Hiện thựchóaýtưởng cho
những "mái xanh"
Mái "xanh" có nghĩa là phần che phủ ngôi nhà không còn là những
vật liệu thường thấy như bêtông, ngói, tôn , thay vào đó là một
mảng thực vật, được trồng trên một hệ kết cấu mái.
Ý tưởngmái “xanh” đã có từ rất lâu, mà vườn treo Babylon được xây
dựng vào khoảng năm 500 trước Công nguyên có thể xem là một trong
những mái “xanh” đầu tiên của nhân loại.
Cấu tạo của mái “xanh”
Về cơ bản, một mái “xanh” bao gồm các thành phần sau:
Kết cấu đỡ mái: có thể bằng bêtông, thép, hay gỗ Mái có độ dốc
khoảng 2% thích hợp nhất để trồng cây. Trong điều kiện Việt Nam, độ
dốc mái lớn nhất thích hợp để trồng cây lên là 20%. Lớp chống thấm: là
thành phần tối quan trọng. Lớp này thường bao gồm một lớp ngăn chặn
sự phát triển của rễ để đảm bảo lớp kết cấu bên dưới không bị ảnh
hưởng. Hệ thống thoát nước: cần thiết để đảm bảo nước được đưa đều
đến các khu vực của mái và quan trọng là để phòng ngập. Để giảm thiểu
trọng lượng mái, hệ thống thoát nước thường được làm từ cao su hay
nhựa, một lớp sỏi hay đá cuội sẽ giúp hệ thống hoạt động tốt hơn. Lớp
đất trồng: mái “xanh” bao gồm hai loại: phổ thông và chuyên biệt.
Đứng xa xa trên dốc cao, khó nhận ra nhà nghỉ chân bởi cây cỏ mọc tr
àn
mái nhà
Loại phổ thông để trồng cỏ và cây bụi, nên không cần lớp đất dày (từ 5 -
15cm là đủ). Do đó, nó không yêu cầu một kết cấu đỡ mái đặc biệt.
Trọng lượng của loại này vào khoảng 80 - 250kg/m². Việc di chuyển
trên loại mái này chỉ nhằm vào mục đích chăm sóc cây. Đây là loại
thường gặp trong nhà ở.
Loại chuyên biệt cần một lớp đất cao hơn để có thể trồng các loại cây
khác nhau tuỳ theo yêu cầu. Trọng lượng của mái vào khoảng 400 -
600kg/m², do đó cần sự gia cường kết cấu mái. Loại mái này thường áp
dụng cho các cao ốc, chung cư, là không gian sinh hoạt cộng đồng.
Lớp thực vật trồng phía trên: các loại cây cỏ trồng trên mái phải là loại
dễ chăm sóc và nhất là phải chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
sức nóng, gió và có rễ nông
Ích lợi của mái “xanh”
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, mái “xanh” mang
lại rất nhiều lợi ích. Lớp cây trồng trên mái giúp bảo vệ mái nhà khỏi
sức nóng mặt trời, tia cực tím giảm thiểu tác động của sự thay đổi
nhiệt độ giữa đêm và ngày tác động lên lớp chống thấm và do đó, giúp
kéo dài tuổi thọ của mái.
Mái “xanh” giúp giảm nhiệt lượng truyền từ mái vào bên trong công
trình, giúp công trình mát mẻ hơn và do đó, giảm yêu cầu sử dụng máy
lạnh trong công trình. Khi có mưa, lớp đất trồng sẽ hấp thu và giữ nước
mưa, dùng nước mưa đó để giúp cây phát triển, giúp tiết kiệm nước tưới
tiêu, đồng thời có thể tận dụng nước mưa mà không cần phải đầu tư
nhiều vào hệ thống thu và lưu trữ nước mưa. Về mặt đô thị, mái nhà phủ
cây xanh sẽ đem lại vẻ đẹp cho cảnh quan đô thị, góp phần đưa thiên
nhiên gần lại với con người. Các cây trồng trên mái giúp giảm nhiệt độ
mái nhà, qua đó giảm nhiệt độ chung của thành phố. Các cây này còn có
tác dụng làm trong sạch bầu không khí, hấp thu tiếng ồn, tạo ra một môi
trường sống tốt hơn cho cư dân đô thị.
Chi phí thựchiện
Trong thời điểm hiện nay, việc phủ xanhmái nhà đòi hỏi chi phí vào
khoảng 4,2 - 4,8 triệu đồng/m².
. Hiện thực hóa ý tưởng cho
những " ;mái xanh& quot;
Mái " ;xanh& quot; có nghĩa là phần che phủ ngôi nhà không còn là những
vật liệu. một trong
những mái xanh đầu tiên của nhân loại.
Cấu tạo của mái xanh
Về cơ bản, một mái xanh bao gồm các thành phần sau:
Kết cấu đỡ mái: có thể