Cũng như bối cảnh xã hội lúc ấy, văn học vừa diễn ra xu hướng hội tụ, vừa tiếp tục sự phân hóa của các khuynh 12 năm 1946 đã mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm với Pháp.. Trong bối c
Trang 1VĂN HỌC VIỆT NAM 1950-1954
Bối cảnh lịch sử
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên ngôn độc lập nhưng nền độc lập đứng trước những thách thức to lớn Cũng như bối cảnh xã hội
lúc ấy, văn học vừa diễn ra xu hướng hội tụ, vừa tiếp tục sự phân hóa của các khuynh
12 năm 1946 đã mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm với Pháp Trong thời kỳ này, văn học đã được xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến đấu củangười Việt Nam mà hạt nhân là Việt Minh Văn hóa được định hướng theo phương châm doĐảng Cộng sản
Việt Nam đã xác định từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 [3] là Dân tộc - Khoa
học - Đại chúng còn đối với văn học thì làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng[4] Trong kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu Kháng chiến hóa văn hóa - Văn
hóa hóa kháng chiếncủa Hồ Chí Minh cũng phản ánh mục tiêu và đi kèm với nó là
phương pháp chi phối văn hóa nói chung và văn học nói riêng trong giai đoạn ấy Về
phong cách, để có thể kháng chiến hóa văn hóa, văn học phải nhằm đến đối tượng
quần chúng đông đảo mà chủ yếu là nông dân và do vậy văn học giai đoạn này được hướng đến phong cách hiện thực, đại chúng
Trong bối cảnh đó, những người sáng tác mà trong số họ có rất nhiều nhà thơ của phong trào Thơ mới, những nhà văn hiện thực phê phán với không ít cây bút tài
Trang 2năng băn khoăn với câu hỏi: viết cho ai? viết cái gì? viết như thế nào? Người ta im
lặng, hoặc cảm thấy bứt rứt vì không thể viết như cũ, nhưng cũng chưa thể viết được cái mới như ý muốn của mình.[5] Trong thời gian này đã nảy sinh những cuộc tranh
luận về nghệ thuật, trong đó người nghệ sỹ băn khoăn; đem nghệ thuật phục vụ chính
trị có phải là rẻ rúng nghệ thuật không? Quần chúng có khả năng thưởng thức nghệ thuật không?[6]
[sửa] Văn xuôi
Văn xuôi trong giai đoạn này chủ yếu là truyện ngắn và ký về đề tài người nông dân
và người línhVệ quốc quân Những nhà văn mà phần nhiều đồng thời cũng là lính Vệ quốc quân đã ghi lại những gì có tính chất thời sự đang xảy ra trên chiến trường
như Truyện và ký sự của Trần Đăng,Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Xung
kích của Nguyễn Đình Thi, Bên đường 12 của Tú Nam, Đường vui, Tình chiến dịch của Nguyễn Tuân Những ký sự đó đã khắc họa chân dung của người lính mà
thời ấy gọi là bộ đội Cụ Hồ trong đó ca ngợi những phẩm chất của họ như lòng yêu
nước, thương nhà, tình đồng đội, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu Tuy vậy, để
điển hình hóa nhân vật, trong những tác phẩm ấy sự cường điệu nét này hay nét khác
khác của cá tính, hoặc sự nhấn mạnh như một cách minh họa tính giai cấp, có làm cho nhân vật ít nhiều hoặc sa vào sự cá biệt, hoặc sự minh họa.[7] Truyện và truyện ngắn phong phú hơn về đề tài, từ người lính và cuộc chiến đấu trên chiến trường đến nông thôn, vùng cao, công nhân, trí thức nhưng đều gắn liền với cuộc chiến tranh
chống Pháp Trận Phố Ràng, Một lần tới thủ đô, Một cuộc chuẩn bị, đã đủ xác định
vị trí hàng đầu của truyện ngắn Trần Đăng trong những năm đầu kháng chiến chống
Trang 3Pháp[8] Nam Cao có Đôi mắt, Ở rừng, trong đó Đôi mắt với chiều sâu hiện thực và tâm lý có ý nghĩa lâu dài trong cuộc sống cũng như văn chương[9]; Hồ Phương có Thư
nhà Tô Hoài đã khắc họa cuộc sống, con người miền núi với Truyện Tây Bắc (gồm Mường Giơn, Cứu đất cứu mường và Vợ chồng A Phủ) Người Tây
Nguyên sống và đánh Pháp được Nguyên Ngọcmiêu tả trong Đất nước đứng
lên[10] Võ Huy Tâm là nhà văn đầu tiên viết về đề tài người công nhân[11] với Vùng
mỏ Những gì đang diễn ra ở nông thôn vùng đồng bằng cũng như hình ảnh người
nông dân hiện ra trong các tác phẩm Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Làng (Kim Lân)
Một mảng đề tài nữa cũng đã có nhiều truyện, ký là cuộc cải cách ruộng đất do Đảng
Lao động Việt Nam chủ trương Có thể điểm qua: Địa chủ giết hại gia đình
tôi (Nguyễn Thị Chiên, Vũ Caoghi), Vạch khổ (nhiều tác giả), Gợi khổ (Trọng
Hứa), Bóng nó còn bám lấy xóm làng (Nguyễn Tuân), Thửa ruộng vỡ hoang (Xuân Trường) Những truyện, ký trong mảng đề tài này chủ yếu phục vụ cuộc đấu tranh
giai cấp giữa nông dân và địa chủ và sau này ít được nhắc đến Từ sau năm 1950, xuất
hiện một loạt bản tự thuật của những người được phong tặng danh hiệu do thành tích trong chiến đấu và lao động tập hợp thành Truyện anh hùng chiến sỹ thi đua[12]
Những truyện, ký này đã được trao Giải ngoại hạng trong Giải thưởng văn nghệ 1951
- 1952 tuy vậy chất lượng văn chương không cao Trong một bài viết có tính chất tổng
kết (bài Tám năm văn nghệ kháng chiến, Văn nghệ số 46, tháng 12 năm 1953), Hoài Thanh cho rằng những truyện, ký đó đãcho chúng ta thấy một hình ảnh về anh hùng
công nông nhưng mới kể chuyện một cách đơn giản, còn sơ lược, chưa đi sâu vào diễn tả những cảnh sống và phân tích tư tưởng[13]
Trang 4Trong kháng chiến chống Pháp, hai nhà tiên phong đã góp phần đưa hoạt động biễu diễn sân khấu của Việt Nam trở nên chuyên nghiệp là Thế Lữ và Đoàn Phú Tứ cũng
đã có những tác phẩm kịch: Cụ Đạo sư ông, Đoàn biệt động, Đợi chờ, Tin chiến thắng
Nghĩa Lộ (Thế Lữ), Trở về (Đoàn Phú Tứ); Lưu Quang Thuận có Quán Thăng long, Cô Giang, Hoàng Hoa Thám
Ở thể loại văn chính luận, đã có những tác phẩm nổi bật: Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến củaHồ Chí Minh hoặc những bức thư của ông gửi cho học sinh nhân ngày khai
giảng đầu tiên dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gửi cho Trung đoàn Thủ
đô đang chiến đấu tại Hà Nội Tết Nguyên Đán Đinh Hợi (1947) ; Kháng chiến nhất
định thắng lợi của Trường Chinh
Trong giai đoạn này, một số tác giả nổi tiếng của dòng văn học hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố (mất năm 1954), Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng không cho ra đời tác phẩm nào
Trong thời kỳ 1945 - 1954, văn xuôi bắt đầu phong cách hiện thực và được đại chúng hóa để tất cả phục vụ cho mục tiêu thắng người Pháp trong cuộc chiến tranh gian lao kéo dài 9 năm Truyện, ký là thể loại chủ yếu và tiểu thuyết mới chỉ là những thể
nghiệm ban đầu với Con trâu,Vùng mỏ, Xung kích Giai đoạn này cũng chưa có được
những tác phẩm có thể diễn tả hết những gì mà đất nước Việt nam, người dân Việt nam với cuộc sống, tâm hồn và số phận của họ đã trải qua Tuy vậy, những gì đã có của giai đoạn đó, từ thực tế phong phú đến những trăn trở, hoài bão của những nhà văn đã tạo tiền đề cho những tác phẩm có giá trị nghệ thuật hơn trong giai đoạn sau
Trang 5[sửa] Thơ
Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, một mảng đề tài chiếm
vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới vẫn được tiếp tục, truyền thống miêu tả
cho cảnh làng quê không phải mơ màng, thơ mộng, với những hội hè đình đám hay
những mối tình lãng mạn, éo le như Thơ mới mà là làng quê gian khó trong chiến tranh, làng quê có những người nông dân đang ra trận Về mảng đề tài này có thể kể
đến Hoàng Trung Thông (Bao giờ trở lại, Bài ca vỡ đất), Trần Hữu Thung (Thăm
lúa), Anh Thơ (Kể chuyện Vũ Lăng), Tế Hanh (Người đàn bà Ninh Thuận), Chế Lan
Viên (Bữa cơm thường trong bản nhỏ), (Quang Dũng (Đôi mắt người Sơn Tây), Nông Quốc Chấn(Dọn về làng), Lưu Trọng Lư (Ngò cải đơm hoa, Chiến khu Thừa
Thiên, ), và Tố Hữu với Việt Bắc Mảng đề tài thứ hai là hình ảnh người lính Vệ
quốc quân với Chính Hữu (Đồng chí), Hồng Nguyên (Nhớ), Vĩnh Mai (Lên Cấm
Sơn), Hoàng Lộc (Viếng bạn), Tố Hữu (Việt Bắc), Quang Dũng(Tây tiến) Người
lính từ làng quê nghèo khó nước mặn, đồng chua, đất cày lên sỏi đá rồi chiến trường
đi chẳng tiếc đời xanh với bao gian khổ và tất nhiên cả sự hy sinh Tuy vậy còn ít thơ viết về những trận đánh; đời sống chiến trường chưa được biểu hiện rõ nét Có thể nói rằng người lính được miêu tả gián tiếp nhiều hơn là trực tiếp.[15] Hình ảnh người
lính gợi nhiều cảm mến ở người đọc nhưng ngoài tinh thần áo vải chân không đi lùng
giặc đánh, những khía cạnh tâm lý khác của họ hầu như chưa được phản ánh, các nhà thơ chưa khai thác vào bề sâu tâm trạng của con người trong chiến tranh[16] Bên cạnh đó những nhà thơ cũng diễn đạt những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc Cách mạng tháng Tám, về lòng yêu nước, về đất nước, về cuộc chiến đấu đang
Trang 6diễn ra: Xuân Diệu có Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non sông, Dưới sao vàng; Chế Lan Viên cóGửi các anh, Nguyễn Bính có Ông lão mài gươm, Đồng Tháp Mười, Trần Mai Ninh có Nhớ máu,Tình sông núi, Nguyễn Đình Thi có Đất nước Những năm kháng
chiến chống Pháp bắt đầu xuất hiện những bài thơ ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí
Minh như Sáng tháng Năm (Tố Hữu); Ảnh Cụ Hồ, Thơ dâng Bác (Xuân Diệu) hay Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) Thơ trong thời kỳ này hầu như không có những tác phẩm về tình yêu trong chiến tranh, bài thơ Không nói của Nguyễn Đình Thi, một trong số những bài thơ hiếm hoi về đề tài đó chưa tạo được sự thông cảm
đoạn đầy biến động này,những bước ngoặt của lịch sử, những đảo lộn trong xã hội,
những khó khăn và mất mát riêng tư dễ làm cho biết bao tiếng nói thơ ca tắt đi trong xót xa, thầm lặng Thế Lữ, người mở đầu phong trào Thơ mới đã chấm dứt hoạt động thơ trong vòng mười năm sáng tác, Huy Thông nổi lên trong ít năm rồi ngừng hẳn .Huy Cận cũng như Chế Lan Viên đều có xu hướng đi từ thơ sang văn xuôi triết luận với dấu hiệu bế tắc [18]
Thơ Việt Nam 1945 - 1954 đã có những thành quả nhất định song phải thừa nhận
rằng thơ chưa có nhiều thành tựu và chưa cắm được ngọn cờ thi ca ở những cột mốc quan trọng của lịch sử[19] Về hình thức, thơ trong giai đoạn này cũng chưa có những cách tân, đột phá, vì cũng như văn xuôi, thơ phải được hiện thực hóa và đại chúng
hóa, cũng dễ hiểu vì sao Trần Dần và nhóm Sông Đàvới lối thơ bậc thang không được
hoan nghênh thời ấy