Kiểm tra, giám sát các hoạt động chi phí

Một phần của tài liệu Đề án “Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp” (Trang 27 - 28)

II. Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho các cá nhân

2. Kiểm tra, giám sát các hoạt động chi phí

Kiểm tra, giám sát nhằm đạt mục đích đầu tiên là hướng các hoạt động chi phí thực hiện đúng kế hoặch sau đó là xem xét liệu doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hay không?

Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn định mức nhà quản lý sẽ so sánh, đánh giá tính hiệu quả các khoản chi theo từng danh mục kiểm tra.

Đầu tiên là danh mục kiểm tra với đội ngũ công nhân viên. ở đó nhà quản lý cần đặt ra và trả lời các câu hỏi liên quan tới ý thức làm việc của từng nhân viên xem có hiệu quả không. Khi phát hiện một nhân viên làm việc không hiệu quả chúng ta không thể giảm chi phí tiền lương của họ vì điều đó đã được ghi trong hợp đồng, nhà quản lý không thể vi phạm, nhưng có thể bằng cách xiết chặt kỷ luật, thưởng phạt nghiêm minh sẽ khiến nhân viên làm việc hiệu quả xứng đáng với tiền lương của họ.

Doanh nghiệp cũng cần có danh mục kiểm tra nguyên vật liệu. Xem xét những chủng loại nguyên vật liệu nào, số lượng bao nhiêu, nguyên vật liệucó được sử dụng đúng định mức không, lượng phế liệu thải bao nhiêu... Giải đáp chính xác những câu hỏi này doanh nghiệp sẽ đánh giá, kiểm soát được hiệu quả chi phí ngyên vật liệu.

Một danh mục kiểm tra chi phí nữa là kiểm tra máy móc thiết bị. Cần kiểm tra công suất sử dụng, mức khấu hao, mối quan hệ công nghệ với sản phẩm hay tính hiện đại của chúng, kiểm tra thời gian sử dụng để xem xét tính hợp lý của trang thiết bị.... Qua đó sẽ xem xét công nghệ, trang thiết bị sử dụng có hiệu quả không và có hiệu quả hơn được không.

Rõ ràng để kiểm tra giám sát được theo ba danh mục trên nhà quản lý cần phải có sự tham gia của đội ngũ công nhân viên tạo nên mối quan hệ dọc và ngang trong kiểm tra giám sát.

Một phần của tài liệu Đề án “Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp” (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)