1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ở Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên - Thực trạng và giải pháp

55 516 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 301 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU …1 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ LONG BIấN…………………… …3 I.CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TIấU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP …3 1.Va

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ : TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ Ở CÔNGTY CỔ PHẦN TM& ĐT LONG BIÊN -THỰC TRẠNG VÀ

GIẢI PHÁP

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một chủ thềhoạt động sản xuất kinh doanh có tính quan trọng, do đó vấn đề nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh có tính chất quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp trong cơ chế cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường.Việc các doanh nghiệp phải năng động mềm dẻo trong việc điều chỉnh kịpthời phương hướng kinh doanh, chất lượng, mẫu mã sản phẩm làm ra, tổchức hiệu quả công việc bán hàng cũng như kế hoạch tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp là công việc quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệpsau gần 10 năm đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chếthị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước Thực tiễn cho thấy, thíchứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiênbằng các hình thức khác nhau Hiện nay các doanh nghiệp đều xây dựngcho mình một chương trình tiêu thụ sản phầm sao cho phù hợp với ngànhnghề sản xuất kinh doanh của mình, song với sự phát triển nhanh chóngcủa nền kinh tế hiện nay thì việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sàn phẩm hànghóa kinh doanh là rất cần thiết.

Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, Công ty Cổ phần Thương mạivà Đầu tư Long Biên đặc biệt quan tâm tới quá trình tổ chức, quản lí vàđiều khiển các hoạt động của công ty nhằm tạo ra khả năng và đạt đượcmục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất Kết hợp những kiến thức đã được họccùng với thực tế của Công ty trong thời gian qua, tôi đã chọn đề tài: “Tiêuthụ sàn phầm hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và đầu tư LongBiên_Thực trạng và giải pháp”

Trang 2

Chuyên đề sẽ đề cập tới những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt độngtiêu thụ sản phẩm cũng như tình hình tiêu thụ hàng hóa ở Công ty cổ phầnThương mại và Đầu tư Long Biên trong thời gian qua Thông qua đó sẽ rútra một vài kết luận, đồng thời nêu ra những giải pháp để phát triển hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ngày một mạnh mẽ hơn, phù hợp với xuthế phát triển ngày nay.

Xuất phát từ nội dung đó, chuyên đề được chia thành 3 phần :

Trang 3

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦNTHƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ LONG BIÊN

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ỞDOANH NGHIỆP

1.Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp :

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình kinh doanh,là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất là tiêu dùng, đưasản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Nó là khâu lưu thông hàng hoá,là cầu nối trung gian một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêudùng Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất việc mua và bán cácsản phẩm được thực hiện giữa hai khâu này có sự khác nhau quyết định bảnchất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu racủa doanh nghiệp.

Thực tiễn cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế côngtác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau Trongnền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằngmệnh lệnh.Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp rất sâu vào nghiệp vụsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu tráchnhiệm về các quyết định của mình.Quan hệ giữa các ngành là quan hệ dọc,được kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát, giao nộp sản phẩm hiện vật.Cácdoanh nghiệp chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh , việc đảmbảo cho nó các yếu tố vật chất như : nguyên vật liệu, nhiên liệu…được cấptrên bao cấp theo các chỉ tiêu cấp phát.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trongthời kì này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo các địa chỉ vàgiá cả do Nhà nước định sẵn Tóm lại trong nền kinh tế tập trung khi mà 3vấn đề cơ bản của sản xuất và kinh doanh đều do Nhà nước quyết định thìtiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hoá sản xuất ratheo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyếtđịnh ba vấn đề cơ bản cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theocả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa hẹp thì tiêu thụ sản phảm là bán hàng, là quá trìnhchuyển giao hàng hoá cho khách hàng và nhân tiền về.

Trang 4

Theo nghĩa rộng thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm không chỉ đơnthuần là trao hàng và nhận tiền mà là một quá trình kinh tế bao gồm nhiềukhâu từ việc nghiên cứu thị trường , xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàngvà tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng…nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.

Theo hiệp hội kế toán quốc tế thì tiêu thụ ( bán hàng) hàng hoá, laovụ, dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá , lao vụ dịchvụ cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thutiền bán hàng.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh, bao gồm hai loại quá trình và các nghiệp vụ liên quan đến sảnphẩm.Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kếhoạch hoá tiêu thụ Đối với các doanh nghiệp, việc chuẩn bị hàng hoá dểxuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâulưu thông (ở các kho, phân xưởng hoặc kho thành phẩm ).Các nghiệp vụsản xuất ở các kho ba gồm : Tiếp nhận, phân loại, bao gói, lên nhãn hiệusản phẩm, xếp hàng ở kho, bảo quản và chuẩn bị đồng bộ các hàng để xuấtbán và vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách.

Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm là nhận thức vàthoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm , bảo đảm tínhliên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm , tiết kiệm và nâng cao tráchnhiệm của các bên trong mua bán sản phẩm.

2.Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp :

_ Ở các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng,quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó Khi sản phẩm củadoanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhậnđể thoả mãn mọi nhu cầu nào đó Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệpthể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sựthích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt độngdịch vụ Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh khá đầy đủ những điểmmạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

Công tác tiêu thụ sản phẩm gần người sản xuất với người tiêu dùng,nó giúp cho các nhà sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất của mìh và nhucầu khách hàng.

Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối cung cầu ,sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách

Trang 5

bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trongxã hội Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định phươnghướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo

Thông qua tiêu thụ sản phẩm dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hộinói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng sản phẩm.Trên cơ sở đó,các doanh ngyhiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch phù hợp nhằm đạt hiệuquả cao nhất.

Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượctiến hành thường xuyên liên tục hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩmphải được tổ chức tốt Việc quản lí hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở cácdoanh nghiệp thường tiến hành dựa trên cơ sở hệ thống định mức thànhphẩm và các chứng từ nhập kho, xuất kho thành phẩm theo mẫu :

Trang 6

Đơn vị……… PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số 1 - VTQĐ số 114-TC /TCCK

Ngày 1/11/1995 củaBTC

Họ tên người giao hàng: Theo ……… số…… ngày… tháng…… năm………

Nhập tại kho của:

Tên, nhãn quycách, phẩm chất

vật tư

Mã sốĐVT

Số lượng

Đơn giáThànhtiềnTheo

Phụ trách cung tiêuNgười giao hàngThủ khoKế toán trưởngThủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)

Trang 7

3 Đặc trưng của tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường :

Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp tự quyết định : Phương thứctiêu thụ, sản phẩm tiêu thụ , khách hàng ( đối tác), giá cả.

Tiêu thụ trong khuôn khổ pháp luật và thông lệ thương mại( cơ chếđiều chỉnh của nền kinh tế mở).

Tiêu thụ dựa trên vận động quy luật giá trị và các quy luật lưu thôngtiền tệ, kinh tế thị trường.

Trong cơ chế thị trường, hoạt động tiêu thụ là cả một quá trìnhnghiêncứu thị trường, xác đinh mặt hàng, đối tác , tổ chức sản xuất và hìh thứctiêu thụ Đây là cơ chế tự điều chỉnh nhưng theo định của Nhà nước.

4 Các kênh tiêu thụ sản phẩm :

Tiêu thụ là dòng hàng hoá hoặc dịch vụ được vận động thông quacác kênh tiêu thụ Các kênh tiêu thụ bao gồm các đơn vị trong và ngoài tổchức (hoặc doanh nghiệp ) thực hiện các chức năng làm tăng lợi ích của sảnphẩm hoặc dịch vụ ) Các kênh tiêu thụ nối liền người sản xuất với ngườitiêu dùng Đó là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và ngườibán lẻ mà thông qua đó hàng hoá và dịch vụ được thực hiện trên thị trường.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm của khách hàng , của sản phẩm , của nhữngngười trung gian và môi trường kinh tế , văn hoá phong tục tập quan mà cóthể tổ chức các kênh tiêu thụ khác nhau.

Với sản phẩm tiêu dùng, người sản xuất có thể bán trực tiếp qua độingũ những người bán hàng tới tay người tiêu dùng, qua thư đặt hàng hoặcqua hệ thống cửa hàng riêng Các sản phẩm tiêu dùng cũng được tiêu thụgián tiếp thông qua các nhà bán buôn với hệ thống các của hàng bán lẻriêng.

Hàng hoá tư liệu sản xuất được tiêu thụ thông qua lực lượng bánhàng của người sản xuất một cách trực tiếp hoặc tiêu thụ gián tiếp thôngqua các nhà phân phối, các đại lý hoặc người bán buôn.

Trang 8

Tuỳ thuộc loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm tiêu thụ quy mô thịtrường mà các doanh nghiệp có thể lựa chon các kênh tiêu thụ sau :

Kênh cấp không : sản phẩm vận động trực tiếp từ doanh nghiệp đếnngười tiêu dùng được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ,quan hệ thị trường hẹp, hoặc sản xuất kinh doanh những vật tư hàng hoá cótính chất thương phẩm đặc biệt Kênh này có ưu điểm là bảo đảm sự giaotiếp trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, thu được lợi nhuậncao ( do không phải qua khâu bán buôn, bán lẻ ) Song kênh bán trực tiếpcó nhược điểm là : Tổ chức và quản lí phức tạp, trình độ chuyên môn bịhạn chế, vốn và nhân lực bị phân tán

Kênh một cấp : Sản phẩm vân động từ người sản xuất đến người tiêudùng chỉ qua một cấp trung gian, thường là nhà bán buôn hay nhà bán lẻ.Thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà sản phẩm hàng hoákinh doanh của doanh nghiệp chỉ phục vụ được nhu cầu thường xuyên , xácđịnh của ngươì tiêu dùng Kênh bán này có ưu điểm thực hiện được chuyênmôn hoá sản xuất ở mức độ cao hơn, giải phóng người sản xuất khỏi chứcnăng bán lẻ và bảo đảm hàng hoá được bán hàng trong những điều kiệnthuận lợi Song nó có nhược điểm là chưa phát huy triệt để tính ưu việt củachuyên môn hoá vì người sản xuất vẫn phải kiêm chức năng bán buôn, mặtkhác còn hạn chế về mặt tổ chức vận động hàng hoá một cách có hiệu quả.

Kênh nhiều cấp : Sản phẩm vân động từ người sản xuất đến ngườitiêu dùng qua nhiều người trung gian Thường áp dụng đối với hàng hoá cógiá trị thấp hoặc đối với người sản xuất tập trung ở một số nơi quy mô sảnxuất vượt quá nhu cầu tiêu dùng của địa phương đó Ưu điểm của kênh nàylà quan hệ mua bán theo từng khâu chặt chẽ, tăng cường chuyên môn hoáđể sản xuất, lưu thông với khối lượng hàng hoá nhiều hơn, vòng quay củavốn nhanh hơn, nhưng có nhược điểm là kênh dài, nhiều trung gian nên khảnăng rủi ro lớn , điều chỉnh hàng hoá trên các kênh là khó khăn , thời gianlưu thông dài, chi phí lưu thông lớn.Vậy doanh nghiệp nên chọn kênh phân

Trang 9

phối tổng hợp để vừa tạo được mối quan hệ lành mạnh giữa người sản xuấtvà người tiêu dùng cuối cùng.

5 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sản phẩm hàng hoá vàcác biện pháp làm tăng tốc độ tiêu thụ hàng hoá

5.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sản phẩm hàng hoácủa doanh nghiệp.

- Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp thương mại chịu ảnh hưởngtrực tiếp và tổng hợp của tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp , tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh: như vốn, khảnăng cung ứng hàng hoá trên thị trường củ các doanh nghiệp sản xuất, trìnhđộ năng lực của các bộ nghiệp vụ mua hàng, trình độ năng lực của cán bộnghiệp vụ mua hàng, trình độ tay nghề của dội ngũ mậu dịch viên, trình độquản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp, nhu cầu thị trường, các dịch vụsau bán hàng, nhu cầu thị trường…

- Trước hết hàng hoá của doanh nghiệp thương mại chịu ảnh hưởngcủ vốn vì muốn mua được hàng hoá đầy đủ, giá rẻ thì doanh nghiệp cần cóvốn đặt trước tại các doanh nghiệp sản xuất để bao tiêu những sản phẩmđang bán chạy trên thị trường, mua sản phẩm tận nơi sản xuất với số lượnglớn giá bán rẻ hơn vì lợi nhiận sẽ cao hơn ví dụ các mặt hàng như: Bóngđèn phích nước, săm nốp xe đạp, màn tuyn dệt 1 10, xà phòng giặt, bánhkẹo Hải Châu, Hải Hà…

Muốn bán được nhiều hàng doanh phải có vốn để xây dựng sở vậtchất cần thiết như xây dựng các cửa hàng trang bị quầy tủ… để phuc hợpvới cơ chế kinh doanh mới, phải có tiền để cán bộ công nhân viên tái sảnxuất sức lao động Từ đó họ sẽ nhiệt tình trong công việc, hiệu quả laođộng sẽ cao hơn.

- Sản phẩm hàng hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của trình độ năng lựccủa cán bộ nghiệp vụ mua hàng, trình độ tay nghề của đội ngũ bán hàng.Bởi vì muốn hàng hoá mua về đầy đủ, phù hợp, giá cả đòi hỏi người mua

Trang 10

hàng phải có trình độ am hiểu về hàng hoá kinh doanh về thị trường, về thịhiếu tiêu dùng của nhân dân Hàng mua về muốn bán nhanh đòi hỏi ngườibán hàng phải có trình độ am hiểu về tính năng công dụng của hàng hoá,phải có trình độ trong giao tiếp, ứng sử thông minh thái độ nhiệt tình niềmnơ, làm người mua cảm thấy hài lòng và thích thú với hàng hoá đã lựachọn.

- Thế nhưng khi đã có vốn, có đội ngũ cán bộ công nhân viên cónăng lực trình độ thì điều quan trọng là làm sao sử dụng đồng tiền đó chocó hiệu ủa, làm sao bố trí các cửa hàng, các điểm kinh doanh cho phù hợp,làm sao bố trí đội ngũ nghiệp vụ, mậu dịch viên ở các vị trí khác nhau phùhợp với năng lực của họ, mối quan hệ với mọi người xung quanh họ Đóchính là trình độ lãnh đạo của người quản lý doanh nghiệp những người đóđòi hỏi phải có trình độ về quản lý trình độ về chuyên môn và phải hiểuđược mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp.

- Các dịch vụ hỗ trợ: Muỗn được doanh thu cao thì trước hết hànghoá kinh doanh phải đầy đủ, kịp thời mẫu mã đẹp, chất lượng cao Bêncạnh đó dịch vụ hỗ trợ nhưng mang háng hoá đến tận tay cho người tiêudùng, bán hàng qua điện thoại… Nếu dịch vụ này đáp ứng đầy đủ thì hànghoá sẽ được tiêu thụ nhanh hơn.

- Nhu cầu thị trường về các loại hàng hoá: Chúng ta đã biết thu nhậpcủa người dân là có hạn, mức thu nhập ở mỗi vùng khác nhau, dẫn tới nhucầu về hàng hoá là khác nhau, họ sẵn sàng mua hàng hoá phù hợp với túitiến của họ, sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ nhiều hay ít là phụ thuộc vàonhu cầu của thị trường.

- Chính sách của Đảng và Nhà nước: Nếu doanh nghiệp được nhànước khuyến khích thì Nhà nước sẽ hỗ trợ vốn để sản xuất kinh doanh, tạomôi trường kinh doanh lành mạnh.

Kết luận: Có thể nói những nhân tố trên đây có vị trí quan trọng đốivới sự tồn tài và phát triển của doanh nghiệp Nhưng giữa chúng có mối

Trang 11

quan hệ đặc biệt với nhau nhằm thú đầy nhau cùng phát triển, mỗi nhân tốtrên đều bao hàm các mặt kinh tế xã hội tổ chức Kỷ luật nhất định màchúng ta cần biết để phân tích một cách đầy đủ sự tác động của nó đếnhàng hoá và nhằm đưa ra biện pháp thích hợp để làm tăng doanh thu, lợinhuận của doanh nghiệp.

5.2 Biện pháp làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá

Tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại có vai trò hết sức quantrọng Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tức là bán được những gì mình muavào Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì phải bán làm sao chohết hàng hoá mình mua vào và có lãi Thông qua quá trình bán hàng sẽ bổsung vốn cho doanh nghiệp.Từ đó doanh thu sẽ cao hơn, lãi nhiều hơnlượng vốn để đổi mới trang thiết bị và đới sống của đội ngũ cán bộ côngnhân viên trong doanh nghiệp sẽ được cải thiện hơn làm cho họ tận tuỵ gắnbó với công việc hơn, đó chính là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinhdoanh Vì vậy doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì phải bảo đảm việctiêu thụ hàng hoá đạt hiệu quả cao.

Các giải pháp tiêu thụ đạt hiệu quả cao bao gồm:

- Trước hết đòi hỏi những người làm công tác tiêu thụ hàng hoá củdoanh nghiệp phải hiểu được mình đang bán những loại hàng hoá gì? Sốlượng mỗi loại là bao nhiêu ? Giá cả là bao nhiêu ? Lãi bao nhiêu trên mộtđơn vị hàng hoá? Đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Hàng hoá của họ raàm sao? Tình hình tài chính của họ như thế nào? Họ bán bao nhiêu sảnphẩm hàng hoá? Mẫu mã hàng hóa ra sao? Giá bán của họ là bao nhiêu?Nhu cầu thị trường về loại hàng hoá đó như thế nào? Phong tục tập quántiêu dùng của từng địa phương.

- Phải tổ chức mạng lưới bán hàng cho hợp lý, tức là địa điểm bánhàng, đội ngũ bán hàng phải bố trí làm sao cho phù hợp với trình độ, sứckhoẻ, năng khiếu của của người bán hàng làm sao cho có hiệu quả nhất.

Trang 12

- Tạo được mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.Củng cố các điểm bán hàng, các cửa hàng doanh nghiệp đã có sẵn, đồngthời xây dựng các điểm, các đại lý, cửa hàng tiêu thụ hàng hoá ở các vùngcho đều đặn và có hiệu quả hơn.

- Thực hiện chính sách giá cả cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giaiđoạn kinh doanh Ví dụ có lúc doanh nghiệp dùng chính sách hạ giá đểcạnh tranh với đối thủ.

- Đẩy mạnh công tác quảng cáo bán hàng, trưng bày sạch sẽ đẹpmắtm các biển quảng cáo phải dễ nhìn, dễ thấ, đặt ở những nơi đông dâncư, tiện đường giao thông để thu hút sự chú ý của mọi người.

- Lựa chọn đội ngũ bán hàng: Ngưới bán hàng phải đủ sức khoẻ đểlàm nhiệm vụ, đủ chí lực để giao tiếp họ phải có ngoại hình ưa nhìn, dễmến, dễ gần, dễ nói chuyện, dễ gây thiện cảm với người tiêu dùng, họ phảihiểu biết về sản phẩm hàng hoá đang kinh doanh.

- Đào tạo đội ngũ bán hàng về kinh doanh giao tiếp, kinh nghiệmtiếp thu thông tin từ phía khách hàng Kinh nghiệm làm sao giữ được kháchhàng, làm sao để họ ngày càng gắn bó với sản phẩm hàng hoá của cửahàng.

6.Nội dung cơ bản của chính sách tiêu thụ sản phẩm hàng hoá củadoanh nghiệp :

Trong tiêu thụ sản xuất của doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chính sáchđịnh giá khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu định giá của doanh nghiệp _Chính sách giá cao : Thông thường chính sách giá này sử dụng khidoanh nghiệp kiểm soát được thị trường.

Chính sách định giá cao là giá hàng hoá được bán cao hơn mức giátrên thị trường thậm chí còn cao hơn giá trị sản phẩm Chính sách này chỉnên áp dụng đối với những loại sản phẩm mới, sản phẩm được cải tiến mẫumã khác đi, sản phẩm kinh doanh độc quyền, sản phẩm hiếm có Nên áp

Trang 13

dụng chính sách này ở một thời gian ngắn, thường là thời kỳ đầu của sảnxuất

_Chính sách giá thấp : Là chính sách định giá hàng hoá cần bán thấphơn giá trên thị trường Chính sách giá thấp cho thấy có xu hướng mở rộngthị trường, thu hút sức cầu lớn và tạo cho người bán cơ hội để sự dụng hếtnăng lực sản xuất kinh doanh của mình Mặt khác trong trường hợp hànghoá của doanh nghiệp đang ở cuối pha của chu kì sống ( pha suy thoái ) thìdoanh nghiệp có thể bán phá giá để thu hồi vốn chuyển sang kinh doanhmặt hàng khác Tuy nhiên áp dụng chính sách giá thấp thường gây rathường gây ra tâm lý nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩmhàng hoá, mặt khác giá bán thấp có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp khităng giá trong dài hạn.

7 Nhiệm vụ của bộ máy quản trị tiêu thụ:

- Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về mặt hàng và chất lượng sảnphẩm sản xuất.

- Lựa chọn các phương pháp giao hàng tối ưu nhằm giảm các chi phívận chuyển hàng hoá và đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hoá chokhách hàng.

- Hàng theo đúng số lượng, chất lượng và mặt hàng quy định trongđơn hàng và hợp đồng.

- Giúp các cơ sở sản xuất củad doanh nghiệp bố trí sử dụng hợp lýnăng lực sản xuất bằng cách xác định chính xác và xử lý kịp thời các đơnhàng của khách.

- Giải quyết các vấn đề có tính chất nghiệp vụ về thay đổi sản phẩmsản xuất theo yêu cầu của khách hàng, trong trường hợp bất khả kháng thìcần phải thông báo cho khách hàng.

8 Chức năng của bộ máy quản trị tiêu thụ sản phẩm:

8.1.Trong công tác kế hoạch:

Trang 14

- Nghiên cứu và tổng hợp kịp thời các đơn hàng sản xuất và cungứng các sản phẩm trong kỳ kế hoạch.

- Kiểm tra các đơn hàng và tính phù hợp của các đơn hàng đó với cáctiêu chuẩn ký thuật với sản phẩm sản xuất (mặt hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật,số lượng, thời gian).

- Lập các kế hoạch bán hàng, giao hàng và thoả thuận kế hoạch đóvới các đơn vị sản xuất trong doanh nghiệp.

- Lập kế hoạch tác nghiệp tiêu thụ sản phẩm và chuyển giao cho bộphận thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tiêu thụ.

- Kiểm tra và hạch toán việc các đơn vị sản xuất trong doanh nghiệpthực hiện các kế hoạch sản xuất theo mặt hàng và số lượng.

- Tham gia vào việc lập và điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng nămcủa doanh nghiệp.

- Xây dựng các định mức dự trữ thành phẩm và kiểm tra tình hình dựtrữ của doanh nghiệp, tránh tình trạng dự trữ thành phẩm quá mức.

- Phối hợp với các bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp trong việc xâydựng và ban hành các nội quy và tiêu chuẩn kỹ thuật và tiếp nhận thànhphẩm, bao gói, bảo quản, vận chuyển và giao hàng cho khách hàng đồngthời thống nhất các tiêu chuẩn đó với các bộ phận kiểm tra chất lượng sảnphẩm.

- Lập báo cáo tổng hợp về việc thực hiện kế hoạch bán hàng ở doanhnghiệp.

8.2 Trong công tác nghiệp vụ tiêu thụ:

- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng hoá hàng hoá và triển khai thựchiện kế hoạch.

- Lập và đặt hàng cho bộ phận điều độ doanh nghiệp về các phươngtiện vận chuyển hàng cho khách.

- Nắm số lượng, mặt hàng nhập kho thành phẩm của doanh nghiệphàng ngày.

Trang 15

- Hạch toán thực hiện các đơn hàng của khách.

- Tiêu thụ sản phẩm ngoài kế hoạch của doanh nghiệp và số sảnphẩm mà khách hàng từ chối.

- Tham gia các công việc quảng cáo cho doanh nghiệp.

- Tham gia kiểm kê thành phẩm và thiết bị ở các kho thành phẩm củacác doanh nghiệp.

8.3 Trong công tác kho hàng:

- Tiếp nhận thành phẩm từ các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệptheo mặt hàng, số lượng, chất lượng.

- Bảo đảm tính toàn vẹn của thành phẩm nhập kho và thực hiện việckiểm tra thường xuyên công tác bảo quản nhập kho.

- Phân loại bao gói và ghép đồng bộ các sản phẩm để xuất bán chokhách hàng.

- Hạch toán việc lưu chuyển sản phẩm và lập các chứng từ về tiếpnhận và giá sản phẩm.

- Thông tin hàng ngày cho bộ phận nghiệp vụ về thành phẩm nhậpkho.

8.4 Về công tác hợp đồng.

- Ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩn cho doanh nghiệp.

- Xem xét và giải quyết với khách hàng các ý kiến trước khi ký kếtcác hợp đồng tiêu thụ.

- Tham gia chuẩn bị các tài liệu để chuẩn bị cho Toà án kinh tế khicó tranh chấp xảy ra.

Là người đại diện và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp về các vấnđề tiêu thụ ở Toà án kinh tế.

Có thể nói, vấn đề tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng, sảnphẩm có bán được hay không còn phụ thuộc vào chính sách giá cả, chínhsách quảng cáo, kinh nghiệm của người bán hàng, số lượng sản phẩm hànghoá đó trên thị trường.

Trang 16

Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là yếu tố quan trọng hàng đầu, muốnkinh doanh đạt hiệu qủa thì các doanh nghiệp phải làm sao tiêu thụ được sốsản phẩm hàng hoá mình kinh doanh, sản xuất ra và muốn doanh nghiệpcủa mình tồn tại trên thị trường mãi mãi và ngày càng phát triển đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải đưa ra các chính sách tiêu thụ sản phẩm hàng hoá phùhợp với từng thời kì, từng địa phương và từng khu vực, phải phù hợp vớichính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra.

II.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

1.Giới thiệu về công ty :

Công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên trước đây là công ty thươngmại tổng hợp Gia Lâm Công ty Cổ phần TM&ĐT Long Biên trực thuộctổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro Mart) ,tiền thân là ban quản lýHợp tác xã mua bán huyện Gia Lâm được thành lập theo quyết định số10/1955 của Huyện ủy Huyện Gia Lâm.Tháng 10 năm 1955 huyện ủyUBND Huyện Gia Lâm tạm thời chỉ định thành lập ban quản lý hợp tác xãmua bán Huyện Gia Lâm ,địa điểm tại thôn Vàng,xã Cổ Bi,Huyện GiaLâm,Thành phố Hà Nội.Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 15người.Những mặt hàng chủ yếu hợp tác xã mua bán là : nông cụ, phân bón,cày 51,máy tuốt lúa,guồng nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp trongHuyện.Cuối năm 1959 Hợp tác xã mua bán Huyện Gia Lâm chuyển từ thônVàng ,xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm về xã Trâu Quỳ,Huyện Gia Lâm.

Từ năm 1961,đơn vị chuyển sang thương nghiệp quốc doanh,vẫnmang tên là hợp tác xã mua bán Huyện Gia Lâm.Nhiệm vụ của thời kỳ nàylà kinh doanh tổng hợp các mặt hàng công nghệ phẩm ,nông sản thựcphẩm.Lúc này,mạng lưới bán lẻ đã được mở rộng lên thành một số cửahàng.

Đến ngày 29 tháng 8 năm 1979,Ban quản lý hợp tác xã mua bánHuyện Gia Lâm được đổi tên là Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩmGia Lâm,trụ sở chính đặt tại xã Trâu Quỳ cạnh UBND Huyện Gia Lâm.

Trang 17

Tháng 6 năm 1981,Công ty sát nhập thêm cửa hàng vật liệu kiến thiếtGia Lâm.Thời kỳ năm 1978-1991,thời kỳ này có nhiều đổi mới,để thựchiện cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhànước.Để thích ứng với cơ chế thị trường mở và các thành phần kinh tế đềutham gia vào hoạt động mua bán,Công ty vẫn tiếp tục kinh doanh các mặthàng công nghệ phẩm và vật liệu kiến thiết,chất đốt phục vụ cho nhu cầucủa nhân dân trong Huyện.

Ngày 19 tháng 12 năm 1992,Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệphẩm Gia Lâm đổi tên thành Công ty Thương nghiệp Gia Lâm và sáp nhậpthêm một số đơn vị cùng ngành,bao gồm : Công ty nông sản rau quả vàCông ty thực phẩm Gia Lâm.

Năm 2003,Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thànhCông ty cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên theo quyết định số 51710/QĐ-UB ngày 26 tháng 9 năm 2003 của UBND Thành phố Hà Nội.Giấychứng nhậ kinh doanh số 0103003142 đăng kí lần đầu ngày 25/1/2003 doSở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp,số cổ đông là 246 người.

Từ năm 2003 đến nay, hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty đãthực sự chuyển biến

2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty :

2.1.Chức năng hiện tại của Công ty:

_Văn phòng Công ty có các chức năng:

Thứ nhất : Quản lý hệ thống các cửa hàng trực thuộc Công ty.

Thứ hai : Đề ra các chiến lược đường lối cho mọi quá trình hoạt độngcủa các cửa hàng,cũng như toàn thể Công ty.

Thứ ba : Thực hiện hoạt động dự trữ các mặt hàng thiết yếu,chủ lựccho các cửa hàng,cũng như toàn thể Công ty.

Thứ tư : Tìm kiếm nguồn hàng mới cho các đơn vị ,là người đứng rachịu trách nhiệm ,bảo lãnh cho các đơn vị trong quá trình mua hàng.

Trang 18

Thứ năm : Hạch toán lỗ lãi cuối cùng của Công ty từ các chứng từ sổsách của các cửa hàng gửi lên.Đứng ra nộp thuế cho các đơn vị trực thuộc.

_Các cửa hàng : Các cửa hàng có chức năng bán lẻ hàng hóa phục vụviệc sinh hoạt của nhân dân.Đây có thể coi là một kênh bán lẻ của TổngCông ty.

2.2.Nhiệm vụ :

Từ khi được thành lập, nhiệm vụ chính của công ty là bán buôn,bán lẻcác mặt hàng tổng hợp,sản xuất bia hơi, rượu các loại phục vụ nhu cầu tiêudùng của nhân dân trên địa bàn cũng như các khách hàng từ các nơikhác.Trải qua nhiều năm hoạt động từ ngày thành lập đến nay,công ty đãcó những bước phát triển lớn về mọi mặt,việc sản xuất gần như bị bỏ qua,công ty tập trung vào việc bán hàng và kinh doanh là chính.Công ty luônhoàn thành và vượt chỉ tiêu kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhànước ,bảo toàn vốn và đạt được nhiều thành tích cao.

II.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾNVIỆC TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG

1.Vị trí địa lý :

Công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên có cơ sở tại số 323 phố NguyễnVăn Cừ-quận Long Biên-Hà Nội ( Siêu thị Hapro Mart Nguyễn Văn Cừ).Vị trí này nằm trên đường cao tốc,do đó rất thuận tiện trong việc giao dịch,mua bán.Gần với các cơ quan, trường học nên cửa hàng có điều kiện mởrộng thị trường.Không những thế, cửa hàng còn gần những nhà máy sảnxuất các mặt hàng như bóng đèn phích nước Rạng Đông, cao su Sao Vàng,thuốc lá Thăng Long,bánh kẹo hải Châu, Hải Hà….gần trung tâm buôn bánlớn là chợ Đồng Xuân nên việc mua bán vận chuyển hàng hóa có nhiềuthuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc kinh doanh của cửa hàng.

Tuy nhiên, cửa hàng cũng gặp một số khó khăn đáng kể như : phảicạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế,nằm trên trục đường cao tốc nên

Trang 19

lượng khách hàng bị hạn chế, cửa hàng mới thành lập nên khấu hao và thuêđất lớn (25 triệu đồng/năm).

2.Đặc điểm về hàng hóa và thị trường tiêu thụ của công ty :

2.1.Hàng Hóa :

Siêu thị Hapro Mart Nguyễn Văn Cừ trực thuộc tổng công ty thươngmại Hà Nội (Hapro Mart), có chức năng bán buôn, bán lẻ hàng công nghệphẩm.Do vậy sản phẩm hàng hóa của cửa hàng rất đa dạng và phongphú,phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn,phục vụ nhucầu về văn phòng phẩm,bảo vệ hộ lao động…cho các cơ quan Xí nghiệplân cận.Hàng hóa kinh doanh của cửa hàng bao gồm :

_Hàng dụng cụ gia đình như : xoong nồi, bát, đĩa,ấm chén,ly cốc, thìadĩa, dao, kéo…

_Các mặt hàng phụ tùng xe đạp,xe máy.

_Hàng da cao su như túi cặp,áo mưa,khăn trải bàn.

_Hàng đồ điện các loại như công tắc,ổ cắm,bàn là,đèn bàn,quạt điện,máy say sinh tố.

_Hàng đường sữa bánh kẹo các loại,rượu,chè,thuốc lá._Hàng giày dép đồ nhựa.

_Hàng văn phòng phẩm : Bút chì, thước kẻ, mực bảng,giấy viết, giấyin các loại,ru-băng vi tính, đĩa vi tính…

_Hàng may mặc các loại như : chăn, màn, quần áo,ga gối đệm,ô dùche nắng.

_Hàng đồ chơi trẻ em các loại._Hàng lưu niệm.

_Hàng phục vụ thể thao cá loại._Hàng mỹ phẩm các loại.

_Các loại hàng tạp phẩm khác.

2.2.Thị trường tiêu thụ hàng hóa:

Trang 20

Trong phạm vi kinh doanh tổng hợp của cửa hàng nói chung thì thịtrường tiêu thụ là các khách hàng hoặc nhóm khách hàng,các cơ quan,Xínghiệp lân cận mà cửa hàng có thể cung cấp thỏa mãn nhu cầu của họ.

Như vậy, với khả năng cung cấp hàng hóa được nhập về thì vấn đềquan trọng của cửa hàng là khách hàng, là nhu cầu của khách hàng,bởi vì“Khách hàng là thượng đế”, là người trả lương cho cửa hàng Những kháchhàng này gồm có khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

Đối với Siêu thị Hapro Mart Nguyễn Văn Cừ, thị trường được nghiêncứu và xem xét là các khách hàng như : Công ty xăng dầu khu vực I, Nhàmáy Z133, Xí nghiệp cổ phần vận tải xăng dầu, Công ty 26 Bộ quốc phòng,Tồng cục hải quan, Công ty xây lắp 1, Đoàn bay 919, Đoàn tiếp viên Hàngkhông, Cảng nội địa, Trung tâm y tế Gia Lâm.Những khách hàng đó chủyếu là các doanh nghiệp Nhà nước có nhu cầu thường xuyên về văn phòngphẩm, bảo hộ lao động, bánh kẹo, các trang bị đồ dung cho bệnh viện…Vìthế vai trò của thị trường là vấn đề sống còn đối với cửa hàng.Thị trường bịmất hay không có đồng nghĩa với phá sản Đồng thời thị trường của cửahàng là một bộ phận trong tổng thị trường của ngành và nền kinh tế.

3.Trang thiết bị của công ty :

Sự hình thành và phát triển của cửa hàng có ảnh hưởng không nhỏ tớiđặc điểm về trang thiết bị của cửa hàng Cửa hàng mới được thành lập nêntoàn bộ quầy tủ bán hàng được đóng mới bằng khung nhôm kính ,đượcthiết kế theo kiểu siêu thị.Toàn bộ quầy chủ của cửa hàng trị giá khoảng :55.000.000đ.

4.Đặc điểm về lao động, cơ cấu lao động của công ty :

4.1.Lao động :

Lực lượng lao động của cửa hàng hiện tại gồm 15 người,trong đó có 3lãnh đạo ( 1 trưởng cửa hàng phụ trách chung, 1 phó cửa hàng phụ tráchviệc nhập hàng, 1 phó cửa hàng phụ trách việc xuất hàng), 1 kế toán, 1 bảovệ, 1 thủ quỹ kiêm tạp vụ, còn lại là 9 nhân viên bán hàng.

Trang 21

Lãnh đạo cửa hàng đều có trình độ Đại học chính quy, tại chức củatrường Đại học Thương mại và đều đã qua lớp trung cấp lý luận chính trị.

Kế toán và nhân viên bán hàng đều tốt nghiệp trường trung cấp thươngmại Hà Nội.

4.2.Bộ máy quản lí và chức năng nhiệm vụ của các thành viên trongcông ty :

Bộ máy quản lý của cửa hàng được tổ chức theo kiểu trực tuyến

Chủ tịch hội đồng quản trị

Giám đốc

Phòng hành chính tổ chức

Phòng kế hoạch kinh doanh

Phòng kế toán tài vụ

Siêu thị Harpro Mart Trâu Quỳ

Siêu thị Harpro Mart

Sài Đồng

Cửa hàng KDTH Hương

Siêu thị Harpro Mart

Yên Viên

Cửa hàng KDTH

Thanh Am

Siêu thị Harpro Mart Nguyễn Văn Cừ

Siêu thị Harpro

Mart 70 Ngọc

Cửa hàng KDTH

71 Ngọc

LâmCửa hàng

trưởngCửa hàng phó

Nhân viên nhập hàng

Nhân viên bán hàngKế toán

viên Chức năng Trực tuyến

Trang 22

Tổ chức bộ máy của Công ty : Chủ tịch hội đồng quản trị trực tiếp làm việcvới giám đốc về các kế hoạch cũng như các chính sách của Công ty.Giám đốcđiều hành trực tiếp mọi hoạt động của Công ty cũng như các cửa hàng các phòngban chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và gián tiếp quản lý các cửa hàng củaCông ty.Các thủ trưởng các cửa hàng tuân thủ mọi chỉ đạo của Công ty.

+ Chủ tịch hội đồng quản trị : Đây là người có quyền quyết định caonhất của Công ty.Các phương án kinh doanh lớn của Công ty đều phảiđược sự chấp nhận của Chủ tịch hội đồng quản trị.

+ Giám đốc Công ty : Giám đốc Công ty là người điều hành chính vàchịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước Chủ tịch hội đồngquản trị,với Nhà nước Là người có quyền quyết định trong việc đề ra chínhsách, phương thức kinh doanh,phương thức quản lý và sử dụng các nguồnvốn…;có quyền ra quyết định trực tiếp chỉ đạo kiểm tra việc thực hiệnnhiệm vụ của các phòng ban có liên quan trong Công ty.

Các phòng ban trực thuộc của Công ty cũng như trưởng các cửa hàngcó nhiệm vụ cung cấp các thông tin thuộc chức năng của mình,hoạt độngkinh doanh của mình.Tạo điều kiện cho giám đốc phân tích tình hình và kịpthời ra quyết định chỉ đạo kinh doanh.Cụ thể :

+Phòng Hành chính-Tổ chức :

Có chức năng tổ chức cán bộ, nhân sự điều động công nhân viên, sắpxếp lại lao động, quản lý các chế độ về tiền lương,tiền thưởng ngoài ra cònhỗ trợ phục vụ như cung cấp giấy,bút,văn phòng phẩm các thiết bị cần thiếtkhác cho hoạt động của văn phòng.

+ Phòng Kế toán-Tài vụ :

Có chức năng thu thập, phân loại, xử lý tài chính, tổng hợp các số liệucủa quá trình kinh doanh, các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanhtừ các cửa hàng trực thuộc đưa lên, sau đó tính toán, xác định kết quả lãilỗ,thực hiện phân tích rồi đưa ra giải pháp tối ưu đem lại hiệu quả trongcông tác quản lý doanh nghiệp ; giúp giám đốc giám sát,quản lý mọi hoạt

Trang 23

động tài chính kinh doanh của các cửa hàng,xác định kết quả kinh doanhcủa từng cửa hàng và công ty.

+Phòng kế hoạch kinh doanh :

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm tìm kiếm,khaithác các nguồn hàng mới, trực tiếp kí hợp đồng mua bán hàng hóa vớinhững công ty sản xuất nhằm cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng,hạn chế qua các khâu trung gian, cung cấp nguồn hàng thường xuyên đảmbảo về chất lượng cũng như về giá cả cho các cửa hàng.

Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng có mục đích chunglà tăng cường công tác quản lý,phục vụ cho việc kinh doanh của Công tynhằm mang lại hiệu quả cao và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kếhoạch, các chế độ chính sách của Nhà nước, các nội quy quy chế của côngty đề ra.

+Các siêu thị, cửa hàng Hapro Mart và cửa hàng kinh doanh tổng hợp:Có nhiệm vụ kinh doanh tổng hợp (bán buôn,bán lẻ,đại lý) các mặthàng tới tay người tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh.Hàng tháng kiểm kêhàng hóa,cân đối sổ sách,lập chứng từ nhật ký báo cáo về các phòng kếtoán xác định kết quả kinh doanh, nộp các chỉ tiêu thuế, lợi nhuận, chi phívề công ty theo hình thức báo sổ

_Cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm chung trước Giám đốc Công ty vềviệc điều hành chỉ đạo kinh doanh, sản xuất của cửa hàng mình đượcgiao.Tổ chức kinh doanh(bao gồm trực tiếp mua bán kí gửi đại lí) các mặthàng Công ty được phép kinh doanh như : hàng công nghệ phẩm ,nông sản

thực phẩm,vật liệu chất đốt và điện máy, và phải bảo đảm có hiệu

quả.Quản lý tài chính,tiền hàng theo các quy định mà Giám đốc giao quyềnvà ủy quyền.Đẩy mạnh mua vào,bán ra để hoàn thành và hoàn thành vượtmức các chỉ tiêu kế hoạch Công ty giao,đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ,bảo toàn và phát triển được vốn.Đảm bảo đoàn kết nội bộ, thực hiện công

Trang 24

khai tài chính và hiệu qủa kinh doanh sản xuất của đơn vị trước tập thể cửahàng.

_Cửa hàng phó giúp việc cho cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm trướcphần việc được giao.

Đối với cửa hàng phó phụ trách việc nhập hàng hóa phải tuân thủ cácnguyên tắc mua hàng của Nhà Nước, Tổng cục Thuế và Công ty quy địnhnhư: Mua hàng phải trung thực, hàng hóa mua vào phải đảm bảo có chấtlượng tốt,giá cả hợp lý.Hàng có đủ đăng kí chất lượng,địa chỉ sản xuất rõràng mới được nhập về.Mua hàng phải có hóa đơn ghi rõ địa chỉ nơibán.Tuyệt đối cấm nâng giá đầu vào để ăn chênh lệch ,việc mua những mặthàng gì,có số lượng là bao nhiêu,nhất là đối với những mặt hàng mới phảidựa trên khả năng bán ra của cửa hàng và nhu cầu của thị trường.Hàngngày trước khi mua hàng phải được bàn bạc thống nhất trong Ban lãnh đạocửa hàng.

Đối với cửa hàng phó phụ trách quầy hàng cùng Ban phụ trách cửahàng trực tiếp đôn đốc ,quan sát, quản lý việc mở , đóng cửa hàng, trưngbày vệ sinh quảng cáo,giới thiệu hàng hóa.Cuối ngày đôn đốc các quầy thunộp tiền bán hàng cho thủ quỹ cửa hàng, chỉ cho phép các quầy giữ lại sốtiền lẻ để hôm sau trả lại khách hàng không quá 100.000đ/quầy.Giám sátviệc đưa hàng vào quầy.Tuyệt đối không đưa hàng thẳng từ nghiệp vụ raquầy.Căn cứ vào sức bán của từng cửa hàng cũng như nhu cầu và lượng kêbổ sung của các quầy, cần thêm bớt bổ sung mua cho ngày hôm sau phảibàn bạc thống nhất trong ban phụ trách đồng thời không trực tiếp đứngquầy.

_Đối với thủ quỹ phải nhận tiền cẩn thận hàng ngày của mậu dịch viênTrước khi ra về phải niêm phong két, vào cuối tháng, kho quỹ tiền mặt phảiđược kiểm kê chính xác.

_Đối với mậu dịch viên bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc với kháchhàng phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ,phục vụ chu đáo tận tình niềm nở đối

Trang 25

với khách hàng.Không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ vàthao tác bán hàng, hiểu rõ công dụng cũng như tính chất lý hóa của hànghóa để giải thích và hướng dẫn khách hàng sử dụng,phải bày biện sắp xếpvệ sinh,quảng cáo hàng hóa đảm bảo mỉ quan và thẩm mĩ,100% hàng hóabày bán phải đuợc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết do phụ trách cửahàng cho.

Mậu dịch viên phải làm tốt công tác Marketing,luôn nắm bắt , tìm hiểunhu cầu của khách hàng để phản ánh cho phụ trách cửa hàng,giúp cho việcmua bán hàng đúng thị hiếu , đáp ứng nhu cầu của khách để tăng doanh sốvà hiệu quả.Toàn bộ hàng hóa mua bán phải được ghi chép vào thẻ đầy đủ Cuối ngày bán hàng phải nộp hết tiền vào quỹ.

_ Đối với nhân viên kế toán phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kếtoán thống kê của Nhà nước ban hành phải làm đúng theo thông tư hướngdẫn của Bộ tài chính, Tổng cục thuế , tổng cục thống kê ,đồng thời thựchiện nghiêm chỉnh sự hướng dẫn của phòng kế toán tài vụ Công ty Kế toáncửa hàng phải phản ánh ghi chép sổ sách đầy đủ 100%, trung thực, kịp thời,đúng chế độ và đúng thực trạng tài chính của cửa hàng.

_Đối với nhân viên bảo vệ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản,kho tàng, hàng hóa và mọi cơ sở vật chất mình được phân công Trong lúclàm việc tuyệt đối không được uống rượu, cờ bạc, đưa khách quen củamình vào nơi làm việc.

5.Đặc điểm về vốn kinh doanh :

Tính đến ngày 1/1/2007 tổng số vốn kinh doanh của cửa hàng là 485triệu đồng.

Trong đó :

Vốn cố định : 260 triệu đồng.Vốn lưu động : 225 triệu đồng.

Vốn Công ty giao cho cửa hàng là 25 triệu đồng , vốn vay ngân hàngvà vay khác là 200 triệu đồng

Trang 26

Theo báo cáo tổng hợp tình hình tài sản của cửa hàng đến 1/1/2007.

1 Tổng số vốn kinh doanh:_Vốn cố định

_Vốn lưu động

485 tr.đồng260 tr.đồng225 tr.đồng2 Tổng số vốn vay ngân hàng và

BCác chỉ tiêu phân tích

1 Lương bình quân thực hiện 2006 558.000 đồng

Trang 27

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓACỦA CÔNG TY

1.Công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường :

Việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,thị trường lànhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh Vìvậy việc nghiên cứu thị trường luôn là việc làm cần thiết, đầu tiên với tất cảcác cơ sở kinh doanh thương mại.

Mục đích nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ một loạihàng hóa hay một nhóm hàng hóa nào đó của công ty.Trên cơ sở nghiêncứu thị trường, công ty nâng cao khả năng thích ứng với thị trường đối vớicác sản phẩm hàng hóa của mình, tiến hành bán những sản phẩm hàng hóamà thị trường đòi hỏi Vì vậy nghiên cứu thị trường sẽ được thực hiện theoba bước công việc : thu thập thông tin, xử lý thông tin, ra các quyết địnhhoạt động kinh doanh.

Nội dung của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cấu thànhnên thị trường đó như : Cung cầu, giá cả ,tình hình cạnh tranh.

Đối với Công ty cổ phần TM&ĐT Long Biên, việc nghiên cứu nhucầu chủ yếu dựa vào ý kiến khách hàng và những ghi chép của nhân viênbán hàng.

Với vị trí ở gần nhiều trường học như : trường cấp 1, cấp 2 NgọcLâm ,trường trung học Nguyễn Gia Thiều, Trường cấp1, cấp 2 Ái Mộ , nêncông ty kinh doanh nhiều các loại văn phòng phẩm ,đồ dùng học tập phụcvụ học sinh, công ty mở một quầy lưu niệm riêng để bán đồ chơi trẻ em, đồtặng sinh nhật.

Hàng ngày trong khi bán hàng ,mỗi quầy đều có sổ ghi chép những ýkiến , nhu cầu của khách hàng về hàng hóa mà cửa hàng kinh doanh.Nhữngmặt hàng nào đang trong thời kỳ bán chạy thì phải có lượng hàng dự trữnhất định.Bên cạnh đó, lãnh đạo cửa hàng cũng thường xuyên đi thu thậpthông tin, thăm dò những nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ,phương pháp

Ngày đăng: 04/12/2012, 15:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Theo báo cáo tổng hợp tình hình tài sản của cửa hàng đến 1/1/2007. - Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ở Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên - Thực trạng và giải pháp
heo báo cáo tổng hợp tình hình tài sản của cửa hàng đến 1/1/2007 (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w