1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

109 906 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận Văn: Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trang 1

BẢN CAM ĐOAN

Đề tài Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh Là đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu trong quá

trình thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh từ tháng 1/2006 đến 4/2006 Trong suốt quá trình thực tập tại sở kế Hoạch và đầu tư tôi đã tìm hiểu và phân tích số liệu và hoàn thành đề tài dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn Th.S Bùi Thị Lan, cán bộ hướng dẫn Nguyễn Mạnh Cường- Trưởng phòng Tổng hợp Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh và các cán bộ công chức trong sở.

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi nghiên cứu trên cơ số liệu và các thông tin thu thập được Trong thời gian thực tập Đề tài không sao chép lại các đề tài, các luận văn trước đã làm.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những việc mình làm.

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Quảng Ninh là một tỉnh Duyên hải nằm về phía Đông bắc của Tổ quốc với diện tích 5900 km2 kéo dài từ Đông Triều đến Móng Cái, chiều dài 250km.

Là một tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong tam giác vàng tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong những năm qua Quảng Ninh đã có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và xã hội với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển

Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, những di tích lịch sử nổi bật và vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 3

Quảng Ninh phát triển nhiều ngành, nghề như: thương mại, du lịch, cảng biển, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, nuôi trồng thuỷ sản…

Công nghiệp là ngành có thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp khai thác than và vật liệu xâu dựng Trên địa bàn tỉnh phát triển cả ngành công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương Hàng năm ngành công nghiệp đã đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động…góp phần chuyển dịch kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá.

Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng cho phát triển và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng và phát triển những năm gần đây Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với tình trạng môi trường xuống cấp và ô nhiễm nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do phát triển công nghiệp khai thác than và vật liệu xây dựng gây ra.

Triển khai Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững đã được đưa vào một trong những điểm đáng quan tâm trong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, do vấn đề tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường đang hết sức cấp bách và được các cấp lãnh đạo của Tỉnh đặc biệt quan tâm.

Trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề này em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:

Một số giải pháp phát triển ngành Công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006- 2010

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Lan, cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Mạnh Cường - trưởng phòng Tổng hợp, cùng toàn thể các cán bộ trong Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn.!

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

I ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1 Một số khái niệm cơ bản về ngành công nghiệp

1.1 Khái niệm và phân loại ngành công nghiệp

a Khái niệm Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật

chất - một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội.

b Phân loại ngành công nghiệp.

Phân loại theo tính chất sản phẩm: Công nghiệp được phân thành 3

ngành là công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện khí, nước.

- Công nghiệp khai thác: Có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất và đời sống bao gồm:

+ Khai thác các nguồn năng lượng: Dầu mỏ, khí đốt, than đá…+ Khai thác quặng kim loại: Sắt, thiếc, bô xít,…

+ Khai thác vật liệu xây dựng

Sản phẩm của công nghiệp khai thác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến Sự phát triển của công nghiệp khai thác thường gắn với nguồn tài nguyên tạo điều kiện để phát triển vùng- lãnh thổ.

- Công nghiệp chế biến: Xét theo yêu cầu đầu vào gồm có: Chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác, chế biến bán thành phẩm của công

Trang 6

nghiệp chế biến và chế biến nông sản Còn xét theo công dụng của sản phẩm đầu ra thì công nghiệp chế biến cũng bao gồm ba nhóm ngành:

+ Công nghiệp chế tạo công cụ dụng cụ sản xuất: Cơ khí, chế tạo máy, kĩ thuật điện, điện tử Ngành công nghiệp này có vai trò quan trọng hàng đầu vì cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế.

+ Công nghịêp sản xuất đối tượng lao động: Hoá chất, hoá dầu, vật liệu xây dựng…

+ Công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng: dệt may, chế biến thực phẩm-đồ uống…

- Công nghiệp sản xuất và phân phối các nguồn điện nước bao gồm+ Sản xuất và phân phối các nguồn điện: nhiệt điện, thuỷ điện… + Sản xuất và phân phố khí

+ Khai thác lọc và phân phối nước

Phân loại theo thành phần kinh tế gồm:

- Khu vực nhà nước gồm; Quốc doanh trung ương và doanh nghiệp quốc doanh địa phương

- Khu vực dân doanh

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

1.2 Các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ

a Khái niệm tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ

Tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ là một hình thức tổ chức sản xuất xã hội trong công nghiệp Đó là quá trình tổ chức thực hiện phân công lao động giữa các vùng lãnh thổ, tổ chức mối liên hệ sản xuất nội vùng và liên vùng để hình thành cơ cấu công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng và luận chứng việc lựa chọn địa điểm phân bố các doanh nghiệp công nghiệp.

Trang 7

b.Nguyên tắc tổ chức công nghiệp trên lãnh thổ

- Tổ chức sản xuất ngành công nghiệp theo hướng kết hợp phát triển chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp nền kinh tế của lãnh thổ.

- Tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ phải đảm bảo kết hợp sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh.

c Các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ

Căn cứ vào các nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghiệp thì hiện nay có các hình thức cơ bản, đang có xu hướng phát triển ngày càng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta:

Cụm công nghiệp: Là hình thức tổ chức các đơn vị sản xuất công

nghiệp trên phạm vi lãnh thổ không lớn cùng ngành hoặc khác ngành nhưng có mối liên hệ sản xuất với nhau và sử dụng chung kết cấu hạ tầng.

Khu công nghiệp: Là một khu vực tập trung công nghiệp trên một

lãnh thổ nhất định Một khu công nghiệp có thể gồm một hoặc nhiều cụm công nghiệp.

Khu công nghiệp kỹ thuật cao: tập trung các doanh nghiệp sản xuất

công nghiệp thuộc ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao và những cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, nhờ đó quan hệ nghiên cứu và triển khai được tổ chức có hiệu quả.

2 Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá phát triển ngành công nghiệp

2.1 Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp

Trang 8

a Đặc trưng về mặt kỹ thuật sản xuất của công nghiệp

Các đặc trưng về mặt kỹ thuật - sản xuất của công nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:

- Đặc trưng về công nghệ sản xuất: trong công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động trực tiếp bằng phương pháp cơ lí hoá của con người, làm thay đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con người Nghiên cứu các đặc trưng về công nghệ sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ thích ứng với mỗi ngành.

- Đặc trưng về sự biến đổi của đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất: Các đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp, sau một chu kỳ sản xuất được thay đổi hoàn toàn về chất, từ công dụng cụ thể này chuyển sang sản phẩm có công dụng cụ thể khác Nghiên cứu đặc trưng này của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thực tiễn rất thiết thực trong việc tổ chức quá trình sản xuất và việc chế biến, trong việc khai thác và sử dụng tổng hợp nguồn nguyên liệu có hiệu quả.

- Đặc trưng về công dụng kinh tế của sản phẩm: Sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng nhiều loại nhu cầu ở các trình độ ngày càng cao của xã hội Sản xuất công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu lao động trong nghành kinh tế Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là tất yếu khách quan xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất đó.

b Đặc trưng về mặt kinh tế -xã hội

- Do đặc trưng về mặt kỹ thuật của sản xuất công nghiệp nên trong quá trình sản xuất ngành công nghiệp luôn là ngành có điều kiện phát triển về mặt kỹ thuật, tổ chức sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển nhanh ở trình độ cao.

Trang 9

- Cũng do đặc điểm kỹ thuật của sản xuất, ngành công nghiệp đào tạo ra được một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật cao, tác phong lao động công nghiệp.

- Do đặc trưng kỹ thuật trong sản xuất về công nghệ và sự biến đổi của đối tượng lao động, trong công nghiệp có điều kiện cần thiết phải phân công lao động một cách sâu sắc tạo điều kiện cho phát triển nền sản xuất hàng hoá ngày càng cao.

Nghiên cứu những đặc trưng về kinh tế - xã hội của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong tổ chức sản xuất, trong việc phát huy vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân.

2.2 Một số chỉ tiêu đo lường phát triển công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp (GOCN): Là toàn bộ tổng giá trị sản phẩm vật chất do ngành công nghiệp tạo ra trong nền kinh tế trong một thời gian nhất định thường là một năm Có thể tính trực tiếp từ tổng doanh thu bán hành thu được từ các đơn vị, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn

Giá trị gia tăng công nghiệp VACN: là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại khi đã trừ đi chi phí trung gian (IC), đó là một bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong thời kỳ thường là một năm

VACN = GO CN - IC

Cơ cấu công nghiệp: Là số lượng các bộ phận hợp thành ngành công nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa chúng Theo cơ ngành kinh tế cơ cấu công nghiệp gồm có tỉ trọng của công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế

Trang 10

biển, tỉ trọng của công nghiệp điện khí, nước trong tổng thể theo thành phần kinh tế cơ cấu ngành công nghiệp gồm tỷ trọng của công nghiệp quốc doanh, tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh và tỷ trọng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng thể

3 Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế

3.1 Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Công nghiệp là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì:

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là ở mức độ chưa phát triển cơ cấu nền kinh tế là nông nghiệp- công nghiệp - dịch vụ, khi nền kinh tế phát triển cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và giai đoạn nền kinh tế phát triển cao cơ cấu nền kinh tế là du lịch- công nghiệp - dịch vụ Từ đó cho thấy Công nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành cơ cấu nền kinh tế nền kinh tế phát triển càng cao công nghiệp càng giữ vị trí thứ yếu, trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế Nó là cơ sở tiền đề để nền kinh tế phát triển ở mức độ cao nhất.

- Mục tiêu cuối cùng của sản xuất xã hội là tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao cho con người Trong quá trình sản xuất công nghiệp không chỉ khai thác tài nguyên chế biến tài nguyên biến thành sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng phục vụ con người.

- Sự phát triển của ngành công nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế

Xuất phát vào đặc điểm tình hình kinh tế của mỗi nước ở mỗi giai đoạn cần phải xác định vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc

Trang 11

dân Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

3.2 Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng đóng góp đáng kể vào việc tạo ra thu nhập, tích luỹ cho nền kinh tế, tạo ra nguồn thu xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư nước ngoài… điều đó được thể hiện trong các lĩnh vực sau:

a Công nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế.

Do đặc điểm của ngành sản xuất công nghiệp nhất là về công nghệ sản xuất, công dụng sản phẩm, công nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu sản xuất cho nền kinh tế Trình độ phát triển sản xuất ngày càng cao thì tư liệu sản xuất ngày càng hiện đại, tạo điều kiện phát triển và nâng cao năng xuất lao động xã hội.

b Công nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.

Công nghiệp chính là ngành cung cấp cho sản xuất nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, máy móc cơ khí nhỏ đến cơ giới lớn Công nghiệp còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Công nghiệp chế biến còn đóng góp vào việc tăng giá trị sản phẩm khả năng tích trữ và vận chuyển của sản phẩm nông nghiệp làm sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng Ngày nay sự phát triển của công nghiệp đã đặt nền móng cho công nghệ sinh học phát triển và từ đó cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng và năng suất vượt trội hơn rất nhiều.

c Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân

Trang 12

Công nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng hơn Mọi sản phẩm trong tiêu dùng sinh hoạt cho con người từ ăn, mặc đi lại, vui chơi, giả trí đều được đáp ứng từ sản phẩm công nghiệp Công nghiệp càng phát triển thì sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú và nâng cao về chất lượng.

d Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội

Do tác động của công nghiệp đến sản xuất nông nghiệp làm cho năng xuất lao động ngày càng cao do đó giải phóng lao động nông nghiệp Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp với các ngành mới các khu công nghiệp đã thu hút lao động giải quyết việc làm, đồng thời tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và tăng thu nhập cho người lao động.

e Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản xuất

Lao động trong công nghiệp là lao động có tổ chức và tính kỷ luật cao, do đó đội ngũ lao động này là lực lượng tiên tiến trong cộng đồng dân cư Sự chuyên môn hoá trong sản xuất công nghiệp làm cho trình độ của người lao động ngày càng cao Từ những đặc điểm đó làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, quan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn Công nghiệp trở thành hình mẫu trong tổ chức sản xuất, trong phương pháp quản lí, và kỹ thuật hiện đại.

II MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ PHẢT TRIỂN KINH TÊ -XÃ HỘI

1 Một số khái niệm về môi trường

1.1 khái niệm chung về môi trường và phân loại môi trường

Trang 13

a Khái niệm chung về môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên

Môi trường sống của con người là môi trường sống trong đó tổng hợp điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống sự phát triển của từng cá nhân từng cộng đồng và toàn bộ loài người.

b Các thành phần của môi trường

Thành phần của môi trường hết sức phức tạp trong đó chứa đựng nhiều yếu tố hữu sinh và vô sinh do đó thật khó để điễn đạt được hết các thành phần của môi trường Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô để xét có thể chia ra làm 5 quyển như sau:

- Khí quyển: Là vùng nằm ngoài vỏ trái đất chiều cao từ 0- 100 km trong đó tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt độ áp suất mưa nắng, gió bão… Khí quyển là bộ phận quan trọng của môi trường được hình thành sớm nhất.

- Thạch quyển: (địa quyển) chỉ phần rắn của trái đất có độ sâu có độ sâu từ 0-60 km tính từ mặt đất và độ sâu từ 0-20km tính từ đấy biển Nó còn được gọi là lớp vỏ trái đất chứa đựng các yếu tố hoá học các chất rắn vô cơ, hữu cơ.

- Thuỷ quyển: là nguồn nước duới mọi dạng, nước trong lòng đất, trong không khí, trong cơ thể sinh vật Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người trong mọi điều kiện mọi hoàn cảnh.

Trang 14

- Sinh quyển: Bao gồm các cơ thể sống và những bộ phận của thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển tạo lên cơ thể sống của sinh vật Đặc trưng của thành phấn sinh quyển là các chu kỳ trao đổi chất, các chu kỳ năng lượng.

- Trí quyển: Bao gồm các bộ phận trên trái đất tại đó có tác động của trí tuệ con người, tạo lên sự một lượng vật chất to lớn và biến đổi diệm mạo của hành tinh.

1.2 Phân loại môi trường

Có nhiều cách phân loại môi trường trong đó:

a Phân loại theo chức năng

Theo chức năng môi trường được chia thành 3 loại:

- Môi trường tự nhiên: Những nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng, mặt trời, động thự vật…Môi trường tự nhiên cung cấp nguồn tài nguyên tự nhiên cho con người như không khí để thở, đất đai để xây dựng, trồng cây, các loại khoáng sản để sản xuất, không gian để chứa đựng chất thải…

- Môi trường xã hội: Là tổng hợp các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước…Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định tạo lên sức mạnh tập thể cho sự phát triển.

- Môi trường nhân tạo: Bao gồm những yếu tố do con người tạo thành,

những tiện nghi cho cuộc sống của con người như các phương tiện giao thông, khu vui chơi giải trí…

b Phân loại theo thành phần

Theo thành phần môi trường gồm:- Môi trường không khí.

Trang 15

- Môi trường đất

- Môi trường nước ngọt.- Môi trường nước biển

2 Những đặc trưng cơ bản của môi trường

- Tính cơ cấu phức tạp: Thể hiện ở chỗ các phần tử trong môi trường

thường xuyên tác động lẫn nhau quy định lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau thông qua hoạt động trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin làm cho hệ thống hoạt động, và phát triển Do đó cho thấy một sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng gây ra phản ứng trong toàn hệ có thể làm xuy giảm hoặc gia tăng chất lượng.

- Tính động: hệ môi trường luôn thay đổi trong cấu trúc trong quan hệ

tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong các phần tử cơ cấu Bất cứ một sự thay đổi nào của hệ, đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó, và tạo ra một thế cân bằng mới, đặc tính này cần được tính đến trong hoạt động tư duy và tổ chức thực tiễn của con người.

- Tính mở: Thể hiện các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục chảy trong không gian và thời gian (từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể này sang thể khác…) Vì thế môi trường rất nhạy cảm với những thay đổi bên ngoài, do vậy vấn đề môi trường thường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài, và nó chỉ có thể giải quyết được nhờ sự nỗ lực của toàn thể cộng đồng với tầm nhìn xa trông rộng.

- Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh: Trong hệ môi trường có các phần

tử cơ cấu là vật chất sống hoặc là các sản phẩm của chúng Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài theo quy luật tiến hoá, nhằm hướng tới trạng

Trang 16

thái ổn định Đặc tính này sẽ quy định tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người đồng thời tạo mở hướng giải quyết căn bản, lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay.

3 Một số tiêu chuẩn môi trường

3.1 Tiêu chuẩn môi trường Việt nam (TCVN)

a Khái niệm:Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, những giới hạn

cho phép được quy định làm căn cứ quản lý môi trường

b Một số tiêu chuẩn môi trường Việt nam (TCVN)

- Tiêu chuẩn nước bao gồm: nước mặt, nội địa, nước ngầm nước biển, nước thải Tiêu chuẩn được áp dụng bao gồm:

+ TCVN 5942-2005:Tiêu chuẩn nước mặt.

+ TCVN 5944-1945: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.+ TCVN 5945-1995: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp.

- Tiêu chuẩn không khí và tiếng ồn bao gồm: khói bụi, khí thải…+ TCVN 5937- 1955: Tiêu chuẩn chất lượng khí xung quanh.+ TCVN 5971-1995: Tiêu chuẩn xác định nồng độ SO2.+ TCVN 5498-1995: Xác định nồng độ NO2.

+ TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu công cộng và các khu vực dân mức ồn tối đa cho phép

3.2 Chỉ số chất lượng môi trường.

Đo lường được chất lượng môi trường thông qua các tiêu chuẩn không phải là một việc đơn giản vì vấn đề môi trường mang tính vùng, khu vực, và có tổng hợp của rất nhiều yếu tố.

Trang 17

Chỉ số chất lượng môi trường (EQI) là chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở trọng số của các thành phần môi trường (không khí, nước, đất, )

EQI = (w1q1+w2q2+w3q3 +…+wnqn)/(w1+w2+w3+…+wn)

trong đó:

EQI: Chỉ số chất lượng môi trường

qi: Cấp chất lượng môi trường thành phần (ví dụ cấp chất lượng về nước, không khí )

wi: trọng số của thành phần môi trường

Chỉ số chất lượng môi trường EQI được xác định theo thang điểm 0-10:- Tốt là >7

- Trung bình 5,0-7,0- Xấu 3.5 -5.0

- Dưới xấu <3.5

Tuỳ vào đặc điẻm của mỗi địa phương mà thành phần môi trường có thể đuợc chọn và đánh trọng số cho những thành phần quan trọng nhất.

(Xem bảng 1)

Trang 19

Bảng1: Chỉ tiêu phân loại chất lượng môi trường theo TCVN

19

Lê Thị Huệ Kinh tế phát triển 44A

lượng môi trường (EQI)

Không khíNồng độ CO2, NO2, CO, bụi, tiếng ồn đạt tiêu chuẩnchophép theoTCVN5937-1995 và TCVN5944-1995

Nồng độ CO2, NO2, CO, bụi, tiếng ồn đạt xấp xỉ tiêu

theoTCVN5937-1995 và TCVN5944-1995

Ô nhiễm nặng đến rất nặng, SO2, NO2, CO2, CO có thể vượt TCVN 5937 từ hai lần trở lên Nồng độ bụi vượt TCVN từ 3 đến 5 lần

Ô nhiễm rất nặng, Nồng độ khí SO2, NO2, CO2 vượt TCVN5937-1995 trên 4 lần, nồng độ bụi vượt lên tiêu chuẩn trên 6 lần

NướcÍt bị ô nhiễm, những chỉ tiêu quan trọng đạt TCVN5942-1995 Nước ngầm không bị nhiễm colifom và đạt TCVN 4944-1995

Bị ô nhiễm ở mức trung bình Có khoảng 10 chỉ tiêu quan trọng đạt tieu chuẩn theo TCVN 5942-1995 Nước ngầm dùng trong sinh hoạt bị nhiễm feca colifom

Bị ô nhiễm mức trung bình các chỉ tiêu quan trọng không đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5942-1995, nước không thể sử dụng cho mục đích nước sinh hoạt , nước ngầm bị ô nhiễm nhiều chỉ tiêu không đạt TCVN

Nuớc bị ô nhiễm nặng nhiều, Các chỉ tiêu quan

TCVN5942-1995.Nuớc ngầm bị ô nhiễm nặng, PH <6, độ màu >50mg/l, coliform>50MPN/100ml.ĐấtSủ dụng đất hợp lí, đất

tương đối tốt cho năng xuất cây trồng cao Đất ít bị rủa trôi sói mòn mùn 3-4%, PH 6-7%

Đất nghèo dinh dưỡng cho năng xuát cây trồng thấp đất bị rửa trôi xói mòn, ít có điều kiện cải tạo đất Đất bị ô nhiễm, mùn 2-3%, PH từ 5-6%

Đất nghèo dinh dưỡng trơ sỏi đá, cây cối phát triển rất kém, đất bị sói mòn rửa trôi mạnh, ít có khả năng cải tạo, mùn từ 1-2%, PH 4-5%

Đất nghèo dinh dưỡng, cây cối phát triển rất kém đất bị sói mòn rửa trôi rất nhanh, không có khả năng cải tạo, mùn<0,1, PH<4,5

Vệ sinh môi trường

Trên 70% dân số có nước sạch dùng.

trên 70% chất thải rắn đựoc thu gom và chuyển đến bãi thải, có hệ thống

Từ 50-70% dân số có đủ nứoc sạch hợp vệ sinh.30-70% chất rắn thải đựoc thu gomvà chuyển đến bãi rác.Có hệ thống thóat nước

Từ 30-50%dân số có đủ nước hợp vệ sinh.

Không có hệ thống thu gom chất thải rắn ở đô thị, bãi rác tự chọn, không kiểm soát

Dưới 30% dân số có đủ nước hợp vệ sinh , không có hệ thống thu gom chất thải rắn.

không có hệ thống thoát

Trang 20

Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng nó biểu hiên qua 3 chức năng cơ bản sau.

- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống

và hoạt động sản xuất của con người: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài

nguyên có khả năng tái sinh, không có khả năng tái sinh và các dạng thông tin mà con người khai thác sử dụng đều chứa đựng trong môi trường Tài nguyên thiên nhiên có trong thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển và trong sinh quyển Càng ngày con người càng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho nhu cầu vật chất ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

- Môi trường với chức năng nơi chứa đựng chất thải: Trong mọi hoạt

động của con người từ quá trình khai thác tài nguyên cho sản xuất chế biến tạo ra sản phẩm đến quá trình lưu thông và tiêu dùng đều có phế thải và tạo ra chất thải Chất thải bao gồm nhiều dạng nhưng chủ yếu tồn tại ba dạng là:chất thải dạng khí, chất thải dạng rắn, chất thải lỏng Ngoài ra còn một số dạng khác như nhiệt, tiếng ồn, chất nguyên tử… tất cả các chất đều được đưa vào môi trường.

- Môi trường với chức năng là không gian sống, cung cấp các dịch vụ

cảnh quan: Cno người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gian môi

trường Đây là nơi duy nhất cho con người được hưởng các cảnh đẹp thiên nhiên thư thái về tinh thần thoả mãn những nhu cầu tâm lý.

5 Biến đổi môi trường và các dạng biến đổi môi trường

Trang 21

a.Khái niệm

Biến đổi môi trường là hiện tượng các chất phát thải ra môi trường, hoặc nguyên nhân khác làm cho môi trường đó và môi trường vùng xung quanh bị tổn thất.

b Các yếu tố tác động biến đổi môi trường

Chất phát thải ra môi trường: Là các chất thải sau khi sản xuất hoặc tiêu dùng của hoạt động kinh tế được đưa trực tiếp vào môi trường, khi vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường của vùng xung quanh gây thiệt hại, gây ra những tổn thất mà con người sẽ phải gánh chịu Các loại chất phát thải ô nhiễm gồm:

- Chất ô nhiễm tích luỹ và không tích luỹ: Có những chất phát ra môi trường tích luỹ theo thời gian như: chất rẻo, nhựa cũng có những chất phát thải ra môi trường sẽ phân huỷ, tiêu tan như tiếng ồn…

- Chất ô nhiễm địa phương, vùng, và toàn cầu: Phản ánh phạm vi ảnh hưởng của chất phát thải (như tiếng ồn có tính địa phương, mưa a xít mang tính vùng, xuy giảm tầng ozon mang tính toàn cầu…)

- Chất ô nhiễm có điểm nguồn hoặc không có điểm nguồn: Phản ánh mức độ nhận biết chất thải, ví dụ như chất phát thải có điểm nguồn từ một nhà máy sản xuất nào đó hoặc không thể xác định được nguồn khi dùng hoá chất trong nông nghiệp… Từ đó để có những giải pháp phù hợp.

- Chất phát thải liên tục hay không liên tục: có những chất phát thải do hoạt động liên tục nào đó gây ra như hoạt động khai thác, sản xuất, cũng có những chất phát thải là ngoài ý muốn do sự cố Tràn dầu, hoặc hoá chất là các ví dụ điển hình.

Trang 22

Biển đổi môi trường không liên quan đến chất thải: Trong thực tế việc xuy giảm môi trường không liên quan đến chất thải Ví dụ như lấy đất trồng trọt để xây dựng nhà ở, đường xá, trung tâm thương mại… làm giảm giá trị môi trường và cảnh quan Hay các kiểu sử dụng đất để khai thác mỏ, khai thác gỗ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường.

5.2 Các dạng biến đổi môi trường.

a Ô nhiễm môi trường.

Là sự thay đổi tính chất của môi trường do vi phạm những tiêu chuẩn môi trường

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất dạng khí (khí thải), các chất lỏng (nước thải) các chất rắn (chất thải rắn), chất chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lí sinh học.

b Suy thoái môi trường.

Là sự thay đổi chất lượng của các thành phần môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống của con người và thiên nhiên.

Thành phần môi trường ở đây gồm không khí, nước, đất, sông, hồ hệ sinh thái khu dân cư, khu sản xuất , khu bảo tồn danh lam thắng cảnh

c Sự cố môi trường.

Là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên gây ra xuy thoái môi trường nghiêm trọng.

Thường có những sự cố sau.

- Bão, lũ lụt, hạn hán nứt đất sụt lở đất, mưa a xít biến động khí hậu và thiên tai khác.

Trang 23

- Hoả hoạ, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, công trình văn hoá…

- Sự cố trong tìm kiếm thăm dò khai thác vận chuyển khoáng sản, sập lò, phụt dầu, tràn dầu

- Sự cố do lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất …

III MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

1 Vai trò của môi trường tự nhiên đến phát triển sản xuất công nghiệp

Môi trường tự nhiên là nền tảng cần thiết không thể thiếu được đối với sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển sản xuất Đặc biệt là sản xuất công nghiệp thể hiện:

- Môi trường tự nhiên cung cấp và bảo đảm không gian cần thiết cho sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp như đất đai, không gian phân bố tổ chức sản xuất …

- Môi trường cung cấp cơ sở nguyên liệu, năng lượng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp Từ các dạng vật chất trong tự nhiên dưới dạng tài nguyên thiên nhiên qua hoạt động chế biến chúng thành các sản phẩm có ích cho con người Những tài nguyên đó bao gồm:

+ Tài nguyên có thể tái sinh ví dụ: động vật trên cạn, động vật dưới nước,

+ Tài nguyên không tái sinh ví dụ : khoáng sản, đất…+ Tài nguyên ít thay đổi ví dụ: không khí, nguồn nước

Trang 24

+ Tài nguyêm tiềm năng, năng lượng mà hiện nay chưa thể đưa vào sử dụng nhưng trong tương lai nó có thể được sử dụng ví dụ: sự tuần hoàn tự nhiên của nước, năng lượng mặt trời, sức gió…

Có thể thấy được vai trò của môi trường trong sự phát triển của con người nói chung và sự phát triển của sản xuất công nghiệp nói riêng là hết sức quan trọng Môi trường có mối quan hệ gắn bó và tác động liên tục tới hoạt động sống, hoạt động sản xuất … Ngày nay mối quan hệ "sản xuất - môi trường " ngày càng chặt chẽ hơn Bảo vê môi trường không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế Hay nói cách khác thì bảo vệ môi trường là yêu cầu khách quan cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

2 Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường tự nhiên.

Hoạt động sản xuất công nghiệp có tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên điều này được thể hiện rõ trong sơ đồ 1

Sơ đồ 1: Tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường

Môi trường tài nguyên Sản xuất công nghiệp Chất thải công nghiệp

Sản phẩm có ích

Quá trình tiêu dùng

Trang 25

Chất thải

2.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề sử dụng tài nguyên.

- Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng đóng vai trò chủ đạo quyết định tới sự phát triển các ngành khác và của toàn bộ nền kinh tế Ngành công nghiệp khai thác sử dụng tài nguyên biến tài nguyên thành sản phẩm có ích cho con người Thông qua khai thác tài nguyên làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên.

- Nguồn tài nguyên khai thác và sử dụng trong sản xuất công nghiệp có thể ít biến đổi như nguồn nước, đất đai , có khả năng tái sinh như rừng, cũng có thể không có khả năng tái sinh như khoáng sản , trong quá trình khai thác, sử dụng, ngành công nghiệp có thể làm biến đổi nguồn tài nguyên, làm cạn kiệt hay biến chúng thành nguồn khan hiếm.

- Tài nguyên được khai thác, sử dụng trong sản xuất công nghiệp sẽ biến đổi thành những sản phẩm Nhưng không phải tất cả chúng đều là những sản phẩm có ích cho tiêu dùng mà một phần là sản phẩm quay trở lại môi trường dưới dạng chất thải công nghiệp Lượng chất thải này phụ thuộc vào bản thân ngành công nghiệp và trình độ của công nghệ dùng trong sản xuất.

- Các sản phẩm có ích sau một thời gian tiêu dùng sẽ hư hỏng và mất dần giá trị sử dụng khi đó nó quay lại môi trường dưới dạng chất thải tiêu dùng.

Trang 26

Về mặt lượng thì tài nguyên khai thác không mất đi mà chỉ thay đổi về chất sau mỗi chu kỳ sản xuất, tiêu dùng Chúng quay trở về môi trường trong trạng thái chất thải công nghiệp và chất thải tiêu dùng Chính điều này cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ biến đổi tài nguyên thành các chất thải và do đó sản xuất công nghiệp sẽ có tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên.

2.2 Những tác động của sản xuất công nghiệp đến sự biến đổi môi trường tự nhiên

Cùng với quá trình phát triển của công nghiệp, thì mức độ tác động cuả nó đến môi trường tự nhiên ngày càng tăng lên nhanh chóng Những thành tựu khoa học kỹ thuật ra đời khi đưa vào sản xuất đã tạo ra được nhiều ngành nghề trong sản xuất công nghiệp, đồng thời quy mô của sản xuất không ngừng được mở rộng và từ đó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra hàng loạt các tác động khác nhau vào môi trường tự nhiên.

Nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng, số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều, điều đó đã dẫn đến khai thác sử dụng tài nguyên với khối lượng rất lớn hơn rất nhiều lần so với khả năng tái sinh làm cho nguồn tài nguyên có xu hướng cạn kiệt Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển nhanh, tác động to lớn đến môi trường tự nhiên, Công nghiệp năng lượng, hoá chất,…gây ra nhiều chất độc hại thải vào môi trường Có thể mô tả cụ thể tác động của công nghiệp đến môi trường tự nhiên thông qua những tác động của nó đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí…như sau:

- Công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản: tác động trực tiếp đến môi trường đất làm suy thoái, phá huỷ môi trường đất, sói mòn sạt lở

Trang 27

đất Đối với môi trường nước sẽ làm tăng nồng độ các chất độc hại trong nước do ảnh hưởng của hoạt động khai thác như chất CO2, SO2 , giảm chất lượng nước Đồng thời công nghiệp khai thác còn làm tăng nồng độ bụi trong môi trường không khí.

- Công nghiệp hoá chất : đối với môi trường đất có tác động xấu, hoá chất sử dụng không hết sẽ thấm vào đất làm cho mất khả năng sản xuất của đất đai Đối với môi trường nước nước xả từ công nghiệp hoá chất có nhiều độc tố như Fe, Mn, Pb, axít, SO2, NO2 Và hoạt động này cũng tạo môi trường không khí những thiệt hại tương tự.

- Công nghiệp vật liệu xây dựng: thải ra nhiều chất thải rắn khó tiêu huỷ gây nguy hại cho môi trường đất Làm suy giảm chất lượng các tầng nước.Tăng nồng độ bụi trong môi trường không khí cao vượt quá mức cho phép.

- Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các chất cặn bã sau khi chế biến không được xử lý sẽ làm ô nhiễm đất, chua , mặn đất gây chất thải có mùi khó chịu cho môi trường không khí, làm ảnh hưởng tới nguồn nước.

3 Một số nguyên nhân cơ bản do phát triển công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường.

3.1 Nguyên nhân do quy trình công nghệ trong sản xuất và xử lý chất thải

Quy mô và tốc độ sản xuất công nghiệp tăng nhanh dẫn đến tốc độ khai thác sử dụng tài nguyên tăng và từ đó làm tăng lượng chất thải trong công nghiệp Tuy vậy nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường tăng lên nhanh chóng là do trình độ công nghệ sử dụng trong sản xuất công nghiệp và trong xử lý chất thải còn nhiều hạn chế thể hiện ở chỗ:

Trang 28

Khối lượng chất thải công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào loại công nghệ đang sử dụng Có nhiều công nghệ áp dụng gây lãng phí tài nguyên, hoặc làm thải ra nhiều chất thải công nghiệp Mặt khác công nghệ áp dụng trong xử lý chất thải là hết sức cần thiết, nó có thể trả lời cho bài toán chi phí hiệu quả trong sản xuất công nghiệp.

3.2 Do những hạn chế trong công tác quản lý

Công tác quản lý yếu là một nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường.Vấn đề môi trường là vấn đề tương đối mới nên nhận thức vai trò của nó còn chưa đầy đủ do vậy trong quản lý có phần lỏng lẻo.Chính những hạn chế trong công tác quản lý tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất công nghiệp đã chưa coi trọng công tác sử lý chất thải công nghiệp và làm cho môi trường càng ngày càng ô nhiễm Mặt khác thiếu quản lý trong việc khai thác sử dụng tài nguyên làm cho tài nguyên có thể bị khai thác không hợp lý và lãng phí ví dụ: khai thác bừa bãi rừng, cát lòng sông, nạn khai thác thổ phỉ… đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Coi trọng công tác quản lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thể kiềm chế được lượng chất thải công nghiệp và có thể tìm ra được những giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá hiện nay.

Trang 29

CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

I VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH

1 Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm tài nguyên tỉnh Quảng Ninh của tỉnh Quảng Ninh

1.1 Đặc điểm tự nhiên

a Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, kéo dài từ Đông Triều đến Móng Cái với chiều dài 250km:

Trang 30

Phía Bắc giáp với: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Trung QuốcPhía Tây Nam giáp với: Hải Dương, Hải Phòng.

Phía Đông và Đông Nam lối liền với thềm lục địa Vịnh Bắc BộDiện tích tự nhiên toàn Tỉnh là 5938Km2, bao gồm đấy liền và hải đảo Trong đó có 2819km2 đất rừng, trung du, miền núi, đồng bằng ven biển là 2500km2 và 610km2 hải đảo

Tỉnh Quảng Ninh tập trung nhiều đầu mối giao thông thuỷ, bộ như đường quốc lộ 18A nối liền dọc chiều dài quảng Ninh với Hà Nội, đường 10 Nối với Hải Phòng…Hệ thống cảng biển như cảng Cái Lân, cảng du lịch Hồng Giai, cảng Cửa Ông…

Với đặc điểm vị trí địa lí đó Quảng Ninh được Nhà nước xác định là địa bàn kinh tế động lực, nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

b Về địa hình và khí hậu.

Quảng Ninh có dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, các đảo và thềm lục địa Trong đó địa hình đồi núi thấp là bộ phận quan trọng nhất chiếm khoảng hơn 80% diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m, ngoại trừ một số đỉnh Yên Tử(1068m), Cao Xiêm (Bình liêu)1330m, Nam Châu lãnh (Quảng Hà) cao1106m…Địa hình đồng bằng chỉ chiểm khoảng 18% tổng số diện tích tự nhiên, đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt Bờ biển Quảng Ninh dài 250km có nhiều bãi tắm đẹp như Trà Cổ (Móng Cái),Minh Châu, Quan Lạn (Vân Đồn) ; Có hàng ngàn đảo lớn nhỏ xếp nối đuôi nhau từ Mũi Ngọc đến Nam Hạ Long Biển Quảng Ninh là bộ phận phía Bắc của Bắc Bộ với đặc điểm là một vịnh nông, sâu không quá 20m.

Trang 31

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 21-23 độ, lượng mưa lớn vào mùa hè, do đặc điểm địa hình mưa lớn dễ có lũ tập trung nhanh và gây ra xói mòn lớn.

1.2 Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên Quảng Ninh.

a Tài nguyên rừng.

Do đất đồi núi chiếm tỷ trọng lớn, lại nằm trong vùng mưa nhiều nên Quảng Ninh có diện tích rừng lớn và phát triển phong phú Diện tích rừng hiện có khoảng 257.000ha trong đó có khoảng170.000ha rừng tự nhiên và 87.000 ha rừng trồng chiếm khoảng 42,4% diện tích toàn tỉnh (số liệu 2003)

Rừng nguyên sinh tập trung ở phía bắc huyện Hoành Bồ, vùng cao hẻo lánh của cánh cung Đông Triều, Yên Tử, Quảng Nam Châu… Do tác động của con người rừng thứ sinh từ chỗ khai thác làm lương dẫy và lại được phục hồi dần và đang mở rộng diện tích.

Rừng Quảng Ninh phong phú về chủng loại động thực vật ( thức vật có khoảng 1027 loài thuộc 6 ngành, Động vật có khoảng 120 loài) Có nhiều loài quý hiếm như lim, lát, sến, táu, hươu, nai, khỉ, vọc… Dưới tán rừng có nhiều dượi liệu quý như: sa nhân, ba kích, đẳng sâm…

Tuy vây rừng Quảng Ninh đã bị khai thác nhiều, phần lớn rừng nghèo, chữ lượng gỗ chỉ còn khoảng 5 triệu m3.

Rừng có vai trò hết sức quan trong với Quảng Ninh Không chỉ cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu mà còn giữ vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước và điều hoà khí hậu Nhiều vùng rừng được bảo tồn còn có ý nghĩa lớn với du lịch sinh thái như rừng Yên tử-Uông Bí, rừng đảo Ba mùn - Vân Đồn, rừng núi đá vôi - Vịnh Hạ Long…

b Tài nguyên biển.

Trang 32

Là một tỉnh ven biển có cấu trúc địa hình, địa mạo da dạng, biển Quảng Ninh có lợi thế rất lớn để phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác nhau, đặc biệt là kinh tế du lịch; cảng biển và khai thác, nuôi trồng chế biến thuỷ sản Đây cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, quyết định đến sự phát triển cuả tỉnh hiện tại và tương lai.

Biển Quảng Ninh có nguồn thuỷ sản rất phong phú với nhiều chủng loại như tôm, cua, sá sùng, bào ngư, sò huyết, trai ngọc, rong câu… Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu Nhờ những thuận lợi về sinh thái, môi trường, vùng ven biển Quảng Ninh có khả năng phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ, hải sản ven biển với nhiều hình thức để đáp ứng cho công nghiệp chế biển các sản phẩm xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.

c Tài nguyên khoáng sản.

Từ 140 mỏ và điểm khoáng đã phát hiện, có thể nói Quảng Ninh hầu như có mặt đầy đủ các loại khoáng sản trên bản đồ khoáng sản Việt nam.Chúng bao gồm khoáng sản nhiên liệu, vật liệu, kim loại đen, kim loại màu, vật liệu xây dựng, nước khoáng… trong đó có những loại khoáng sản đặc biệt có giá trị kinh tế lớn là khoáng sản nhiên liệu ( bể than); các vật liệu xây dựng: đá vôi, sét xi măng, sét gạch ngói chất lượng cao, đá hoa cương…

Than là vật liệu quan trọng nhất của Quảng Ninh, đây là bể than lớn nhất của cả nước chiểm khoảng 90% sản lượng khai than thác của cả nước Diện tích phân bổ rộng từ đảo Kế Bào đến Đông Triều, chiều dài khoảng 150km về chữ lượng khoảng 3,5 tỷ tấn.

Đá vôi có trữ lượng gần 3,13 tỷ tấn phân bố tập trung ở Hoành bồ có trữ lượng là 1,32 tỷ tấn còn lại nằm rải rác rọc từ Đông Triều đến Cẩm Phả- Vân đồn Đá vôi có chất lượng tốt thoả mãn cho ngành xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất xi măng quy mô lớn.

Trang 33

Các nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng cũng có chữ lượng lớn như sét làm xi măng, sét gạch ngói ( tập trung ở Hạ long, Đông triều, Yên hưng, Uông bí ), gạch chịu lửa, cao lanh gốm sứ, cát thuỷ tinh…

Nguồn nước khoáng thiên nhiên gồm nước khoáng nóng và nước khoáng nóng ở nhiệt độ trên 50 0C, tập trung ở thị xã Cẩm Phả có nồng độ khoáng cao, trữ lượng lớn, có giá trị sử dụng làm nước giải khát, chữa trị một số bệnh …

Ngoài ra còn một số khoáng sản có giá trị công nghiệp khác như đá dầu ở Hoành bồ, Ti tan Móng Cái, đá Thạch anh, Vàng, Sa khoáng ở Hoành Bồ…

Bảng 2: Tiềm năng khoảng sản chủ yếu ở Quảng Ninh

Trang 34

có tính đa dạng cao về cảnh quan và các động thực vật phong phú, trong đó có nhiều loài đặc hữu Riêng khu Vịnh Hạ Long- Bái Tử Long, bên cạng giá trị về cảnh quan và địa chất địa mạo nổi bật, đến nay đã xác định được trên 400 loài cá, 500 loài động vật đáy, 160 loài san hô, 355 loài sinh vật phù du, 140 loài dong biển, 7 loài cỏ biển, 34 loài thực vật ngập mặn và hàng trăm loài thực vật khác Các hệ sinh thái Quảng Ninh là nơi cư trú của nhiều loài có tên trong Sách Đỏ và danh mục những loài nguy cấp ở mức độ toàn cầu Một số vùng trở nên nổi tiếng nhờ vào giá trị cảnh quan, sinh học và đa dạng sinh học như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, rừng đặc dụng… Vùng biển Quảng Ninh là một trong những 4 ngư trường trọng điểm cả nước với chữ lượng 200.000 tấn và trên 200 loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao cho phép khai thác 30-35 ngìn tấn hàng năm.

Tự nhiên đã ưu ái cho Quảng Ninh không chỉ ở vị trí địa lí, ở địa hình mà còn ở tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt ở nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và hết sức đa rạng Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp then chốt như công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp vật liệu xây dựng…Chính những đặc trưng rất riêng về điều kiện tài nguyên thiên nhiên đã làm nên một đặc trưng riêng cho sự phát triển của Quảng Ninh những năm qua đó là tỉnh công nghiệp phát triển và công nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế toàn tỉnh.

2 Đặc điểm Kinh tế xã hội của Quảng Ninh.

2.1 Đặc điểm về kinh tế.

a Tăng trưởng kinh tế.

Trang 35

Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp với mức tăng trưởng cao và ổn định: Thời kỳ 1996-2000 tăng trưởng bình quân là 9,6% /năm, trong đó: công nghiệp xây dựng tăng 13,1%/ năm; nông lâm ngư nghiệp tăng 6,3%; các ngành du lịch dịch vụ tăng 7,4% năm năm 2000 GDP bình quân đầu người đạt gần 400USD/ năm gấp 2,5 lần so 1990 Thời kỳ (2000-2005) tăng trưởng bình quân là 12,75% trong đó Công nghiệp xây dựng tăng 11,1%; nông nghiệp thuỷ sản tăng 8,2%, ngành dịch vụ tăng 14,6%; GDP bình quân đầu người năm 2005 ước tính đạt khoảng 726 USD bằng 1,65lần năm 2000.

b.Về chuyển dịch cơ cấu.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh như công nghiệp, Du lịch, cảng biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển đảo, chú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các ngành, các lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế.năm 2000 tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng là 52,4% Nông lâm ngư nghiệp là 9,5% dịch vụ là 38,0% Năm 2005 uớc tính công nghiệp và xây dựng là 50,9% Nông lâm thuỷ sản là 7,8%; các ngành dịch vụ là 41,3%

Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát huy tiềm năng của thanh phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác Các thành phần kinh tế sản xuất và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đa dạng và năng động hơn.

c Hoạt động thu chi ngân sách trên địa bàn và đầu tư phát triển

Hoạt động thu chi ngân sách luôn được củng cố và cải thiện đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nuôi dưỡng nguồn thu và khai thác tốt các nguồn lực Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2001-2005 ước tính đạt 16640 tỷ tăng bình quân là 10,65 % trong đó thu nội địa tăng 21,95% Tổng chi ngân sách cũng trong giai đoạn này khoảng 8666 tỷ tăng bình quân là 17,5%

Trang 36

Cân đối vốn đầu tư phát triển tiếp tục được cải thiện qua các năm tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 ước tính đạt khoảng 49730 tỷ đồng vượt 29000 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, nhịp độ tăng bình quân là 26,6% Đầu tư chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, như cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, công trình cấp thoát nước, các công trình trọng điểm…

d Hoạt động kinh tế đối ngoại

Hoạt động xuất nhập khẩu luôn duy trì ở mức độ tăng trưởng cao tính trung bình 5 năm 2001-2005 tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn là 1.500 triệu USD tăng bình quân là 19% trong đó xuất khẩu tăng là 35.05 % nhập khẩu tăng 42%

Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài : Thu hút FDI tổng vốn đăng kí ước tính 5 năm đạt khoảng 370 triệu USD, tổng vốn thực hiện là là 212 triệu USD bằng 57,3% vốn đăng ký Đối với thu hút ODA, các nhà tài trợ cam kết giành cho Quảng Ninh trong 5 măn là 287triệu USD dự kiến hết 2005 giải ngân được khoảng 200 triệu USD bằng 69,9% so với vốn đăng ký.

2.2 Đặc điểm về Xã hội

a Dân số

Là một tỉnh có hơn một triệu dân với dân tộc kinh chiếm 90% và phân thành 14 đơn vị hành chính với 10 huyện trong đó có 2 huyện đảo là Cô Tô và Vân Đồn, 3 thị xã, một thành phố Hạ long là trung tâm văn hoá của cả tỉnh.

Bảng 3: Tình hình dân cư Quảng Ninh 2001-2005

Trang 37

Dân sốĐ.vị200020012002200320042005Dân sốngườ

1.032.2641045091 1.058.8291.072.0161.081.363Tỷ lệ dân

cư đô thị

tỷ lệ tăng tự nhiên

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2005)

Mật độ dân số trên địa bàn tỉnh khoảng 178 người/ km2, Tuy vậy mật độ dân cư rất không đều giữa các vùng trong tỉnh, ở miền núi và hải đảo mật độ còn thấp và ở vùng trung tâm tập trung tương đối cao Trong thời kỳ đổi mới mức độ đô thị hoá diễn ra nhanh và do đó dân cư thành thị cũng tăng theo Quảng Ninh là tỉnh có dân số thành thị chiếm tỷ trọng cao.

b Về giáo dục và Y tế.

Giáo dục và y tế ngày càng được các cấp quan tâm.

Về giáo dục: hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có 14/14 đơn vị đạt chuẩn xoá mù ở bậc tiểu học,13/14 đơn vị đạt chuẩn xoá mù ở bậc THCS Số học sinh theo học PTTH các trường TH chuyên nghiệp ngày càng tăng Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 18 trường đào tạo cao đẳng TH dạy nghề của Trung ương và địa phương 477 trường PT các cấp, đây là tiền đề để Quảng Ninh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội.

Về y tế: Mạng lưới y tế công cộng ngày càng được tăng cường, hiện đã có 100% xã, phường có bác sĩ công tác, 30% xã phường đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế, 100% thôn bản có nhân viên Y tế.

c Lực lượng lao động và viêc làm.

Lượng lao động ở Quảng Ninh là một nguồn lực cho phát triển kinh tế, hàng năm số người trong độ tuổi lao động tăng lên đáng kể trong đó lao động qua đào tạo là 33%

Trang 38

Nguồn lao động được coi là một thế mạnh của tỉnh nhất là trong công nghiệp khai thác mỏ cần nhiều lao động.

Bảng 4: Bảng tổng hợp tình lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Chỉ tiêuĐ.vị tính 20012002200320042005tốc độ tăng BQ (%)Số người

trong độ tuổi LĐ

người634000 644000 649000650000 6614451,35

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị

Tỷ lệ sd thời gian LĐ ở nông thôn

( Nguồn; Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)

Số người trong độ tuổi lao động tăng bình quân 1,35%/ năm, trong đó số lao động được giải quyết việc làm tăng 1,5% năm Bình quân mỗi năm giải quyết được 2,1 vạn lao động nhờ có các chính sách của tỉnh như khuyến khích ngành nghề sử dụng nhiều lao động, chính sách phát triển sản xuất do đó tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 76%(2000) tăng lên 80% năm 2005, thất nghiệp thành từ 7,42%(2000) giảm còn 5,7% 2005

II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

1 Sơ nét về thực trạng tổ chức công nghiệp trên lãnh thổ.

Trang 39

1.1 Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ.

Từ năm 2000 bắt đầu có sự thay đổi về chính sách, luật Doanh nghiệp thay thế cho các luật công ty đã phát huy hiệu quả Mặt khác QĐ 1169/2000 QĐ-UB ngày 9/5/2000 về một số chính sách biện pháp quyến khích ngành nghề thu hút lao động và giải quyết việc làm; các chính sách phát triển các khu, cụm công nghiệp; Sự ra đời của các chính sách tài chính tín dụng, các quỹ hỗ trợ phát triển; mở rộng cơ chế đăng kí kinh doanh thông thoáng nên số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã gia tăng nhanh chóng.

Bảng 5: Các cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành Kinh tế.

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2005)

Đặc điểm của ngành công nghiệp Quảng Ninh là phát triển ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế về tài nguyên khoáng sản Do đó mà số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp khai thác mỏ lớn hơn so với nhiều địa phương khác, đặc biệt là khai thác than với sản lượng khai thác than chiếm 90% sản lượng cảu cả nước Trong số những cơ sở này có những cơ sở đã tồn tại từ rất lâu cũng có những cơ sở mới hình thành và phát triển nhằm

Trang 40

mục đích khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và đáp ứng cho nhu cầu về nguyên liệu trong nước cũng như xuất khẩu.

Các cơ sở chế biến tăng nhanh, đây là hệ quả của chính sách thu hút đầu tư , khuyến khích phát triển sản xuất trong những năm qua của tỉnh Tuy quy mô các cơ sở còn nhỏ nhưng trong thời gian tới sẽ phát triển mở rộng sản xuất những sản phẩm có giá trị cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp điện nước thì giữ tương đối ổn định số lượng không tăng nhưng quy mô và công xuất thì đã được nâng lên Trong giai đoạn tới mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm nhiệt điện lớn nhất của cả nước nhằm tận dụng nguồn nguyên do đó sẽ xuất hiện thêm một số nhà máy nhiệt điện nhiên liệu than như nhà máy nhiệt điện Uông bí (300MW0; nhà máy nhiệt điện cẩm Phả (600MW); nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (120MW); nhà máy điện than Mạo khê (220MW); nhà máy nhiệt điện Mông Dương (1000MW)…

1.2 Thực trạng bố trí sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ.

Trong giai đoạn 2000-2010 tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã dọc quốc lộ 18A cụ thể như sau:

a Về bố trí các cụm công nghiệp.

Những năm gần đây, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh luôn chiếm tỉ trọng trên dưới 50% tổng giá sản phẩm (GDP) của cả tỉnh Với nhận thức "vốn nước ngoài là quan trọng vốn trong nước là quyết định" thì việc đẩy mạnh khu công nghiệp tập trung để thu hút các dự án đầu tư lớn, việc xây dựng các cụm công nghiệp đang cũng được tỉnh quan tâm

Ngày đăng: 07/12/2012, 09:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng1: Chỉ tiêu phân loại chất lượng môi trường theoTCVN - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 1 Chỉ tiêu phân loại chất lượng môi trường theoTCVN (Trang 19)
Sơ đồ 1: Tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Sơ đồ 1 Tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường (Trang 24)
Bảng 2: Tiềm năng khoảng sản chủ yếu ở Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2 Tiềm năng khoảng sản chủ yếu ở Quảng Ninh (Trang 33)
Bảng 2: Tiềm năng khoảng sản chủ yếu ở Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2 Tiềm năng khoảng sản chủ yếu ở Quảng Ninh (Trang 33)
Bảng 4: Bảng tổng hợp tình  lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 4 Bảng tổng hợp tình lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 38)
Bảng 5: Các cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành Kinh tế. - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 5 Các cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành Kinh tế (Trang 39)
Bảng 5: Các cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành Kinh tế. - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 5 Các cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành Kinh tế (Trang 39)
2010 của tỉnh Quảng Ninh hình thức tổ chức khu công nghiệp được bố trí khá sôi nổi. Trong đó có Khu Công nghiệp Công nghệ cao Hoành Bồ với  quy hoạch khoảng 150 ha, Khu công nghiệp móng Cái với các sản phẩm chủ  yếu phục vụ xuất khẩu… - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2010 của tỉnh Quảng Ninh hình thức tổ chức khu công nghiệp được bố trí khá sôi nổi. Trong đó có Khu Công nghiệp Công nghệ cao Hoành Bồ với quy hoạch khoảng 150 ha, Khu công nghiệp móng Cái với các sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu… (Trang 42)
Bảng 8: Sản lượng một số sản phẩm ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 8 Sản lượng một số sản phẩm ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh (Trang 46)
Bảng 9: Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt trên địa bàn tỉnh (theo giá cố định 1994)  - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 9 Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt trên địa bàn tỉnh (theo giá cố định 1994) (Trang 46)
Bảng 8: Sản lượng một số sản phẩm ngành công nghiệp then chốt của  Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 8 Sản lượng một số sản phẩm ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh (Trang 46)
Bảng 9: Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt  trên địa bàn tỉnh  (theo giá cố định 1994) - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 9 Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt trên địa bàn tỉnh (theo giá cố định 1994) (Trang 46)
Bảng 10: Lực lượng lao động công nghiệp Quảng Ninh phân theo ngành - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 10 Lực lượng lao động công nghiệp Quảng Ninh phân theo ngành (Trang 47)
Bảng 10: Lực lượng lao động công nghiệp Quảng Ninh phân theo  ngành - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 10 Lực lượng lao động công nghiệp Quảng Ninh phân theo ngành (Trang 47)
Bảng 10 cho thấy lao động trong ngành công nghiệp tỉnh tăng qua các năm. Năm 2005 lao động là 114.560 người tăng 23.705 người so với năm  2000 và tăng tương ứng 26% tốc độ tăng bình quân 10 năm là 1,3%/ năm. - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 10 cho thấy lao động trong ngành công nghiệp tỉnh tăng qua các năm. Năm 2005 lao động là 114.560 người tăng 23.705 người so với năm 2000 và tăng tương ứng 26% tốc độ tăng bình quân 10 năm là 1,3%/ năm (Trang 48)
Bảng 11: Đầu tư Xây dựng cho các ngành trong nền kinh tế. - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 11 Đầu tư Xây dựng cho các ngành trong nền kinh tế (Trang 49)
Bảng 11: Đầu tư Xây dựng cho các ngành trong nền kinh tế. - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 11 Đầu tư Xây dựng cho các ngành trong nền kinh tế (Trang 49)
Bảng 14: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và cơ cấu giá trị gia tăng Công nghiệp trong GDP tỉnh Quảng Ninh  giai đoạn 1996-2005 - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 14 Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và cơ cấu giá trị gia tăng Công nghiệp trong GDP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1996-2005 (Trang 55)
Bảng 14: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp   và cơ cấu giá trị gia tăng   Công nghiệp trong GDP tỉnh Quảng Ninh  giai đoạn 1996-2005 - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 14 Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và cơ cấu giá trị gia tăng Công nghiệp trong GDP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1996-2005 (Trang 55)
Bảng 17: Giá trị xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 1999-2005 - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 17 Giá trị xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 1999-2005 (Trang 61)
Bảng 17: Giá trị xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh  1999-2005 - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 17 Giá trị xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 1999-2005 (Trang 61)
Bảng 16: Các Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 16 Các Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu (Trang 61)
Từ bảng 17 cho công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu và tỷ trọng này liên tục tăng - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
b ảng 17 cho công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu và tỷ trọng này liên tục tăng (Trang 62)
Bảng 18: Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 18 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh (Trang 62)
Bảng 18:  Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân theo ngành   kinh tế của tỉnh Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 18 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh (Trang 62)
Bảng 18: Nộp ngân sách công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 18 Nộp ngân sách công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Trang 63)
Bảng 18: Nộp ngân sách công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 18 Nộp ngân sách công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Trang 63)
Bảng 19 Thực trạng phân bố rừng ở Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 19 Thực trạng phân bố rừng ở Quảng Ninh (Trang 69)
Bảng 19 Thực trạng phân bố rừng ở Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 19 Thực trạng phân bố rừng ở Quảng Ninh (Trang 69)
Bảng 20: Diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh. - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 20 Diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh (Trang 70)
Bảng 20: Diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh. - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 20 Diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh (Trang 70)
Bảng 21: Tổng hợp một số chỉ tiêu Môi trường vượt TCVN theo kết quả quan chắc 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh  - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 21 Tổng hợp một số chỉ tiêu Môi trường vượt TCVN theo kết quả quan chắc 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 71)
Bảng 21: Tổng hợp  một số chỉ tiêu Môi trường  vượt TCVN  theo kết quả   quan chắc 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 21 Tổng hợp một số chỉ tiêu Môi trường vượt TCVN theo kết quả quan chắc 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 71)
Bảng 22: Phân loại chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ninh theo chỉ số môi trường EQI - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 22 Phân loại chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ninh theo chỉ số môi trường EQI (Trang 77)
Bảng 22: Phân loại chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ninh theo chỉ số   môi trường EQI - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 22 Phân loại chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ninh theo chỉ số môi trường EQI (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w