1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động xuất khẩu chả cá Surimi của công ty TNHH Việt Trường

57 782 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 428,5 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động xuất khẩu chả cá Surimi của công ty TNHH Việt Trường

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển liên tục không ngừng, gây nên sự biến đổi sâu sắc về kinh tế của mỗi quốc gia, trong tất cả mọi lĩnh vực. Xu hướng quốc tế hóa đã đặt ra một vấn đề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền kinh tế của mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác. Đối với Việt Nam, ngoại thương góp phần quan trọng trong công tác phát triển nền kinh tế, và có vai trò chủ đạo và chiến lược lâu dài. Bởi vì một quốc gia cũng như nhân, không thể sống riêng rẽ độc lập với nhau về các hoạt động mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu của mình một cách đầy đủ. Hoạt động ngoại thương giúp mở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng tiêu dùng nhiều hơn mức có thể sản xuất và vượt giới hạn của khả năng sản xuất trong nước đó. Xuất phát từ nguyên nhân trên, ngoại thương luôn được đẩy mạnh trong nền kinh tế nước ta Nói một cách khác hoạt động ngoại thương hay hoạt động kinh doanh XNK không những giúp phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu về mọi mặt mà còn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hoạt động ngoại thương bao gồm 2 lĩnh vực: xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong hoạt động ngoại thương, nó tác động trực tiếp đến đời sống con người, giúp bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Và còn để thay thế những hàng hóa mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu. Trong khi, hoạt động xuất khẩu lại là một trong những hoạt động chủ yếu giúp các 1 quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển nền kinh tế, tạo vị trí, thế lực vững mạnh trên trường quốc tế. Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo XK, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng XK để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Ngành thủy sản nước ta với chiều dài hơn 3.000 km bờ biển và hệ thống sông ngòi dày đặc đã đem lại kim nghạch xuất khẩu hàng năm lên tới 3 tỷ USD tương đương với khối lượng 3.5 triệu tấn. Bên cạnh đó, chúng ta chú ý đầu tư thích đáng cho nghành công nghiệp chế biến thủy sản để chế biến nhiều sản phẩm mới qua sơ chế thành những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Công ty TNHH Việt Trường là doanh nghiệp thủy sản có uy tín tại Hải Phòng. Hiện công ty đã đầu tư và đưa vào sử dụng nhà máy đông lạnh phục vụ chế biến các mặt hàng thủy sản như: Chả cá, tôm đông lạnh, mực đông lạnh… Công ty TNHH Việt Trường đã góp phần đưa ngành thủy sản của nước ta phát triển xứng đáng với tiềm năng sẵn có. Mục tiêu của các doanh nghiệp là luôn phấn đấu đạt lợi nhuận cao và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Vì vậy, đối với Công ty chế biến mặt hàng thủy sản, giá thành sản phẩm hợp lý là nhân tố rất quan trọng giúp Công ty có khả năng cạnh tranh trên thương trường, đạt doanh thu bán hàng ngày càng cao. Trên cơ sở những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thúy Hà và quá trình thực tập tại công ty TNHH Việt Trường, em đã lựa chọn đề tài : “Thực trạng hoạt động xuất khẩu chả Surimi của công ty TNHH Việt Trường”. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Việt Trường. 2 Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu chả Surimi của công ty TNHH Việt Trường Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty Trong quá trình nghiên cứu để làm báo cáo, em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên để bài báo cáo của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động xuât khẩu 1.1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩuhoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả vê chiều rộng lẫn chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng cho đến nay nó đã phát triển mạnh mẽ và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhẳm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể diễn ra trên phạm vi hai hay rất nhiều quốc gia khác nhau. 4 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu Phần lớn các công ty bắt đầu việc mở rộng ra thị trường thế giới với tư cách là nhà xuất khẩu, và chỉ sau đó mới chuyển từ phương thức này sang phương thức khác để phục vụ thị trường nước ngoài. Việc xuất khẩu có 2 đặc điểm rõ nét: - Tránh được đầu tư cho các hoạt động ở nước sở tại, mà các chi phí này thường là đáng kể. - Có thể thực hiện được lợi thế chi phí và vị trí. Bằng việc sản xuất sản phẩm ở một địa điểm tập trung và sau đó xuất khẩu sang các thi trường nước ngoài khác, công ty có thể thực hiện lợi thế quy mô đáng kể qua khối lượng bán cho thị trường toàn cầu của mình. Hiệu quả của chiến lược xuất khẩu là nhằm hướng tới làm cho sản phẩm hàng hóa thích ứng và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng và sự ưa thích của thị trường (hoặc không bị thay đổi nếu phù hợp với thị truờng). Đồng thời làm cho chính sách giá cả, phân phối, truyền thông được liên kết chặt chẽ trong một chiến lược tổng thể. Tuy nhiên xuất khẩu cũng có những nhược điểm sau: - Các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ cơ sở của công ty ở chính quốc có thể không phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị trường địa phương. - Chi phí vận chuyển cao có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên không kinh tế, đặc biệt trong trường hợp các sản phẩm cồng kềnh, hàng rào thuế quan cũng có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên không kinh tế. - Những rủi ro bắt nguồn từ việc ít kinh nghiệm xuất khẩu, ít am hiểu thị trường của các công ty vừa mới bắt đầu xuất khẩu. Công ty có thể chuyển giao những hoạt động marketing ở các nước mà họ kinh doanh cho các đại diện địa phương, nhưng không có gì đảm bảo rằng 5 đại diện đó sẽ hành động theo cách tốt nhất vì lợi ích của công ty. Do đó, các đại diện nước ngoài có thể thực hiện không tốt như công ty thực hiện. 1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 1.1.3.1. Vai trò đối với nền kinh tế toàn cầu Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hóa xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau (quốc tế). Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức thương mại toàn cầu.Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng và cả quốc gia nói chung. Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa là một trong bốn khâu của quá trình sản xuát mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất. Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hóa một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn. a. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc gia chỉ sản xuất các loại hàng hóa, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất các tài nguyên sẵn có của quốc gia đó. Đây là một trong những giải thích đơn giản về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất 6 khẩu nói riêng. Nhưng trên thực tế việc tiến hàng trao đổi phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu trong trường hợp một quốc gia khác bị thiệt thì họ sẽ từ chối tham gia vào hoạt động trao đổi này. Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cũng giải thích được một phần nào đó của việc đem lại lợi ích của xuất khẩu giữa các nước đang phát triển. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu mấy thập kỷ vừa qua cho thấy hoạt động xuât khẩu chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia đang phát triển với nhau, điều này không thể giải thích bằng lý thuyết tuyệt đối. Trong những cố gắng để giải thích các cơ sở của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng, lợi thế tuyệt đối chỉ còn là một trong những trường hợp của lợi thế so sánh. b. Lý thuyết lợi thế so sánh Theo như quan điểm của lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo, ông cho rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với hiệu quả của quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu để tạo ra lợi ích.Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu quốc gia đó sẽ tham gia vào việc sản xuấtxuất khẩu những loại hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hóa có lợi thế tương đối) và nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng có những bất lợi hơn (đó là những hàng hóa không có lợi thế tương đối). Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thương mại quốc tế do sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội. “Chi phí cơ hội của một hàng hóa là một số lượng hàng hóa khác mà người ta phải bỏ để sản xuất và kinh doanh thêm một đơn vị hàng hóa nào đó”. 7 c. Học thuyết HECKCHER-OHLIN Như chúng ta đã biết lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chỉ đề cập đến mô hình đơn giản giữa hai quốc gia, việc sản xuất hàng hóa chỉ với một nguồn đầu vào là lao động. Vì thế mà lý thuyết của David Ricardo chưa giải thích rõ ràng về nguồn gốc cũng như lợi ích của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế hiện đại. Để đi tiếp con đường của các nhà kinh tế học đi trước, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển đã bổ sung mô hình mới trong đó ông đã đề cập tới hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Học thuyết Heckcher-Ohlin phát biểu: Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn của nước đó và nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở quốc gia đó. Hay nói một cách khác một quốc gia tương đối giàu lao động sẽ sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều vốn. Về bản chất học thuyết Heckcher-Ohlin căn cứ về sự khác biệt về tính phong phú và giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hóa của các quốc gia trước khi có các hoạt động xuất khẩu để chỉ rõ lợi ích của hoạt động xuất khẩu. Sự khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả tương đối của hàng hóa sau đó sẽ chuyển thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hóa. Sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hóa là nguồn lợi của hoạt động xuất khẩu. Nói một cách khác, một quốc gia dù ở trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung sản xuấtxuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên 8 nhiên… trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ tăng. 1.1.3.2. Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam) đều thiếu điều kiện về vốn và kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có vốn và công nghệ. a. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đối với các nước đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển. Tuy nghiên quá trình công nghiệp hóa phải cần có một lượng vốn lớn để nhập khẩu thiết bị, công nghệ tiên tiến. Thực tế cho thấy, để có được nguồn vốn để nhập khẩu, các quốc gia có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau: - Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ - Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước - Thu từ hoạt động xuất khẩu Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải là dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay pảhi chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này. 9 Bởi vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo nguồn vốn quan trọng nhất. Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. b. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, dịch vụ. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất còn cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự sư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển. Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuấtxuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể hiện: - Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô. - Xuất khẩu tạo diều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản 10 [...]... nghệ, nâng cao sức cạnh tranh Đã cớ hơn 100 doanh nghiệp được EU công nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, hơn 150 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUÂT KHẨU CHẢ SUMIRI CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT TRƯỜNG 2.1 Giới thiệu công ty TNHH Việt Trường 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1 Lịch sử hình thành  Công ty TNHH Việt Trường khi mới thành lập là doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh... thành lập Công ty TNHH Việt Trường với ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh chế biến thủy hải sản xuất khẩu  Các mặt hàng chiến lược trong hoạt động xuất khẩu gồm chả (Surimi) xuất khẩu, Bột cá, Tôm, Mực đông lạnh…, bên cạnh đó doanh nghiệp còn kinh doanh rất nhiều mặt hàng bán nội địa như: tẩm gia vị, chả cá, cấp đông nguyên con…  Nguồn nguyên liệu chủ yếu cho hoạt động chế biến của doanh... hành chính công ty TNHH Việt Trường) 25 Nhận xét: Công ty TNHH Việt Trường là doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ Mỗi năm ổn định công ăn việc làm cho hơn 250 lao động Cụ thể năm 2011 tổng số lao động của công ty là 275 lao động Do năm 2012 kinh tế thị trường bất ổn, trong tình hình khó khăn chung, công ty đã buộc phải cắt giảm lao động xuống chỉ còn 260 lao động, để đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân... chủ yếu của công ty là kinh doanh thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu Bênh cạnh đó còn kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu và kinh doanh chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm… Hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là xuất khẩu thủy hải sản tươi sống và thủy hải sản đã qua chế biến Sản phẩm chiến lược của công tychả (Surimi) trong các năm... công ty hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nhất Qua bảng số liệu ta có thế thấy tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2010 là 5,17%, tỷ lệ này tăng lên cao nhất năm 2011 là 8,76% và giữ ở mức tương đối cao năm 2012 là 7,73% Nhìn chung tăng trưởng bình quân qua 4 năm của công ty vẫn đạt mức tương đối bền vững 33 2.2 Tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất khẩu chả Surimi của công ty TNHH Việt Trường. .. nguyên liệu là mối loại trung bình của công ty TNHH Anh Dương để sản xuất sản phẩm Chả xuất khẩu c Giục mở L/C và kiểm tra L/C Công việc giục mở L/C do phòng Kinh doanh và phòng kế toán đảm nhận Bước này được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo chắc chắn Công Ty Chế Biến và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Việt Trường sẽ nhận được tiền hàng từ phía Công Ty Sajodaerim, Hàn Quốc Trước khi giao hàng công ty sẽ yêu... thanh toán…giữa công ty xuất khẩu với khách hàng cụ thể Về mặt pháp lý, hợp đồng xuất khẩu là căn cứ pháp luật ràng buộc các trách nhiệm và quyền lợi của các bên Vì vậy, khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, công ty phải xem xét lại các điều khoản thoả thuận trước khi ký kết hợp đồng b Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu Công việc này do phòng kinh doanh và phòng kế toán, phòng sản xuất đảm nhiệm Công ty tổ chức thu... lao động Trong đó lao động trực tiếp chiếm 85% tổng số lao động, còn lại 15% là lao động gián tiếp Công ty TNHH Việt Trường là doanh nghiệp kinh doanh và chế biến thủy hải sản Do tính chất của ngành nghề kinh doanh mà số lượng lao động nữ của công ty chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam Tỷ lệ lao động nữ chiếm 70% (năm 2012) và 72% (năm 2013) Cán bộ, công nhân viên của công ty hầu hết đều nằm trong... cho hàng hóa xuất khẩu Công việc này do phòng sản xuất chịu trách nhiệm  Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu: Công ty xuất khẩu tổ chức thu gom hàng bằng nhiều biện pháp khác nhau như mua nguyên liệu về gia công, sản xuất thành hàng xuất khẩu, mua đứt bán đoạn với đơn vị sản xuất, đại lý thu mua Đây là một khâu rất quan trọng đảm bảo cho công ty thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu theo đúng... 19,331 26 18,272 nguyên con Các sản 13,351 18 11.152 15 10,441 phẩm hải sản khác (Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Việt Trường) Tỷ trọng (%) 67 21 12 Nhận xét: Nhìn chung Bảng số liệu và biểu đồ cơ cấu doanh thu của công ty theo từng mặt hàng cho ta thấy doanh thu từ 2 mặt hàng chính của công tychả (Surimi) và nguyên con đều tăng trong năm 2013 Trong đó mặt hàng chả (Surimi) luôn đạt doanh

Ngày đăng: 19/03/2014, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w