Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Trang 1-
NGUYỄN ĐĂNG HỌC
KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN
Trang 2-
NGUYỄN ĐĂNG HỌC
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THỨC ĂN CHĂN NI TẠI VIỆT NAM
Chun ngành: Kế tốn, kiểm tốn và phân tích Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Thị Loan
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ x
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí mơi trường 7
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới 7
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước 12
1.2 Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị chi phí mơi trường 17
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 17
1.2.2 Tổng quan trong nước 23
1.3 Tổng quan nghiên cứu về tác động của kế toán quản trị chi phí mơi trường đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 29
1.4 Khoảng trống nghiên cứu 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG 37
2.1 Khái niệm chi phí mơi trường 37
2.2 Khái niệm kế tốn quản trị mơi trường 40
2.3 Khái niệm kế tốn quản trị chi phí mơi trường 42
2.4 Nội dung kế toán quản trị chi phí mơi trường 44
2.4.1 Nhận diện và phân loại chi phí mơi trường 44
2.4.2 Xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường 54
2.4.3 Xác định chi phí mơi trường 57
2.4.4 Cung cấp thơng tin chi phí mơi trường 64
Trang 52.5.1 Cải thiện hạn chế của kế toán quản trị truyền thống trong cung cấp thông tin
chi phí mơi trường, hỗ trợ q trình ra quyết định 68
2.5.2 Nâng cao uy tín, hình ảnh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 69
2.6 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng kế tốn quản trị chi phí mơi trường 70
2.6.1 Lý thuyết thể chế 70
2.6.2 Lý thuyết hợp pháp 72
2.6.3 Lý thuyết các bên liên quan 73
2.6.4 Lý thuyết bất định 74
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 75
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 76
3.1 Khung lý thuyết 76
3.2 Phát triển mơ hình nghiên cứu và thang đo 78
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết 78
3.2.2 Thang đo các biến trong mô hình 81
3.3 Phương pháp nghiên cứu 90
3.3.1 Nghiên cứu định tính 90
3.3.2 Nghiên cứu định lượng 92
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 99
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 100
4.1 Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 100
4.2 Đặc điểm bộ máy quản lý và quy trình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 105
4.2.1 Đặc điểm chung về bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn ni được điều tra 105
4.2.2 Quy trình sản xuất và các loại phát thải trong sản xuất thức ăn chăn nuôi 1074.3 Thực trạng kế tốn quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 112
4.3.1 Thống kê mô tả mức độ áp dụng kế tốn quản trị chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 112
Trang 64.3.3 Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí mơi trường 124
4.3.4 Thực trạng xác định chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 125
4.3.5 Thực trạng cung cấp thơng tin chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 127
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế tốn quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 129
4.4.1 Thống kê mô tả ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ áp dụng kế tốn quản trị chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 129
4.4.2 Định lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ áp dụng kế tốn quản trị chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 136
4.4.3 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 145
4.5 Tác động của kế tốn quản trị chi phí mơi trường đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 153
4.5.1 Thống kê mô tả tác động của kế tốn quản trị chi phí mơi trường đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh 153
4.5.2 Phân tích định lượng tác động của kế tốn quản trị chi phí mơi trường đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 155
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 159
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 160
5.1 Giải pháp hoàn thiện kế tốn quản trị chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 160
5.1.1 Hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí mơi trường 160
5.1.2 Hồn thiện xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường 163
5.1.3 Hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí mơi trường 169
5.1.4 Hồn thiện cung cấp thơng tin chi phí mơi trường 174
5.2 Khuyến nghị nhằm tăng cường áp dụng kế toán quản trị chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam 180
Trang 75.2.2 Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo 181
5.2.3 Đối với các hiệp hội 182
5.2.4 Đối với cộng đồng dân cư và các bên liên quan 183
5.2.5 Đối với doanh nghiệp 184
5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tương lai 185
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 187
KẾT LUẬN 188
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO 191
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
ABC Kế toán chi phí dựa trên hoạt động ALCE Áp lực cưỡng chế
ALQP Áp lực quy phạm APBC Áp lực bắt chước CBLQ Các bên liên quan CDDC Cộng đồng dân cư
CKLD Cam kết người đứng đầu CLMT Chiến lược môi trường DNSX Doanh nghiệp sản xuất
ECMA Kế toán quản trị chi phí mơi trường EMA Kế tốn quản trị môi trường
EPA Cơ quan bảo vệ môi trường
HACCP Tiêu chuẩn Phân tích mối nguy và Kiểm sốt điểm tới hạn IFAC Liên đồn kế toán quốc tế
ISO14001 Tiêu chuẩn quốc tế quản lý môi trường JMETI Bộ kinh tế công nghiệp Nhật Bản JMOE Bộ môi trường Nhật Bản
NVL Nguyên vật liệu
PCCC Phòng cháy chữa cháy
PLS Partial Least Square (Bình phương nhỏ nhất từng phần) ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROI Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên đầu tư
SEM Mơ hình cấu trúc tuyến tính
SXC Sản xuất chung
TĂCN Thức ăn chăn nuôi
UNCTAD Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ áp dụng ECMA 26
Bảng 2.1 Các định nghĩa về Kế toán quản trị môi trường 40
Bảng 2.2 Báo cáo tổng hợp chi phí mơi trường theo yếu tố mơi trường 65
Bảng 2.3: Báo cáo chi phí mơi trường theo loại chi phí 66
Bảng 3.1 Mức độ áp dụng ECMA trong doanh nghiệp 81
Bảng 3.2 Thang đó của biến áp lực cưỡng chế 83
Bảng 3.3: Thang đo biến áp lực quy phạm 84
Bảng 3.4: Thanh đo biến áp lực bắt chước 84
Bảng 3.5 Thang đo biến áp lực cộng đồng dân cư 85
Bảng 3.6 Thang đo biến áp lực các bên liên quan 86
Bảng 3.7 Thanh đo biến chiến lược mơi trường tích cực 87
Bảng 3.8 Thang đo biến cam kết của người đứng đầu 88
Bảng 3.9 Các chỉ báo (thang đo) của Hiệu quả tài chính 89
Bảng 3.10 Các chỉ báo (thang đo) của lợi thế cạnh tranh 90
Bảng 4.1 Cơ cấu các nhóm sản phẩm TĂCN 101
Bảng 4.2 Sản lượng TĂCN gđ 2015-2020 theo vùng sinh thái (1.000 tấn) 102
Bảng 4.3 Sản lượng TĂCN gđ 2015-2020 theo loại hình doanh nghiệp (1.000 tấn) 103
Bảng 4.4 Tổng hợp phát thải môi trường và nguồn phát sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi 111
Bảng 4.5 Mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 113
Bảng 4.6 Kiểm định tính đồng nhất phương sai 113
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Robust test 114
Bảng 4.8 Mơ tả giá trị trung bình mức độ áp dụng ECMA theo quy mô DN 114
Bảng 4.9 Kết quả điểm định sự khác biệt về MDAD giữa DN trong nước và DN nước ngoài 115
Bảng 4.10 Kết quả thống kê giá trị trung bình về MDAD theo loại doanh nghiệp 116
Bảng 4.11 Trích báo cáo tổng hợp chi phí 128
Bảng 4.12 Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực cưỡng chế 131
Bảng 4.13 Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực quy phạm 132
Bảng 4.14 Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực bắt chước 132
Bảng 4.15 Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực cộng đồng dân cư 133
Bảng 4.16 Thống kê mô tả ảnh hưởng của áp lực các bên liên quan 134
Trang 10Bảng 4.18 Thống kê mô tả ảnh hưởng của cam kết người đứng đầu 135
Bảng 4.19 Hệ số tải ngoài Outer loading (lần 1) 136
Bảng 4.20 Hệ số tải ngoài Outer loading (lần 2) 138
Bảng 4.21 Kết quả kiểm định độ tin cậy và tính hội tụ của thang đo 140
Bảng 4.22 Kết quả kiểm tra tính phân biệt 143
Bảng 4.23 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 143
Bảng 4.24 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến áp dụng ECMA 145
Bảng 4.25 Kết luận các giả thuyết nghiên cứu 153
Bảng 4.26 Thống kê mô tả tác động của ECMA đến hiệu quả tài chính 154
Bảng 4.27 Thống kê mơ tả tác động của ECMA đến lợi thế cạnh tranh 155
Bảng 4.28 Kết quả đánh giá tác động của ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh từ ước lượng mơ hình cấu trúc SEM 155
Bảng 5.1 Báo cáo chi phí môi trường theo trung tâm/công đoạn 175
Bảng 5.2 Báo cáo chi phí mơi trường theo sản phẩm 176
Bảng 5.3 Báo cáo chi phí mơi trường theo dịng vật liệu 177
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Vai rò của ECMA trong hỗ trợ thơng tin cho q trình ra quyết định 69
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Thương mại VIC 106
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ bộ máy kế tốn của Cơng ty TNHH Thương mại VIC 107
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Phân loại chi phí mơi trường theo khả năng đo lường 46
Hình 2.2 Các loại chi phí mơi trường theo phân loại của UNDSD 47
Hình 2.3 Xác định chi phí theo kế tốn truyền thống 59
Hình 2.4 Mơ hình xác định chi phí mơi trường (sửa chữa nhược điểm của phương pháp truyền thống) 61
Hình 2.5 Mơ hình xác định chi phí mơi trường dựa trên hoạt động (ABC) 61
Hình 3.1 Khung lý thuyết của nghiên cứu 76
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu 80
Hình 4.1 Sản lượng TĂCN giai đoạn 2010-2020 100
Hình 4.2 Cơ cấu số lượng DNSX thức ăn chăn nuôi theo vùng địa lý 103
Hình 4.3 Top 10 cơng ty thức ăn chăn ni Việt Nam uy tín 105
Hình 4.4 Thống kê số lượng mẫu theo quy mơ và loại hình 106
Hình 4.5 Thực trạng nhận diện chi phí xử lý phát thải môi trường trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 118
Hình 4.6 Thực trạng nhận diện chi phí phịng ngừa và bảo vệ mơi trường trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam 120
Hình 4.7 Thống kê mơ tả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ECMA trong các DNSX thức ăn chăn ni 141
Hình 4.8 Kết quả ước lượng mơ hình cấu trúc 144
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề môi trường được coi là cốt lõi trong phát triển bền vững của mỗi quốc gia và mọi tổ chức trong nền kinh tế Để hướng tới phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải đảm bảo hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả mơi trường Do đó, ngồi việc phải đổi mới quy trình sản xuất, tăng cường nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, yêu cầu của các bên liên quan và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cịn phải chấp hành các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ, khắt khe hơn của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư Chính những điều này dẫn đến làm tăng các khoản chi phí mơi trường đối với các doanh nghiệp và việc bỏ qua hoặc cung cấp khơng chính xác thơng tin chi phí mơi trường sẽ ảnh hưởng đến các quyết định trong kinh doanh Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của nhà quản trị và các bên liên quan và giúp doanh doanh nghiệp thực hiện quản trị chi phí hiệu quả thì vai trị của kế tốn rất quan trọng, địi hỏi hệ thống kế toán cũng cần đổi mới, phát triển hoàn thiện hơn
Trang 14xác định chi phí mơi trường và đánh dấu cho sự phát ra đời của kế tốn quản trị chi phí mơi trường (ECMA)
Kế tốn quản trị chi phí mơi trường được định nghĩa là q trình thu thập, ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin chi phí mơi trường cho việc ra quyết định (Savage, 2001; Jing & SongQing, 2011; Mokhtar & cộng sự, 2016) Mặc dù ECMA được cho là khắc phục được hạn chế của kế tốn mơi trường truyền thống và việc áp dụng ECMA có thể dẫn đến các cơ hội tiết kiệm chi phí (Jasch, 2003; Gale, 2006), giảm thiểu rủi ro về môi trường và xã hội (Burritt và cộng sự, 2009) cải thiện hiệu suất chất lượng, tăng cường lợi thế cạnh tranh (Dunk, 2007; Latan & cộng sự, 2018); Thu hút nguồn nhân lực và nâng cao uy tín của cơng ty (Bennett & cộng sự 200; Hansen & Mowen, 2005)… Tuy nhiên, EMCA chủ yếu mới được áp dụng ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật Bản, còn ở các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam thì mức độ áp dụng ECMA cịn nhiều hạn chế
Trang 15nghiệp và nó cũng là thách thức đối với doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn ni nói riêng và các doanh nghiệp nói chung
Trang 16Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Kế toán quản trị chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam” đã được
lựa chọn để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp cũng như đánh giá tác động của mức độ áp dụng ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện, tăng cường áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam trong thời gian tới
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
(1) Đánh giá thực trạng áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam thông qua mức độ thực hiện các nội dung ECMA
(2) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
(3) Đánh giá tác động của mức độ áp dụng ECMA đến hiệu tài chính và lợi thế cạnh tranh trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
(4) Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện và tăng cường áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Thực trạng áp dụng EMCA (nhận diện chi phí mơi trường, xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí, xác định chi phí và cung cấp thơng tin chi phí mơi trường) trong các DNSX thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
(2) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó ra sao?
(3) Mức độ áp dụng ECMA có tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh trong DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam?
(4) Cần những giải pháp, khuyến nghị gì để hồn thiện và tăng cường áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam?
Trang 17Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA và tác động của việc áp dụng ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung:
Chi phí mơi trường được đề cập trong nghiên cứu này là các chi phí mơi trường mà doanh nghiệp có thể xác định được và có trách nhiệm chi trả, khơng bao gồm chi phí phát sinh mà doanh nghiệp khơng có trách nhiệm phải chi trả Nội dung chi phí mơi trường được đề cập trong nghiên cứu này được tiếp cận trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Ủy ban phát triển bền vững Liên Hợp Quốc (UNDSD, 2001)
Phạm vi thời gian
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp cả phương pháp phỏng vấn sâu và phương điều tra bằng phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu Các cuộc phỏng vấn sâu, điều tra thu thập dữ liệu được chia thành ba giai đoạn, giai đoạn thứ nhất (từ tháng 5/2018 – 10/2018) được sử dụng để phỏng vấn chuyên gia nhằm làm rõ một số khái niệm, biến và thang đo dự kiến đưa vào mơ hình nghiên cứu Giai đoạn hai (tháng 8-9/2019), trên cơ sở các thang đo đã được xác định, tác giả kế thừa bảng hỏi của các nghiên cứu tiền nhiệm và thực hiện thiết kế bảng hỏi, bảng hỏi bán cấu trúc và tiến hành phỏng vấn, điều tra thử Giai đoạn 3 (tháng 9/2019 -5/2021) thực hiện điều tra, phỏng vấn với tồn số mẫu được chọn Sau đó, khi có kết quả nghiên cứu, tác giả tiếp tục lấy ý kiến của các doanh nghiệp để làm rõ thêm kết quả nghiên cứu
Phạm vi không gian
Nghiên cứu này được thực hiện tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, phân bổ ở cả ba miền Nghiên cứu thực hiện khảo sát 120 doanh nghiệp và được chọn mẫu dựa trên quy mô doanh nghiệp nhưng chỉ nhận được phản hồi đầy đủ của 102 doanh nghiệp Ngồi ra, nghiên cứu cịn thực hiện phỏng vấn sâu 06 doanh nghiệp với đối tượng là nhà quản trị, bộ phận kế toán và bộ phận quản lý mơi trường/an tồn sản xuất
5 Những đóng góp của luận án
Trang 18- Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung của EMCA gồm nhận diện và phân loại chi phí mơi trường; xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường; Xác định chi phí mơi trường và cung cấp thơng tin chi phí mơi trường
- Nghiên cứu đã vận dụng các lý thuyết kinh tế - xã hội trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp gồm lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết bất định và lý thuyết các bên liên quan
- Nghiên cứu cũng đã làm rõ tác động của ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
- Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA và tác động của ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và những khó khăn, rào cản trong việc áp dụng ECMA, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện ECMA trong các doanh nghiệp bao gồm: Hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí mơi trường, hồn thiện xây dựng định mức và lập dự toán chi phí mơi trường; hồn thiện ghi nhận, theo dõi và xác định chi phí mơi trường và hồn thiện lập báo cáo chi phí mơi trường Các giải pháp được đề xuất được xuất phát từ thực trạng nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế uy tín và tham khảo các nghiên cứu trong bối cảnh tài Việt Nam nên sẽ có ý nghĩa thực tiễn với các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
- Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi, nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành, các hiệp hội, các cơ sở giáo dục và đào tạo và chính các doanh nghiệp nhằm tăng cường việc áp dụng ECMA trong thời gian tới
6 Kết cấu luận án
Luận án gồm có 5 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí mơi trường Chương 2: Cơ sở lý luận về kế tốn quản trị chi phí mơi trường
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trang 19CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG
1.1 Tổng quan nghiên cứu về kế tốn quản trị chi phí mơi trường
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
Trang 20rộng hơn phạm vi chi phí mơi trường Ngồi các tổ chức quốc tế, cũng đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới như Schaltegger & Buritt, 2000; Larrinaga & Bebbington, 2001.v.v Các nghiên cứu này đã làm rõ thêm lý thuyết về ECMA, đặc biệt là các phương pháp xác định chi phí mơi trường mà một số tài liệu trước đó đã đề cập nhưng chưa được làm rõ
Về nghiên cứu thực tiễn, vào những năm đầu của thế kỷ 21, bên cạnh các cơng trình nghiên cứu nhằm củng cố lý luận về ECMA thì cũng đã xuất hiện nhiều hơn các nghiên cứu về thực tiễn ECMA ở cấp độ doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên vẫn chủ yếu ở các nước Châu Âu và Mỹ Theo Bartolomeo & cộng sự (2000), ECMA tại Mỹ tập trung chủ yếu vào vấn đề chi phí mơi trường phục vụ cho q trình ra quyết định của nhà quản trị, cung cấp thông tin để lập các báo cáo môi trường đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Mỹ và giúp các doanh nghiệp tránh được các khoản tiền phạt Trong dự án nghiên cứu về Kế tốn mơi trường tại Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ có tên ECOMAC đã chỉ ra rằng, 64% các cơng ty Mỹ có nhận diện và ghi nhận chi phí mơi trường Tuy nhiên, chi phí mơi trường được ghi nhận chủ yếu là các chi phí hiện hữu như chi phí năng lượng, chi phí xử lý chất thải, trong khi lại ít chú ý đến các chi phí tiền phạt và bảo hiểm
Trang 21Bartolomeo & cộng sự (2000) cũng chỉ ra, có 50% các cơng ty ở Châu Âu có theo dõi chi tiết các khoản chi phí mơi trường trên các tài khoản riêng và con số này ở Mỹ lên tới 83% và các tài khoản riêng này đều được đặt tên Sự khác biệt này chủ yếu là ở cấp nhà máy sản xuất, nơi mà chỉ có 18% cơng ty ở Châu Âu có theo dõi chi phí mơi trường so với 64% ở Mỹ Tuy nhiên, có một điểm chung giữa các cơng ty ở Mỹ và Châu Âu đó là hầu hết các cơng ty đều theo dõi các chi phí mơi trường được biểu hiện rõ ràng như chi phí năng lượng, xử lý chất thải mặc dù không phải lúc nào chúng cũng được xác định là có liên quan đến mơi trường nhưng lại ít chú ý đến những khoản chi phí bên ngồi như chi tiền phạt do ảnh hưởng đến mơi trường hay chi phí các khoản bảo hiểm Về phân bổ chi phí, các cơng ty đều cho rằng việc phân bổ chi phí mơi trường là rất quan trọng Hiện tại, các công ty đang sử dụng các tiêu thức để phân bổ chi phí mơi trường là phân bổ theo giờ lao động và phân bổ theo khối lượng sản phẩm Một số công ty tiến hành phân bổ chi phí mơi trường theo từng quy trình hoạt động sản xuất (Activity Cost Base - ABC)
Trang 22triển vượt bậc về ECMA trong các doanh nghiệp cả về phương diện nhận diện chi phí mơi trường, ghi nhận và xác định chi phí mơi trường ở một số quốc gia Châu Âu
Cũng tương tự các phát hiện trên ở các quốc gia Châu Âu, Viện Kế tốn cơng Australia (2002) (trích trong Hồng Thị Bích Ngọc, 2017) chỉ ra, các doanh nghiệp sản xuất nhựa, cung cấp dịch vụ, sản xuất lông cừu và các tổ chức giáo dục ở Úc chỉ nhận diện và ghi nhận các chi phí mơi trường hiện hữu như chi phí sử dụng năng lượng và xử lý chất thải trong hệ thống kế tốn Các chi phí của chất thải thường không được theo dõi, báo cáo hoặc báo cáo thiếu vì họ cho rằng các chi phí ngun vật liệu nói riêng và các đầu vào nói chung chỉ nên được tính vào chi phí sản xuất mà khơng ghi nhận là chi phí mơi trường Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả nguyên, nhiên liệu đưa vào sử dụng đều tạo nên sản phẩm mà sẽ có một phần tạo nên đầu ra phi sản phẩm, đó chính là nước thải, chất thải Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các tổ chức này không thành công trong phân bổ chi phí mơi trường mà vẫn phân bổ theo phương pháp truyền thống
Trang 23Bên cạnh những các cơng trình nghiên cứu ở Châu Âu, Mỹ và các quốc gia phát triển thì ngày càng nhiều các nghiên cứu về ECMA ở các quốc gia đang phát triển như ở Châu Phi và nhiều quốc gia ở Đông Nam Á Govender (2016) đã thực hiện nghiên cứu để đánh giá mức độ thức hiện ECMA tại các doanh nghiệp sản xuất ở Nam Phi Tổng số 261 doanh nghiệp sản xuất được lựa chọn để khảo sát bằng bảng hỏi cấu trúc, các câu hỏi tập trung thu thập đánh giá của các doanh nghiệp về mức độ thực hiện các nội dung ECMA qua thang đo likert 5 mức độ Chi phí mơi trường trong nghiên cứu này được kế thừa từ cách phân loại chi phí mơi trường của IFAC (2005), theo đó chi phí mơi trường được phân loại gồm: Chi phí vật liệu của sản phẩm, chi phí vật liệu của đầu ra phi sản phẩm, chi phí xử lý chất thải, chi phí phịng ngừa mơi trường, chi phí nghiên cứu và phát triển và các khoản chi phí ít hiện hữu như các khoản tiền phạt, bồi thường Cách phân loại chi phí này cũng tương tự cách phân loại chi phí của IFAC (2005) Để đánh giá mức độ thực hiện các nội dung ECMA, nghiên cứu đã sử dụng tháng đo likert 5 mức độ Kết quả nghiên cứu chỉ ra, trong các loại chi phí mơi trường ở trên thì các doanh nghiệp cho rằng họ thực hiện một cách đầy đủ việc theo dõi và ghi nhận chi phí vật liệu của sản phẩm (chi phí sử dụng tài nguyên, năng lượng cho sản xuất), với 43,7% doanh nghiệp cho rằng họ thực hiện ở mức cao và chỉ có 12,7% cho rằng thực hiện với mức thấp Ngược lại, chi phí vật liệu của đầu ra phi sản phẩm lại được các doanh nghiệp ít theo dõi và ghi nhận trong hệ thống kế tốn, chỉ có 18,2% doanh nghiệp cho rằng họ có thực hiện ghi nhận đầy đủ chi phí này cịn hơn 50% các doanh nghiệp cho rằng mực độ thực hiện theo dõi, ghi nhận chi phí này là rất thấp và thấp Kết quả nghiên cứu chỉ ra, hầu hết các doanh nghiệp đánh giá mức độ thực hiện việc xác định và ghi nhận chi phí xử lý chất thải, chi phí phịng ngừa mơi trường ở mức bình thường, chỉ có duy nhất chi phí nghiên cứu và phát triển các dự án liên quan đến môi trường là được các doanh nghiệp đánh giá thực hiện ở mức cao Về phân bổ chi phí mơi trường, tất cả doanh nghiệp được điều tra cho rằng chi phí mơi trường cần được phân bổ cho từng sản phẩm cụ thể và họ cho rằng họ đang thực hiện phân bổ chi phí môi trường từ tốt đến rất tốt, và một trong những tiêu thức phân bổ chi phí môi trường là số lượng sản phẩm
Trang 24chỉ ra, mức độ thực hành ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Maylaysia còn hạn chế, cả khía cạnh tiền tệ và khía cạnh vật lý Theo đó, mức độ thực hành ECMA trong các doanh nghiệp được khảo sát chỉ đạt 2,48 điểm theo thang đó 5 mức độ Các nội dung của ECMA được thực hiện trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Malaysia bao gồm: Kế tốn chi phí mơi trường, tích hợp thơng tin mơi trường lập dự toán ngân sách, quyết định lựa chọn dự án đầu tư mơi trường và lập kế hoạch tài chính mối trường Về khía cạnh vật lý, thơng tin từ ECMA được sử dụng để đánh giá tác động môi trường ngắn hạn và đánh giá môi trường sau dự án đầu tư
Ramil & Ismail (2013) đã thực hiện khảo sát 119 doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 14001 tại Malaysia để đánh giá thực trạng áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp Thang đo likert được sử dụng để đánh giá mức độ áp dụng ECMA tại các doanh nghiệp được khảo sát Theo đó, nội dung áp dụng ECMA được thể hiện qua khía cạnh như nhận diện và phân loại chi phí mơi trường, dự tốn chi phí mơi trường, phân bổ chi phí môi trường, phát triển các KPIs đánh giá hiệu quả môi trường v.v Kết quả nghiên cứu chỉ ra, mức độ áp dụng ECMA tại các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 14001 ở khá cao, mức điểm bình quân đạt 3,41 trên thang điểm 5, qua đây cũng cho thấy việc tích hợp ECMA trong điều kiện để được chứng nhận tiêu chuẩn ISO sẽ là áp lực để các doanh nghiệp thực hiện ECMA Tuy nhiên, trong các nội dung của EMCA thì chủ yếu các doanh nghiệp mới thực hiện một số nội dung như nhận diện và phân loại chi phí mơi trường, phân bổ chi phí mơi trường theo quy trình sản xuất, phát triển các KPIs đánh giá hiệu quả mơi trường Cịn các nội dung như lập dự tốn chi phí môi trường, đánh giá chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm và sử dụng thơng tin chi phí mơi trường trong việc ra quyết định còn hạn chế
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Trang 25Về thực hành ECMA trong các doanh nghiệp, giai đoạn đầu của thể kỷ 21 có rất ít nghiên cứu được thực hiện Một số nghiên cứu được triển khai như nghiên cứu của Bùi Thị Thu Thủy (2010) tại các doanh nghiệp sản xuất than Việt Nam hay nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu (2010) trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam chỉ ra chi phí mơi trường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp còn hạn chế Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu hơn về ECMA trong các doanh nghiệp được thực hiện như nghiên cứu ECMA trong các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam (Hồng Thị Bích Ngọc, 2017); Nghiên cứu ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất gạch (Lê Thị Tâm, 2017); Nghiên cứu ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thép (Nguyễn Thị Nga, 2017); Nghiên cứu ECMA trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản (Ngơ Thị Hồi Nam, 2017) hay là nghiên cứu ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất tại Thanh Hóa (Lê Thị Minh Huệ, 2019); Nghiên cứu ECMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực miền Nam (Nguyễn Thị Hằng Nga, 2019); Nghiên cứu ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất vải sợi (Nguyễn Thị Hồng Sương, 2022).v.v Mặc dù ở các lĩnh vực sản xuất khác nhau nhưng các nghiên cứu đã được thực hiện đều tiếp cận ECMA theo bốn nội dung của ECMA là nhận diện và phân loại chi phí mơi trường; xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường; Phương pháp xác định chi phí mơi trường và phân tích, cung cấp thơng tin chi phí mơi trường Phương pháp nghiên cứu được các tác giả sử dụng trong nghiên cứu thực trạng áp dụng ECMA tại các đơn vị nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu định tính nhằm mơ tả thực trạng thực hành các nội dung của ECMA Ngoài ra, một số kỹ thuật thống kê như thống kê mô tả cũng được các tác giả sử dụng linh hoạt nhằm rõ hơn vấn đề nghiên cứu Thực trạng áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam được tổng hợp như sau:
(i) Nhận diện chi phí mơi trường:
Trang 26trường, chi phí th ngồi cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải và chi phí bảo hộ lao động Ngồi ra, tại các doanh nghiệp này cịn nhận diện chi phí mơi trường cịn bao gồm chi phí trồng cây, chi phí bảo hộ cho người lao động nhằm tránh tác hại của môi trường Kết quả này cũng có sự tương đồng với các phát hiện của Nguyễn Thị Nga (2017) khi nghiên cứu ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam Theo đó, chi phí mơi trường được nhận diện trong các doanh nghiệp sản xuất thép cũng bao gồm các chi phí như chi phí vật tư xử lý chất thải, chi phí khấu hao của hệ thống xử lý chất thải, chi phí nhân cơng vệ sinh mơi trường, chi phí th ngồi cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải…v.v Tuy nhiên, tỷ lệ nhận diện các loại chi phí này là chi phí mơi trường lại có sự khác nhau Cụ thể, có 63,4% doanh nghiệp sản xuất thép được điều tra nhận diện chi phí vật tư phục vụ xử lý chất thải là chi phí mơi trường, có 58,33% doanh nghiệp nhận diện chi phí khấu hao của hệ thống xử lý chất thải, 71,3% doanh nghiệp nhận diện chi phí nhân cơng xử lý chất thải là chi phí mơi trường và khoản mục chi phí có tỷ lệ doanh nghiệp nhận diện là chi phí mơi trường cao nhất là chi phí th ngồi thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải Đây là các chi phí hiện hữu, dễ xác định và theo dõi chi tiết Bên cạnh đó, theo Lê Thị Minh Huệ (2019), ngồi các chi phí xử lý chất thải thì các doanh nghiệp sản xuất tại Thanh Hóa cịn nhận diện một số loại chi phí mơi trường là chi phí nhằm phịng ngừa và quản lý mơi trường như chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí đào tạo nhân viên quản lý mơi trường, chi phí tư vấn mơi trường (có 40% doanh nghiệp được điều tra nhận diện) Ngoài ra, kết quả các nghiên cứu này cũng chỉ ra, chi phí đầu vào của đầu ra phi sản phẩm (chất thải, nước thải) không được nhận diện ở tất cả các doanh nghiệp Thực trạng này cũng được Nguyễn Thị Hồng Sương (2022) chỉ ra tại các doanh nghiệp sản xuất vải sợi ở Việt Nam Điều này cho thấy, so với tài liệu hướng dẫn của IFAC (2005) và UNDSD (2001) thì chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp này cịn chưa được nhận diện đầy đủ, trong khi theo các tổ chức này thì những chi phí xử lý chất thải chỉ là “phần nổi của tảng băng” trong chi phí mơi trường, hay nói cách khác, chúng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí mơi trường và phần lớn lại là chi phí đầu vào của các đầu ra phi sản phẩm mà chưa được các doanh nghiệp nhận diện Kết quả của việc nhận diện chi phí mơi trường khơng đầy đủ dẫn đến thơng tin chi phí mơi trường cung cấp khơng chính xác và nhà quản trị khơng nhìn nhận được các thông tin này một cách đầy đủ và cho rằng chi phí mơi trường là khơng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 27theo nội dung và cơng dụng của chi phí (chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác) Việc phân loại chi phí dựa vào phạm vi phát sinh chi phí và nội dung của chi phí Chẳng hạn, tại Nhà máy Cán thép Lưu Xá, chi phí hóa chất cho hoạt động của hệ thống khử bụi được ghi nhận vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân cơng vệ sinh mơi trường được tập hợp vào chi phí nhân cơng trực tiếp; chi phí vật tư sử dụng cho hoạt động của hệ thống lọc bụi, chi phí khấu hao và sửa chữa thiết bị thiết bị phục vụ hoạt động môi trường được tập hợp vào chi phí sản xuất chung; chi phí tiếp đón đồn đánh giá ISO, Sở Tài nguyên & Môi trường…được tập hợp vào chi phí quản lý doanh nghiệp (Nguyễn Thị Nga, 2017)
(ii) Về xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường:
Việc xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường là một trong những nội dung quan trọng của ECMA Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra, ở tất cả doanh nghiệp được điều tra thuộc các lĩnh vực sản xuất (dầu khí, chế biến thủy sản, gạch, thép, xi măng, nhiệt điện) đều khơng xây dựng định mức cho chi phí mơi trường Hầu hết các doanh nghiệp này có thực hiện xây dựng định mức nguyên vật liệu, nhân công cho sản xuất sản phẩm nhưng không tách riêng được cho khoản mục chi phí mơi trường (Nguyễn Thị Nga, 2017; Hồng Thị Bích Ngọc, 2017; Lê Thị Minh Huệ, 2019; Nguyễn Thị Hồng Sương, 2022 ) Các doanh nghiệp cho rằng chi phí mơi trường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí sản xuất nên khơng cần xây dựng định mức cho chi phí này (Hồng Thị Bích Ngọc, 2017) Theo tác giả, một lý do chính nữa mà các doanh nghiệp không thực hiện xây dựng định mức cho chi phí mơi trường là do chi phí ngun vật liệu, chi phí nhân cơng cho chất thải khơng được nhận diện là chi phí mơi trường nên trong hệ thống kế toán hiện tại của các đơn vị chỉ chứa đựng các thông tin về định mức nguyên vật liệu, năng lượng sử dụng cho sản xuất (có trong định mức và kế hoạch sản xuất), mà khơng có định mức nguyên vật liệu, năng lượng bị tổn thất (không tạo ra sản phẩm mà tạo ra chất thải, nước thải) Tuy nhiên, cũng có một số ít doanh nghiệp có xây dựng định mức chi phí xử lý chất thải, định mức cho khối lượng chất thải, nước thải nhưng việc xây dựng này là nhằm quản lý chất thải hoặc là là để cơng ty kiểm sốt q trình vận hành của hệ thống xử lý chất thải chứ khơng phải phục vụ mục đích cho lập dự tốn chi phí mơi trường, quản lý chi phí mơi trường (Ngơ Thị Hồi Nam, 2017; Lê Thị Minh Huệ, 2019)
Trang 28môi trường và chỉ có một số ít doanh nghiệp có lập dự tốn chi phí cho một số loại chi phí xử lý chất thải
(iii) Phương pháp xác định chi phí môi trường
Các nghiên cứu chỉ ra, hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quy trình sản xuất và khơng sử dụng tài khoản riêng để theo dõi chi phí mơi trường mà chúng được tập hợp chung vào chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp, tùy thuộc vào cơng dụng và nội dung chi phí Chẳng hạn như các doanh nghiệp sản xuất thép, chi phí hóa chất dùng cho hệ thống khử bụi được hạch tốn chung vào TK621 - Chi phí ngun, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân cơng vệ sinh mơi trường được tập hợp vào TK622 - Chi phí nhân cơng trực tiếp; Chi phí vật tư sử dụng cho hệ thống khử bụi, lọc bụi, hệ thống bơm nước tuần hoàn được tập hợp vào sổ chi tiết tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu; Chi phí dụng cụ sửa chữa hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động môi trường được tập hợp vào tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất; Chi phí khấu hao thiết bị mơi trường được các doanh nghiệp tính tốn trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ chung của doanh nghiệp, sau đó được tập hợp vào tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí th các dịch vụ mua ngồi như chi phí vận chuyển xỉ thải, xúc xỉ thải, chi phí thuê doanh nghiệp CP Môi trường và Đô thị, được tập hợp vào tài khoản 6277 v.v (Nguyễn Thị Nga, 2017) Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu cũng chỉ ra ở một số doanh nghiệp, mặc dù kế toán không sử dụng tài khoản riêng để hạch tốn chi phí mơi trường nhưng họ mở các tài khoản khá chi tiết (cấp 3, cấp 4) để phản ánh các loại chi phí này Chẳng hạn như tại Cơng ty BSR chi phí quan trắc môi trường được hạch tốn vào TK62771, chi phí vệ sinh cảnh quản được hạch toán vào tài khoản 62781 (Hồng Bích Ngọc, 2017) Tại Cơng ty Cổ phần
Bia Thanh Hóa, chi phí khấu hao hệ thống xử lý chất thải được theo dõi trên Tài khoản 62742 – Chi phí khấu hao TSCĐ của hệ thống xử lý chất thải (Lê Thị Minh Huệ, 2019) Hay, tại Cổ phần xi măng Vicem Hải Vân, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ xử lý chất thải được hạch toán vào TK62713, TK62723 tùy loại TSCĐ và mở chi tiết cho từng phân xưởng, chi phí cơng nhân dọn dẹp vệ sinh (th ngồi) được hạch tốn vào TK62717 (Nguyễn Thị Tiền, 2014)
Trang 29phí theo số lượng sản phẩm và 45% trong số đó phân bổ chi phí theo chi phí ngun vật liệu trực tiếp và khơng có doanh nghiệp nào phân bổ chi phí theo các phương pháp tiên tiến Chính việc phân bổ chi phí theo phương pháp truyền thống như thế này dẫn đến thơng tin chi phí, giá thành các sản phẩm chưa chính xác, ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị và thiếu biện pháp quản lý, tiết kiệm chi phí Ví dụ như tại các doanh nghiệp sản xuất gạch, chi phí xử lý chất thải là loại chi phí khá cao đối với sản phẩm gạch nung nhưng lại không đáng kể đối với gạch khơng nung nhưng chi phí này lại được tập hợp chung và phân bổ theo khối lượng sản phẩm nên dẫn đến chi phí cho từng sản phẩm sai và dẫn đến giá thành khơng chính xác (Lê Thị Tâm, 2017)
(iv) Cung cấp thông tin chi phí mơi trường
Hệ quả của việc không tách biệt chi phí mơi trường ra khỏi chi phí sản xuất, kinh doanh và khơng theo dõi các loại chi phí này trên các tài khoản chi tiết là hầu hết các doanh nghiệp khơng lập báo cáo chi phí mơi trường (Hồng Thị Bích Ngọc, 2017; Lê Thị Tâm, 2017; Nguyễn Thị Nga, 2017; Lê Thị Minh Huệ, 2019…) Thực tế, các doanh nghiệp đã lập một số báo cáo liên quan đến vấn đề môi trường như báo cáo tác động môi trường, báo cáo quan trắc môi trường hay cam kết môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và quy định của cơ quan quản lý môi trường sở tại Một số doanh nghiệp có lập báo cáo tổng hợp chi phí mơi trường nhưng chỉ lập khi nhu cầu sử dụng thông tin của bộ phận quản lý môi trường chứ không phải để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định Điều này được lý giải là do chi phí mơi trường khơng được theo dõi và kiểm soát thường xuyên nên việc thực hiện lập báo cáo chi phí mơi trường là rất khó khăn Hơn thế nữa, các nhà quản lý đang có sự ưu tiên thấp về vấn đề quản lý môi trường hay sử dụng thông tin môi trường trong quản lý (Lê Thị Tâm, 2017)
1.2 Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế tốn quản trị chi phí mơi trường
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Trang 30nghiên cứu khác cũng chỉ ra quy mơ doanh nghiệp, hình thức sở hữu vốn và thơng tin nội bộ cũng có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp
Mỹ là quốc gia có các nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết và thực hành ECMA trong các tổ chức cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các tổ chức đó Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Bennett & James (1998) chỉ ra, tại Mỹ do có chính sách rất khắt khe về chịu trách nhiệm pháp lý đối với vấn đề môi trường bằng cách đưa ra các chế tài xử phải rất nghiêm ngặt nên tỷ lệ các công ty áp dụng ECMA trong quản lý là rất cao khi họ cho rằng trọng tâm của việc áp dụng ECMA là để nhận diện và tránh các khoản tiền phạt và nợ tiềm tàng do vấn đề liên quan đến mơi trường gây ra Điều đó cho thấy, chính sức ép từ Chính phủ thơng qua Luật hay các chế tài xử phạt có ảnh hưởng cùng chiều đối với mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp
Chang (2007), đã vận dụng lý thuyết bất định, lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA tại trường Đại học RMIT Phỏng vấn sâu và phỏng vấn qua bảng hỏi bán cấu trúc được sử dụng để thu thập dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra, việc thực hiện ECMA tại đơn vị được nghiên cứu còn nhiều hạn chế bởi các rào cản từ thái độ của nhà quản trị, rào cản về tài chính, nhận thức của nhà quản trị trong việc sử dụng thông tin môi trường trong ra quyết định, rào sản về thông tin và thiếu áp lực thể chế của luật pháp và các bên liên quan Như vậy, so với nghiên cứ của Bennett &James, 1998 thì nghiên cứu này đã chỉ ra ngoài các yếu tố bên ngoài và đặc biệt là áp lực của thể chế (Luật) thì việc thực hiện của ECMA còn chị ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đơn vị như thái độ của nhà quản trị, nhận thức của nhà quản trị và năng lực tài chính của đơn vị
Trang 31doanh và chiến lược của họ để đáp ứng các quy định Hay nói cách khác, vì có các quy định của Luật môi trường nên buộc các doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức và có nhận thức về việc thực hiện ECMA nhằm đáp ứng các quy định của pháp luật Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, thiếu nguồn lực tài chính sẽ hạn chế việc thực hiện ECMA Bên cạnh đó, để thực hiện ECMA thì cần sự giúp đỡ từ bên ngoài và đặc biệt là sự thúc đẩy của của bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp
Tiếp cận theo hướng nghiên cứu định tính đơn thuần, Setthasakko (2010) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các nguyên nhân sâu xa cản trở việc áp dụng ECMA trong các công ty sản xuất giấy và bột giấy ở Thái Lan Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc (Semi-Struture interview) với các lãnh đạo, quản lý môi trường và trưởng bộ phận kế tốn của 3 cơng ty Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 3 nguyên nhân cốt lõi cản trở việc áp dụng ECMA tại các công ty là là thiếu sự tổ chức học tập, bồi dưỡng; Quan điểm hạn hẹp về hiệu quả kinh tế của các nhà quản lý và thiếu sự hướng dẫn về ECMA Trong đó, tác giả nhấn mạnh về nguyên nhân quan điểm hạn hẹp về hiệu quả kinh tế của các nhà quản lý là rào cản quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất giấy ở Thái Lan Theo đó, các nhà quản lý ln có xu hướng tập trung ngắn hạn vào hiệu quả kinh tế và việc tạo ra lợi nhuận và họ không xem két những tác động tiêu cực của họ đối với cộng đồng cũng như vấn đề môi trường trong sản xuất
Trang 32các tổ chức ở Úc Ngồi ra, khi tổ chức đó tham gia một tổ chức hiệp hội nào đó thì cũng phải tuân thủ những quy định hiệp hội đó và trong đó có quy định về vấn đề mơi trường và điều đó bắt buộc họ phải thực hiện ECMA
Jalaludin & cộng sự (2011) đã vận dụng lý thuyết thể chế để đánh giá ảnh hưởng của áp lực thể chế đến mức độ thực hành ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia Phiếu điều tra được thiết lập dạng câu hỏi đóng với việc sử dụng thang đo liker 5 mức độ (mức 1 hoàn tồn khơng đồng ý, mức 5 hồn tồn đồng ý) Hơn 1.000 doanh nghiệp đã được lựa chọn ngẫu nhiên để điều tra nhưng chỉ thu lại được 74 phiếu Các yếu tố thể chế đưa vào mơ hình gồm áp lực cưỡng chế, áp lực quy phạm và áp lực bắt chước Trong đó, áp lực cưỡng chế được thể hiện qua các quy định của Chính phủ, các khoản tiền phạt, áp lực từ cổ đơng, chính quyền địa phương và các tổ chức về môi trường Áp lực quy phạm được thể hiện qua hai thang đo đó là động lực từ đào vào và là thành viên của hiệp hội kế toán Trong khi đó, áp lực bắt chước là áp lực của đối thủ cạnh tranh, các ngành công nghiệp khác trên cùng địa bàn hay là các tổ chức đa quốc gia Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được kết hợp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu Phân tích nhân tố (Factor analysis) và kiểm định Cronbach’s anpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các thang đo và nhóm các yếu tố Phương pháp hồi quy cũng được sử dụng để đo lường và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về thể chế đến mức độ thực hành ECMA trong các doanh nghiệp được khảo sát Kết quả phân tương quan pearson cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa mức độ áp dụng ECMA với các yếu tố thể chế nhưng kết quả hồi quy thì chỉ áp lực quy phạm có ảnh hưởng cùng chiều với ECMA và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α = 1% Kết quả phỏng vấn sâu kế toán một số doanh nghiệp cho thấy việc kế toán được đào tạo và tham gia vào hiệp hội kế toán là các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến việc thực hiện ECMA tại các doanh nghiệp
Trang 33trường cho việc lựa chọn các dự án Về các nhân tố ảnh hưởng, kết quả nghiên cứu chỉ ra việc thực hiện ECMA của các công ty bị ảnh hưởng bởi các quy định của Chính phủ, Luật mơi trường và áp lực từ khách hàng Đặc biệt là khác hàng từ các nước EU, ÚC, Newzeland Theo đó, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì các doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất đáp ứng một tiêu chuẩn chất lượng nào đó, chẳng hạn tiêu chuẩn ISO14001 và phải cung cấp thông tin liên quan đến môi trường, bao gồm cả chi phí mơi trường Để thực hiện điều đó, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện ECMA
Cũng vận dụng lý thuyết thể chế, Jamil & cộng sự (2015) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Malaysia Phương pháp hồi quy cũng được sử dụng để định lượng và kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp được điều tra Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Jalaludin & cộng sự (2011) Biến độc lập đưa vào mơ hình gồm áp lực cưỡng chế, áp lực quy phạm và áp lực bắt chước, các thang đo trong nghiên cứu cũng được kế thừa và phát triển thêm Cụ thể, áp lực cưỡng chế ngoài các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu của Jalaludin & cộng sự (2011) thì cịn bổ sung thêm áp lực của yếu tố truyền thông, khách hàng của doanh nghiệp và tổ chức cơng đồn trong doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra, trong biến độc lập đưa vào mơ hình thì chỉ có áp lực cưỡng chế có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA và có ý nghĩa ở mức α=5%, phát hiện này ngược với phát hiện của Jalaludin & cộng sự (2011) nhưng củng cố phát hiện của Gadenne & cộng sự (2009); Qian & cộng sự (2011) và một số nghiên cứu khác
Trang 34phận kế toán và quản trị mơi trường Ngồi ra, nhân viên của các bộ phận này cũng cần được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, hiểu viết về ECMA để áp dụng; (iii) Chiến lược xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra, nếu doanh nghiệp có chiến lược phát triển hướng đến việc nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp đối với các bên liên quan thì họ quan tâm và có mức độ áp dụng ECMA cao hơn
Nghiên cứu của Mokhtar & cộng sự (2016) tập trung làm rõ ảnh hưởng của đặc trưng doanh nghiệp đến mức độ áp dụng ECMA Vận dụng lý thuyết bất định và bằng các kỹ thuật phân tích nhân tố và kiểm định, nghiên cứu chỉ ra doanh nghiệp có quy mơ lớn có mức độ áp dụng ECMA cao hơn doanh nghiệp quy mô nhỏ và doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước có mức độ áp dụng cao hơn các doanh nghiệp tư nhân
Latan & cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chiến lược môi trường, nhận thức của nhà quản trị về tính khơng chắc chắn mơi trường và cam kết của người đứng đầu đến hiệu quả môi trường, thông qua áp dụng ECMA Khác với các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này có hai mối quan hệ cần định lượng và điểm định là mối quan hệ giữa chiến lược môi trường, nhận thức của nhà quản trị và tính khơng chắc chắn đến môi trường đến mức độ áp dụng ECMA và thứ hai là định lượng tác động của ECMA đến hiệu quả môi trường Để thực hiện đồng thời được hai mục tiêu nghiên cứu đó, ngồi việc phải phân tích nhân tố thì mơ hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) đã được các tác giả lựa chọn Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố gồm chiến lược môi trường, nhận thức của nhà quản trị về tính khơng chắc chắn của môi trường và cam kết của người đứng đầu công ty có tác động trực tiếp mức độ áp dụng ECMA của các doanh nghiệp và sự tác động này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α=5% và 1% Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng các biến này cũng có tác động đến hiệu quả mơi trường thông qua biến trung gian là mức độ thực
hành ECMA
Trang 35áp lực quy phạm và áp lực bắt chước có ảnh hưởng đến việc hiện ECMA nhưng kết quả mơ hình hồi quy lại chỉ cho thấy áp lực cưỡng chế có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA ở các doanh nghiệp Nigeria và Nam Phi Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chỉ thực hiện trên 44 công ty (mỗi quốc gia 22 công ty) nên không thể kết luận áp lực thể chế không ảnh hưởng đến ECMA cho tất cả các doanh nghiệp được
Nghiên cứu tác động của yếu tố thể chế đế mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp tại Srilanka, Gunarathne & cộng sự (2021) cũng đã chỉ ra, áp lực thể chế gồm áp lực cưỡng chế của Chính phủ, áp lực quy phạm và áp lực bắt chước có tác động cùng chiều đến ECMA Ngồi ra, kết qủa mơ hình cấu trúc tueyến tính (PLS_SEM) cịn chỉ ra yếu tố thể chế cịn có tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua tác động trung gian lên mức độ áp dụng ECMA
1.2.2 Tổng quan trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ECMA được thực hiện vào những năm đầu của thế kỷ 21 và sau đó được phát triển rộng từ những năm 2010 đến nay Ở những năm đầu, các nghiên cứu chủ yếu làm rõ khái niệm về kế tốn quản trị mơi trường và việc thực hiện kế tốn mơi trường trong các doanh nghiệp Bằng việc kết hợp phương pháp định tính và phương pháp thống kê mô tả, Phạm Đức Hiếu (2010) đã kết luận việc thiếu các áp lực chế tài pháp luật và thiếu cơ chế trách nhiệm đối với môi trường là những nhân tố căn bản cản trở việc áp dụng kế tốn mơi trường trong DNSX tại Việt Nam
Trang 36thuyết được đề xuất thì chỉ có 04 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận và 03 giả thuyết bị bác bỏ ở mức ý nghĩa α =10% Theo đó, các yếu tố được xác định có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất gạch gồm áp lực của Chính phủ, áp lực quy phạm, áp lực cộng đồng dân cư và chiến lược môi trường Nghiên cứu này cũng đề cập đến lợi ích của ECMA nhưng các phát hiện mang tính chất mơ tả và tác giả mới thực hiện kiểm định sự khác nhau về quan điểm lợi ích của ECMA quy mơ doanh nghiệp, trình độ đào tạo, số năm kinh nghiệm của người được phỏng vấn
Vận dụng lý thuyết khuếch tán của những đổi mới, lý thuyết thể chế và lý thuyết bất định, Nguyễn Thị Nga (2017) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất Thép ở Việt Nam Khác với các nghiên cứu trước, các nhân tố được đưa vào trong giả thuyết nghiên cứu gồm các nhân tố thuộc bên trong doanh nghiệp như nhận thức về ECMA của nhà quản lý, vai trò của bộ phận kế tốn quản trị, mức độ chuẩn hóa, truyền thơng nội bộ và yếu tố bên ngoài là áp lực cưỡng chế từ chính phủ, từ truyền thơng Phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy cũng được sử dụng để xác định các nhân tố có ảnh hưởng và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp thuộc ngành thép ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra, các biến độc lập đưa vào mơ hình đều có tác động cùng chiều đến mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp được điều tra, trong đó mức độ chuẩn hóa, nhận thức của nhà quản lý và áp lực cưỡng chế được xác định là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến mức độ áp dụng ECMA của các doanh nghiệp
Cũng dựa trên lý thuyết thể chế và lý thuyết bất định, Nguyễn Thị Hằng Nga (2019) tiến hành nghiên cứu trên 323 DNSX khu vực phía nam để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện ECMA (khía cạnh chi phí của EMA) Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được tác giả kết hợp sử dụng để xác định các yếu tố và định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ áp dụng ECMA Kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết cho thấy, các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX khu vực phía Nam bao gồm yếu tố chiến lược môi trường, môi trường kinh doanh, áp lực quy phạm, sự phức tạp của nhiệm vụ, áp lực mô phỏng, và áp lực cưỡng chế, và sự ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kê Trong các yếu tố có ảnh hưởng thì chiến lược mơi trường là có ảnh hưởng tích cực nhất và nhiệm vụ phức tạp là yếu tố có ảnh hưởng ngược chiều
Trang 37Tác giả đã tiến hàn khảo sát 236 doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam bằng phiếu điều tra để thực hiện nghiên cứu Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ECMA và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Các yếu tố đưa vào mơ hình nghiên cứu gồm yếu tố về môi trường kinh doanh, chiến lược môi trường, và công nghệ tiên tiến Trong đó, biến phụ thuộc mức độ áp dụng ECMA được thể hiện qua 6 thang đo như thông tin chi phí mơi trường, phương pháp xác định và phân bổ chi phí mơi trường, báo cáo chi phí mơi trường, đánh giá hiệu quả môi trường và sử dụng thông tin môi trường Kết quả nghiên cứu định lượng chi ra, các biến đưa vào mơ hình đều có tác động cùng chiều với mức độ áp dụng ECMA, nghĩa là khi tăng các biến độc lập lên thì mức độ áp dụng ECMA sẽ tăng Trong đó, mơi trường kinh doanh là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là hình thức sở hữu của cơng ty và cơng nghệ tiên tiến, chiến lược môi trường và quy mô doanh nghiệp Kết quả cũng có nhiều điểm tương đồng với phát hiện của Nguyễn Thị Hằng Nga (2019)
Mai Thị Quỳnh Như (2020) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất tại Đà Nẵng Phiếu điều tra được gửi đến 285 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP Đà Nẵng để thu thập số liệu Mặc dù cũng vận dụng lý thuyết bất định và lý thuyết thể chế nhưng các yếu tố đưa vào mơ hình để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến việc thực hiện ECMA gồm: Nhận thức của nhà quản trị, quy mô doanh nghiệp, chiến lược mơi trường, lợi ích-chi phí về việc áp dụng ECMA và quy định về việc thực hiện ECMA Kiểm định Cronbach Anpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA của các doanh nghiệp Kết quả hồi quy cho thấy, các biến độc lập đưa vào mô hình đều có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ áp dụng ECMA Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp có chiến lược mơi trường tích cực, nhận thức của nhà quản trị có chú trọng đến vấn đề môi trường bên cạnh hiệu quả kinh tế sẽ là động lực thúc đẩy việc thực hiện ECMA Ngồi ra, doanh nghiệp có quy mơ càng lớn và họ thấy được lợi ích từ việc thực hiện ECMA thì có mức thực hiện ECMA càng cao Áp lực từ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước cũng chính là sức ép quan trọng để tăng cường việc thực hiện ECMA trong các doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu này củng cố thêm các phát hiện của Lê Thị Tâm (2017); Đỗ Thị lan Anh (2020) trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam
Trang 38hợp pháp, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết bất định Tùy vào bối cảnh nghiên cứu khác nhau mà các biến độc lập được đưa vào mơ hình nghiên cứu có thể là khác nhau nhưng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra áp lực thể chế, áp lực của các bên liên quan và chiến lược mơi trường tích cực cùng với nhận thức của nhà quản trị có ảnh hưởng tích cực đến mức độ áp dụng ECMA ở các doanh nghiệp Phương pháp định tính và phương pháp định lượng được kết hợp sử dụng song song trong các nghiên cứu, các kỹ thuật như phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và các kỹ thuật thống kê mô tả đã được các tác giả áp dụng trong các nghiên cứu (Bảng 1.1)
Bảng 1.1 Tổng hợp cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA
STT Tác giả, năm Cơ sở lý thuyết Nhân tố ảnh hưởng
Phương pháp nghiên cứu
I Nghiên cứu nước ngoài
1 Bennett & James, (1998) Lý thuyết thể chế Áp lực cưỡng chế Định tính 2 Chang (2007) Chang & Deagan (2010) Lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết bất định Áp lực luật pháp, áp lực các bên liên quan, thái độ nhà quản trị, rào cản thông tin, rào cản tài chính Định tính 3 Gadenne & cộng sự (2009) Lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan Quy định của pháp luật; Khách hàng; Nhà cung cấp; Nguồn lực tài chính của DN Phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích hồi quy 4 Qian & cộng sự (2011) Lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp Áp lực cưỡng chế; áp lực quy phạm; áp lực bắt chước; cộng đồng dân cư Định tính
Trang 39STT Tác giả, năm Cơ sở lý thuyết Nhân tố ảnh hưởng Phương pháp nghiên cứu cộng sự (2011) chế lực quy phạm; áp lực bắt chước nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy 6 Khalid (2012) Áp lực cưỡng chế, áp lực khách hàng 7 Jamil & cộng sự (2015) Lý thuyết thể chế Áp lực cưỡng chế; áp lực quy phạm; áp lực bắt chước Phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy 8 Setthakko (2015) Vai trò lãnh đạo và hỗ trợ của người đứng đầu; Sự chia sẻ kiến thức và đào tạo; Chiến lược xây dựng hình ảnh doanh nghiệp Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng 9 Mokhtar & cộng sự (2016) Lý thuyết bất định
Quy mơ doanh
nghiệp, tình trạng sở hữu Nghiên cứu định lượng 10 Latan & cộng sự (2018)
Chiến lược môi trường; Nhận thức của nhà quản trị về tính khơng chắc chắn mơi trường; Cam kết của người đứng đầu
Trang 40STT Tác giả, năm Cơ sở lý thuyết Nhân tố ảnh hưởng Phương pháp nghiên cứu (2018) bất định Phân tích hồi quy 12 Gunarathne & cộng sự (2020) Lý thuyết thể chế Áp lực thể chế (áp lực cưỡng chế, áp lực bắt chước, áp lực quy phạm) ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ áp dụng ECMA PLS_SEM
II Nghiên cứu trong nước 1 Phạm Đức Hiếu (2010) Áp lực thể chế, nhận thức của nhà quản trị Định tính, thống kê mô tả 2 Lê Thị Tâm (2017) Lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết bất định Áp lực chính phủ, áp lực quy phạm, áp lực bắt chước, áp lực các bên liên quan, áp lực cộng đồng dân cư, chiến lược môi trường và nhận thức của nhà quản trị Định tính Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích hồi quy 3 Nguyễn Thị Nga (2017) Lý thuyết thể chế, lý thuyết khuếch tán của những đổi mới, lý thuyết bất định Nhận thức của nhà quản trị, mức độ chuẩn hóa, truyền thơng nội bộ, vai trị của kế tốn quản trị và áp lực bên ngồi Định tính Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích hồi quy 4 Nguyễn Thị Hằng Nga (2019) Lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định Áp lực cưỡng chế, áp lực quy chuẩn, áp lực mô phỏng, chiến lược môi trường, sự phức
Phương pháp định tính,