TỪ HIỆNTHỰCĐẾNSÁNGTẠOTRONGTRANH
HOÀNG HẢITHỌ
Nghệ thuật của HoàngHảiThọ khiêm tốn và tiềm ẩn sự đa diện. Ông vẽ nhiều chủ
đề khác nhau, quê hương và con người, nước non và cây cỏ tạo thành lời diễn giải
cho mối tương quan của con người trước thiên nhiên; dù với bất cứ đề tài nào, họa
sĩ HoàngHảiThọ cũng thể hiện với sự sâu sắc và tính hiệnthực được khái quát
cao để làm nổi bật nội dung tình cảm. Tranh của ông thấm đậm thiện ý nhân sinh,
cho thấy một cảm giác về sự cân bằng và yên ả, nó gán cho những sự vật tầm
thường nhất một giá trị nhờ tác dụng của ánh sáng và màu sắc. Họa sĩ HoàngHải
Thọ thường có khuynh hướng làm mờ đi vẻ chói lọi của các màu tổng hợp như
xanh, cam, bằng cách thêm màu đen lạnh và những nét trắng đục; nơi kia ông điểm
xuyết những sắc độ tinh và trong suốt, bức tranh Bắt cá đêm trăng (sơn dầu - 1996)
được giải thưởng mỹthuật khu vực sắc cam, xanh được ông vẽ tương phản trong
bóng tối huyền ảo, lung linh. Bốn nhân vật nữ được ông thể hiện uyển chuyển, kết
hợp tính khái quát không gian làm tăng yếu tố lãng mạn, đầy chất thơ và trữ tình
của hiện thực. Ông có đủ tự tin để mang nghệ thuật của mình vào sáng tạo.
Phát triển và kết hợp phong cách đồ họa của mình từ thời niên thiếu, bằng một tính
chất toàn diện và một năng lực không hề biết mỏi mệt, họa sĩ HoàngHảiThọ tìm
cách thể hiện lại cảm xúc của mình trước thiên nhiên, trước cuộc sống đời thường
của con người, không phải vẽ lại những sự vật đã thấy, mà chỉ ghi lại trên đó một
số vận hành hoà điệu nào đó tương tác với cảm xúc của riêng ông. Chân lý là sự
chiêm ngưỡng thiên nhiên, bằng một nhãn quan thần bí, phải ghi lại thật nhanh
nhãn quan của mình về sự vật trước khi cái nhìn ấy biến mất. Nguồn gốc cũng là
cảm xúc có được từ sự giao tiếp với thực tại. Đó là những phong cảnh xanh ngát,
những đóa hoa nở với màu sắc rạng rỡ trong nắng, những hình thể con người thô
nhám phảng phất nhiều tâm trạng.
Phong cách của HảiThọ hồn nhiên và trữ tình. Bức tranh Đi nhủi sáng tác năm
1997 (giấy dó 60 x 80cm) là tác phẩm tiêu biểu của ông, từng được Quỹ Thuỵ
Điển- Việt Nam Phát triển Văn hóa trao giải thưởng trong Triển lãm mỹthuật toàn
quốc năm 2000. Không gian tranh là sự ước lệ với bề mặt nước trắng xoá mênh
mông, bốn nhân vật nam và nữ với các dáng điệu khác nhau, tỷ lệ người chắc nịch
phù hợp với dân sông nước, góc trái phía trên là những con chuồn chuồn trong
trạng thái chuyển động mang lại sự cân bằng của chính bức tranh; sự cân bằng giữa
ánh sáng và độ tối, và khái quát hơn, sự cân bằng của mọi thứ đối nghịch nhau
trong tranh, như sự rắn chắc của da thịt, sự mềm mại của chất liệu áo quần, sự
cường điệu của dụng cụ đi nhủi, họa sĩ HoàngHảiThọ đã rất thành công khi diễn
tả con người và cảnh quê được cảm nghiệm và chín mùi trongtư tưởng của ông.
Trong bức tranh Ký ức mùa lũ (khắc đồng 50 x 50cm) HoàngHảiThọ đặc tả dòng
người lũ lượt đi về nơi yên tĩnh, dường như họ hỏi nhau về ý nghĩa của cuộc sống
đầy tai ương, trắc ẩn, mỗi người biểu lộ cảm xúc riêng của mình. Các nhân vật
không cường điệu, bầu trời đen kịt đầy vẻ đe dọa, làm cho chúng ta ý thức được sự
mong manh của con người. Ông là người thông minh, biết kết hợp thành công
trong mỗi bức tranh tất cả những yếu tố tạo hình của nó. Nhưng sự thông minh của
ông chủ yếu là mặt hình ảnh, nổi bật lên nhờ cảm xúc sâu sắc về cái đẹp, đến nỗi ở
chỗ nào mà tính cách chặt chẽ của ông có thể làm người ta cụt hứng thì nó vẫn
mang một vẻ yêu kiều trong sáng.
Con đường nghệ thuật của HoàngHảiThọ có thể nói là có sự khác biệt trongsáng
tạo. Ông kiểm soát một cách chắc chắn, và tính hoan hỉ tự nhiên giàu sức tưởng
tượng của ông có thể đưa ông tới những hứng khởi thông minh trongsángtạo nghệ
thuật. Dù cho người ta không bị mê hoặc hoàn toàn vì những sángtạo tưởng tượng
của ông, nhưng người ta cũng không thể cưỡng lại sự cám dỗ của chúng: Khi xem
bức tranh Nhịp điệu tầng cao, đề tài công nghiệp (sơn dầu 110x130cm) được nhận
giải thưởng mỹthuật khu vực năm 2006, ông thể hiện ánh sángtrongtranh hợp lý,
sắc cam, vàng, xanh đen được ông sử dụng điêu luyện, mặt tranh phẳng tuyệt nhiên
không sử dụng lối tạo chất lồi lõm như những sáng tác sơn dầu khác. Những khối
hình của máy móc công nghiệp, con người, độ tối và sáng, màu và biến sắc, âm
thanh và độ rắn, mềm, nhẵn hay bóng như khát khao một toàn cục riêng, hài hòa
riêng, tổng thể riêng.
Khi trở nên chín chắn hơn, cảm xúc của HoàngHảiThọ cũng tinh tế hơn. Ông lý
tưởng hóa phong cách của mình nhiều hơn bằng cách thể hiện chúng với sự phóng
khoáng bất ngờ như Cung đàn ngày xuân, Mơ, Vinh quy. Các tác phẩm này hình
thể và cách diễn đạt mang ý tưởng “bóc sạch lớp vỏ” để vạch trần sự thật bên
trong, một ý tưởng khá nguy hiểm đối với người nào không thận trọng. Tính chất
cao quý và chủ nghĩa hiệnthựctrong những thực tế khắc nghiệt của một thế giới
ngày càng nặng tính công nghiệp, được ông hình dung với niềm say mê; và những
lúc như thế này ánh sáng là quan tâm chính của ông. ánh sáng làm không khí rung
động, hình thể chuyển động, làm cho cây cối có cái vẻ trong suốt, làm tăng vẻ đẹp
của cảnh vật và vì thế trở nên huyền diệu hơn.
Tác phẩm Về đi voi ơi của họa sĩ HoàngHảiThọ gây bất ngờ lớn đối với giới đồng
nghiệp về chủ đề khá mới; chỉ với cái tên tác phẩm thôi đủ thấy chất văn học trong
tranh của ông, bất chấp đặc tính miêu tả tỉ mỉ cũng chìm trong không khí tưởng
tượng, tính hiệnthực và bố cục tranh làm người ta nhận ra ngay phong cách quen
thuộc của HoàngHải Thọ. Họa sĩ muốn làm cho cái hồn của tranh và nhịp đập
thầm kín trong thế giới ấy-thế giới của vạn vật, của loài voi trước thiên nhiên và
con người trở nên sống động và người thưởng ngoạn có thể nhận thấy được. Trước
sự tàn phá thiên nhiên do con người tác động trực tiếp, các động vật quý hiếm dần
dần biến mất hoặc bỏ đi sang những khu rừng xa lạ ngoài lãnh thổ đất nước, trong
đó có loài voi, con người như chợt tỉnh giấc và tự đáy tâm hồn mong muốn sự tồn
sinh của loài voi trở lại, gửi gắm vào chúng những suy nghĩ, tâm tư, những ước
vọng ngàn đời và ông tin rằng loài voi chính là sự kết tụ sức mạnh huyền bí của tự
nhiên. Tác phẩm được ông diễn tả có vẻ đẹp hài hòa, khỏe khoắn đầy sức sống,
biểu tượng của sự sinh sôi, một ước vọng, những chú voi và hình thể con người
như hòa chung một không khí đồng dao; các chi tiết gợi hình bản làng dân tộc,
tượng nhà mồ, đàn chim, hoa lá ven đường được ông khắc họa với dáng vẻ thanh
bình êm ả, hạnh phúc và thịnh vượng. Tác phẩm đã được Hội đồng nghệ thuật trao
giải A tại Triển lãm Mỹthuật khu vực IV, Bắc miền Trung - 2007.
Tất cả nghệ thuật nào muốn được hưởng ứng của đám đông đều phải là một sự
diễn tả tình cảm cho dù tình cảm đó là nguồn an ủi nỗi buồn, niềm vui hay lời nhắn
nhủ mời gọi thân thiện. Nghệ thuật của HoàngHảiThọ nảy sinh từ mối quan tâm
đến sự sángtạo và nhu cầu giải phóng ý thức về tạo hình ngày càng lớn- loại bỏ
được ách trói buộc của sự sao chép tái tạo toàn bộ nhằm đem lại sự tưởng tượng
độc đáo.
Tính cách của HoàngHảiThọtự nhiên và cuồng nhiệt, một tính khí mà ông thanh
cao hóa trong nghệ thuật của mình. Ông quan tâm tới các nhân vật, đặc biệt chú
trọng động thái nhân vật, mở rộng không gian, sử dụng linh hoạt bảng màu trầm
buồn, hư ảo, sống động. Màu thời gian trên hình thể con người, vạn vật đối chọi
tương phản nhau làm chúng trông khác đi, lạ lẫm hẳn, có xu hướng lơ lửng và bất
tận, mang lại hiệu ứng nghệ thuật rõ rệt với chủ nghĩa hiện thực, là những giá trị
tạo hình độc đáo của ông đã làm cho người ta thích thú. Những tác phẩm của ông
tuy được hấp thụ, chắt lọc từ tinh hoa nghệ thuật truyền thống, nhưng đặc tính dân
tộc hiện đại được biểu hiện khá rõ nét. Cái gì đã làm cho nghệ thuật của họa sĩ
Hoàng HảiThọ có được đặc tính ấy? Phải chăng đó chính là nhờ một cách nhìn
“công nghiệp” đầy sángtạo và trí tuệ đối với cuộc sống và nghệ thuật?
.
TỪ HIỆN THỰC ĐẾN SÁNG TẠO TRONG TRANH
HOÀNG HẢI THỌ
Nghệ thuật của Hoàng Hải Thọ khiêm tốn và tiềm ẩn sự đa diện nhắn
nhủ mời gọi thân thiện. Nghệ thuật của Hoàng Hải Thọ nảy sinh từ mối quan tâm
đến sự sáng tạo và nhu cầu giải phóng ý thức về tạo hình ngày càng lớn-