Kếtquả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 3/2008
15
MộT SốKếTQUảPHòNGTRừ
BệNH CHếTNHANHGÂYHạIHồTIÊUTạIĐAKNÔNG
MANAGEMENT FOR THE QUICK WILT DISEASE on BLACK PEPPER IN DAKNONG
Phạm Ngọc Dung
(1)
, Ngô Vĩnh Viễn
(1)
,
Nguyễn Văn Tuất
(1)
, Nguyễn Thị Ly
(1)
,
Trần Ngọc Khánh
(1)
, Hồ Gấm
(2)
Nguyễn Quang Tuấn
(3)
Abstract
All Phytophthora species require free water in the environment to become active. Management
of water is one of the most important culturae to control diseases. The first step in preventing the
disease is to plant on well-drain sites. Mulching (straw, café peel, dry weed) stimulates plant root
growth, increase nutrient uptake, decreases evaporation from the soil. The application of organic
and antagonistic microorganism (Trichoderma hazianum) and microorganism fertilize (MT1 and
Komic) encourage the development of microorganisms that are antagonistic to Phytophthora
capsici. Removal of diseased vines, followed by application AGRI-FOS 400 (0.5 – 1%) around
the diseased roots to prevent spread to other vines. Application of AGRI-FOS 400 is
recommended at the beginning of the wet season (in April and May), with follow-up spray at 15
day intervals.
I. Đặt vấn đề
Việt Nam hiện nay là một trong những nước
đứng đầu về xuất khẩu hồtiêu trên thế giới. Các
vùng trồng hồtiêu chủ yếu ở nước ta tập trung từ
Quảng Trị đến các vùng đất đỏ cao nguyên Trung
bộ, Đông Nam bộ và Đảo Phú Quốc. Từ năm
1995 trở lại đây, cây hồtiêu được phát triển với
qui mô và tốc độ khá lớn, điển hình là các tỉnh
Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Bình Dương, Bình
Phước, Quảng Trị, Phú Quốc và Đồng Nai. Chỉ
tính riêng hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông thì từ
năm 1995 cho đến nay, diện tích hồtiêu mới phát
triển lên tới gần 10.000 ha. Định hướng của
ngành sản xuất hồtiêu đến năm 2010 - 2020 giữ
diện tích khoảng 50.000 ha, giá trị xuất khẩu đạt
trên 240 triệu USD/ năm.
Theo báo cáo của Sở Khoa học công nghệ
tỉnh ĐăkNông diện tích hồtiêu của tỉnh năm
2005 giảm nhiều so với năm 2004 khoảng
1.200 ha, một trong những nguyên nhân quan
trọng là do tác hại của sâu bệnh, trong đó phải
kể đến hiện tượng chết nhanh, chết chậm cây
hồ tiêu. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực
vật năm (2005), tỷ lệ bệnhchếtnhanhtại các
vùng khoảng: 10 – 15 %, nặng nhất ở 2 xã Đăk
Sin và Đạo Nghĩa của huyện ĐăkRLấp, có
những vườn tỷ lệ thiệt hại lên tới 80 – 90 %.
Tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng các
biện pháp để phòngtrừbệnh này còn rất hạn
chế. Để có các giải pháp quản lý bệnh tổng
hợp, chúng tôi tiến hành các thí nghiệm, thử
nghiệm nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh
chết nhanh cây hồtiêutạiĐăk Nông.
II. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện
pháp canh tác đến phát sinh và gâyhại của
bệnh chếtnhanh cây hồtiêu
+ Phương pháp tiến hành: thí nghiệm diện
rộng, không nhắc lại, mỗi công thức 200 trụ
tiêu.
Nền phân bón : (10 kg phân hữu cơ + 2 kg
phân Komic + 400 g Ure + 500g Super lân +
400g Kali clorua)/trụ.
1. Viện Bảo vệ thực vật
2. Sở Khoa học công nghệ Tỉnh ĐăkNông
3. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh ĐăkNông
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 3/2008
16
+ Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ cây bị bệnhchết
nhanh trên cây hồtiêu
2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các vật
liệu tủ gốc giữ ẩm cây hồtiêu khác nhau
(Bố trí tương tự thí nghiệm phân bón)
2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều
lượng phân bón đến phát sinh và gâyhại
của bệnhchếtnhanh trên hồtiêu
+ Phương pháp tiến hành: Thí nghiệm diện
hẹp, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, 30 trụ/ 1
lần nhắc. Bố trí theo khối nhẫu nhiên tuần tự.
+ Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ cây bị bệnhchết
nhanh (thối rễ) trên cây hồtiêu
2.4. Hiệu quả ức chế của mộtsố chế
phẩm sinh học đối với bệnhchếtnhanh
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu
nhiên tuần tự, nhắc lại 3 lần. Diện tích ô thí
nghiệm:48 trụ/ô thí nghiệm
2.5.Tìm hiểu hiệu lực của thuốc hoá học
đến bệnhchếtnhanh do nấm Phytophthora
gây nên trên đồng ruộng
Các thuốc Aliette, Ridomil gold, Fungal,
Agrifos 400 đã được sử dụng trong thí
nghiệm phòngtrừbệnhchếtnhanh cây hồ
tiêu, các loại thuốc đều được tưới 2 lần vào
đầu mùa mưa (20/4), lần 2 cách lần 1 là 15
ngày. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu
nhiên, nhắc lại 3 lần. Diện tích ô thí nghiệm:
35 trụ/ 1 ô thí nghiệm
2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện
pháp xử lý thuốc AGRI-FOS 400 đến bệnh
chết nhanh do nấm Phytophthora gây nên
Phương pháp tiến hành: thí nghiệm diện
rộng không nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm 300
trụ. Tiến hành theo dõi vào các tháng: 1, 2, 3,
4, 5 sau xử lý.
2.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời
điểm xử lý thuốc AGRI-FOS 400 đến bệnh
chết nhanh do nấm Phytophthora gây nên
Phương pháp tiến hành: thí nghiệm diện
rộng không nhắc lại, mỗi công thức 200 trụ.
Tưới quanh gốc cây, nồng độ 1%, lượng dùng
5l/trụ. Xử lý vào các thời gian đã nêu ở trên.
III. Kếtquả và thảo luận
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ
tưới, tiêu nước
Nấm Phytophthora gâybệnhchếtnhanh
cây hồtiêu sinh sản và phát triển mạnh trong
điều kiện có nước. Vì vậy, biện pháp tưới vào
mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa có ảnh
hưởng lớn đến khả năng phát sinh và gâyhại
của bệnh trên đồng ruộng. Theo dõi chế độ
tưới và tiêu nước, cho thấy việc làm bồn theo
tập quán của người dân trồng tiêu để chứa
nước tưới vào mùa khô, trong mùa mưa, khả
năng thoát nước rất kém, vì vậy ở các công
thức làm bồn bệnh phát triển nhanh và tỷ lệ
bệnh cao (từ 18,7 – 22 %) so với các công
thức không làm bồn (9,3 – 11,3 %). Kếtquả
này là phù hợp với kếtquả điều tra trên đồng
ruộng, ở tất cả các diện tích trồng tiêu có đào
bồn sâu quanh gốc, nhiều ruộng cho tỷ lệ
bệnh rất cao (80 – 85%), (Kết quả bảng 1).
Bảng 1. ảnh hưởng của chế độ tưới, tiêu nước đến mức độ nhiễm bệnhchếtnhanh
(Gia Nghĩa-Đăk Nông)
TT Công thức
TLB % qua các tháng điều tra
15/6/07 15/7/07 15/8/07 15/9/07 15/10/07 15/11/07 15/12/07
1 CT1 0,0 2,0 8,0 16,0 22,0 10,7 5,3
2 CT2 0,7 1,3 2,7 6,0 11,3 4,7 1,3
3 CT3 0,0 2,7 4,0 12,7 18,7 8,0 4,0
4 CT4 0,0 1,3 2,0 3,3 9,3 3,3 2,0
Ghi chú:
CT1: Tưới gốc + làm bồn đắp bờ xung quanh gốc
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 3/2008
17
CT2 : Tưới gốc + không làm bồn
CT3 : Tưới phun + làm bồn đắp bờ xung quanh gốc
CT4 : Tưới phun + không làm bồn
3.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu tủ
gốc
Tủ gốc để giữ ẩm cho gốc cây hồtiêu vào
đầu mùa khô giúp cho bộ rễ của cây phát triển
tốt, bổ sung thêm chất hữu cơ cho cây, tăng độ
xốp của đất và tạo điều kiện cho đất thoát nước
dễ dàng hơn trong mùa mưa. Kếtquả cho thấy
biện pháp tủ gốc thì tỷ lệ bệnh thấp hơn (8,0%
sau 12 tháng) so với công thức đối chứng không
tủ gốc tỷ lệ bệnh là 12,0%. (Kết quả biểu hiện ở
bảng 2).
Bảng 2. ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc đến bệnhchếtnhanh
(Đak Nia-Đăk Nông,2006)
TT Công thức thí nghiệm
Tỷ lệ bệnh (%)
Trước
tủ gốc
Sau 6
tháng
Sau 9
tháng
Sau 12
tháng
1
Phủ vỏ trấu + 1/3 phân chuồng
hoai 1,3 2,7 5,3 a 6,0 a
2 Phủ rơm 1,3 3,3 6,0 a 6,7 a
3 Phủ vỏ cà phê ủ hoai 1,3 2,7 6,0 a 8,0 a
4 Không tủ gốc 0,7 4,7 11,3 b 12,0 b
LSD (%) 3,6 3,4
CV (%) 26,7 22,4
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
phân bón đến sinh trưởng của cây và tỷ lệ
bệnh
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân
bón đến sinh trưởng và khả năng hạn chế bệnh
đối với cây tiêu trên đồng ruộng. Kếtquả cho
thấy: công thức 3 bón phân chuồng với lượng
15kg kết hợp bón cân đối phân vô cơ cho cây
sinh trưởng tốt, năng suất cao (3,1 kg/trụ), có
khả năng hạn chế được cây bị chết (5,6%) và
khả năng hồi xanh của cây là cao. Ngược lại ở
công thức 1 bón ít phân chuồng và nhiều phân
vô cơ có tỷ lệ cây chết cao hơn (11,1%), khả
năng phục hồi của cây kém hơn và năng suất
thu được chỉ là 2,3 kg/trụ.
(Kết quả biểu hiện ở bảng 3 và 4).
Bảng 3. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tỷ lệ cây bị chết và vàng lá hồtiêu
(Đak Nia-Đăk Nông) 2006 - 2007)
TT Công thức thí nghiệm
Tỷ lệ cây chết (%) Tỷ lệ cây vàng lá (%)
TXL SXL 12tháng TXL
SXL
12tháng
1 5kg phân chuồng +0,6 kg Urê +
0,7superlân + 0,5kg KCl
3,3 11,1b 16,7 12,2 b
2 10 kg phân chuồng +0,5 kgUrê +
0,6superlân + 0,4 kg KCl
2,2 6,7a 14,4 8,9 ab
3 15 kg phân chuồng +0,4 kg Urê +
0,5superlân + 0,3 kg KCl
4,4 5,6a 17,8 5,6 a
4
20 kg phân chuồng +0,3 kgUrê
+0,4superlân+0,2 kg KCl
3,3 6,7a 18,9 8,9 ab
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 3/2008
18
LSD(0,05) 2,5 3,6
CV(%) 18,2 21,6
Ghi chú: TXL (Trước xử lý), SXL (Sau xử lý)
Bảng 4. ảnh hưởng của phân bón đến mộtsố chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của cây
TT Công thức
Rộng
lá
Dài lá
Số gié/
cành
Hạt
/gié
NSTB
(kg/trụ)
NSLT
(Tấn/ha)
1 5kg phân chuồng +
0,6 kg Urê + 0,7kg
superlân + 0,5kgKCl
5.5 10.6 12.0 26.0 2.3 a 3.7
2 10 kg phân chuồng +
0,5 kg Urê + 0,6kg
superlân + 0,4 kgKCl
5.3 10.0 13.0 28.3 2.7 ab 4.2
3 15 kg phân chuồng +
0,4 kg Urê + 0,5kg
superlân + 0,3 kgKCl
5.4 10.1 13.7 28.7 3.1 b 4.9
4 20 kg phân chuồng +
0,3 kg Urê + 0,4kg
superlân + 0,2 kgKCl
5.6 10.6 12.7 28.0 2.6 a 4.1
LSD (0,05) 0,5
CV(%) 10,9
Ghi chú: Năng suất lý thuyết: tính 1600 trụ/ha
3.4. Hiệu quả ức chế của mộtsố chế phẩm sinh
học đối với bệnhchếtnhanh do nấm Phytophthora
gây nên
Kết quả thí nghiệm cho thấy: giữa các công
thức thí nghiệm thì năng suất chênh lệch không
rõ ràng. Tuy nhiên ở các công thức có bón các
chế phẩm sinh học và phân vi sinh cho thấy bộ lá
sinh trưởng tốt hơn, rễ trắng phát triển nhiều
hơn.Tỷ lệ bệnh sau 12 tháng ở các công thức thấp
hơn ( 3,5 % - 4,9%) so với công thức đối chứng
(6,9%).
Bảng 5. Hiệu quả ức chế của mộtsố chế phẩm sinh học đối với bệnh
chết nhanh do nấm Phytophthora gây nên
TT Công thức thí nghiệm
TLB (%)
Năng suất ô
thí nghiệm
(kg/50 trụ)
Trước x
ử
lý
Sau xử lý
4 tháng
8
tháng
12 tháng
1 50 g Chế phẩm Trichoderma + nền 1,4 1,4 2,1 a 4,2 a 136,0 a
2 Phân vi sinh Komic (3kg/nọc) + nền 2,1 2,1 2,8 a 4,9 a 125,0 a
3 Phân đa chức năng MT1 + nền 0,7 1,4 2,1 a 3,5 a 137,3 a
4 Nền 1,4 2,1 3,5 a 6,9 b 115,0 a
LSD (%) 1,6 1,9 35,8
CV (%) 32,7 21,1 14,8
Ghi chú: Nền thí nghiệm: 10 kg phân hữu cơ + 400 g Ure + 500 g Super Lân + 300 g
kaliclorua/trụ
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 3/2008
19
3.5. Hiệu lực của mộtsố thuốc hoá học đến
bệnh chếtnhanh cây hồtiêu
Kết quả ở bảng cho thấy thuốc Agrifos 400
với nồng độ 0,5 – 1% có tác dụng hạn chế sự gây
hại của bệnh, tỷ lệ bệnh sau 3 tháng sử lý chỉ là
4,76 – 5,83%, sau đến thuốc Aliette với tỷ lệ
bệnh là 9,91%; trong khi đó ở công thức đối
chứng tỉ lệ bệnh lên tới 23,48%. Các thuốc
Ridomil và Fungal có tác dụng hạn chế bệnh thấp
hơn.
Bệnh chếtnhanh do nấm Phytophthora gây ra,
du động bào tử lây lan theo nước do vậy khi phát
hiện cây bệnh trên dỉnh dốc cần xử lý tích cực
bằng các loại thuốc kể trên đối với các nọc tiêu bị
bệnh. Cũng cần lưu ý trong điều kiện mùa khô
nấm tồn tại dưới dạng bào tử vách dầy - hầu như
không hoạt động và khi mùa mưa đến chúng hoạt
động trở lại, sản sinh du động bào tử và lây lan
trên đồng ruộng theo nước mưa. Do vậy các biện
pháp hạn chế cần được tiến hành ngay từ đầu
mùa mưa mới mang lại hiệu quảphòng và trừ
bệnh. (Kết quả trình bày ở bảng 6).
Bảng 6. Hiệu lực của mộtsố loại thuốc hoá học đến bệnh thối rễ cây hồtiêu
(Đắc Nông 2006)
TT Công thức
TLB(%)
Trư
ớc
xử lý
Tỷ lệ bệnh (%)
sau xử lý
2 tháng 3 tháng
1 Tưới Aliette 80 WP nồng độ 0,2% 3,00 5,95
ab
9,91
ab
2 Tưới Ridomil gold 68 nồng độ 0,3% 3,81 8,57
b
12,38
b
3 Tưới Fungal 80 WP nồng độ 0,25% 3,83 7,70
b
11,54
b
4 Tưới Agrifos 400 nồng độ 1% 3,81 3,81
a
4,76
a
5 Tưới Agrifos 400 nồng độ 0,5%. 3,92 4,87
a
5,83
a
6 Đối chứng không sử lý 2,88 14,65
c
23,48
c
LSD.05 4,04 5,36
CV (%) 29,9 26,3
3.6. ảnh hưởng của biện pháp xử lý thuốc
AGRI-FOS 400 đến bệnhchếtnhanh cây hồ
tiêu
Việc xử lý thuốc AGRI-FOS theo phương pháp
tưới sẽ tốn nhiều thuốc, làm tăng chi phí thuốc và
gây ô nhiễm môi trường. Để giảm lượng thuốc sử
dụng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các biện
pháp xử lý đem lại hiệu quả và giảm lượng thuốc
sử dụng. Kếtquả cho thấy: công thức sử dụng cần
sục thuốc vào gốc giúp thuốc ngấm sâu vào bộ
phận rễ dưới mặt đất kết hợp với phun trên cây
đem lại hiệu quả cao hơn các công thức xử lý
khác. Mặt khác việc sục trực tiếp gần vùng rễ cây
nên giảm được lượng thuốc bị tràn ra bên ngoài
vùng tán rễ, vì vậy liều lượng thuốc trên mộttrụ
giảm từ 5 lít xuống còn 3 lít. ở các công thức chỉ
phun trên tán cây cho hiệu quảphòngtrừ thấp chỉ
đạt (25,9 – 42,6%) vì khả năng hấp thụ thuốc vào
cây kém. Biện pháp sử dụng cần sục để sục thuốc
vào đất là biện pháp cải tiến giúp giảm được
lượng thuốc, tăng hiệu quả giảm bệnh, giảm được
ô nhiễm môi trường. Ngoài ra biện pháp này còn
được áp dụng cho mộtsố đối tượng dịch khác
gây hại rễ dưới mặt đất như: tuyến trùng, rệp
sáp…(Kết quả thể hiện ở bảng 7)
Bảng 7. ảnh hưởng của biện pháp xử lý thuốc AGRI-FOS 400 nồng độ 0,5%
đến bệnhchếtnhanh do nấm Phytophthora gây nên
TT Công thức
Liều
Tỷ lệ bệnh (%)
Hiệu quả
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 3/2008
20
lượng/
trụ
TXL
SXL
2 tháng
SXL
3 tháng
SXL
5 tháng
(%)
1 Tưới gốc 5 lít/trụ 11,0 11,7 12,3 16,0 76,5
2 Sục gốc + phun cây 3 lít/trụ 10,3 11,0 11,3 13,3 85,9
3
Tưới gốc +
phun cây
5 lít/trụ 12,3 12,7 13,3 16,3 81,2
4 Phun cây (1 lần)
1lít/trụ/
lần
9,7 11,3 14,7 24,7 29,6
5 Phun cây (2 lần)
1lít/trụ/
lần
8,7 10,7 13,7 19,7 48,4
6
Đối chứng không xử
lý
8,3 10,7 16,3 29,7
Ghi chú: TXL : trước xử lý, SXL: sau xử lý
3.7. ảnh hưởng của thời điểm xử lý thuốc
AGRI-FOS 400 đến hiệu quả giảm bệnhchết
nhanh do nấm Phytophthora gây nên
Do điều kiện thời tiết Tây Nguyên với 6 tháng
mùa mưa và bệnhchếtnhanh lại phát sinh gây
hại mạnh trong mùa mưa. Để tìm hiểu hiệu quả
của thuốc, chúng tôi nghiên cứu thời điểm xử lý
thuốc thích hợp trong giai đoạn mùa mưa. Kết
quả biểu hiện ở bảng 8.
Kết quả cho thấy xử lý vào thời điểm
15/4/2007 có hiệu quả cao hơn các thời điểm
khác, vì trong tháng này số ngày mưa ít và lượng
mưa vẫn còn thấp nên khả năng rửa trôi thuốc
không cao. Nếu xử lý vào các tháng 7 và tháng 8
khi đó tỷ lệ bệnh đã tăng, mưa nhiều thuốc bị rửa
trôi cao, cây no nước nên nhu cầu hấp thu nước
từ rễ thấp. Vì vậy, xử lý muộn vào giữa mùa mưa
thì thuốc có hiệu quả rất thấp (21,2 – 38,2%).
Bảng 8. ảnh hưởng của thời điểm xử lý thuốc AGRI-FOS 400 đến hiệu quả giảm bệnhchếtnhanh do
nấm Phytophthora gây nên
TT
Công thức
thí nghiệm
Lượng
mưa
Số ngày
mưa/
tháng
Tỷ lệ bệnh (%)
Hiệu
quả (%)
Trước xử
lý
15/9/
2007
15/10/
2007
1 NXL 15/4/2007 205,1 19 4,7 6,7 8,7 81,2
2 NXL 15/5/2007 229,8 23 4,0 6,0 8,8 77,8
3 NXL 15/6/2007 257,2 27 5,0 7,9 10,7 73,2
4 NXL 15/7/2007 518,1 26 7,2 15,8 20,4 38,2
5 NXL 15/8/2007 573,2 29 9,0 18,1 25,8 21,2
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 3/2008
21
6 Không xử lý 6,0 18,0 27,3
IV.Kết luận và đề nghị
Các biện pháp áp dụng có hiệu quả đối với
bệnh chếtnhanh cây tiêu:
+ Vun gốc không làm bồn, làm rãnh thoát
nước trong mùa mưa
+ Sử dụng phân chuồng 15 kg/trụ trộn với
nấm Trichoderma hazianum kết hợp phân MT1
1kg, 0,4 kg Urê, 0,5kg super lân, 0,3 kgKCl.
+ Sục thuốc vào gốc kết hợp phun lên trên
thân, lá thuốc AGRI-FOS 400, nồng độ 0,5 vào
giữa tháng 4 cho hiệu quảphòngtrừ cao đối với
bệnh do nấm Phytophthora gây nên đạt 85,9%.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Đức Niệm (2001). Cây tiêu - kỹ thuật
trồng, chăm sóc và phòngtrừ sâu bệnh. NXB Lao
động xã hội.
2. Phan Quốc Sủng (1998). Kinh nghiệm
trồng và chăm sóc cây tiêu. NXB Nông nghiệp.
3. Trung tâm khuyến nông Bình Phước
(1999). Kỹ thuật trồng tiêu. NXB Nông nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Andre Drenth and David I. Guest (2004).
Diversity and Management of Phytophthora in
Southeast Asia. Autralian Centre for International
Agricultural Research Canberra. 235 pp.
5. Erwin, D.C. and Riberrio O.K (1996)
Phytophthora diseases worldwide. 562 pp.
. Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 3/2008
15
MộT Số KếT QUả PHòNG TRừ
BệNH CHếT NHANH GÂY HạI Hồ TIÊU TạI ĐAK NÔNG
MANAGEMENT. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ cây bị bệnh chết
nhanh (thối rễ) trên cây hồ tiêu
2.4. Hiệu quả ức chế của một số chế
phẩm sinh học đối với bệnh chết nhanh