Các bộphậncần khám
bệnh timmạch
Khám ruột người bị bệnhtim vào gồm:
1. Khám tim.
2. Khám động mạch (mạch, huyết áp).
3. Khám tĩnh mạch (tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạchcác nơi).
4. phát hiện các triệu chứng ứ máu nội tạng và ngoại vi (phổi, gan to,
phù,…).
5. khám để phát hiện các tai biến mạch máu, đặc biệt là các tai biến mạch
máu não, phổi, thận…
6. khám toàn thể.
Các phầnkhám tim, động mạch, tĩnh mạch đã trình bày trong các chương
trước, trong phần này chúng tôi trình bày cácphần sau:
I – PHÁT HIỆN TRIỆU CHỨNG Ứ MÁU CÁC NƠI
A- Ứ MÁU Ở PHỔI
Triệu chứng này thường gặp ở các người bệnh suy tim vi tuần hoàn bị cản
trở do sức bóp của tim yếu, đặc biệt trong các bệnh của tim trái (các bệnh
van động mạch chủ, hẹp van hai lá) thì tiểu tuần hoàn bị ứ máu nhiều, vì tim
trái không đẩy được máu đi bình thường, hoặc máu ở nhĩ trái khó xuống thất
trái. Ưù máu lâu ở phổi thể hiện ra lâm sàng như sau:
1. Người bệnh khó thở, khi ho có thể khạc ra ít đờm nhầy lẫn máu. Khám
phổi có thể thấy các rên ướt nhỏi hạt do thanh dịch thoát ra các phế nang,
phế quản. Chiếu Xquang thấy rốn phổi đậm, các phế trường kém sáng.
2. Tràn dịch màng phổi vùng đáy; do ứ trệ nước và muối trong khoảng gian
bào rồi tràn vào các ổ thanh mạc, cho nên có thể tràn dịch ở màng phổi và
các màng khác như màng tim, màng bụng.
Tuỳ theo giai đoạn tiến triển và do các nguyên nhân phối hợp, người bệnh có
thể bị các cơn khó thở cấp như cơn hen tim, cơn phù phổi cấp hoặc nhồi máu
phổi (xem triệu chứng trong phần rối loạn chức năng).
B – Ứ MÁU Ở GAN
Ta biết máu tĩnh mạch gánh qua gan lên tĩnh mạch trên gan, tới tĩnh mạch
chủ dưới rồi đổ vào nhĩ phải, nếu máu ở các buồng tim, nhất là máu ở
tâmthất phải ứ lại do tim suy thì máu ở tĩnh mạch chủ trên và dưới đổ về tâm
nhĩ phải bị cản trở, do đó máu ứ ở cácphần ngoài làm cho tĩnh mạch cảnh to
ra (cản trở ở tĩnh mkạch chủ trên) và gan to ra do cản trở ở tuần hoàn tĩnh
mạch chủ dưới.
Gan to do suy tim có những tính chất sau:
1. gan to và đau, ấn vào gan sẽ làm cho tĩnh mạch cổ nổi to hơn (phản hồi
gan tĩnh mạch cổ).
2. Mật độ gan lúc đầu mềm, sau ứ máu lâu thì gan chắc, trong thời gian điều
trị do bớt ứ máu, gan sẽ nhỏ lại, khi suy tim đợt sau gan lại to ra, do đó gan
tim có tên gọi là gan đàn xếp.
Tuy vậy gan chỉ thu lại trong một thời gian nào đó thôi, về sau ứ máu quá
lâu có thể dẫ tới xơ gan, lúc ấy gan cứng, bờ sắc và có thể kèm theo các triệu
chứng khác của xơ gan như: cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ.
3. có thể có triệu chứng đập nhịp nhàng ở vùng gan, gặp trong cácbệnhtim
phải, đặc biệt bệnh hở van ba lá mỗi lần tim bóp lại có một luồng máu dồn
về gan nên ta thấy triệu chứng này nhịp nhàng ở vùng gan.
C- Ứ MÁU NGOẠI VI
Thể hiện bởi phù, có thể phì dưới da hoặc nếu nặng hơn sẽ ứ nước ở các
màng như màng phổi, màng bụng, màng tim.
Phù tim có những tính chất sau: đối xứng, trắng, mềm, đôi khi phơn phớt
xanh (cùng với triệu chứng xanh tim niêm mạc), thường bị ở hai chi dưới,
đến giai đoạn tiến triển người bệnh phù toàn thân.
* Triệu chứng kèm theo:
- Gan to với những tính chất vừa nêu.
- Mạch nhanh.
- Có phản hồi, gan, tĩnh mạch cổ.
- Huyết áp tĩnh mạch tăng.
* Cácbệnh gan sau đây hay dẫn tới phù:
- Các loại bệnh gây ra suy thất phải như hẹp van hai lá, tim phổi mạn tính,
các bệnhtim bẩm sinh.
- Các trường hợp viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính.
- Các trường hợp suy tim toàn bộ (do tổn thương van tim, cơ tim, động mạch
vành, bệnh toàn thể như biến chứng tim trong bệnh cường tuyến giáp, thiếu
máu, thiếu vitamin,v.v…).
Diễn biến của phù phụ thuộc vào mức độ suy tim, lượng nước tiểu bài xuất
hằng ngày cho nên phải theo dõi nước tiểu về:
+ Số lượng: năng lượng lọc của thận tỷ lê thuận với cung lượng của tim ( số
lượng máu qua thận chiếm 1/5 tổng số máu toàn cơ thể). Trong suy tim
lượng máu qua thận ít đi, thận lọc được ít nên số lượng nước tiểu giảm. Bình
thường lượng nước tiểu trong 24 giờ là 1,2 lít – 1,8 lít. Trong suy tim, nước
tiểu trong 24 giờ giảm chỉ còn độ 400ml – 500ml và có thể ít hơn nữa. Theo
dõi số lượng nứớc tiểu 24 giờ giúp ta đánh giá mức độ suy tim, tác dụng
điều trị, nhất là tác dụng của thuốc lợi tiểu, cũng như đánh giá chức năng của
thận.
+ Tính chất và thành phần của nước tiểu: do người bệnh đi tiểu ít, nước tiểu
người bệnh đậm đặc, tỷ trọng cao trong đó chứa rất ít Na so với bình thường
(bình thường 5g – 6,5 g Na trong nước tiểu 24 giờ), khi dùng thuốc lợi tiểu
mạnh, số lượng núơc tiểu bài tiết được nhiều hơn, nước tiểu này có tỷ trọng
thấp, lượng Na tăng lên.
Trong nước tiểu thường có rất ít protein do cầu thận để lọt qua (vì ứ trệ lâu
làm thay đổi tính thấm của màng cầu thận). Ngoài ra có thể có ít trụ niệu
trong suốt, đôi khi có trụ hình biểu mô, hoặc trụ hạt (trường hợp có tổn
thương thận kèm theo).
II- PHÁT HIỆN CÁC TAI BIẾN VỀ LƯU THÔNG MÁU Ở NGƯỜI
BỆNHTIM.
Trong suy tim có sự rối loạn huyết động, tốc độ tuần hoàn chậm lại nên hay
bị tai biến tắc mạch như sau:
- Tắc mạch máu ở phổi hay gây nhồi huyết phổi.
- Tắc mạch máu ở thận: gây triệu chứng đái ra máu.
- Tắc mạch máu ở lách: lách to ra và đau.
- Tắc mạch máu ở não: xảy ra đột ngột có khi người bệnh bị ngã ra rồi liệt
nửa thân, tai biến này thường gặp ở những người bị hẹp van hai lá có thêm
loãn nhịp tim hoàn toàn vì cục máu đông trong tâm nhĩ trái có thể chạy theo
máu động mạch lên não gây tắc mạch. Các người bệnh viêm nội tâm mạc
bán cấp cũng có thể bị tai biến như thế, vì trong loại bệnh này, các cục loét
sùi ở van tim có thể đứt ra rơi vào dòng máu rồi gây tắc cácbộphận (não,
thận, phổi).
- Chảy máu não: người bệnh bất thình lình ngã ra mê man, sau đó liệt nửa
người, rối loạn hô hấp ( thở cheyne-stokes). Tai biến này hay gặp ở người
già hay tăng huyết áp, động mạch não giữa hay bị vỡ ra, một vùng não bị
huỷ hoại thường vùng bao trong), tiên lượng các trường hợp này xấu.
III- KHÁM TOÀN THỂ
Ta cầnkhámcácbộphận khác hoặc phát hiện các triệu chứng kêu gọi
nguyên nhân suy tim, ví dụ:
- Ta phải khám tuyến giáp trạng xem tuyến có to không, có các triệu chứng
cường tuyến không. Vì có thể do cường tuyến giáp trạng dẫn tới suy tim.
- Khámphản xạ gân xương, đồng thời điều tra xem người thợ có thiếu
vitamin, nhất là Vitamin nhóm B không, vì từ đó có thể bị suy tim (bệnh tê
phù tim).
- Chú ý khám màu sắc da, niêm mạc, đếm hồng cầu để xem suy tim có phải
do thiếu máu không?.
- Phát biểu các triệu chứng gợi ý hậu quả của bệnh itm như: móng tay, móng
chân bi khum và tím trong các bệnhtim bẩm sinh (tứ chứng Fallot, tam
chứng Fallot), móng tay cũng khum trong bệnhtim mắc phải, ví dụ: trong
bệnh viêm nội tâm mạc bán cấp, có 3 triệu chứng thường đi đôi với nhau
trong một người đã có sẵn tổn thương van tim là móng tay khum, lách to,
nước tiểu có hồng caầu. Cho nên ở một người bệnhtim có sốt, ta cần phát
hiện ba triệu chứng trên để chẩn đoán quyết định và xử lý ngay.
Tóm lại hệ tuần hoàn có liên quan mật thiết với nhiều bộphận của cơ thể các
bộ phận liên quan gần nhất là phổi, gan, thận,não, tuyến giáp. Tron gkhi
khám timmạch ta cầmkhám cácbộphận này để đánh giá mức độ suy tim,
phát hiện các biến chứng hoặc tìm nguyên nhân bệnh để điều trị.
.
Các bộ phận cần khám
bệnh tim mạch
Khám ruột người bị bệnh tim vào gồm:
1. Khám tim.
2. Khám động mạch (mạch, huyết áp).
3. Khám tĩnh mạch (tĩnh mạch. với nhiều bộ phận của cơ thể các
bộ phận liên quan gần nhất là phổi, gan, thận,não, tuyến giáp. Tron gkhi
khám tim mạch ta cầmkhám các bộ phận này để