Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
29 KB
Nội dung
II. Thực trạng
Vài nét về sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sinh viên Học viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là những người đang
học tập chính quy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. . Họ là những người
được đào tạo để trở thành các cử nhân lí luận và các nhà báo tương lai của đất
nước. Họ được đào tạo những kĩ năng cơ bản về lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin
,tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với những nghiệp vụ cơ bản của báo chí.
Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những trường đầu
ngành của giáo dục. Trường đào tạo ra những cán bộ tuyên huấn làm nhiệm vụ
tuyên truyền cho đất nước. Vì vậy mà sinh viên trong trường được đào tạo một
cách bài bản từ lí luận đến thực tiễn để trở thành những cán bộ tuyên huấn có
ích cho đất nước.
Họ đến từ mọi vùng quê của Tổ quốc, đa số là ở vùng Trung du miền núi
phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Vì thế, việc xa nhà đi học đại học
tại Thủ đô Hà Nội có nhiều bỡ ngỡ và không ít khó khăn. Tuy nhiên, xuất phát từ
hoàn cảnh sống đó, đa số các sinh viên tronh Học viện đều rất chăm chỉ, ham học
hỏi, sang tạo,chịu thương, chịu khó. Ngoài những kiến thức nghiệp vụ trên giảng
đường, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn có cơ hội giao lưu, tìm
hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau đến từ nhiều vùng miền, dân tộc. Nhờ những
đặc điểm đó giúp họ có khả năng quan sát, nhìn nhận, đánh giá và phối hợp các
thong tin với nhau trong quá trình học tập cũng như sinh hoạt. Hầu hết các bạn sinh
viên đều tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm.
Việc làmthêm của các bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là
những việc làm ngoài giờ học chính khóa, đem lại thu nhập hợp pháp.
Trong tổng số gần 6000 sinh viên hệ chính quy tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền nhóm nghiên cứu chúng tôi đã chọn mẫu nghiên cứu 1000 sinh viên,
bao gồm cả sinh viên hai khối lí luận và nghiệp vụ, cùng với hệ thống bảng hỏi và
những cuộc phỏng vấn sâu trực tiếp. Sau quá trình nghiên cứu thực tiễn, nhóm
nghiên cứu đã thống kê một số chỉ tiêu sau:
Số lượng:
-Về tuổi: Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy đa số sinh viên đang theo học
chính quy tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền có số tuổi thấp nhất là 18
tuổi và cao nhất là 28 tuổi. Đây là lứa tuổi đã trưởng thành về cả thể chất và tinh
thần, có kiến thức xã hội khá hoàn chỉnh, do đó những suy nghĩ và hành động của
các bạn trong cuộc sống đã khá chin chắn.
-Về giới tính: Trong mẫu điều tra 1000 sinh viên chúng tôi thấy giới tính nữ
chiếm 2/3 so với giới tính nam. Cụ thể là có tới 670 sinh viên Nữ ( chiếm 67% ) và
330 sinh viên Nam ( chiếm 33% ). Trong đó có hơn 1/2 sinh viên đi làm thêm,
chiếm 60,8% sinh viên, còn lại là sinh viên không đi làm chiếm 39,2%.
Giới tính Số lượng sinh viên Phần trăm (% )
Nam 330 33%
Nữ 670 67%
Tổng 1000 100%
Bảng 1. Thể hiện về giới tính sinh viên
Làm thêm Số lượng sinh viên Phần trăm
Có 608 60,8%
Không 392 39,2%
Bảng 2. Thể hiện số lượng sinh viên đi làm thêm
Như vậy, có thể thấy, số lượng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đi làm
thêm nhiều chiếm 60,8%.
2.Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền khi đi làm thêm.
2.1. Thuận lợi
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đa phần đều sinh sống tại
vùng nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì thế, họ luôn ý thức được trách
nhiệm của mình, luôn chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong học tập cũng như trong
công việc. Bên cạnh đó, họ chính là đội ngũ tri thức trong tương lai, có cái nhìn
khá bao quát trong tư duy mọi vấn đề. Qua môi trường đào tạo của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, các bạn sinh viên đều đã vững vàng trong phẩm chất chính trị,
khả năng giao tiếp… Chính vì thế, trong công tác tuyển chọn nhân sự, các nhà
tuyển dụng luôn ưu tiên những sinh viên có tố chất tốt. Hơn thế nữa, dinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền ngoài những kiến thức chuyên môn còn được trang
bị những tri thức mới, biết cách thu thập và tìm kiếm thông tin một cách nhanh
nhất, họ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nhờ đó, công việc làmthêm
của họ cũng mang tính ổn định với mức thu nhập cao. Bạn Tất Văn Tuấn, lớp
QLKTK30 A2 chia sẻ: “ Ngày đầu tiên đi phỏng vấn xin việc, tôi được nhận vào
công ty làm ngay, bởi anh quản lý nhân thấy tôi là sinh viên trẻ, năng động và chỉ
sau một vài bài test tôi đã lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng”. Cũng theo
Tuấn: “ Chính vì thái độ có trách nhiệm cao với công việc mà đến nay tôi đã cống
hiến cho công ty được 2 năm và mức lương đã tăng lên 5 triệu đồng/ tháng”.
Có thể nói, sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền trong độ tuổi từ 18
tuổi đến 28 tuổi, đa số đều có một thể lực, trí lực tốt. Đây là một tiêu chí quan
trọng trong quá trình tuyển dụng nhân viên vào làm tại các doanh nghiệp và hộ gia
đình. Chẳng hạn, một số công việc bán thời gian, ưu tiên người có sức khỏe, khả
năng chịu áp lực cao như: Nhân viên kinh doanh, nhân viên phát triển thị trường,
công nhân bốc vác, người phát tờ rơi….Trong cuộc phỏng vấn sâu, nhóm nghiên
cứu đã có cuộc trao đổi với chị Lê Thị Thu Cúc – phó giám đốc công ty truyền
thông Impact, chị chia sẻ: “ Hàng năm, công ty tuyển chọn một số nhân viên làm
bán thời gian. Tiêu chí tuyển chọn đó là những bạn sinh viên có sức khỏe tốt, tinh
thần trách nhiệm cao và khả năng chịu áp lực tốt…”. Như vậy, sức khỏe chính là
một trong những mặt mạnh của các bạn sinh viên trong quá trình tìm kiếm việc làm
thêm.
Bên cạnh mặt thuận lợi xuất phát từ nhân tố chủ quan của các bạn sinh viên
thì các bạn sinh viên còn có những thuận lợi mang tính khách quan đó là việc kinh
tế hiện nay đang phát triển theo cơ chế thị trường làm cho thị trường lao động ngày
càng mở rộng, xuất hiện ngày càng nhiều các công việc part- time dành cho sinh
viên. Điều đó đồng nghĩa với việc các bạn có nhiều cơ hội lựa chọn việc làmthêm
phù hợp với mình. Bạn Phạm Thu Thủy- Báo in K30A2 chia sẻ: “Hồi năm nhất
mình rất muốn làm cộng tác viên viết bài cho một tòa soạn nào đấy nhưng không
tìm được và đành chấp nhận công việc gia sư tiểu học…Sau 2 năm mình đã nhanh
chóng có một vị trí trong tòa soạn và còn giúp được nhiều em khóa mới làm cộng
tác viên viết bài, ảnh…”. Không chỉ các công ty, báo đài ngày càng mở ra nhiều cơ
hội làm thêm, mà còn có rất nhiều các nhà hang, quán ăn, kinh doanh hộ gia
đình….cũng mở ra nhiều cơ hội làmthêm cho các bạn sinh viên. Ngoài thời gian
học trên lớp, thời gian còn lại các bạn có thể dễ dàng tìm được các công việc làm
thêm phù hợp với mình hơn.
Mặt khác, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, thông tin
lien lạc trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, điều kiện để các bạn sinh viên tiếp cận với
các công việc làmthêm trở nên nhanh hơn. Ngoài những trung tâm giới thiệu việc
làm, ngoài những mối quan hệ quen biết thì giờ đây tất cả các bạn sinh viên đều có
thể tự tin tìm cho mình một công việc phù hợp. Chỉ bằng những phát “nhấp
chuột”, thông qua mạng Internet người tìm việc có thể lien hệ với nhà tuyển dụng
một cách dễ dàng hơn. Theo điều tra của chúng tôi, có tới 30% sinh viên trong mẫu
nghiên cứu tìm việc trên phương tiện thông tin đại chúng:
Nguồn Số lượng sinh viên Phần trăm(%)
Phương tiện thông tin đại
chúng
365 60%
Trung tâm giới thiệu việc
làm
61 10%
Người quen giới thiệu 170 28%
Ban hỗ trợ việc làm 12 2%
Tổng 608 100%
Bảng 3. Nguồn thông tin tìm việc làm thêm
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, sinh viên còn gặp rất nhiều khó khăn khi đi làm
thêm. Cụ thể là:
Thứ nhất, về kinh nghiệm: Theo điều tra của nhóm nghiên cứu, có tới 70%
trong tổng số mẫu 1000 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền sinh ra và lớn
lên tại các vùng nông thôn. Chính vì vậy, từ lúc bước lên thành phố học Đại học,
các bạn chưa từng trải qua một công việc làmthêm nào đòi hỏi kinh nghiệm nên
việc đi làmthêm gặp rất nhiều khó khăn. Khi vào học tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, sinh viên được trang bị khung lý thuyết một cách bài bản, có hệ
thống. Tuy nhiên, việc các bạn có thể áp dụng những kiến thức đó ra ngoài thực tế
đang là một khó khăn rất lớn. Bạn Tất Văn Tuấn cho biết: “ Ở quê tôi chỉ quen với
việc phụ giúp việc nhà cho bố mẹ, lên thành phố học tập nên việc đi làmthêm của
tôi gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ”. Hầu hết các công việc hiện nay đều đòi hỏi
một ít kinh nghiệm, bởi chi phí để đào tạo một công nhân viên là rất lớn. Trong khi
đó, các bạn sinh viên chưa được làm quen, cọ xát nhiều với môi trường bên
ngoài….Vì thế nên rất nhiều bạn đã bị nhà tuyển dụng từ chối. Bạn Cao Thị Mai
Linh lớp QLKT K31A2 chia sẻ: “ Thời gian năm 2 tôi có xin vào làm tại một
Công ty Truyền thông, vị trí tôi ứng tuyển là làm nhân viên PG. Thế nhưng sau khi
phỏng vấn, thấy tôi chưa có kinh nghiệm trong nghề, nhà tuyển dụng đã không
đồng ý”. Còn bạn Phạm Thành Long – QLVHTT K30A1 cho biết : “ Tôi xin vào
làm bảo vệ tại Công ty Bảo vệ Sao Vàng – cùng một vị trí với nhân viên khác
nhưng lương 3 tháng đầu của tôi không hơn so với đồng nghiệp. Lý do đấy là tôi
phải đào tạo việc trong vòng 3 tháng”.
Có thể nói, kinh nghiệm là một khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải
trong quá trình đi làm thêm, điều này đòi hỏi các bạn phải trải qua một qúa trình
vừa trải nghiệm trường lớp vừa rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc
sống.Nó sẽ giúp cho các bạn nhiều trong công việc tương lai.
Thứ hai, Sức ép từ nhà tuyển dụng: Bên cạnh các yêu cầu đặt ra đối với
người lao động như: kinh nghiệm, trình độ, chuyên môn, sức khỏe, giấy tờ tùy
thân… nhà tuyển dụng còn tạo ra nhiều áp lực trong công việc. Công việc làm
thêm của các bạn sinh viên thường dưới hình thức part-time, hưởng tiền công từ
hiệu quả công việc, tính theo sản phẩm . Chính vì vậy đều đạt được mục tiêu đề ra,
nhà tuyển dụng luôn đặt lên người lao động những sức ép lớn. Bạn Nguyễn Hải
Yến – K29A2 QLVHTT cho biết : “ Hàng tháng Công ty đưa ra chỉ tiêu buộc
chúng tôi phải hoàn thành, nhiều lúc vì áp lực công việc quá lớn mà tôi bị stress
…” Cũng có nhiều công ty yêu cầu khá kỹ về hồ sơ xin việc, gây khó khăn lớn
cho các bạn sinh viên . Đa số các bạn đều học xa nhà, để có một bộ hồ sơ xin việc
hoàn chỉnh phải mất một thời gian khá dài.Cũng theo bạn Yến : “ Nhiều lần tôi đi
xin việc trong các nhà hàng, quán phục vụ họ đòi hỏi tôi phải có hồ sơ công
chứng, đến lúc tôi đi làm thủ tục xong thì họ đã tuyển nhân viên”. Ngoài những đòi
hỏi trên, nhà tuyển dụng còn tạo ra sức ép về mặt thời gian về công việc đi phỏng
vấn sing viên làm thêm.
Thứ ba, sinh viên gặp khó khăn trong việc chọn lọc thông tin về việc làm, về
hướng dẫn nghề nghiệp . Bên cạnh những mặt thuận lợi của sự phát triển Công
nghệ thông tin thì nó còn đưa đến một hệ lụy khác. Qua các cuộc phỏng vấn sâu,
nhóm nghiên cứu đều nhận được sự phản hồi của các bạn sinh viên về sự sai lệch
của thông tin tuyển dụng. Hiện nay, trên các thông tin mạng đã xuất hiện ngày
càng nhiều thông tin tuyển dụng “ma”, mang tính lừa đảo người lao động. Điều
này xuất hiện từ việc quản lý không chặt chẽ của hệ thống an ninh mạng. Do không
được định hướng về nghề nghiệp cũng như thiếu nhạy cảm về công việc nên các
bạn sinh viên dễ mắc vào “bẫy việc làm” của các “công ty ma”. Bạn Tất Văn
Tuấn – QLKT K30A2 chia sẻ : “ Hồi năm thứ nhất, tôi đã bị một công ty ma, dưới
danh nghĩa bán hàng tuyển dụng luồn, sau khi tôi đống tiền lệ phí ứng tuyển thì
không thấy thông tin gì”. Còn bạn Phạm Thành Long – QLVHTT K30A1 chia sẻ :
“ Tôi được giới thiệu tham gia một Công ty bán hàng đa cấp, với những hứa hẹn
về lương cao. Tuy nhiên, sau một quá trình làm việc, tiền lương không thấy mà
ngược lại tôi làm mất lòng cả bạn bè”. Đa số các bạn sinh viên đều muốn có được
sự định hướng về nghề nghiệp, một trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín để họ
có thể có những việc làm phù hợp.
Thứ tư, Về phương tiện hỗ trợ: Hầu hết các công việc đều đòi hỏi phương
tiện đi lại như: xe máy, phương tiện liên lạc…nhưng trong số sinh viên đi làm
thêm không phải ai cũng đáp ứng được những đòi hỏi đó, và một lần nữa công việc
lại trượt khỏi tầm tay. Bạn Phạm Thu Thủy Báo in K30A2 chia sẻ: “ Làm cộng tác
viên Báo chí đòi hỏi tôi phải đi nhiều, săn thông tin mới nhất. Thế nhưng, đang là
sinh viên nên phương tiện không có, nhiều khi tôi đã phải bỏ lỡ cơ hội lớn để
htheer hiện mình”.
Ngoài những khó khăn trên, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn về mức thu
nhập để trang trải cuộc sống của họ. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu có đến
48,8% sinh viên làmthêm là vì lý do thu nhập. Việc là thêm trở thành “cần câu
cơm” của họ. Tuy vậy, việc làmthêm của sinh viên đa phần là lao động phổ thông,
họ chỉ nhận được những mức lương thấp. Chỉ có 30% trong số sinh viên được hỏi
đạt mức thu nhập từ 2 triệu đồn/ tháng. Với mức tiền đó, để sinh hoạt tại Hà Nội là
một điều khó khăn, thiếu thốn. Từ khó khăn về tài chính, dẫn đến những khó khăn
khác như vấn đề tiếp cận thông tin bên ngoài, chi phí cho các dịch vụ giải trí…
Bạn Hoàng Văn Dũng – XDĐ K30 chia sẻ: “ Với tôi việc làmthêm gắn liền với
thu nhập để nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, với mức lương thấp khiến cho cuộc
sống sinh viên của tôi trở nên chật vật hơn”.
3. Cơ cấu việc làmthêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Qua số liệu điều tra, nhóm nghiên cứu thấy sinh viên đi làmthêm những
việc làm chưa đúng với chuyên ngành đào tạo của mình. Phần lớn sinh viên thường
làm những công việc phổ biến như: gia sư, cộng tác viên, phát tờ rơi, phục vụ nhà
hàng, bảo vệ, tiếp thị…Theo bạn Hoàng Văn Dũng cho biết: “ Tôi làm rất nhiều
việc, từ phục vụ nhà hàng, gia sư, phát tờ rơi…” đấy là những công việc phù hợp
với những sinh viên đi làm bán thời gian.
Trong những việc làm thêm, nhóm nghiên cứu thấy việc làm gia sư là nhiều
sinh viên lựa chọn nhất ( chiếm 23,5%). Gia sư là một công việc ổn định và nhẹ
nhàng, thu nhập khá cao, phù hợp với cả nam và nữ. Giúp các bạn hệ thống lại kiến
thức cũng như kinh nghiệm học phổ thông để truyền đạt cho học trò. Thêm vào đó,
gia sư là một nghề cao quý, được tôn vinh. Công việc gia sư cũng đòi hỏi, sinh
viên cần có kiến thức và khả năng truyền đạt tốt. Đặc biệt, Gia sư là môt công việc
khá phù hợp với các bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đa phần họ
đã được đào tạo kỹ năng giảng dạy, có khả năng ruyền đạt cao. Theo bạn Nguyễn
Thị Tuyền QLKT K30A2 cho biết: “ Gia sư vừa không lấy đi của mình nhiều thời
gian, vừa đem lại cho mình những kỹ năng truyền đạt quý báu”. Bản thân các
thành viên trong nhóm nghiên cứu, hiện đang làm gia sư cũng đồng tình với những
ý kiến đó. Hầu hết các bạn sinh viên khởi nghiệp được nhóm nghiê cứu phỏng vấn
đều chọn cho mình một vị trí làm Cộng tác viên cho các tòa soạn. Đây là nơi để
các bạn vận dụng những kiến thức trên giảng đường để đưa vào công việc. Cộng
tác viên báo đài cũng đòi hỏi ở các bạn những hiểu biết, kỹ năng về nghiệp vụ rất
nhiều. Đa số các bạn học khối lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều mang
trong mình một đam mê về báo chí. Bạn Phạm Thu Thủy- Báo in K30A2 chia sẻ: “
Làm cộng tác viên được hai năm rồi, mình đã trải nghiệm được rất nhiều kiến thức
học thuật và cuộc sống. Làmthêm để nuôi dưỡng niềm đam mê báo chí của mình”.
Bạn Đàm Xuân An Báo ảnh K30 cho biết: “ Công việc Cộng tác viên cho mình
thêm nhiều cơ hội về việc làm trong tương lai, sau một thời gian làm việc, mình đã
có được rất nhiều mối quan hệ mới”. Theo điều tra nghiên cứu, có 21,5% sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đi làm thêm, làm cộng tác viên cho các báo đài.
Phục vụ nhà hàng là công việc thứ ba được nhiều bạn chọn (16%). Tuy
nhiên, công việc này lại phù hợp theo giới. Đối với công việc phục vụ trong quán
ăn hay trong các nhà hàng tiệc cưới thì họ yêu cầu phải có nam ngoại hình tốt, còn
phục vụ trong các quán cà phê, nước giải khát, chat, Buffet…lại phù hợp với các
bạn nữ có ngoại hình, sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, và biết cách sử lý
tình huống. Bạn Trương Thị Thương Huyền – QLKTK30 hiện đang làm tại quán
cà phê Huyền - Duy Tân cho biết: “ Công việc phục vụ rất vất vả, nhiều áp lực
nhưng phải cố gắng, chấp nhận”.Còn theo Anh Phúc- chủ nhà hàng 3 miền- phố
Duy Tân: “ Nhà hàng ưu tiên những bạn trẻ có ngoại hình khá, biết cách ứng sử và
nhiệt tình với khách hàng”.
Công việc thứ tư mà các bạn sinh viên thường chọn cho mình đó là bảo vệ.
Có tới 12,5% sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đi làmthêmlàm công
việc này, và tất cả đều là các bạn nam. Tuy nhiên, công việc này rất vất vả, tốn
nhiều thời gian và rủi ro lớn. Bởi lẽ, không cẩn thận các bạn sẽ phải đền tiền mất
mát và bị đuổi việc. Thành viên trong nhóm nghiên cứu, bạn Mai Tuấn Minh hiện
đang làm bảo vệ cho Công ty Sao Vàng tại mục tiêu UDC cho hay: “ Ca trực từ
19h đến 7h sáng. Cả đêm sợ mất trộm nên không dám chợp mắt. Đã không ít lần
mình ngủ gật trong giờ làm và bị trừ lương”.
Một số công việc khác như tiếp thị, kinh doanh nhỏ, phát tờ rơi,…thì chỉ có
một số ít các bạn chọn. Do một phần tính chất của công việc cũng như trở ngại mà
các bạn gặp phải khi đi xin việc.
2.4. Tác động của việc làmthêm đối với sinh viên
2.4.1. Tác động tích cực
2.4.2. Tác động tiêu cực
2.5. Nguyện vọng của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền khi đi làm thêm
Đa số sinh viên đi làmthêm đều mong ước tìm cho mình một việc làm phù
hợp với khả năng và trình độ. Tuy nhiên, trong quá trình đi làm thêm, như nhóm
nghiên cứu đã trình bày, sinh viên đi làmthêm gặp rất nhiều khó khăn.
Chính vì điều đó mà theo kết quả khảo sát của chúng tôi, hầu hết các bảng
hỏi phát ra ở mục đề xuất ý kiến, nguyện vong đều được các bạn sinh viên phản
hồi. Theo bạn Cao Thị Mai Linh – QLKTK31A2 cho hay: “ Tôi mong rằng nhà
trường sắp xếp lịch học gói gọn trong một buổi, tức là lịch học thể dục và ngoại
ngữ của lớp tôi được xếp vào học buổi sáng, để chúng tôi còn sắp xếp được lịch đi
làm thêm. Nhiều khi lịch học thể dục thay đổi, lịch học bù cũng nhiều và không cố
định. Vì vậy, mà tôi phải bỏ làm, khiến tôi mất đi việc làm ở chỗ tốt”.
Bên cạnh đó, trong quá trình học trên lớp, các bạn chỉ mới lĩnh hội được
kiến thức trong sách vở nên khả năng lien hệ thực tế còn kém, hầu như tất cả các
lớp bên khối lí luận đều không có các buổi ngoại khóa để sinh viên cọ xát, học hỏi
môi trường thực tế. Bạn Phạm Thu Thủy – Báo in K30A2 cho hay: “Mình học báo
in thế nhưng thời gian học vẫn chủ yếu trên giảng đường, kiến thức trong sách vở,
còn kinh nghiệm thực tế, các buổi ngoại khóa không có nhiều. Vì vậy mà kĩ năng
xử lí thông tin, biên tập bài của mình còn hạn chế. Mong rằng sắp tới nhà trường
sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên ra ngoài cọ xát và đi thực tế nhiều hơn”.
Đối với nhà tuyển dụng, hầu hết các bạn sinh viên đều mong rằng nhà tuyển
dụng hãy xem hồ sơ xin việc chỉ là một hình thức thôi không nên quá coi trọng nó.
Đặc biệt là vấn đề tôn trọng sức lao động của nhân viên, linh hoạt trong các tình
huống tuyển dụng. Bạn Phạm Thành Long – QLVHTTK30 A1 chia sẻ: “ Tôi đi
làm thường bị chủ bắt bẻ, ngay từ đầu tôi đã bị nhà tuyển dụng la mắng, thúc ép,
làm một giờ như bằng hai làm tôi rất mệt mỏi, nhiều khi đuối sức nhưng vẫn phải
cố gắng để kiếm tiền, bỏ việc tìm việc khác lại gặp khó khăn về hồ sơ xin việc. Do
đó tôi mong nhà tuyển dụng nói chung không nên bóc lột sức lao động nặng như
thế, không nên quá coi trọng hồ sơ xin việc và hãy trả lương phù hợp với công sức
mà chúng tôi bỏ ra”.
Mặt khác, trong quá trình xin việc các bạn sinh viên gặp rất nhiều khó khăn
như chúng tôi đã trình bày ở mục những khó khăn mà các bạn sinh viên mắc phải.
Có đến 60% sinh viên bị các trung tâm “ma lừa đảo”, cho nên đa số các bạn đều
mong các cơ quan quản lí Nhà nước quan tâm hơn và theo dõi sát sao hoạt động
của các trung tâm như trung tâm gia sư, trung tâm giới thiệu việc làm….Các Sở,
ban ngành như Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư nên
tìm hiểu kĩ năng cùng với việc yêu cầu làm bản cam kết của các doanh nghiệp, đơn
vị kinh doanh trước khi kí quyết định cho phếp đơn vị đó hoạt động.
Hơn thế nữa, chính vì thiếu sự hướng dẫn, định hướng về việc làm, cũng như
hạn chế về khả năng tiếp cận, lựa chọn cơ hội việc làm mà 80% số sinh viên được
hỏi đều mong rằng Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ có một ban hỗ trợ sinh
viên. Điều này rất thiết thực trong nhà trường. Ban hỗ trợ sinh viên là nơi định
hướng, giúp đỡ sinh viên trong việc tìm việc làm thêm. Đây cũng là nơi gắn kết
sinh viên với nhau và giữa sinh viên với nhà trường, nhà tuyển dụng. Từ việc tham
gia Ban hỗ trợ sinh viên, các bạn có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với
chuyên ngành mình đang theo học, để đúc rút kinh nghiệm sau này khi ra trường
đặc biệt đểcho các bạn sinh viên có khả năng nhìn nhận, đánh giá việc làm, tránh
trường hợp lại gặp phải các nhà tuyển dụng “ma” lừa đảo. Theo bạn Phạm Thu
Thủy cho biết: “Mình thấy hầu hết các trường Đại học đều có Ban hỗ trợ sinh
viên, hoạt động rất hiệu quả. Mong rằng Học viện cũng sớm thành lập Ban hỗ trợ
sinh viên để giúp đỡ các bạn sinh viên như mình”. Theo bạn Đinh Ngọc – Báo
mạng K30 cho hay: “Ban hỗ trợ sinh viên nên trực thuộc Đoàn Thanh niên và có
những hoạt động mang tính thiết thực”. Bạn Trần Đình An- Báo mạng K32 mong
rằng: " Trường mình sẽ thành lập Ban hỗ trợ sinh viên và mời các chuyên gia tổ
chức các hội thảo, ngày hội việc làm để giúp sinh viên tìm việc tìm việc làmthêm
cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai”. Còn bạn Cao Thị Mai Linh
cho rằng: “ Đoàn trường mình nên lien kết với các trung tâm gia sư, các doanh
nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làmthêm cho sinh viên. Đấy mới là hoạt động thiết
thực, mong sẽ sớm có các ban tuyển dụng…”.
[...]... đều mong muốn rằng Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần thành lập Ban hỗ trợ sinh viên để gắn kết sinh viên, nhà trường, nhà tuyển dụng lại với nhau Đây là một nhu cầu bức thiết trong thời buổi việc làmthêm trở thành một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống sinh viên . đi làm thêm
Đa số sinh viên đi làm thêm đều mong ước tìm cho mình một việc làm phù
hợp với khả năng và trình độ. Tuy nhiên, trong quá trình đi làm thêm, . cứu có đến
48,8% sinh viên làm thêm là vì lý do thu nhập. Việc là thêm trở thành “cần câu
cơm” của họ. Tuy vậy, việc làm thêm của sinh viên đa phần là