1 Loại nghề, làng nghề bình ổn loại 1 Nhóm ngành nghề bình ổn gồm các nghề, làng nghề sau: Nghề chế biến hải sản thôn Thạch Bi, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ; nghề và làng nghề sản xuất c
Trang 1UBND TỈNH QUẢNG NGÃI UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NC PHÁT TRIỂN KT-XH ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
"NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TỈNH QUẢNG NGÃI"
Chủ nhiệm đề tài: TS HỒ KỲ MINH
Trang 2Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền tỉnh đã có những chính sáchkhuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng cáclàng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức;năng suất lao động thấp; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chưa cao thị hiếungày càng khắt khe của người tiêu dùng; trình độ tay nghề NLĐ chưa được chú trọngđào tạo và nuôi dưỡng
Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc
độ ngày càng nhanh, hiện tượng NLĐ từ các làng quê Quảng Ngãi dịch chuyển ra cácthành phố lớn là rất lớn Vì vậy, việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn cũng nhưcác làng nghề mới có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổnđịnh chính trị xã hội
Do đó, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh QuảngNgãi’ nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề vàlàng nghề tỉnh Quảng Ngãi là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việcgóp phần phát triển KT-XH tỉnh, thực hiện CNH-HĐH mà cụ thể là phát triển các làngnghề ở Quảng Ngãi
2 Tổng quan nghiên cứu
3 Mục tiêu của đề tài
+ Mục tiêu tổng quát:
Phát triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theohướng CNH-HĐH, tăng tỉ trọng làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tếnông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn
+ Đề tài thực hiện một số mục tiêu cơ bản sau:
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ côngnghiệp ở khu vực đồng bằng, trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề;
Trang 3- Kiến nghị 02 đề án triển khai áp dụng giải pháp trong thực tế đối với việcphát triển 02 làng nghề cụ thể.
4 Đối tượng nghiên cứu
- Các làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới, các nghề truyền thống
và nghề mới trên địa bàn 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi
5 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trên tại các huyện đồngbằng và trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa,Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, và thành phố Quảng Ngãi
- Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của các đối tượng nêu trên trong phạm vi
6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2003 - 2010
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội vàphương pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, gồm: tư liệu thành văn, các nghiên cứutrước đây về làng nghề (được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau)
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp, chuyên gia
- Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng các bảng hỏi cho các đối tượng là:chủ các CSSX và NLĐ tại các CSSX kinh doanh các ngành nghề nông thôn tại 6 huyệnđồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi
- Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích, xử lý số liệu thu thập được trong 2đợt điều tra
Trang 4CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ
Báo cáo đã nghiên cứu các nội dung về:
- Vấn đề chung về nghề, làng nghề: Các khái niệm cơ bản; Đặc trưng của làng
nghề ở Việt Nam; Phân tích chuỗi giá trị sản xuất làng nghề; Vai trò của làng nghề
trong phát triển kinh tế - xã hội
- Quan điểm và các tiêu chí phát triển làng nghề ở Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề
- Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương ở Việt Nam
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TẠI 6 HUYỆN ĐỒNG
BẰNG, TRUNG DU VÀ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Sau khi phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở 6 huyện đồng bằng,
trung du và TP Quảng Ngãi ảnh hưởng đến sự phát triển nghề và làng nghề, báo cáo
phân tích thực trạng phát triển nghề và làng nghề tại địa phương trên như sau:
I Thực trạng phát triển nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du
và thành phố Quảng Ngãi qua số liệu điều tra khảo sát
1 Thực trạng phát triển nghề và làng nghề qua số liệu điều tra khảo sát
1.1 Giới thiệu cuộc khảo sát
+ Quy mô khảo sát: Cuộc khảo sát với tổng số phiếu là 902(1) phiếu dành cho 2
đối tượng bao gồm chủ cơ sở sản xuất và người lao động tại các nghề và làng nghề,
nhóm nghiên cứu đã thu hồi 902 phiếu đạt 100% yêu cầu đặt ra
+ Đối tượng khảo sát: Đối tượng được khảo sát là chủ CSSX và người lao động
tại các nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và TP Quảng Ngãi
+ Phương pháp khảo sát: Nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp chọn mẫu
khảo sát ngẫu nhiên dựa vào tỷ lệ chủ CSSX và lao động làm nghề tại các nghề và làng
nghề trên địa bàn 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi Các điều tra
viên phát phiếu tận tay đến đối tượng khảo sát
+ Kết quả khảo sát: Kết quả phiếu trả lời hợp lệ đạt 100%
1.2 Đánh giá thực trạng phát triển
Sự phát triển của các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và
thành phố Quảng Ngãi trong đợt khảo sát 1 là không đồng đều, có nghề/làng nghề
đang trong thời kỳ phát triển và bình ổn, có nghề/làng nghề chỉ tồn tại cầm chừng và
có nghề/làng nghề đang có nguy cơ mai một
Về khía cạnh phát triển, có thể phân các nghề/làng nghề làm các loại là bình ổn
(loại 1), tồn tại cầm chừng (loại 2) và mai một (loại 3).
(1) Loại nghề, làng nghề bình ổn (loại 1)
Nhóm ngành nghề bình ổn gồm các nghề, làng nghề sau:
Nghề chế biến hải sản thôn Thạch Bi, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ; nghề và
làng nghề sản xuất chổi đót tại xã Phổ Phong và Phổ Thuận, Đức Phổ và xã Hành
1 Số phiếu được lấy ngẫu nhiên dựa trên tổng số cơ sở và số lao động hiện có của từng nghề và làng nghề.
Trang 5Trung, huyện Nghĩa Hành, nghề sản xuất tre đan, đũa tre xã Tịnh Ấn Tây; nghề sảnxuất mây đan mỹ nghệ tại xã Phổ Ninh; Đức Phổ; làng nghề như sản xuất nước mắm
xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức; sản xuất bánh tráng xã Hành Trung, Nghĩa Hành; nghềmộc dân dụng xã Tịnh Minh, Sơn Tịnh; Nghề sản xuất thịt bò khô; kẹo, đường tại TPQuảng Ngãi; Nghề hoa, cây cảnh xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa và xã Hành Đức,huyện Nghĩa Hành; nghề sản xuất gạch ngói xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức và XãHành Phước, huyện Nghĩa Hành mặc dù là những nghề, làng nghề bình ổn nhưng các
lò gạch nằm xen lẫn trong các khu dân cư làm ảnh hưởng đến môi trường sống củanhân dân và đang nằm trong kế hoạch hạn chế phát triển
(2) Loại nghề, làng nghề tồn tại cầm chừng (loại 2)
Nghề sản xuất muối Sa Huỳnh, Đức Phổ; nghề sản xuất đồ mộc dân dụng xã PhổThuận, Đức Phổ; nghề sản xuất đồ gốm xã Phổ Khánh, Đức Phổ; nghề đánh sợi, đan võng
xã Đức Chánh, Mộ Đức; nghề sản xuất bánh tráng Thi Phổ, Đức Thạnh, Mộ Đức; nghềdệt chiếu cói xã Nghĩa Hoà, Tư Nghĩa và xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh; nghề sản xuất nướcmắm xã Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh; nghề đóng mới và sửa chữa tàu thuyền xã Tịnh Kỳ, SơnTịnh; nghề sản xuất nem, chả tại thành phố Quảng Ngãi
(3) Loại nghề, làng nghề có nguy cơ mai một (loại 3)
Làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn An Phú, Đức Hiệp, Mộ Đức; làng nghềđúc đồng ở xã Đức Hiệp, Mộ Đức, nghề sản xuất gốm ở thị trấn Châu Ổ và nghề tređan thôn Đông Tây, Bình Hiệp huyện Bình Sơn
II Thực trạng phát triển 10 nghề, làng nghề được lựa chọn
(1) Làng nghề chế biến hải sản thôn Thạch Bi, xã Phổ Thạnh;
(2) Làng nghề sản xuất nước mắm xã Đức Lợi;
(3) Làng nghề sản xuất bánh tráng, bún, Hành Trung;
(4) Nghề sản xuất thịt bò khô thành phố Quảng Ngãi;
(5) Nghề sản xuất đường, kẹo đặc sản thành phố Quảng Ngãi
Trang 6(6) Làng nghề trồng cây cảnh thôn Hoà Tân, Nghĩa Hoà;
(7) Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, Phổ Ninh;
(8) Làng nghề chổi đót Phổ Phong;
(9) Làng nghề mây tre đan, đũa tre, Tịnh Ấn Tây;
(10) Nghề mộc dân dụng xã Tịnh Minh;
4 Thực trạng phát triển 10 nghề và làng nghề được lựa chọn
Từ kết quả lựa chọn 10 nghề và làng nghề, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điềutra khảo sát đợt 2 với các nội dung và kết quả như sau
4.1 Giới thiệu cuộc khảo sát
+ Quy mô khảo sát: Cuộc khảo sát đợt 2 được thực hiện trên địa bàn 6 huyệnđồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi với tổng số phiếu là 600(2) phiếu dànhcho 3 đối tượng bao gồm chủ CSSX, người lao động và người dân tại các nghề và làngnghề, nhóm nghiên cứu đã thu hồi 600 phiếu đạt 100% yêu cầu đặt ra
+ Phương pháp khảo sát ở cuộc khảo sát thứ 2 tương tự cuộc khảo sát 1
4.2 Thực trạng phát triển 10 nghề và làng nghề qua kết quả điều tra khảo sát
4.2.1 Làng nghề chế biến hải sản Thạch Bi
Trong những năm qua, nghề đã mở rộng được thị trường tiêu thụ rộng lớn sangcác nước Trung Quốc, Lào và Campuchia, tăng giá trị sản xuất và tiêu thụ nên đã thuhút được sự đầu tư của các doanh nghiệp, CSSX Bên cạnh đó, với lợi thế của làngnghề nằm ven biển và sát đường quốc lộ 1A, việc thu mua cũng như vận chuyển sảnphẩm khá thuận lợi
Tuy nhiên, việc thu mua nguyên liệu của làng nghề đang gặp trở ngại và thiếu
ổn định do sự sạt lở của cảng biển gây khó khăn cho các tàu thuyền ra vào cập bến.Thị trường mở rộng sang nước ngoài nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong giá trị tiêu thụ dothiếu vốn sản xuất, thiếu sự gắn kết giữa các doanh nghiệp, CSSX và tâm lý e ngại củangười làm nghề Bên cạnh đó, sản xuất của làng nghề cũng gây ảnh hưởng đến môitrường sống xung quanh làng nghề nhưng mức độ còn thấp
4.2.2 Làng nghề sản xuất nước mắm xã Đức Lợi - Mộ Đức
Nghề nước mắm ở xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức có nhiều tiềm năng và lợi thế đểphát triển như sau: Là nghề truyền thống nên được người dân ở đây gắn bó với nghề;Lao động được thuê dễ dàng từ nguồn lao động nhàn rỗi trong vùng với giá nhân côngthấp; Nguyên liệu được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau nên ít khi rơi vào tìnhtrạng thiếu hụt; Đặc biệt, trong thời gian gần đây, trên địa bàn thôn Vinh Phú đangtriển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 2 ha
Tuy nhiên, làng nghề vẫn có một số khó khăn, thách thức, đó là:
+ Thị trường thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, chủ yếu giới hạn trong địa bàn tỉnh.+ Việc tiếp cận các loại vốn vay ưu đãi từ Nhà nước và các tổ chức tín dụng vẫngặp khó khăn nên hạn chế về mở rộng sản xuất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm
+ Ngoài ra, vấn đề nước thải và mùi hôi xuất phát từ hoạt động của nghề cũng
là một thách thức lớn bởi việc xử lý triệt để không phải dễ dàng
2 Số phiếu được lấy ngẫu nhiên dựa trên tổng số doanh nghiệp/cơ sở, số lao động và số dân hiện có của từng nghề và làng nghề.
Trang 74.2.3 Làng nghề sản xuất bánh tráng, bún Hành Trung
Nghề bánh tráng khá đơn giản với hình thức làm chủ yếu là thủ công nên dễ học
và dễ làm, hầu hết các lao động sau một thời gian học nghề ngắn đã có thể làm nghềthành thạo Hiện nay, nghề phát triển chủ yếu theo hình thức hộ gia đình và sản xuấtnhỏ lẻ Trong những năm gần đây, một số hộ đã đầu tư dây truyền sản xuất côngnghiệp, tạo tiền đề cho mô hình sản xuất bánh tráng dây chuyền tập trung trong tươnglai
Tuy nhiên, việc phát triển nghề gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân nhưtrình độ học vấn của người lao động còn hạn chế nên khó khăn trong tiếp thu khoa họccông nghệ; giá cả thấp và không ổn định do buôn bán chủ yếu thông qua tiểu thương
và phụ thuộc vào giá cả của lúa gạo; mẫu mã sản phẩm cổ truyền chưa có sự thay đổi,chưa đăng ký thương hiệu sản phẩm nên chưa tạo dựng được thị trường tại các vùngkhác; thiếu tính liên kết giữa các hộ sản xuất
4.2.4 Nghề sản xuất thịt bò khô thành phố Quảng Ngãi
Nhân công của nghề đơn giản, không đòi hỏi tay nghề, vì vậy các CSSX có thểtận dụng nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau
Tuy nhiên, các CSSX vẫn gặp không ít khó khăn Nguyên liệu thịt bò trong tỉnhvẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các cơ sở, có thời điểm khan hiếm thịt
bò Do đó, việc mua thịt bò ở ngoài tỉnh đã làm cho chi phí sản xuất ở một số thờiđiểm tăng cao Bên cạnh đó, nguồn phụ gia cho sản xuất phải nhập khẩu từ Ấn Độ vớigiá cả liên tục gia tăng trong những năm gần đây đã gây không ít khó khăn cho cácCSSX Việc tiêu thụ sản phẩm vẫn bị cạnh tranh bởi hàng giả, hàng kém chất lượng.Một số cơ sở có nhu cầu đăng ký thương hiệu nhưng vẫn còn tâm lý e ngại Ngoài ra,các CSSX đều nằm trong thành phố do đó việc mở rộng mặt bằng gặp khó khăn, trongkhi những chính sách khuyến khích như cho thuê đất với giá ưu đãi rất khó thực hiện
4.2.5 Nghề sản xuất kẹo, đường thành phố Quảng Ngãi
Nghề sản xuất kẹo đường có nhiều ưu thế về kinh nghiệm, lao động và nguyênliệu, đồng thời chủ động được trong tìm kiếm nguyên liệu Việc sản xuất đơn giản nên
dễ dàng thuê nhân công với giá nhân công rẻ
Tuy nhiên, nghề kẹo đường truyền thống bị cạnh tranh bởi các loại đường sảnxuất theo phương thức công nghiệp
Tính đa dạng trong công dụng của đường phèn chưa được người dân hiểu mộtcách rõ ràng, thấu đáo Điều này khiến cho việc tiêu thụ mặt hàng này gặp nhiều trởngại Mặt khác, vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất của nghề còn thiếu, chủ yếu là vốn
tự có của CSSX nhưng việc tiếp cận với các nguồn vốn cho vay của Nhà nước, các tổchức tín dụng còn nhiều khó khăn
4.2.6 Làng nghề trồng cây cảnh thôn Hoà Tân, Nghĩa Hoà
Nghề trồng hoa cây cảnh những năm gần đây đã nhận được sự ủng hộ và thamgia của nhiều người dân địa phương Nghề đã mang lại thu nhập đáng kể cho ngườidân bởi chi phí thấp nhưng giá thành sản phẩm tương đối cao Sản phẩm của nghề gópphần làm đẹp cho phong cảnh của làng quê tạo tiềm năng thu hút khách du lịch
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển người lao động gặp không ít khó khăn.Lao động đòi hỏi tay nghề cao và không ngừng học hỏi, năm bắt xu hướng mới để có
Trang 8thể đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng Trong khi đó, việc nâng cao
kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về giống cây trồng, khả năng tiếp thu và ứng dụngtiến bộ kỹ thuật chưa được quan tâm thích đáng Ngoài ra, sản phẩm của địa phươngcòn chịu sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều làng nghề cây cảnh ở các địa phương khác
Bên cạnh đó, đối với những cơ sở lớn, việc mở rộng mặt bằng tại địa phươnggặp nhiều khó khăn Ngoài ra, những biến đổi thất thường của thời tiết ở địa phươngcũng là khó khăn lớn của nghề
4.2.7 Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, Phổ Ninh
Do sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty Thân Thanh Long nên hoạt độngsản xuất của làng nghề chỉ được thể hiện bằng hình thức làm ra sản phẩm, ngườilao động nhận công theo giá định sẵn Điều này tạo thuận lợi cho những người thamgia bởi họ không phải lo tính toán đầu vào, đầu ra cho sản phẩm Tuy nhiên, chính
sự phụ thuộc này khiến cho nghề tồn tại một cách thiếu định hướng, không có nộilực phát triển Người dân không chủ động được nguồn nguyên liệu và thị trườngtiêu thụ, không thu hút được đội ngũ lao động trẻ kế thừa Vì vậy, trong trường hợpcông ty Thân Thanh Long bất ổn, ngừng trệ hoặc gặp khó khăn thì khả năng tồn tạicủa làng nghề sẽ suy giảm
4.2.8 Làng nghề chổi đót Phổ Phong, Đức Phổ
Nghề có nhiều lợi thế trong phát triển thị trường tiêu thụ do sản phẩm nhẹ, giá rẻ.Đồng thời, đây là nghề dễ làm, dễ học, thu nhập cao và tương đối ổn định, vì vậy đã thuhút được lao động thuộc mọi lứa tuổi tham gia, đã giải quyết được việc làm cho lao độngnhàn rỗi trong xã Thu nhập mang lại từ nghề tương đối khá, nghề chủ yếu làm hoàn toànbằng thủ công nên tiết kiệm được chi phí trong việc mua sắm máy móc, điện nước…
Tuy nhiên, nghề còn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình phát triển do nhiềunguyên nhân: Nguồn nguyên liệu có tính quyết định trong phát triển nghề ngày càngkhan hiếm do tác động của chặt phá rừng và khai thác bừa bãi của người dân Thiếu vốn
để quay vòng trong quá trình sản xuất đã hạn chế quá trình phát triển của nghề, đặc biệttrong thu mua nguyên liệu và đưa sản phẩm tới các thị trường ngoài nước
4.2.9 Làng nghề mây tre đan, đũa tre Tịnh Ấn Tây, Sơn Tịnh
Nghề tre đan là nghề dễ học và dễ làm, dễ tạo ra thu nhập cho người làm nghềnên thu hút được một lực lượng lao động nhàn rỗi tham gia Xã Tịnh Ấn Tây cũngnằm gần đường quốc lộ 1A nên tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán và vậnchuyển sản phẩm tới thị trường tiêu thụ
Tuy nhiên bên cạnh những tiềm năng của nghề, thì còn tồn tại nhiều khó khăn
và thách thức Hiện nay, nghề đang ở giai đoạn phát triển cầm chừng với những sảnphẩm đơn giản, thô sơ, kém tinh xảo làm bằng thủ công, chủ yếu phục vụ cho một sốhoạt động sinh hoạt hằng ngày nên không quan tâm đến việc mở rộng thị trường cũngnhư đăng ký thương hiệu vì vậy chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ ngày càng hạn chế.Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu khan hiếm do việc chặt phá rừng và giải tỏa, thu hồiđất sản xuất gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm
Trang 94.2.10 Nghề mộc dân dụng xã Tịnh Minh, Sơn Tịnh
Những lao động tham gia nghề này đa số đều được thừa hưởng kinh nghiệmcủa những thế hệ trước Thị trường tiêu thụ cũng nhờ tiếng tăm từ xưa mà có thể thuhút được sự chú ý của những vùng xung quanh
Tuy nhiên, thị trường truyền thống đang ngày càng bị suy giảm do sự cạnhtranh với các thương hiệu lớn trong và ngoài nước với những các sản phẩm cùng loại
có mẫu mã đa dạng, sắc sảo như như gỗ Đồng Kỵ hoặc các mặt hàng sản xuất từ nhựa,
gỗ ép Nguyên nhân là tay nghề của lao động tại đây chưa thể đạt đến độ tinh xảocao như ở các địa phương khác trong khi giá thành sản phẩm không thể thấp hơn cácsản phẩm làm bằng nhựa hoặc gỗ ép
Bên cạnh đó, khi nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ quýkhông dễ dàng để thu mua, giá cả liên tục biến động thì nguồn vốn để tích trữ gỗ phục
vụ sản xuất còn hạn chế Như vậy, quá trình sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào biếnđộng của nguồn nguyên liệu và giá cả nguyên liệu
Trang 10CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 10 NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TẠI 6 HUYỆN
ĐỒNG BẰNG, TRUNG DU VÀ TP QUẢNG NGÃI
Báo cáo đã phân tích các cơ sở quan trọng để phát triển 10 nghề, làng nghề đượclựa chọn; nêu 4 quan điểm phát triển, các mục tiêu tổng quát và cụ thể cũng như địnhhướng phát triển của 10 nghề, làng nghề được lựa chọn; Từ đó dưa ra các giải pháp pháttriển như sau:
1 Các giải pháp đột phá
1.1 Nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ
* Đối với cơ sở sản xuất làng nghề
a) Đối với thị trường trong nước:
+ Thiết lập mạng lưới phân phối ở các khu vực nội thị, nội thành của tỉnhQuảng Ngãi cũng như ở một số thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng )thông qua các đại lý, các quầy trưng bày, giới thiệu sản phẩm Tạo lập hệ thống bánhàng chuyên nghiệp, xúc tiến việc đưa các sản phẩm làng nghề vào các siêu thị, trungtâm thương mại
+ Tăng cường liên kết, hợp tác giữa cơ sở sản xuất làng nghề với các doanhnghiệp thương mại lớn của tỉnh, các thành phố lớn; hình thành các hợp tác xã, doanhnghiệp làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho cả làng nghề
+ Chủ động tham gia các triển lãm, hội chợ trong và ngoài tỉnh để giới thiệucác sản phẩm nghề và làng nghề
+ Xây dựng và phát triển mạnh hệ thống chợ làng trong các làng nghề, trungtâm chuyên mua bán hàng thủ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Đầu tư xây dựngcác chợ đầu mối, quầy hàng, sạp hàng, ki ốt ở các địa phương có làng nghề hoặc ởcác điểm du lịch làng nghề để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên vậtliệu
+ Xây dựng siêu thị di động bán sản phẩm làng nghề phục vụ các lễ hội, cáckhu du lịch; triển khai các hình thức quà tặng cho các hội nghị, hội thảo.v.v để quảng
bá sản phẩm nghề, làng nghề Đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề, thông qua cáctour du lịch tại làng nghề để bán hàng hóa trực tiếp cho khách du lịch
b) Đối với thị trường nước ngoài:
+ Tìm kiếm thông tin về các nhà nhập khẩu cũng như xuất khẩu, thông qua họnắm bắt được nhu cầu thị hiếu, các quy định về hàng hóa nhập khẩu của các nước,trong đó chú trọng những quy định về xuất xứ sản phẩm, đóng gói bao bì, an toàn vệsinh thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm của các nước nhập khẩu
+ Tăng cường tham gia các hội chợ quốc tế để giới thiệu hàng hóa, quảng báhình ảnh, thương hiệu của sản phẩm làng nghề
+ Đẩy mạnh thương mại điện tử, triển khai xây dựng hệ thống thông tin tuyêntruyền nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề
+ Đào tạo tăng cường kỹ năng tiếp thị, marketing cho đội ngũ bán hàng của cơ
sở sản xuất
c) Xúc tiến thương mại:
Trang 11+ Xây dựng bộ tài liệu sản phẩm (catalogue) và thiết kế, in ấn đẹp hoặc đónggói vào CDROM Hồ sơ làng nghề, cơ sở sản xuất, sản phẩm cần chú trọng các yếu tốcần thiết như giới thiệu về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, cơ
sở sản xuất; các đặc trưng làng nghề (văn hóa, truyền thống, chất liệu); giới thiệu về tổchức, nhân lực, thiết bị, nhà xưởng…; chủng loại sản phẩm, mẫu sản phẩm, xuất xứ,thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng… có sức thuyết phục khách hàng cao
+ Lập trang thông tin điện tử (website) để cung cấp, cập nhật thông tin, bánhàng trực tuyến…
+ Xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm chung cho cả làng nghề(showroom) vừa là nơi trưng bày, vừa là nơi bán hàng, giao dịch, ký kết hợp đồng, là
điểm tham quan du lịch
d) Xây dựng thương hiệu làng nghề:
Các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các hiệp hội ngành nghề, hiệphội làng nghề để có tư cách pháp nhân đứng ra đăng ký nhãn hiệu
Đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mạnglưới phân phối và tăng cường quảng bá thương hiệu
* Đối với Nhà nước
+ Đối với thị trường trong nước: Tổ chức điều tra khảo sát thường xuyên nhucầu thị trường trong và ngoài tỉnh về các loại sản phẩm mà 10 nghề, làng nghề, có thếmạnh, lợi thế cạnh tranh Xác định cụ thể thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng
để có chính sách bán hàng hợp lý
+ Đối với thị trường nước ngoài: Triển khai nghiên cứu thu thập thông tin về thịtrường xuất khẩu thông qua các Tham tán Thương mại, cơ quan lãnh sự, trong đó ưutiên tập trung nghiên cứu các thị trường có nhu cầu về các sản phẩm mà các làng nghề
có khả năng sản xuất và cung cấp, chọn ra khoảng 2 -3 thị trường phù hợp (ưu tiên cácthị trường Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Thái Lan, Mianma.v.v ), từ đó thông quacác cửa khẩu và đặc biệt thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây, cửa khẩu Quốc tế
Bờ Y để xuất khẩu một số sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường cácnước này như: Hải sản khô, thịt bò khô, nước mắm, mây tre đan.v.v
+ Đào tạo và nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác xúc tiến thương mạicủa địa phương, các hiệp hội ngành hàng;
+ Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển:
- Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề được trưng bày giới thiệu sản phẩmmiễn phí tại các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Trung tâm thương mại tỉnh, cáchội chợ, triển lãm do tỉnh tổ chức
- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất làng nghề tiếp cận thông tin, tìm kiếm thị
trường; cho phép các Hiệp hội nghề, làng nghề được quảng cáo, giới thiệu sản phẩm miễnphí trên trang thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ngành và các UBND các huyện, thànhphố Quảng Ngãi
- Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với làng nghề vềcác nội dung: đặt tên thương hiệu, thiết kế logo, tra cứu và chi phí đăng ký bảo hộ thươnghiệu, tư vấn xây dựng và quản lý thương hiệu, quy chế sử dụng thương hiệu làng nghề,
Trang 12xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình sản xuất sảnphẩm cho các cơ sở sản xuất làng nghề có sử dụng thương hiệu làng nghề.
- Hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng và chi phí đi lại cho các cơ sở sản xuất làngnghề khi tham gia hội chợ triển lãm có chuyên ngành trong nước
- Hỗ trợ một phần kinh phí thuê gian hàng và kinh phí phương tiện đi lại khitham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài đối với chủ các cơ sởsản xuất làng nghề được tỉnh cho phép đi tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm
ở nước ngoài
- Nguồn kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn kinh phí chương trình khuyến công hàng năm, kinh phí xúc tiến thương mại của tỉnh và kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuât làng nghề và các nguồn khác (nếu có).
1.2 Ổn định nguồn nguyên liệu
1.2.1 Đối với các nghề và làng nghề có nguồn nguyên liệu ổn định, sẵn có trong
tỉnh hoặc trong nước như kẹo đường, bánh tráng, sản xuất nước mắm,…
+ Đối với cơ sở sản xuất: tập trung vào việc ổn định nguyên liệu thu mua, nângcao chất lượng nguyên liệu đầu vào
+ Đối với Nhà nước: Dựa trên việc khảo sát nhu cầu nguyên liệu của các cơ sởsản xuất và kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, Nhà nước cần có chính sách ổn định lâu dàiđối với các vùng nguyên liệu đã có sẵn, đồng thời tiếp tục quy hoạch các vùng nguyênliệu mới trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu
1.2.2 Đối với các nghề, làng nghề có nguồn nguyên liệu không ổn định như chế
biến hải sản, thịt bò khô, chổi đót, mây tre đan giải pháp nguyên liệu cho các nghề cụthể có thể được thực hiện theo hướng sau:
a) Làng nghề chế biến hải sản:
+ Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề:
Hoàn thiện tốt công tác tổ chức thu mua, củng cố các thị trường thu muahiện tại, mở rộng thị trường thu mua mới bằng cách xây dựng và hệ thống lại cácđầu mối thu gom nguyên liệu trong và ngoài tỉnh Tận dụng hết các khả năng để thumua hết nguyên liệu của các ngư dân khi họ được mùa, khó khăn trong tiêu thụ;
+ Đối với Nhà nước:
- Tập trung mọi nguồn kinh phí để tiến hành nạo vét luồng lạch, đầu tư nângcấp cơ sở hạ tầng, cảng biển Sa Huỳnh, kho bãi, dịch vụ hậu cần nghề cá.v.v để tàuthuyền dễ dàng ra vào, từ đó sẽ thu hút được nhiều tàu cá neo đậu, đồng thời cũng rấtthuận tiện cho công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản hải sản
- Xây dựng chợ đầu mối tại làng nghề để thu gom hải sản trên địa bàn huyện vàcác địa phương lân cận, các khu vực hậu cần phục vụ cho nghề cá như khu đóng sửachữa tàu thuyền, khu cung cấp nước đá, ngư lưới cụ cần thiết, lương thực thực phẩm,nhiên liệu cho người đi biển, khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền
Ngoài ra cần tăng cường liên kết với các địa phương khác, nhất là trong khu vựcduyên hải miền Trung ( Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên…), trong việc khai thác và đánhbắt hải sản, thu mua, cứu hộ cứu nạn, an toàn an ninh trên biển để đảm bảo ổn địnhnguồn nguyên liệu cho sản xuất