Nhiễm virutganBvà
biến chứng
Khoảng một phần ba dân số thế giới, tương ứng với 2 tỷ người, có tiền
sử (đã từng bị) nhiễm vi rút viêm gan B, HBV: hepatitis B virus. Trong
đó hiện nay có trên 350 triệu người nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính.
Tại sao 2 tỷ người có tiền sử nhiễm mà chỉ có khoảng 350 triệu người nhiễm
vi rút mạn tính: khi nhiễn vi rút viêm ganB cấp tính trong cơ thể chúng ta sẽ
có cơ chế đáp ứng tự nhiên nhằm đào thải vi rút. Khả năng đào thải vi rút tự
nhiên phụ thuộc vào độ tuổi nhiễm vi rút viêm gan B, nhiễm ở độ tuổi càng
nhỏ thì khả năng đào thải vi rút tự nhiên càng thấp và khả năng chuyển
thành nhiễm vi rút mạn tính càng cao. Ngược lại nhiễm ở lứa tuổi trưởng
thành thì khả năng đào thải vi rút tự nhiên cao hơn và khả năng chuyển
thành nhiễm vi rút mạn tính thấp hơn.
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính có tính chất địa lý khác nhau [Hình
minh họa]. Khu vực đông nam châu Á – trong đó Việt Nam, Trung quốc,
một số nước trung Á, Ả rập, miền trung và miền nam châu Phi, khu vực bắc
nam Mỹ, Alaska và bắc Canada là những vùng đại dịch nhiễmnhiễm vi rút
viêm ganB mạn tính, với tỷ lệ người nhiễm vi rút mạn tính trên 8% dân số.
Với mật độ dân cư lớn, nên trên 50% số người nhiễm vi rút viêm ganB mạn
tính sinh sống tại khu vực đông nam châu Á và Trung quốc. Vi rút viêm gan
B có thể lây qua đường máu và tiếp xúc dịch cơ thể: từ mẹ sang con, truyền
máu và các chế phẩm của máu, tình dục không an toàn, dùng chung bơm
kim tiêm, dùng chung dao cạo râu. Đặc điểm đường lây truyền không giống
nhau giữa các khu vực trên thế giới, đường lây truyền cơ bản ở các nước có
tỷ lệ nhiễm cao trên 8% dân số chủ yếu là truyền từ mẹ sang con, hoặc
nhiễm từ thời kỳ trẻ em. Ngược lại ở các nước và các khu vực có tỷ nhiễm
thấp, chủ yếu nhiễm vi rút viêm ganB khi đã ở lứa tuổi trưởng thành và
đường lây truyền chính là tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim
tiêm, truyền máu và các chế phẩm máu. Những người nghiện ma túy và gái
mại dâm là nhóm nguy cơ cao nhiễm vi rút viêm gan B. Ngoài ra nhân viên
Y tế cũng là những người có nguy cơ nhiễm vi rút viêm ganB cao hơn
người bình thường.
Vi rút viêm ganB là nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan mạn, xơ ganvà
ung thư gan. Hàng năm bệnh lý liên quan đến vi rút viêm ganB là nguyên
nhân gây tử vong cho khoảng 1 triệu bệnh nhân. Người nhiễm vi rút viêm
gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 200 lần so với người không nhiễm
vi rút. Mỗi năm thế giới có khoảng 600.000 trường hợp ung thư gan mới
mắc được phát hiện, trong đó có tới 80% nguyên nhân là do vi rút viêm gan
B.
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính tại Việt Nam trên 8% dân số và một
số tỉnh có thể lên đến 15-20%, ước tính hiện nay tại Việt Nam có khoảng 12-
14 triệu người nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính. Phần lớn người Việt Nam
nhiễm vi rút viêm ganB là thông qua con đường mẹ truyền cho con hoặc
nhiễm khi còn ít tuổi, do vậy trong trong một thời gian dài trước khi đến tuổi
trưởng thành ở trong giai đoạn dung nạp miễn dịch và không có biểu hiện
bệnh lý. Khi bước vào độ tuổi 20 – 40, có người biểu hiện bệnh lý viêm gan
rầm rộ, nhiều người chỉ thấy hơi mệt mỏi, ăn kém hoặc có biểu hiện giống
cảm cúm do vậy dễ bỏ qua, thậm chí có người hoàn toàn không có triệu
chứng. Chính vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi nhiều người đi khám thì
bệnh đã chuyển sang giai đoạn xơ gan hoặc đã bị ung thư gan, thậm chí
nhiều người bệnh đã ở giai đoạn muộn và các biện pháp can thiệp của Y học
đã không còn khả năng phát huy tác dụng điều trị hữu hiệu.
Biện pháp tốt nhất để làm giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm ganB là tiêm phòng
vắc-xin. Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khuyến cáo đối với các nước có tỷ lệ
nhiễm vi rút viêm ganB cao nên triển khai chương trình tiêm phòng vắc-xin
rộng rãi cho trẻ mới sinh ra. Tất cả các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao
nên đi kiểm tra vi rút viêm gan B, nếu chưa bị nhiễm thì nên tiêm phòng
vắc-xin.
Không phải tất cả người nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính đều tiến triển
thành bệnh lý, chỉ khoảng 15-40% trong tổng số người nhiễm vi rút viêm
gan B mạn tính sẽ có tiến triển thành bệnh lý viêm ganvà các biếnchứng
của viêm gan. Do vậy, người nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính cần được
đánh giá và chẩn đoán giai đoạn nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính bởi các
bác sĩ thuộc chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật và Viêm gan; tránh tình trạng
lạm dụng chỉ định điều trị và điều trị không đúng, gây nên tình trạng lãng
phí về kinh tế - làm trầm trọng thêm đột biến kháng thuốc của vi rút cũng
như các tác dụng phụ do thuốc điều trị gây ra. Với thành tựu về dược phẩm
và trình độ của Y học hiện nay, không phải tất cả người nhiễm vi rút viêm
gan B mạn tính đều có chỉ định điều trị, chúng ta hiện nay chưa đạt được
khái niệm làm sạch hoàn toàn vi rút trong cơ thể người bệnh. Mục tiêu chính
của điều trị hiện nay là ức chế tối đa quá trình nhân lên của vi rút viêm gan
B – hạn chế tiến trình bệnh lý, làm giảm tỷ lệ bệnh nhân xơ gan-ung thư gan
và giảm tỷ lệ tử vong đối với bệnh lý do vi rút viêm ganB gây ra.
Hậu quả do vi rút viêm ganB đối với con người là to lớn, tuy nhiên khi bạn
bị nhiễm vi rút viêm ganB thì không nên hoảng sợ, kể cả đối với phụ nữ
đang có thai. Lời khuyên đầu tiên đối với bạn là hãy bình tĩnh, đi khám đúng
chuyên khoa, tuân thủ theo những lời khuyên hữu ích và chỉ định điều trị của
bác sĩ chuyên khoa. Tất cả người nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính cần đi
khám sức khỏe định kỳ nhằm đánh giá tình trạng bệnh lý của gan, tình trạng
vi rút viêm ganBvà phân tích các yếu tố nguy cơ kèm theo: đồng nhiễm với
vi rút viêm gan C, vi rút viêm gan D, vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người-
HIV, hay các thói quen sinh hoạt bất lợi… Tuỳ theo các trường hợp cụ thể
mà thầy thuốc sẽ khuyên bạn khi khám định kỳ 1 năm/1 lần, 6-12 tháng/1
lần, 3-6 tháng/1 lần, 3 tháng/1 lần hay khám định kỳ hàng tháng. Đặc biệt
những phụ nữ nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính khi có thai cần được theo
dõi chặt chẽ, được chỉ định điều trị đúng và nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ
nhằm hạn chế tối đa khả năng lây truyền cho con. Việt Nam thuộc khu vực
mà người nhiễm vi rút viêm ganB mạn tính trên 40 tuổi nên đi kiểm tra định
kỳ để tầm soát ung thư gan trung bình 6-12 tháng/1 lần.
.
Nhiễm virut gan B và
biến chứng
Khoảng một phần ba dân số thế giới, tương ứng với 2 tỷ người, có tiền
sử (đã từng b ) nhiễm vi rút viêm gan B, HBV:. người nhiễm vi rút viêm
gan B mạn tính sẽ có tiến triển thành b nh lý viêm gan và các biến chứng
của viêm gan. Do vậy, người nhiễm vi rút viêm gan B mạn