UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
UBND TỈNH  THỪA THIÊN HUẾ                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số /BC SGDĐT Thừa Thiên Huế, ngày[.]

Trang 1

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-SGDĐT Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 8 năm 2014

1 Tình hình và bối cảnh triển khai nhiệm vụ năm học 2013-2014

Năm học 2013-2014, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tuy vẫn đang đốimặt với những khó khăn, thách thức chung của cả nước nhưng vẫn được duy trìvà có những chuyển biến tích cực, là tỉnh xếp thứ 2 toàn quốc về chỉ số cạnhtranh cấp tỉnh trong năm 2013, an ninh chính trị được giữ vững, an sinh xã hộiđược đảm bảo, từ đó đã có những tác động tích cực đến phát triển giáo dụcvà đào tạo (GD&ĐT), tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, chỉ đạo nâng caochất lượng trong dạy và học; đồng thời những khó khăn, thách thức về kinh tế -xã hội của tỉnh đã tạo ra những khó khăn, hạn chế trong phát triển GD&ĐT.

1.1 Những thuận lợi cơ bản

Ngành tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyềnvà nhân dân từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và các phường, xã, thị trấnđã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục, cơ sở vật chất kỹthuật của các nhà trường tiếp tục được bổ sung theo hướng đạt chuẩn, đáp ứngyêu cầu công tác dạy, học của giáo viên và học sinh Đặc biệt, trong năm họcnày đã tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học chobậc mầm non (MN) tạo điều kiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5tuổi (PCGDMNT5T) toàn tỉnh vào năm 2015 Mạng lưới trường, lớp học củacác cấp, bậc học bước đầu đã có quy hoạch, sắp xếp khá hợp lý, từng bước đápứng nhu cầu dạy học.[1]

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ quan quản lý giáodục, các cấp, bậc học luôn có ý thức trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, quantâm đến sự nghiệp giáo dục; sau 2 năm thực hiện Chương trình hành động số

[1] –Mạng lưới trường, lớp, học sinh (MN và PT) năm học 2013-2014 xem biểu 1

Trang 2

1919/SGDĐT-VP ngày 30/11/2011 về việc triển khai thực hiện các Nghị quyếtcủa Đảng, đã đúc rút nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo và tạo rasự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dụcvà giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

Toàn ngành đã được tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảngcác cấp, quán triệt đường lối phát triển GD&ĐT, học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết số 29 - NQ/TWngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về" Đổi mới cănbản, toàn diện GD&ĐT" đến tận cán bộ, giáo viên Đây là yếu tố quan trọng choGD&ĐT phát triển toàn diện, vững chắc.

1.2 Một số khó khăn

Tình hình kinh tế - xã hội trong năm qua của cả nước nói chung và ThừaThiên Huế nói riêng có nhiều biến động bất lợi, đời sống còn nhiều khó khăn, từđó việc đầu tư cho GD&ĐT còn nhiều hạn chế.

Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ở giáodục phổ thông đang trong quá trình chuẩn bị kế hoạch, lộ trình ở vĩ mô nên chưađược hướng dẫn triển khai một cách cụ thể

-Mạng lưới trường MN tuy đã có những đã có sự sắp xếp theo định hướngthu hẹp các cơ sở nhỏ, lẻ không bảo đảm diện tích nhưng vẫn đang còn manhmún; toàn tỉnh với 202 trường MN nhưng có đến gần 561 điểm trường, phân bốđến tận thôn, xóm; một số xã có 8 đến 10 điểm trường; đây là một trong nhữngnguyên nhân làm chậm tiến độ PCGDMNTE5T trong thời gian vừa qua.

Chất lượng giáo dục đã có nâng lên, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng vớiyêu cầu đề ra, chất lượng mũi nhọn tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa ngang tầmvới yêu cầu của một trung tâm giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực.

Công tác xã hội hóa GD&ĐT đang gặp những khó khăn; nhiều cơ sở giáodục MN ngoài công lập không đủ điều kiện để cấp giấy phép hoạt động gây khókhăn trong quản lý; việc phân luồng thu hút học sinh sau tốt nghiệp THCS vẫncòn nhiều lúng túng

Năm học 2013-2014, toàn ngành GD&ĐT đã bám sát tình hình thực tế vềphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vượt quá các khó khăn và đạt được những kếtquả khá toàn diện Kết quả cụ thể như sau:

2

Trang 3

Từng bước hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa ngành Giáo dục với các banngành địa phương thông qua việc phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnhban hành Quyết định số 2383/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT theo Nghịđịnh 115 và Thông tư liên tịch 47.

2 Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; chỉ đạo hoạt độngtự thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục, xử lý các vi phạm

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, Sở đã kiện toàn đội ngũ thanh tra, bổnhiệm cộng tác viên thanh tra đúng chu kỳ, đủ tiêu chuẩn tỷ lệ, cân đối về chuyênmôn, bậc học; đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để tư vấn, thúc đẩy, pháthiện, chấn chỉnh các hoạt động thực hiện tốt các quy định; từ đó nền nếp kỷ cươngđược đảm bảo, ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của giáoviên được nâng lên

Năm học qua, Thanh tra Sở đã tổ chức thanh tra hành chính, thanh trachuyên ngành các đơn vị giáo dục theo quy định đạt 100% kế hoạch và đã tíchcực thanh tra chuyên đề một số trường trực thuộc các phòng GD&ĐT[2]; đã xâydựng lịch hằng tuần và tổ chức tiếp công dân một cách chu đáo tại phòng tiếpcông dân, trong đó bố trí lãnh đạo Sở tiếp công dân 2 lần/tháng (ngày 15 và 30).Việc tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và một số nội dung có liên quan khácđúng quy định; những đơn thư thuộc thẩm quyền đã tham mưu lãnh đạo Sở raquyết định thành lập Đoàn để thẩm tra, xác minh, kết luận tham mưu giải quyết vàđều được giải quyết kịp thời, đúng thủ tục, trình tự, đúng pháp luật.

3 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư CSVC, mua sắmthiết bị

Đã tổ chức hướng dẫn cho cơ sở rà soát, bổ sung nội quy, quy chế dânchủ, xây dựng lại qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phù hợp với yêu cầu mới,thực hành tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm Tiếp tục thực hiện kiểm tragiám sát các đơn vị về thực hiện 03 công khai theo đúng nội dung Thông tư09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/05/2009 của Bộ GD&ĐT.

Sở đã phối hợp với Sở Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn việc thu chihọc phí và các khoản thu khác trong nhà trường; đồng thời đã tổ chức kiểm tra,thanh tra một cách chặt chẽ

[2]-Thanh tra hành chính 15 đơn vị ( THPT: 8, GDTX: 03, TCCN: 2 và 02 cơ sở giáo dục khác);thanh tra chuyên ngành 17 đơn vị ( GD&ĐT: 2, THPT: 5, GDTX: 2, TCCN: 1 và 07 cơ sở giáodục khác); thanh tra chuyên đề 16 đơn vị ( MN: 5, Tiểu học: 4 và THCS : 7)

Trang 4

4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý giáodục và dạy học

Với việc sử dung 5 phần mềm dùng chung của UBND tỉnh và cùng vớiphần mềm “Quản lý thông tin giáo dục và đào tạo qua cổng thông tin điện tử "và hệ thống Website đồng bộ trang bị cho tất các đơn vị, nên nhiều công việcquản lý ở cấp Sở, Phòng GD&ĐT và các trường học đã được tin học hoá gópphần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng giáo dục

Các trường đã chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khoá; bảođảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh;chú trọng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học trong dạy môn Tin học

5 Tăng cường công tác pháp chế trong nhà trường

Các trường học đã tiến hành xây dựng quy trình hoạt động năm học mộtcách đầy đủ, quan tâm quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp thẩm quyềnđến tận cán bộ, giáo viên Hoạt động dạy và học cơ bản được thực hiện theođúng quy chế; công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra học kỳ đối với học sinhđã được thực hiện một cách khá nghiêm túc theo đúng chương trình hành độngcủa Ngành đề ra.

Sở đã ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn công tác kiểm tranội bộ trường học cho các cơ quan quản lý giáo dục và các đơn vị trường học.

Triển khai thực hiện kịp thời Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 củaThủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảngdạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014.

6 Quan tâm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Đã vận hành và khai thác 05 phần mềm dùng chung của UBND tỉnh mộtcách có hiệu quả; công tác cải cách hành chính (CCHC) theo hướng “một cửa,một cửa liên thông” tại Sở GD&ĐT đã có những chuyển biến tích cực, tiếpnhận xử lý hồ sơ một cửa được thực hiện bằng phần mềm, việc nhận và trảkết quả cho các tổ chức, công dân đến giao dịch ngày càng có chất lượng Đãtriển khai rà soát các thủ tục hành chính (TTHC), đưa 5 TTHC vào dịch vụ côngtrực tuyến ở mức độ 03 và 3 dịch vụ công triển khai ở mức độ 04

Đã tổ chức quán triệt nghiêm túc đến tận cán bộ, công chức, viên chứctrong toàn ngành Chỉ thị số 51/2012/CT-UBND, ngày 28/12/2012 của UBNDtỉnh, về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc,nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ công chức,viên chức.

7 Thực hiện chế độ, chính sách ưu tiên trong GD&ĐT ở vùng dân tộcthiểu số, miền núi

4

Trang 5

Cơ sở vật chất trường lớp vùng dân tộc thiểu số đã được tầng hoá và kiêncố hoá 100%, có đầy đủ thiết bị dạy học; các cụm trường vùng sâu vùng xa hiệnnay đều có nhà công vụ; đã xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung ở các trườngđáp ứng 100% nhu cầu hoạt động dạy và học.

Đã triển khai có hiệu quả Đề án phát triển các trường phổ thông Dân tộcnội trú, nghiêm túc thực hiện các chính sách chế độ cho học sinh dân tộc thiểusố và giáo viên dạy các trường vùng khó Xây dựng và triển khai tốt cácphương án dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở bậc tiểu học, tăng cường tiếngViệt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường mầm non Triển khai có hiệu quảviệc giao lưu “ Tiếng Việt của chúng em” ở cấp tiểu học.

II Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục 1 Các nhiệm vụ chung

1.1 Triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhgắn với việc kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngànhGiáo dục (15/10/1968-15/10/2013)

Tiếp tục quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọngcủa Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thựchiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các tổ chức cơ sởđảng, đến từng đảng viên và tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, công chức, viênchức toàn ngành.

Việc xây dựng chuẩn mực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh đã được thực hiện nghiêm túc, phù hợp với đặc điểm hoạt động của từngđơn vị; xác định rõ trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộlãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị Việc học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành một nội dung sinh hoạt thườngxuyên của từng đơn vị và toàn ngành, gắn với việc thực hiện tốt chương trìnhhành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng

1.2 Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự họcvà sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trở thànhhoạt động thường xuyên của ngành với nhiều kết quả tích cực

Ngành và Công đoàn đã phối hợp tốt trong việc chỉ đạo các đơn vị xâydựng quy định về đạo đức nhà giáo, gia đình văn hoá.

Tiếp tục phối hợp có hiệu quả với các ban ngành đoàn thể để thực hiệnphong trào, đặc biệt thực hiện cuộc vận động 3 đủ “đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở ”cho học sinh, xây dựng hoàn chỉnh các công trình vệ sinh, nước sạch của trườnghọc; tổ chức tập huấn, xây dựng rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh; xâydựng quy tắc ứng xử; chăm sóc, phát huy giá trị di tích, xây dựng môi trườngxanh, sạch đẹp.

5

Trang 6

1.3 Công tác PCGDMNTE5T, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi(PCGDTHĐĐT) và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) và xóa mùchữ tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ

Công tác PCGDTHĐĐT và PCGDTHCS tiếp tục được củng cố, phát triểnvà rút ngắn được khoảng cách về chất lượng giữa các vùng miền; công tác xóamù chữ cho những người trong độ tuổi từ 15-60 được đẩy mạnh, nâng tỉ lệ ngườibiết chữ trong độ tuổi đạt trên 98%;

Công tác PCGDMNTE5T đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp quảnlý giáo dục và toàn thể nhân dân Đến nay đã có (131/152) xã/phường/thị trấn (đạttỷ lệ 86,2%); tăng 29 xã/phường/thị trấn (tỷ lệ 25,4%) so với năm học trước và5/9 huyện/thị xã/thành phố đạt chuẩn PCGDMNTE5T (tỷ lệ 55,5%); tăng 3 đơnvị so với năm học trước (tỷ lệ 33%)

1.4 Công tác giáo dục thể chất, giáo dục an toàn giao thông; giáo dục giátrị sống, kỹ năng sống cho học sinh, đảm bảo an ninh trật tự trường học,phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh được quan tâm

đẩy mạnh với nhiều phương thức phong phú, đa dạng, phù hợp đã tạo ra nhữngngôi trường thân thiện, lành mạnh, an toàn và tươi mới Hai sự kiện lớn thu hútsự quan tâm của xã hội và học sinh là Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và FFAV cup2014 với hàng chục nghìn học sinh tham gia.

1.5 Hoạt động khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục vớinhiều điểm mới, đạt thành quả tích cực, việc thực hiện đề chung, cắt pháchchấm chung được đẩy mạnh; khảo sát, xếp loại chất lượng giáo dục đại tràđã đem lại những con số thu hút sự quan tâm

Với mục tiêu đề ra đến năm 2015, toàn tỉnh đạt 46% số trường đủ điềukiện và được đánh giá ngoài, trong đó, có 50% trường mầm non được công nhậnđạt tiêu chuẩn chất lượng cấp độ 1 trở lên, nên trong năm học này đã đẩy nhanhtiến độ công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) các cơ sở giáo dụcmầm non, phổ thông và GDTX trên địa bàn toàn tỉnh, kết quả triển khai công táctự đánh giá và đánh giá ngoài ở các đơn vị trường học đạt hiệu quả cao [3]

Kỳ thi TNTHPT năm 2014 và các kỳ thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp

năm học 2014-2015 theo phương thức mới được tổ chức một cách chu đáo, nghiêmtúc, đúng quy chế; Kết quả học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 99,92%; tốtnghiệp THCS đạt 99,91%; tốt nghiệp THPT đạt 98,91% (tăng 0,25% so năm họctrước) và tốt nghiệp BTTHPT: đạt 94,04% (tăng 10,6% so năm học trước).

1.6 Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh đạt được kết quả vượtbậc

Học sinh tham gia các kỳ thi, hội thi cấp Quốc gia đạt tổng số 138 giải (9giải Nhất, 13 giải Nhì, 36 giải Ba và 80 giải Khuyến khích)[4] Trong đó :

[2] – Kết quả triển khai công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài năm học 2013-2014 xem phụ lục 2

Trang 7

- Thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 các môn văn hóa đạt 48 giải (Có 07giải Nhì; 13 giải Ba và 28 giải Khuyến khích), năm học này có 04 học sinh đượcvào vòng dự tuyển đội tuyển Việt Nam đi dự thi Quốc tế, đây là năm có số họcsinh gọi vào đội tuyển Việt Nam nhiều nhất; đặc biệt em Đoàn Quốc Hoài Nam,lớp12 chuyên Hóa, trường THPT Quốc Học đạt huy chương Bạc kỳ thi OlympicHóa học Quốc tế tại Hà Nội (do Việt Nam đăng cai tổ chức) vào tháng 7/2014

- Hội thi Khoa học-Kỹ thuật học sinh THPT cấp Quốc gia đạt 03 giải Ba; - Thi học sinh giỏi máy tính cầm tay cấp Quốc gia đạt 19 giải (05 giảiNhất; 01 giải Nhì; 06 giải Ba và 07 giải Khuyến khích)

- Thi Olympic tiếng Anh trên internet vòng Quốc gia đạt 65 giải (04 huychương Vàng, 04 huy chương Bạc, 13 huy chương Đồng, 44 Khuyến khích) Kết quả các Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh của các cấp, bậc học có 1.877giải, tăng hơn cả về số lượng và chất lượng giải so với năm trước

1.7 Kết quả thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáodục quốc dân giai đoạn 2008-2020.

Năm học 2013-2014, việc thí điểm Tiếng Anh lớp 6 được mở rộng đến cả9 phòng GD&ĐT Toàn tỉnh có 676 học sinh/19 lớp được học thí điểm, chiếm tỷlệ 1,94% (rất thấp so với kế hoạch, dự kiến năm 2015 là 60%)

Tổ chức dạy thí điểm chương trình song ngữ tiếng Pháp theo khungchuẩn năng lực ngôn ngữ Châu Âu bậc tiểu học tại các trường Tiểu học Lê Lợi,Phú Hòa; cấp THCS tại các trường THCS Nguyễn Tri Phương, Thống Nhất vàcấp THPT tại trường THPT chuyên Quốc Học Dạy thí điểm chương trình tiếngNhật theo chuẩn năng lực tiếng Nhật quốc tế tại các trường THCS Nguyễn TriPhương,Chu Văn An, Phan Sào Nam và các trường THPT Hai Bà Trưng,Nguyễn Huệ, THPT chuyên Quốc Học

Đối với việc chỉ đạo dạy học ngoại ngữ ở bậc tiểu học, có 100% trườngtiểu học đã dạy học tiếng Anh, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy học tiếngAnh theo chương trình 2 tiết/tuần, Sở đã chỉ đạo mở rộng số trường dạy họctiếng Anh theo chương trình mới 4 tiết/tuần; tiếp tục duy trì việc dạy học tiếngPháp ở một số trường tiểu học ở thành phố Huế.[5]

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ đạt kết quả tích cực, đến nay cótrên 66% giáo viên đạt chuẩn Phương pháp dạy học có nhiều đổi mới, chấtlượng dạy học ngoại ngữ được nâng lên Việc triển khai thí điểm tiếng Anh ởcác cấp, bậc học được mở rộng

1.8 Công tác thông tin, truyền thông về các hoạt động giáo dục đạt đượcnhiều thành quả quan trọng

Ngành đã phối hợp với cơ quan ban ngành tổ chức các hoạt động và tuyêntruyền về PCGDMNTE5T; giáo dục vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non;

Trang 8

công tác phòng chống suy dinh dưỡng; phòng bệnh chân tay miệng; giáo dục antoàn giao thông, bảo vệ môi trường và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm;phòng ngừa, ứng phó thảm họa, thiên tai, giáo dục tích hợp về tài nguyên, môitrường biển, đảo…

Tổ chức tốt trong giáo viên và học sinh việc tuyên truyền về biển đảo,đãphát động quyên góp quỹ “ Vì Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu” hơn 1,1 tỷđồng và đã trực tiếp trao cho lực lượng Kiểm Ngư vùng 2 và Vùng Cảnh sátbiển 2 (mỗi đơn vị 500 triệu đồng) và hỗ trợ cho 03 gia đình của các chiến sỹCảnh sát biển đang gặp khó khăn với số tiền 17 triệu đồng.

1.9 Công tác thi đua khen thưởng gắn với tổ chức các hoạt động giáo dụcđược quan tâm

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về công tác thi đua khen thưởng của Trungương và của Tỉnh; Sở GD&ĐT đã cụ thể hóa bằng những quy định của ngànhcho từng ngành học, bậc học và tổ chức phát động để động viên toàn ngành thiđua thực hiện nhiệm vụ năm học Các đơn vị giáo dục đã tổ chức phát độnghưởng ứng Công tác đăng ký thi đua, kiểm tra theo dõi và đánh giá, thẩm định,bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đúng theo quy định,quy trình ngày càng đi vào nền nếp

2 Các nhiệm vụ cụ thể của các cấp, bậc học: 2.1 Giáo dục mầm non :

Mạng lưới trường mầm non đã dần có sự sắp xếp theo định hướng thuhẹp các cơ sở nhỏ, lẻ không bảo đảm diện tích; hiện nay, toàn tỉnh có 202 trườngmầm non (17 trường tư thục), tăng 06 trường so với năm học trước Trong đó có40 trường đạt chuẩn quốc gia ( chuẩn mức 2 có 02 trường), đạt tỷ lệ 19,5% Huy động ra lớp 11.951 cháu Nhà trẻ, đạt tỷ lệ 27,5% so với dân số trongđộ tuổi (tăng 2,5% so với năm học 2012-2013) và 41.848 học sinh Mẫu giáo; đạttỷ lệ 83,1 % so với dân số trong độ tuổi (tăng 1,0% so với năm học trước);Trong đó học sinh mẫu giáo 5 tuổi có 16.606 học sinh, đạt tỷ lệ 98,9% so vớidân số 5 tuổi (tăng so với năm học trước 0,6%).

Về chất lượng nuôi dạy ở Nhà trẻ, số trẻ suy dinh dưỡng thể cân nặng có842/11.951 cháu (tỷ lệ 7,05%) và suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi có 823/11.951 cháu(tỷ lệ 6,88%); đối với Mẫu giáo, số học sinh dinh dưỡng thể cânnặng là: 3.011/41.848 học sinh (tỷ lệ 7,19%) ; so với đầu năm giảm 0,5% và suydinh dưỡng thể thấp còi là 2.958/41.848 học sinh (tỷ lệ 7,06%), giảm 0,3% sovới đầu năm học.

Có 100% nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN mới và tổ chức học2buổi /ngày; 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi sử dụng bộ chuẩn đánh giá phát triển trẻem 5 tuổi; 100% nhóm, lớp có con em dân tộc thiểu số được tăng cường tiếngViệt ; số trẻ khuyết tật hòa nhập đạt tỷ lệ 46,1% (153/332); trong đó có 95 % trẻ

8

Trang 9

được đánh giá có tiến bộ; 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện tích hợp lồngghép giáo dục “Tài nguyên, môi trường và biển , đảo”.

2.2 Giáo dục phổ thông :

2.2.1 Bậc Tiểu học :

Mạng lưới trường tiểu học hiện có 226 trường (02 trường tư thục) giảm01 trường so với năm học trước, do chuyển đổi sang loại hình trường có nhiềucấp học và huy động ra lớp 92.787 học sinh/3.380 lớp, đạt tỷ lệ 99,5 % so vớidân số trong độ tuổi (tương đương với năm học trước) Trong đó, huy động 6tuổi ra lớp 1 đạt 99,9% với 17.715 học sinh/695 lớp (giảm so với năm học trước1.064 học sinh, giảm theo tỷ lệ sinh) Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 130trường (trong đó đạt chuẩn mức 2 có 10 trường), đạt tỷ lệ : 57,5%;

Đã chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, dạy học để nâng cao chất lượng giáodục[6], trong đó tập trung mạnh vào những nội dung mới như triển khai mô hìnhdạy học 2 buổi/ngày theo hình thức câu lạc bộ cho từng nhóm đối tượng họcsinh để nâng cao giáo dục toàn diện và dạy học cá thể hoá Toàn tỉnh có 100%trường tổ chức học 2 buổi/ngày, số học sinh học 2 buổi/ngày có 72.373 em (tănghơn năm học trước 2427 em), đạt tỉ lệ 78,3%

Bên cạnh đó, Sở đã chỉ đạo 9 trường tham gia dạy học theo chương trìnhmô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) chuẩn bị các điều kiện CSVC đểtriển khai tốt chương trình, đồng thời đã chỉ đạo các trường tổ chức sinh hoạtchuyên môn theo cụm trường và tổ chức thành công sơ, tổng kết học kỳ cho cáclớp dạy học theo mô hình này

Đã phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức thành công ngày hội “An toàn giaothông” cấp toàn quốc và tuần lễ toàn cầu hành động về giáo dục cho mọi ngườinăm 2014; cùng với UNESCO tổ chức sự thành công kiện về “Sáng kiến giáodục vì sự phát triển bền vững” tại 5 trường tiểu học.

2.2.2 Bậc Trung học :

Về mạng lưới trường THCS có 120 trường THCS và 12 trường nhiều cấphọc (Cấp 1,2), số trường THCS không tăng so với năm học trước Số trường đạtchuẩn quốc gia là 43 trường THCS, đạt tỷ lệ : 35,8% Huy động ra lớp 70.811học sinh/2.310 lớp, đạt tỷ lệ 81,3 % so với dân số trong độ tuổi (tăng hơn nămhọc trước 1,03%) Trong đó, huy động vào lớp 6 : 19.039 học sinh/571 lớp, đạttỷ lệ 99,8% so với học sinh lớp 5 (giảm so với năm học trước 975 học sinh) Sốhọc sinh cấp THCS học 2 buổi/ngày có 35.824 học sinh, đạt tỷ lệ : 24,02%, tăngso với năm học trước 4,02%.

Toàn tỉnh có 37 trường THPT và 03 trường nhiều cấp học (Cấp 2,3), giảm01 trường ngoài công lập Có 07 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ : 17,5% sovới tổng số trường Huy động ra lớp 40.121 học sinh/1.073 lớp, đạt tỷ lệ 65,4 %so với dân số trong độ tuổi (tăng hơn năm học trước 0,9%) Trong đó, huy động9

[6] – Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học năm học 2013-2014 xem biểu 2a và 2b

Trang 10

vào lớp 10 : 16.415 học sinh/377 lớp, đạt tỷ lệ 81,7% so với học sinh lớp 9(tăng so với năm học trước 0,9%) Số học sinh học 2 buổi/ngày cấp THPT có1.524 học sinh, đạt tỷ lệ : 3,6%

Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giáo dục,dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng; triển khai và tổ chức dạy học theohướng giảm tải, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT Tăngcường kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngàycó chất lượng và hiệu quả.

Triển khai nội dung giáo dục địa phương, lồng ghép giáo dục học tập tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh Thực hiện tốt giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đadạng sinh học, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng Tiếp tục triển khai thíđiểm phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học ở cấp THCS; triển khai dạyhọc tích hợp, phòng chống tham nhũng, sử dụng di sản trong dạy học.

Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn: Thi giáo viên dạy giỏi cấp THCSlần thứ VII[7], cuộc thi Khoa học kỹ thuật, thi Học sinh giỏi, cuộc thi Tiếng Anhtrên internet các cấp; tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, thi ảnhAn toàn giao thông, tham gia Hội thao Quốc phòng - An ninh học sinh THPTcấp quốc gia; những hoạt động này đã có tác dụng tích cực trong việc nâng caochất lượng giáo dục [8]

2.3 Giáo dục thường xuyên : Hiện có 01 trung GDTX tỉnh, 06 trung tâm

GDTX cấp huyện; 03 trung tâm làm 2 chức năng GDTX và KTTHHN

Về công tác tuyên truyền về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

Sở đã tham mưu chỉ đạo các địa phương trong tỉnh đồng loạt tổ chức phátđộng “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013” vào ngày 30/9/2013 theonội dung công văn số 5942/BCĐQG-XHHT ngày 29/8/2013 của Ban Chỉ đạoQuốc gia xây dựng xã hội học tập Sau lễ phát động các địa phương tổ chứcnhiều hoạt động sôi nổi, mang tính giáo dục cao, như tổ chức tuyên truyền vềmục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốtđời; tổ chức nói chuyện về tấm gương Bác Hồ với học tập suốt đời trong tiếtchào cờ đầu tuần; các hoạt động khuyến học, khuyến tài; tuyên dương gia đìnhhiếu học, dòng họ khuyến học được đẩy mạnh; nhiều đơn vị trường học đã tổchức tham quan các di tích lưu niệm về thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh và giađình Người sống ở Thừa Thiên Huế, …

Công tác triển khai thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập (XHHT)giai đoạn 2012-2020 và XMC đến năm 2020

Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 1685/QĐ-UBND ngày14/9/2012 thành lập Ban chỉ đạo xây dựng XHHT tỉnh Thừa Thiên Huế giaiđoạn 2012-2020; tổ chức hướng dẫn các địa phương thành lập Ban chỉ đạo xâydựng XHHT cấp huyện, cấp xã Sở cũng đã tham mưu Kế hoạch triển khai thực

Trang 11

hiện Đề án xây dựng XHHT theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013của Thủ tướng Chính phủ; ngoài ra Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án XMCđến năm 2020 đang được UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

Đã tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, chống mù chữ cấptỉnh và cấp cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày05/12/2011 của Bộ Chính trị về “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củngcố kết quả PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGDTHCS, tăng cường phân luồnghọc sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn” Tổ chức, hướng dẫn điều trachính xác số người mù chữ trong độ tuổi từ 15- 60 tuổi và có kế hoạch, biệnpháp huy động ra lớp Cụ thể, năm học 2013-2014 huy động 673 học viên, trongđó theo học các lớp XMC: 538 học viên; giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ :135học viên.

2.4 Giáo dục chuyên nghiệp :

- Việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hìnhthức đào tạo được đẩy mạnh, nhiều mã ngành mới được mở ở đại học, cao đẳng

và trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề

- Đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và đánh giá kếtquả học tập của người học đã được các trường nghiêm túc thực hiện

Tổ chức rà soát định kỳ việc công bố chuẩn đầu ra của các ngành đào tạoTCCN trong các nhà trường Tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dụctheo đúng các quy định của Bộ

Định kỳ cập nhật chương trình đào tạo nhằm tăng cường tính thực hành,thực tiễn của chương trình trong quá trình đào tạo; đổi mới nội dung giảng dạy,giáo trình, tài liệu giảng dạy, quan tâm đến việc thực hành, thực tập và các điềukiện để tổ chức hoạt động thực hành, thực tập nhằm nâng cao chất lượng đàotạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ yêu cầu côngnghiệp hóa và hiện đại hóa; tổ chức kiểm tra, đánh giá nghiêm túc kết quả họctập của học sinh.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động thành lập và chophép trường TCCN hoạt động giáo dục, thực hiện quy chế đào tạo, mở ngànhđào tạo, liên kết đào tạo và xác định chỉ tiêu tuyển sinh TCCN được đảm bảo

Thường xuyên tổ chức việc kiểm tra và thanh tra tình hình thực hiệnnhiệm vụ GDCN ở các trường TCCN và cơ sở có đào tạo TCCN trên địa bàn;Kiểm tra hành chính các cơ sở có đào tạo và liên kết đào tạo ĐH, CĐ, TCCNtrên địa bàn; kiểm tra việc thực hiện cam kết chất lượng giáo dục và chất lượnggiáo dục thực tế với các nội dung về cam kết chất lượng giáo dục, chất lượngchuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, chất lượng giáo dục thực tế của các nhàtrường, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ,các hội nghị, hội thảo khoa học, kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo và hợp tác

11

Ngày đăng: 11/11/2022, 18:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan