Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại Tiêu thụ sàn phầm hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên_Thực trạng và giải pháp
Trang 1CHUYÊN ĐỀ : TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TM& ĐT LONG BIÊN -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một chủ thề hoạt động sản xuất kinh doanh có tính quan trọng, do đó vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường Việc các doanh nghiệp phải năng động mềm dẻo trong việc điều chỉnh kịp thời phương hướng kinh doanh, chất lượng, mẫu mã sản phẩm làm ra, tổ chức hiệu quả công việc bán hàng cũng như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là công việc quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp sau gần 10 năm đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước Thực tiễn cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiên bằng các hình thức khác nhau Hiện nay các doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một chương trình tiêu thụ sản phầm sao cho phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình, song với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay thì việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sàn phẩm hàng hóa kinh doanh là rất cần thiết.
Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên đặc biệt quan tâm tới quá trình tổ chức, quản lí và điều khiển các hoạt động của công ty nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất Kết hợp những kiến thức đã được học cùng với thực tế của Công ty trong thời gian qua, tôi đã chọn đề tài: “Tiêu thụ sàn phầm hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Long Biên_Thực trạng và giải pháp”
Trang 2Chuyên đề sẽ đề cập tới những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như tình hình tiêu thụ hàng hóa ở Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên trong thời gian qua Thông qua đó sẽ rút ra một vài kết luận, đồng thời nêu ra những giải pháp để phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ngày một mạnh mẽ hơn, phù hợp với xu thế phát triển ngày nay.
Xuất phát từ nội dung đó, chuyên đề được chia thành 3 phần :
Chương I : Khái quát về công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên Chương II : Thực trạng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ở công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên trong thời gian qua.
Chương III : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phâm hàng hóa ở công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên.
Trang 3
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ LONG BIÊN
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP
1.Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp :
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất là tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện giữa hai khâu này có sự khác nhau quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp.
Thực tiễn cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh.Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp rất sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.Quan hệ giữa các ngành là quan hệ dọc, được kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát, giao nộp sản phẩm hiện vật.Các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh , việc đảm bảo cho nó các yếu tố vật chất như : nguyên vật liệu, nhiên liệu…được cấp trên bao cấp theo các chỉ tiêu cấp phát.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kì này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo các địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn Tóm lại trong nền kinh tế tập trung khi mà 3 vấn đề cơ bản của sản xuất và kinh doanh đều do Nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề cơ bản cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp thì tiêu thụ sản phảm là bán hàng, là quá trình chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và nhân tiền về.
Trang 4Theo nghĩa rộng thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao hàng và nhận tiền mà là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường , xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng…nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Theo hiệp hội kế toán quốc tế thì tiêu thụ ( bán hàng) hàng hoá, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá , lao vụ dịch vụ cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bao gồm hai loại quá trình và các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm.Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hoá tiêu thụ Đối với các doanh nghiệp, việc chuẩn bị hàng hoá dể xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông (ở các kho, phân xưởng hoặc kho thành phẩm ).Các nghiệp vụ sản xuất ở các kho ba gồm : Tiếp nhận, phân loại, bao gói, lên nhãn hiệu sản phẩm, xếp hàng ở kho, bảo quản và chuẩn bị đồng bộ các hàng để xuất bán và vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách.
Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm là nhận thức và thoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm , bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm , tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong mua bán sản phẩm.
2.Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp :
_ Ở các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn mọi nhu cầu nào đó Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh khá đầy đủ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
Công tác tiêu thụ sản phẩm gần người sản xuất với người tiêu dùng, nó giúp cho các nhà sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất của mìh và nhu cầu khách hàng.
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối cung cầu , sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách
Trang 5bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo
Thông qua tiêu thụ sản phẩm dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng sản phẩm.Trên cơ sở đó, các doanh ngyhiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt Việc quản lí hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp thường tiến hành dựa trên cơ sở hệ thống định mức thành phẩm và các chứng từ nhập kho, xuất kho thành phẩm theo mẫu :
Trang 6Đơn vị……… PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số 1 - VTQĐ số 114-TC /TCCK
Ngày 1/11/1995 của BTC
Họ tên người giao hàng: Theo ……… số…… ngày… tháng…… năm………
Nhập tại kho của:
Tên, nhãn quy cách, phẩm chất
vật tư
Mã sốĐVT
Số lượngTheo
Phụ trách cung tiêuNgười giao hàngThủ khoKế toán trưởngThủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)
Trang 7
3 Đặc trưng của tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường :
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp tự quyết định : Phương thức tiêu thụ, sản phẩm tiêu thụ , khách hàng ( đối tác), giá cả.
Tiêu thụ trong khuôn khổ pháp luật và thông lệ thương mại( cơ chế điều chỉnh của nền kinh tế mở).
Tiêu thụ dựa trên vận động quy luật giá trị và các quy luật lưu thông tiền tệ, kinh tế thị trường.
Trong cơ chế thị trường, hoạt động tiêu thụ là cả một quá trìnhnghiên cứu thị trường, xác đinh mặt hàng, đối tác , tổ chức sản xuất và hìh thức tiêu thụ Đây là cơ chế tự điều chỉnh nhưng theo định của Nhà nước.
4 Các kênh tiêu thụ sản phẩm :
Tiêu thụ là dòng hàng hoá hoặc dịch vụ được vận động thông qua các kênh tiêu thụ Các kênh tiêu thụ bao gồm các đơn vị trong và ngoài tổ chức (hoặc doanh nghiệp ) thực hiện các chức năng làm tăng lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ ) Các kênh tiêu thụ nối liền người sản xuất với người tiêu dùng Đó là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và người bán lẻ mà thông qua đó hàng hoá và dịch vụ được thực hiện trên thị trường.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của khách hàng , của sản phẩm , của những người trung gian và môi trường kinh tế , văn hoá phong tục tập quan mà có thể tổ chức các kênh tiêu thụ khác nhau.
Với sản phẩm tiêu dùng, người sản xuất có thể bán trực tiếp qua đội ngũ những người bán hàng tới tay người tiêu dùng, qua thư đặt hàng hoặc qua hệ thống cửa hàng riêng Các sản phẩm tiêu dùng cũng được tiêu thụ gián tiếp thông qua các nhà bán buôn với hệ thống các của hàng bán lẻ riêng.
Hàng hoá tư liệu sản xuất được tiêu thụ thông qua lực lượng bán hàng của người sản xuất một cách trực tiếp hoặc tiêu thụ gián tiếp thông qua các nhà phân phối, các đại lý hoặc người bán buôn.
Trang 8Tuỳ thuộc loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm tiêu thụ quy mô thị trường mà các doanh nghiệp có thể lựa chon các kênh tiêu thụ sau :
Kênh cấp không : sản phẩm vận động trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, , quan hệ thị trường hẹp, hoặc sản xuất kinh doanh những vật tư hàng hoá có tính chất thương phẩm đặc biệt Kênh này có ưu điểm là bảo đảm sự giao tiếp trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, thu được lợi nhuận cao ( do không phải qua khâu bán buôn, bán lẻ ) Song kênh bán trực tiếp có nhược điểm là : Tổ chức và quản lí phức tạp, trình độ chuyên môn bị hạn chế, vốn và nhân lực bị phân tán
Kênh một cấp : Sản phẩm vân động từ người sản xuất đến người tiêu dùng chỉ qua một cấp trung gian, thường là nhà bán buôn hay nhà bán lẻ Thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà sản phẩm hàng hoá kinh doanh của doanh nghiệp chỉ phục vụ được nhu cầu thường xuyên , xác định của ngươì tiêu dùng Kênh bán này có ưu điểm thực hiện được chuyên môn hoá sản xuất ở mức độ cao hơn, giải phóng người sản xuất khỏi chức năng bán lẻ và bảo đảm hàng hoá được bán hàng trong những điều kiện thuận lợi Song nó có nhược điểm là chưa phát huy triệt để tính ưu việt của chuyên môn hoá vì người sản xuất vẫn phải kiêm chức năng bán buôn, mặt khác còn hạn chế về mặt tổ chức vận động hàng hoá một cách có hiệu quả.
Kênh nhiều cấp : Sản phẩm vân động từ người sản xuất đến người tiêu dùng qua nhiều người trung gian Thường áp dụng đối với hàng hoá có giá trị thấp hoặc đối với người sản xuất tập trung ở một số nơi quy mô sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu dùng của địa phương đó Ưu điểm của kênh này là quan hệ mua bán theo từng khâu chặt chẽ, tăng cường chuyên môn hoá để sản xuất, lưu thông với khối lượng hàng hoá nhiều hơn, vòng quay của vốn nhanh hơn, nhưng có nhược điểm là kênh dài, nhiều trung gian nên khả năng rủi ro lớn , điều chỉnh hàng hoá trên các kênh là khó khăn , thời gian lưu thông dài, chi phí lưu thông lớn.Vậy doanh nghiệp nên chọn kênh phân
Trang 9phối tổng hợp để vừa tạo được mối quan hệ lành mạnh giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng.
5 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sản phẩm hàng hoá và các biện pháp làm tăng tốc độ tiêu thụ hàng hoá
5.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.
- Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh: như vốn, khả năng cung ứng hàng hoá trên thị trường củ các doanh nghiệp sản xuất, trình độ năng lực của các bộ nghiệp vụ mua hàng, trình độ năng lực của cán bộ nghiệp vụ mua hàng, trình độ tay nghề của dội ngũ mậu dịch viên, trình độ quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp, nhu cầu thị trường, các dịch vụ sau bán hàng, nhu cầu thị trường…
- Trước hết hàng hoá của doanh nghiệp thương mại chịu ảnh hưởng củ vốn vì muốn mua được hàng hoá đầy đủ, giá rẻ thì doanh nghiệp cần có vốn đặt trước tại các doanh nghiệp sản xuất để bao tiêu những sản phẩm đang bán chạy trên thị trường, mua sản phẩm tận nơi sản xuất với số lượng lớn giá bán rẻ hơn vì lợi nhiận sẽ cao hơn ví dụ các mặt hàng như: Bóng đèn phích nước, săm nốp xe đạp, màn tuyn dệt 1 10, xà phòng giặt, bánh kẹo Hải Châu, Hải Hà…
Muốn bán được nhiều hàng doanh phải có vốn để xây dựng sở vật chất cần thiết như xây dựng các cửa hàng trang bị quầy tủ… để phuc hợp với cơ chế kinh doanh mới, phải có tiền để cán bộ công nhân viên tái sản xuất sức lao động Từ đó họ sẽ nhiệt tình trong công việc, hiệu quả lao động sẽ cao hơn.
- Sản phẩm hàng hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của trình độ năng lực của cán bộ nghiệp vụ mua hàng, trình độ tay nghề của đội ngũ bán hàng Bởi vì muốn hàng hoá mua về đầy đủ, phù hợp, giá cả đòi hỏi người mua
Trang 10hàng phải có trình độ am hiểu về hàng hoá kinh doanh về thị trường, về thị hiếu tiêu dùng của nhân dân Hàng mua về muốn bán nhanh đòi hỏi người bán hàng phải có trình độ am hiểu về tính năng công dụng của hàng hoá, phải có trình độ trong giao tiếp, ứng sử thông minh thái độ nhiệt tình niềm nơ, làm người mua cảm thấy hài lòng và thích thú với hàng hoá đã lựa chọn.
- Thế nhưng khi đã có vốn, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực trình độ thì điều quan trọng là làm sao sử dụng đồng tiền đó cho có hiệu ủa, làm sao bố trí các cửa hàng, các điểm kinh doanh cho phù hợp, làm sao bố trí đội ngũ nghiệp vụ, mậu dịch viên ở các vị trí khác nhau phù hợp với năng lực của họ, mối quan hệ với mọi người xung quanh họ Đó chính là trình độ lãnh đạo của người quản lý doanh nghiệp những người đó đòi hỏi phải có trình độ về quản lý trình độ về chuyên môn và phải hiểu được mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
- Các dịch vụ hỗ trợ: Muỗn được doanh thu cao thì trước hết hàng hoá kinh doanh phải đầy đủ, kịp thời mẫu mã đẹp, chất lượng cao Bên cạnh đó dịch vụ hỗ trợ nhưng mang háng hoá đến tận tay cho người tiêu dùng, bán hàng qua điện thoại… Nếu dịch vụ này đáp ứng đầy đủ thì hàng hoá sẽ được tiêu thụ nhanh hơn.
- Nhu cầu thị trường về các loại hàng hoá: Chúng ta đã biết thu nhập của người dân là có hạn, mức thu nhập ở mỗi vùng khác nhau, dẫn tới nhu cầu về hàng hoá là khác nhau, họ sẵn sàng mua hàng hoá phù hợp với túi tiến của họ, sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ nhiều hay ít là phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.
- Chính sách của Đảng và Nhà nước: Nếu doanh nghiệp được nhà nước khuyến khích thì Nhà nước sẽ hỗ trợ vốn để sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Kết luận: Có thể nói những nhân tố trên đây có vị trí quan trọng đối với sự tồn tài và phát triển của doanh nghiệp Nhưng giữa chúng có mối
Trang 11quan hệ đặc biệt với nhau nhằm thú đầy nhau cùng phát triển, mỗi nhân tố trên đều bao hàm các mặt kinh tế xã hội tổ chức Kỷ luật nhất định mà chúng ta cần biết để phân tích một cách đầy đủ sự tác động của nó đến hàng hoá và nhằm đưa ra biện pháp thích hợp để làm tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
5.2 Biện pháp làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
Tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại có vai trò hết sức quan trọng Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tức là bán được những gì mình mua vào Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì phải bán làm sao cho hết hàng hoá mình mua vào và có lãi Thông qua quá trình bán hàng sẽ bổ sung vốn cho doanh nghiệp.Từ đó doanh thu sẽ cao hơn, lãi nhiều hơn lượng vốn để đổi mới trang thiết bị và đới sống của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được cải thiện hơn làm cho họ tận tuỵ gắn bó với công việc hơn, đó chính là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì phải bảo đảm việc tiêu thụ hàng hoá đạt hiệu quả cao.
Các giải pháp tiêu thụ đạt hiệu quả cao bao gồm:
- Trước hết đòi hỏi những người làm công tác tiêu thụ hàng hoá củ doanh nghiệp phải hiểu được mình đang bán những loại hàng hoá gì? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu ? Giá cả là bao nhiêu ? Lãi bao nhiêu trên một đơn vị hàng hoá? Đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Hàng hoá của họ ra àm sao? Tình hình tài chính của họ như thế nào? Họ bán bao nhiêu sản phẩm hàng hoá? Mẫu mã hàng hóa ra sao? Giá bán của họ là bao nhiêu? Nhu cầu thị trường về loại hàng hoá đó như thế nào? Phong tục tập quán tiêu dùng của từng địa phương.
- Phải tổ chức mạng lưới bán hàng cho hợp lý, tức là địa điểm bán hàng, đội ngũ bán hàng phải bố trí làm sao cho phù hợp với trình độ, sức khoẻ, năng khiếu của của người bán hàng làm sao cho có hiệu quả nhất.
Trang 12- Tạo được mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng Củng cố các điểm bán hàng, các cửa hàng doanh nghiệp đã có sẵn, đồng thời xây dựng các điểm, các đại lý, cửa hàng tiêu thụ hàng hoá ở các vùng cho đều đặn và có hiệu quả hơn.
- Thực hiện chính sách giá cả cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn kinh doanh Ví dụ có lúc doanh nghiệp dùng chính sách hạ giá để cạnh tranh với đối thủ.
- Đẩy mạnh công tác quảng cáo bán hàng, trưng bày sạch sẽ đẹp mắtm các biển quảng cáo phải dễ nhìn, dễ thấ, đặt ở những nơi đông dân cư, tiện đường giao thông để thu hút sự chú ý của mọi người.
- Lựa chọn đội ngũ bán hàng: Ngưới bán hàng phải đủ sức khoẻ để làm nhiệm vụ, đủ chí lực để giao tiếp họ phải có ngoại hình ưa nhìn, dễ mến, dễ gần, dễ nói chuyện, dễ gây thiện cảm với người tiêu dùng, họ phải hiểu biết về sản phẩm hàng hoá đang kinh doanh.
- Đào tạo đội ngũ bán hàng về kinh doanh giao tiếp, kinh nghiệm tiếp thu thông tin từ phía khách hàng Kinh nghiệm làm sao giữ được khách hàng, làm sao để họ ngày càng gắn bó với sản phẩm hàng hoá của cửa hàng.
6.Nội dung cơ bản của chính sách tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp :
Trong tiêu thụ sản xuất của doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chính sách định giá khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu định giá của doanh nghiệp _Chính sách giá cao : Thông thường chính sách giá này sử dụng khi doanh nghiệp kiểm soát được thị trường.
Chính sách định giá cao là giá hàng hoá được bán cao hơn mức giá trên thị trường thậm chí còn cao hơn giá trị sản phẩm Chính sách này chỉ nên áp dụng đối với những loại sản phẩm mới, sản phẩm được cải tiến mẫu mã khác đi, sản phẩm kinh doanh độc quyền, sản phẩm hiếm có Nên áp
Trang 13dụng chính sách này ở một thời gian ngắn, thường là thời kỳ đầu của sản xuất
_Chính sách giá thấp : Là chính sách định giá hàng hoá cần bán thấp hơn giá trên thị trường Chính sách giá thấp cho thấy có xu hướng mở rộng thị trường, thu hút sức cầu lớn và tạo cho người bán cơ hội để sự dụng hết năng lực sản xuất kinh doanh của mình Mặt khác trong trường hợp hàng hoá của doanh nghiệp đang ở cuối pha của chu kì sống ( pha suy thoái ) thì doanh nghiệp có thể bán phá giá để thu hồi vốn chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác Tuy nhiên áp dụng chính sách giá thấp thường gây ra thường gây ra tâm lý nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm hàng hoá, mặt khác giá bán thấp có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp khi tăng giá trong dài hạn.
7 Nhiệm vụ của bộ máy quản trị tiêu thụ:
- Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về mặt hàng và chất lượng sản phẩm sản xuất.
- Lựa chọn các phương pháp giao hàng tối ưu nhằm giảm các chi phí vận chuyển hàng hoá và đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hoá cho khách hàng.
- Hàng theo đúng số lượng, chất lượng và mặt hàng quy định trong đơn hàng và hợp đồng.
- Giúp các cơ sở sản xuất củad doanh nghiệp bố trí sử dụng hợp lý năng lực sản xuất bằng cách xác định chính xác và xử lý kịp thời các đơn hàng của khách.
- Giải quyết các vấn đề có tính chất nghiệp vụ về thay đổi sản phẩm sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, trong trường hợp bất khả kháng thì cần phải thông báo cho khách hàng.
8 Chức năng của bộ máy quản trị tiêu thụ sản phẩm:
8.1.Trong công tác kế hoạch:
Trang 14- Nghiên cứu và tổng hợp kịp thời các đơn hàng sản xuất và cung ứng các sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
- Kiểm tra các đơn hàng và tính phù hợp của các đơn hàng đó với các tiêu chuẩn ký thuật với sản phẩm sản xuất (mặt hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng, thời gian).
- Lập các kế hoạch bán hàng, giao hàng và thoả thuận kế hoạch đó với các đơn vị sản xuất trong doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch tác nghiệp tiêu thụ sản phẩm và chuyển giao cho bộ phận thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tiêu thụ.
- Kiểm tra và hạch toán việc các đơn vị sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch sản xuất theo mặt hàng và số lượng.
- Tham gia vào việc lập và điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp.
- Xây dựng các định mức dự trữ thành phẩm và kiểm tra tình hình dự trữ của doanh nghiệp, tránh tình trạng dự trữ thành phẩm quá mức.
- Phối hợp với các bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp trong việc xây dựng và ban hành các nội quy và tiêu chuẩn kỹ thuật và tiếp nhận thành phẩm, bao gói, bảo quản, vận chuyển và giao hàng cho khách hàng đồng thời thống nhất các tiêu chuẩn đó với các bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Lập báo cáo tổng hợp về việc thực hiện kế hoạch bán hàng ở doanh nghiệp.
8.2 Trong công tác nghiệp vụ tiêu thụ:
- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng hoá hàng hoá và triển khai thực hiện kế hoạch.
- Lập và đặt hàng cho bộ phận điều độ doanh nghiệp về các phương tiện vận chuyển hàng cho khách.
- Nắm số lượng, mặt hàng nhập kho thành phẩm của doanh nghiệp hàng ngày.
Trang 15- Hạch toán thực hiện các đơn hàng của khách.
- Tiêu thụ sản phẩm ngoài kế hoạch của doanh nghiệp và số sản phẩm mà khách hàng từ chối.
- Tham gia các công việc quảng cáo cho doanh nghiệp.
- Tham gia kiểm kê thành phẩm và thiết bị ở các kho thành phẩm của các doanh nghiệp.
8.3 Trong công tác kho hàng:
- Tiếp nhận thành phẩm từ các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp theo mặt hàng, số lượng, chất lượng.
- Bảo đảm tính toàn vẹn của thành phẩm nhập kho và thực hiện việc kiểm tra thường xuyên công tác bảo quản nhập kho.
- Phân loại bao gói và ghép đồng bộ các sản phẩm để xuất bán cho khách hàng.
- Hạch toán việc lưu chuyển sản phẩm và lập các chứng từ về tiếp nhận và giá sản phẩm.
- Thông tin hàng ngày cho bộ phận nghiệp vụ về thành phẩm nhập kho.
8.4 Về công tác hợp đồng.
- Ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩn cho doanh nghiệp.
- Xem xét và giải quyết với khách hàng các ý kiến trước khi ký kết các hợp đồng tiêu thụ.
- Tham gia chuẩn bị các tài liệu để chuẩn bị cho Toà án kinh tế khi có tranh chấp xảy ra.
Là người đại diện và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp về các vấn đề tiêu thụ ở Toà án kinh tế.
Có thể nói, vấn đề tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng, sản phẩm có bán được hay không còn phụ thuộc vào chính sách giá cả, chính sách quảng cáo, kinh nghiệm của người bán hàng, số lượng sản phẩm hàng hoá đó trên thị trường.
Trang 16Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là yếu tố quan trọng hàng đầu, muốn kinh doanh đạt hiệu qủa thì các doanh nghiệp phải làm sao tiêu thụ được số sản phẩm hàng hoá mình kinh doanh, sản xuất ra và muốn doanh nghiệp của mình tồn tại trên thị trường mãi mãi và ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách tiêu thụ sản phẩm hàng hoá phù hợp với từng thời kì, từng địa phương và từng khu vực, phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra.
II.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
1.Giới thiệu về công ty :
Công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên trước đây là công ty thương mại tổng hợp Gia Lâm Công ty Cổ phần TM&ĐT Long Biên trực thuộc tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro Mart) ,tiền thân là ban quản lý Hợp tác xã mua bán huyện Gia Lâm được thành lập theo quyết định số 10/1955 của Huyện ủy Huyện Gia Lâm.Tháng 10 năm 1955 huyện ủy UBND Huyện Gia Lâm tạm thời chỉ định thành lập ban quản lý hợp tác xã mua bán Huyện Gia Lâm ,địa điểm tại thôn Vàng,xã Cổ Bi,Huyện Gia Lâm,Thành phố Hà Nội.Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 15 người.Những mặt hàng chủ yếu hợp tác xã mua bán là : nông cụ, phân bón, cày 51,máy tuốt lúa,guồng nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong Huyện.Cuối năm 1959 Hợp tác xã mua bán Huyện Gia Lâm chuyển từ thôn Vàng ,xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm về xã Trâu Quỳ,Huyện Gia Lâm.
Từ năm 1961,đơn vị chuyển sang thương nghiệp quốc doanh,vẫn mang tên là hợp tác xã mua bán Huyện Gia Lâm.Nhiệm vụ của thời kỳ này là kinh doanh tổng hợp các mặt hàng công nghệ phẩm ,nông sản thực phẩm.Lúc này,mạng lưới bán lẻ đã được mở rộng lên thành một số cửa hàng.
Đến ngày 29 tháng 8 năm 1979,Ban quản lý hợp tác xã mua bán Huyện Gia Lâm được đổi tên là Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩm Gia Lâm,trụ sở chính đặt tại xã Trâu Quỳ cạnh UBND Huyện Gia Lâm.
Trang 17Tháng 6 năm 1981,Công ty sát nhập thêm cửa hàng vật liệu kiến thiết Gia Lâm.Thời kỳ năm 1978-1991,thời kỳ này có nhiều đổi mới,để thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước.Để thích ứng với cơ chế thị trường mở và các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động mua bán,Công ty vẫn tiếp tục kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và vật liệu kiến thiết,chất đốt phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong Huyện.
Ngày 19 tháng 12 năm 1992,Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩm Gia Lâm đổi tên thành Công ty Thương nghiệp Gia Lâm và sáp nhập thêm một số đơn vị cùng ngành,bao gồm : Công ty nông sản rau quả và Công ty thực phẩm Gia Lâm.
Năm 2003,Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên theo quyết định số 51710/QĐ-UB ngày 26 tháng 9 năm 2003 của UBND Thành phố Hà Nội.Giấy chứng nhậ kinh doanh số 0103003142 đăng kí lần đầu ngày 25/1/2003 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp,số cổ đông là 246 người.
Từ năm 2003 đến nay, hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty đã thực sự chuyển biến
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty :
2.1.Chức năng hiện tại của Công ty:
_Văn phòng Công ty có các chức năng:
Thứ nhất : Quản lý hệ thống các cửa hàng trực thuộc Công ty.
Thứ hai : Đề ra các chiến lược đường lối cho mọi quá trình hoạt động của các cửa hàng,cũng như toàn thể Công ty.
Thứ ba : Thực hiện hoạt động dự trữ các mặt hàng thiết yếu,chủ lực cho các cửa hàng,cũng như toàn thể Công ty.
Thứ tư : Tìm kiếm nguồn hàng mới cho các đơn vị ,là người đứng ra chịu trách nhiệm ,bảo lãnh cho các đơn vị trong quá trình mua hàng.
Trang 18Thứ năm : Hạch toán lỗ lãi cuối cùng của Công ty từ các chứng từ sổ sách của các cửa hàng gửi lên.Đứng ra nộp thuế cho các đơn vị trực thuộc.
_Các cửa hàng : Các cửa hàng có chức năng bán lẻ hàng hóa phục vụ việc sinh hoạt của nhân dân.Đây có thể coi là một kênh bán lẻ của Tổng Công ty.
2.2.Nhiệm vụ :
Từ khi được thành lập, nhiệm vụ chính của công ty là bán buôn,bán lẻ các mặt hàng tổng hợp,sản xuất bia hơi, rượu các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn cũng như các khách hàng từ các nơi khác.Trải qua nhiều năm hoạt động từ ngày thành lập đến nay,công ty đã có những bước phát triển lớn về mọi mặt,việc sản xuất gần như bị bỏ qua, công ty tập trung vào việc bán hàng và kinh doanh là chính.Công ty luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước ,bảo toàn vốn và đạt được nhiều thành tích cao.
II.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
1.Vị trí địa lý :
Công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên có cơ sở tại số 323 phố Nguyễn Văn Cừ-quận Long Biên-Hà Nội ( Siêu thị Hapro Mart Nguyễn Văn Cừ) Vị trí này nằm trên đường cao tốc,do đó rất thuận tiện trong việc giao dịch, mua bán.Gần với các cơ quan, trường học nên cửa hàng có điều kiện mở rộng thị trường.Không những thế, cửa hàng còn gần những nhà máy sản xuất các mặt hàng như bóng đèn phích nước Rạng Đông, cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long,bánh kẹo hải Châu, Hải Hà….gần trung tâm buôn bán lớn là chợ Đồng Xuân nên việc mua bán vận chuyển hàng hóa có nhiều thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc kinh doanh của cửa hàng.
Tuy nhiên, cửa hàng cũng gặp một số khó khăn đáng kể như : phải cạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế,nằm trên trục đường cao tốc nên
Trang 19lượng khách hàng bị hạn chế, cửa hàng mới thành lập nên khấu hao và thuê đất lớn (25 triệu đồng/năm).
2.Đặc điểm về hàng hóa và thị trường tiêu thụ của công ty :
2.1.Hàng Hóa :
Siêu thị Hapro Mart Nguyễn Văn Cừ trực thuộc tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro Mart), có chức năng bán buôn, bán lẻ hàng công nghệ phẩm.Do vậy sản phẩm hàng hóa của cửa hàng rất đa dạng và phong phú,phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn,phục vụ nhu cầu về văn phòng phẩm,bảo vệ hộ lao động…cho các cơ quan Xí nghiệp lân cận.Hàng hóa kinh doanh của cửa hàng bao gồm :
_Hàng dụng cụ gia đình như : xoong nồi, bát, đĩa,ấm chén,ly cốc, thìa dĩa, dao, kéo…
_Các mặt hàng phụ tùng xe đạp,xe máy.
_Hàng da cao su như túi cặp,áo mưa,khăn trải bàn.
_Hàng đồ điện các loại như công tắc,ổ cắm,bàn là,đèn bàn,quạt điện, máy say sinh tố.
_Hàng đường sữa bánh kẹo các loại,rượu,chè,thuốc lá._Hàng giày dép đồ nhựa.
_Hàng văn phòng phẩm : Bút chì, thước kẻ, mực bảng,giấy viết, giấy in các loại,ru-băng vi tính, đĩa vi tính…
_Hàng may mặc các loại như : chăn, màn, quần áo,ga gối đệm,ô dù che nắng.
_Hàng đồ chơi trẻ em các loại._Hàng lưu niệm.
_Hàng phục vụ thể thao cá loại._Hàng mỹ phẩm các loại.
_Các loại hàng tạp phẩm khác.
2.2.Thị trường tiêu thụ hàng hóa:
Trang 20Trong phạm vi kinh doanh tổng hợp của cửa hàng nói chung thì thị trường tiêu thụ là các khách hàng hoặc nhóm khách hàng,các cơ quan,Xí nghiệp lân cận mà cửa hàng có thể cung cấp thỏa mãn nhu cầu của họ.
Như vậy, với khả năng cung cấp hàng hóa được nhập về thì vấn đề quan trọng của cửa hàng là khách hàng, là nhu cầu của khách hàng,bởi vì “Khách hàng là thượng đế”, là người trả lương cho cửa hàng Những khách hàng này gồm có khách hàng truyền thống và khách hàng mới.
Đối với Siêu thị Hapro Mart Nguyễn Văn Cừ, thị trường được nghiên cứu và xem xét là các khách hàng như : Công ty xăng dầu khu vực I, Nhà máy Z133, Xí nghiệp cổ phần vận tải xăng dầu, Công ty 26 Bộ quốc phòng, Tồng cục hải quan, Công ty xây lắp 1, Đoàn bay 919, Đoàn tiếp viên Hàng không, Cảng nội địa, Trung tâm y tế Gia Lâm.Những khách hàng đó chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước có nhu cầu thường xuyên về văn phòng phẩm, bảo hộ lao động, bánh kẹo, các trang bị đồ dung cho bệnh viện…Vì thế vai trò của thị trường là vấn đề sống còn đối với cửa hàng.Thị trường bị mất hay không có đồng nghĩa với phá sản Đồng thời thị trường của cửa hàng là một bộ phận trong tổng thị trường của ngành và nền kinh tế.
3.Trang thiết bị của công ty :
Sự hình thành và phát triển của cửa hàng có ảnh hưởng không nhỏ tới đặc điểm về trang thiết bị của cửa hàng Cửa hàng mới được thành lập nên toàn bộ quầy tủ bán hàng được đóng mới bằng khung nhôm kính ,được thiết kế theo kiểu siêu thị.Toàn bộ quầy chủ của cửa hàng trị giá khoảng : 55.000.000đ.
4.Đặc điểm về lao động, cơ cấu lao động của công ty :
4.1.Lao động :
Lực lượng lao động của cửa hàng hiện tại gồm 15 người,trong đó có 3 lãnh đạo ( 1 trưởng cửa hàng phụ trách chung, 1 phó cửa hàng phụ trách việc nhập hàng, 1 phó cửa hàng phụ trách việc xuất hàng), 1 kế toán, 1 bảo vệ, 1 thủ quỹ kiêm tạp vụ, còn lại là 9 nhân viên bán hàng.
Trang 21Lãnh đạo cửa hàng đều có trình độ Đại học chính quy, tại chức của trường Đại học Thương mại và đều đã qua lớp trung cấp lý luận chính trị.
Kế toán và nhân viên bán hàng đều tốt nghiệp trường trung cấp thương mại Hà Nội.
4.2.Bộ máy quản lí và chức năng nhiệm vụ của các thành viên trong công ty :
Bộ máy quản lý của cửa hàng được tổ chức theo kiểu trực tuyến
Chủ tịch hội đồng quản trị
Giám đốc
Phòng hành chính tổ chức
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán tài vụ
Siêu thị Harpro Mart Trâu Quỳ
Siêu thị Harpro Mart
Sài Đồng
Cửa hàng KDTH Hương
Siêu thị Harpro Mart
Yên Viên
Cửa hàng KDTH
Thanh Am
Siêu thị Harpro Mart Nguyễn Văn Cừ
Siêu thị Harpro
Mart 70 Ngọc
Cửa hàng KDTH
71 Ngọc
LâmCửa hàng
trưởngCửa hàng phó
Nhân viên nhập hàng
Nhân viên bán hàngKế toán
viên Chức năng Trực tuyến
Trang 22Tổ chức bộ máy của Công ty : Chủ tịch hội đồng quản trị trực tiếp làm việc với giám đốc về các kế hoạch cũng như các chính sách của Công ty.Giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Công ty cũng như các cửa hàng các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và gián tiếp quản lý các cửa hàng của Công ty.Các thủ trưởng các cửa hàng tuân thủ mọi chỉ đạo của Công ty.
+ Chủ tịch hội đồng quản trị : Đây là người có quyền quyết định cao nhất của Công ty.Các phương án kinh doanh lớn của Công ty đều phải được sự chấp nhận của Chủ tịch hội đồng quản trị.
+ Giám đốc Công ty : Giám đốc Công ty là người điều hành chính và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước Chủ tịch hội đồng quản trị,với Nhà nước Là người có quyền quyết định trong việc đề ra chính sách, phương thức kinh doanh,phương thức quản lý và sử dụng các nguồn vốn…;có quyền ra quyết định trực tiếp chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban có liên quan trong Công ty.
Các phòng ban trực thuộc của Công ty cũng như trưởng các cửa hàng có nhiệm vụ cung cấp các thông tin thuộc chức năng của mình,hoạt động kinh doanh của mình.Tạo điều kiện cho giám đốc phân tích tình hình và kịp thời ra quyết định chỉ đạo kinh doanh.Cụ thể :
+Phòng Hành chính-Tổ chức :
Có chức năng tổ chức cán bộ, nhân sự điều động công nhân viên, sắp xếp lại lao động, quản lý các chế độ về tiền lương,tiền thưởng ngoài ra còn hỗ trợ phục vụ như cung cấp giấy,bút,văn phòng phẩm các thiết bị cần thiết khác cho hoạt động của văn phòng.
+ Phòng Kế toán-Tài vụ :
Có chức năng thu thập, phân loại, xử lý tài chính, tổng hợp các số liệu của quá trình kinh doanh, các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh từ các cửa hàng trực thuộc đưa lên, sau đó tính toán, xác định kết quả lãi lỗ,thực hiện phân tích rồi đưa ra giải pháp tối ưu đem lại hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp ; giúp giám đốc giám sát,quản lý mọi hoạt
Trang 23động tài chính kinh doanh của các cửa hàng,xác định kết quả kinh doanh của từng cửa hàng và công ty.
+Phòng kế hoạch kinh doanh :
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm tìm kiếm,khai thác các nguồn hàng mới, trực tiếp kí hợp đồng mua bán hàng hóa với những công ty sản xuất nhằm cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng, hạn chế qua các khâu trung gian, cung cấp nguồn hàng thường xuyên đảm bảo về chất lượng cũng như về giá cả cho các cửa hàng.
Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng có mục đích chung là tăng cường công tác quản lý,phục vụ cho việc kinh doanh của Công ty nhằm mang lại hiệu quả cao và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ chính sách của Nhà nước, các nội quy quy chế của công ty đề ra.
+Các siêu thị, cửa hàng Hapro Mart và cửa hàng kinh doanh tổng hợp:Có nhiệm vụ kinh doanh tổng hợp (bán buôn,bán lẻ,đại lý) các mặt hàng tới tay người tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh.Hàng tháng kiểm kê hàng hóa,cân đối sổ sách,lập chứng từ nhật ký báo cáo về các phòng kế toán xác định kết quả kinh doanh, nộp các chỉ tiêu thuế, lợi nhuận, chi phí về công ty theo hình thức báo sổ
_Cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm chung trước Giám đốc Công ty về việc điều hành chỉ đạo kinh doanh, sản xuất của cửa hàng mình được giao.Tổ chức kinh doanh(bao gồm trực tiếp mua bán kí gửi đại lí) các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như : hàng công nghệ phẩm ,nông sản
thực phẩm,vật liệu chất đốt và điện máy, và phải bảo đảm có hiệu
quả.Quản lý tài chính,tiền hàng theo các quy định mà Giám đốc giao quyền và ủy quyền.Đẩy mạnh mua vào,bán ra để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Công ty giao,đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ, bảo toàn và phát triển được vốn.Đảm bảo đoàn kết nội bộ, thực hiện công
Trang 24khai tài chính và hiệu qủa kinh doanh sản xuất của đơn vị trước tập thể cửa hàng.
_Cửa hàng phó giúp việc cho cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm trước phần việc được giao.
Đối với cửa hàng phó phụ trách việc nhập hàng hóa phải tuân thủ các nguyên tắc mua hàng của Nhà Nước, Tổng cục Thuế và Công ty quy định như: Mua hàng phải trung thực, hàng hóa mua vào phải đảm bảo có chất lượng tốt,giá cả hợp lý.Hàng có đủ đăng kí chất lượng,địa chỉ sản xuất rõ ràng mới được nhập về.Mua hàng phải có hóa đơn ghi rõ địa chỉ nơi bán.Tuyệt đối cấm nâng giá đầu vào để ăn chênh lệch ,việc mua những mặt hàng gì,có số lượng là bao nhiêu,nhất là đối với những mặt hàng mới phải dựa trên khả năng bán ra của cửa hàng và nhu cầu của thị trường.Hàng ngày trước khi mua hàng phải được bàn bạc thống nhất trong Ban lãnh đạo cửa hàng.
Đối với cửa hàng phó phụ trách quầy hàng cùng Ban phụ trách cửa hàng trực tiếp đôn đốc ,quan sát, quản lý việc mở , đóng cửa hàng, trưng bày vệ sinh quảng cáo,giới thiệu hàng hóa.Cuối ngày đôn đốc các quầy thu nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ cửa hàng, chỉ cho phép các quầy giữ lại số tiền lẻ để hôm sau trả lại khách hàng không quá 100.000đ/quầy.Giám sát việc đưa hàng vào quầy.Tuyệt đối không đưa hàng thẳng từ nghiệp vụ ra quầy.Căn cứ vào sức bán của từng cửa hàng cũng như nhu cầu và lượng kê bổ sung của các quầy, cần thêm bớt bổ sung mua cho ngày hôm sau phải bàn bạc thống nhất trong ban phụ trách đồng thời không trực tiếp đứng quầy.
_Đối với thủ quỹ phải nhận tiền cẩn thận hàng ngày của mậu dịch viên Trước khi ra về phải niêm phong két, vào cuối tháng, kho quỹ tiền mặt phải được kiểm kê chính xác.
_Đối với mậu dịch viên bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ,phục vụ chu đáo tận tình niềm nở đối
Trang 25với khách hàng.Không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và thao tác bán hàng, hiểu rõ công dụng cũng như tính chất lý hóa của hàng hóa để giải thích và hướng dẫn khách hàng sử dụng,phải bày biện sắp xếp vệ sinh,quảng cáo hàng hóa đảm bảo mỉ quan và thẩm mĩ,100% hàng hóa bày bán phải đuợc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết do phụ trách cửa hàng cho.
Mậu dịch viên phải làm tốt công tác Marketing,luôn nắm bắt , tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để phản ánh cho phụ trách cửa hàng,giúp cho việc mua bán hàng đúng thị hiếu , đáp ứng nhu cầu của khách để tăng doanh số và hiệu quả.Toàn bộ hàng hóa mua bán phải được ghi chép vào thẻ đầy đủ Cuối ngày bán hàng phải nộp hết tiền vào quỹ.
_ Đối với nhân viên kế toán phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước ban hành phải làm đúng theo thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, Tổng cục thuế , tổng cục thống kê ,đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh sự hướng dẫn của phòng kế toán tài vụ Công ty Kế toán cửa hàng phải phản ánh ghi chép sổ sách đầy đủ 100%, trung thực, kịp thời, đúng chế độ và đúng thực trạng tài chính của cửa hàng.
_Đối với nhân viên bảo vệ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản, kho tàng, hàng hóa và mọi cơ sở vật chất mình được phân công Trong lúc làm việc tuyệt đối không được uống rượu, cờ bạc, đưa khách quen của mình vào nơi làm việc.
5.Đặc điểm về vốn kinh doanh :
Tính đến ngày 1/1/2007 tổng số vốn kinh doanh của cửa hàng là 485 triệu đồng.
Trong đó :
Vốn cố định : 260 triệu đồng.Vốn lưu động : 225 triệu đồng.
Vốn Công ty giao cho cửa hàng là 25 triệu đồng , vốn vay ngân hàng và vay khác là 200 triệu đồng
Trang 26Theo báo cáo tổng hợp tình hình tài sản của cửa hàng đến 1/1/2007.
ACác chỉ tiêu chính
1 Tổng số vốn kinh doanh:_Vốn cố định
_Vốn lưu động
485 tr.đồng260 tr.đồng225 tr.đồng2 Tổng số vốn vay ngân hàng và
BCác chỉ tiêu phân tích
1 Lương bình quân thực hiện 2006 558.000 đồng
Trang 27CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY
1.Công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường :
Việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,thị trường là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh Vì vậy việc nghiên cứu thị trường luôn là việc làm cần thiết, đầu tiên với tất cả các cơ sở kinh doanh thương mại.
Mục đích nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ một loại hàng hóa hay một nhóm hàng hóa nào đó của công ty.Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, công ty nâng cao khả năng thích ứng với thị trường đối với các sản phẩm hàng hóa của mình, tiến hành bán những sản phẩm hàng hóa mà thị trường đòi hỏi Vì vậy nghiên cứu thị trường sẽ được thực hiện theo ba bước công việc : thu thập thông tin, xử lý thông tin, ra các quyết định hoạt động kinh doanh.
Nội dung của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên thị trường đó như : Cung cầu, giá cả ,tình hình cạnh tranh.
Đối với Công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên, việc nghiên cứu nhu cầu chủ yếu dựa vào ý kiến khách hàng và những ghi chép của nhân viên bán hàng.
Với vị trí ở gần nhiều trường học như : trường cấp 1, cấp 2 Ngọc Lâm ,trường trung học Nguyễn Gia Thiều, Trường cấp1, cấp 2 Ái Mộ , nên công ty kinh doanh nhiều các loại văn phòng phẩm ,đồ dùng học tập phục vụ học sinh, công ty mở một quầy lưu niệm riêng để bán đồ chơi trẻ em, đồ tặng sinh nhật.
Hàng ngày trong khi bán hàng ,mỗi quầy đều có sổ ghi chép những ý kiến , nhu cầu của khách hàng về hàng hóa mà cửa hàng kinh doanh.Những mặt hàng nào đang trong thời kỳ bán chạy thì phải có lượng hàng dự trữ nhất định.Bên cạnh đó, lãnh đạo cửa hàng cũng thường xuyên đi thu thập thông tin, thăm dò những nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ,phương pháp
Trang 28bán hàng, bổ sung những mặt hàng mới kịp thời ,điều chỉnh giá bán cho hợp lí , trên cơ sở đó tổng hợp được nhu cầu thị trường.Đối với những mặt hàng thu thời vụ, cửa hàng dùng phương pháp nghiên cứu các số liệu thống kê lượng bán ra của những năm trước để có những quyết định của thị trường ở giai đoạn hiện tại.
2.Việc quản trị tiêu thụ hàng hóa tại công ty
Trong doanh nghiệp Thương mại, công tác tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Nền kinh tế mở đã tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt.
Công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên đã thực hiện việc khoán quản tới từng cửa hàng.Công ty cho phép các cửa hàng được quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh,hàng tháng thực hiện hạch toán kết quả kinh doanh theo hình thức báo sổ về Công ty quản trị tiêu thụ hàng hóa ở cửa hàng là quản tử khâu mua vào, bán ra, tồn kho hàng tháng.
2.1.Khâu mua hàng :
Hàng ngày, đầu giờ các quầy nộp tờ kê hàng cho cửa hàng trưởng để xem xét và quyết định việc mua hàng Sau đó ký tạm ứng tiền cho phó phụ trách mua hàng.Việc mua hàng yêu cầu phải có hóa đơn , chứng từ rõ ràng ghi rõ địa chỉ người bán, địa điểm bán, số điện thoại để tiện việc liên hệ khi có sai sót xảy ra.
Khi hàng về công ty ,trưởng cửa hàng , kế toán cùng người mua hàng sẽ xem xét đối chiếu để giao hàng cho mậu dịch viên, nếu hàng mua về đúng chủng loại đã kê, đảm bảo chất lượng , giá cả hợp lý thì kế toán tiến hành viết hóa đơn nhập và giao cho quầy.Nếu là doanh nghiệp nhà nước, Công ty TNHH khi nhập hàng phải có hóa đơn VAT theo mẫu.Nếu nhập hàng của tư nhân phải có hóa đơn đỏ theo mẫu.
Sau khi vào sổ sách kế toán tiến hành viết phiếu chi cho người mua hàng để thanh toán với quỹ theo mẫu.
Trang 292.2.Khâu bán hàng :
Trong kinh doanh, hoạt động bán hàng là khâu then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp , điều này thể hiện ở việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chi phối đến hầu hết các hoạt động và nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Đã kinh doanh phải nghĩ tới lợi nhuận, không có lợi nhuận , doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển.Nhưng doanh nghiệp cũng phải nghĩ tới lợi ích xã hội, người tiêu dùng, bạn hàng, đời sống của người lao động, phải có đạo dức kinh doanh, tức là hiểu biết được sự ràng buộc của pháp luật, phải giữ được uy tín trong kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường mất uy tín là mất tất cả.Hoạt động bán hàng ảnh hưởng tới tất cả các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp : lợi nhuận, doanh thu, doanh lợi , tốc độ chu chuyển vốn, bảo toàn vốn,
Hoạt động theo hình thức bán lẻ ,nên hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên rất được chú trọng Hàng ngày cửa hàng mở cửa từ 7h sáng đến 21h30 Lãnh đạo phụ trách bán hàng thường xuyên có mặt trên quầy để đôn đốc nhắc nhở mậu dịch viên (MDV) thực hiện đúng quy trình, các bước bán hàng căn bản, cùng MDV trưng bày quảng cáo hàng hóa gọn gàng, sạch sẽ đẹp mắt gây hấp dẫn cho khách hàng, giải đáp kịp thời những yêu cầu , thắc mắc của khách hàng về mẫu mã,chủng loại, chất lượng hàng hóa, cùng với mậu dịch viên nhận hàng bổ sung theo phiếu nhập kho kiêm phiếu xuất của kế toán lập.
Đối với những khách hàng mua với số lượng lớn hoặc những cơ quan,Xí nghiệp đặt hàng, lãnh đạo sẽ bàn bạc bán cho họ với giá thấp hơn và vận chuyển hàng đến tận nơi mà họ yêu cầu.
Cuối ngày, phụ trách quầy cùng người bán hàng kiểm tiền nộp cho thủ quỹ, sau đó kế toán sẽ làm phiếu thu.
2.3.Khâu tồn kho-dự trữ :