Những biếnchứngkhi
điều trịlaomuộn
Nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng những biểu hiện bệnh lý ban đầu của lao
với các bệnh về đường hô hấp khác nên đã không đưa trẻ đi khám ngay.
Đến khi trẻ có triệu chứng thở khò khè, ho ra máu hoặc xuất hiện nổi
hạch tại một vị trí nào đó thì bệnh đã nặng.
Dễ nhầm lao phổi với viêm phế quản
Người bệnh bị lao phổi thường ho khạc đờm kéo dài (trên hai tuần), ho
nhiều về buổi sáng. 30-40% số bệnh nhân có ho ra máu, một số có tràn dịch,
tràn khí màng phổi. Hầu hết các bệnh nhân thường nhập viện trong tình
trạng bệnh đã nặng do ngộ nhận lao phổi với các bệnh thông thường như
viêm phế quản, viêm phổi
Bệnh lao phổi lây nhiễm chủ yếu qua đường không khí. Người lành khi tiếp
xúc với người bị lao phổi dễ bị lây. Khoảng 5% số người hít phải vi khuẩn
lao chuyển thành lao bệnh.
Trẻ mắc bệnh lao nguy hiểm gấp nhiều lần người lớn do hệ thống đề kháng
của cơ thể trẻ em còn yếu. Phát hiện một trẻ bị mắc lao thường chậm hơn so
với người lớn, nên khi phát hiện được thì thường bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Việc điềutrị cho trẻ cũng khó khăn hơn vì trẻ phải được uống một lượng
thuốc khá lớn, liên tục, kéo dài.
Nguy hiểm khi phát hiện muộn
Khi mắc bệnh lao mà không được phát hiện và điềutrị kịp thời, sẽ dẫn
tới nhiều biếnchứng nguy hiểm, có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể tử
vong.
Với lao phổi, tổn thương phổi rộng dẫn đến suy hô hấp, tâm phế mạn,
điều trị ít hiệu quả thường dẫn đến tử vong.
Bị lao màng não phát hiện điềutrịmuộn tỷ lệ tử vong khoảng 90%,
100% có di chứng như: Liệt, thiểu năng trí tuệ, bại não,tàn phế…
Với lao hạch: Hạch sẽ dò ra ngoài da, lâu liền, sẹo rất xấu ảnh hưởng
đến thẩm mỹ, lao từ tổ chức hạch có thể di căn đi các bộ phận khác gây
bệnh.
Lao xương khớp: Để lại di chứng dính, cứng khớp, dò xương khớp, gãy
xương… Lao thận thì có biểu hiện đái buốt, đái rắt, đái máu.
Cách ly với nguồn lây
Không phải ai nhiễm vi khuẩn lao cũng mắc bệnh. Những người nhiễm
vi khuẩn laonhưng khỏe mạnh, có sức đề kháng cao sẽ không bộc phát
bệnh. Lây truyền chỉ xảy ra ở người mắc bệnh lao hoạt động, còn bệnh
lao tiềm ẩn thì khó có thể lây truyền.
Sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của người
mắc lao, môi trường phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm và độc lực của vi
khuẩn. Những người nguy cơ cao mắc lao là thường xuyên bị căng
thẳng thần kinh, phụ nữ sau khi phẫu thuật, người có bệnh đái tháo
đường, nhiễm HIV, tiêm chích ma túy khi nhiễm vi khuẩn lao dễ tiến
triển thành bệnh do trước đó cơ thể đã bị suy giảm miễn dịch. Khoảng
10% số người nhiễm lao trở thành lao bệnh. Ở những người nhiễm
HIV/AIDS, tỷ lệ này lên tới 30%.
Để phòng tránh lây lan, khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang.
Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ giết chết vi khuẩn lao do đó cần
phơi nắng các vật dụng như màn, chiếu gối, quần áo Nên khạc đờm
vào ống nhổ có nắp đậy và đun sôi từ 5 - 10 phút là cách diệt vi trùng
lao tốt nhất.
.
Những biến chứng khi
điều trị lao muộn
Nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng những biểu hiện bệnh lý ban đầu của lao
với các bệnh về đường. kéo dài.
Nguy hiểm khi phát hiện muộn
Khi mắc bệnh lao mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn
tới nhiều biến chứng nguy hiểm, có hại