CÓ XÁCĐỊNHĐÚNGVẤNĐỀMỚICÓ
THỂ TÌMRAGIẢIPHÁPĐÚNG
Vấn đề phát sinh khi trạng thái hiện hữu khác biệt với dự kiến, nên cần có tác
động mới nhất địnhđểgiải quyết. Vấnđề luôn phát sinh trong cuộc sống cùng thế
giới không ngừng thay đổi. Sự biến đổi càng sâu rộng thì vấnđề càng phức tạp.
Trước khi vội vàng đềragiảipháp cần nhận diện kỹ vấn đề. Nhiều vấnđề giống như
tảng băng trôi, cái nhìn thấy chỉ là phần nổi, còn phần chìm lớn hơn nhiều cóthể
mang đến những thảm họa. Chính vì vậy, nhà bác học lỗi lạc của thế kỷ 20 Albert
Einstein nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận diện chính xácvấnđề trước khi đề
ra giải pháp: “Nếu có một giờ để cứu thế giới thì sẽ dùng 55 phút đểxácđịnhvấnđề
và chỉ dành 5 phút đểtìmgiải pháp”.
Xácđịnhđúngvấnđề là yếu tố căn bản đểcógiảiphápgiải quyết hợp lý,
hữu hiệu. Muốn vậy cần tránh nhìn nhận vấnđề một chiều chỉ dựa theo ý muốn chủ
quan của mình mà cần xem xét, hình dungvấnđề theo nhiều cách, từ những gốc nhìn
khác nhau; phân tích những vấnđề phúc tạp thành nhiều hợp phần; tìmmối quan hệ
giữa những sự việc khác nhau cũng như những điểm giống nhau từ những sự việc
khác nhau. Chỉ khi xácđịnh rõ vấnđề bằng con mắt phê phán khách quan, toàn diện
mới cóthể sáng suốt nhận ra những giả định dựa trên thành kiến, từ đó mớicóthể
tìm ra cách giải quyết sáng tạo, hữu hiệu.
Vấn đề được xem là lớn hay nhỏ tùy thuộc vào năng lực của con người. Cách
phản ứng sai lệch trước những vấnđề phát sinh sẽ làm cho vấnđề thêm nghiêm
trọng, vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo trong việc tìmragiảipháp thích hợp. Muốn nắm
được sự kiện chính xác, phải biết đềra những câu hỏi chính xác qua cách đào sâu suy
nghĩ toàn bộ tình thế phải đối phó. Nhà quản lý và tư vấn giáo dục Peter Drucker đề
cập đến tầm quan trọng của câu hỏi: “Công việc quan trọng và khó khăn không bao
giờ là việc tìm được câu trả lời đúng mà là tìmra câu hỏi đúng”. Vì vậy, đểxácđịnh
đúng bản chất của vấnđề cần lập đi lập lại hàng loạt câu hỏi liên quan đến vấnđề
phát sinh cho đến khi nhận ra cội rễ của vấn đề:
-Thực chất đó là vấnđề gì xét theo cách nhìn của những đối tượng khác
nhau?
-Vấn đề phát sinh do đâu?
-Vấn đề xảy ra ở đâu, lúc nào, liên quan đến sự kiện gì?
-Có phải đó là vấnđề cũ nhưng chưa đựa giải quyết hợp lý?
- Cóthể trình bày vấnđề bằng nhiều cách khác nhau như hình ảnh, sơ đồ, đồ
thị?.
-Có thể cấu trúc lại vấnđề theo cách nào khác được không?
- Những mâu thuẩn nào cần khắc phục trong quá trình giải quyết vấn đề?
-Vấn đề phát sinh liên quan đến những ai và họ là những người thế nào?
-Quyền lợi của các bên liên quan ra sao?
-Việc giải quyết vấnđề sẽ mang đến lợi ích gì?
-Nếu không giải quyết thì nguy cơ gì sẽ xảy ra?
-Tầm quan trọng của vấn đề, có đáng đầu tư công sức đểgiải quyết không,
vấn đềcóthể trôi qua mà không cần tác động gì không?
-Đó có phải là một vấnđề đơn lẻ hay chỉ là một phần của vấnđề rộng lớn
hơn?
-Nếu là một vấnđề rộng lớn thì cóthể phân ra làm nhiều hợp phần đểgiải
quyết không?
- Cóthể làm rõ hơn vấnđề theo cách diễn đạt nào khác, kể cả biểu thị bằng
sơ đồ, biểu đồ không?
-Những yếu tố nào hạn chế hiệu quả việc nhận diện và giải quyết vấn đề?
- Mục tiêu cần đạt được là gì?
Cuối cùng cần xácđịnh khả năng giải quyết vấn đề. Điều đó đòi hỏi phải
đánh giá đúng, khách quan trạng thái hiện hữu và mục tiêu cần đạt được cũng như
những yếu tố khách quan về nội lực, thuận lợi, khó khăn, đối tác, đối thủ, môi trường
xã hội…
Một vấnđề không có cách giải quyết là một thực tế cuộc sống, trước mắt cần
phải tìm cách thích ứng thích ứng.
.
CÓ XÁC ĐỊNH ĐÚNG VẤN ĐỀ MỚI CÓ
THỂ TÌM RA GIẢI PHÁP ĐÚNG
Vấn đề phát sinh khi trạng thái hiện hữu khác biệt với dự kiến, nên cần có tác
động mới. chính xác vấn đề trước khi đề
ra giải pháp: “Nếu có một giờ để cứu thế giới thì sẽ dùng 55 phút để xác định vấn đề
và chỉ dành 5 phút để tìm giải pháp .