“Nghệ thuật”cơinới
KTT có thể coi như đại diện của khuynh hướng hiện đại quốc tế trong kiến trúc.
Kể từ thập niên 1950, những khu nhà kiểu KTT mọc lên khắp nơi trên thế giới. Và
cũng như Việt Nam, những khu nhà này sớm bộ lộ nhiều thiếu sót về vấn đề tổ
chức không gian cũng như diện tích sống. Đó cũng là lý do vì sao kiểu nhà này bị
dân chúng ở nhiều nước tẩy chay. Riêng ở Việt Nam, có một điều rất độc đáo đã
xảy ra: những người sống trong KTT đã thay đổi hoàn toàn hình dạng ban đầu của
khu nhà.
Khi nói chuyện với khách hàng về đặc điểm của kiến trúc Hà Nội, chúng tôi
thường có xu hướng thảo luận về nhà truyền thống Việt Nam, biệt thự kiểu Pháp
hay nhà ống Việt cổ. Hiếm khi chúng tôi bàn về những phần diện tích mà người ta
đã cơinới thêm cho căn nhà của mình - chúng xuất hiện khắp nơi trong thành phố,
với hầu hết mọi kiểu nhà. Chúng tôi càng hiếm khi bàn về những căn nhà tập thể
(khu tập thể - KTT) - một ví dụ đặc biệt tiêu biểu cho việc cơinới diện tích ở.
Chính sự thay đổi này đã khiến các kiến trúc sư ở khắp mọi nơi trên thế giới phải
nằm mơ khi đặt chân đến Hà Nội, và chúng tôi sẽ giải thích lý do vì sao.
Những cú “lao ra” ngoạn mục
Ở châu Âu, những việc thay đổi tương tự trong đô thị được quản lý rất nghiêm ngặt
và người sống trong các căn hộ thuộc dạng như KTT ở Việt Nam hoàn toàn không
được phép cơinới diện tích sống của mình bằng cách lấn ra đường hoặc làm thay
đổi mặt tiền của toà nhà bằng bất cứ hình thức nào. Cho nên, người ta sẽ rất nhanh
chóng rời khỏi những căn nhà thiếu diện tích để tìm một nơi ở khác rộng rãi hơn.
Điều này dẫn đến rất nhiều khu nhà thuộc khuynh hướng hiện đại ở phương Tây
không có người ở. Tuy nhiên, ở Hà Nội, những KTT không những còn tồn tại mà
vẫn chật kín người ở. Thay vì bị bỏ rơi, chúng còn được thay đổi một cách rõ ràng,
cụ thể để phù hợp hơn với lối sống của người Việt Nam cũng như cách tổ chức
không gian truyền thống. Những sự thay đổi này bắt đầu xuất hiện từ năm 1984, đó
là khi những người sống ở tầng một của các KTT sử dụng khoảng đất trống trước
nhà để xây thêm phòng ở hoặc cửa hàng. Cùng thời điểm đó, những sự cơinới diện
tích cũng xuất hiện ở các tầng trên. Chiều dài cho phép của cái lồng sắt bên ngoài
ban công chỉ là 60cm nhưng ngày nay, đã xuất hiện cả những cái lồng dài tới
4m(!). Điều này chứng tỏ sự tài giỏi của những người sống trong đó
”Nét đặc trưng” của kiến trúc Hà Nội
Chắc chắn là sẽ có nhiều người nói rằng các toà nhà với những chiếc lồng sắt cơi
nới hoàn toàn không đẹp chút nào. Nhưng để hiểu được sự hứng thú ngày càng
nhiều của các kiến trúc sư phương Tây đối với những toà nhà như vậy, chúng ta
cần tạm thời quên đi những finitions chất lượng thấp, các loại vật liệu rẻ tiền và sự
thiếu an toàn.
Trên thực tế, các chuyên gia nước ngoài cũng rất muốn cho phép người dân sống
trong các toà nhà tương tự KTT ở nước họ cá nhân hoá nơi ở, không chỉ ở phần nội
thất mà cả ngoại thất - tức bề ngoài căn nhà. Với các kiến trúc sư phương Tây, đây
là xu hướng khắc phục sự đơn điệu, nhạt nhẽo và ít lôi cuốn của các toà nhà dạng
khối. Yếu tố thứ hai hấp dẫn họ là những phần cơinới đó cho thấy một sức sống,
sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và cả sự tự do không gò bó mà họ đang cố vượt
qua nhiều khó khăn để có thể đưa được vào các công trình của mình.
Tôi thực sự ngạc nhiên khi khám phá ra nhiều nét tương đồng giữa những công
trình kiến trúc đương đại châu Âu và một số toà nhà ở Việt Nam. Ví dụ, nếu chúng
ta nhìn vào công trình của văn phòng kiến trúc Hà Lan MVRDV - một trong những
văn phòng kiến trúc nổi tiếng nhất châu Âu - một khu nhà đặc biệt dành cho những
người về hưu ở Amsterdam, chúng ta sẽ thấy nó không chỉ giống các KTT ở Hà
Nội về phần bề mặt mà còn giống cả về những xúc cảm nảy sinh. Phần mút đỡ ban
công bằng gỗ chìa ra khỏi toà nhà giống hệt như cách chiếc lồng sắt mọc lên trên
bề mặt KTT Việt Nam.
Hơn thế, toà nhà ở Hà Lan cũng thể hiện được sự đa dạng trên bề mặt, bắt nguồn từ
thực tế là mỗi căn cộ đều có ban công với màu kính cửa sổ rất đặc biệt. Sự đa dạng
này hoàn toàn có thể so sánh với bề mặt của các KTT ở Việt Nam (xem ảnh 1, 2,
3). Nhà riêng của kiến trúc sư Matthieu Poitevin ở Mulhouse (Pháp) cũng biểu thị
được những cảm xúc như KTT ở Việt Nam. Một lần nữa chúng ta lại thấy những
phần diện tích cơi nới. Trong trường hợp này, ngay cả nguyên vật liệu cũng giống
ở Việt Nam: căn nhà của Poitevin dường như cổ vũ cho người Việt Nam dựng
thêm các lồng sắt trên nóc nhà mình (xem ảnh 4, 5, 6). Như vậy, cả căn nhà của
MVRDV ở Hà Lan và nhà của Pointevin ở Pháp đều giống kiểu KTT ở Việt Nam
hơn là kiểu kiến trúc đặc trưng ở đất nước của họ. ở châu Âu, chỉ có các kiến trúc
sư mới cơinới diện tích hoặc làm thay đổi căn nhà của mình, còn ở Việt Nam,
chuyện này gần như là việc đương nhiên phải làm. Điều này làm tôi nghĩ rằng toà
nhà của MVRDV và của Pointevin mang dáng dấp Việt Nam hơn hẳn châu Âu.
Việc cơinới nhà ở các KTT và một số nhà riêng ở Hà Nội biểu thị rõ đặc điểm của
phong cách đô thị Việt Nam, được các kiến trúc sư và các nhà quy hoạch đô thị
nước ngoài hết sức quan tâm. Đây là một phong cách kết hợp, phong cách của sự
cải biên và cá nhân hoá mà vẫn tuân theo quy tắc tổ chức không gian Việt truyền
thống. Rõ ràng cơinới diện tích sống đã là một phần quan trọng trong đặc trưng
kiến trúc Hà Nội. Tuy nhiên, để việc cơinới trở nên tích cực đối với văn hoá Việt,
các kiến trúc sư cần phải mang lại cho chúng tính thẩm mỹ, được số đông chấp
nhận.
.
“Nghệ thuật” cơi nới
KTT có thể coi như đại diện của khuynh hướng hiện đại quốc. truyền
thống. Rõ ràng cơi nới diện tích sống đã là một phần quan trọng trong đặc trưng
kiến trúc Hà Nội. Tuy nhiên, để việc cơi nới trở nên tích cực đối