 thì EFA phù hợp cho dữ liệu thực tế
Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện, sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố) Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 5% thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện
Hệ số tải nhân tố (Factor loading), nếu quy mô mẫu nhỏ hơn 100 thì hệ số tối thiểu là 0,75; mẫu từ 100 đến 350 thì hệ số tối thiểu là 0,55; mẫu trên 350 thì hệ số tải nhân tố chỉ cần tối thiểu bằng 0,3
Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố, sử dụng phương sai trích, trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày thiết kế nghiên cứu gồm 2 giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và chính thức Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia để xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu và sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp Kết quả giai đoạn này đã xác định có 9 thang đo với 33 biến quan sát có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế và 1 thang đo tuân thủ với 3 biến quan sát, từ đó hình thành nên bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng ở giai đoạn tiếp theo
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng với mẫu nghiên cứu được xác định theo yêu cầu của kỹ thuật kiểm định và phân tích sử dụng là phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến, theo đó kích thước mẫu tối thiểu được xác định là 216 và kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện Các kỹ thuật kiểm định về độ tin cậy và giá trị của thang đo tương ứng là Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến được đề xuất thực hiện để đảm bảo tính phù hợp của mô hình Ngoài ra, nghiên cứu còn đề xuất kiểm định trung bình (t – test) để xem xét khả năng tác động của các đặc trưng riêng của doanh nghiệp đến sự tuân thủ thuế.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1.1 Giới thiệu Cục Hải quan tỉnh Long An
Cục Hải quan tỉnh Long An được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 129/TCHQ-TCCB ngày 19/05/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trụ sở của Cục tại địa chỉ số 398, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An Cục Hải quan Long An được giao quản lý địa bàn 3 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre Cục Hải quan tỉnh Long An có 6 Chi cục trực thuộc
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho: Trụ sở đặt tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Mỹ Tho được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh… thuộc địa bàn Tiền Giang và Bến Tre
Chi cục Hải quan cửa khẩu Bình Hiệp: trụ sở tại xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá tỉnh Long An, tiếp giáp tỉnh Svayrieng –Vương Quốc Campuchia.Chi cục Hải quan cửa khẩu Bình Hiệp được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh… trên địa bàn hoạt động thuộc khu vực cửa khẩu Bình Hiệp
Chi cục Hải quan cửa khẩu Mỹ Quý Tây: trụ sở tại xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ tỉnh Long An, tiếp giáp cửa khẩu Som Rong tỉnh Svayrieng - Vương Quốc Campuchia Chi cục Hải quan cửa khẩu Mỹ Quý Tây được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh… trên địa bàn hoạt động thuộc khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây
Chi cục Hải quan Hưng Điền: Trụ sở đặt tại xã Hưng Điền, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, tiếp giáp tỉnh Svayrieng - Vương Quốc Campuchia
Chi cục Hải quan Hưng Điền được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh… cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt Nam và vương quốc Campuchia
Chi cục Hải quan Bến Lức Trụ sở đặt tại thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An Chi cục Hải quan Bến Lức được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu… cho các khu, cụm công nghiệp, các cảng thương mại, cảng chuyên dùng và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bến Lức và vùng phụ cận
Chi cục Hải quan Đức Hòa: Trụ sở đặt tại KCN Đức Hòa 1, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Chi cục Hải quan Đức Hòa được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu… cho các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa và vùng phụ cận
Năm 2015 Cục Hải quan Long An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu nộp ngân sách đạt 2.103 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2014 Công tác kiểm tra sau thông quan và thu hồi nợ thuế đạt kế hoạch đề ra, góp phần tăng nguồn thu ngân sách
Công tác kiểm soát hải quan, phòng chống buôn lậu, thường xuyên được tăng cường đã góp phần ổn định thị trường Lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ hiện đại đã mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp như rút ngắn thời gian thông quan, sớm đưa hàng hóa vào sản xuất, lưu thông
4.1.2 Tình hìnhxuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Long An
Từ năm 2010 đến 2014, Cục Hải quan tỉnh Long An đáp ứng thủ tục hải quan cho số lượng doanh nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua các năm
Tính đến hết năm 2014,kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2.710 triệu USD, bằng 6,27 lần năm 2010; số thuế xuất nhập khẩu thu được của năm 2014 là 75,22 triệu USD, gấp 2,56 lần năm 2010 (bảng 4.1)
Bảng 4.1: Số lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu 2010 - 2014
Năm Số lượng doanh nghiệp
Kim ngạch XNK (triệu USD)
Thuế xuất nhập khẩu thu được (triệu USD)
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Long An, 2015
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu và số thuế xuất nhập khẩu thu được đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của thuế thấp hơn so với kim ngạch xuất nhập khẩu là do kể từ năm 2010, nhiều dòng thuế xuất nhập khẩu bị cắt giảm theo các cam kết của Việt Nam với các khu vực mậu dịch (Cục Hải quan tỉnh Long An, 2015).
ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN
Tổng số phiếu phỏng vấn là 270, sau khi sàng lọc loại bỏ các phiếu phỏng vấn không đạt yêu cầu thì thu được 255 phiếu hợp lệ Như vậy, số lượng quan sát của mẫu là 255 > 216, thỏa mãn điều kiện về cỡ mẫu
4.2.1.1 Theo đối tượng phỏng vấn
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu điều tra theo đối tượng phỏng vấn
Stt Chỉ tiêu Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)
Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc 57 22,4
Cán bộ kê khai thuế xuất nhập khẩu 168 65,9
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016
Cơ cấu mẫu điều tra theo đối tượng phỏng vấn được trình bày tại bảng 4.2, cụ thể: Về vị trí cá nhân được phỏng vấn tại doanh nghiệp: 22,4% là Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc; 65,9% là cán bộ kê khai thuế xuất nhập khẩu; 11,8% ở vị trí khác tại doanh nghiệp Về giới tính: nam giới chiếm đa số trong mẫu phỏng vấn với tỷ lệ là 65,9%; nữ giới chiếm thiểu số với tỷ lệ 34,1%
4.2.1.2 Theo địa bàn phỏng vấn
Bảng 4.3 cho thấy số lượng quan sát trong mẫu phỏng vấn phân bổ theo theo địa bàn phỏng vấn gồm: tỉnh Long An chiếm 80,0%; tỉnh Tiền Giang chiếm 13,3%; tỉnh Bến Tre chiếm 6,7%
Bảng 4.3: Phân bổ mẫu phỏng vấn theo địa bàn
Stt Tỉnh Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016
4.2.2 Đặc trưng của doanh nghiệp
4.2.2.1 Loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động
Bảng 4.4 cho thấy cơ cấu mẫu điều tra theo loại hình và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu được phỏng vấn
Về thành phần kinh tế: 4,7% là doanh nghiệp nhà nước; 40,4% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 54,9% là doanh nghiệp ngoài nhà nước.Về loại hình doanh nghiệp: 80,8% công ty TNHH; 12,5% công ty cổ phần; 6,7% thuộc loại hình khác
Về lĩnh vực hoạt động: công nghiệp chế tạo chiếm 14,5%; xây dựng chiếm 0,8%; thương mại dịch vụ chiếm 32,9%; nông nghiệp chiếm 15,7%; khai khoáng chiếm 0,4%; và lĩnh vực khác chiếm 35,7%
Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu điều tra theo loại hình và lĩnh vực hoạt động
Stt Chỉ tiêu Số lượng quan sát
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 103 40,4
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016 4.2.2.2 Quy mô của doanh nghiệp
Bảng 4.5 cho thấy quy mô của doanh nghiệp Số năm hoạt động trung bình của doanh nghiệp khảo sát là 8,1 năm; độ lệch chuẩn là 4,8 năm; doanh nghiệp có thời gian hoạt động nhỏ nhất là 5 năm; lớn nhất là 30 năm Số vốn trung bình của doanh nghiệp khảo sát là 56,3 tỷ đồng; độ lệch chuẩn là 59,2 tỷ đồng; doanh nghiệp có số vốn nhỏ nhất là 6 tỷ đồng; lớn nhất là 197 tỷ đồng Số lượng lao động trung bình của doanh nghiệp khảo sát là 276,6 người; độ lệch chuẩn là 429,3 người; doanh nghiệp số lượng lao động nhỏ nhất là 6 người; lớn nhất là 1.494 người
Kinh nghiệm làm thủ tục thuế xuất nhập khẩu trung bình của doanh nghiệp khảo sát là 7,6 năm; độ lệch chuẩn là 4,5 năm; doanh nghiệp có kinh nghiệm làm thủ tục thuế xuất nhập khẩu nhỏ nhất là 5 năm; lớn nhất là 29 năm Như vậy, các doanh nghiệp được phỏng vấn đều có nhiều năm kinh nghiệm làm thủ tục thuế xuất nhập khẩu nên đảm bảo chất lượng cho mẫu nghiên cứu
Bảng 4.5: Quy mô của doanh nghiệp khảo sát
Stt Chỉ tiêu Số quan sát
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
3 Số lượng lao động (người) 255 276,6 429,3 6 1.494
4 Kinh nghiệm làm thủ tục hải quan (năm)
5 Tiền thuế phải nộp năm
8 Số thuế đã nộp năm 2015 (tr.đồng)
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016
Tiền thuế xuất nhập khẩu trung bình doanh nghiệp phải nộp năm 2015 là 1.240,8 triệu đồng; độ lệch chuẩn là 688,3 triệu đồng; doanh nghiệp tiền thuế phải nộp nhỏ nhất là 60 triệu đồng, lớn nhất là 2.500 triệu đồng
Tiền thuế xuất nhập khẩu trung bình doanh nghiệp đã nộp năm 2015 là 1.123,2 triệu đồng; độ lệch chuẩn là 633,0 triệu đồng; doanh nghiệp tiền thuế phải nộp nhỏ nhất là 60 triệu đồng, lớn nhất là 2.420 triệu đồng.
ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
4.3.1.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Thuế suất” - TS
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,943 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,777 – TS1) nên thang đo TS có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 4 biến quan sát là TS1, TS2, TS3, TS4
4.3.1.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Tính đơn giản của việc kê khai thuế” - KK
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,896 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,652 – KK1) nên thang đo KK có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là KK1, KK2, KK3
4.3.1.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan” - HQ
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,946 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,817 – HQ4) nên thang đo HQ có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 05 biến quan sát là HQ1, HQ2, HQ3, HQ4, HQ5
4.3.1.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Kiểm tra thuế” - KT
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,946 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,840 – KT3) nên thang đo KT có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là KT1, KT2, KT3
4.3.1.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Kiến thức thuế” - KTT
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,931 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,765 – KTT1) nên thang đo KTT có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ
4 biến quan sát là KTT1, KTT2, KTT3, KTT4
4.3.1.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế” - CB
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,907 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,731 – CB4) nên thang đo CB có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 4 biến quan sát là CB1, CB2, CB3,CB4
4.3.1.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Nhận thức tích cực về tính chi tiêu chính phủ” - CT
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,869 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,694 – CT1) nên thang đo CT có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là CT1, CT2, CT3
4.3.1.8 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Hình phạt” - HP
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,938 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,800 – HP3) nên thang đo HP có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 5 biến quan sát là HP1, HP2, HP3, HP4, HP5
4.3.1.9 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Tình trạng tài chính” - TC
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,822> 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,703 – TC1 và TC2) nên thang đo TC có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 2 biến quan sát là TC1, TC2
4.3.1.10 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp” - TUANTHU
Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,919 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng là lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,777 – TUANTHU3) nên thang đo TUANTHU có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là TUANTHU1, TUANTHU2, TUANTHU3
Sau khi kiểm định tất cả các thang đo thành phần cho kết quả đều đạt độ tin cậy, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế gồm 9 thang đo yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế (33 biến quan sát) và 1 thang đo tuân thủ thuế của doanh nghiệp (3 biến quan sát) được sử dụng cho bước phân tích tiếp theo
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
1 TS 0,943 - TS1, TS2, TS3, TS4
3 HQ 0,946 - HQ1, HQ2, HQ3, HQ4, HQ5
5 KTT 0,931 - KTT1, KTT2, KTT3, KTT4
6 CB 0,907 - CB1, CB2, CB3, CB4
8 HP 0,938 - HP1, HP2, HP3, HP4, HP5
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016
Sau khi đã kiểm định độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị của thang đo bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp trích nhân tố PCA (Principal Component Anlysis) với phép quay Varimax được sử dụng Các trị số cơ bản cần thỏa mãn gồm: giá trị Eigenvalue dùng trích nhân tố tối thiểu bằng 1; hệ số tải nhân tố tối thiểu bằng 0,55 phù hợp với quy mô mẫu trong phạm vi từ 100 đến 350; kiểm định 0,5 < KMO < 1, kiểm định Bartlett phải có (Sig.) 50%
4.3.2.1 Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy từ 09 thang đo thành phần các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp với 33 biến quan sát có hệ số 0,5 < KMO = 0,868 < 1 thỏa mãn điều kiện kiểm định nên EFA phù hợp cho dữ liệu thực tế Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 <
0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện (bảng 4.7)
Bảng 4.7:Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,868
Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 1.505 Độ tự do 528
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015 4.3.2.2 Phương sai trích các yếu tố
Bảng 4.8: Bảng tính phương sai trích các yếu tố
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016
Phương sai trích được là 82,49%, nghĩa là 5 nhân tố rút ra giải thích được 82,429% biến thiên của dữ liệu, tương ứng với hệ số Eigenvalue = 1,60 > 1 Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được
Bảng 4.9 trình bày các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55 Có 5 nhân tố (giảm 4 nhân tố so với mô hình giả thiết ban đầu) đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu hàng của doanh nghiệp với các biến quan sát của từng nhân tố được sắp xếp lại Cụ thể:
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã thực hiện các phân tích nhằm trả lời cho câu hỏi các yếu tố nào tác động đến việc tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Long An?
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp theo thứ tự tầm quan trọng từ cao đến thấp gồm:
(1) Kiến thức thuế và tình trạng tài chính; (2) Kiểm tra thuế và hình phạt; (3) Thuế suất và kê khai thuế và (4) Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế
Kết quả kiểm định về đặc trưng của doanh nghiệp đối với mức độ tuân thủ thuế cho thấy các doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang có mức độ tuân thủ thuế cao hơn so với doanh nghiệp tại tỉnh Long An và Bến Tre Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước có mức độ tuân thủ thuế cao hơn so với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn đầu tư ngoài nhà nước.