397
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
CHUYỂN DỊCHCƠCẤULAOĐỘNGỞHUYỆNHẢILĂNG,
TỈNH QUẢNGTRỊ
Hà Xuân Vấn
1
, Nguyễn Thị Tuyến
2
1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
2
Huyện HảiLăng,QuảngTrị
Tóm tắt. Bài báo trình bày và đánh giá thực trạng chuyểndịchcơcấulaođộngở
huyện HảiLăng,tỉnhQuảng Trị. Quá trình chuyểndịchcơcấulaođộngởhuyện
Hải Lăng diễn ra trên cả ba lĩnh vực: cơcấu ngành sản xuất: nông lâm ngư nghiệp,
công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ và chuyểndịch trong nội bộ ngành;
cơ cấulaođộng xem xét theo vùng sản xuất của huyện, cơcấulaođộng theo trình
độ của chuyên môn kỹ thuật. Từ đó, nêu lên sáu giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình
chuyển dịchcơcấulaođộng phù hợp với cơcấu kinh tế ởhuyệnHải Lăng tỉnh
Quảng Trị.
1. Mở đầu
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ để phát triển lực lượng sản xuất và chuyển
dịch cơcấu kinh tế theo hướng hiện đại là hai nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam. Trong tiến trình chuyểndịchcơcấu kinh tế, cơcấulaođộngchuyển
dịch tuần tự phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất; tốc độ phát triển nhanh của
lực lượng sản xuất kéo theo sự chuyểndịch nhanh về cơcấulao động. Như thế, có thể
hiểu chuyểndịchcơcấulaođộng là một nội dung của công nghiệp hóa đồng thời cũng
là hệ quả của nội dung phát triển lực lượng sản xuất. Mặt khác, kết quả chuyểndịchcơ
cấu laođộng hợp lý sẽ có tác dụng động lực thúc đẩy chuyểndịchcơcấu kinh tế và phát
triển lực lượng sản xuất.
Hải Lăng là huyện phía Nam của tỉnhQuảngTrịcó diện tích 426,9 km
2
chiếm
8,99 % diện tích của tỉnh, dân số của huyện 85.962 người (2009), số người trong độ tuổi
lao động là 40.566 người chiếm 47,1%. Số laođộng trong độ tuổi đang làm việc là
35.862 người chiếm tỉ lệ 88,5%. Trong những năm từ 2005 – 2010 tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân hàng năm là 10,7%, đáng chú ý là đã hình thành cụm công nghiệp
làng nghề Diên Sanh của huyện góp phần giải quyết việc làm và chuyểndịchcơcấulao
động của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Tuy nhiên, lao
động trong các ngành nông lâm ngư nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng lớn (76,5%), sự
chuyển dịchcơcấulaođộng trong các ngành còn chậm, phân công laođộng còn kém
phát triển. Vấn đề trên đang đặt ra cho huyệnHải Lăng cần nhanh chóng bố trí lại lao
398
động nhằm giải quyết tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động, đồng thời khai thác tiềm
năng hiện có góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm
tới.
2. Thực trạng cơcấulaođộng trong các ngành của huyệnHải Lăng tỉnhQuảng
Trị
2.1. Xét theo cơcấu ngành sản xuất
Trong thời kỳ từ 2005 – 2009, cơcấu kinh tế của huyện đang chuyểndịch theo
hướng CNH, HĐH. Cơcấu tổng giá trị sản xuất của ngành chuyểndịch theo hướng tăng
tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại – dịch vụ. Năm 2005 giá trị
nông lâm ngư nghiệp đạt 311.498 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 66,8% thì năm 2009 đạt
362.203 triệu đồng chiếm tỉ lệ 53,6%; tương ứng khu vực công nghiệp xây dựng đạt
46.652 triệu đồng, tỉ lệ 10% và 107.927 triệu đồng tỉ lệ là 16%; thương mại – dịch vụ
108.475 triệu đồng, tỉ lệ 23,2% và 205.507 triệu đồng, tỉ lệ 30,4%. Rõ ràng, tỉ lệ khu
vực các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ tăng cả về số tuyệt đối lẫn
tỉ lệ, đáng chú ý là giá trị của hai khu vực nói trên đã chiếm đến 46,4% trong tổng giá trị
sản xuất của huyện. Sự tăng lên của hai khu vực nói trên sẽ kéo theo chuyển dịchcơcấu
lao động trên địa bàn huyện.
Bảng 1. Cơcấulaođộng theo ngành kinh tế ởhuyệnHải Lăng thời kỳ 2005-2009
2005 2006 2007 2008 2009
Chỉ tiêu
Số LĐ
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số LĐ
(ngườ
i)
Tỉ lệ
(%)
Số LĐ
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số LĐ
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số LĐ
(người)
Tỉ lệ
(%)
Tổng số 44.765
100 45.090
100 47.126
100 45.064
100 40.566
100
NLN 36.568
81,7 35.610
79 38.688
80 35.052
77,8 31.020
76,5
CNXD 2.927 6,5 3.023 6,7 2.451 5,2 3.033 6,7 3.214 7,9
TMDV 4.905 11,0 6.149 13,6 6.551 13,9 6.594 14,6 6.075 15,0
Ngành khác 365 0,8 308 0,7 436 0,9 385 0,9 257 0,6
(Nguồn: Niên giám thống kê huyệnHải Lăng năm 2010).
Ở bảng 1, nguồn laođộng của huyện khá dồi dào, laođộng trong các ngành
nông lâm ngư nghiệp, chiếm 76,5% so với tổng số lao động; laođộng trong các ngành
công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ xấp xỉ 23%, điều đó nói lên Hải Lăng là
huyện mà laođộng thuần nông chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên, trong cả thời kỳ từ năm
2005 đến 2009, so với nền kinh tế của huyện thì việc chuyểndịchlaođộng trong các
ngành sản xuất đã có những bước tiến đáng chú ý; năm 2005, laođộng trong các ngành
công nghiệp xây dựng chiếm tỉ lệ 6,5% so với tổng số laođộng và tăng dần các năm
399
tiếp theo, đến năm 2009 đạt tỉ lệ 7,9%, và ngành dịch vụ tương ứng năm 2005, tỉ lệ 11%,
tăng dần các năm đến năm 2009, laođộng trong ngành này chiếm 15%. Bảng trên cũng
cho thấy năm 2007, do một số nhà máy và cơ sở sản xuất trên địa bàn đang trong quá
trình tổ chức lại sản xuất do làm ăn kém hiệu quả nên làm giảm tỉ lệ lao động. Đầu năm
2009, khi cụm công nghiệp làng nghề Diên Sanh đi vào hoạt động, khôi phục được làng
nghề truyền thống đã thu hút laođộng trở lại và tỉ lệ laođộng trong các ngành này tăng
dần. Nhìn chung ,tỉ lệ laođộng khu vực các ngành công nghiệp – dịch vụ ởHải Lăng
còn thấp so với thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), tỉ lệ laođộng trong các ngành
thương mại – dịch vụ 44,9% (năm 2009), tỉ lệ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm
17,7% và nông lâm ngư nghiệp chỉ còn 37,4%; hoặc huyện Triệu Phong (thuộc tỉnh)
cũng có tỉ lệ laođộng các khu vực công nghiệp và dịch vụ trên 30%.
Năm 2005
81.7%
6.5%
11.0%
0.8%
Nông Lâm
Ngư nghiệp
Thương mại
Dịch vụ
Công nghiệp
Ngành khác
Năm 2009
76.5%
7.9%
0.6%
15.0%
Nông lâm
ngu nghiê?p
Thuong
ma?i di?ch vu?
Công
nghiê?p
Nga`nh
kha´c
Biểu đồ 1. Sự chuyển dịchcơcấulaođộng theo ngành huyệnHải Lăng thời kỳ 2005-2009
Trong nội bộ ngành Nông lâm ngư nghiệp của huyện cũng cóchuyểndịchlao
động qua các năm, trong đó 4.696 ha vùng cồn cát, bãi cát ven biển, trên 500ha mặt
nước ao, hồ thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản; 59% diện tích tự nhiên là
đồi núi, rừng chủ yếu là cây lấy gỗ và rừng trồng. Laođộng trong nông nghiệp chủ yếu
là trồng trọt, chăn nuôi.
Do ứng dụng tiến bộ công nghệ mới, laođộng trong nông nghiệp không những
giảm từ 89,2% (2005) còn 84,8% (2009) mà còn chuyểndịch theo hướng đa dạng hóa
cây trồng, vật nuôi (lao động ngư nghiệp tăng từ 6,3% năm 2005 lên 9,4% năm 2009,
lao động lâm nghiệp tăng từ 4,5% năm 2005 lên 5,8% trong năm 2009) và phát triển
lâm nghiệp hàng hóa, phát triển các lợi thế của huyện. Việc bố trí lại laođộng trong
ngành nông lâm ngư nghiệp không những đã gia tăng nguồn thu nhập mà còn giải quyết
việc làm cho laođộngở địa phương.
Trong nhóm ngành công nghiệp, ởHải Lăng chủ yếu là công nghiệp chế biến
với kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Các nghề chế biến truyền thống: làm bún, bánh, chế
biến thủy sản, nấu rượu, nghề đan, thêu ren, dệt, xăm lưới,…giá trị sản xuất công
nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn, năm 2005 đạt 46.148 triệu đồng, tỉ lệ 98,92%, đến
năm 2009 tương ứng là 105.152 triệu đồng chiếm 97,43%. Nhóm công nghiệp khai thác
400
chiếm tỉ trọng nhỏ, năm 2005 có 22 cơ sở sản xuất đạt 504 triệu đồng, tỉ lệ 1,08% đến
năm 2009 có 18 cơ sở sản xuất đạt 2775 triệu đồng , tỉ lệ 2,57%.
Bảng 2. Laođộng sản xuất công nghiệp huyệnHải Lăng thời kỳ 2005-2009
Đơn vị tính: Người
Ngành 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 2.927 3.023 2.451 3.033 3.214
Công nghiệp khai thác 94 98 123 189 197
Công nghiệp chế biến 2.833 2.925 2.328 2.844 3.017
(Nguồn: Niên giám thống kê huyệnHải Lăng năm 2010).
Ở bảng 2, số laođộng công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng nhỏ cả về số lượng
tuyệt đối lẫn tỉ lệ. Laođộng công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng cao. Ở đây, laođộng
công nghiệp códịchchuyển sang công nghiệp khai thác, xây dựng nhưng còn chậm.
Điều đó cho thấy, laođộng công nghiệp của huyện chủ yếu trong các ngành tiểu thủ
công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống, mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong
các ngành công nghiệp chưa cao, công nghiệp khai thác còn chậm phát triển.
Trong nhóm ngành thương mại dịch vụ, năm 2005 có 1291 cơ sở và năm 2009
tăng lên 2762 cơ sở, trong đó có 85,3% cơ sở thương mại dịch vụ và 14,7% cơ sở
khách sạn nhà hàng. Các cơ sở thương mại dịch vụ trên địa bàn chủ yếu là thương
nghiệp, nhà hàng ăn uống và du lịch. Các hoạt độngdịch vụ như giao thông vận tải, bưu
chính viễn thông, tài chính ngân hàng được mở rộng đến các địa bàn của huyện. Năm
2009, toàn huyệncó 1150 thuê bao Internet, 13.740 điện thoại cố định; 3640 thuê bao di
động trả sau. Ngành vận tải tăng nhanh cả về số lượng và sản phẩm. Hàng hóa luân
chuyển tăng từ 3136 triệu tấn (2005) lên 7315 triệu tấn (2009). Kinh tế phát triển, thu
nhập tăng, nhu cầu sinh hoạt giải trí và đi lại ngày càng nhiều đòi hỏi phát triển nhiều
loại hình dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm cho laođộng trên địa bàn.
Bảng 3. Laođộng kinh doanh thương mại –dịch vụ, khách sạn, nhà hàng thời kỳ 2005 – 2009
Thương mại dịch vụ Khách sạn, nhà hàng
Năm
Tổng số lao
động
Số lượng
(người)
Tỉ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỉ lệ (%)
2005 4.905 3.695 75,33 1.210 24,67
2006 6.149 4.864 79,10 1.285 20,90
2007 6.551 5.250 80,14 1.301 19,86
2008 6.594 5.204 78,92 1.390 21,08
2009 6.075 4.232 74,60 1.843 25,40
401
(Nguồn: Niên giám thống kê huyệnHải Lăng năm 2010).
Ở bảng 3, số lượng laođộng trong ngành thương mại dịch vụ gia tăng qua các
năm về số lượng tuyệt đối (từ 3695 laođộng năm 2005 lên 4232 laođộng năm 2009)
nhưng xét về tỉ lệ thì có xu hướng giảm dần, từ 75,33% (2005) xuống 74,6% (2009),
trong lúc đó, laođộng trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng không những tăng dần về số
lượng mà còn tăng tỉ lệ từ 1210 laođộng (2005) với tỉ lệ 24,67% lên 1843 laođộng
(2009) tỉ lệ 25,4%. Điều này có thể lý giải, có một bộ phận laođộng thương mại dịch vụ
bán lẻ, xuất thân từ nông nghiệp, trình độ thấp, hoặc vừa làm nông nghiệp vừa làm
thương mại và dịch vụ nên tuy số lượng tăng nhưng do xu hướng cạnh tranh gay gắt sẽ
dẫn tới những cơ sở thương mại nhỏ giảm dần. Lĩnh vực khách sạn nhà hàng đòi hỏi
vốn lớn, có trình độ chuyên môn đó cũng là xu hướng đang phát triển của Huyện.
Nhìn chung, cơcấu ngành sản xuất và nội bộ các ngành sản xuất, laođộng đã có
sự chuyểndịch đúng hướng, tuy nhiên laođộngchuyểndịch còn chậm, một trong
những nguyên nhân quan trọng đó là chưa triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mạnh mẽ
nhằm thúc đẩy phân công laođộng và chậm thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao
động về tiềm năng lợi thế của huyện hiện có.
2.2. Xét theo cơcấu vùng kinh tế
Huyện Hải Lăng có 3 vùng rõ rệt, vùng núi và gò đồi, đồng bằng và vùng cồn cát ven
biển.
Năm 2005 Năm 2009
Biểu đồ 2. Tỉ lệ laođộng được phân bố theo vùng
Phân bố laođộng trên địa bàn huyện tương đối hợp lý. Quá trình chuyểndịch
lao động trong năm qua cho thấy, laođộngở vùng cồn cát ven biển tăng lên cả số lượng
lẫn tỉ lệ, từ 4937 laođộng (2005) tỉ lệ 11% lên 5216 laođộng (2009) tỉ lệ 12,86%. Sở dĩ
như vậy, vì trong những năm qua huyện chủ trương khuyến khích hỗ trợ nông dân vay
vốn mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản trên cát và đầu tư trang thiết bị đánh bắt, khai
thác thủy, hải sản nên thu hút số lượng laođộng tăng lên. Hiện nay, nuôi tôm thẻ trắng ở
vùng cát ven biển được mở rộng, với diện tích 65 ha, năng suất bình quân 12 – 13 tấn/ha,
nuôi cá nước ngọt 425 ha, sản lượng đạt 600 tấn
11.0%
63.4%
25.6%
Đồng bằng
Vùng núi
Vùng ven
biển
12.86%
25.03%
62.11%
Đ?ng
b?ng
Vùng núi
Vùng
ven bi?n
402
Ngoài việc chuyểndịchlaođộng sang nuôi trồng và đánh bắt thủy sản thì lao
động ở các vùng tương đối ổn định. Vấn đề đặt ra là mỗi vùng có lợi thế riêng, huyện
cần có chính sách nhằm thực hiện chuyểndịchcơcấulaođộng phù hợp chuyểndịchcơ
cấu kinh tế của huyện.
3.3. Xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của laođộng
Nâng cao trình độ văn hóa để đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người laođộng
là yêu cầu cần thiết để có nguồn nhân lực đáp ứng phát triển kinh tế xã hội. Trong 5
năm qua huyện đã mở 96 lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề cho người laođộng với 2604 học
viên, góp phần giải quyết việc làm mới cho hơn 4300 laođộng trong đó xuất khẩu lao
động 283 người. Hiện nay, số laođộng đã qua đào tạo của huyện là 12.348 người, trong
đó laođộngcó trình độ cao đẳng và đại học, trên đại học là 2921 người.
Bảng 4. Cơcấulaođộng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
ở huyệnHải Lăng thời kỳ 2005 – 2009
2005 2009
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Số lượng
(lao động)
Tỉ lệ (%)
Số lượng
(lao động)
Tỉ lệ (%)
Tổng số 44.765 100 40.566 100
- Không cóchuyên môn kỹ thuật 35.157 78,54 26.632 65,7
- Chứng chỉ sơ cấp nghề 1.278 2,85 2.556 6,3
- Công nhân kỹ thuật 4.381 9,79 4.582 11.3
-Trung học chuyên nghiệp 2.595 5,8 3.875 9,6
-Cao đẳng, đại học trở lên 1.354 3,02 2.921 7,2
(Nguồn: Niên giám thống kê huyệnHải Lăng năm 2010).
Số liệu bảng 4 cho thấy, laođộng không cóchuyên môn kỹ thuật giảm dần từ
35.157 người, tỉ lệ 78,54% (2005) xuống 26.632 người, tỉ lệ 65,7% (2009); các chỉ số
trình độ chuyên môn từ sơ cấp đến công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao
đẳng đại học ngày càng tăng, trong đó trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng đại học
tăng gấp đôi so với năm 2005. Điều đó, phản ánh sự phát triển cơcấulaođộng đòi hỏi
ngày càng cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Từ thực trạng cơcấulaođộng của huyệnHải Lăng trong thời kỳ 2005 – 2009,
có những vấn đề đặt ra sau đây:
Một là, cơcấulaođộng của huyện còn thể hiện tỉ lệ laođộng nông nghiệp lớn,
chuyển dịchcơcấulaođộng trong nội bộ ngành còn thấp, chưa hình thành các trang trại
quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa. Laođộng trong các ngành công nghiệp, dịch
403
vụ quy mô chuyểndịch còn nhỏ bé, tự phát, khả năng thu hút laođộng chưa cao.
Hai là, chưa đẩy mạnh thực hiện việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Các trung tâm đào tạo nghề chưa gắn với khai
thác lợi thế ở địa phương.
Ba là, chuyểndịchcơcấu kinh tế chậm nên cơcấulaođộng chưa chuyểndịch
mạnh theo hướng CNH, HĐH; chuyểndịchcơcấulaođộng chưa gắn với giải quyết các
vấn đề xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo,…
Bốn là, công tác xuất khẩu laođộng còn chạy theo số lượng chưa quan tâm đến
đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu và giáo dục ý thức lao động.
Năm là, tiến độ triển khai cụm công nghiệp còn chậm, giảm khả năng thu hút lao
động. Những vấn đề trên đây do nhiều nguyên nhân như: nhận thức chưa đồng bộ của
các cấp lãnh đạo địa phương; cơ chế chính sách chưa phù hợp, đào tạo nghề chưa gắn
nhu cầu việc làm của doanh nghiệp, thiếu vốn, chưa có sự phối hợp giữa chính quyền,
gia đình và các tổ chức đoàn thể xã hội.
3. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh chuyểndịchcơcấulaođộng
Để thúc đẩy chuyển dịchcơcấulaođộng theo hướng CNH, HĐH phù hợp với
chuyển dịchcơcấu kinh tế, cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, Chuyểndịchcơcấu ngành và cơcấu sản xuất trên địa bàn huyện:
- Ngành nông nghiệp: Chuyển đổi mạnh cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm
canh, tập trung và sản xuất hàng hóa; giảm cây trồng lương thực hợp lý, tăng nhóm cây
ngắn ngày, các loại hoa, cây cảnh; phát triển nông thủy sản kết hợp tập trung với quy
mô nhỏ, hộ gia đình, công nghệ bảo quản xử lý lưu giữ đảm bảo chất lượng; hình thành
vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, chăn nuôi theo hướng trang trại, sản xuất hàng
hóa; đẩy mạnh trồng rừng và khai thác có kế hoạch, thực hiện phương thức nông lâm
kết hợp, phát triển mô hình trang trại vườn đồi và vườn rừng.
- Ngành công nghiệp, dịch vụ: Phát triển các ngành công nghiệp dựa trên nguồn
nguyên liệu có lợi thế của địa phương; phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm và chế biến lâm sản; phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng; xây dựng mô hình
sản xuất với các nghề ở nông thôn; kết hợp nuôi trồng thủy sản với du lịch sinh thái; tạo
môi trường khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình du lịch.
Hai là, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo nghề với ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, tích cực hoàn thành phổ cập trung học trong
độ tuổi; đầu tư trung tâm dạy nghề huyện, mở rộng cơ sở dạy nghề ở tuyến xã, đồng
thời tổ chức các lớp liên thông trung cấp, cao đẳng nghề ở huyện; đào tạo nghề gắn với
xúc tiến và giới thiệu việc làm; khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân liên kết nhau ứng
404
dụng tiến bộ kỹ thuật mới; huyện hỗ trợ chuyên gia và vốn để thực hiện các lớp bồi
dưỡng cho các nghề cần khai thác ở địa phương.
Ba là, Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng nông thôn mới; xây dựng trung tâm
thương mại huyện và mạng lưới chợ nông thôn; mở rộng mạng lưới giao thông nông
thôn; xây dựng đường liên thông, liên xã; nâng cấp mạng lưới điện thoại, đảm bảo điện
nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Bốn là, Thực hiện phân bố lại dân cư, cân đối lại laođộng giữa các tiểu vùng và
các ngành theo từng giai đoạn.
Tăng dân cư vùng núi và gò đồi, nhằm khai thác tài nguyên rừng, phát triển kết
hợp nông lâm; giảm dân vùng đồng bằng, tăng nhanh dân thị trấn gắn với mở rộng
thương mại dịch vụ; thu hút dân nuôi trồng thủy sản, gắn nuôi trồng thủy sản với du lịch
Năm là, Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Nâng cao nhận thức người dân đối với xuất khẩu lao động; xuất khẩu laođộng
có trình độ chuyên môn hoặc có tay nghề để có hiệu quả hơn; chính quyền địa phương
và các đoàn thể có kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; tăng
cường công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gắn với tháo gỡ, vướng mắc trong quá
trình tuyển laođộng và làm thủ tục cho laođộng xuất khẩu.
Sáu là, Thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế và chính sách xã hội tạo
điều kiện thuận lợi cho chuyểndịchcơcấulao động.
Hỗ trợ cho người dân vay vốn phát triển sản xuất; tạo điều kiện hỗ trợ thu mua
nông phẩm để người dân tiếp tục sản xuất; thực hiện tốt giao đất, giao rừng, dồn điền
đổi thửa; thực hiện tốt công tác quy hoạch đất đai, đền bù, giải tỏa nhằm tránh xung đột
lợi ích giữa nông dân với nhà nước và doanh nghiệp; ưu tiên các hình thức mô hình
trang trại nhưng phải đảm bảo thu hút laođộng tại chỗ; phát triển công nghiệp, dịch vụ
gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường trong lành cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá, Nghiên cứu dự báo chuyểndịchcơcấulaođộng nông nghiệp, nông thôn
và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đô thị nước
ta, Đề tài cấp Nhà nước 02.01, 2009.
2. Phạm Quý Thọ, Chuyểndịchcơcấulaođộng trong xu hướng hội nhập quốc tế, Nxb.
Lao động Xã hội, 2006.
3. Phòng Thống kê huyệnHảiLăng, Niên giám thống kê 2010.
4. UBND huyệnHảiLăng, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa
405
XIII tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV, 2010.
5. UBND huyệnHảiLăng, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyệnHải Lăng
đến năm 2020, 2010.
6. Nguyễn Thị Tuyến, Luận văn cao học chuyên ngành Kinh tế Chính trị, trường Đại học
Kinh tế, Đại học Huế, 2011.
7. Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 3/2007
8. Một số giải pháp nhằm chuyển dịchcơcấulaođộng trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam, Website http://caohockinhte.info.
9. Cổng thông tin điện tử của UBND huyệnHảiLăng, website
http://hailang.quangtri.gov.vn.
LABOR STRUCTURE TRANSFER
IN HAI LANG DISTRICT, QUANGTRI PROVINCE
Ha Xuan Van
1
, Nguyen Thi Tuyen
2
1
College of Economics, Hue University
2
Hai Lang district, QuangTri Province
Abstract. The study presented and estimated the labor structure transfer in Hai
Lang district, QuangTri province. This process takes place in three areas, namely
agriculture, forestry, fish – breeding, industry – contruction, commercial services.
Transfer in internal profession was also examined. The labour structure was
considered according to producing regions of the district and the levels of
specialized technology. Based on the findings, this research offered sixsolutions to
the promotion of the labour structure transfer process, which is relevant to the
economic structure in Hai Lang district, QuangTri province.
. Lăng, Quảng Trị
Tóm tắt. Bài báo trình bày và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Quá trình chuyển dịch cơ.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN HẢI LĂNG,
TỈNH QUẢNG TRỊ
Hà Xuân Vấn
1
, Nguyễn Thị Tuyến
2
1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
2
Huyện Hải Lăng,