1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Món ăn ngày tết Nguyên Đán của người Hoa pot

3 9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 442,51 KB

Nội dung

Món ăn ngày tết Nguyên Đán của người Hoa Tết Nguyên Đánngày tết quan trọng nhất và là một dịp trọng đại của người Hoa, để cầu mong có một năm mới tươi vui, làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, gặp mọi sự tốt lành, suôn sẻ. Một món bánh không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên của người Hoa chính là bánh tổ Người Hoa đã gửi gắm khát vọng ấy qua các món ăn ngày tết, trên mâm cỗ ngày tết của người Hoa, mỗi món ăn luôn là một lời gửi gắm thể hiện mong muốn, khát vọng có một năm mới như ý, cát tường, phát tài phát lộc. Một món bánh không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên của người Hoa chính là bánh tổ. Loại bánh này tượng trưng cho "niên niên cao thăng" (năm mới tốt hơn năm cũ) hoặc "bách sự sự cao" (trăm việc đều tốt đẹp) Được tính toán một cách rõ ràng và có ý thức, món ăn được chế biến bằng giò heo trước (tiếng Quảng Đông gọi là "chúy xẩu": tay con heo) với đậu phộng mang một ý nghĩa đặc biệt. Người Hoa gọi là món "hoàng chòi chầu xẩu". Nghĩa là tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm ngay được, do vậy món này nhằm mong cho năm mới việc làm ăn sẽ được phát tài, dễ dàng, thuận lợi. Người Hoa Quảng Đông vẫn gọi con tôm là "há". "Há" đồng âm với "hí há tài xị" (cười to ha hả) nên họ có thêm món "tôm lăn bột". Món này tượng trưng cho niềm vui tươi, tiếng cười sẽ rộn ràng, vui vẻ, chan hòa trong nhà quanh năm suốt tháng. Trong ngày tết người Hoa còn có món mì xào nổi tiếng. Họ gọi ón ăn đó là "xầu mìn" (có nghĩa là trường thọ). Năm mới ăn món này sẽ được khỏe mạnh, phúc đức, sống lâu Món "gà ngậm hành" là linh hồn của mâm cổ tết. Món ăn được người Hoa chế biến và trình bày một cách khéo léo. Hai cánh và hai đùi gà được bẻ ngoặt dấu gọn vào mình gà tạo nên hình dáng con gà tròn quay, ngộ nghĩnh. Sau đó, người ta cho gà ngậm ngang mỏ một túm hành lá quấn đẹp như một nhành hoa. Sở dĩ dùng hành là vì theo tiếng Quảng Đông là "chung", đồng âm với "chung" (thông suốt). Nên ý nghĩa của món ăn này nhằm bày tỏ ước mong sang năm mới tất cả mọi việc được thông suốt, trôi chảy, tốt đẹp. Vào ngày Tết, để trong gia đình làm ăn phát tài, người nội trợ thường nấu những món bát trân, bao gồm các nguyên liệu có tên đồng âm với niềm mong ước trong năm. Ví dụ, nấm đông cô là "tung cua" (thành tựu tốt đẹp); Tàu hủ ky là "phù chút" (phồng nổi lên); Rong đen là "pha choi" (phát tài) hay salat là "xáng choi" (có tiền) Đặc biệt, cứ mỗi dịt tết đến xuân về, người Hoa đồng bằng sông Cửu Long lại biếu nhau loại quít màu cam đỏ ối, vị ngọt, vỏ dày và thơm. Họ có quan niệm này do quít phát âm là "kiết". Mà đồng âm với từ "kiết" (cát) chỉ sự tốt lành, may mắn. Biếu quít chính là lời chúc nhau làm ăn phát tài, cửa nhà vui vẻ. Mỗi món ăn ngày tết của người Hoa không chỉ thể hiện sự thành kính, tưởng nhớ tổ tiên mà trong đó còn chứa đưng những ước mơ, khao khát năm mới tốt lành. . Món ăn ngày tết Nguyên Đán của người Hoa Tết Nguyên Đán là ngày tết quan trọng nhất và là một dịp trọng đại của người Hoa, để cầu mong. tổ Người Hoa đã gửi gắm khát vọng ấy qua các món ăn ngày tết, trên mâm cỗ ngày tết của người Hoa, mỗi món ăn luôn là một lời gửi gắm thể hiện mong muốn,

Ngày đăng: 19/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w