1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CẢM XÚC MÙA THU- Đỗ Phủ pptx

4 904 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 196,53 KB

Nội dung

- Hoàn cảnh ra đời; Năm 776 Đỗ Phủ đến Quỳ Châu ông đã sáng tác chùm thơ Thu Hứng nổi tiếng gửi gắm nỗi niềm,thương nhớ quê hương.. Bốn câu đầu - cảnh thu Ngọc lộ điêu thương phong thụ

Trang 1

CẢM XÚC MÙA THU

- Đỗ Phủ -

I- Tìm hiểu chung

1- Tác giả

- Đỗ Phủ (712-770), tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống Nho học và làm thơ

- Cuộc đời nghèo khổ, chết trong bệnh tật

- Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc

- Thơ ông hiện còn khoảng hơn 1500 bài, được gọi là “Thi sử” -Sử viết bằng thơ

- Người đời xưng tụng ông là “Thi thánh”

2 Văn bản

- Đọc và giải nghĩa từ khó

Trang 2

- Hoàn cảnh ra đời; Năm 776 Đỗ Phủ đến Quỳ Châu ông đã sáng tác chùm thơ Thu Hứng nổi tiếng gửi gắm nỗi niềm,thương nhớ quê hương

3 Bố cục

- Hai phần: - Cảnh thu (4 câu đầu); Tâm trạng của nhà thơ (4 câu sau)

II- Đọc hiểu văn bản

1 Bốn câu đầu - cảnh thu

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm

+ Ngọc lộ: sương như hạt ngọc, sương trắng- hình ảnh đẹp

+ Điêu thương: tiêu điều, buồn thương

+ Rừng phong, sương thu

=> Ở đây bị sương móc (sương muối có hại) làm cho tiêu điều cả rừng cây phong Khung cảnh tàn tạ xơ xác, tiêu điều Mùa thu hiện lên với hình ảnh lạ Cảnh thu gắn với địa danh cụ thể (Vu Sơn, Vu Giáp, đất Quỳ Châu) đều hiu hắt trong hơi thu

=> Hai câu thơ đầu với vài nét chấm phá tác giả đã dựng lên bức tranh về mùa thu vừa quen, vừa lạ, vừa tiêu điều,tàn tạ, hiu hắt, buồn nhưng lại vừa mang dáng dấp hiểm trở hùng vĩ

Trang 3

- Hướng nhìn của nhà thơ di chuyển từ rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng

- Cảnh vật hoang sơ, tiêu điều, bi thương, cho thấy nỗi u hoài của tác giả:

Giang gian ba lãng kiêm thiên dõng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm

+ Lòng sông; sóng vọt lên tận lưng trời

+ Cửa ải; mây sa sầm xuống mặt đất

Với hai câu thơ này, tác giả sử dụng phép đối (đối âm, cách ngắt nhịp, đối ý) - Qua đó không gian được mở ra cả về;

+ Chiều cao;sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm giáp mặt đất

+ Chiều sâu;sông thẳm

+ Chiều xa;cửa ải

+ Bức tranh thu, cảnh thu bổ sung cho nhau tạo nên cảnh thu trầm uất và bi tráng

2 Bốn câu sau

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

- Nghệ thuật đối

Trang 4

- Khóm cúc nở hoa hai lần, đã hai lần mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, hai lần đều rơi nước mắt Lệ của hoa, lệ của người, cả hai đều chung nước mắt

+ Con thuyền : con thuyền thực, từng đưa Đỗ Phủ đi lánh nạn Con thuyền

tượng trưng: thân phận đơn chiếc, dạt trôi, phiêu bạt của cuộc đời Đỗ Phủ, song con thuyền ấy luôn gắn bó với quê hương

=> Lòng yêu nước thầm kín của tác giả

Hàn y xứ xứ thôi đao xích

Bạch đế thành cao cấp mộ châm

- Tiếng dao kéo, tiếng chày đập vải dồn dập;

- Cảnh làm nao lòng người, diễn tả nỗi đau thương cực điểm Âm thanh sinh hoạt, như*ng não lòng bởi nỗi nhớ người thân nơi biên ải

=> Hai câu thể hiện khát vọng trở về quê hương của tác giả- tình cảm chủ đạo xuyên suốt bài thơ

III- Tổng kết

1 Nội dung

- Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời

2 Nghệ thuật

- Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt trình độ mẫu mực

Ngày đăng: 18/03/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w