1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nuôi cá lồng ở Khang Ninh (Bắc Kạn) potx

4 313 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 165,66 KB

Nội dung

Nuôi lồng Khang Ninh (Bắc Kạn) Khang Ninh là một trong những xã của tỉnh Bắc Kạn có tiềm năng mặt nước khá lớn để phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện Ba Bể. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ dân đã tự tìm tòi và nuôi thử nghiệm lồng. Tuy nhiên do chỉ nuôi theo kinh nghiệm, việc tiếp cận khoa học kĩ thuật còn hạn chế nên hiệu quả mà mô hình này đem lại chưa cao. Gia đình ông Dương Hữu Lân Bản Vài là một trong những hộ gia đình đầu tư sớm nhất vào mô hình nuôi lồng Khang Ninh. Năm 2008, thấy hồ Bản Vài thuộc xã Khang Ninh là nơi có tiềm năng tương đối lớn về mặt nước cũng như nguồn thức ăn để nuôi cá, qua tham khảo sách báo và nhiều tài liệu khác, ông Lân đã bỏ ra 3 triệu đồng để mua dụng cụ nuôi thử nghiệm một số giống như chắm, chép, rô phi… Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ông chỉ thu về 7 triệu đồng/năm, không đủ hoàn lại vốn đầu tư. Không nản chí, ông tiếp tục tự học hỏi và đầu tư, đến năm 2009 thì thu được 20 triệu đồng. Năm 2010, nhờ kinh nghiệm của 2 lần nuôi trước, ông Lân đã đầu tư mở rộng mô hình, tăng thêm số lồng cá. Hiện nay, số này đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển tốt, dự kiến đến tháng 12 là có thể cho thu hoạch. Ông Dương Hữu Lân, thôn Bản Vài, xã Khang Ninh kiểm tra những lồng của gia đình. Lãnh đạo xã Khang Ninh bày tỏ: Nuôi lồng là hình thức thâm canh ở môi trường nước lưu thông nên có thể thả với mật độ dày và nhiều chủng loại như: trắm cỏ, trê lai, rô phi, quả… vật liệu làm lồng dễ kiếm, có thể dùng những vật liệu có sẵn vùng núi như tre, luồng, nứa và các lưới sắt, thùng nhựa, tấm xốp… nên chi phí ban đầu bỏ ra không quá lớn. Mật độ nuôi tùy theo khả năng cung cấp thức ăn mà có thể thả từ 40 - 60 con/m2 lồng. Nếu nuôi đúng quy trình kĩ thuật sản lượng có thể đạt từ 12 - 20 kg/m2 lồng. Thấy được tiềm năng từ mô hình này, nhiều hộ gia đình Khang Ninh đã bắt đầu bỏ vốn đầu tư nuôi cá. Từ 2 hộ bắt đầu nuôi lồng năm 2007, đến nay toàn xã đã có khoảng 10 hộ tham gia mô hình này. Tuy nhiên, người dân chủ yếu nuôi theo hướng tự phát, không qua hướng dẫn kĩ thuật nên nhiều khi để xảy ra tình trạng chết nhiều do dịch bệnh tràn lan. Tình trạng này chủ yếu do người nuôi chưa biết điều chỉnh các thông số kĩ thuật về độ sâu, về độ pH, mật độ thả cá… Thực tế cho thấy mô hình nuôi lồng có thể tận dụng được tiềm năng về nguồn nước, nguồn thức ăn thiên nhiên sẵn có và có thể sử dụng nhân lực nhiều lứa tuổi. Với một địa phương được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn lợi cho việc phát triển kinh tế thuỷ sản như Khang Ninh thì đó là một hướng phát triển kinh tế triển vọng. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của người nông dân, rất cần sự hỗ trợ, khuyến khích của các ngành chức năng để phát triển kinh tế thuỷ sản thực sự là một hướng đi hiệu quả góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân. . Nuôi cá lồng ở Khang Ninh (Bắc Kạn) Khang Ninh là một trong những xã của tỉnh Bắc Kạn có tiềm năng. thôn Bản Vài, xã Khang Ninh kiểm tra những lồng cá của gia đình. Lãnh đạo xã Khang Ninh bày tỏ: Nuôi cá lồng là hình thức thâm canh ở môi trường nước

Ngày đăng: 19/03/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN