Luận văn : Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam.
Trang 1MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU 1
I KHÁI NIỆM: 2
1 Khủng hoảng tài chính: 2
2 Chứng khoán hóa: 2
3 Nợ dưới chuẩn 2
II DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHÂN, VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2
1 Diễn biến của cuộc khủng hoảng: 2
2 Nguyên nhân: 3
2.1 Bất cân đối toàn cầu: 3
2.2 Bất bình đẳng: 4
2.3 Nới lỏng quy định tài chính: 4
3 Ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới 4
III ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM, CƠ HỘI - THÁCH THỨC VÀ BÀI HỌC RÚT RA: 5
1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế VN 5
1.1 Ảnh hưởng đến thị trường tài chính và hoạt động của ngân hàng: 5
1.1.1.Thị trường tiền tệ: 5
1.1.2 Thị trường hối đoái: 5
1.1.3 Thị trường chứng khoán: 6
1.1.4 Hoạt động của ngân hàng: 6
1.2 Ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu 7
1.3 Ảnh hưởng đến sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài: 8
1.4 Ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, hàng hóa, dịch vụ 9
1.4.1 Thị trường bất động sản: 9
1.4.2 Thị trường hàng hóa, dịch vụ: 9
2 Cơ hội và thách thức của việt nam trong cuộc khủng hoảng 9
2.1 Cơ hội: 9
2.2 Thách thức: 10
3 Bài học rút ra và kiến nghị cho Việt Nam: 10
3.1 Bài học rút ra 10
3.1.1 Tự do hóa tài chính nhưng phải được quản lý: 10
3.1.2.Tăng cường tính hiệu quả trong việc điều hành thị trường của chính phủ 11
3.1.3 Vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn: .11
3.2 Kiến nghị: 11
3.2.1 Các chính sách kinh tế vĩ mô: 11
3.2.2 Các biện pháp thực hiện: 12
PHẦN II KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 14
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 14
1 Khái niệm lạm phát 14
2 Phân loại lạm phát: 14
2.1 Lạm phát vừa phải: 14
2.2 Lạm phát phi mã (lạm phát cao): 14
Trang 22.3 Siêu lạm phát: 14
3 Cách đo lường lạm phát: 14
3.1 Tỷ lệ lạm phát hàng năm (Inflation rate): là tỷ lệ phần trăm gia tăng của mức giá chung của năm này so với năm trước 14
3.2 Chỉ số giá 15
4 Nguyên nhân và tác động của lạm phát 15
4.1 Nguyên nhân: 15
4.2 Tác động của lạm phát 16
II THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY 16
1 Khái quát nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 16
1.1 Những thành tựu nổi bật 16
1.2 Những hạn chế, yếu kém 17
2 Diễn biến lạm phát giai đoạn 2005 – 2010 18
2.1 Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 18
2.2 Diễn biến lạm phát năm 2010 19
3 Tác động của lạm phát 22
III GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: 22
1 Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước 22
1.1 Tăng thu ngân sách 23
1.2 Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công 23
2 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng 23
3 Chính sách ngoại thương 25
4 Chính sách giá 25
4.1 Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá: 25
4.2 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội 25
5 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền 25
KẾT LUẬN 26
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọngđối với mọi mặt của kinh tế thế giới Hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, từsuy giảm tốc độ tăng trưởng cho đến nặng hơn là rơi vào khủng hoảng kinh tế Nhiều gói
hỗ trợ kinh tế trị giá khổng lồ đã được bơm vào nền kinh tế của nhiều quốc gia
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang hội nhập từng bước sâu hơn với kinh tếtoàn cầu Do đó, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam một cách
rõ nét Bên cạnh đó, những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam về tỷ giá, lạm phát,thâm hụt cán cân thương mại…cũng đang là bài toán khó đối với các nhà hoạch địnhchính sách trong việc đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nềnkinh tế phát triển trong giải đoạn bất ổn như hiện nay
Bài viết này, một lần nữa nhìn lại toàn cảnh của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
và đánh giá tình hình lạm phát (cùng với thâm hụt cán cân thương mại là hai vấn đề lớntrong giai đoạn hiện tại) của Việt Nam
Trong quá trình hoàn thiện bài viết, với những khó khăn về kiến thức vĩ mô cũng như tìmkiếm và chọn lọc thông tin sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót, Nhóm rất mong nhậnđược sự những ý kiến đóng góp quý báu của Cô và toàn thể các bạn lớp Đêm 13 – K20
TP.HCM, tháng 3/2011Nhóm 2/Đêm 13-K20
Trang 5PHẦN I KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI NĂM 2008
Biểu hiện của khủng hoảng tài chính tiền tệ:
+ Tình trạng tồi tệ của toàn bộ bộ máy tài chính - tín dụng quốc gia
+ Sự phá vỡ tài chính nhà nước, hệ thống thanh toán
+ Sự phá sản của các định chế tài chính trung gian
+ Phá giá nội tệ, áp lực lạm phát
2 Chứng khoán hóa:
Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khácnhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo đểphát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản) Tiền từ ngườimua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp đểcác tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền Việc đặt tên “chứng khoán hóa”bắt nguồn từ thực tế là hình thức của các công cụ tài chính được sử dụng để thu được cácnguồn tài trợ từ việc mua chứng khoán của các nhà đầu tư
3 Nợ dưới chuẩn
Nợ dưới chuẩn được hiểu là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệmthấp Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việclàm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quákhứ Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và do
đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành chonhững đối tượng trên chuẩn Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rấtcao song bù lại có mức lãi suất cũng rất hấp dẫn
II DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHÂN, VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1 Diễn biến của cuộc khủng hoảng:
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ lần này thực chất là biểu hiện rõ nétnhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó, sau đây là những mốc sự kiệnchính:
Năm 2002-2004: giá cả ở các bang Arizona, Califonia, Florida, Hawaii, vàNevada tăng trên 25% một năm Bùng nổ nhà đất bắt đầu
Năm 2005: bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005
Năm 2006: thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm Giá giảm, kinh doanh bấtđộng sản, dẫn đến một lượng nhà dư thừa đáng kể
Năm 2007: kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989 Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức chovay dưới chuẩn tuyên bố phá sản Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp
nợ, tăng 79% từ năm 2006
Năm 2008: sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay
Trang 6cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tàichính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, …cũng lâm nạn Chính phủ Mỹ đã cung cấp 700 tỷ USD để mua lại nợ xấu của các ngânhàng.
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở Châu Âu, cũngtham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ Chính vì vậy, bóng bóng nhà ởcủa Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổchức tài chính của Hoa Kỳ Những nước Châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh,Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha
Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia Chính phủ Iceland
đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu
Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ.
Tại châu Á, kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% kể
từ đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 Chínhphủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơmtiền vào hệ thống tài chính
Trước tình hình trên, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiềnvào Iceland, Hungary, và Ukraine để ngăn chặn những kết cục tồi tệ hơn có thể xảy ra Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái Mỹ, lầnđầu tiên sau 8 năm, chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007.Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới Giá dầu sụtgiảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới haimặt hàng xuất khẩu chiến lược của nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gianày rơi vào suy thoái
2 Nguyên nhân:
2.1 Bất cân đối toàn cầu:
Tín dụng quá dễ dãi cộng với lãi suất thấp đã khiến người Mỹ vay nợ và tiêu dùngnhiều hơn những gì mà họ thực sự kiếm được trong một khoảng thời gian dài Trong khi
đó tại khu vực châu Á (Nhật, Trung Quốc) và một số nước thuộc khu vực sản xuất dầulửa (Nga, Ả Rập) sau khủng hoảng Đông Á, các nước này luôn gia tăng dự trữ ngoại hốibằng USD đến mức quá cao Điều này dẫn đến một hậu quả là thị trường Mỹ ngập tronghàng hóa giá rẻ(do các nước Châu Á xuất khẩu sang), tiêu dùng của người Mỹ gia tăngnhưng tiêu dùng toàn cầu giảm
Việc vay nợ quá dễ dàng khiến cho tiền được đổ vào bất động sản ngày càng nhiều,bong bóng tài sản ngày càng phình to và rủi ro tăng dần Trong giai đoạn 1998 – 2006,giá nhà đất tại Mỹ đã tăng gần 50% Các ngân hàng cho vay chỉ quan tâm cho vay thậtnhiều để thu lợi nhuận, không quan tâm đến khả năng trả nợ của người đi vay, sau đó cácngân hàng này lại bán các khoản vay này cho các ngân hàng đầu tư và các ngân hàng đầu
tư sẽ đóng gói và bán cho nhà đầu tư dưới dạng chứng khoán Các nhà đầu tư “nhắmmắt” mua bởi họ tin vào hệ thống xếp hạng của các tổ chức đánh giá trái phiếu nhưMoody’s, S&P…trong khi các tổ chức này lại chính là người kiếm bộn phí nhờ tư vấncho các ngân hàng đầu tư phải làm sao để học cách đóng gói các khoản cầm cố sao chođạt được mức xếp hạng cao dù là khoản cầm cố rủi ro Đến 90% các nghĩa vụ nợ đượcthế chấp hóa có nguồn gốc bất động sản được đánh giá AAA
Trang 72.2 Bất bình đẳng:
Thêm một nguyên nhân mà người dân Mỹ vay nợ quá nhiều để duy trì một mức tiêudùng cao là thu nhập của họ không hề tăng Trong khi đó, thu nhập của nhóm nhữngngười giàu nhất đã tăng 700% trong giai đoạn 1980 – 2007 Tỷ lệ lương trả cho các CEO
so với người lao động là 16:1 ở Nhật, 31:1 ở Anh và lên đến 44:1 ở Mỹ
Các hộ gia đình nghèo ngày càng lún sâu vào nợ nần do việc mở rộng nợ dướichuẩn của các ngân hàng với lời hứa trả nợ ban đầu thấp và không cần trả trước bằng tiềnmặt Quy mô của số lượng người vay, số tiền vay và giá bất động sản ngày càng tăng chođến khi giá nhà đến ngưỡng, chững lại và bắt đầu lao dốc Người vay không thể trả được
nợ tiếp tục bán đổ bán tháo tài sản vào thị trường đang suy yếu khiến cho tốc độ rớt giáđược đẩy nhanh hơn và nợ xấu leo thang với một tốc độ chóng mặt
Thêm vào đó, đa số nợ cầm cố ở Mỹ là “nợ vay không truy đòi”, nghĩa là khi khôngtrả được nợ, chủ nợ không có quyền đối với tài sản khác của con nợ trừ tài sản cầm cố.Điều này thúc đẩy người vay bỏ của chạy lấy người do giá trị của khoản vay đã vượt quágiá trị thực của bất động sản cầm cố
2.3 Nới lỏng quy định tài chính:
Đạo luật Glass – Steagall năm 1933 của Mỹ quy định việc tách bạch hoạt độngngân hàng thương mại ra khỏi hoạt động đầu tư vì những mâu thuẫn lợi ích giữa việc pháthành cổ phiếu và tài trợ mua cổ phiếu cho nhà đầu tư Đến tháng 11/1999, đạo luậtGlamm – Leach – Bliley ra đời để thay thế cho đạo luật Glass – Steagall, các ngân hànglớn Mỹ tạo ra “siêu thị tài chính” dẫn đến sự quy tụ chưa từng có vào hệ thống ngânhàng Năm 1995, năm ngân hàng hàng đầu chỉ nắm giữ 8% tài sản đã tăng lên 30% vàonăm 2009 Các ngân hàng lớn giữ tiền gửi của người dân được phép tham gia hoạt độngđầu tư được thiết kế để thu lợi cao nhưng với mức độ rủi ro cao hơn Bên cạnh đó, vớiquy mô đã trở nên quá lớn của mình, sự sụp đổ của các tổ chức này đã kéo theo sự sụp đổcủa cả hệ thống tài chính
Từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư không được phép có tỷ lệ đòn bẩy tài chính caohơn 15 lần Tuy nhiên từ năm 2004, Ủy ban chứng khoán Mỹ đã bãi bỏ quy định này đốivới các ngân hàng đầu tư làm cho các ngân hàng này sử dụng đòn bẩy khá cao, lên đến
30 lần, thậm chí hai đại gia bất động sản Freddie Mac và Fannie Mae sử dụng đòn bẩyđến 60 lần và cũng là những nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng
3 Ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới.
Mỹ là quốc gia chiếm 25% GDP toàn cầu và một tỷ lệ lớn hơn trong các giao dịchtài chính quốc tế, là thị trường nhập khẩu quan trọng của rất nhiều quốc gia, do đó ngaysau khi lâm vào khủng hoảng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khu vực kinh tế trênthế giới, khiến cho sản lượng xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là các quốc giađịnh hướng xuất khẩu ở khu vực Đông Á Các quốc gia tại khu vực này, có thể kể ra làNhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông lâm vào suy thoái, các quốc gia còn lại ítnhiều đều suy giảm tốc độ tăng trưởng
Khu vực Châu Âu chịu tác động nghiêm trọng không kém, một số nước lâm vàokhủng hoảng tài chính như Iceland, Nga Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ýrơi vào suy thoái, trong khi Anh, Pháp, Tây Ban Nha đều suy giảm tốc độ tăng trưởng Kinh tế các quốc gia trên thế giới đều tăng trưởng chậm lại khiến cho cầu về dầu mỏgiảm khiến cho giá dầu giảm mạnh Hậu quả là các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ bị thiệthại nặng nề
Trang 8Một loạt các quốc gia phải tung ra những gói hỗ trợ kinh tế nhiều tỷ USD mà đỉnhđiểm là tháng 10/2008, cục dự trữ liên bang Mỹ - ngân hàng trung ương Châu Âu và 4ngân hàng trung ương của các quốc gia lớn khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất.
III ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM, CƠ HỘI - THÁCH THỨC VÀ BÀI HỌC RÚT RA:
1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế VN
1.1 Ảnh hưởng đến thị trường tài chính và hoạt động của ngân hàng:
Thị trường tài chính: là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi các sản phẩm tài
chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trongnền kinh tế Do sản phẩm trên thị trường là sản phẩm tài chính, có tính nhạy cảm và ảnhhưởng tới mọi thành phần trong nền kinh tế, nên thị trường tài chính là thị trường bậccao
Căn cứ theo thời hạn luân chuyển vốn: bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán
Do hệ thống tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống tàichính toàn cầu nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộckhủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng
1.1.1.Thị trường tiền tệ:
Từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏngmột cách thận trọng những tháng cuối năm Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã
3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng
có tần suất điều chỉnh tương ứng Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lầngiảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ) Lãi suất tiền gửi
dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm) Cơ chế điều hành tỷ giá cũngghi nhận những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử Biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình quân liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mạnh, vào tháng 6
và cuối tháng 12 Một công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng đến, cũng là một sựkiện nổi bật trong năm 2008, là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3)
Đi cùng với kế hoạch này, nhà điều hành đã 2 lần điều chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lầntăng từ 7,8% lên 13%, tháng 12 giảm xuống còn 4,5%
1.1.2 Thị trường hối đoái:
Tỷ giá USD/VND tăng đột biến Trong tháng 10, cầu ngoại tệ của các ngân hàng
ngoại có dấu hiệu tăng mạnh, trong đó có nguyên nhân từ hoạt động chuyển vốn của nhàđầu tư nước ngoài Từ tháng 5/2008, “cơn sốt” khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳngtrên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do Nhiều doanh nghiệp phải mua với giátrên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận Với sự can thiệpcủa Ngân hàng Nhà nước, cũng như năng lực dự trữ ngoại hối lần đầu tiên được côngkhai một cách chính thức, tỷ giá ổn định dần về cuối năm
Một nguyên nhân nữa khiến đồng USD lên giá là dòng kiều hối từ trước đến nayvẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khókhăn Nhưng một phần lớn nguồn kiều hối về Việt Nam lại từ nước Mỹ Do ảnh hưởngcuộc khủng hoàng ở Mỹ làm giảm lượng cung ngoại tệ
Trang 91.1.3 Thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ thịtrường chứng khoán thế giới Mặc dù tình hình vĩ mô của Việt Nam 10 tháng đầu nămkhả quan, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm chứng khoán toàn cầu Nhà đầu tưnước ngoài không bán chứng khoán ồ ạt nhưng cũng không mua vào nhiều chứng khoán.Khủng hoảng kinh tế Mỹ và toàn cầu cũng gây khó khăn cho việc phát hành tráiphiếu và chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế vì chi phí tăng cao và ít nhàđầu tư hơn do dòng vốn khan hiếm Nếu chúng ta phát hành để huy động với lãi suất quácao thì đưa về đầu tư trong nước sẽ không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp sẽ dẫn đến khó cókhả năng trả nợ khi đến hạn
1.1.4 Hoạt động của ngân hàng:
Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - Libor Và Sibor - đang tăng Nó có thể ảnhhưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, do
đó có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và doanh nghiệp Lãi suấthuy động và cho vay biến động chưa từng có
Thực hiện cơ chế cho vay theo trần lãi suất: cụ thể ngân hàng nhà nước chính thức
áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (không quá150% lãi suất cơ bản theo quy định của bộ luật dân sự
Một loạt nghiệp vụ cho vay bị siết chặt: năm 2007, thị trường ngân hàng chứng kiến
sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng (tăng 51,39%), trong đó tăng trưởng mạnh ở cácnghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng Bước sangnăm 2008, đây là những nghiệp vụ chính bị siết chặt
Nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng Khó khăn của nền kinh tế, trong hoạt động
của mỗi ngân hàng đang dần thể hiện ở xu hướng gia tăng của nợ xấu Nếu trong năm
2007, đa số thành viên khối quốc doanh chỉ trên dưới 3%, khối cổ phần phổ biến dưới2%, thì năm nay dự kiến sẽ có nhiều trường hợp có nợ xấu trên 5% Cuối năm 2008, một
số ngân hàng lớn đã chính thức công bố tỷ lệ nợ xấu thực tế hoặc mục tiêu kiểm soát từ5% đến hơn 6%
Đa số các ngân hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận: Đây là năm đầu tiên trong
khoảng 5 năm trở lại đây nhiều thành viên buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh
và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng,
ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu
Trang 101.2 Ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ vào cuối năm 2008 đã lan ra thị trường thế giới vàtác động mạnh tới các nền kinh tế lớn như EU, Nhật Bản Làm cho sức cầu thế giới dựkiến sẽ sụt giảm hơn 1 ngàn tỷ USD Do Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàngnăm của thế giới, nên sự biến động của nền kinh tế nước này có tác động đến nhiều nướcxuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với Việt Nam về một số mặt hàng đứngthứ hạng cao như: dệt may, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản Có xu hướnggiảm sút
Theo số liệu thống kê cho thấy: tháng 8/2008, ta xuất khẩu 6,1 tỷ USD, tháng9/2008 giảm xuống còn 5,3 tỷ USD Năm 2009 khả năng xuất khẩu sẽ không tăng cao dotác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trên các mặt nêu trên
Khi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới càng giảm thì sức ép cạnh tranh từcác nước Châu Á khác càng gia tăng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản,dệt may giày dép, điện tử, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trongviệc tìm kiếm khách hàng, hợp đồng
Trong khi đó, nhập khẩu lại đang là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam để có chi phí sảnxuất thấp với nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị đang rất rẻ trên thị trường thế giới từcác nước bị khủng hoảng Dẫn đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam
Trang 111.3 Ảnh hưởng đến sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì FDI vào Việt Nam phầnlớn là vốn vay chứ không phải vốn tự có, nên nếu các nhà đầu tư không dàn xếp đượckhoản vay sẽ khó giải ngân được
Mức đầu tư trực tiếp cũng chậm lại, nhiều doanh nghiệp rút vốn về Mỹ để cứu nguynền kinh tế Hoa Kỳ, nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tạm ngưng.Hơn thế nữa, chi phí huy động vốn toàn cầu có thể ngày càng tăng do biên độ tíndụng gia tăng dẫn tới khả năng thu hút đầu tư bị hạn chế; tiêu dùng có thể giảm sút dẫntới việc giải ngân FDI giảm
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII), chúng ta có thể thấy: trong bối cảnh cuộc khủnghoảng tài chính Mỹ đang lan rộng ra toàn cầu, các định chế tài chính sẽ phải xem xét lạichiến lược đầu tư và danh mục đầu tư của mình Điều đó có thể sẽ diễn ra sự điều chỉnhnhất định của dòng đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam, giảm bớt đầu tư vào Việt Nam
và có xu hướng đầu tư vào các kênh an toàn Luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Namcũng bị ảnh hưởng và có khả năng sẽ chảy ngược ra nếu tình hình thế giới tiếp tục xấu đi
Trang 121.4 Ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, hàng hóa, dịch vụ
1.4.1 Thị trường bất động sản:
Tại Việt Nam hiện nay cho vay BĐS chiếm trên 10% tổng tài sản ngân hàng, songBĐS thế chấp lên tới 50-60% tổng tài sản ngân hàng Vì vậy rủi ro tiềm tàng lớn nhất,khi khủng hoảng sẽ tác động trực tiếp lên hệ thống tài chính ngân hàng khi hàng loạtngười vay mất khả năng trả nợ
1.4.2 Thị trường hàng hóa, dịch vụ:
Trong tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của ViệtNam mặc dầu đã được cải thiện nhưng nói chung vẫn còn nhiều khó khăn Hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp có thể bị thu hẹp lại, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh quy
mô sản xuất do chi phí sản xuất tăng( đặc biệt là do lãi suất của ngân hàng tăng cao).Thêm vào đó hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giảm( vì thị trường tiêu thụ trên thế giớigiảm đi rất nhiều) Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam sẽ giảm đi Giá của hàng loạtmặt hàng nhập khẩu giảm một cách đột ngột, trong đó giá nhiều mặt hàng thiết yếu nhưxăng dầu, thép, nguyên liệu, lượng thực thực phẩm, dịch vụ vận tải biển… giảm hơn 50%
do đó nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng, đồng thời hàng hóa tiêu dùng có khả năng trànvào Việt Nam với giá rẻ, ví dụ hàng hóa của Trung Quốc, sẽ cạnh tranh với hàng hóaViệt Nam và như vậy cầu hàng hóa Việt Nam sẽ giảm đi và như vậy tổng cầu hàng hóaViệt Nam tiếp tục giảm, giảm cung và giảm GDP, thâm hụt cán cân thương mại của ViệtNam sẽ gia tăng
Khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ làm cho lượng khách du lịch vào Việt Nam giảm đirất nhiều
2 Cơ hội và thách thức của việt nam trong cuộc khủng hoảng
Trước những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngay từ quý I năm
2008 Chính phủ Việt Nam đưa ra một loạt giải pháp để ngăn chặn, phòng ngừa nhữnghậu quả khôn lường của “Cơn bão tài chính” và bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam chưathâm nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chỉ mới mở cửa dòng vốn vào mà chưa mở cửadòng vốn ra, nên thực tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua chỉ mới là một cú sốc đốivới kinh tế Việt Nam Trải qua nhiều cuộc biến động của các nền kinh tế các quốc giakhác trên thế giời thì cuộc khủng hoảng tài chính này cũng đã ảnh hưởng mạnh và tạo rađược cho nền kinh tế Việt Nam nhiều khó khăn cũng như nhiều cơ hội và thử thách
2.1 Cơ hội:
Trong khi nền kinh tế của các nước phát triển trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề từcuộc khủng hoảng từ Mỹ thì nền kinh tế của các nước khu vực Châu Á vẫn ổn định vàkhông có nhiều biến động bất lợi Các nhà đầu tư sẽ rút vốn ở nơi có nhiều rủi ro sangcác nước có rủi ro ít và dòng vốn sinh lời nhanh Việt nam là một nước ổn định về chínhtrị, khống chế thành công lạm phát, môi trường đầu tư thuận lợi và có khả năng sinh lời
nhanh Đây sẽ là một cơ hội tốt để thu hút đầu tư nước ngoài khi những nhà đầu tư nước
ngoài muốn tìm một môi trường đầu tư ổn định
Nâng cao các khả năng cạnh tranh và tính thích nghi của các doanh nghiệp Việt Nam: Khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ nhấn chìm các doanh nghiệp yếu kém của mỗi
nước và đồng thời sẽ phát hiện những doanh nghiệp thật sự lành mạnh, biết làm ăn hiệuquả và biết nâng cao thương hiệu và chất lượng Khủng hoảng cũng làm cho giá cả củacác loại nguyên liệu, của các loại chi phí sản xuất cũng rẻ hơn và cũng sẽ làm cho chi phí
Trang 13sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam ít hơn từ đó sẽ tăng sức cạnh tranh của cácdoanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Khủng hoảng cho thấy những yếu kém của hệ thống tài chính toàn cầu, và tại mỗi
nước, các nhược điểm đều được bộc lộ với nhiều khía cạnh khác nhau Đây có thể được
xem là một cơ hội tốt để tái cấu trúc các ngân hàng Việt Nam Những cuộc sáp nhập, hợp
nhất các ngân hàng sẽ diễn ra Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
sẽ giảm bớt sức ép lên các ngân hàng trong nước vì phải giải quyết hậu quả do cuộckhủng hoảng gây ra ở các nước trên thế giới
Ngoài ra khủng hoảng cũng làm cho tỉ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển gia tăng,
và sẽ tạo ra một dòng chảy nguồn lao động trí thức có tay nghề cao có trình độ sẽ di
chuyển sang Việt Nam để tìm kiếm công việc.
2.2 Thách thức:
Lạm phát: có thể nói lạm phát là vấn đề mà bất kì quốc gia nào cũng phải gánh chịu
khi thực hiện những biện pháp cứu nền kinh tế ra khỏi cuộc khủng hoảng Khi chính phủbơm những khoản tiền tệ vào nền kinh tế, hay thực hiện những chính sách tiền tệ nới lỏng
là đã góp phần làm cho lạm phát gia tăng Giá cả hàng hóa gia tăng, lãi suất cũng tăngnhanh là những biểu hiện cho một cuộc lạm phát mạnh mẽ Trong năm 2010 việt nam đãphải đối mặt với vấn đề này, lạm phát đã trở thành vấn đề nóng bỏng trong mỗi bữa cơmcủa mọi gia đinh
Thất nghiệp: khi khủng hoảng bắt đầu ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam thì
những công ty đa quốc gia này hay những công ty chuyên xuất khẩu sang những thịtrường Mỹ, EU, Nhật Bản cũng bắt đầu có chính sách sa thải nhân viên Bên cạnh đó, sựchọn lọc nhân viên có tay nghề và trình độ cao đã làm cho phần lớn những người làmviệc giản đơn bị đào thảo và dư thừa
Hệ thống hành chính, luật pháp, hành pháp: cần phải được thay đổi và sửa chữa để
tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và thông thoáng hơn nhằm mục đích thu hút ngàycàng nhiều vốn đầu tư nước ngoài Thêm vào đó là sự nhất quán về chính sách nhằm đưa
ra một môi trường kinh tế ổn định Khủng hoảng 2008 là một điều kiện thuận lợi cho việtnam cải cách bộ máy chính sách, tuy nhiên nó cũng là một thách thức cho việt nam khikhông thực hiện nhanh và phải cần một thời gian khá dài để thực thi
3 Bài học rút ra và kiến nghị cho Việt Nam:
3.1 Bài học rút ra
Từ lâu nước Mỹ đã được xem là một nước rất phát triển về tài chính – ngân hàng,các tổ chức tài chính ở Mỹ rất sáng tạo và năng động trong việc phát minh ra các sảnphẩm tài chính mới Tuy nhiên, lần khủng hoảng này đã xảy ra chính vì sự không lườngtrước hết được rủi ro của sản phẩm mới và cũng chính vì sự lỏng lẻo trong giám sát củachính phủ Cuộc khủng hoảng lần này cũng rút ra được nhiều bài học đối với một nềnkinh tế đang trong quá trình toàn cầu hóa như việt nam Thông qua đó VN cần phải khắcphục những điểm yếu để có thể sánh bước đi lên cùng thế giới
3.1.1 Tự do hóa tài chính nhưng phải được quản lý:
Một nền kinh tế mở, một thị trường tài chính tự do và năng động luôn là một sự thuhút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư và VN cũng là một nước đang kêu gọi sự đầu tư củacác nước trên thế giới Chính vì thế tự do hóa tài chính là một trong những mục tiêu việtnam đang hướng tới Nên mở cửa mạnh hơn nữa về tài chính, khi luồng vốn trong nước
Trang 14đã hạn hẹp và không được sử dụng hiệu quả, thì càng phải mở cửa cho nước ngoài, nếukhông sẽ có đình trệ, ách tắc không cần thiết thế nhưng, tự do hóa cũng đồng nghĩa vớiviệc mang lại nhiều rủi ro Điển hình là nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng cũng xuất phát từ
sự tự do tài chính không được quản lý chặt chẽ, do đó tự do hóa phải trên cơ sở luật pháp
và giám sát chặt chẽ của nhà nước thì mới có thể xây nên một hệ thống phòng thủ khủnghoảng chắc chắn
3.1.2.Tăng cường tính hiệu quả trong việc điều hành thị trường của chính phủ.
Chính phủ có vai trò không thể thiếu được và ngày càng to lớn trong cuộc chiến vớicác khủng hoảng tài chính, dù nó xảy ra không trực tiếp từ sai lầm của chính phủ hoặctrong khu vực kinh tế nhà nước… khi cuộc khủng hoảng xảy ra thì sự ứng phó một cáchnhanh nhạy và liên tục của chính phủ là yếu tố tạo sự ổn định cho thị trường, theo sát sựbiến động của thị trường và đưa ra những cách giải quyết và chính sách kịp thời sẽ hỗ trợcho thị trường bớt biến động, tăng cường sự ổn định vĩ mô và giúp tăng thêm lòng tin củacác nhà đầu tư nhằm tạo thành một bức tường vững chắc trước cơn khủng hoảng
3.1.3 Vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn:
Cẩn thận với hoạt động phát hành các sản phảm tài chính mới ra thị trường, cầnphải nắm rõ những trường hợp rủi ro có thể xảy ra và phải có biện pháp khắc phục trongtrường hợp cấp bách Cần phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ để quản lý nhữngnghiệp vụ cho vay cũng như là các sản phẩm trên thị trường tài chính để tránh sự đầu cơtrục lợi cá nhân Bên cạnh đó, thông tin là điều quan trọng trong thị trường tài chính nêncần phải minh bạch hơn trong việc cung cấp thông tin, cần xác định rõ đâu là thông tinchính xác, đâu là thông tin mập mờ để tránh tình trạng “thông tin bất cân xứng”
3.2 Kiến nghị:
3.2.1 Các chính sách kinh tế vĩ mô:
Chính sách kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa khủng hoảngtài chính tiền tệ Một chính sách kinh tế nhìn xa trông rộng sẽ tạo một tiền đề để kinh tếquốc gia phát triển hài hoà và có khả năng chống đỡ một cách tốt nhất với các tác nhântiêu cực bên trong cũng như có nguồn gốc quốc tế
Chính sách tiền tệ phải rõ ràng, đáng tin cậy và khả thi Mục đích phát triển kinh
tế VN trong trung hạn là tốc độ phát triển Chính sách tiền tệ được thừa nhận là sẽ pháthuy tác dụng khi được sử dụng để giữ một tỷ lệ lạm phát thấp, ổn định và không phục vụnhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau Trong nhiều trường hợp việc duy trì tốc độ tăng trưởng
sẽ phải đánh đổi mục tiêu lạm phát, vì vậy việc đặt ra mục tiêu lạm phát như một cấuphần của chính sách kinh tế vĩ mô và có mối quan hệ tương đối với tốc độ tăng trưởngkinh tế
CSTT sẽ phát huy tác dụng khi được hỗ trợ bởi chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý,một chế độ tỷ giá hối đoái được xác định bởi các điều kiện thị trường có thể giúp đẩymạnh sự ổn định giá cả bằng cách cho phép cơ quan quản lý tiền tệ theo đuổi một chínhsách tiền tệ độc lập Chính vì vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, mặc dù VN chưa thể thựchiện một cơ chế tỷ giá thả nổi, vì mức độ phát triển thị trường ngoại hối còn hạn chế và