1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics tại thành phố hồ chí minh

137 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp ngành dịch vụ Logistics tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đoàn Thanh Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bích Liên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 3,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (16)
    • 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài (16)
    • 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (21)
    • 1.3. Kết quả từ tổng quan nghiên cứu (30)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (32)
    • 2.1. Lý luận chung về dịch vụ Logistics (32)
      • 2.1.1. Khái niệm dịch vụ Logistics (32)
      • 2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam hiện nay (32)
      • 2.1.3. Một số dịch vụ Logistics chủ yếu ở Việt Nam (33)
    • 2.2. Lý luận chung về phần mềm kế toán (35)
      • 2.2.1. Khái niệm phần mềm kế toán (35)
      • 2.2.2. Lợi ích của việc sử dụng phần mềm kế toán (35)
      • 2.2.3. Phân loại phần mềm kế toán (36)
      • 2.2.4. Các tiêu chuẩn về phần mềm (38)
    • 2.3. Lý thuyết nền (40)
      • 2.3.1. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) (40)
      • 2.3.2. Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) (41)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (46)
      • 3.1.1. Quy trình nghiên cứu (46)
      • 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu (47)
    • 3.2. Mô hình đề xuất và thang đo nháp các nhân tố (47)
      • 3.2.1. Mô hình đề xuất (47)
      • 3.2.2. Thang đo nháp của các nhân tố (50)
    • 3.3. Nghiên cứu sơ bộ định tính (57)
      • 3.3.1. Thiết kế thực hiện (57)
      • 3.3.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính (57)
    • 3.4. Các nhân tố và thang đo hiệu chỉnh (64)
      • 3.4.1. Chất lượng của PMKT (64)
      • 3.4.2. Khả năng tùy biến của PMKT (65)
      • 3.4.3. Tính năng quốc tế của PMKT (65)
      • 3.4.4. Chi phí và lợi ích của việc sử dụng PMKT (65)
      • 3.4.5. Khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng CNTT (66)
      • 3.4.6. Nhà cung cấp (67)
      • 3.4.7. Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán (67)
    • 3.5. Nghiên cứu định lượng (68)
      • 3.5.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát (68)
      • 3.5.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu (68)
      • 3.5.3. Thu Thập dữ liệu (69)
      • 3.5.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu chính thức (70)
      • 3.5.5. Phân tích dữ liệu (71)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (75)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu (75)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả mẫu (75)
      • 4.1.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) (76)
      • 4.1.3. Khám phá nhân tố (EFA) (78)
      • 4.1.4. Kết quả thống kê mô tả nhân tố và các thang đo (81)
      • 4.1.5. Kết quả phân tích hồi quy bội (82)
      • 4.1.6. Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) (89)
    • 4.2. Bàn luận (93)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (98)
    • 5.1. Kết luận (98)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (99)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (102)
  • PHỤ LỤC (109)

Nội dung

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Các nghiên cứu nước ngoài

Để có cái nhìn tổng thể về các nghiên cứu trước liên quan đến lựa chọn PMKT tác giả tổng hợp các nghiên cứu này theo trình tự thời gian với 2 hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau

Nhóm các nghiên cứu nghiêng về khía cạnh đánh giá các PMKT hiện có trên thị trường

Các nghiên cứu này chủ yếu trong giai đoạn đầu nghiên cứu về PMKT, các tác giả chủ yếu xem xét, so sánh, đánh giá các PMKT hiện có trên thị trường thông qua các tính năng, giá phí, yêu cầu về phần cứng, phần mềm, phương thức hỗ trợ của NCC, để cung cấp thông tin hỗ trợ DN lựa chọn PMKT phù hợp với nhu cầu của mình Các nghiên cứu trong nhóm này được trình bày cụ thể như sau:

- Nghiên cứu “Selection criteria for commercially available software in construction accounting” của David Arditi và Sandeep Singh (1991) Sau khi xem xét các tài liệu và một số cuộc phỏng vấn với người dùng PMKT và các nhà phát triển PMKT, tác giả đưa ra một danh sách các yếu tố/ tiêu chí được thiết kế để đánh giá PMKT cho các DN xây dựng Các yếu tố/tiêu chí đánh giá được chia thành ba nhóm gồm đặc điểm chung của gói PMKT (tên của phần mềm, giá niêm yết, tên và địa chỉ của nhà phát triển), các tính năng của phần mềm (sổ cái, các khoản phải thu, các khoản phải trả, kế toán chi phí theo đơn đặt hàng/theo công việc và phân hệ lương), các yêu cầu về phần cứng và phần mềm và hỗ trợ của NCC Sau đó tác giả tiến hành khảo sát 23 NCC về PMKT của họ liên quan đến các yếu tố nêu trên Từ đó cung cấp thông tin hỗ trợ các DN xây dựng lựa chọn PMKT phù hợp.

- Nghiên cứu “The bottom line on entry-level accounting programs” của Andrew D; Don C và Robert K (1994) Nghiên cứu tổng hợp các thông tin về những gói PMKT được sử dụng phổ biến bởi các DN nhỏ Các thông tin được tác giả cung cấp bao gồm: những thông tin chung về gói PMKT (yêu cầu về phần cứng, phần mềm, giá của gói PMKT), những thông tin liên quan đến cài đặt (mật khẩu, lịch sử truy cập,…), những hỗ trợ của NCC ( hỗ trợ qua điện thoại, fax, hỗ trợ mở rộng, miễn phí cài đặt, bảo hành, giảm giá), thân thiện với người dùng, những tính năng khác (định dạng báo cáo linh hoạt, phân hệ ngân sách, báo cáo thuế thu nhập, các tính năng liên quan hàng tồn kho, báo cáo bán hàng,….).

- Nghiên cứu “Accounting software evaluation: hardware, audit trails, backup, error recovery and security” của Avi Rushinek và Sara F Rushinek

(1995) Nghiên cứu khảo sát các NCC về yêu cầu phần cứng cũng như các tính năng, đặc tính và giá của PMKT mà họ cung cấp, đồng thời khảo sát tương ứng yêu cầu của người dùng đối với các tính năng của PMKT và giá mà họ có thể chi trả cho việc mua PMKT Từ đó đánh giá, xếp hạng các PMKT được khảo sát

Trong đó cụ thể các yếu tố được tác giả khảo sát bao gồm: thông tin yêu cầu phần cứng của PMKT, hỗ trợ của NCC, bảo mật dữ liệu, sổ cái, các phân hệ sẵn có của PMKT, định dạng báo cáo và giá của PMKT

- Nghiên cứu “How to select the right accounting software” của J Carlton Collins (1999) Nghiên cứu gồm chuỗi 3 bài về yếu tố cần xem xét khi lựa chọn PMKT bao gồm: khả năng tùy biến, độ tin cậy của nhà cung cấp, khả năng báo cáo tài chính, khả năng báo cáo tỷ lệ (tỷ số), khả năng báo cáo dạng đồ họa (bảng, biểu đồ), khả năng xuất các báo cáo dưới dạng excel, khả năng tạo thiết lập các cảnh báo cho các chỉ số trên báo cáo, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, cấu trúc tài khoản, các tính năng về mạng (internet), tính thân thiện, dễ sử dụng, các tính năng quốc tế, khả năng giải quyết vấn đề Y2K 1 Từ đó tác giả tìm hiểu về các PMKT trên thị trường và cung cấp một bảng so sánh các phần mềm sẵn có trên thị trường về các yếu tố nêu trên

Nhóm các nghiên cứu nghiêng về khía cạnh xem xét tiêu chí lựa chọn PMKT dựa trên góc nhìn của người dùng

1 Y2K là sự cố máy tính năm 2000-sự cố máy tính diễn ra vào thời khắc đầu tiên bước sang năm 2000 Nguyên nhân là do để tiết kiệm dung lượng lưu trữ các nhà lập trình chỉ lập trình trên 2 chữ số cuối cùng của năm do đó các máy tính thế hệ cũ, các vi mạch đồng hồ điện tử cũ, các phần mềm không thể nhận biết được sự khác biệt giữa các năm 2000 và 1900

Các nghiên cứu này dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc các DN đã sử dụng PMKT để đề xuất các yếu tố mà DN cần quan tâm khi đưa ra quyết định lựa chọn PMKT hoặc đưa ra kiến nghị giúp DN lựa chọn PMKT phù hợp với nhu cầu, đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị Các nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu này như sau:

- Nghiên cứu “ Firm characteristics and selection of international accounting software” của Ajay Adhikari và cộng sự (2004) Trong nghiên cứu này nhóm tác giả nghiên cứu các mối quan hệ giữa đặc điểm công ty (quy mô và mức độ quốc tế hóa) với mức độ ảnh hưởng của các tính năng quốc tế của PMKT (đa tiền tệ, đa báo cáo, đa ngôn ngữ), và các tiêu chí lựa chọn chung (hỗ trợ và bảo mật, phần cứng và nền tảng điều hành, tính linh hoạt và chi phí) đến việc lựa chọn PMKT quốc tế thông qua việc thực hiện khảo sát 132 DN đang sử dụng PMKT quốc tế

Nhóm tác giả sử dụng giá trị trung bình (mean) của các nhân tố để đánh giá mực độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định lựa chọn PMKT và sử dụng phương pháp Manova phân tích kiểm định các giả thuyết Kết quả cho thấy rằng các công ty quốc tế của Hoa Kỳ xem xét tính năng đa tiền tệ và chức năng đa báo cáo là các tính năng quốc tế quan trọng nhất trong việc lựa chọn PMKT quốc tế và tầm quan trọng của các tính năng quốc tế này thì khác nhau tùy thuộc vào quy mô và mức độ quốc tế hóa của các DN Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong số các tiêu chí lựa chọn chung, vấn đề bảo mật và hỗ trợ được coi là quan trọng nhất

- Nghiên cứu “The Determinates Of Selecting Accounting Software: A

Proposed Model” của Ahmad A Abu-Musa (2005) Tác giả đưa ra 4 nhóm nhân tố để lựa chọn phần mềm gồm: yêu cầu của người sử dụng, đặc tính phần mềm, môi trường công nghệ và cơ sở hạ tầng, nhà cung cấp Từ đó tác giả sử dụng kỹ thuật Delphi trên một mẫu gồm 7 chuyên gia để xây dựng nên báo cáo đánh giá PMKT đề xuất trong đó số điểm tối đa được gán cho từng yếu tố quyết định đại diện cho ý kiến của cả các chuyên gia về tầm quan trọng của các yếu tố quyết định lựa chọn trong mô hình được đề xuất

- Nghiên cứu “ Accounting Software Selection And User Satisfaction Relevant

Factors for Decision Makers” của Elikai và cộng sự (2007) Nhóm tác giả nghiên cứu về các yếu tố và các tính năng của PMKT mà DN quan tâm khi lựa chọn PMKT, đồng thời tìm hiểu về sự hài lòng của DN đối với các tính năng của PMKT và lý do duy trì không thay đổi PMKT Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT trong nghiên cứu này gồm: tính năng PMKT, chi phí sử dụng

PMKT, khả năng tương thích của PMKT với hệ thống và phần mềm của DN, sự hỗ trợ của NCC và sự ổn định của NCC Trong nghiên cứu này tác giả khảo sát 57 cá nhân tại các DN thuộc các lĩnh vực khác nhau, đối tượng khảo sát được yêu cầu sắp xếp thứ tự tầm quan trọng của các nhân tố và thứ tự của từng thang đo trong mỗi nhân tố Kết quả tìm ra tính năng là nhân tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn PMKT tiếp đến là chi phí và khả năng tương thích Trong số các tính năng thì tính linh hoạt (tùy biến) được đánh giá là tính năng quan trọng nhất Chi phí bao gồm: chi phí mua ban đầu và chi phí hoạt động hàng năm là quan trọng hơn so với chi phí cài đặt và chi phí đào tạo Đối với khả năng tương thích thì khả năng tương thích với hệ điều hành được đánh giá là có ý nghĩa hơn khả năng tương thích với phần cứng hoặc phần mềm khác Đáng ngạc nhiên, nghiên cứu cho thấy người sử dụng đánh giá sự hỗ trợ của NCC có tầm quan trọng khá thấp

- Nghiên cứu “A Proposed Model for the Selection of Appropriate

Computerized Accounting Software for Implementation in SMEs in Developing Countries” của Aduamoah và cộng sự (2017) Các nhân tố tác động đến lựa chọn PMKT tại các DN vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển bao gồm danh tiếng của NCC, chi phí sử dụng PMKT, sự hỗ trợ của NCC, tính năng của PMKT, tính linh hoạt của PMKT, khả năng tùy biến của PMKT, triển khai PMKT Tác giả sử dụng phương pháp Delphi để xây dựng nên một báo cáo đánh giá PMKT đề xuất trong đó số điểm tối đa được gán cho từng yếu tố quyết định đại diện cho ý kiến của cả các chuyên gia về tầm quan trọng của các yếu tố quyết định lựa chọn trong mô hình được đề xuất

Các nghiên cứu tại Việt Nam

- Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Thị

Hương năm 2015 Thông qua khảo sát và thực hiện kiểm định mô hình hồi quy kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT bao gồm: yêu cầu của người sử dụng, tính năng phần mềm, trình độ chuyên môn của nhân viên công ty phần mềm, sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm, dịch vụ sau bán hàng và giá phí của phần mềm Trong đó nhân tố tính năng phần mềm có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quyết định lựa chọn PMKT và sự chuyên nghiệp của nhân viên công ty phần mềm là nhân tố có sự tác động yếu nhất trong mô hình

- Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn PMKT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Định” của Võ Thị Ngọc Ánh năm 2016 Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN nhỏ và vừa tại Bình Định Kết quả nghiên cứu xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng theo thứ tự tác động: tính năng của phần mềm, yêu cầu người sử dụng, giá phí phần mềm, khả năng hỗ trợ của NCC, độ tin cậy của

NCC và cuối cùng là dịch vụ sau bán hàng

- Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Đỗ Kim Ngân 2016 Kết quả nghiên cứu xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT theo thứ tự mức độ tác động như sau: sự tin cậy của NCC, sự hỗ trợ của NCC, yêu cầu của người sử dụng, điều kiện thuận tiện, chi phí và lợi ích, tính năng của phần mềm Nhân tố quan điểm trong mô hình đề xuất ban đầu không có ý nghĩa thống kê và đã được loại ra khỏi mô hình

- Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị

Thanh Hoa năm 2017 Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP HCM Nghiên cứu đã xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM với mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn PMKT theo thứ tự như sau: NCC PMKT, ảnh hưởng xã hội, tính năng của phần mềm, yêu cầu của người sử dụng, chi phí sử dụng phần mềm, điều kiện hỗ trợ

Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy có những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT được đưa vào trong các nghiên cứu về quyết định lựa chọn PMKT tại Việt Nam về bản chất là giống nhau nhưng có sự khác nhau trong tên gọi và trong mỗi nghiên cứu thang đo/biến quan sát đo lường cho các nhân tố này cũng có sự khác biệt, bên cạnh đó cùng một nhân tố nhưng kết quả nghiên cứu cho ra là khác nhau trong các nghiên cứu Vì vậy để có cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu tại Việt Nam tác giả tổng hợp lại như bảng 1.2:

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT trong các nghiên cứu tại Việt Nam

Nhân tố Biến quan sát Tác giả Kế thừa từ Kết quả

Yêu cầu của người sử dụng

Phù hợp với các qui định của pháp luật, chế độ kế toán của DN đã đăng ký

Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Huỳnh Thị Hương 2015 Nguyễn T Thanh Hoa 2017

Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự (2012)

Cả 4 nghiên cứu đều tìm ra kết quả nhân tố yêu cầu người sử dụng có tác động đến quyết định lựa chọn PMKT

Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của DN

Phù hợp với qui mô DN và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của DN

Phù hợp với yêu cầu xử lý và cung cấp thông tin

Phù hợp với yêu cầu tích hợp dữ liệu và lập báo cáo tài chính tổng hợp Huỳnh Thị Hương 2015

Thân thiện, dễ sử dụng, dễ kiểm tra, dễ truy xuất thông tin

Cơ sở dữ liệu mở rộng để xử lý khi DN tăng trưởng

Lê Đỗ Kim Ngân 2016 Tác giả tổng hợp Đáp ứng nhu cầu thay đổi của tổ chức trong tương lai Đáp ứng số lượng người dự kiến sử dụng cùng một lúc

Phù hợp với loại hình DN

Phù hợp với quy mô DN

PMKT Đảm bảo tính linh hoạt

Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Huỳnh Thị Hương 2015 Nguyễn T Thanh Hoa 2017

Lê Đỗ Kim Ngân 2016 Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự (2012)

Có sự khác biệt trong thang đo nhân tố tính năng của PMKT ở các nghiên cứu tuy nhiên kết quả đều cho thấy nhân tố này có tác động đến quyết định lựa chọn PMKT Đảm bảo có độ tin cậy và chính xác cao Võ Thị Ngọc Ánh 2016

Huỳnh Thị Hương 2015 Nguyễn T Thanh Hoa 2017 Đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu

Có tốc độ xử lý nhanh, ổn định Huỳnh Thị Hương 2015

Nguyễn T Thanh Hoa 2017 Elikai và cộng sự (2007)

Có giao diện rõ ràng, tinh gọn, dễ sử dụng Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Elikai và cộng sự (2007)

Huỳnh Thị Hương 2015 Ahmad A Abu-Musa 2005

Có khả năng cải tiến, nâng cấp Võ Thị Ngọc Ánh 2016

Huỳnh Thị Hương 2015 Ahmad A Abu-Musa 2005

Có khả năng tự động lập báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng

Huỳnh Thị Hương 2015 Elikai và cộng sự (2007)

Có mẫu in chuẩn, đẹp, rõ ràng, dễ hiểu

Ngôn ngữ quốc tế và khả năng lập báo cáo bằng ngoại tệ

Chính sách hỗ trợ bởi PMKT đầy đủ

Lê Đỗ Kim Ngân 2016 Tác giả tổng hợp Đảm bảo tính tin cậy Đáp ứng các tính năng cơ bản mà DN yêu cầu

Có khả năng tích hợp, tương thích với phần cứng và ứng dụng khác của DN Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Ahmad A Abu-Musa 2005

Nhân tố Biến quan sát Tác giả Kế thừa từ Kết quả

(Độ tin cậy và sự hỗ trợ của

NCC có danh tiếng trên thị trường

Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Nguyễn T Thanh Hoa 2017

Lê Đỗ Kim Ngân 2016 Jadhav và

Cả 4 nghiên cứu đều tìm ra kết quả nhân tố về NCC liên quan đến độ tin cậy và sự hỗ trợ của NCC có tác động đến quyết định lựa chọn PMKT

NCC Có kinh nghiệm về phát triển sản phẩm PMKT Võ Thị Ngọc Ánh 2016

NCC Có sản phẩm PMKT phổ biến trên thị trường

DN xem NCC là đối tác chiến lược

Lê Đỗ Kim Ngân 2016 Tác giả tổng hợp

DN quan tâm đến những thành công trước đây của NCC

Năng lực tài chính đảm bảo

NCC có khả năng tồn tại bền vững lâu dài

NCC uy tín trên thị trường

NCC có một lượng khách hàng tương đối lớn Võ Thị Ngọc Ánh 2016

NCC hỗ trợ DN các khóa đào tạo để học cách sử dụng PMKT Lê Đỗ Kim Ngân 2016

Cung cấp bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng PMKT

Khả năng hướng dẫn tốt cho người sử dụng học cách sử dụng

Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Nguyễn T Thanh Hoa 2017

Hỗ trợ phiên bản PMKT dùng thử miễn phí Võ Thị Ngọc Ánh 2016

Khả năng hỗ trợ tốt từ NCC trong việc bảo trì và nâng cấp phần mềm

Nguyễn T Thanh Hoa 2017 Khả năng hướng dẫn tốt của NCC cho người sử dụng về cách xử lý sự cố, sai sót trên phần mềm

DN nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi có vần đề phát sinh

Lê Đỗ Kim Ngân 2016 Tác giả tổng hợp

NCC hỗ trợ online khi có vần đề phát sinh đối với PMKT

NCC thường xuyên cập nhật, bảo trì PMKT

Nhân viên của NCC có thái độ chuyên nghiệp

Nhân tố Biến quan sát Tác giả Kế thừa từ Kết quả

Sự chuyên nghiệp của NCC

NCC có Website với đầy đủ thông tin về sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và các phần mềm ứng dụng

Huỳnh Thị Hương 2015 Khảo sát chuyên gia

Nhân tố sự chuyên nghiệp có tác động yếu nhất theo kết quả nghiên cứu

NCC phải có quy trình làm việc rõ ràng, cụ thể

NCC phải có tác phong làm việc nhanh nhẹn

NCC phải cung cấp tất cả các thông tin liên quan tới phần mềm

NCC phải tuân thủ đúng hợp đồng

Nhân viên phải ứng xử khéo léo, lịch sự, chu đáo, tận tình với khách hàng

Những thông tin tư vấn từ NCC đáng tin cậy

Giá phí của phần mềm/chi phí sử dụng phần mềm/Chi phí và lợi ích

Giá phí PMKT phù hợp với khả năng công ty tôi/ giá phí

PMKT phù hợp với mức giá mà DN sẵn sàng trả Võ Thị Ngọc Ánh 2016

Huỳnh Thị Hương 2015 Nguyễn T Thanh Hoa 2017

Tuy có sự khác nhau về cách gọi tên cho nhân tố nhưng cả 4 nghiên cứu đều đưa nhân tố chi phí vào mô hình và kết quả hồi quy cho thấy nó có tác động đến quyết định lựa chọn PMKT

Phù hợp giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mà DN nhận được

DN hài lòng với các khoản chi phí bỏ ra để sử dụng PMKT Võ Thị Ngọc Ánh 2016

Có mức giá cạnh tranh so với công ty khác Huỳnh Thị Hương 2015

Giá phí của PMKT hợp lý Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Parry và cộng sự

Giá phí bảo trì, nâng cấp phần mềm phù hợp với mức giá chúng tôi sẵn sàng trả Nguyễn T Thanh Hoa 2017 Jadhav và Sonar

DN hài lòng với các lợi ích mà PMKT mang lại Lê Đỗ Kim Ngân 2016 Tác giả tổng hợp

Dịch vụ sau bán hàng

Có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Huỳnh Thị Hương 2015

Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ sau bán hàng có tác động đến quyết định lựa chọn PMKT

Hỗ trợ khi khách hàng gặp sự cố với phần mềm/ khó khăn khi sử dụng

Tập huấn, hướng dẫn sử dụng chu đáo

Thường xuyên điện thoại thăm hỏi khách hàng trong quá trình sử dụng phần mềm, ghi nhận yêu cầu hoặc ý kiến đóng góp của khách hàng

Khảo sát chuyên gia Định kỳ phải kiểm tra dữ liệu cho khách hàng để tránh bị lỗi, lưu dữ liệu cho khách hàng để tránh trục trặc mất dữ liệu

Có chế độ bào trì và nâng cấp PMKT tốt

Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Parry và cộng sự 2010

Có hệ thống nhân viên tư vấn hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp Điều kiện hỗ trợ/Điều kiện thuận lợi

DN có nền tảng phần cứng và công nghệ mạng cần thiết hỗ trợ cho việc sử dụng PMKT

Nguyễn T Thanh Hoa 2017 Jadhav và

Sonar 2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động đến quyết định lựa chọn PMKT

PMKT tương thích với các phần mềm khác mà DN đang sử dụng

DN có cơ sở vật chất cần thiết để sử dụng PMKT

Võ Thị Ngọc Ánh 2016 Parry và cộng sự 2010

Nguồn lực cần thiết để sử dụng PMKT

Phù hợp với môi trường và cơ sở hạ tầng CNTT

Tương thích với hệ thống đang sử dụng tại DN

Nhân tố Biến quan sát Tác giả Kế thừa từ Kết quả

Quan điểm/ảnh hưởng xã hội

DN tham khảo ý kiến của người sử dụng cuối về PMKT

Kết quả nhân tố quan điểm trong mô hình nghiên cứu của Lê Đỗ Kim Ngân 2016 không có ý nghĩa thông kê và bị loại ra khỏi mô hình trong khi đó nhân tố ảnh hưởng xã hội lại có tác động đến quyết định lựa chọn PMKT trong nghiên cưu của Nguyễn

DN tham khảo ý kiến tư vấn nội bộ về PMKT

DN tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn về PMKT

DN tham khảo ý kiến của NCC về PMKT

DN tham khảo ý kiến từ các nguồn khác Ý kiến của những người đã sử dụng, chuyên gia về PMKT

Nguyễn T Thanh Hoa 2017 Ý kiến đánh giá về PMKT được đưa ra trong các tài liệu tin cậy (tạp chí, báo, trang web…có uy tín)

(Nguồn tác giả tổng hợp)

Kết quả từ tổng quan nghiên cứu

Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề lựa chọn PMKT tác giả nhận thấy chủ đề lựa chọn PMKT được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trong các nghiên cứu nước ngoài trong khi đó tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu có những nghiên cứu liên quan trong vài năm trở lại đây Điều này có thể được lý giải bởi sự khác biệt trong mức độ phát triển công nghệ thông tin Mặt khác cũng có thể thấy các nghiên cứu nước ngoài không chỉ quan tâm sự khác biệt về đặc điểm hay quy mô DN trong vấn đề lựa chọn PMKT (nghiên cứu của Andrew và cộng sự, 1994; Adhikari và cộng sự, 2004; Aduamoah và cộng sự, 2017) mà có quan tâm đến sự khác biệt về ngành hoạt động của DN (nghiên cứu của Arditi và Singh, 1991), tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT ở dạng đề xuất hay nói cách khác đưa ra các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn PMKT, ít nghiên cứu thực nghiệm Trong khi đó các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu thực nghiệm dựa vào các nhân tố của các nghiên cứu nước ngoài để kiểm định tại môi trường Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu tại Việt Nam lại chỉ tập trung vào nghiên cứu đối tượng là quyết định lựa chọn PMKT tại DN có quy mô nhỏ và vừa mà chưa có những nghiên cứu về lựa chọn PMKT ở các DN thuộc các ngành khác nhau

Từ đó tác giả thấy rằng tồn tại khe hổng nghiên cứu về quyết định lựa chọn PMKT tại các DN thuộc các ngành khác nhau Do đó tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các doanh nghiệp ngành dịch vụ Logistics tại thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn mang lại kết quả hữu ích cho các DN trong ngành Logistics trong việc lựa chọn PMKT phù hợp mặc khác cũng giúp các NCC PMKT hiểu thêm về yêu cầu của các DN trong ngành dịch vụ Logistics đối với PMKT để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Trong chương này tác giả đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn PMKT Từ tổng quan các nghiên cứu trước tác giả tìm ra khe hổng nghiên cứu từ đó xác định vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó kết quả của những nghiên cứu trước đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và là cơ sở cho tác giả việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT và chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

Chương 2 sẽ trình bày một số vấn đề về PMKT và ngành dịch vụ Logistics cũng như cơ sở lý thuyết nền để xây dựng mô hình.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý luận chung về dịch vụ Logistics

2.1.1 Khái niệm dịch vụ Logistics

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ Logistics từ các bài nghiên cứu của các tác giả cũng như từ các tổ chức quốc tế về Logistics, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài tại TPHCM, Việt Nam do đó tác giả lựa chọn trình bày định nghĩa theo Luật Thương mại 2005 (Điều 233) như sau:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam hiện nay

Tổng số DN hoạt động trong lĩnh vực Logistics khoảng hơn 3000 DN trong đó khoảng 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn, khoảng 20% là công ty nhà nước, và

DN tư nhân là khảng 10% (theo khảo sát của VLA, trích từ báo cáo Logistics Việt

Nam 2017, trang 88) Các DN cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam chủ yếu là

DN nhỏ và vừa (vốn dưới 50 tỷ) với tỷ trọng chiếm 67% Đa phần DN Logistics là các DN trong nước (88%), 10% là các DN liên doanh và chỉ có 2% là DN 100% vốn nước ngoài (theo thống kê của VLA, trích từ báo cáo Logistics Việt Nam 2017, trang

Có thể phân loại ngành dịch vụ Logistics Việt Nam hiện nay như sau (theo báo cáo Logistics Việt Nam 2017, trang 90) :

- Các DN khai thác vận tải: dịch vụ vận tải (đường bộ, đường biển, hàng không)

- Các DN khai thác cơ sở hạ tầng tại các điểm nút (cảng, sân bay, ga…)

- Các DN khai thác kho bãi bốc dỡ và dịch vụ Logistics

- Các DN giao nhận hàng hóa dịch vụ chuyển phát nhanh, đại lý vận tải, đại lý tàu biển, đại lý làm thủ tục hải quan, DN 3PL và các DN khác như giải pháp phần mềm Logistics tư vấn giám định kiểm tra tài chính

Phạm vi hoạt động của các DN dịch vụ Logistics bao trùm cả thị trường quốc tế với 84% số DN dịch vụ Logistics Việt Nam có phạm vi hoạt động cả trong và ngoài nước, và chỉ có 16% DN chỉ hoạt động trong nước (theo thống kê của VLA, trích từ báo cáo Logistics Việt Nam 2017, trang 94)

Như vậy từ đặc điểm trên có thể thấy hoạt động của các DN ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam không chỉ sử dụng đồng tiền VND và ngôn ngữ Tiếng Việt mà còn có các đơn vị tiền tệ và ngôn ngữ quốc tế khác với nhu cầu cao, do đó các tính năng liên quan đến xử lý nghiệp vụ ngoại tệ và chuyển đổi ngôn ngữ trong các báo cáo sẽ được chú trọng khi xem xét lựa chọn PMKT

2.1.3 Một số dịch vụ Logistics chủ yếu ở Việt Nam

(Trích từ “Logistics những vấn đề cơ bản” của Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt, 2010, chương 5)

- Quản trị dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management)

Là dịch vụ cốt lõi của DN cung cấp dịch vụ Logistics, tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và người bán, góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng, giao nhận, phân phối hàng hóa

Quá trình thực hiện dịch vụ này gồm các hoạt động: lập kế hoạch, thực hiện và quản lý dòng luân chuyển hàng hóa và thông tin từ nơi đặt đơn hàng, thông qua quá trình sản xuất, vận chuyển, kho bãi, phân phối đến tay khách hàng cuối cùng

- Dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng

 Dịch vụ giao nhận : là dịch vụ về giám sát vận tải đa phương thức hàng nguyên container Cung cấp dịch vụ trọn gói về giao nhận giúp cho khách hàng thay vì phải cử nhân viên giám sát từng khâu từ mua hàng, vận chuyển, làm thủ tục Hải quan, bốc dỡ hàng hóa thì chỉ cần liên lạc với một đối tác duy nhất và hoàn toàn yên tâm chờ nhận hàng Dịch vụ giao nhận bao gồm cả về quản lý cước phí đường biển, hàng không và cả cước vận tải nội địa

 Dịch vụ gom hàng : là dịch vụ vận chuyển hàng lẻ DN cung cấp dịch vụ Logistics sẽ nhận hàng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau Sau đó sẽ gom lại đóng hàng trong container, chuyển tải qua cảng trung chuyển Tại cảng trung chuyển, hàng hóa từ các nước khác nhau sẽ được dỡ ra và đóng lại theo nơi đến

Tại nước nhập, đại lý của các DN cung cấp dịch vụ Logistics sẽ nhận nguyên container, tiến hành dỡ hàng, làm thủ tục Hải quan (nếu cần) và giao hàng đến từng khách hàng – nhà nhập khẩu

Là dịch vụ dành cho các loại hàng cao cấp và cần vận chuyển gấp Ngoài dịch vụ hàng không đơn thuần, một số nhà cung cấp dịch vụ Logistics lớn còn có các giải pháp dịch vụ mới kết hợp như đường biển – đường hàng không (sea-air), đường hàng không - đường biển (air – sea) Đây là những giải pháp giúp cho nhà xuất khẩu có thể giao hàng đúng hạn hợp đồng dù sản xuất chậm hơn tiến độ vài ngày Cước phí lại rẻ hơn nhiều so với việc phải để hợp đồng đi đường hàng không toàn bộ lô hàng

- Dịch vụ kho bãi – phân phối

Dịch vụ kho bãi và phân phối nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý tồn kho, giảm chi phí điều hành và tăng được các chu kỳ đơn hàng

 Dịch vụ kho bãi : là những dịch vụ lưu kho và giám sát hàng hóa

 Dịch vụ phân phối : là dịch vụ lập kế hoạch và chuyên chở hàng hóa từ kho đến tận nơi khách hàng chỉ định Dịch vụ này vẫn chưa phát triển ở Việt Nam hiện, thường diễn ra ở nhiều nước nhập khẩu

- Các dịch vụ Logistics đặc thù khác Để tăng tính cạnh tranh, mỗi DN cung cấp dịch vụ Logistics xây dựng thêm cho mình một số dịch vụ đặc thù theo yêu cầu của từng khách hàng Các dịch vụ đó là:

 Làm thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa (dịch vụ vận tải bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện CIF)

 Dịch vụ giao tận nhà (Door to Door)

 Trucking (dịch vụ này hỗ trợ cho điều kiện xuất khẩu EXW)

 Gom hàng nhanh tại kho (Consolidation Docking)

 Quản lý đơn hàng (PO Management)

 Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển

 Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hóa (QA-QI Program)

 GOH (Garment on Hangers) dịch vụ cung cấp cho hàng may mặc cao cấp, để quần áo không bị nếp gấp trong quá trình vận chuyển do đóng gói, hàng hóa phải được treo trên thanh bắc ngang trong container hoặc các nút dây trên thanh.

Lý luận chung về phần mềm kế toán

Thông tư 103/2005/TT-BTC có định nghĩa: “PMKT là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và BCTC, báo cáo kế toán quản trị.”

2.2.2 Lợi ích của việc sử dụng phần mềm kế toán

So với mô hình ghi chép, xử lý và lập báo cáo của kế toán thủ công, ứng dụng PMKT mang lại nhiều lợi ích cho DN, một số lợi ích mà PMKT mang lại như sau:

(Theo “Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hệ thống thông tin kế toán hiện đại” của Vũ Quốc Thông, 2012)

- Hỗ trợ cung cấp thông tin kế toán kịp thời : PMKT hỗ trợ xử lý và cung cấp thông tin kịp thời Việc có được thông tin kế toán đúng thời điểm sẽ mang lại giá trị hữu ích cho ban lãnh đạo trong việc phân tích và định hình được bức tranh tài chính hiện hành của DN theo hướng chính xác, hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp

- Nâng cao tính chính xác cho hệ thống kế toán : Các PMKT được thiết kế với những chức năng tự động kiểm tra, khi kế toán viên tiến hành công việc nhập liệu, hệ thống sẽ kiểm tra tính cân bằng; đảm bảo về cơ bản tổng số tiền bên Nợ sẽ bằng tổng số tiền bên Có Thao tác nhập liệu chỉ được ghi nhận đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thể hiện tính cân bằng Do đó, tính chính xác về mặt số liệu kế toán được cải thiện hơn

- Tăng tốc độ xử lý ghi nhận nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả: PMKT giúp người làm kế toán xử lý số lượng lớn các nghiệp vụ nhanh chóng, tự động hóa hoàn toàn các công đoạn tính toán, lưu trữ, tìm kiếm và kết xuất báo cáo nên sẽ giúp DN tiết kiệm được nhân sự và thời gian, chính điều này đã góp phần tiết kiệm chi phí cho DN

2.2.3 Phân loại phần mềm kế toán

Dựa vào phân loại PMKT trong tài liệu “Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp” của Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự (2012) tác giả tổng hợp lại như bảng 2.1:

Bảng 2.1 Tổng hợp phân loại PMKT

PMKT nước ngoài PMKT do DN tự viết hay thuê viết

DN tự viết hay thuê viết phù hợp với yêu cầu xử lý dữ liệu kế toán tại DN

Là các PMKT Việt Nam được viết theo dạng đóng gói và bán cho người sử dụng, các phần mềm này phù hợp cho nhiều loại hình

Là các PMKT thương phẩm của nước ngoài đang sử dụng tại Việt Nam

Có thể chia thành 2 nhóm:

• Nhóm các phần mềm có tính linh hoạt cao - cho phép người dùng thay đổi giao diện nhập liệu hay báo cáo

• Nhóm phần mềm không có tính linh hoạt Ưu điểm Đáp ứng tốt đặc thù cụ thể của DN và dễ sử dụng

- Tính kiểm soát cao có khả năng hạn chế gian lận trong quá trình xử lý

- Cập nhật, bảo trì hay nâng cấp dễ dàng

Có khả năng xử lý đa dạng, phong phú, tính ổn định, tính kiểm soát, tính chuyên nghiệp cao, hạn chế được các khả năng gian lận của nhân viên kế toán

- Tính kiểm soát không cao, xét cả dưới góc độ người quản lý DN và góc độ người sử dụng PMKT

- Tính ổn định và bảo mật không cao

- Khó khăn khi cập nhật và nâng cấp

Không đáp ứng tốt yêu cầu đặc thù

- Chưa được Việt hóa hoặc quá trình Việt hóa chưa tốt nên chưa hợp với chế độ kế toán Việt Nam, dẫn đến khó khăn cho các

- Bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật gặp nhiều khó khăn

(Nguồn tác giả tổng hợp)

2.2.4 Các tiêu chuẩn về phần mềm

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phần mềm được tổ chức ISO (the International Organization for Standardization) and IEC (the International Electrotechnical Commission) đưa ra trong mô hình chất lượng sản phẩm gồm đặc điểm liên quan đến các thuộc tính của phần mềm (trình bày trong ISO/IEC 25010 thay thế cho ISO/IEC 9126-1:2001- áp dụng cho cả phần mềm và hệ thống máy tính) Các đặc điểm này được trình bày như sau:

- Tính năng: thể hiện thông qua các thuộc tính như sự phù hợp, đúng đắn, liên kết tốt giữa con người, dữ liệu và hệ thống, làm đúng theo yêu cầu, tính bảo mật của phần mềm

- Độ tin cậy: thể hiện thông qua các thuộc tính như xử lý tin cậy, khả năng khôi phục dữ liệu, khả năng tìm lỗi, báo lỗi

- Sự tiện lợi: thể hiện thông qua các thuộc tính như dễ học thuộc, dễ hiểu, dễ thành thạo, dễ sử dụng

- Tính hiệu quả: những thuộc tính mà có liên quan đến mối quan hệ giữa mức độ thực hiện của phần mềm và khối lượng tài nguyên được sử dụng trong những điều kiện nhất định như quản lý thời gian, quản lý nguồn tài nguyên

- Khả năng bảo hành bảo trì: những thuộc tính như chạy ổn định, có khả năng phân tích dữ liệu, có khả năng thay đổi phù hợp, có khả năng kiểm tra

- Tính khả chuyển: những thuộc tính như khả năng cài đặt, khả năng thay thế, cập nhật và nâng cấp, khả năng thích hợp với nhiều cấu hình máy tính

2.2.4.2 Tiêu chuẩn tại Việt Nam

“Tiêu chuẩn PMKT là những tiêu thức mang tính bắt buộc hoặc hướng dẫn về chất lượng, tính năng kỹ thuật của PMKT làm cơ sở cho các đơn vị kế toán lựa chọn PMKT phù hợp và đơn vị sản xuất PMKT tham khảo khi sản xuất PMKT” (Thông tư

103, Bộ Tài chính ban hành 2005)

Thông tư 103 do Bộ Tài chính ban hành năm 2005, hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của PMKT có đưa ra một số tiêu chuẩn của PMKT áp dụng tại đơn vị như sau:

- PMKT phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán ; khi sử dụng PMKT không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán

PMKT áp dụng tại các đơn vị kế toán phải đảm bảo các yêu cầu của pháp luật hiện hành về kế toán theo các nội dung sau:

 Đối với chứng từ kế toán: phải đảm bảo nội dung của chứng từ kế toán quy định tại Điều 17 của Luật Kế toán

Lý thuyết nền

Lý thuyết ngẫu nhiên đã được phát triển từ giữa những năm 1960, thuật ngữ

“ngẫu nhiên” được định nghĩa là một cái gì đó chỉ đúng trong một điều kiện cụ thể (Chenhall, 2006)

Trong nghiên cứu của Gordon & Miller (1976) đã sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên để phát triển mô hình thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong việc xem xét nhu cầu cụ thể của tổ chức Hình 2.1 sau đây thể hiện mô hình này

Hình 2.1 Mô hình ngẫu nhiên cho việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán

PHONG CÁCH RA QUYẾT ĐỊNH

PMKT là một phần của hệ thống thông tin kế toán do đó việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán thì bao gồm việc lựa chọn PMKT Như vậy môi trường mà đơn vị hoạt động cũng như đặc điểm tổ chức của đơn vị sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT Tác giả dựa vào mô hình này để lập luận đưa ra một số nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT trong nghiên cứu của mình

Trong đó các yếu tố về môi trường như đặc thù ngành sẽ dẫn đến yêu cầu về tính năng của PMKT của các đơn vị thuộc các ngành khác nhau thì sẽ có sự khác biệt (ngoài những tính năng vốn có của PMKT) Từ đó dựa vào đặc điểm ngành dịch vụ Logistics đề xuất 2 nhân tố tính năng quốc tế và khả năng tùy biến của PMKT tác động đến quyết định lựa chọn PMKT

Các yếu tố của tổ chức bao gồm các nguồn lực sẵn có của tổ chức, đặc điểm của tổ chức (như số lượng nhân viên, chi nhánh…) sẽ dẫn đến yêu cầu liên quan các yếu tố về chất lượng PMKT và yêu cầu tương thích giữa PMKT với cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có

2.3.2 Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Mặc dù mô hình lý thuyết này sử dụng cho nghiên cứu về chấp nhận công nghệ của cá nhân còn đối tượng nghiên cứu của tác giả là quyết định của tổ chức nhưng tác giả sử dụng lý thuyết này làm cơ sở lý thuyết nền cho nghiên cứu của mình vì các quyết định trong một tổ chức luôn được thực hiện bởi một hoặc một số cá nhân mặt khác đối tượng tiến hành khảo sát trong nghiên cứu này cũng là cá nhân đại diện cho tổ chức về lựa chọn và sử dụng PMKT, do đó việc sử dụng một số nhân tố trong lý thuyết này để lập luận các nhân tố trong mô hình của nghiên cứu này thì phù hợp

Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (The Unified Theory Of Acceptance And Use Of Technology) được Venkatesh và cộng sự (2003) hợp nhất các mô hình lý thuyết nghiên cứu sự chấp thuận công nghệ của người sử dụng Đến năm 2012 Venkatesh và cộng sự xây dựng nên mô hình UTAUT2 trên cơ sở là mô hình UTAUT1 bằng cách tích hợp thêm các yếu tố động lực hưởng thụ, giá trị giá cả và thói quen vào mô hình gốc Mô hình lý thuyết UTAUT1 và UTAUT2 được trình bày ở hình 2.2 và 2.3 sau đây:

Hình 2.2 Mô hình thuyết hợp nhất chấp nhập và sử dụng công nghệ (UTAUT1)

(Nguồn Venkatesh và cộng sự , 2003)

Hình 2.3 Mô hình thuyết hợp nhất chấp nhập và sử dụng công nghệ (UTAUT2)

(Nguồn Venkatesh và cộng sự , 2012)

- Hiệu quả mong đợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng nếu sử dụng hệ thống công nghệ sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc

- Tính dễ sử dụng mong đợi được định nghĩa là mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng hệ thống thông tin

- Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân nhận thức những người quan trọng đối với họ tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới

- Điều kiện hỗ trợ được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng có đầy đủ cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống

- Động lực hưởng thụ là những niềm vui xuất phát từ việc sử dụng một công nghệ, và nó đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc xác định chấp nhận và sử dụng công nghệ

- Giá trị giá cả: giá trị giá cả có mối tương quan dương đến ý định hành vi khi những lợi ích của việc sử dụng một công nghệ được coi là lớn hơn chi phí tiền tệ bỏ ra để sử dụng chúng

- Thói quen là mức độ mà mọi người có xu hướng để thực hiện hành vi tự động thông qua việc học

Như đã trình bày trong mô hình lý thuyết UTAUT hiệu quả sử dụng mong đợi có tác động đến hành vi sử dụng công nghệ mà PMKT cũng là một sản phẩm công nghệ như vậy việc xem xét lựa chọn sử dụng PMKT dựa trên hiệu quả mà DN mong đợi Hiệu quả mong đợi này có thể được DN đánh giá thông qua các yếu tố về chất lượng PMKT, các tính năng của PMKT, khả năng hỗ trợ của NCC đối với DN trong quá trình sử dụng PMKT

Bên cạnh đó yếu tố về giá trị giá cả cũng có tác động đến hành vi sử dụng công nghệ, cụ thể đối với sản phẩm công nghệ PMKT đó chính là yếu tố về chi phí và lợi của việc sử dụng PMKT Khi lợi ích của việc sử dụng một PMKT phù hợp hoặc lớn hơn so với chi phí bỏ ra thì ý định dẫn đến quyết định lựa chọn PMKT của DN càng cao Điều kiện hỗ trợ cũng là một yếu tố tác động đến ý định dẫn đến hành vi sử dụng công nghệ, như vậy trong điều kiện nghiên cứu lựa chọn PMKT thì việc tương thích giữa PMKT với cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có của DN (cụ thể là phần cứng, phần mềm, kết cấu mạng) cũng là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT

Trong chương 2 tác giả đã trình bày những lý luận chung về PMKT và ngành Logistics cũng như các lý thuyết nền có liên quan Từ đó làm cơ sở để tác giả lý luận để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của DN dịch vụ Logistics trong nghiên cứu của mình

Chương tiếp theo sẽ trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận văn cũng như mô hình, giải thuyết và kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu (tác giả tổng hợp)

Xác định vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn PMKT của DN ngành dịch vụ Logistics tại TPHCM Đề xuất các nhân tố (ban đầu)

Dựa vào các nghiên cứu trước đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của

Nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia)

Các nhân tố sau điều chỉnh

(sau nghiên cứu định tính)

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Crobach’s anpha)

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích hồi quy bội

- Phân tích phương sai (Anova) biến định tính (quy mô và loại hình sở hữu) tác động đến mức độ ảnh hưởng nhân tố khả năng tùy biến đến quyết định lựa chọn PMKT

Tìm hiểu các nghiên cứu trước để tìm ra khe hổng nghiên cứu

Tác giả thực hiện kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

- Nghiên cứu định tính : phỏng vấn tay đôi để tham khảo ý kiến của các chuyên gia là kế toán trưởng có nhiều năm kinh nghiệm (từ 10 năm trở lên) trong ngành dịch vụ Logistics đồng thời đã trực tiếp tham gia vào quá trình lựa chọn PMKT tại đơn vị và nhân viên triển khai PMKT có kinh nghiệm triển khai PMKT ở các DN ngành dịch vụ Logistics nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung các nhân tố cũng như các thang đo các của nhân tố, đảm bảo các nhân tố tác giả đề xuất và thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trước là phù hợp trong hoàn cảnh nghiên cứu là các DN ngành dịch vụ Logistics

- Nghiên cứu định lượng : trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp khảo sát Dữ liệu khảo sát được thu thập bằng hai cách: gửi bản in câu hỏi khảo sát trực tiếp cho các đối tượng trả lời và gửi mail bảng câu hỏi khảo sát thông qua ứng dụng Google Docs Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được sàng lọc để loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lệ, sau đó sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.

Mô hình đề xuất và thang đo nháp các nhân tố

Collins (1999) đã lập luận dựa trên một câu nói cũ, nếu bạn đặt câu hỏi sai, bạn sẽ nhận được câu trả lời sai Điều đó sẽ xảy ra khi hỏi sản phẩm PMKT nào là tốt nhất Thực tế không có PMKT tốt nhất Không có sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu của mọi người, nhưng lại có thể có nhiều PMKT phù hợp với yêu cầu cụ thể của một công ty Vì vậy, vấn đề là sự phù hợp của sản phẩm PMKT với người dùng, do đó câu hỏi đúng là: nên làm thế nào để tìm kiếm các gói phù hợp với DN? Để trả lời câu hỏi này cần xác định được các yếu tố mà DN cần dựa vào đó để đánh giá từ đó đưa ra quyết định lựa chọn được PMKT phù hợp

Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu trước liên quan đến quyết định lựa chọn PMKT trong và ngoài nước ở chương 1 cũng như cơ sở lý thuyết ở chương 2, tác giả đề xuất 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT trong nghiên cứu này là: chất lượng của PMKT (QL), khả năng tùy biến của PMKT (CU), tính năng quốc tế của PMKT (IF), chi phí và lợi ích sử dụng PMKT (CO), khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của DN (IT), nhà cung cấp PMKT (VD) Mô hình đề xuất được trình bày ở hình 3.1

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (tác giá tổng hợp)

- Chất lượng của PMKT: là các thuộc tính của PMKT để đánh giá chất lượng

PMKT Chất lượng của phần mềm là một trong những yếu tố được xem xét khi đưa ra quyết định lựa chọn phần mềm (Jadhav & Sonar, 2009)

- Chi phí và lợi ích của việc sử dụng PMKT: chi phí sử dụng phần mềm bao gồm toàn bộ chi phí để sử dụng được một PMKT như giá phần mềm, chi phí cài đặt, chi phí huấn luyện, chi phí về tài liệu phần mềm, chi phí nhập liệu ban đầu… Bên cạnh đó cần xem xét đến các chi phí sau khi sử dụng như chi phí bảo trì hàng năm, chi phí cập nhật phần mềm, chi phí phải trả khi DN cần thêm user…DN cần xem xét khả năng tài chính của mình cũng như cân nhắc giữa lợi ích mà PMKT mang lại và chi phí mà DN bỏ ra (Jadhav & Sonar, 2009)

Chi phí và lợi ích

Tương thích với cơ sở hạ tầng CNTT

Quyết định lựa chọn PMKT

- Khả năng tùy biến của PMKT: Khả năng tùy biến là khả năng tùy chỉnh PMKT để phù hợp với yêu cầu của DN Với đặc điểm là một ngành mới tác giả kỳ vọng rằng các DN ngành dịch vụ Logistics sẽ có yêu cầu cao về các báo cáo kế toán để đáp ứng yêu cầu ra quyết định Bên cạnh đó dựa vào lập luận của Collins (1999) cho rằng câu hỏi quan trọng cần được giải quyết trước khi đưa ra quyết định lựa chọn PMKT là PMKT có thể tùy biến hay không và tùy biến đáp ứng yêu cầu của người sử dụng ở mức độ nào Chính vì vậy tác giả lựa chọn khả năng tùy biến là một nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT

- Tính năng quốc tế của PMKT: là các tính năng của PMKT liên quan đến vần đề đa ngôn ngữ, đa tiền tệ và khả năng xử lý chênh lệch tỷ giá Như có đề cập ở chương 2 về đặc điểm hoạt động của các DN ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam có thể thấy trong hoạt động kinh doanh các DN ngành Logistics không chỉ sử dụng đồng tiền việt nam đồng và ngôn ngữ Tiếng Việt mà còn có các đơn vị tiền tệ và ngôn ngữ quốc tế khác với nhu cầu cao, do đó các tính năng liên quan đến xử lý nghiệp vụ ngoại tệ và chuyển đổi ngôn ngữ trong các báo cáo sẽ được chú trọng hơn

- Nhà cung cấp: trong nghiên cứu này nhân tố nhà cung cấp thể hiện độ tin cậy

(thể hiện qua danh tiếng, thị phần…) và các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng của nhà cung cấp phần mềm Collins (1999) để nói rằng phần mềm có tốt như thế nào thì người sử dụng cũng dựa vào NCC, do đó khi đưa ra quyết định lựa chọn PMKT doanh nghiệp không những chỉ quan tâm đến tính năng của PMKT mà còn phải quan tâm đến danh tiếng của NCC cũng như khả năng hỗ trợ sau bán hàng của NCC

- Khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT): để

PMKT có thể hoạt động được đòi hỏi sự tương thích của nó với hệ thống phần cứng cũng như phần mềm của DN (Jadhav & Sonar, 2009), nếu PMKT tương thích với hệ thống phần cứng sẵn có của DN thì quá tốt ngược lại đòi hỏi DN phải nâng cấp hệ thống phần cứng của mình (Abu-Musa, 2005)

3.2.2 Thang đo nháp của các nhân tố

Vấn đề chất lượng PMKT đã đề cập ở chương 2, phần 2.2.4 có các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về phần mềm nói chung và PMKT nói riêng Tuy nhiên trong nhân tố chất lượng tác giả lựa chọn một số thuộc tính để đánh giá chất lượng phần mềm trong nghiên cứu của Jadhav & Sonar (2009) làm thang đo cho nhân tố này vì nó tương đối đầy đủ (so với tiêu chuẩn của Việt Nam, tiêu chuẩn của Việt Nam chỉ gồm 4 yêu tố) và phù hợp hơn (so với tiêu chuẩn quốc tế nó áp dụng cho cả phần mềm và hệ thống máy tính) Thang đo được trình bày như sau:

- PMKT thân thiện, dễ sử dụng, dễ kiểm tra, dễ truy xuất thông tin

- PMKT đảm bảo độ tính cậy và tính chính xác cao (phần mềm có thể chạy liên tục mà không bị lỗi)

- PMKT phải có tốc độ xử lý nhanh, ổn định (thời gian phần mềm xử lý đưa ra kết quả nhanh, phù hợp với kích thước dữ liệu)

- PMKT có khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng người dùng và khối lượng giao dịch (nghiệp vụ) xử lý ngày càng tăng

- PMKT đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu (có nhật ký sử dụng của người dùng, phân quyền người dùng, mật khẩu truy cập dữ liệu, hỗ trợ sao lưu khôi phục)

Bên cạnh để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam tác giả sử dụng thêm biến quan sát “PMKT phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán” nhằm đảm bảo một trong các tiêu chuẩn quan trọng của PMKT tại môi trường Việt Nam (nội dung này đã được trình bày mục 2.2.4.2)

Các biến quan sát cho nhân tố chất lượng của PMKT được trình bày như bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1 Thang đo nháp của nhân tố QL

STT Biến quan sát Kế thừa từ

1 PMKT thân thiện, dễ sử dụng, dễ kiểm tra, dễ truy xuất thông tin

PMKT đảm bảo độ tính cậy và tính chính xác cao (phần mềm có thể chạy liên tục mà không bị lỗi, hỗ trợ sao lưu khôi phục)

PMKT phải có tốc độ xử lý nhanh, ổn định (thời gian phần mềm xử lý đưa ra kết quả nhanh, phù hợp với kích thước dữ liệu)

PMKT có khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng người dùng và khối lượng giao dịch (nghiệp vụ) xử lý ngày càng tăng

PMKT đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu (có nhật ký sử dụng của người dùng, phân quyền người dùng, mật khẩu truy cập dữ liệu)

6 PMKT phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán

(Nguồn tác giả tổng hợp)

3.2.2.2 Khả năng tùy biến của PMKT

Tác giả chọn 3 thang đo trong nghiên cứu của Collins (1999) liên quan đến khả năng tùy biến của PMKT như bảng 3.2 sau đây:

Bảng 3.2 Thang đo nháp của nhân tố CU

STT Biến quan sát Kế thừa từ

1 Khả năng tạo ra mẫu báo cáo mới và tùy chỉnh (thêm, bớt các trường) trên mẫu báo cáo sẵn có của PMKT

2 Khả năng tùy chỉnh mẫu hiển thị của PMKT (thêm, bớt các trường hiển thị)

Quyền tùy chỉnh cấp cho người sử dụng (người dùng được cấp quyền tùy chỉnh thay vì phải nhờ vào NCC phần mềm và phải tốn phí)

(Nguồn tác giả tổng hợp) 3.2.2.3 Tính năng quốc tế của PMKT

Nghiên cứu của Adhikari và cộng sự (2004) sử dụng biến quan sát cho nhân tố tính năng quốc tế của PMKT như bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3 Các tính năng quốc tế của PMKT (Adhikari và cộng sự,2004)

Tính năng đa tiền tệ Tính năng đa ngôn ngữ Tính năng đa báo cáo

Sổ kế toán đa tiền tệ

Văn bản / trợ giúp màn hình bằng các ngôn ngữ khác nhau

Giao dịch quốc tế liên công ty

Xem đồng thời các đơn vị tiền tệ

Hóa đơn, séc bằng các ngôn ngữ khác nhau

Báo cáo tài chính chuyển đổi

Nhập và lập hóa đơn đơn hàng đa tiền tệ

Hướng dẫn sử dụng bằng các ngôn ngữ khác nhau Báo cáo theo GAAP Tính toán chênh lệch tỷ giá

Công nhận / báo cáo ở các hiệp ước khác nhau

Tại Việt Nam các DN áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán

Mỹ còn hạn chế, do đó tác giả bỏ qua các biến quan sát về tính năng đa báo cáo chỉ lựa chọn các biến quan sát thuộc 2 nhóm còn lại và gộp lại cho phù hợp với doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam Các biến quan sát tác giả lựa chọn như bảng 3.4 sau đây:

(Nguồn tác giả tổng hợp)

Bảng 3.4 Thang đo nháp của nhân tố IF

STT Biến quan sát Kế thừa từ

1 Khả năng tính toán chênh lệch tỷ giá Adhikari và cộng sự

2 Khả năng tạo báo cáo, sổ sách kế toán đa ngôn ngữ

3 Khả năng hiển thị báo cáo, sổ sách đa tiền tệ

(Nguồn tác giả tổng hợp)

3.2.2.4 Chi phí và lợi ích của việc sử dụng PMKT

Tác giả kế thừa 7 thang đo cho biến chi phí và lợi ích của phần mềm từ nghiên cứu của Jadhav & Sonar (2009) như bảng 3.5 sau đây:

Bảng 3.5 Thang đo nháp của nhân tố CO

STT Biến quan sát Kế thừa từ

1 Chi phí bản quyền của PMKT về số lượng người dùng

2 Chi phí lắp đặt và thực hiện PMKT

3 Chi phí bảo trì của PMKT

4 Chi phí cho việc nâng cấp PMKT khi phiên bản mới được tung ra

Chi phí của máy móc thiết bị sử dụng để hỗ trợ hệ thống, bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị đầu cuối

Tiết kiệm hữu hình trong lao động và thiết bị, giảm chi phí cho mỗi đơn vị và loại bỏ các chi phí dịch vụ bên ngoài

7 Cải thiện dịch vụ khách hàng, vòng quay thời gian xử lý nhanh hơn

(Nguồn tác giả tổng hợp)

3.2.2.5 Khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng CNTT

Trong số các nhóm nhân tố tác động đến lựa chọn gói phần mềm trong bài nghiên cứu tổng hợp của Jadhav & Sonar (2009) cũng có đề cập đến vấn đề tương thích của phần mềm với hệ thống sẵn có của DN, và được đo lường thông qua 7 biến quan sát, tác giả kế thừa các biến quan sát này và viết lại như bảng 3.6 sau đây:

Bảng 3.6 Thang đo nháp của nhân tố IT

STT Biến quan sát Kế thừa từ

1 Bộ nhớ cần thiết để chạy PMKT

2 Lưu trữ thứ cấp cần thiết dưới hình thức không gian đĩa và thiết bị lưu trữ khác

3 Khả năng tương thích với các phần mềm và phần cứng hiện có

4 Nền tảng phần cứng cần thiết để chạy PMKT

5 Công nghệ mạng cần thiết để chạy các gói phần mềm ví dụ LAN, WAN

7 Giao thức truyền thông được hỗ trợ bởi các gói phần mềm

(Nguồn tác giả tổng hợp) 3.2.2.6 Nhà cung cấp

Nghiên cứu của Jadhav & Sonar (2009) trình bày các yếu tố liên quan đến NCC cần xem xét khi lựa chọn và đánh giá phần mềm như sau:

- NCC cung cấp toàn bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng PMKT

- Khả năng hướng dẫn tốt của NCC cho người sử dụng học cách sử dụng

- Khả năng hướng dẫn tốt của NCC cho người sử dụng về cách xử lý sự cố, sai sót trên phần mềm

- NCC hỗ trợ các khóa huấn luyện để học về cách sử dụng gói phần mềm

- Khả năng hỗ trợ tốt từ NCC trong việc bảo trì và nâng cấp phần mềm

- Khả năng hỗ trợ tốt về mặt kỹ thuật của NCC phần mềm

- Khả năng tư vấn tốt của NCC để điều chỉnh sản phẩm phần mềm phù hợp với

- NCC có cách truyền thông tốt với DN

- NCC luôn sẵn có bản dùng thử trên trang web và phiên bản thử nghiệm miễn phí

- NCC đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian

- NCC có kinh nghiệm về phát triển sản phẩm phần mềm

- Phần mềm đạt được mức độ phổ biến trên thị trường

- NCC có danh tiếng trên thị trường phần mềm

- NCC có kỹ năng kinh doanh

- NCC có một lượng khách hàng tương đối lớn

Các yếu tố trên khi chuyển sang tiếng việt có sự trùng lặp nghĩa do đó tác giả lựa chọn và viết lại cho phù hợp với tình huống nghiên cứu như bảng 3.7 sau đây:

Bảng 3.7 Thang đo nháp của nhân tố VD

STT Biến quan sát Kế thừa từ

1 NCC có danh tiếng trên thị trường phần mềm

2 PMKT của NCC được sử dụng phổ biến trên thị trường (các doanh nghiệp ngành Logistics)

Khả năng hướng dẫn tốt của NCC cho người sử dụng học cách sử dụng PMKT (tài liệu hướng dẫn sử dụng, khóa hướng dẫn sử dụng)

Khả năng hỗ trợ của NCC cho người sử dụng trong quá trình sử dụng PMKT (xử lý sự cố, sai sót trên phần mềm)

5 Khả năng hỗ trợ tốt từ NCC trong việc bảo trì và nâng cấp PMKT

6 Khả năng tư vấn tốt của NCC để điều chỉnh PMKT phù hợp với DN

7 NCC có cách truyền thông tốt với DN

8 NCC luôn sẵn có bản dùng thử trên trang web và phiên bản thử nghiệm miễn phí

(Nguồn tác giả tổng hợp) 3.2.2.7 Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Theo Ahmad A & Abu-Musa (2005) quyết định lựa chọn PMKT được đo lường bằng 04 biến quan sát:

- Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó đáp ứng yêu cầu sử dụng

- Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó có đầy đủ tính năng

- Công ty chúng tôi chọn PMKT vì NCC phần mềm đáng tin cậy

- Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó tương thích với môi trường và cơ sở hạ tầng CNTT

Thang đo này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về quyết định lựa chọn PMKT ở Việt Nam, do đó tác giả kế thừa thang đo này cho nghiên cứu của mình, các thang đo được trình bày lại ở bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8 Thang đo nháp của nhân tố DC

STT Biến quan sát Kế thừa từ

1 Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó đáp ứng yêu cầu sử dụng Ahmad A &

2 Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó có đầy đủ tính năng

3 Công ty chúng tôi chọn PMKT vì NCC phần mềm đáng tin cậy

4 Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó tương thích với môi trường và cơ sở hạ tầng CNTT

(Nguồn tác giả tổng hợp)

Nghiên cứu sơ bộ định tính

Để đảm bảo các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT tại các DN ngành Logistics mà tác giả đề xuất là phù hợp, cũng như các biến quan sát đo lường cho các nhân tố này là rõ nghĩa và phù hợp, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính cụ thể là phỏng vấn chuyên gia Tác giả thực hiện phỏng vấn 6 chuyên gia trong đó có 5 kế toán trưởng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty ngành Logistics, họ là những người có vai trò đáng kể trong việc quyết định lựa chọn PMKT cho DN và 1 nhân viên tư vấn, triển khai PMKT (mẫu phỏng vấn chuyên gia ở phụ lục 1 và danh sách các chuyên gia được liệt kê ở phụ lục 2)

3.3.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính

Tất cả 6 chuyên gia đều đồng ý 6 nhân tố mà tác giả đã đề xuất thì có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN dịch vụ Logistics và không có đề xuất thêm nhân tố mới Tuy nhiên đối với các biến quan sát tác giả sử dụng để đo lường các nhân tố thì có sự thay đổi cụ thể như bảng 3.9 sau đây:

Bảng 3.9 Kết quả nghiên cứu định tính

Nhân tố Biến quan sát Ý kiến chuyên gia

PMKT thân thiện, dễ sử dụng, dễ kiểm tra, dễ truy xuất thông tin Đồng ý

PMKT đảm bảo độ tính cậy và tính chính xác cao (phần mềm có thể chạy liên tục mà không bị lỗi, hỗ trợ sao lưu khôi phục) Đồng ý

PMKT phải có tốc độ xử lý nhanh, ổn định (thời gian phần mềm xử lý đưa ra kết quả nhanh, phù hợp với kích thước dữ liệu) Đồng ý

PMKT có khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng người dùng và khối lượng giao dịch (nghiệp vụ) xử lý ngày càng tăng Đồng ý

PMKT đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu (có nhật ký sử dụng của người dùng, phân quyền người dùng, mật khẩu truy cập dữ liệu) Đồng ý

PMKT phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán Đồng ý

Khả năng tạo ra báo cáo mới và tùy chỉnh (thêm, bớt các trường) trên mẫu báo cáo sẵn có của PMKT

Có khác biệt quan điểm giữa các chuyên gia

Khả năng tùy chỉnh mẫu hiển thị của PMKT (thêm, bớt các trường hiển thị)

Quyền tùy chỉnh cấp cho người sử dụng (người dùng được cấp quyền tùy chỉnh thay vì phải nhờ vào NCC phần mềm và phải tốn phí)

Khả năng tính toán chênh lệch tỷ giá Đồng ý Khả năng tạo sổ sách, báo cáo kế toán đa tiền tệ Đồng ý Khả năng hiển thị báo cáo, sổ sách đa ngôn ngữ Đồng ý

Chi phí và lợi ích của việc sử dụng PMKT

Chi phí bản quyền của PMKT về số lượng người dùng Đồng ý

Chi phí lắp đặt và thực hiện PMKT Đồng ý

Chi phí bảo trì của PMKT Đồng ý

Chi phí cho việc nâng cấp PMKT khi phiên bản mới được tung ra Đồng ý

Chi phí của máy móc thiết bị sử dụng để hỗ trợ hệ thống, bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị đầu cuối Đồng ý Tiết kiệm hữu hình trong lao động và thiết bị, giảm chi phí cho mỗi đơn vị và loại bỏ các chi phí dịch vụ bên ngoài Đồng ý

Cải thiện dịch vụ khách hàng, vòng quay thời gian xử lý nhanh hơn

Loại (được giải thích cụ thể ở phần sau)

Khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng CNTT

Bộ nhớ cần thiết để chạy PMKT Đồng ý

Lưu trữ thứ cấp cần thiết dưới hình thức không gian đĩa và thiết bị lưu trữ khác

Loại (được giải thích cụ thể ở phần sau)

Khả năng tương thích với các phần mềm và phần cứng hiện có Đồng ý

Nền tảng phần cứng cần thiết để chạy PMKT Đồng ý

Công nghệ mạng cần thiết để chạy các gói phần mềm ví dụ LAN, WAN Đồng ý

Loại (được giải thích cụ thể ở phần sau)

Giao thức truyền thông được hỗ trợ bởi các gói phần mềm

Loại (được giải thích cụ thể ở phần sau)

NCC có danh tiếng trên thị trường phần mềm Đồng ý PMKT của NCC được sử dụng phổ biến trên thị trường

(các doanh nghiệp trong ngành Logistics) Đồng ý

Khả năng hướng dẫn tốt của NCC cho người sử dụng học cách sử dụng PMKT (tài liệu hướng dẫn sử dụng, khóa hướng dẫn sử dụng) Đồng ý

Khả năng hỗ trợ của NCC cho người sử dụng trong quá trình sử dụng PMKT (xử lý sự cố, sai sót trên phần mềm) Đồng ý

Khả năng hỗ trợ tốt từ NCC trong việc bảo trì và nâng cấp PMKT Đồng ý

Khả năng tư vấn tốt của NCC để điều chỉnh PMKT phù hợp với DN

6 chuyên gia đồng ý Do đó tác giả quyết định giữ lại tiến hành đánh giá Cronbach alpha để có cơ sở đánh giá tốt hơn

NCC có cách truyền thông tốt với DN

Loại (được giải thích cụ thể ở phần sau)

NCC luôn sẵn có bản dùng thử trên trang web và phiên bản thử nghiệm miễn phí

Loại (được giải thích cụ thể ở phần sau)

Quyết định lựa chọn PMKT

Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó đáp ứng yêu cầu sử dụng Đồng ý

Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó có đầy đủ tính năng Đồng ý

Công ty chúng tôi chọn PMKT vì NCC phần mềm đáng tin cậy Đồng ý

Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó tương thích với môi trường và cơ sở hạ tầng CNTT Đồng ý

(Nguồn tác giả tổng hợp)

Nhân tố khả năng tùy biến: Trong số 5 chuyên gia là kế toán trưởng của các

DN ngành dịch vụ Logistics có 1 chuyên gia chỉ làm việc tại các DN có 100% vốn Việt Nam, 2 chuyên gia chỉ làm việc cho DN 100% vốn nước ngoài và có mạng lưới trên nhiều quốc gia, 2 chuyên gia còn lại làm việc tại DN liên doanh vốn nước ngoài và Việt Nam Đối với nhóm thang đo về khả năng tùy biến của PMKT trong nhân tố tính năng của PMKT có sự khác biệt ý kiến của 6 chuyên gia này

- Chuyên gia làm việc cho DN 100% vốn Việt Nam cho rằng khả năng tùy biến của PMKT là không cần thiết với họ vì họ chỉ cần những báo cáo sẵn có của PMKT đảm bảo quy định kế toán của Việt Nam.

- Tương tự các chuyên gia làm việc DN 100% vốn nước ngoài cho rằng khả năng tùy biến của PMKT là không cần thiết với họ, tuy nhiên khi được hỏi rõ hơn tại sao thì các chuyên gia trong DN 100% vốn nước ngoài chia sẻ họ sử dụng cùng lúc 2 PMKT Một là PMKT hệ thống (của nước ngoài) dành cho tất cả các chi nhánh ở tất cả các quốc gia, đối PMKT này họ cấp tài khoản và phân quyền sử dụng hạn chế, không hiểu rõ hết và cũng không tham gia vào quá trình lựa chọn PMKT Các PMKT này vì không thể việt hóa để phù hợp với quy định kế toán của Việt Nam do đó họ buộc phải sử dụng thêm PMKT thứ hai của NCC Việt Nam để đảm bảo cung cấp các báo cáo phù hợp cho cơ quan quản lý thuế tại Việt Nam.

- Nhóm cuối cùng là các chuyên gia làm việc cho DN liên doanh, họ cho rằng việc PMKT kế toán có thể tùy biến để tạo ra các báo cáo phù hợp với yêu cầu quản lý là cần thiết.

- Nhân viên tư vấn và triển khai PMKT thì cho rằng khả năng tùy biến có sự khác nhau giữa các DN.

Như vậy có sự đánh giá khác nhau giữa các chuyên gia về nhân tố này do đó tác giả quyết định giữ lại nhân tố này để thực hiện khảo sát và phân tích định lượng để có đánh giá tin cậy hơn, đồng thời tiến hành phân tích sâu Anova để kiểm định sự khác biệt của quy mô và loại hình sở hữu doanh nghiệp đối với tầm quan trọng của nhân tố khả năng tùy biến của PMKT trong quyết định lựa chọn PMKT

Các biến quan sát bị loại:

- Cải thiện dịch vụ khách hàng, vòng quay thời gian xử lý nhanh hơn: tác giả loại vì các chuyên gia không đồng ý vì họ cho rằng PMKT không có chức năng này Bên cạnh đó bài nghiên cứu mà tác giả kế thừa, là bài tổng quan đưa ra các yếu tố một cách tổng quát nhất để đánh giá lựa chọn phần mềm do đó có thể đây là lợi ích của một phần mềm khác như phần mềm quản lý khách hàng (CRM) Vì vậy việc các chuyên gia loại biến quan sát này là phù hợp

- Lưu trữ thứ cấp cần thiết dưới hình thức không gian đĩa và thiết bị lưu trữ khác: tác giả loại vì các chuyên gia cho rằng yếu tố này bao hàm trong “Nền tảng phần cứng cần thiết để chạy PMKT” Khi xem xét nền tảng phần cứng cần thiết để chạy phần mềm thì các DN cũng như NCC đã xem xét cả vấn đề lưu trữ cần thiết cho phần mềm

- Sẵn có mã nguồn: các chuyên gia cho rằng khó hiểu Khi tìm hiểu tác giả thu được khái niệm mã nguồn “là một dãy các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình” Trên thực tế PMKT là sản phẩm của NCC lập trình ra nó không dựa trên mã nguồn sẵn có tại DN (ý kiến từ nhân viên triển khai PMKT) Mặt khác bài nghiên cứu mà tác giả kế thừa, là bài tổng quan đưa ra các yếu tố một cách tổng quát nhất để đánh giá lựa chọn phần mềm, có thể đây là khía cạnh đánh giá cho phần mềm khác xây dựng dựa trên mã nguồn sẵn có của DN (tác giả chưa đủ chuyên môn về CNTT để hiểu rõ hơn về các loại phần mềm này) Kết hợp các phân tích trên tác giả quyết định loại biến quan sát này

- Giao thức truyền thông được hỗ trợ bởi các gói phần mềm (Communication protocols supported by the package): tương tự như trên các chuyên gia cho rằng khó hiểu Khi tìm hiểu tác giả thu được khái niệm “giao thức truyền thông là một tập hợp các quy tắc chuẩn dành cho việc biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, chứng thực và phát hiện lỗi dữ liệu - những việc cần thiết để gửi thông tin qua các kênh truyền thông, nhờ đó mà các máy tính (và các thiết bị) có thể kết nối và trao đổi thông tin với nhau” Như vậy khái niệm này khá phức tạp để hiểu, và nó thuộc về chuyên môn CNTT do đó việc đưa biến quan sát này vào bảng khảo sát chính thức thì không hợp lý vì đối tượng khảo sát là kế toán trưởng hoặc kế toán viên, chuyên môn về CNTT của họ thì có thể hạn chế Vì vậy tác giả loại biến quan sát này

- NCC có cách truyền thông tốt với DN: các chuyên gia cho rằng DN không quan tâm đến khía cạnh này, họ quan tâm hơn về giá cả hợp lý của phần mềm và độ tin cậy và sự hỗ trợ của NCC hơn là cách NCC truyền thông Do đó tác giả bỏ qua biến quan sát này

Các nhân tố và thang đo hiệu chỉnh

Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT sau nghiên cứu định tính không thay đổi tuy nhiên biến quan sát đo lường các nhân tố này có thay đổi, tác giả tổng hợp lại thang đo từng nhân tố và mã hóa như sau:

Bảng 3.10 Thang đo sau hiệu chỉnh nhân tố QL

Mã hóa Biến quan sát Kế thừa từ

1 QL1 PMKT thân thiện, dễ sử dụng, dễ kiểm tra, dễ truy xuất thông tin

PMKT đảm bảo độ tính cậy và tính chính xác cao (phần mềm có thể chạy liên tục mà không bị lỗi, hỗ trợ sao lưu khôi phục)

PMKT phải có tốc độ xử lý nhanh, ổn định (thời gian phần mềm xử lý đưa ra kết quả nhanh, phù hợp với kích thước dữ liệu)

PMKT có khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng người dùng và khối lượng giao dịch (nghiệp vụ) xử lý ngày càng tăng

PMKT đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu (có nhật ký sử dụng của người dùng, phân quyền người dùng, mật khẩu truy cập dữ liệu)

6 QL6 PMKT phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán

(Nguồn tác giả tổng hợp)

3.4.2 Khả năng tùy biến của PMKT

Bảng 3.11 Thang đo sau hiệu chỉnh nhân tố CU

Mã hóa Biến quan sát Kế thừa từ

Khả năng tạo ra mẫu báo cáo mới và tùy chỉnh (thêm, bớt các trường) trên mẫu báo cáo sẵn có của PMKT

2 CU2 Khả năng tùy chỉnh mẫu hiển thị của phần mềm

(thêm, bớt các trường hiển thị)

Quyền tùy chỉnh cấp cho người sử dụng (người dùng được cấp quyền tùy chỉnh thay vì phải nhờ vào NCC phần mềm và phải tốn phí)

(Nguồn tác giả tổng hợp)

3.4.3 Tính năng quốc tế của PMKT

Bảng 3.12 Thang đo sau hiểu chỉnh của nhân tố IF

Mã hóa Biến quan sát Kế thừa từ

1 IF1 Khả năng tính toán chênh lệch tỷ giá Ajay

2 IF2 Khả năng tạo báo cáo, sổ sách kế toán đa ngôn ngữ

3 IF3 Khả năng hiển thị báo cáo, sổ sách đa tiền tệ

(Nguồn tác giả tổng hợp)

3.4.4 Chi phí và lợi ích của việc sử dụng PMKT

Bảng 3.13 Thang đo sau hiệu chỉnh của nhân tố CO

Mã hóa Biến quan sát Kế thừa từ

1 CO1 Chi phí bản quyền của PMKT về số lượng người dùng

2 CO2 Chi phí lắp đặt và thực hiện PMKT Jadhav &

3 CO3 Chi phí bảo trì của PMKT

4 CO4 Chi phí cho việc nâng cấp PMKT khi phiên bản mới được tung ra

Chi phí của máy móc thiết bị sử dụng để hỗ trợ hệ thống, bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị đầu cuối

Tiết kiệm hữu hình trong lao động và thiết bị, giảm chi phí cho mỗi đơn vị và loại bỏ các chi phí dịch vụ bên ngoài

(Nguồn tác giả tổng hợp)

3.4.5 Khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng CNTT

Bảng 3.14 Thang đo hiệu chỉnh của nhân tố IT

Mã hóa Biến quan sát Kế thừa từ

1 IT1 Bộ nhớ cần thiết để chạy PMKT

2 IT2 Khả năng tương thích với các phần mềm và phần cứng hiện có

3 IT3 Công nghệ mạng cần thiết để chạy các gói phần mềm ví dụ LAN, WAN

4 IT4 Nền tảng phần cứng cần thiết để chạy PMKT

(Nguồn tác giả tổng hợp)

Bảng 3.15 Thang đo hiệu chỉnh của nhân tố VD

Mã hóa Biến quan sát Kế thừa từ

1 VD1 NCC có danh tiếng trên thị trường phần mềm

2 VD2 PMKT của NCC được sử dụng phổ biến trên thị trường (các DN trong ngành logistics)

Khả năng hướng dẫn tốt của NCC cho người sử dụng học cách sử dụng PMKT (tài liệu hướng dẫn sử dụng, khóa hướng dẫn sử dụng)

Khả năng hỗ trợ của NCC cho người sử dụng trong quá trình sử dụng PMKT (xử lý sự cố, sai sót trên phần mềm)

5 VD5 Khả năng hỗ trợ tốt từ NCC trong việc bảo trì và nâng cấp PMKT

6 VD6 Khả năng tư vấn tốt của NCC để điều chỉnh

PMKT phù hợp với DN

(Nguồn tác giả tổng hợp)

3.4.7 Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán

Bảng 3.16 Thang đo hiệu chỉnh của biến DC

STT Biến quan sát Kế thừa từ

1 Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó đáp ứng yêu cầu sử dụng Ahmad A &

2 Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó có đầy đủ tính năng

3 Công ty chúng tôi chọn PMKT vì NCC phần mềm đáng tin cậy

4 Công ty chúng tôi chọn PMKT vì nó tương thích với môi trường và cơ sở hạ tầng CNTT

(Nguồn tác giả tổng hợp)

Nghiên cứu định lượng

Sau khi hoàn thành giai đoạn nghiên cứu định tính để điều chỉnh biến quan sát, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát để phục vụ cho việc thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi khảo sát gồm hai phần:

Phần I: Thông tin về bản thân và đơn vị công tác của đối tượng trả lời khảo sát

Trong phần này gồm một số thông tin như họ tên, email, số điện thoại, chức vụ, tên đơn vị đang công tác, quy mô nguồn vốn, loại hình sở hữu của DN, câu hỏi gạn lọc đối tượng nghiên cứu (“ Anh/Chị có đang công tác tại DN ngành dịch vụ Logistics không? Đơn vị Anh/Chị công tác có đang sử dụng PMKT không?) Những thông tin trong phần này dùng để gạn lọc lựa chọn các mẫu khảo sát phù hợp với đối tượng nghiên cứu, đồng thời cung cấp thông tin cho phân tích Anova

Phần II: Thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT

Trong phần này tác giả đưa vào 27 biến quan sát đo lường cho các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN ngành dịch vụ Logistics từ kết quả điều chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ định tính Để đo lường các biến quan sát này tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ “1 - rất yếu” đến “5 - Rất mạnh”, trong đó “3 – mức bình thường” (Bảng câu hỏi khảo sát này được trình bày ở Phụ lục 03)

3.5.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Đối tượng khảo sát là kế toán trưởng, kế toán viên tại các DN trong ngành dịch vụ Logistics tại TP.HCM đang sử dụng PMKT Tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát này vì họ là những người người hiểu rõ công tác kế toán của đơn vị và trực tiếp sử dụng PMKT và đóng vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn PMKT

- Phương pháp chọn mẫu: việc xác định số lượng DN dịch vụ Logistics trên địa bàn TP.HCM đang sử dụng PMKT cũng như tiếp cận để xây dựng khung mẫu là rất khó khăn do đó tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện Phương pháp này được sử dụng phổ biến cho việc thu thập dữ liệu tại một thời điểm (Sauder và cộng sự, 2012)

Nghiên cứu thu thập dữ liệu bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi trực tiếp cho đối tượng khảo sát và gửi qua mail bảng câu hỏi khảo sát trên ứng dụng Google Docs

Tác giả tiến hành phát 200 bảng khảo sát tại các lớp tập huấn thuế về “Sử dụng hóa đơn điện tử” tổ chức tại cục Thuế vào các ngày 16/08, 17/08 và 20/08 cho các

DN trên địa bàn TP.HCM và tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư Tuy nhiên tác giả thu lại được 104 bảng khảo sát, trong đó chỉ có 61 bảng khảo sát hợp lệ Đồng thời tác giả cũng gửi mail mời thực hiện khảo sát trên ứng dụng Google Docs đến 213 địa chỉ email mà tác giả thu thập được Sau 2 tuần tác giả nhận được 67 mẫu khảo sát trong đó có 12 mẫu không hợp lệ

Như vậy tổng số phiếu khảo sát tác giả gửi đi là 413 tuy nhiên chỉ thu lại được 116 mẫu hợp lệ, tỷ lệ phản hồi là 28%, nó phù hợp với tỷ lệ phản hồi thường gặp trong nghiên cứu kế toán ở khoảng 30% (Smith, 2013)

(Danh sách các doanh nghiệp đã phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 8)

3.5.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu chính thức

Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu chính thức (Tác giả tổng hợp)

- H1: Chất lượng của PMKT có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN ngành dịch vụ Logistics

- H2: Chi phí và lợi ích của việc sử dụng PMKT có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN ngành dịch vụ Logistics

- H3: Tính năng quốc tế của PMKT có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN ngành dịch vụ Logistics

- H4: Khả năng tùy biến của PMKT có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN ngành dịch vụ Logistics

- H5: Nhà cung cấp có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN ngành dịch vụ Logistics

- H6: Khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng CNTT có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN ngành dịch vụ Logistics

Chất lượng của PMKT Chi phí và lợi ích sử dụng PMKT Tính năng quốc tế của PMKT Khả năng tùy biến của PMKT Nhà cung cấp

Khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng CNTT cccccccCNCNTTCNTT

Quyết định lựa chọn PMKT

3.5.5.1 Phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha)

Tác giả thực hiện phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha trên phần mềm SPSS Mục đích để kiểm định thống kê về mức độ tương quan chặt chẽ giữa biến quan sát của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT

Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 Cơ sở để đánh giá độ tin cậy của thang đo là Alpha => 0.6 thì độ tin cậy của thang đo chấp nhận được, đồng thời, hệ số tương quan biến-tổng (hiệu chỉnh) của từng biến quan sát trong thang đó cũng phải >= 0,3 (Nunnally và Bernstein, 1994 trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 365)

3.5.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo của từng nhân tố, tác giả tiếp tục thực hiện đánh giá giá trị thang đo nhằm mục đích đảm bảo rằng các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố và các biến quan sát thuộc về nhân tố này phải phân biệt với nhân tố khác.Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue >1

- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố

Khi phân tích EFA tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue >1

3.5.5.3 Phân tích hồi quy bội

Phân tích tương quan: Phân tích tương quan được sử dụng để kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình (giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, giữa các biến độc lập với nhau) Trong nghiên cứu này, hệ số tương quan Pearson được tính toán để lượng hóa mức độ chặt chẽ trong mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, giá trị tuyệt đối của hệ số này càng gần 1 thì hai biến này có tương quan tuyến tính càng chặt chẽ

Phân tích hồi quy đa biến: Sau khi phân tích tương quan giữa các biến, tác giả thực hiện kỹ thuật hồi quy, hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình Sau đó, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN: nhân tố nào có hệ số β càng lớn thì càng có ảnh hưởng mạnh hơn đến biến phụ thuộc

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu

Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ phần trăm

Tỷ lệ phần trăm tích lũy

Chức vụ Kế toán trưởng 11 9.48% 9.48%

100% vốn nước ngoài- Công ty quốc tế (có nhiều chi nhánh ở nhiều quốc gia)

(Nguồn tổng hợp từ SPSS)

Trong 116 mẫu tác giả thu thập được chủ yếu đối tượng là kế toán viên chiếm đến hơn 90%, kế toán trưởng chỉ chiếm gần 10% Tuy nhiên tất cả các đối tượng khảo sát đều có từ 2 năm kinh nghiệm và có đến gần 44% là những đối tượng có từ 6 năm kinh nghiệm trở lên Điều này cho thấy đối tượng được khảo sát trong mẫu của bài nghiên cứu này với số năm kinh nghiệm làm việc ở vai trò người kế toán thì hoàn toàn có những hiểu biết nhất định về PMKT tại đơn vị công tác cũng như có thể đóng góp quan điểm của mình trong việc lựa chọn PMKT

Về quy mô vốn DN của mẫu có đến hơn 96% là DN có vốn thuộc quy mô nhỏ và vừa (dưới 50 tỷ) Điều này là chấp nhận được vì như đã trình bày trong chương 2 về đặc điểm DN dịch vụ Logistics tại Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa

Tương tự loại hình sở hữu DN của mẫu tương đối phù hợp với đặc điểm loại hình sở hữu của DN dịch vụ Logistics tại Việt Nam chủ yếu là DN trong nước như mô tả ở chương 2 Trong đó loại hình sở hữu 100% vốn Việt Nam chiếm đến hơn 66%, hơn 24% là loại hình liên doanh và chỉ có gần 10% là các DN 100% vốn nước ngoài

4.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha)

Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy hầu hết các thang đo điều đáp ứng độ tin cậy tức có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh lơn hơn 0.3, tuy nhiên có 1 biến quan sát VD6 thuộc nhân tố “nhà cung cấp PMKT” có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh = 0,20 < 0,3 nên chưa đạt yêu cầu do đó tác giả loại biến quan sát này ra để tăng độ tin cậy cho thang đo nhân tố NCC, kết quả kiểm định lại Cronbach Alpha các thang đo đều đạt độ tin cậy

Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 và 4.3 (Kết quả phân tích Cronbach Alpha cụ thể của từng thang đo xem Phụ lục 04)

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến-tổng (hiệu chỉnh)

Cronbach alpha nếu loại biến

Khả năng tùy biến của PMKT

Tính năng quốc tế của PMKT

Chi phí và lợi ích của việc sử dụng PMKT

Cronbach Alpha = 0.738 Khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng CNTT

Quyết định lựa chọn PMKT

(Nguồn tổng hợp từ SPSS)

Bảng 4.3 Kết quả Cronbach Alpha của biến NCC sau loại biến quan sát VD6

Nhân tố Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến-tổng (hiệu chỉnh)

Cronbach alpha nếu loại biến

(Nguồn tổng hợp từ SPSS)

Sau khi kiểm định độ tin cậy, các thang đo đạt yêu cầu tiếp tục được sử dụng cho các phân tích nhân tố khám phá

4.1.3 Khám phá nhân tố (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá của nhóm biến độc lập

- Hệ số KMO dùng để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu Theo kết quả của Bảng 4.4 thì hệ số KMO đạt 0.792 (thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1) nên phân tích nhân tố (EFA) phù hợp với dữ liệu

- Kiểm định Bartlett's Test có Sig = 0,000 < 0,05 điều này chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố

Bảng 4.4 Kết quả KMO và Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.792

(Nguồn tổng hợp từ SPSS)

- Kết quả phân tích EFA với phương pháp trích nhân tố Principal components với phép quay Varimax rút trích được 6 nhân tố và hệ số tải nhân tố của tất cả các biến quan sát thì > 0,3 do đó đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5 Ma trận nhân tố xoay

Mã hóa biến quan sát

Nhân tố Tên nhân tố

Chi phí và lợi ích của việc sử dụng PMKT

IT1 0.769 Khả năng tương thích cơ sở hạ tầng CNTT

CU1 0.805 Khả năng tùy biến của PMKT

IF1 0.820 Tính năng quốc tế của PMKT

(Nguồn tổng hợp từ SPSS)

- Phương sai trích đạt 63.74% (thỏa điều kiện >50%) thể hiện rằng 63,74% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát và hệ số Eigenvalue của tất cả các nhân tố đều lơn hơn 1, trong đó nhân tố thứ 6 có hệ số Eigenvalue=1.425 là thấp nhất, do vậy các thang đo của các nhân tố rút trích ra chấp nhận được (Kết quả chi tiết xem phụ lục 05)

Phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc

- Hệ số KMO dùng để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu Theo kết quả của Bảng 4.6 thì hệ số KMO đạt 0.793 (thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1) nên phân tích nhân tố (EFA) phù hợp với dữ liệu

- Kiểm định Bartlett's Test có Sig = 0,000 < 0,05 điều này chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố

Bảng 4.6 Kết quả KMO và Bartlett's Test của biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.793

(Nguồn tổng hợp từ SPSS)

- Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc cho thấy chỉ có 1 nhân tố được rút trích ra từ phân tích EFA, như vậy thang đo quyết định lựa chọn PMKT đạt giá trị hội tụ

Kết quả được trình bày ở bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7 Ma trận nhân tố xoay của biến phụ thuộc

Mã hóa biến quan sát Nhân tố

(Nguồn tổng hợp từ SPSS)

- Phương sai trích đạt 63.15% (thỏa điều kiện >50%) thể hiện rằng 63,15% thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát do vậy thang đo của các nhân tố rút trích ra chấp nhận được (Kết quả chi tiết xem phụ lục 05)

4.1.4 Kết quả thống kê mô tả nhân tố và các thang đo

Sau khi đánh giá và phân tích độ tin cậy của thang đo, biến VD6 được loại khỏi nhân tố “nhà cung cấp PMKT”, tác giả tiến hành thống kê mô tả kết quả các nhân tố và thang đo cho ra kết quả như bảng 4.8 sau:

Bảng 4.8 Thống kê mô tả thang đo

Nhân tố Biến quan sát Mẫu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Chi phí và lợi ích của việc sử dụng PMKT

Giá trị trung bình của nhân tố 4.185

Giá trị trung bình của nhân tố 4.093

Giá trị trung bình của nhân tố 3.678

Khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng CNTT

Giá trị trung bình của nhân tố 3.565

Tính năng quốc tế của PMKT

Giá trị trung bình của nhân tố 3.506

Khả năng tùy biến của PMKT

Giá trị trung bình của nhân tố 3.095

(Nguồn tổng hợp từ SPSS)

Nhìn chung, các thang đo cũng như các nhân tố đều có giá trị trung bình cao hơn giá trị trung bình kỳ vọng (3.0), điều này cho thấy các đối tượng khảo sát cho rằng các thành phần trên là cơ sở để ra quyết định của mình

4.1.5 Kết quả phân tích hồi quy bội

Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính, cần xem xét mức độ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc có chặt chẽ hay không để có thể dự đoán được mức độ phù hợp hay không của mô hình nghiên cứu Nếu kết quả cho thấy có tồn tại mối quan hệ thì phân tích hồi quy mới nên được thực hiện ở bước kế tiếp Bảng 4.9 mô tả hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:

Bảng 4.9 Ma trận hệ số tương quan Pearson

CO IF IT QL VD CU DC

DC Pearson Correlation 598 ** 466 ** 455 ** 503 ** 444 ** 502 ** 1 Sig (2-tailed) 000 000 000 000 000 000

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

(Nguồn tổng hợp từ SPSS)

Kết quả phân tích tương quan cho thấy biến phụ thuộc quyết định lựa chọn PMKT có tương quan với tất cả các biến độc lập trong mô (sig

Ngày đăng: 29/11/2022, 16:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN