Uû ban nh©n d©n tØnh Qung B×nh

14 4 0
Uû ban nh©n d©n tØnh Qung B×nh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Uû ban nh©n d©n tØnh Qung B×nh ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH Số 22/BC UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Quảng Bình, ngày 01 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả sản xuất n[.]

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 22/BC-UBND Quảng Bình, ngày 01 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2018, kế hoạch năm 2019 PHẦN I KẾT QUẢ SẢN XUẤT NĂM 2018 I ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT Năm 2018, trong điều kiện phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, đặc biệt ảnh hưởng của bão số 10 năm 2017, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, Tuy nhiên, nhờ dự báo được tình hình và triển khai nhiều giải pháp tích cực, gắn tái cơ cấu ngành với xây dựng nông thôn mới nên nhiều chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, cơ cấu nông lâm ngư nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, kết quả một số chỉ tiêu chính như sau: - Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 18,79% GRDP toàn tỉnh - Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp (giá 2010): 8.443 tỷ đồng (1), đạt 100,2% kế hoạch, tăng 4,15% so với 2017 - Sản lượng lương thực 31 vạn tấn, đạt 108,9% kế hoạch, tăng 0,1% so với cùng kỳ (CK) - Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 50,4% giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng 3,8% CK - Tổng sản lượng thuỷ sản 76.501 tấn, đạt 107,7% KH, tăng 7,6% CK - Độ che phủ rừng 67,3%, đạt 100% KH, tăng 0,4% CK - Dân số nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh 90,2%, đạt 100,6% KH, tăng 2,8% CK - 10 xã đạt NTM, nâng số xã đạt NTM lên 62 xã, chiếm 45,6% số xã II PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT 1 Sản xuất nông nghiệp 1.1 Trồng trọt: Giá trị sản xuất 2.640 tỷ đồng, đạt 100,1% KH, tăng 2,2% CK Tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp về giống, thời vụ, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, kết hợp thời tiết cơ bản thuận lợi nên sản xuất trồng trọt Nông nghiệp 5.534 tỷ đồng, đạt 100,8%KH, tăng 2,1%; lâm nghiệp 574 tỷ đồng, tăng 8,3%; thuỷ sản 2.335 tỷ đồng, tăng 7,9%CK 1 1 được mùa, được giá, sản lượng lương thực 310.505 tấn, đạt 108,9%KH, trong đó: - Lúa: Diện tích 54.289ha(2); năng suất 52,4tạ/ha; sản lượng 284.685 tấn, đạt 109,3% KH, bằng 100% CK Giống trung, ngắn ngày chiếm 56%; giống xác nhận chiếm 68%, giống chất lượng chiếm 62% diện tích gieo cấy Đẩy mạnh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả hơn với 2.196ha, tăng 4,3% CK (vụ ĐX 2.105ha(3)), lãi 25-50 triệu đồng/ha, cao gấp 25 lần so với lúa - Ngô 4.811ha, đạt 100,2%KH; năng suất 53tạ/ha, tăng 2,8%; sản lượng 25.517 tấn - Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng khác đạt kế hoạch và tương đương cùng kỳ Tích cực xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết với tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), nông dân sản xuất theo cánh đồng lớn (CĐL) 6.659ha (lúa 3.144ha, sắn 3.265ha, ngô 50ha, lạc 200ha); khoảng 90% sản lượng được các doanh nghiệp bao tiêu, lợi nhuận tăng 16-21% Bước đầu đã có một số doanh nghiệp quan tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ như: Trồng rau, củ, quả ở Công ty TNHH An Nông (03ha), Công ty TNHH thực phẩm xanh Đông Dương (5,5ha); trồng cây dược liệu của Cty TNHH Tuệ Lâm (dự kiến 50ha); nông trại sản xuất thực phẩm sạch của Công ty TNHH TM Hiếu Hằng (10ha); Khu nông nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam (02ha); trang trại Quang orgranit,… Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được nhân rộng như thâm canh lúa cải tiến SRI (5.375ha); sản xuất an toàn theo hướng VietGap rau các loại ở Quảng Long, Cam Thủy, tỏi Ba Đồn; sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước theo công nghệ Israel cho cây hồ tiêu, cây có múi như cam, bưởi; trồng rau, quả trên giá thể, Đặc biệt để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, UBND tỉnh đã có chủ trương và đang chỉ đạo xây dựng Đề án chuyển đổi cao su kém hiệu quả; bên cạnh đó, các địa phương tích cực chỉ đạo chuyển đổi cây trồng trên đất gò đồi 163ha sang cây ăn quả, hồ tiêu, cây dược liệu, 1.2 Chăn nuôi- Thú y: Nhờ làm tốt công tác thú y4, tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay dịch bệnh nguy hiểm ít xảy ra, mặt khác giá lợn hơi tăng cao và khá ổn định, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát 2 Đông Xuân 29.873ha; năng suất 61,8tạ/ha; sản lượng 184.615tấn; Hè thu 15.246ha, đạt 95,3%KH, bằng 94,1%; năng suất 49,4tạ/ha, tăng 2,1tạ/ha so với 2017, sản lượng 75.315 tấn; tái sinh 8.594ha (Lệ Thủy 8.486,5 ha), đạt 143,2%KH, tăng 1,1%CK; năng suất 28tạ/ha, sản lượng 24.064 tấn 3Chuyển đổi cây trồng cạn: 353 ha (dưa hấu 89 ha, sen 74,8 ha, rau các loại 53,1 ha, lạc 49,8 ha, khoai lang 25,8 ha, ngô 25,8 ha, đậu xanh 17,5 ha …); lúa cá 1.844 ha 4 Chỉ đạo dập tắt bệnh LMLM trâu bò xảy ra tại 02 xã Tân Trạch, Thượng Trạch ; kết quả tiêm vắc xin LMLM: 105.514 liều, đạt 59% KH, tăng 41,68%CK; THT trâu bò: 125.580 liều, đạt 74% KH, tăng 6,8%CK; Dịch tả, tam liên lợn: 148.423 liều, đạt 46% KH, giảm 29,6%CK; Dại chó: 26.710 liều, đạt 45% KH, giảm 5,7% CK; Cúm gia cầm: 666.600 liều, đạt 20% KH, giảm 42,3%CK 2 triển theo hướng gia trại, trang trại (toàn tỉnh có 229 trang trại chăn nuôi, tăng 16 trang trại so với 2017); liên kết chăn nuôi theo chuỗi bước đầu thành công, nổi bật là liên kết chăn nuôi lợn thịt của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam5 với các trang trại; một số doanh nghiệp chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi công nghệ cao như Công ty TNHH Buntaphan Quảng Bình quy mô 2.400 lợn nái sinh sản, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của Công ty TNHH chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình quy mô 29 nghìn con/năm, Công ty TNHH Lê Dũng Linh; có 04 trang trại chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGap,… góp phần tăng tổng đàn, chất lượng đàn Đến 01/10/2018: Đàn trâu 38.510 con, tăng 1,2%; bò 108.200 con, tăng 0,7%CK (bò lai 51.900 con, chiếm 49% tổng đàn, tăng 16%CK); lợn 355.000 con, tăng 7,4%CK; gia cầm 4,07 triệu con, tăng 14,3%CK Đặc biệt sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 79.320 tấn, tăng 10,9%CK 2 Thủy sản 2.1 Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tranh thủ các chính sách của Trung ương, tiếp tục hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu công suất lớn khai thác xa bờ Năm 2018, có 65 tàu đóng mới, 83 tàu cải hoán nâng công suất > 700CV, đến nay toàn tỉnh có 7.537 tàu cá có gắn động cơ, tổng công suất 782.274CV, tăng 8,6%CK, số lượng tàu cá có công suất từ 20CV trở lên 2.353 chiếc, trong đó 1.475 tàu khai thác xa bờ 6; các tàu cá được trang bị thiết bị hiện đại; các nghề khai thác hiệu quả được nhân rộng; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ biển xa, từ khi thực hiện đến nay có 1.201 tàu lắp đặt đài tàu (trong đó 1.196 tàu đã tham gia khai thác vùng biển xa), thẩm định 1.383 tỷ đồng, giải ngân 1.213,4 tỷ đồng, góp phần nâng cao sản lượng khai thác 64.301 tấn, tăng 8,1%CK Chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn các địa phương kê khai, xác định bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển; đến nay các địa phương đã hoàn thành bồi thường, với kinh phí 2.746,3 tỷ đồng, góp phần ổn định sản xuất, đời sống ngư dân ven biển Chỉ đạo xây dựng quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển, quy định về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trong nội địa; tăng cường thanh, kiểm tra vi phạm khai thác thuỷ sản vùng biển ven bờ với 12 đợt, phát hiện, xử lý 56 trường hợp vi phạm, xử phạt 395 triệu đồng (06 tàu giã cào khai thác thủy sản sai tuyến) Chỉ đạo khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tăng cường kiểm tra tàu cá xuất, nhập bến tại các cửa sông Roòn, Nhật Lệ, Gianh và các cảng cá với tổng 582 tàu xuất bến, 153 tàu cập bến, sản lượng 276 tấn; chỉ đạo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020; chuẩn bị các điều kiện triển khai xây dựng khu neo đậu tránh trú bão tàu cá vùng Bắc Gianh 2.2 Nuôi trồng thuỷ sản 5 (9 trang trại liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, mỗi trang trại nuôi 1.000-2.000 con lợn thịt/lứa, mỗi năm 2 lứa) 6 Có 273 tàu trên 800CV, tăng 43 chiếc so 2017; trên 1.000 CV: 18 tàu 3 Chỉ đạo, hướng dẫn thời vụ thả nuôi, quy trình cải tạo xử lý ao nuôi, quản lý nguồn cấp giống, thức ăn, thuốc, hóa chất xử lý môi trường; các địa phương, đơn vị đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản với các đối tượng có hiệu quả cao, chủ lực như tôm thẻ chân trắng, tôm sú ; phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường với hình thức nuôi đa dạng nên đã hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất (diện tích tôm nuôi bị bệnh năm 2018 là 28,7ha, bằng 39,5%CK); nuôi nước ngọt được chú trọng, kết hợp nuôi cá mặt nước lớn tại các hồ thủy lợi đủ điều kiện, nuôi cá lồng, góp phần nâng cao diện tích thả nuôi 6.405ha (mặn lợ 1.452ha, nuôi ngọt 4.953ha); sản lượng 12.200 tấn, tăng 5,1%CK (mặn lợ 4.600 tấn, nuôi ngọt 7.600 tấn) 3 Lâm nghiệp 3.1 Phát triển, sử dụng rừng: Công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch rừng kịp thời để phục vụ quản lý bảo vệ rừng và đảm bảo có quỹ đất cho phát triển kinh tế xã hội; chỉ đạo hoàn thành rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến 2020, bổ sung quy hoạch đến 2025 trình HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp cuối năm 2018; xây dựng Đề án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong và Đề án phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu, gắn với trồng rừng gỗ lớn (đến nay toàn tỉnh có 1.458ha rừng trồng gỗ lớn); chỉ đạo thực hiện Dự án Jica2, dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình theo kế hoạch; triển khai kế hoạch Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, kết quả: Khoán bảo vệ rừng 336.701ha, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 3.450ha, chăm sóc rừng trồng 18.122ha; đặc biệt diện tích trồng rừng tăng mạnh với 11.549ha, đạt 225,1%KH, tăng 165,8%CK (phòng hộ 450ha, sản xuất 11.099ha); đẩy mạnh khai thác gỗ rừng trồng 620.237m3, tăng 148,1%CK; xúc tiến, kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ OKAL, nhà máy chế biến gỗ ván ép Sơn Kim, 3.2 Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR): Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch 31-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QLBVR và phát triển rừng; chủ động ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp nên về cơ bản rừng được bảo vệ tốt hơn, góp phần giữ vững độ che phủ rừng; đã phát hiện, lập biên bản xử lý gần 900 vụ, thu giữ trên 900m3gỗ các loại, nộp ngân sách gần 18 tỷ đồng; chủ động làm tốt công tác PCCCR ngay từ đầu mùa khô, chú trọng ở các địa bàn trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, tuy vậy nắng nóng kéo dài và thiếu ý thức của người dân nên đã xảy ra 13 vụ cháy, diện tích 281,94ha, tăng 244,8ha so với 2017 II PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT, ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI 1 Công tác tưới tiêu, phòng chống thiên tai 4 Bão số 10 năm 2017 làm thiệt hại nhiều công trình thủy lợi, đê điều, vì vậy ngay từ đầu vụ Đông xuân, đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động nguồn nước và khắc phục, sửa chữa các công trình kịp thời phục vụ sản xuất; chỉ đạo điều tiết nước mặt ruộng, không để xảy ra úng ngập và giảm thiểu thiệt hại cho lúa trong điều kiện thời tiết mưa rét; tập trung chỉ đạo Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, các địa phương tích cực nạo vét kênh mương, thực hiện tốt các biện pháp tưới tiết kiệm nước ngay trong vụ Đông xuân, giành nước cho Hè thu; lập kế hoạch dùng nước cho từng hồ, đập đảm bảo nguồn nước tưới, tiêu chủ động với diện tích 53.140ha lúa, hơn 587ha rau màu, cây công nghiệp, trên 2.363ha nuôi trồng thủy sản; tăng cường công tác kiểm tra hồ chứa, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, mực nước hồ chứa để có phương án chỉ đạo chống hạn kịp thời và chuyển đổi cây trồng vùng thiếu nước, hạn chế diện tích bỏ hoang Ban hành quy định phạm vi bảo vệ đối với các công trình thủy lợi khác, cấp phép các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh; hoàn thành Quy hoạch thoát lũ Phong Nha; tiếp tục triển khai lập Quy hoạch chi tiết thủy lợi vùng Nam sông Gianh và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn 2030 Công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được các ngành, đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo theo phương châm 4 tại chỗ, chủ động triển khai các phương án phòng chống lụt bão cho từng công trình, chú trọng công tác an toàn đê, kè, an toàn cho tàu cá ra khơi, neo đậu tàu thuyền tránh trú bão 2 Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) Mặc dù nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nước sạch và VSMTNT vẫn rất hạn chế, tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân nên lĩnh vực nước sạch và VSMTNT tiếp tục phát triển; trong năm 2018 đã sửa chữa, nâng cấp 05 công trình, phục hồi hoạt động đảm bảo công suất thiết kế, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân Các công trình cấp nước quy mô lớn như: Cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch; 05 xã Hiền-Tân-Xuân-An-Vạn và KCN Áng Sơn; cụm xã Ngân ThủySơn Thủy-TTNT Lệ Ninh; cụm xã Tiến Hóa-Châu Hóa-Văn Hóa,…tiếp tục đấu nối, mở rộng mạng lưới cấp nước, gia tăng số hộ dân sử dụng; ban hành Đề án tổng thể nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung Bên cạnh đó, các hoạt động tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng, phát động hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về nước sạch và VSMTNT,… tiếp tục được duy trì, góp phần nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh chiếm 90,2%, tăng 2,8%CK; số hộ dân nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 75%, tăng 2,1%CK 3 Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống Năm 2018, đã phê duyệt và khởi công một số dự án quan trọng, gồm: Tiểu dự án Sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Phú Vinh (dự 5 án WB8); Dự án Nâng cấp hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Nam Bắc Sông Gianh (CTMT Phát triển kinh tế thủy sản bền vững); Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Nhật Lệ (Cảng cá Nhật Lệ); Dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan (vốn trái phiếu Chính phủ) Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành, địa phương tiếp tục thực hiện chuẩn bị đầu tư đối với một số dự án: Nâng cấp đê kè và trồng rừng ngập mặn các xã bãi ngang thị xã Ba Đồn (Chương trình mục tiêu ứng phó BĐKH và Tăng trưởng xanh), Tiểu dự án năm thứ hai, dự án WB8, Kè cửa sông biển Nhật Lệ giai đoạn 2 (vốn ngân sách tỉnh),… Mặc dù vẫn còn gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện như: việc thẩm định còn phải qua nhiều bước ở cấp Bộ, công tác phối hợp của địa phương trong khâu GPMB (đặc biệt là Dự án Hệ thống thủy lợi đập dâng Rào Nan), tuy nhiên UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan tích cực trong việc tăng cường phối hợp chặt chẽ để có sự thống nhất, đồng thuận cao trong giải quyết các vấn đề liên quan để triển khai thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch III HỖ TRỢ SẢN XUẤT, CHUYỂN GIAO TBKT VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN (NLTS) 1 Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Chỉ đạo sớm phân khai chỉ tiêu, ban hành các văn bản hướng dẫn, đồng thời chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương tích cực triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, đến nay các hạng mục đã triển khai hoàn thành; nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả, nhất là hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, chất lượng, giá trị, thực hiện tốt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên các lĩnh vực, gắn với xây dựng NTM Triển khai thực hiện 50 mô hình, chú trọng ưu tiên các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng gò đồi thích ứng với biến đổi khí hậu (trồng cây dược liệu, cây dứa, cây có múi như cam, bưởi,…) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và ứng dụng tưới tiết kiệm theo công nghệ Israel; một số mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị đã hình thành như: Chuỗi sản xuất gạo sạch SRI của HTX Mỹ Lộc Thượng; sản xuất, chế biến khoai lang của THT Khoai lang Lâm Hường; sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu của HTX nấm sạch Tuấn Linh; mô hình nuôi tôm theo hướng VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm; kết hợp trồng lúa với nuôi tôm càng xanh; liên kết sản xuất tiêu thụ gà sạch; chăn nuôi lợn sạch; tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm như khoai gieo, bánh mè xát, nước mắm, gạo SRI, tỏi Ba Đồn, gà đồi Tuyên Hóa, tiêu đen Quảng Bình ; sản phẩm mật ong Tuyên Hóa và Gạo P6 Lệ Thủy được cấp Giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và 03 sản phẩm (mật ong, các loại rau ăn lá và thịt lợn) được bày bán tại siêu thị Co.opmart 2 Công tác thanh, kiểm tra và quản lý chất lượng NLTS 6 Công tác thanh, kiểm tra tiếp tục được chỉ đạo đẩy mạnh, tăng cường tuyền truyền, hướng dẫn, thường xuyên tổ chức các đợt thanh, kiểm tra, giám sát, nhất là vật tư nông nghiệp, sản xuất sơ chế, lưu thông thực phẩm rau, củ quả theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT đã nâng cao nhận thức của các cơ sở về thực hành sản xuất tốt, điều kiện cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện, góp phần đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP); đã tổ chức 6 cuộc thanh, kiểm tra tại 1.145 lượt cơ sở, tăng 810 cơ sở so CK; phát hiện 11 cơ sở vi phạm các quy định về ATTP, giảm 14,8%CK, phạt 01 trường hợp 5 triệu đồng (vi phạm vận chuyển tôm sú có tạp chất Agar); nhắc nhở, cảnh cáo 10 trường hợp vi phạm không lớn; kết hợp lấy 190 mẫu nông, lâm, thủy sản kiểm tra các chỉ tiêu về ATTP; không phát hiện sử dụng chất tăng trọng thuộc nhóm Beta-agonist, kháng sinh cấm và các chất tạo màu vàng ô trong chăn nuôi; hàn the, formol trong sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản, thuốc BVTV ngoài danh mục, cấm sử dụng trong sản xuất rau quả IV PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 Chương trình xây dựng NTM Rà soát thực trạng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí; toàn tỉnh có 36 xã bị sụt giảm tiêu chí (23 xã đã đạt chuẩn NTM); tổng tiêu chí bị sụt giảm là 62 tiêu chí, nhất là tiêu chí số 13 Đến 31/12/2018, toàn tỉnh có 2.071 tiêu chí đạt chuẩn, đạt 15,2 tiêu chí/xã (tăng 0,6 tiêu chí/xã so với 2017); có 50 xã đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí mới; 32 xã đạt 15-18 tiêu chí; 43 xã đạt 10-14 tiêu chí và 11 xã đạt 5-9 tiêu chí; tình hình nợ đọng tiếp tục được quan tâm giải quyết, đến nay còn 5,5 tỷ đồng; nhiều địa phương đã chủ động học tập kinh nghiệm của các tỉnh và tiên phong triển khai nhiều mô hình, cách làm hay như phong trào “mô hình mẫu” gồm xã NTM kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, đoạn đường tự quản kiểu mẫu và phong trào “ngày nông thôn mới” của huyện Lệ Thủy; ban hành tiêu chí xây dựng vườn mẫu NTM, tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh và tiêu chí thôn bản nông thôn mới ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn Đối với các xã phấn đấu hoàn thành NTM 2018 đã thẩm định, công nhận thêm 10 xã đạt NTM, nâng tổng số xã đạt NTM lên 62 xã, chiếm 45,6% số xã 2 Kinh tế hợp tác, trang trại và ngành nghề nông thôn (NNNT) Toàn tỉnh có 181 HTX nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng 26 HTX so với năm 20177; có 58.532 thành viên, bình quân có 334 thành viên/HTX; vốn hoạt động 556,9 tỷ đồng, bình quân 3,1 tỷ đồng/HTX; doanh thu 171,6 tỷ đồng, bình quân 1,2 tỷ đồng/HTX; lãi 14,3 tỷ đồng, bình quân 100 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân 24 triệu đồng/năm Hiện tại cả tỉnh có 863 Tổ hợp tác thành lập theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP; 86 tổ đoàn kết Đã phê duyệt Đề án “mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 7 26 HTX thành lập mới 7 Toàn tỉnh có 712 trang trại, giảm 13 trang trại so với năm 2017; diện tích đất sử dụng 3.997 ha; có 538 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chiếm 75,6%, tăng 3,4%CK; 316 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, chiếm 44,4%, tăng 3,4%CK Nhiều trang trại điển hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất theo chuỗi giá trị như trang trại chăn nuôi Nguyễn Văn Trung-Mai Thủy; trang trại tổng hợp Nguyễn Lương NgọcThuận Đức; trang trại chăn nuôi Hồ Thanh Hải-Cự Nẫm; trang trại chăn nuôi Trần Văn Phương-Trung Trạch, Toàn tỉnh có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận; giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn theo quy định mới tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP giảm còn 3.322 tỷ đồng và 16.082 cơ sở, thu hút 38.958 lao động; hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.500 người; tỷ lệ lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm 81% V MỘT SỐ TỒN TẠI, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC Kết quả tái cơ cấu ngành chưa tạo được chuyển biến rõ nét; tích tụ, tập trung ruộng đất còn gặp khó khăn; chuyển đổi cây trồng trên đất lúa hiệu quả kém hiệu quả và vùng đồi còn ít; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế; ít có sản phẩm chế biến sâu, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao Việc tổ chức thực hiện giám sát hoạt động tàu cá về chống khai thác bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định (IUU) còn lúng túng, hiệu quả chưa cao Năng suất, chất lượng rừng trồng thấp, diện tích trồng rừng gỗ lớn còn ít Một số công trình cấp bách đa mục tiêu thiếu vốn đầu tư, triển khai dự án nâng cấp đập Rào Nan đang gặp khó khăn trong công tác GPMB Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo chuỗi giá trị, nông nghiệp công nghệ cao còn ít; việc huy động vốn cho sản xuất gặp khó khăn, doanh nghiệp, nông dân khó tiếp cận nguồn vốn vay; triển khai chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân theo chuỗi giá trị gặp khó khăn Tiến độ thực hiện một số nội dung, tiêu chí ở nhiều địa phương về xây dựng NTM còn chậm Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số địa phương chưa quyết liệt, nhất là triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành còn chậm, chuyển đổi cây trồng, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, trách nhiệm của chủ rừng trong quản lý BVR, PCCCR, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; nguồn lực, nhận thức của người dân đối với sản xuất nông nghiệp hàng hoá còn hạn chế 8 PHẦN II KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NĂM 2019 I DỰ BÁO TÌNH HÌNH 1 Thuận lợi Kinh tế trong nước tiếp tục đà phát triển thuận lợi của những năm gần đây với mức tăng trưởng khá cao; Khoa học, công nghệ phát triển nhanh và cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện Ở trong tỉnh, tình hình chính trị, xã hội ổn định; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, gia tăng theo hướng giá trị, chất lượng; Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện theo hướng thông thoáng, thân thiện là điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ xã hội 2 Khó khăn, thách thức Dự báo các tháng đầu năm 2019 chịu sự tác động mạnh của hiện tượng El Nino, nhiều khả năng ngay trong vụ Đông xuân 2018-2019 hạn hán xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân Xu hướng các nước nhập khẩu nông sản ngày càng quản lý chặt chẽ chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản Những tồn tại, yếu kém trong nội tại nền nông nghiệp và PTNT của tỉnh không dễ giải quyết dứt điểm trong thời ngắn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc, quyết tâm cao độ của hệ thống chính trị mà chủ lực là ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong công tác tham mưu, hoạch định chiến lược II ĐỊNH HƯỚNG, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH 2019 1 Định hướng Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng 2 Chỉ tiêu chủ yếu - Cơ cấu nông lâm ngư nghiệp chiếm 20% GRDP toàn tỉnh - Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp (giá 2010): 8.780 tỷ đồng, tăng 4% so với 2018 (nông nghiệp 5.645 tỷ đồng, tăng 2%; thuỷ sản 2.535 tỷ đồng, tăng 8,6%; lâm nghiệp 600 tỷ đồng, tăng 4,5% so với 2018) - Sản lượng lương thực 28,5 vạn tấn - Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 52,3% GTSX nông nghiệp - Tổng sản lượng thủy sản 79.000 tấn - Độ che phủ rừng 67,5% 9 - Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh 92% - Phấn đấu 11 xã đạt chuẩn NTM ( Chỉ tiêu cụ thể xem Phụ lục đính kèm) III NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1 Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp trên các lĩnh vực 1.1 Về trồng trọt: Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với BĐKH Năm 2019, dự báo nắng nóng sẽ xuất hiện sớm, khô hạn kéo dài, hạn hán sẽ xảy ra ngay trong vụ Đông xuân, vì vậy các đơn vị, địa phương cần khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng chống hạn ngay từ đầu vụ, tập trung các nội dung sau: Rà soát khả năng tưới của từng công trình để xây dựng kế hoạch chuyển đổi cụ thể cho từng vùng, xứ đồng; sử dụng giống trung, ngắn ngày, giống chịu hạn, giảm tối đa việc sử dụng giống dài ngày để tiết kiệm nước, chi phí và rủi ro trong sản xuất Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi diện tích sản xuất lúa thiếu nước sang cây trồng cạn, cây ít sử dụng nước cả trong vụ Đông xuân và Hè thu Trong quá trình sản xuất cần tận dụng tối đa nước trời để tưới và dự trữ nước trên đồng ruộng, kênh mương, không xả nước ra sông khi trời có mưa bổ sung trong vụ sản xuất Thực hiện phương pháp tưới nước tiết kiệm phù hợp cho từng loại cây trồng; đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai quyết liệt chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang cây trồng khác với diện tích chuyển đổi 3.348ha, trong đó: Cây trồng cạn 1.548 ha (vụ Đông xuân 926 ha, Hè thu 622 ha); lúa cá 1.800 ha; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống nhằm nâng cao tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm 65%, giống trung, ngắn ngày chiếm 62%; xây dựng, triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất cao su kém hiệu quả; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi vùng gò đồi Các địa phương phải đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất, đưa nhanh cơ giới hoá và tăng cường ứng dụng KHCN, thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; nhân rộng biện pháp thâm canh lúa cải tiến SRI; ưu tiên chính sách hỗ trợ kêu gọi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trên một số cây trồng lợi thế; tập trung kinh phí hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ 1.2 Chăn nuôi Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn dịch bệnh; các địa phương quan tâm hơn trong chỉ đạo xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và thẩm định cấp Giấy chứng nhận cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đủ điều kiện ATTP; giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, 10 nhất là các loại dịch bệnh nguy hiểm như: dịch tả lợn Châu Phi, tai xanh, lở mồm long móng gia súc ; quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y và chất cấm trong chăn nuôi 2 Thủy sản Đây là lĩnh vực quan trọng, có thế mạnh đối với ngành và sự phát triển kinh tế của tỉnh, vì vậy phải quan tâm, chú trọng và coi phát triển thủy sản là hướng đi lâu dài, bền vững, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh Tiếp tục tranh thủ nguồn hỗ trợ của Trung ương về chính sách hỗ trợ khai thác vùng biển xa, phát triển thủy sản ưu tiên cải hoán, đóng mới tàu cá có công suất trên 800CV khai thác xa bờ; đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị khai thác, chế biến, bảo quản trên tàu nhằm nâng cao sản lượng, giá trị và giảm tổn thất sau thu hoạch Tập trung phát triển các nghề khai thác hiệu quả, giảm nghề kém hiệu quả; tăng cường kiểm soát và đi đến chấm dứt hoạt động khai thác của tàu giã cào; chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế cho ngư dân khai thác hải sản ven bờ, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, các cảng cá, bến cá, cơ sở hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nuôi tiên tiến, quy trình nuôi bền vững; đa dạng hình thức nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng Chuyển đổi mạnh từ nuôi tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh sang nuôi tôm thâm canh; xây dựng các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung trong ao đất có lót bạt; phát triển các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh theo hướng VietGap, bảo vệ môi trường Đẩy mạnh nuôi ngọt trên các ao hồ sẵn có, hồ thuỷ lợi không cấp nước sinh hoạt, nuôi lồng bè trên sông, nuôi cá lúa Phát triển nuôi các đối tượng có chất lượng và giá trị kinh tế cao, các loài đặc sản để phục vụ và đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng Rà soát các vùng biển để có định hướng phát triển nuôi biển 3 Lâm nghiệp Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với BĐKH; triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm và các dự án lâm nghiệp theo Quy hoạch 3 loại rừng; chú trọng phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu đảm bảo phục vụ tốt cho các nhà máy chế biến gỗ, gắn với trồng rừng gỗ lớn để nâng cao giá trị gia tăng từ gỗ rừng trồng theo Đề án phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu, gắn với trồng rừng gỗ lớn sau khi được phê duyệt; tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, chú trọng nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất lâm nghiệp, phát triển lâm nghiệp đa chức năng, các mô hình nông lâm kết hợp, nhất là các loại cây dược liệu dưới tán rừng; tăng cường phối hợp, hỗ trợ Nhà máy sản xuất gỗ OKAL xúc tiến, liên kết với các đơn vị, địa phương xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần sớm đưa vào Nhà máy vào hoạt động; xúc tiến xây dựng Nhà máy chế biến gỗ ván ép Sơn Kim; thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong 11 Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch sinh thái; đẩy mạnh phát triển dịch vụ môi trường rừng; quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ gỗ rừng trồng; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của chính quyền các cấp và người dân về công tác BVR, PCCCR; xây dựng, thực hiện hiệu quả phương án PCCCR đảm bảo xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn 4 Thủy lợi và phòng chống thiên tai Dự báo vụ Đông xuân 2018-2019 sẽ gây hạn hán trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân Vì vậy các ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 05/11/2018 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp tích trữ nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất năm 2018-2019 Trong đó tập trung kiểm tra, cân đối khả năng nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, các ao đầm tự nhiên để xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng xảy ra để kịp thời triển khai các giải pháp phòng chống phù hợp; bố trí cơ cấu giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp, bảo đảm hạn chế tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn, thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình để vận hành tích nước các hồ chứa phù hợp, đồng thời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và hạ du Tăng cường thực hiện các giải pháp tích trữ, thực hiện quy trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ Đông xuân, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí nước để đảm bảo nước phục vụ dân sinh và sản xuất cho cả năm 2019 Thực hiện quy trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ Đông xuân (nông-lộ-phơi, SRI), áp dụng hình thức tưới luân phiên, vùng xa tưới trước, gần tưới sau; kiểm tra việc lấy nước vào ao nuôi trồng thuỷ sản, kiên quyết đắp chặn các cống lấy nước tự do, xả nước tràn lan; tích cực chỉ đạo nông dân chuyển đổi lúa thiếu nước, kém hiệu quả sang sản xuất hoa màu, hạn chế thấp nhất diện tích bỏ hoang và thực hiện các biện pháp đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng chuyển đổi Xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi Đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung gia cố, nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp đảm bảo nhiệm vụ và thực hiện chương trình an toàn đập; đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Rào Nan, xây dựng Cảng cá Nhật Lệ tại xã Bảo Ninh; Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Bắc Gianh, Bến cá Cảnh Dương; Khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở xã Ngư Thuỷ Nam,… nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tôm Bắc-Nam Sông Gianh, 5 Nước sạch, VSMT nông thôn 12 Tập trung chỉ đạo triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung và Kế hoạch đảm bảo an toàn cấp nước sạch khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Chú trọng công tác xã hội hoá lĩnh vực cấp nước; ưu tiên nguồn lực để xử lý các công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh khu vực nông thôn 6 Phát triển nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống 6.1 Đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG XDNTM: Tập trung chỉ đạo cả diện lẫn điểm; huy động các nguồn lực để chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cho theo Quyết định 1980/QĐ-TTg; từng bước triển khai có chất lượng các Bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, khu dân cư kiểu mẫu, thôn, bản nông thôn mới đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục giữ vững, đồng thời nâng cao chất lượng các tiêu chí theo chuẩn Bộ tiêu chí mới; phấn đấu trong năm không có xã nào không tăng tiêu chí và tốc độ tăng bình quân từ 1,5-2 tiêu chí/xã Chỉ đạo các xã bị sụt giảm tiêu chí sau khi rà soát tập trung nguồn lực để cải thiện, nâng cao chất lượng đạt chuẩn, kiên quyết đến cuối năm 2019, thu hồi quyết định công nhận đối với các xã không cải thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí bị sụt giảm Tập trung huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện XDNTM, trong đó đặc biệt các địa phương phải chú trọng phân bổ nguồn kinh phí hợp lý để thực hiện từng tiêu chí, tránh tình trạng chỉ tập trung kinh phí làm giao thông, thuỷ lợi như một số địa phương trong thời gian qua; kiên quyết không để phát sinh nợ đọng XDCB; phấn đấu năm 2019 có 11 xã đạt NTM 6.2 Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn: Tiếp tục triển khai kế hoạch đổi mới phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa các HTX, THT và trang trại theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để thực hiện cơ cấu lại ngành; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 20172022; nâng cao hiệu quả sản xuất của các trang trại hiện có, phát triển trang trại phù hợp ở các vùng có lợi thế theo hướng chất lượng, gắn với đảm bảo VSATTP, bảo vệ môi trường Chuẩn bị dự thảo Nghị quyết trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; triển khai quyết liệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020 7 Huy động nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Tăng cường đầu tư để phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó ưu tiên hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tiếp tục kêu gọi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP, ưu tiên: Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp trên vùng gò đồi theo định hướng của tỉnh; hỗ 13 trợ các cơ sở chế biến sâu, tinh sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản phục vụ du lịch, xuất khẩu, đặc biệt một số sản phẩm có lợi thế và có tiềm năng phát triển, ; chính sách đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh ATTP; phát triển kinh tế trang trại, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ cấp chứng chỉ VietGap; truy xuất nguồn gốc; cải tiến mẫu mã, đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tìm kiếm thị trường, từng bước xây dựng thương hiệu cho một số nông sản Quảng Bình 8 Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, cải cách hành chính Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh ATTP nông lâm thủy sản; tập trung giám sát, quản lý chặt chẽ tồn dư thuốc BVTV, phân hóa học trên các loại nông sản, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; ngăn chặn triệt để tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành từ tỉnh đến cơ sở Năm 2019, dự báo sản xuất nông nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, để thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị tích cực chỉ đạo nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp đề ra./ Nơi nhận: - Bộ Nông nghiệp và PTNT (B/c); - Thường trực Tỉnh ủy (B/c); - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các Sở, ngành, đơn vị liên quan; - UBND các huyện, TP, TX; - Lãnh đạo VPUBND tỉnh; - Lưu: VT, CVNN KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đã ký Lê Minh Ngân 14 ... (QLBVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR): Thực nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW Ban Bí thư Trung ương Đảng Kế hoạch 31-KH/TU Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo Đảng công tác QLBVR phát triển... phạt 395 triệu đồng (06 tàu giã cào khai thác thủy sản sai tuyến) Chỉ đạo khắc phục cảnh báo Ủy ban Châu Âu chống khai thác bất hợp pháp không báo cáo không theo quy định (khai thác IUU); tăng... có phương án đạo chống hạn kịp thời chuyển đổi trồng vùng thiếu nước, hạn chế diện tích bỏ hoang Ban hành quy định phạm vi bảo vệ cơng trình thủy lợi khác, cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều

Ngày đăng: 25/11/2022, 02:09

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...