1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội tại huyện giao thuỷ, tỉnh nam định

202 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 7,92 MB

Nội dung

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HOÀNG THỊ NGỌC HÀ NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI TẠI HUYỆN GIAO T.

Trang 1

VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HỒNG THỊ NGỌC HÀ

NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI TẠI HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trang 2

VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI

TẠI HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành: Biến đổi khí hậu Mã số: 9440221

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Tác giả luận án

(Ký, ghi rõ họ tên) Giáo viên hướng dẫn 1 (Ký, ghi rõ họ tên) Giáo viên hướng dẫn 2 (Ký, ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Ngọc Hà GS TSKH Trương Quang Học TS Bạch Quang Dũng

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác Các kết quả nghiên cứu tham khảo của các tác giả khác đã được trích dẫn đầy đủ trong luận án

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, GS TSKH Trương Quang Học và TS Bạch Quang Dũng, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành Luận án tiến sĩ

Luận án được hoàn thành tại Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN), Bộ Tài ngun và Mơi trường Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo, các Thầy, Cô và các anh chị em đồng nghiệp trong Viện IMHEN đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và bảo vệ luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt của lãnh đạo UBND huyện Giao Thuỷ, cán bộ các Phịng Tài ngun - Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và Văn phòng UBND huyện và UBND các xã Giao An, Giao Tiến, TT Quất Lâm, ; ông Nguyễn Viết Cách, chị Vũ Thị Hồng Hạnh ở VQG Xuân Thuỷ; và nhóm cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE): Nguyễn Hải Anh, Vũ Kim Oanh, Bùi Thị Phương Hà, Bùi Hải Vân, đã nhiệt tình hỗ trợ thu thập thông tin, số liệu và triển khai hoạt động nghiên cứu tại địa phương; cảm ơn ThS Nguyễn Hồng Sơn đã hỗ trợ về kỹ thuật bản đồ

Tôi xin trân trọng cảm ơn Dự án READY do Viện Nghiên cứu Phát triển châu Á và TT Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng thực hiện đã tạo điều kiện cho NCS trong năm 2016, 2017 được kết hợp thu thập thông tin về thiên tai, rừng ngập mặn ở địa phương Xin trân trọng cảm ơn các thầy – chuyên gia về sinh thái, địa lý cảnh quan đã góp ý, hỗ trợ tài liệu và động viên NCS theo đuổi hướng nghiên cứu này, đặc biệt là cố GS.TS Mai Đình Yên và PGS TS Nguyễn An Thịnh

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng tri ân và kính trọng đến Gia đình – những người đã ln ở bên và dành nhiều sự giúp đỡ, động viên tinh thần trong suốt q trình tơi làm nghiên cứu sinh

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIII

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Luận điểm bảo vệ của luận án 3

5 Những điểm mới của luận án 4

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4

7 Cấu trúc của luận án 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI, KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÍCH ỨNG DỰA VÀO HỆ SINH THÁI 6

1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.1 Hệ sinh thái – xã hội và tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội 6

1.1.2 Đánh giá khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội và phương pháp đánh giá bằng bộ chỉ số 17

1.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái 22

1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam 25

1.2.1 Nghiên cứu về tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội ở Việt Nam 25 1.2.2 Nghiên cứu về đánh giá khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH 32

1.2.3 Nghiên cứu về thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam 35

1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 37

1.3.1 Đặc trưng về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Giao Thuỷ 37

1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 40

1.3.3 Nghiên cứu về biến đổi khí, khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội và tiếp cận dựa vào hệ sinh thái tại địa bàn huyện Giao Thuỷ 42

1.3.4 Các xã nghiên cứu điển hình cho thực hiện phân vùng ST-XH 44

Tiểu kết Chương 1 - Tổng quan tài liệu: 46

Trang 6

2.1 Cơ sở lý thuyết 49

2.1.1 Các khái niệm 49

2.1.2 Tính hệ thống, liên ngành của vấn đề nghiên cứu 52

2.1.3 Khung phân tích vấn đề nghiên cứu 56

2.2 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và số liệu 57

2.2.1 Cách tiếp cận 57

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 59

2.3 Số liệu sử dụng trong Luận án 75

Tiểu kết Chương 2: 77

CHƯƠNG III KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BĐKH CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI HUYỆN GIAO THUỶ 78

3.1 Đánh giá tác động của thiên tai, BĐKH đến hệ ST-XH huyện Giao Thuỷ 78 3.1.1 Phân vùng hệ sinh thái – xã hội theo chức năng sinh thái 78

3.1.2 Sự biến đổi, dao động của các yếu tố khí hậu 82

3.1.3 Tác động của thiên tai, BĐKH đến các lĩnh vực của huyện Giao Thuỷ 90

3.1.4 Tác động của thiên tai, BĐKH tới các tiểu vùng sinh thái – xã hội 101

3.1.5 Tác động tiềm tàng của BĐKH theo kịch bản 106

3.2 Đánh giá khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH huyện Giao Thuỷ 108 3.2.1 Bối cảnh đề xuất bộ chỉ số đánh giá khả năng chống chịu BĐKH 108

3.2.2 Căn cứ và nguyên tắc đề xuất bộ chỉ số 109

3.2.3 Bộ chỉ số đánh giá khả năng chống chịu BĐKH huyện Giao Thuỷ 110

3.2.4 Khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ 116

3.3 Đề xuất các giải pháp thích ứng theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái cho tăng cường khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH 133

Tiểu kết Chương 3: 139

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 143

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thông tin chung về kinh tế, lao động và việc làm của 2 xã khảo sát 44

Bảng 1.2 Đặc điểm sinh thái – xã hội của xã đại diện các phân vùng ST-XH 45

Bảng 2.1 Khung ma trận 5*5 trong phương pháp đánh giá CDRI [126, 127] 65

Bảng 2.2 Ma trận 5*5 cho phân tích các nguồn lực của hệ sinh thái – xã hội 66

Bảng 2.3 Ma trận xét trọng số các tiêu chí 72

Bảng 2.4 Các công cụ thu thập thông tin khảo sát định tính và định lượng 76

Bảng 3.1 Chỉ tiêu phân vùng HST – XH huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 79

Bảng 3.2 Đặc điểm sinh thái- xã hội của các phân vùng 81

Bảng 3.3 Đặc trưng rét đậm ở Giao Thủy thời kỳ 1986-2005 & 2006-2016 86

Bảng 3.4 Tổng hợp quan sát sự xuất hiện các hiện tượng thiên tai cực đoan giai đoạn giai đoạn 2007-2017 so với trước năm 2007 89

Bảng 3.5 Mức độ tác động của thiên tai đến các lĩnh vực (theo thang điểm từ 1 – 5) 90

Bảng 3.6 Mức độ phụ thuộc của hoạt động sinh kế vào hệ sinh thái tự nhiên 95

Bảng 3.7 Độ mặn tại một số điểm huyện Giao Thủy đo tháng 12/2014 97

Bảng 3.8 Diện tích sử dụng đất qua các giai đoạn 1986 -1995-2005 – 2015 100

Bảng 3.9 Tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đến các phân vùng ST-XH 103

Bảng 3.10 Nguy cơ ngập vì nước biển dâng đối với huyện Giao Thuỷ và tỉnh Nam Định theo kịch bản Biến đổi khí hậu 2020 (Bộ TN&MT) 106

Bảng 3.11 Bộ chỉ số đánh giá KNCC BĐKH của hệ ST-XH huyện Giao Thuỷ 110

Bảng 3.12 Tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí của từng nguồn lực 117

Bảng 3.13 Xét trọng số của các tiêu chí trong mỗi nguồn lực 119

Bảng 3.14 Xếp hạng các nguồn lực thể hiện khả năng chống chịu BĐKH 120

Bảng 3.15 Tổng hợp kết quả đánh giá nguồn lực xã Giao An – phân vùng ngoài đê 122

Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả đánh giá nguồn lực xã Giao Tiến – phân vùng trong đê 123

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Ba Khung phân tích về hệ ST-XH được áp dụng nhiều nhất: 9

Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Giao Thuỷ 39

Hình 1.3 Cơ cấu kinh tế huyện 40

Hình 1.4 Sử dụng đất nơng nghiệp của 2 xã Giao An và Giao Tiến 44

Hình 2.1 Minh họa của IPCC về các vấn đề cốt lõi trong các hệ ST-XH 53

Hình 2.2 Vai trò của EbA trong các lĩnh vực 53

Hình 2.3 Áp dụng cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, dựa trên tự nhiên 54

Hình 2.4 Khung phân tích hệ ST-XH cho huyện Giao Thuỷ, Nam Định 56

Hình 2.5 Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu về tăng cường khả năng 56

Hình 2.6 Phát triển bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá nguồn lực của hệ ST-XH 67

Hình 2.7 Sơ đồ bài tốn phân tích thứ bậc trong phương pháp AHP [130, 40] 70

Hình 2.8 Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên [130] 71

Hình 2.9 Sơ đồ khối xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái - xã hội 74

Hình 2.10 Các nhóm tham gia khảo sát, tham vấn và kiểm chứng thơng tin 76

Hình 2.11 Phân tách giới: Tỷ lệ nam - nữ tham gia khảo sát 76

Hình 3.1 Bản đồ phân vùng chức năng sinh thái huyện Giao Thuỷ 79

Hình 3.2 Bản đồ các phân vùng sinh thái - xã hội của huyện Giao Thuỷ 80

Hình 3.3 (A) Xu thế biến động nhiệt độ trung bình tháng 7 giai đoạn 1961-2015 tại trạm khí tượng Văn Lý, và (B) sự thay đổi nhiệt độ trung bình qua các thập kỷ tại tỉnh Nam Định 83

Hình 3.4 Xu thế lượng mưa năm và so sánh giữa thời kỳ 2006-2015 với 1961-2004 tại các trạm đo mưa ở huyện Giao Thủy và lân cận 83

Hình 3.5 Số cơn bão và ATNĐ vào huyện Giao Thuỷ qua các thập kỷ 85

Hình 3.6 Độ mặn lớn nhất tại các điểm đo trên sông Hồng thuộc H Giao Thuỷ 87

Hình 3.7 Tần suất xuất hiện của các hiện tượng thiên tai, BĐKH 89

Hình 3.8 Mức độ lo ngại của người dân 89

Hình 3.9 Biến động của một số kiểu hệ sinh thái qua các giai đoạn 92

Hình 3.10 Dự báo biến đổi diện tích RNM khu vực cửa sông Ba Lạt, huyện Giao Thủy dưới tác động của BĐKH vào năm 2030 [142] 93

Trang 9

Hình 3.12.A Trụ sở Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ đã phải di dời, xây mới do địa

điểm cũ đã nước biển xâm lấn (2017) 99

Hình 3.13 Biến động trong sử dụng các loại đất qua các thời kỳ 101

Hình 3.14 Mức độ tác động của mưa lớn, triều cường đến các tiểu vùng 105

Hình 3.15 Mức độ tác động của bão và nước biển dâng đến các tiểu vùng 105

Hình 3.16 Nguy cơ ngập do mực NBD tại huyện Giao Thuỷ theo Kịch bản BĐKH, 2020 106

Hình 3.17 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100cm tỉnh Nam Định 107

Hình 3.18 Kết quả tính tốn trọng số cho các nguồn lực theo phương pháp AHP 119 Hình 3.19 Điểm các nguồn lực của huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định 121

Hình 3.20 So sánh các nguồn lực của 2 xã đại diện các phân vùng 125

Hình 3.21 Kết quả xét trọng số các nguồn lực của xã Giao An 126

Hình 3.22 Kết quả xét trọng số các nguồn lực của xã Giao Tiến 126

Hình 3.23 Mức độ hiểu biết của người dân về biến đổi khí hậu 131

Hình 3.24 Giải pháp dựa trên tự nhiên cho hệ ST-XH vùng ven biển huyện Giao Thuỷ 135

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AHP Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process) BĐKH Biến đổi khí hậu

CDRI Chỉ số chống chịu thiên tai, khí hậu

COP Hội nghị các bên nước tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu

Cs Cộng sự

CSHT Cơ sở hạ tầng

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

DBTT Dễ bị tổn thương

ĐDSH Đa dạng sinh học

EbA Ecosystem based Adaptation/Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ECODE Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái

HST Hệ sinh thái

IMHEN Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế KNCC Khả năng chống chịu

KT-XH Kinh tế - xã hội

NBD Nước biển dâng

NbS Natural based Solutions/ Giải pháp dựa trên tự nhiên NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PTBV Phát triển bền vững

RAMSAR Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt

RNM Rừng ngập mặn

RRTT Rủi ro thiên tai

PCTT Phòng, chống thiên tai

SES Social – Ecological System/ Hệ sinh thái – xã hội ST-XH Sinh thái – xã hội

TNTN Tài nguyên thiên nhiên TN&MT Tài nguyên và môi trường

UBND Uỷ ban nhân dân

UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

UNFCCC Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, thiên tai ở Việt Nam đã làm hơn 13,000 người chết và gây thiệt hại về tài sản khoảng hơn 6,4 tỉ đô-la Mỹ [146] Rủi ro do thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH) ở khu vực ven biển khơng ngừng gia tăng Theo báo cáo về “Tăng cường khả năng chống chịu vùng ven biển Việt Nam” của Ngân hàng thế giới (2020), có khoảng hơn 35% các khu dân cư ven biển nằm trong khu vực bị sạt lở và ngành nơng nghiệp có 1,5 triệu lao động phải đối mặt trực tiếp với các rủi ro do lũ lớn và bão; các hệ sinh thái cũng bị tác động mạnh mẽ [147] Điều này có thể làm suy giảm khả năng chống chịu BĐKH của các hệ thống sinh thái – xã hội (ST-XH) và là thách thức lớn cho phát triển bền vững (PTBV)

Đánh giá tác động của BĐKH và xác định được những rủi ro của hệ ST-XH cũng như khả năng chống chịu của hệ thông qua các nguồn lực là cơ sở quan trọng cho xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó BĐKH và phát triển Điều này càng có ý nghĩa đối với vùng ven biển đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), nơi có dân số đơng, nơng nghệp chiếm cơ cấu chính, ĐDSH cao và hiện có những thay đổi lớn trong quy hoạch sử dụng đất nhưng phải đối mặt với các thách thức từ BĐKH và NBD Thực tế cho thấy, các khu vực địa lý, sinh thái, vùng KT-XH khác nhau chịu các tác động, rủi ro khác nhau [52] Theo Cohen và các cs (2016), các hệ sinh thái, một trong những hợp phần quan trọng nhất của hệ thống tự nhiên, vừa giúp con người thích ứng với BĐKH những cũng là đối tượng dễ bị tổn thương bởi BĐKH [65] Cần thiết xem xét toàn diện các đối tượng bị tác động theo các phân vùng khi đánh giá rủi ro Điều này liên quan đến đánh giá khả năng chống chịu thiên tai, khí hậu của một cộng đồng thể hiện qua các yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và thể chế [125, 126] Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, lý thuyết hệ sinh thái – xã hội còn mới mẻ, việc xem xét tác động của BĐKH theo phân vùng sinh thái – xã hội cũng như đánh giá khả năng chống chịu thiên tai, khí hậu chưa được nghiên cứu nhiều

Trang 12

tế nông nghiệp – thuỷ sản chiếm cơ cấu chính và có sự phụ thuộc lớn vào các yếu tố tự nhiên, đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ thiên tai, BĐKH Theo Kịch bản phát thải trung bình (RCP 4.5) thì vào cuối thế kỷ 21, khi mực nước biển trung bình ở Nam Định dâng lên 100cm sẽ gây ngập khoảng 64,6% diện tích huyện Giao Thuỷ [2] Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ trung bình tăng, mực nước biển dâng và thiên tai cực đoan (bão, mưa lụt, xâm nhập mặn, ) đã, đang và sẽ gây ra nhiều rủi ro cho đời sống, sản xuất và môi trường Lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên nước và hạ tầng ven biển trở nên dễ bị tổn thương hơn

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định khu vực ven biển là địa bàn trọng tâm về kinh tế của huyện với 2 mũi nhọn du lịch và thuỷ sản [46] Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Nam Định nêu rõ Giao Thuỷ là một trong những khu vực đã và sẽ bị tác động mạnh nhất [47], tuy nhiên Kế hoạch này không phân vùng ảnh hưởng cụ thể và chưa đề cập đến rủi ro đối với ĐDSH, HST hay khả năng thích ứng của chúng Tại địa bàn đã có một số nghiên cứu của các tác giả liên quan đến vấn đề trên nhưng chủ yếu là xem xét tác động của thiên tai đến cụ thể từng lĩnh vực như sinh kế, rừng ngập mặn hay sử dụng đất mà chưa đánh giá tác động theo khu vực, chưa bàn đến khả năng chống chịu BĐKH của các hệ thống xã hội, tự nhiên hay các nguồn lực cho thích ứng và phát triển Bên cạnh đó, hướng tiếp cận “dựa vào hệ sinh thái” (EbA), thuận tự nhiên cho thích ứng BĐKH ít được nhắc đến Trong khi đó, việc đánh giá tác động của BĐKH, hiện trạng các nguồn lực cho thích ứng, chống chịu BĐKH là rất cần thiết và là đầu vào cho xây dựng các chiến lược ứng phó BĐKH dài hạn ở cấp huyện cũng như lồng ghép BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH Một phương pháp luận khoa học với cách tiếp cận mới, hệ thống, liên ngành và có thể ứng dụng linh hoạt trong hoàn cảnh cụ thể là cần thiết khi mà cả hệ thống xã hội, tự nhiên đều đang vận động, chuyển đổi

Do vậy, để góp phần thu nhỏ các khoảng trống này, nghiên cứu sinh chọn thực

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát là đánh giá được khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu và đề xuất được các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái

Các mục tiêu cụ thể:

1) Đánh giá được diễn biến các yếu tố thiên tai, khí hậu và các tác động chính của BĐKH đến hệ ST-XH theo các tiểu vùng sinh thái – xã hội;

2) Đánh giá được khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH bằng bộ chỉ số phù hợp với điều kiện địa phương;

3) Đề xuất được các giải pháp cho tăng cường khả năng chống chịu BĐKH theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái

3 Câu hỏi nghiên cứu

1) Biến đổi khí hậu tác động như thế nào đến các các phân vùng của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ và có thể đánh giá bằng cách nào?

2) Cần phát triển bộ chỉ số như thế nào để đánh giá được khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thuỷ?

3) Các giải pháp nào cho tăng cường khả năng chống chịu BĐKH theo tiếp cận dựa trên HST phù hợp với bối cảnh địa phương?

4 Luận điểm bảo vệ của luận án

BĐKH gây tác động khác nhau tới các lĩnh vực và khu vực/ tiểu vùng của hệ ST-XH

Khả năng chống chịu BĐKH của hệ ST-XH phụ thuộc vào các nguồn lực phát triển của hệ, bao gồm: Tự nhiên, Vật chất, Kinh tế, Xã hội, Chính sách

Đánh giá được các nguồn lực bằng bộ chỉ số thiên tai – khí hậu sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường KNCC BĐKH của hệ ST-XH theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái/thuận tự nhiên phù hợp với bối cảnh địa phương

Đối tượng nghiên cứu: khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội

huyện Giao Thuỷ

Đối tượng khảo sát:

Trang 14

- Diễn biến các yếu tố BĐKH và tác động của BĐKH đến các lĩnh vực, khu vực điển hình;

- Các nguồn lực thể hiện khả năng chống chịu BĐKH của khu vực nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian là huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 6 năm 2019; cập nhật thông tin, số liệu đến 2020 Các số liệu hồi cứu trong hơn 50 năm (từ 1961 đến 2019)

Phạm vi chuyên môn/nội dung nghiên cứu:

i Hệ sinh thái – xã hội và phân vùng trong đánh giá tác động của BĐKH ii Khả năng chống chịu với BĐKH và các nguồn lực, tiêu chí đánh giá iii Thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái (EbA)

5 Những điểm mới của luận án

Luận án đã: i) Xây dựng được bộ chỉ số đánh giá khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội huyện Giao Thủy phù hợp với điều kiện Việt Nam trên cơ sở phương pháp đánh giá CDRI; ii) Đã phân vùng sinh thái – xã hội cho địa bàn huyện Giao Thủy trong đánh giá tác động của BĐKH, đánh giá KNCC BĐKH và đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội theo tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái; iii) và Luận án đã áp dụng lý thuyết về hệ sinh thái – xã hội trong điều kiện, bối cảnh của vùng đồng bằng ven biển phía bắc Việt Nam

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Trang 15

trình, kế hoạch thích ứng với BĐKH và phát triển sinh kế tại địa phương gắn với bảo tồn thiên nhiên, đồng thời áp dụng với các địa bàn có điều kiện tương tự

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Luận án có cấu trúc gồm 3 chương sau:

CHƯƠNG I Tổng quan các nghiên cứu về hệ sinh thái – xã hội, khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và thích ứng dựa vào hệ sinh thái CHƯƠNG II Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG III Kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá

Trang 16

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI, KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÍCH ỨNG

DỰA VÀO HỆ SINH THÁI

Trong phần này, NCS tổng quan 3 vấn đề chính:

- Hệ sinh thái – xã hội và tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái – xã hội - Đánh giá khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội - Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái

1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Hệ sinh thái – xã hội và tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội

1.1.1.1 Hệ sinh thái - xã hội và các hệ liên quan

Hệ sinh thái- xã hội (Social – ecological system/ SES):

Đầu thế kỷ 21, nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý môi trường đã đề cập đến khái

niệm “Hệ thống sinh thái - xã hội” (Social-ecological system) (sau đây gọi là hệ sinh

thái – xã hội, viết tắt là ST-XH/SES) như một nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu khoa học về khả năng chống chịu xuyên ngành của hệ thống thông qua phát triển các mơ

hình Các tác giả xây dựng thuật ngữ “Social-ecological system” - “hệ sinh thái - xã

hội” (với dấu gạch ngang ở giữa) để nhấn mạnh rằng hai hệ thống này quan trọng như nhau, thể hiện sự gắn kết giữa con người và tự nhiên, và con người là một phần của tự nhiên (“people in nature”)

Từng bước SES được phát triển, ứng dụng rộng rãi hơn bởi nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và mơi trường, điển hình là Ostrom1 (2009) [119] Theo Partelow (2018), lý thuyết này có liên quan đến sự hiểu biết về nguồn gốc những thay đổi của con người trong sử dụng tự nhiên [122] Theo nhiều tác giả (Adán, Berkes, Cohen, Colding, Folke, Ostrom, Young), hệ ST-XH xác định mối quan hệ giữa các thành phần con người và sinh thái như là một phần của một hệ thống phức tạp với các phản hồi và phụ thuộc đa quy mô, nhiều tầng bậc [52, 58, 65, 66, 78, 118, 119, 150] Từ đó, lý thuyết SES / hệ ST-XH đã được nghiên cứu sâu hơn và ứng dụng thực tế để đáp ứng các mục tiêu chung là thúc đẩy các biện pháp liên ngành,

1 Giáo sư Elinor Ostrom: Đại học California, Hoa Kỳ, đạt giải Nobel Kinh tế năm 2009 với cơng trình

Trang 17

cải thiện khả năng chống chịu của các hệ thống trước các tác động tự nhiên, xã hội cũng như cải thiện kết quả quản lý môi trường Sự thay đổi trong quan điểm từ chỗ coi con người là tách biệt, làm chủ tự nhiên sang xem con người/ xã hội và tự nhiên có sự tương tác chặt chẽ và quan trọng như nhau đến từ thực tiễn gia tăng các thách thức trong quane lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển [66] Đây được coi như một tiếp cận mới hệ thống xuất phát từ việc thừa nhận sự tương tác chặt chẽ giữa hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống tự nhiên Theo Jay và cs (2000), xã hội loài người đại diện cho sinh quyển và hệ sinh thái, trong đó con người và các tác động mơi trường kết hợp và ảnh hưởng lẫn nhau [101] Trong bối cảnh Trái đất nóng lên hiện nay, mối liên hệ phụ thuộc này càng rõ rệt hơn

Yếu tố xã hội của hệ ST-XH cũng đề cập đến các mối quan hệ xã hội (Social relation) và vai trò của kiến thức địa phương, tri thức bản địa (indigenous knowledge) của cộng đồng Theo Umberson và các cs (2010), quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, v.v Trong hệ ST-XH ở bối cảnh BĐKH, yếu tố xã hội cũng thể hiện ở suy nghĩ, thái độ và cách con người hành xử với tự nhiên trong và ngồi khn thể chế, chính sách dẫn đến các tác động tích cực hoặc tiêu cực cho tự nhiên và cho chính con người

Trang 18

SES xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn 2010–2018 [66] với tổng hợp lên tới hơn 12 ngàn bài báo, báo cáo khoa học có liên quan

Nghiên cứu phát triển khung phân tích hệ sinh thái - xã hội:

Q trình rà sốt cho thấy có nhiều khung phân tích của các tác giả phát triển nối tiếp nhau qua các giai đoạn trong đó tổng hợp lại có ba khung phân tích phổ biến, truyền cảm hứng nhất và được các học giả áp dụng nhiều nhất tới giới khoa học khi nghiên cứu các hệ thống xã hội và sinh thái, gồm: 1) Khung SES khởi đầu của Berkes và Folke (1998); 2) Khung đa tầng của Anderies và cs; và 3) Khung tổng quát SES của Ostrom (2004, 2007, 2009) Trong số đó, theo Binder (2013), khung SES được đề xuất bởi Ostrom được sử dụng phổ biến nhất trong nhiều lĩnh vực [61]

Berkes và Folke (1998) đã đưa một trong những định nghĩa đầu tiên về hệ ST-XH với việc cho rằng đây là các hệ thống liên kết giữa con người và thiên nhiên, nhấn mạnh con người phải được coi là một phần không tách rời khỏi tự nhiên [59] Các tác giả đã khái quát khái niệm này bằng một khung phân tích mơ tả mối liên hệ giữa các hệ sinh thái và các yếu tố xã hội, sau đó các ơng sử dụng triệt để khung này để phân tích khả năng chống chịu trong các hệ thống quản lý tài nguyên cấp địa phương (Hình 1.1A) Mặc dù vậy Berkes và Folke chưa phân tích tính chống chịu của hệ trước các yếu tố biến đối khí hậu cụ thể Hai tác giả sau này là Colding và Barthel (2019) cùng khẳng định rằng kiến thức, hiểu biết về sinh thái của người sử dụng tài nguyên/ HST là mối liên kết quan trọng giữa các HST phức hợp, năng động với thế chế và các thực hành quản lý thích ứng [66] Hệ sinh thái khu vựcHệ sinh thái lớn hơnHệ sinh thái địa phươngKiến thức và hiểu biết về sinh tháiCác thực hành quản lýThể chếCácthể chế tích hợp

(Nguồn: Folke & Berkes, 1998; Colding, J & S Barthel, 2019)

A228BNgười sử dụng tài nguyên568ATài nguyên/ các nguồn lực147

(Nguồn: Anderies et al, 2004)

Trang 19

Hình 1.1 Ba Khung phân tích về hệ

ST-XH được áp dụng nhiều nhất:

A: Berkes & Folke (1998) và

Colding và Barthel (2019) [59, 66]

- B: Anderies và các cs (2004) [55] - C: Ostrom, 2007, 2009; và

McGinnis, 2014 [118, 119, 111]

Tiếp theo, Anderies và các cs đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về SES với các điểm bổ sung rằng, một hệ sinh thái liên kết chặt chẽ và bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều hệ thống xã hội, và, cả hệ xã hội và hệ sinh thái đều chứa các đơn vị tương tác phụ thuộc lẫn nhau và mỗi hệ thống cũng có thể chứa các hệ thống con tương tác [55] Nhóm đã phát triển một mơ hình để kiểm tra tính bền vững của SES với mục đích làm nổi bật các mối tương tác chính trong một hệ ST-XH, thể hiện ở 4 yếu tố chủ chốt và tám mối liên kết trong hệ thống (Hình 1.1B) Đây là một phát hiện quan trọng và được ứng dụng nhiều trong khoa học môi trường, xã hội, đặc biệt là ứng phó thiên tai và phát triển sinh kế Tuy vậy nhóm tác giả chưa phân tích khả năng thích ứng, chống chịu của hệ hay các nguồn lực cho giảm thiểu rủi ro khí hậu

Khung phân tích thứ 3 tồn diện hơn là của Ostrom thường được gọi là Khung khái quát chung về SES được nhiều học giả sử dụng khi phân tích các hệ ST-XH liên kết và ứng dụng cho các lĩnh vực cụ thể Ostrom đã phát triển khung SES trong đó nêu ra các thiết lập về kinh tế, xã hội và thể chế và làm rõ mối tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa tài nguyên thiên nhiên, đời sống xã hội của con người trong mối quan hệ cộng đồng và dưới sự điều tiết của quản trị nhà nước [118, 119] Theo đó, bà đã sử dụng phương pháp này trong các nghiên cứu thực địa của mình về các thực hành trong quản trị hệ thống thuỷ lợi công, nông nghiệp cũng như quản lý các tài nguyên khác dựa vào cộng đồng Ostrom và các cs đã thực hiện hàng chục nghiên cứu tại nhiều quốc gia và đưa ra các bằng chứng để khuyến nghị rằng có thể tạo nên các mơ hình hệ ST-XH ở quy mô nhỏ, cụ thể cho các lĩnh vực như quản lý tài nguyên, sử dụng đất hay suy thối mơi trường, ứng phó thiên tai

Arika và các cs (2016) đã dựa trên các kết quả của Ostrom để áp dụng mơ hình hệ ST-XH vào thực tiễn quản lý môi trường ở một số cộng đồng nông thôn ở Nhật

Người sử dụngtài nguyên (A)Hệ thống

tài nguyên (RS)

Môi trường Xã hội, Kinh tế và Thể chế (S)

Tương tác (I) ↔ Kết quả (O)

thiết lập các điều kiện cho

là các đầu vào đểtham gia vào

thiết lập các điều kiện choxác định và đặt ra cácquy tắc cholà thành phần củaHệ thống quản trị (GS)Các đơn vịtài nguyên(RU)Liên kết nhân

quả trực tiếpPhản hồi

Các hệ sinh thái liên quan (ECOs)

(Ostrom, 2004, 2007; McGinnis, 2014)

Các hoạt động thực tế

R = các tài nguyên tự nhiên và con người (Vốn) FAS = Các hoạt động (Nơng – lâm nghiệp) GS = Chính sách và thị trường, quy định, tập quánA = Những người tham gia vào các hoạt động nông-lâm nghiệp (trực tiếp & gián tiếp)

Trang 20

Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ trong bối cảnh BĐKH trong đó bổ sung các điều kiện sinh – địa hóa quy mơ lớn [56] Nghiên cứu cho biết hệ thống kiến thức sinh thái truyền thống của cộng đồng đã góp phần bảo vệ chất lượng dịch vụ HST và quản lý bền vững hệ tự nhiên; đồng thời nhấn mạnh các tác động tiêu cực từ tăng dân số và công nghiệp đã và sẽ tạo ra nhiều rủi ro môi trường, làm suy thối tài ngun và có thể đe doạ khí hậu, tuy nhiên nghiên cứu chưa phân tích cụ thể về các rủi ro khí hậu

Dựa trên các kết quả nghiên cứu đóng vai trị khai mở, tạo nền móng và thúc đẩy của các tác giả kể trên, nhiều nghiên cứu, dự án đã được triển khai trên các lĩnh vực (xã hội, kinh tế, nông nghiệp, sinh thái, ) và chứng minh cho các giả thuyết khoa học về SES Tổng hợp lại từ các nghiên cứu cho thấy, hệ ST-XH mang các đặc điểm, tính chất chính như sau:

§ Đó là một hệ thống gồm các hệ thống nhỏ: xã hội (con người) và hệ sinh thái (tự nhiên) trong các mối tương tác, phụ thuộc lẫn nhau và được liên kết với nhau trên phạm vi quy mơ; có sự điều tiết của quản trị nhà nước (Harrington, 2010; Ostrom, 2009; Berkes, 2017); [88, 119, 58]

§ Hệ thống ST-XH bao gồm các chủ thể của các nguồn lực chung như người sử dụng tài nguyên, người cung cấp và người sử dụng cơ sở hạ tầng cơng cộng, thể chế chính sách, môi trường và mối liên kết giữa các chủ thể này (Maria và cs, 2015; Özerol, 2013) [110, 120]

Tổng quan từ nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả quốc tế về SES cho thấy, hướng nghiên cứu khoa học về hệ ST-XH/ SES đã phát triển liên tục, mạnh mẽ, điển hình cho tiếp cận hợp tác liên ngành, xuyên ngành SES đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như khoa học môi trường, xã hội, kinh tế, nông nghiệp và sinh học, bên cạnh đó là các lĩnh vực như y học, tâm lý học, nghệ thuật và sinh thái nhân văn Các tạp chí khoa học có nhiều bài về SES là Sinh thái học và Xã hội (E&S), Biến đổi môi trường tồn cầu (GEC), Tạp chí quốc tế của cộng đồng (IJC), và Khoa học và Chính sách mơi trường (ESP)

Trang 21

còn là một khoảng trống Đây là thách thức đáng kể cho việc phát triển SES trong các lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên khác, đặc biệt là ứng dụng trong nghiên cứu lý thuyết và triển khai về BĐKH ở các quốc gia có đa dạng sinh học cao Trong một cơng bố trên Tạp chí Science năm 2009, Giáo sư Ostrom cho biết đang nỗ lực cập nhật và phát triển hơn nữa khung lý thuyết SES với mục tiêu thiết lập cơ sở dữ liệu có thể so sánh được về hệ ST-XH để tăng tính ứng dụng trong bối cảnh BĐKH

1.1.1.2 Phân vùng hệ sinh thái - xã hội

Phân vùng là quá trình phân chia lãnh thổ thành những đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng [10, 21] Phân vùng có thể là phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, v.v [10]

Phân vùng được thực hiện theo nhiều cách tiếp cận của nhiều khoa học khác nhau, phổ biến như phân vùng cảnh quan, phân vùng địa lý, phân vùng KT-XH, phân vùng sinh thái, phân vùng chức năng sinh thái [10, 14] Trong khuôn khổ luận án này, Nghiên cứu sinh bàn về phân vùng sinh thái – xã hội phục vụ cho nghiên cứu về tác động của BĐKH đến các tiểu vùng sinh thái – xã hội

Theo Rizvi và cs (2015), bối cảnh BĐKH hiện nay và quá trình phát triển, khai thác tài nguyên của con người đang làm thay đổi các chức năng sinh thái theo hướng tiêu cực [130] Thực tế này dẫn tới các quy hoạch phát triển theo hướng bền vững, chống chịu BĐKH phải được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học thực tiễn và phân vùng sinh thái là quan trọng Trong nghiên cứu về phân vùng phục hồi đất ngập nước ở các vùng lưu vực sông của Trung Quốc, Xiaolei và cs (2014) cho biết xu thế nghiên cứu phân vùng theo tiếp cận hệ sinh thái đang trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Autralia, Brazil, Ecuador,…[149]

Trang 22

quan [98] Zonneveld (1989) đưa ra quan điểm về phân vùng sinh thái là việc “phân tích tổng hợp của các yếu tố về địa lý, sinh học, cảnh quan, bảo tồn ĐDSH” [154] Trên quan điểm Địa lý học, David (2019) cho rằng rất khó để xây dựng một quan điểm thống nhất về vùng sinh thái, quá trình xác định ranh giới cho các phân vùng là rất phức tạp và khó có một khn mẫu cụ thể [71] Gần đây nghiên cứu của Verna N (2016) về phân vùng ST phục vụ quy hoạch SDĐ ở Nam Phi đã được thực hiện trên cơ sở phân tích lát cắt cảnh quan và chỉ ra tầm quan trọng của phân vùng sinh thái, cảnh quan trọng quy hoạch SDĐ và bảo vệ mơi trường [142] Nhìn chung, dù đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực nhưng vẫn thiếu một sự thống nhất giữa các tác giả về định nghĩa chung cho phân vùng sinh thái hoặc chức năng sinh thái

Trang 23

Rà soát một số nghiên cứu về phân vùng trên thế giới liên quan đến chức năng sinh thái như ở trên cho thấy, mỗi vùng sinh thái bao hàm các chức năng riêng biệt và phân vùng chức năng sinh thái được xây dựng dựa trên cơ sở tích hợp các yếu tố tự nhiên, KT-XH và môi trường tại mỗi vùng Phân vùng chức năng sinh thái hướng tới mục tiêu giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển và đây là một công cụ hiệu quả cho quản lý TNTN tại nhiều quốc gia, tuy nhiên yếu tố xã hội chưa thể hiện rõ

Trong bối cảnh BĐKH, các vùng sinh thái – xã hội chịu những tác động khác nhau và việc phân vùng trong đánh giá tác của BĐKH sẽ góp phần làm rõ các tác động đến các khu vực cụ thể Một số nghiên cứu về BĐKH ở khu vực đô thị đã đặt vấn đề phân vùng các khu vực nhằm xem xét tác động và khả năng chống chịu của chúng Nghiên cứu của Shelby G tiến hành phân vùng khu vực để đánh giá KNCC khí hậu ở đô thị ở nhằm hỗ trợ cho quy hoạch, trong đó tác giả đề cập đến sự khác biệt về cơ sở hạ tầng ở mỗi tiểu vùng liên quan đến khả năng chống chịu của nó [135] Thực tế đến nay chưa tìm thấy các báo cáo khoa học nói về việc phân vùng sinh thái – xã hội để phục vụ cho đánh giá tác động hoặc rủi ro khí hậu

1.1.1.3 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái – xã hội • Biến đổi khí hậu tác động của tới hệ sinh thái – xã hội:

BĐKH gây tác động tất cả các lĩnh vực hạ tầng, kinh tế, sức khoẻ, đa dạng sinh học và đe doạ đến an ninh, mơi trường và sự phát triển tồn cầu [53], và, đánh giá các rủi ro do BĐKH gây ra đối với hệ thống tự nhiên - xã hội là rất cần thiết nhằm xây dựng các chiến lược thích ứng phù hợp

Trang 24

mức 1,5oC [95] Báo cáo lần thứ 6 (2021) tái khẳng định "những thay đổi khí hậu là khơng thể tránh khỏi và không thể đảo ngược" [96]

Cho đến nay, các nghiên cứu về các tổn thất, thiệt hại do BĐKH chủ yếu tập trung vào các hệ thống con người và chưa đề cập thoả đáng đến vai trò trung gian của các hệ sinh thái và các dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp cho hệ thống xã hội, con người Đây là một lỗ hổng kiến thức lớn vì những tổn thất và thiệt hại đối với con người thường là do những xáo trộn lâu dài hoặc tạm thời do các tác nhân khí hậu gây ra cho các dịch vụ của HST Đối với hệ thống tự nhiên, BĐKH có thể sẽ làm thay đổi các thành phần và chức năng của HST và do đó sẽ làm thay đổi cả số lượng, chất lượng các dịch vụ mà HST cung cấp, và theo nghiên cứu của Granger (2001), điều này liên quan mật thiết đến các quốc gia đang phát triển bởi sự quan hệ phụ thuộc vào tự nhiên của kinh tế nông nghiệp, lương thực và sinh kế cộng đồng [83] Nghiên cứu của Selvaraju và cs (2009) dự báo BĐKH sẽ cản trở sự phát triển bền vững của nhiều lĩnh vực kinh tế do những ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và sinh kế; có thể làm cho từ 50-170 triệu người có nguy cơ thiếu ăn vào năm 2080, mức độ tùy thuộc vào các dự án hỗ trợ về khí hậu, KT-XH [134] Moktar và các cs (2016) cho rằng ở các vùng ven biển, để tăng tính thích ứng cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong giám sát, đánh giá [113], dù vậy nghiên cứu này chưa đề cập đến vai trò của các HST tự nhiên trong thích ứng Nghiên cứu điển hình của Lily và các cs (2018) cho biết, các mối liên hệ nhân quả giữa BĐKH và sự phát triển hay suy thoái của các hệ thống sinh thái – xã hội ở quy mô nhỏ hay lớn thường rất phức tạp [107]

Trang 25

Hai-Long (2015); Chaiteera (2017), Adán (2018),… và chứng minh tính DBTT cũng như mối quan hệ tác động nhân quả của thời tiết cực đoan tới các hợp phần của hệ ST-XH Các vấn đề được bàn luận nhiều là các mô hình thích ứng theo tiếp cận SES, tính DBTT và khả năng chống chịu của các HST nông nghiệp, mối liên quan của chúng với các yếu tố xã hội, chính trị

Nhiều tác giả đã chứng minh tính DBTT của các hệ ST-XH ở cả nông thôn và đô thị Céline và các cs (2012) chỉ ra, nhiệt độ trung bình tăng và nắng nóng kéo dài làm cho các HST bị chia cắt, chúng phản ứng yếu ớt, chậm chạp hơn trước những sự thay đổi và điều này sẽ làm mất đi nhiều loài sinh vật [62] Các nghiên cứu về BĐKH trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sử dụng đất dường như được biết đến nhiều hơn so với mảng ĐDSH, hệ sinh thái Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh đến tính tổn thương mà các hệ thống xã hội, tự nhiên phải gánh chịu do BĐKH, nhưng các tác giả tập trung nhiều hơn vào các cảnh báo rủi ro mà chưa đề cập đến tính chống chịu BĐKH về lâu dài của các hệ thống này

• Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái – xã hội

Hệ sinh thái – xã hội và các hợp phần của hệ chịu ảnh hưởng, tác động khác nhau bởi các yếu tố BĐKH Khi đánh giá tác động của BĐKH, thế giới hiện phổ biến hai kiểu tiếp cận chính là dựa trên đánh giá tác động (impact-based approaches) và dựa trên đánh giá tổn thương (vulnerability-based approaches) [52, 106]

Trang 26

IPCC (2014), đánh giá tính DBTT phải tính đến nhiều khía cạnh: tác động vật lý - mơi trường của BĐKH; tính chống chịu, phục hồi của một khu vực sau các sự kiện cực đoan và khả năng thích ứng với sự thay đổi trong thời gian dài; và mức độ khắc phục, tái thiết trong các nỗ lực ứng phó [94] Zenebe và cs (2018) trong một nghiên cứu về tính DBTT do BĐKH của hộ gia đình và HST nơng nghiệp ở Ethiopia chỉ ra rằng, các hộ dân có sinh kế phụ thuộc lớn vào HST thì rủi ro cao hơn, và, có sự khác biệt lớn về mức độ rủi ro của các cộng đồng sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau [152] Nghiên cứu cũng khuyến nghị cần áp dụng đồng thời cả tiếp cận đánh giá từ trên xuống và từ dưới lên, cả đánh giá định lượng và định tính với các hợp phần được chọn Đây cũng là một trong số ít các nghiên cứu đề cập đến phân vùng tác động và các rủi ro phức tạp về tự nhiên – con người trong khi đánh giá tính DBTT của hệ thống sinh thái – xã hội

Kết quả chung của một số nghiên cứu điển hình như trên đã cho thấy, tiếp cận việc đánh giá tác động của BĐKH theo hệ sinh thái – xã hội tạo điều kiện cho sự hiểu biết tổng thể về những biến đổi của khí hậu trên quy mô lớn tác động như thế nào đến các hợp phần của cả hệ thống sinh thái và xã hội, cũng như cách con người có thể quản lý, giảm thiểu, hưởng lợi và / hoặc thích ứng với những thay đổi này

Trang 27

1.1.2 Đánh giá khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái – xã hội và phương pháp đánh giá bằng bộ chỉ số

1.1.2.1 Khả năng chống chịu của hệ thống

Theo nghĩa chung nhất có thể hiểu khả năng chống chịu (KNCC) là khả năng phục hồi/ trở về trạng thái/ hình dạng/ kích thước ban đầu của một vật, một hệ thống, một tình trạng sau khi bị tác động từ bên ngoài Nghiên cứu tổng hợp của Lance H (2000) cho rằng, KNCC là khả năng của các hộ gia đình, cộng đồng và quốc gia có thể hấp thụ và phục hồi sau những cú sốc, đồng thời tích cực thích nghi và biến đổi cấu trúc, phương tiện của họ để đối mặt với những căng thẳng, thay đổi và sự không chắc chắn về lâu dài [105] Nghiên cứu của Selvaraju và cs (2009), trong phạm vi hẹp hơn thì các HST nơng nghiệp, để ứng phó với BĐKH, ngồi gia tăng tính chống chịu của tồn hệ thống cịn phải chú ý tới các tiểu hợp phần, cụ thể như tuyển chọn các giống vật nuôi, cây trồng chịu hạn, chịu mặn, chịu ngập, chịu lạnh,… [134] Sau đó, Graeme (2011) - một trong những nhà nghiên cứu tiêu biểu trong việc phát triển tư duy và lý thuyết về “Resilience” đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu của ông trong cuốn sách “Spatial Resilience” – một cuốn sách thể hiện những ý tưởng và cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về hệ ST-XH Theo Graeme, khả năng chống chịu, phục hồi và hệ ST-XH là những lý thuyết nghiên cứu liên ngành mới và đóng góp tích cực cho khoa học môi trường và phát triển, đặc biệt là biến đổi khí hậu [69]

Theo Folke và cs (2003), Gerald và Young và các cs (2006), khả năng chống chịu được xác định bởi khả năng của một hệ thống có thể thích ứng với những xáo trộn và thay đổi trong môi trường [77, 79, 151] Với mục tiêu tăng cường KNCC của hệ thống để chống lại sự xáo trộn do các tác động từ bên ngồi, các khái niệm khoa học về tính chống chịu liên ngành được áp dụng trong nhiều lĩnh vực gồm cả y tế - sức khỏe, an ninh lương thực, quản lý môi trường, và giảm thiểu RRTT [77]

Trang 28

1.1.2.2 Khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của hệ sinh thái - xã hội

Nghiên cứu về KNCC (resilience) của hệ ST-XH được tiên phong bởi Resilience Alliance vào những năm 1980, một tổ chức quy tụ các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với mục tiêu khám phá động lực học của các hệ ST-XH và sự phát triển của chúng [131] Những lý thuyết này dựa trên các khái niệm như chu kỳ thích ứng, khả năng chống chịu, khả năng thích ứng và biến đổi nhằm cung cấp kiến thức cơ bản để quản lý các hệ thống thích ứng phức tạp và để đạt được sự PTBV cả về lý thuyết và thực tế Các nghiên cứu phát triển các tiêu chí, yếu tố chủ chốt của hệ làm căn cứ xem xét Resilience Tính mới của các lý thuyết này là đề cập vai trò của các HST tự nhiên, khả năng bị xáo trộn và được quản lý, xác định đó là các tính năng chính của các cấu trúc và chức năng của HST

Một cách khái quát, khả năng chống chịu BĐKH được hiểu là khả năng của một hệ thống có thể hấp thụ, chịu đựng với các căng thẳng khí hậu và vẫn duy trì các chức năng khi bị tác động từ BĐKH và có thể phục hồi, thích ứng, chuyển đổi để phát triển Báo cáo lần thứ 6 của IPCC nhấn mạnh đó là "năng lực của xã hội, kinh tế và hệ sinh thái để đối phó với một sự kiện hoặc xu hướng hoặc xáo trộn nguy hiểm" bằng cách "phản hồi hoặc tổ chức lại theo những cách duy trì chức năng, bản sắc và cấu trúc cốt yếu của chúng” [96]

Khi lý giải về KNCC của hệ ST-XH, hai tác giả Folke và Berkes (2003) đã hướng đến giải đáp các câu hỏi: điều gì thể hiện khả năng chống chịu của một hệ ST-XH, làm thế nào kết hợp và tăng hiệu quả cùng có lợi của thể chế và sự phục hồi sinh thái, vai trò của các hệ thống quản lý các tài nguyên chung của cộng đồng là gì? [77] Và theo đó các tác giả khuyến nghị cần làm rõ vai trò của các nguồn lực vật chất và phi vật chất trong đó có bao gồm nguồn lực tự nhiên

Trang 29

tích khía cạnh chính sách và quản lý – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chiến lược thích ứng, chống chịu Biggs và các cs (2016) thì cho rằng, KNCC của một hệ ST-XH thể hiện ở chỗ nó có thể duy trì cuộc sống của con người khi đối mặt với sự thay đổi, không chỉ bằng cách chống lại các cú sốc, các tác động tiêu cực mà cịn có thể thích nghi lâu dài hoặc chuyển đổi sang giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ hơn [60] Các tác giả đã xác định bảy nguyên tắc chung để xây dựng KNCC một hệ ST-XH bao gồm: (1) duy trì sự đa dạng và dự phòng, (2) quản lý kết nối, (3) quản lý các phản hồi, (4) thúc đẩy tư duy hệ thống thích ứng tổng thể, (5) khuyến khích học tập, (6) mở rộng sự tham gia và (7) thúc đẩy quản trị đa trung tâm Mỗi nguyên tắc này có thể áp dụng vào các nghiên cứu cụ thể tùy thuộc bối cảnh và phạm vi

Làm thế nào để tăng khả năng chống chịu với BĐKH trong các lĩnh vực và trên nhiều quy mô khác nhau là câu hỏi xuất hiện nhiều hơn gần đây trong các nghiên cứu quốc tế Nghiên Lily và các cs (2018) trong nghiên cứu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất chung ở vùng Amazon, Peru đã xem xét năng lực thích ứng trong sự thay đổi của các hệ ST-XH và kết luận: để xây dựng được các hệ ST-XH có thể chống chịu khí hậu và bền vững địi hỏi các cộng đồng phải nâng cao năng lực thích ứng của họ; thể hiện qua các nguồn lực vật chất, tài sản và mối liên kết cộng đồng, điều này sẽ cho phép một hệ ST-XH có thể đối phó với những thay đổi khơng chỉ về mơi trường mà cả những biến động về chính trị và kinh tế [107] Dù vậy nghiên cứu chưa đề cập đến tính dễ tổn thương cũng như vai trị của nguồn lực tự nhiên

Tóm lại, KNCC với BĐKH của hệ XH được hiểu là khả năng mà hệ ST-XH có thể: i) hấp thụ các căng thẳng và duy trì chức năng của mình khi đối mặt với các áp lực từ bên ngoài do BĐKH gây ra, và ii) thích ứng, tổ chức lại nhằm tăng cường tính bền vững của hệ thống, giúp chuẩn bị tốt hơn cho các tác động của BĐKH trong tương lai Vì thế, xây dựng, tăng cường KNCC của hệ ST-XH là tăng cường chức năng, sức khoẻ của hệ thông qua các nguồn lực nhằm ứng phó hiệu quả với những tác động từ bên ngoài và phát triển bền vững

1.1.2.3 Phương pháp đánh giá khả năng chống chịu thơng qua bộ chỉ số

• Các phương pháp đánh giá khả năng chống chịu, thích ứng:

Trang 30

sinh thái đối với BĐKH, trong các lĩnh vực khác nhau và trên nhiều quy mô khơng gian, do đó, việc đánh giá KNCC của một hệ ST-XH là đánh giá tổng thể cả hệ thống dựa theo các hợp phần đại diện [69]

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về các chỉ số để đánh giá KNCC với BĐKH của từng lĩnh vực, cộng đồng hay hệ thống kinh tế, xã hội Đo lường hay đánh giá khả năng chống chịu là một vấn đề nghiên cứu và thực hành mới và đang phát triển nhanh chóng những năm gần đây với ngày càng nhiều các nghiên cứu – triển khai (R&D) về lĩnh vực này, đặc biệt là liên quan đến BĐKH Các chỉ số về KNCC là một công cụ quan trọng để đo lường, xác định khả năng ứng phó với các tác động của BĐKH và giảm thiểu rủi ro Theo Folke và cs (2003), việc đánh giá KNCC của một hệ thống cần có bộ chỉ số cụ thể, bởi vì bản chất của KNCC phụ thuộc rất nhiều vào các thang đo thời gian và không gian [63, 77] Khi phát triển các chỉ số đánh giá, Harley và cộng sự (2008) cho rằng các chỉ số phải điển hình, rõ ràng, khách quan, đơn giản và có thể đo lường được ở các quy mô không gian, thời gian khác nhau [87] Điểm chung mà các nghiên cứu của Bergamini (2013), Chaiteera (2017), Stephen (2012) và Linstädter (2016) đã chỉ ra, do sự khác nhau về nhu cầu, bối cảnh, phạm vi cụ thể cũng như hạn chế về dữ liệu nên không thể có một khung đánh giá chung hay các tiêu chí, chỉ số cố định để đánh giá KNCC [57, 63, 136, 109] Dù vậy vẫn cần có các nguyên tắc chung khi đánh giá, ví dụ như xem xét các khía cạnh chủ chốt của hệ thống, cả tự nhiên và xã hội, xét đến vai trò của chủ thể - con người và tổ chức - các mối quan hệ cộng đồng

Theo Nelson (2011), năng lực và phương pháp để đo lường khả năng chống chịu vẫn cịn nhiều tranh luận [116] Ơng cho rằng, KNCC khơng phải là một khái niệm tiêu chuẩn và cố định, và, sự mong muốn về một hệ thống hoặc một cộng đồng có KNCC phải được xem xét dựa trên các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và chiến lược giảm thiểu rủi ro Từ đó Nelson khuyến nghị, việc đánh giá KNCC với BĐKH của một hệ thống là rất phức tạp và cần được thực hiện thí điểm ở các quy mơ, khu vực cảnh quan, sinh thái khác nhau; và, cần thiết xem xét các điều kiện vật chất, bối cảnh thể chế và các ưu tiên chính sách Đây cũng là vấn đề mà luận án hướng tới

Trang 31

môi trường tự nhiên, tổ chức Natural England (2010) đã nghiên cứu đề xuất bộ chỉ số chống chịu của mơi trường tự nhiên trong đó đặt vấn đề về sự thay đổi sử dụng đất trong bối cảnh BĐKH, theo đó bốn chỉ số được sử dụng để đánh giá một môi trường tự nhiên chống chịu tốt với BĐKH, gồm: Sự đa dạng, Tính linh hoạt trong quản lý, Áp lực của con người lên môi trường tự nhiên được giảm thiểu; và khả năng tiếp tục cung cấp các dịch vụ HST [115] Nghiên cứu của Kathryn (2014) về phát triển Chỉ số năng lực chống chịu (RCI) cho biết, chỉ số RCI là một thống kê tổng hợp trạng thái của một khu vực dựa trên 12 yếu tố được giả thuyết là có ảnh hưởng đến khả năng chống chịu, phục hồi của một khu vực sau một căng thẳng dự báo cho tương lai [103] Chỉ số cho phép so sánh giữa các vùng đô thị và xác định các điều kiện mạnh, yếu so với các vùng đô thị khác Kết luận là năng lực phục hồi phụ thuộc đáng kể vào việc đáp ứng các điều kiện vật chất - các nguồn lực trong đó tổ chức xã hội là yếu tố quan trọng, tuy nhiên nghiên cứu này chưa làm rõ vai trò của hệ tự nhiên như các yếu tố môi trường, hệ sinh thái và các dịch vụ của nó

Bộ chỉ số đánh giá các giải pháp thích ứng BĐKH của Quỹ Mơi trường tồn cầu (GEF, 2014) gồm 4 tiêu chí: Tính liên quan, hiệu quả, năng suất và bền vững nhằm chủ yếu hướng đến sinh kế bền vững mà không xem xét tổng thể một khu vực hay cộng đồng Bergamini và các cs (2013) với nghiên cứu trường hợp tại Khu dự trữ sinh quyển Cuchillas del Toa (2013) đã đề xuất bộ chỉ số đánh gia với 20 chỉ số để đánh giá khả năng chống chịu, ứng phó với các cú sốc về xã hội, kinh tế và môi trường của hệ thống sản xuất sinh thái - xã hội và cảnh quan biển Bộ chỉ số gồm 4 nhóm: (1) Bảo vệ hệ sinh thái và duy trì đa dạng sinh học; (2) ĐDSH nông nghiệp; (3) Tri thức, học tập và đổi mới; (4) Công bằng xã hội và cơ sở hạ tầng [57] Bộ chỉ số này đánh giá vai trò của các yếu tố tự nhiên, cảnh quan biển trong 1 hệ ST-XH vùng ven biển để từ đó địa phương đề xuất được các giải pháp tăng KNCC cho hệ tự nhiên theo hướng dựa vào tự nhiên Tuy nhiên, nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực nơng nghiệp, các chỉ số chưa đề cập đến khía cạnh kinh tế, xã hội và đánh giá chủ yếu theo hướng định tính với việc sử dụng thang đo Likert

Trang 32

hồi ST-XH (SESIs) và đánh giá bằng cách phân tích dữ liệu định tính, tập trung vào bốn thuộc tính quan trọng trong xây dựng KNCC: (1) học cách sống chung với sự thay đổi và tính chắc chắn; (2) ni dưỡng sự đa dạng dưới nhiều hình thức; (3) kết hợp các loại kiến thức và học tập; và 4) tạo cơ hội cho việc tự tổ chức và các liên kết chéo trong hệ thống [63] Từ nhận thức rằng việc cố gắng đánh giá KNCC trực tiếp tương tự như việc bắn vào một mục tiêu đang di chuyển liên tục do bản chất của KNCC liên quan đến bối cảnh không gian động và thời gian với các hoạt động đa chiều, do vậy bộ chỉ số SESIs được xây dựng chủ yếu nhằm thông báo sớm cho nông dân và các bên liên quan về việc chuẩn bị các nguồn lực vật chất, phi vật chất để tăng cường KNCC trong hệ thống sản xuất Tuy nhiên, việc thuần tuý phân tích dữ liệu định tính cũng hạn chế phần nào kết quả đo lường

Đáng chú ý, để đánh giá trực tiếp về tính chống chịu thiên tai, khí hậu cho các thành phố, đơ thị ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các nhà khoa học gồm Rajib và Ramasamy (2009, 2011) của Đại học Kyoto trong chương trình “Sáng kiến ứng phó thiên tai và khí hậu” đã phát triển phương pháp đánh giá CDRI – Chỉ số chống chịu thiên tai, khí hậu (Climate Disaster Resilience Index) CDRI đo lường khả năng chống chịu (KNCC) với thiên tai, rủi ro khí hậu bằng cách xem xét năm khía cạnh (dimension) của hệ thống: vật chất, xã hội, kinh tế, thể chế và tự nhiên Mỗi khía cạnh có năm tham số và mỗi tham số có năm biến, tổng có 125 biến Nhóm nghiên cứu đã sử dụng CDRI để đánh giá các khía cạnh đại diện của mỗi thành phố và sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác Yuki và cs (2014) trong Báo cáo về Khung hành động Hyogo sau những nghiên cứu, ứng dụng tại Indonesia đã khuyến nghị áp dụng CDRI cho các nghiên cứu về KNCC của các đô thị châu Á [151]

Điểm chung của các nghiên cứu trường hợp ứng dụng CDRI giai đoạn này là phần lớn tập trung ở khu vực đô thị với các vấn đề thiên tai, mơi trường điển hình như ngập lụt, nắng nóng, ơ nhiễm mà chưa đề cập đến các rủi ro BĐKH tiềm tàng gây ra với các HST hay các cộng đồng nơng thơn, ven biển

1.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái

Trang 33

(2009) định nghĩa, “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (HST) là việc sử dụng các dịch vụ HST và ĐDSH như một phần của chiến lược thích ứng tổng thể để giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của BĐKH” [99, 133]

Chương trình Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MEA) năm 2005 đã được LHQ phát động trên cơ sở của cách tiếp cận EbA và đi đến tổng kết đánh giá những hệ quả của sự thay đổi HST phục vụ cho lợi ích của con người trong bối cảnh biến đổi toàn cầu [67, 133] Năm 2008, EbA được giới thiệu đến UNFCCC - COP 14 (Ba Lan) với việc nhấn mạnh vai trò của các HST trong giảm nhẹ, thích ứng BĐKH, và khẳng định Trái đất và các HST của nó là ngơi nhà của con người [76]

Bao trùm lên EbA là thuật ngữ NbS - các giải pháp dựa trên tự nhiên (Nature-based Solutions/NbS), được IUCN (2017) định nghĩa là “các hành động để bảo vệ, quản lý bền vững và phục hồi các HST tự nhiên hoặc đã được biến đổi nhằm giải quyết các thách thức xã hội một cách hiệu quả và thích ứng, đồng thời mang lại hạnh phúc cho con người và những lợi ích cho ĐDSH” [99] Khái niệm NbS đã được UNFCCC đề cập trong một số báo cáo nghiên cứu tại COP 15 (2009) và năm 2012, IUCN chính thức sử dụng NbS trong các văn bản quan trọng về bảo tồn ĐDSH và thích ứng BĐKH Tại COP 26 (Glasgow, 2021), NbS được đề cập đến một hệ thống, mạnh mẽ và rộng khắp, được thảo luận như một trong những giải pháp quan trọng nhất cho hiện thực hố các mục tiêu ứng phó BĐKH và phát triển bền vững

Tiếp cận EbA hay NbS đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định [133], nhờ đó có thể tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng hợp lý ĐDSH, dịch vụ HST phục vụ cho quản lý TNTN, ứng phó với BĐKH và PTBV [88, 99] Cho phát triển bền vững, Jay và cs (2000) trong nghiên cứu tổng quan về các nguy cơ tiềm tàng đối với các HST trên cạn và ĐDSH của Hoa Kỳ đã kết luận, vì cốt lõi của PTBV là bền vững về mơi trường, các HST chính là hệ thống hỗ trợ cơ bản cho sự sống, vì thế, bảo vệ các HST, đảm bảo sức khoẻ của HST là thúc đẩy PTBV [101]

Trang 34

quốc gia và khu vực [102] Khi nghiên cứu tổng quan tìm kiếm các bằng chứng về hiệu quả của EbA ở nhiều quốc gia, Nathalie và các cs (2014) đã khẳng định, các giải pháp dựa trên tự nhiên giúp giảm sức ép tài chính và có thể huy động được các nguồn lực vật chất và tri thức địa phương, từ đó mang lại đồng lợi ích về KT-XH, xã hội, môi trường và cho sự bền vững của các hệ thống sinh thái – xã hội [114] Nghiên cứu của nhóm chuyên gia ở đại học Walailak, Thái Lan (2015) đã áp dụng EbA vào xây dựng đập “sống” (living weir) ở Nakhon Si Thammarat với mục tiêu quản lý ngập lụt và hạn hán trong lưu vực sơng Các cộng đồng được khuyến khích sử dụng kiến thức địa phương để gia cố bờ sông (tạo các cấu trúc tre đan lồng nhau và thu hút thực vật sống bám vào khung tre) để tạo thành một “con đập sống” có sức chống chịu bền bỉ mà chỉ tốn chi phí chỉ bằng 1/3 cơng trình bê tông Tại đảo Panay (Philippines) cũng đã nghiên cứu thí điểm áp dụng EbA cho cải thiện cơ sở hạ tầng dựa trên phục hồi rừng ngập mặn bằng kinh nghiệm địa phương và cây giống bản địa [81] Rừng ngập mặn (RNM) đó sau này đã trở thành vành đai xanh làm giảm tác động của NBD, bão và là điểm du lịch sinh thái, giáo dục cộng đồng về thích ứng BĐKH gắn với bảo tồn thiên nhiên Hạn chế của các nghiên cứu này là chưa đánh giá rủi ro khí hậu tiềm tàng cho các vùng sinh thái khi áp dụng EbA, NbS

Andrade và cs tại IUCN (2012) đã đưa ra 8 nguyên tắc cốt lõi cho tiếp cận EbA trong đó nhấn mạnh nguyên tắc số 7 là tăng cường tính chống chịu của các HST để hỗ trợ cho con người, đặc biệt là những cộng đồng DBTT do BĐKH [54] Các tác giả cũng khuyến khích trong một số trường hợp nên kết hợp giải pháp “mềm” EbA với các giải pháp “cứng” - cơng trình (đê, đường tránh lũ, ) để chống chịu thiên tai, khí hậu bền vững hơn Bên cạnh đó, các dịch vụ HST như rừng, đại dương cịn đóng góp hiệu quả cho giảm nhẹ BĐKH, được gọi là giảm nhẹ dựa vào HST (Ecosystem - based mitigation/EbM) Thỏa thuận Paris ghi nhận vai trò quan trọng này của tự nhiên và khuyến khích tăng cường các bể hấp thụ khí nhà kính [141]

Trang 35

cấp sinh kế thay thế, điều tiết cấp - thoát nước và lũ lụt, bảo vệ cơ sở hạ tầng; (iv) Hiệu quả của EbA mang lại các lợi ích kép về mơi trường, kinh tế và hội [75]

Nhìn chung, tiếp cận EbA hay các giải pháp thích ứng dựa vào tự nhiên đang là một xu hướng quốc tế trong ứng phó với BĐKH và phát triển EbA ngày càng chứng tỏ hiệu quả của nó trong các nỗ lực tồn cầu và là hướng tiếp cận mà các quốc gia đang phát triển cần tăng cường nghiên cứu, ứng dụng theo bối cảnh quốc gia Dù vậy, trong các nghiên cứu quốc tế cũng chưa phổ biến việc xem xét dịch vụ HST khi phân vùng đánh giá tác động, tính tổn thương khí hậu cũng như phân tích vai trị của HST cho tăng cường khả năng chống chịu của hệ ST-XH ở các vùng ven biển

1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu về tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội ở Việt Nam

1.2.1.1 Nghiên cứu và ứng dụng hệ sinh thái – xã hội tại Việt Nam

Một trong những tác giả tiên phong đề xuất tăng cường hướng nghiên cứu này từ cách đây một thập kỷ là Trương Quang Học (2008) với các bài viết về hệ ST-XH và cách tiếp cận dựa vào HST (Ecosystem based Approach) Tác giả xem xét vấn đề trong bối cảnh các vườn quốc gia và khu bảo tồn (Cúc Phương, Na Hang) – những nơi có ĐDSH cao và có các mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển [10, 11].Giai đoạn này yếu tố BĐKH chưa được nhắc đến mà chủ yếu là vấn đề suy thối mơi trường

Thực tế tại Việt Nam, nghiên cứu về hệ ST-XH đến nay vẫn là một khái niệm khá mới trong quản lý mơi trường và ứng phó BĐKH, kể cả trong nghiên cứu lý thuyết và thí điểm thực tiễn ở cấp địa phương

Trang 36

nhiên – BĐKH [80] Mặc dù đã có thí điểm can thiệp EbA cho các hệ ST-XH nhưng nghiên cứu của GIZ chưa làm rõ tác động của thiên tai, khí hậu đến các tiểu vùng ST-XH khác nhau

Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE (Trương Quang Học, Hoàng Thị Ngọc Hà và cs) tiếp cận hướng nghiên cứu này từ năm 2014 với việc xem xét mối quan hệ tương tác giữa phát triển sinh kế, bảo tồn ĐDSH và thích ứng với BĐKH trong một hệ ST-XH ở quy mơ cấp huyện và xã Thí điểm ở một số huyện ven biển vùng ĐB sông Hồng (Tiền Hải – Thái Bình, Cát Hải – Hải Phịng và Giao Thuỷ - Nam Định) cho thấy, ở các khu vực có ĐDSH cao, đời sống và sản xuất có sự phụ thuộc lớn vào các dịch vụ HST [4, 5]; cả hệ xã hội lẫn hệ tự nhiên đều đang chịu tác động từ thiên tai, BĐKH và các hoạt động thích ứng tự phát tạo ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến môi trường Ngược lại, sự suy thoái ĐDSH, suy giảm các dịch vụ HST đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân trong khi chính các hoạt động sinh kế cũng là tác nhân chính làm giảm diện tích và chất lượng của rừng ngập mặn [7, 16, 17] Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa đánh giá được tác động, rủi ro khí hậu theo phân vùng ST-XH và chưa rõ các phân tích lý thuyết về hệ ST-XH

Nhìn chung, nghiên cứu, ứng dụng về tại Việt Nam còn khá mới nhưng đã bắt đầu được đề cập và thu được một số kết quả ban đầu Sự thiếu hụt kiến thức, hiểu biết chung và thiếu các nghiên cứu trường hợp về hệ ST-XH đã dẫn đến hạn chế ứng dụng khoa học SES trong nghiên cứu – triển khai ở các lĩnh vực trong khi những hiệu quả thực chứng về SES đã được ghi nhận trên thế giới, đặc biệt trong giải quyết các thách thức từ BĐKH

Trang 37

mục tiêu nghiên cứu tổng thể của luận án là đánh giá được khả năng chống chịu BĐKH của một địa phương theo quan điểm hệ ST-XH và cách tiếp cận thích ứng dựa vào HST, qua đó thúc đẩy mở rộng nghiên cứu về hệ ST-XH ở Việt Nam

1.2.1.2 Phân vùng sinh thái – xã hội trong nghiên cứu biến đổi khí hậu

Ở Việt Nam, phân vùng sinh thái được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích cụ thể Từ điển tiếng Việt (1994) định nghĩa “Vùng là phần đất đai, hoặc là không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh” Trong khái niệm này, vùng chưa được xác định rõ ràng về mặt ranh giới và chưa đề cập đến các hoạt động của vùng

Theo Lê Bá Thảo (1998), “Vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có mối quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài” [34] “Vùng” ở đây được xem xét ở trạng thái động với hoạt động trong và ngoài vùng

Các kiểu phân vùng chính ở Việt Nam hiện nay:

Trang 38

Như vậy, trong từng ngành/ lĩnh vực cụ thể, vùng được xác định dựa trên các hệ thống chỉ số và tiêu chí được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử dụng kết quả phân vùng ấy [10, 21] Nhưng dù có các tiêu chí riêng thì việc phân vùng nói chung vẫn đảm bảo một số ngun tắc chung như địa hình, tính tồn vẹn lãnh thổ, sự đồng nhất tương đối của các yếu tố tự nhiên, xã hội

Trước những tác động khó lường trong bối cảnh BĐKH, cách tiếp cận, hình thức các loại hình phân vùng ở nước ta hiện nay địi hỏi có những cập nhật và điều chỉnh nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu và triển khai Trong đánh giá tác động,

rủi ro do BĐKH, việc phân vùng tác động chưa phổ biến Tài liệu hướng dẫn “Đánh

giá tác động của BĐKH và xác định giải pháp thích ứng” của IMHEN (2011) có hướng dẫn các phương pháp đánh giá tác động theo ngành, lĩnh vực ở 4 vùng lớn trong cả nước [50], dù vậy Hướng dẫn chưa đề cập đến việc phân vùng cho các địa phương như cấp huyện

Từ khía cạnh yếu tố tác động là BĐKH thì nên theo các phân vùng khí hậu, về phía các yếu tố bị tác động (trên mặt đất) thì cho đến nay các ý kiến rất khác nhau Theo Trương Quang Học (2015) trong đề tài nhánh nghiên cứu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng khung phân tích cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH đã đề xuất cần lấy vùng ST-XH với các đặc trưng về tự nhiên, KT-XH, văn hoá và nguy cơ bị tác động bởi BĐKH để làm cơ sở cho xây dựng chính sách, chiến lược ứng phó BĐKH [14] Trong nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình về phân vùng chức năng sinh thái phục vụ cho định hướng tổ chức lãnh thổ trong bối cảnh BĐKH, tác giả Lưu Thế Anh và các cs (2017) cho rằng mức độ tác động của BĐKH và NBD đến các khu vực có sự phân hóa về loại hình và cường độ theo các đặc trưng của cảnh quan sinh thái [1] và khuyến nghị cần có nghiên cứu sâu về vấn đề này

Trang 39

ST-XH, mỗi vùng sinh thái có những chức năng xã hội nhất định, các cộng đồng dân cư có sự tương đồng tương đối trong tập quán sản xuất (thể hiện ở các hình thức khai thác, sử dụng tài TNTN) dưới sự điều tiết của chính sách, quy hoạch chung Phân vùng sinh ST-XH không chỉ phải phù hợp với điều kiện địa lý, cảnh quan tự nhiên, KT-XH, tập quán sản xuất mà còn cần xem xét đến các rủi ro khí hậu dài hạn

1.2.1.3 Nghiên cứu tác động của BĐKH tới hệ sinh thái – xã hội tại Việt Nam

Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những năm 90 của thế kỷ trước và đến nay đã có hàng chục nghiên cứu, công bố trong các lĩnh vực khác nhau Kịch bản BĐKH và Nước biển dâng của Việt Nam (2016) cho biết, trong giai đoạn 1901-2012, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,89oC và mực NBD trung bình khoảng 1,7mm/năm [2]

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu/ IMHEN) đã có nhiều cơng trình được công bố từ những năm đầu thập kỷ 90 của các nhà khoa học như Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (1991), Nguyễn Đức Ngữ (2008) [27] Năm 2010, Nguyễn Văn Thắng và các cs có cơng trình “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” trong đó đã đưa ra các biểu hiện của BĐKH và cảnh báo tác động của thiên tai cực đoan do BĐKH đến nông nghiệp và tài nguyên nước [35] Năm 2014, Nhóm tác giả Mai Văn Khiêm và các cs đã có một đóng góp quan trọng từ kết quả đề tài "Nghiên cứu xây dựng Atlas khí hậu và BĐKH Việt Nam" do đã đúc kết và minh họa được những quy luật, đặc điểm phân bố của khí hậu và BĐKH ở Việt Nam trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21; đồng thời cung cấp những thơng tin cơ bản nhất về khí hậu và BĐKH Năm 2015, nhóm tác giả Huỳnh Thị Lan Hương và các cs đã phát triển bộ chỉ số thích ứng với BĐKH phục vụ quản lý nhà nước về BĐKH Trần Thục và các cs có Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sự biến đổi tài nguyên nước ĐB sông Cửu Long (2012-2014) với kết quả đã i) đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến sự biến đổi tài nguyên nước ở ĐB sông Cửu Long và ii) Xác định được khả năng bảo đảm nguồn nước đối với sự phát triển ở ĐBSCL, phòng tránh lũ lụt cho giai đoạn đến năm 2050

Trang 40

đối tồn diện về cực đoan khí hậu, RRTT và thích ứng BĐKH, giới thiệu hệ thống quản lý RRTT và cực đoan khí hậu ở Việt Nam hướng tới một tương lai có sức chống chịu và bền vững Viện IMHEN đã nghiên cứu, xây dựng và cập nhật 3 phiên bản kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam (2009, 2012, 2016) và các kết quả nghiên cứu, triển khai của IMHEN đã đóng góp to lớn về lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu, hành động về ứng phó BĐKH ở Việt Nam và hỗ trợ hiệu quả cho quản lý nhà nước cũng như xây dựng, hoạch định chính sách

Dưới góc nhìn liên ngành, Phan Văn Tân và cs (2013) cho rằng, BĐKH liên kết nhiều ngành khoa học khác nhau và việc nghiên cứu BĐKH có thể chia thành ba nhóm bài toán lớn: (i) Bản chất, nguyên nhân, cơ chế vật lý của sự BĐKH (N1); (ii) Đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương và giải pháp thích ứng (N2); và (iii) Giải pháp, chiến lược và kế hoạch hành động giảm thiểu BĐKH (N3) [32]

Ngày đăng: 19/11/2022, 04:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN