1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐÁNH GIÁ SỰ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU

9 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 243,08 KB

Nội dung

Kinh tế & Chính sách 133TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 2016 ĐÁNH GIÁ SỰ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU Nguyễn Quốc Nghi Tr[.]

Trang 1

ĐÁNH GIÁ SỰ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU

Nguyễn Quốc Nghi

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tổn thương của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với hoạt động sinh kế của cư dân vùng ven biển Cà Mau Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 202 hộ dân đang sinh sống ở khu vực ven biển Cà Mau Sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế (LVI), kết quả cho thấy rằng, cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng khá lớn từ tác động của BĐKH, khả năng tổn thương giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, chiến lược sinh kế, lương thực thực phẩm, nguồn nước, đặc điểm hộ, vốn tài chính, thảm hoạ BĐKH và sức khoẻ Tuy nhiên, khả năng thích ứng với BĐKH của các hộ dân vùng ven biển Cà Mau cũng khá cao

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương, dân cư ven biển, tỉnh Cà Mau

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Biến đổi khí hậu (BĐKH) với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển dâng, được xem là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 Với những tác động tiềm tàng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, BĐKH đang là một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

(Tân và Thành, 2013) Cuộc chiến chống BĐKH tồn cầu địi hỏi phải hành động ngay lập tức không chỉ trên phương diện thích ứng mà cịn làm giảm thiểu tác động của BĐKH Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng Theo thời gian hình thành và phát triển, vùng ven biển đã trở thành nơi sinh sống của đông đảo dân cư, sinh kế của họ vì thế cũng chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên biển Tuy nhiên, sự gia tăng rủi ro từ BĐKH là một trong những áp lực làm tăng sự tổn thương đối với sinh kế của cư dân ven biển (Tân và cộng sự, 2010) Trên thực tế, người dân sinh sống ở các vùng ven biển là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH do sống trong vùng địa lý

Trang 2

các hiện tượng khí hậu cực đoan xuất hiện với tần suất càng nhiều đã, đang và sẽ còn xảy ra gây tác động nghiêm trọng đến đời sống và sinh kế của cư dân (Tuấn, 2010) Do đó, nghiên cứu đánh giá sự tổn thương của cư dân vùng ven biển Cà Mau trước tác động của BĐKH là thật sự cấp thiết

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết

Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (Champers và Conway, 1992) là một phương pháp được sử dụng để thiết kế chương trình phát triển ở cấp cộng đồng (Đại hội đồng LHQ, 1997) được dùng để đánh giá khả năng của các hộ gia đình chịu được những biến cố như dịch bệnh hoặc xung đột dân số Tuy nhiên, phương pháp này hạn chế giải quyết các vấn đề nhạy cảm và khả năng thích ứng với BĐKH Vì vậy, Hahn et al (2009) đã đề xuất phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) - đây là 1 phương pháp được kết hợp bởi phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và nhiều phương pháp trước đó LVI sử dụng nhiều chỉ số để đánh giá độ nhạy cảm, tổn thương của các yếu tố như sức khoẻ, lương thực, tài nguyên nước,… đối với tác động của BĐKH Theo Hahn et al (2009) có hai cách tiếp cận đối với chỉ số LVI, cách thứ nhất thể hiện LVI như là một chỉ số hỗn hợp bao gồm 7 yếu tố chính là: đặc điểm hộ, chiến lược sinh kế, mạng lưới xã hội, sức khoẻ, lương thực, nguồn nước, các thảm hoạ tự nhiên và sự thay đổi khí hậu Mỗi yếu tố chính bao gồm vài chỉ báo hoặc yếu tố phụ Cách thứ hai là tập hợp 7 yếu tố chính này vào trong 3 tác nhân đóng góp theo định nghĩa khả năng bị tổn thương của Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH đối với khả năng tổn

thương là sự hứng chịu, sự nhạy cảm/tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng Cách tiếp cận của phương pháp này là sử dụng dữ liệu chính từ các cuộc điều tra hộ gia đình để xây dựng các chỉ số Bằng cách sử dụng các dữ liệu hộ gia đình chính, phương pháp này giúp tránh những sai sót liên quan đến việc sử dụng số liệu thứ cấp và giảm sự phụ thuộc vào các mơ hình khí hậu LVI sử dụng cách tiếp cận cân bằng trọng lượng trung bình (Sullivan et al, 2002) các thành phần phụ góp phần bằng nhau chỉ số tổng thể để tạo các thành phần chính bao gồm các phần phụ khác nhau

Cách tính LVI: Do mỗi yếu tố phụ được đo lường theo mỗi hệ thống khác nhau nên cần thiết phải chuẩn hoá để trở thành một chỉ số theo phương trình dưới đây:

minmaxminSSSSdIndexsd

Trong đó: Sd là giá trị gốc yếu tố phụ (giá trị thực) đối với địa phương (huyện/xã) d;

Smin là giá trị tối thiểu; Smax là giá trị tối đa

Sau khi được chuẩn hoá, các yếu tố phụ được lấy trung bình để tính giá trị của mỗi yếu tố chính bằng cách áp dụng phương trình sau: nindexMniiSdd 1

Trong đó: Md là một trong bảy yếu tố chính đối với địa phương (huyện/xã) d;

Index Sdi thể hiện các yếu tố phụ được ghi chỉ

Trang 3

 7171iMiidiMidWMWLVI

Trong đó: LVId là chỉ số tổn thương sinh kế địa phương (huyện/xã) d, tương ứng với trung bình có trọng số tất cả 7 yếu tố chính Trọng số

của mỗi yếu tố chính WMi được xác định bằng số lượng các yếu tố phụ tạo nên các yếu tố chính

Trong nghiên cứu này, giá trị chỉ số LVI dao động trong khoảng 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất) (Micah B.Hahn et al, 2009)

Cách tính LVI-IPCC:

Bảng 1 Sự đóng góp của các nhân tố IPCC đến các yếu tố tổn thương chính Các nhân tố đóng góp theo IPCC đối với các yếu tố chính của khả năng tổn thương Sự phô bày (Exposure – e)

(sự thể hiện của các tác động) Thảm hoạ thiên nhiên và biến đổi khí hậu

Khả năng thích ứng (Adaptive Capacity – a)

- Đặc điểm hộ - Chiến lược sinh kế - Mạng lưới xã hội Tính dễ tổn thương (Sensitivity – s) - Sức khoẻ - Lương thực - Vốn tài chính - Nguồn nước

Nguồn: Mơ phỏng Micah B Hahn et al, 2009

Thay vì hợp nhất các yếu tố chính vào LVI trong một bước, cách tiếp cận này kết hợp các yếu tố chính theo bảng 2 bằng cách sử dụng cơng thức:  niMinidiMidWMWCF11Trong đó: CFd: một tác nhân đóng góp IPCC;

Mdi: yếu tố chính cho địa phương (huyện/xã) được ghi chỉ số theo i;

WMi: là trọng số của mỗi yếu tố chính; N: số yếu tố chính trong mỗi tác nhân đóng góp Sau đó: LVI-IPCC= (e-a)*s

e: sự phơ bày;

s: là sự nhạy cảm/tính dễ bị tổn thương; a: khả năng thích ứng

Trong nghiên cứu này, giá trị của LVI-IPCC dao động từ -1 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất) (Micah B.Hahn et

al, 2009)

2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Trang 4

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh Cà Mau, Chính quyền địa phương xã Đất Mũi và xã Khánh Hội, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Cà Mau và Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau

2.2 Phương pháp phân tích

Mơ phỏng theo Hahn et al (2009) đồng thời kế thừa từ các nghiên cứu trước và để phù hợp với điều kiện địa bàn, nghiên cứu hiệu chỉnh các yếu tố chính của LVI, các tác nhân đóng góp theo IPCC đối với các yếu tố chính của khả năng tổn thương thể hiện ở hình 1

Hình 1 Mơ hình sự đóng góp của các nhân tố IPCC đến các yếu tố tổn thương chính

Nguồn: Mơ phỏng của Micah B Hahn et al, 2009

Nghiên cứu sử dụng đồng thời các phương pháp: đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) và phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá sự tổn thương và tác động của BĐKH đối với đời sống, sinh kế của các hộ dân

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá sự tổn thương do BĐKH đối với sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển

Thông qua kết quả điều tra kết hợp với nguồn số liệu thứ cấp của các đơn vị hữu quan, giá trị các yếu tố chính của chỉ số LVI được tính tốn như bảng 2

Bảng 2 Giá trị các yếu tố chính của chỉ số LVI

Các yếu tố chính Các yếu tố phụ Chỉ số Chỉ số chính Đặc điểm hộ Tỷ lệ phụ thuộc (%) 0,614 0,219 Phần trăm số hộ có chủ hộ thất học (%) 0,064 Phần trăm số hộ có trẻ em mồ cơi (%) 0,005 Phần trăm số hộ có chủ hộ là nữ (%) 0,193 Chiến lược sinh kế

Tỷ lệ hộ khơng có nguồn thu ổn định 0,569

0,376 Tỷ lệ hộ có sinh kế phụ thuộc tài ngun có tính rủi ro 0,772

Tỷ lệ hộ khơng có đồ dùng sinh hoạt phổ biến trong gia

đình (bằng điện) 0,000

Thảm hoạ tự nhiên và BĐKH

Đánh giá chỉ số tổn thương (LVI & LVI-IPCCC)

Sự phơ bày thể hiện của tác động Tính dễ tổn thương Khả năng thích ứng Đặc điểm hộ dân Chiến lược sinh kế Mạng lưới xã hội Vốn tài chính

Trang 5

Tỷ lệ khơng có phương tiện giao thơng (thuỷ, bộ) phục

vụ cho sinh kế hàng ngày 0,322

Tỷ lệ hộ không có khả năng tích luỹ 0,441

Tỷ lệ làm th 0,238

Thời gian thất nghiệp 0,292

Sức khoẻ Số ngày ở bệnh viện kiểm tra/theo dõi sức khoẻ 0,004 0,037 Phần trăm số hộ có thành viên mắc bệnh mãn tính 0,069

Mạng lưới xã hội

Tỷ lệ hộ có nhu cầu hỗ trợ/được hỗ trợ ở bất kì hình

thức nào 0,772

0,423 Phần trăm số hộ khơng có nhu cầu hỗ trợ từ chính quyền 0,248

Tỷ lệ hộ khơng tiếp cận nguồn thông tin 0,248

Nguồn nước

Phần trăm số hộ tường trình có va chạm/xung đột về nước 0,000

0,244 Phần trăm số hộ sử dụng nguồn nước tự nhiên 0,733

Phần trăm số hộ khơng có nguồn cung ứng nước phù hợp 0

Vốn tài chính Tỷ lệ hộ có nợ ngân hàng 0,154 0,134

Tỷ lệ hộ có tiền gửi ngân hàng 0,114

Lương thực, thực phẩm

Tỷ lệ hộ không dễ dàng tiếp cận nguồn lương thực, thực

phẩm trong cuộc sống hàng ngày 0,000

0,372 Tỷ lệ hộ gia đình tự sản xuất lương thực, thực phẩm

phục vụ cho cuộc sống hàng ngày 0,743

Thảm hoạ tự nhiên và

BĐKH

Trung bình số trận ngập lụt, bão, hạn hán, lốc xoáy ảnh

hưởng đến xã trong 3 năm qua (2010-2012) 0,308

0,106 Trung bình số tháng kéo dài thời gian hạn hán 0,167

Tỷ lệ diện tích xói lở hàng năm 0,00008

Tỷ lệ hộ không nhận được các cảnh báo về bão, lũ lụt,

hạn hán trong 3 năm (2010-2012) 0,055

Tỷ lệ hộ có thành viên bị thương hoặc tử vong do bão,

lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy trong 3 năm (2010-2012) 0,000

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tiêu mạng lưới xã hội tại vùng ven biển tỉnh Cà Mau đạt chỉ số cao nhất là 0,423 Các hộ dân sống ở ven biển đa số là các hộ gia đình cịn nhiều khó khăn về kinh tế, cuộc sống gắn liền với biển nên có một số hộ gia đình chưa đăng ký hộ khẩu gây khó khăn cho việc quản lý của chính quyền địa phương Từ đó, những hộ khó khăn khơng nhận được thông tin hỗ trợ và sự trợ giúp kịp thời từ chính quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ khác Chính vì thế, người dân luôn mong nhận được sự trợ giúp với nhiều

Trang 6

nuôi trồng thuỷ sản, do đó hoạt động này không khả thi đối với những hộ nghèo Các hộ nghèo thường phải đi làm công/thuê tự do để tạo thu nhập cho gia đình nên thu nhập khơng ổn định, đời sống bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên chỉ số chiến lược sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển Cà Mau đạt 0,376, xếp vị trí thứ hai

Chỉ số lương thực, thực phẩm tại vùng ven biển Cà Mau đạt 0,372, xếp vị trí thứ 3 Nhìn chung, thực phẩm tại vùng ven biển được cộng đồng dân cư dễ dàng tiếp cận và họ có khả năng tự sản xuất lương thực - thực phẩm để phục vụ cho đời sống hàng ngày thông qua trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt Tuy nhiên, việc cung cấp lương thực, thực phẩm ngày càng khó khăn hơn vì tài nguyên đất và tài nguyên nước đang dần bị suy thoái, cùng với thời tiết thất thường đã làm giảm năng suất và chất lượng của lương thực, thực phẩm

Nguồn nước ngầm tại vùng ven biển Cà Mau tương đối dồi dào về trữ lượng đã cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân hiện nay Tuy nhiên, hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển đã làm giảm dần các trữ lượng nước ngọt cung cấp cho người dân Vì thế, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn nước ngầm tự nhiên là vô cùng cần thiết Chỉ số về nguồn nước cao thứ 4 và đạt 0,244

Tỷ lệ phụ thuộc trong các hộ dân sống ven khá cao do gia đình đông con, chủ yếu là trẻ em Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, nghề nghiệp không ổn định đã dẫn đến cuộc sống bấp bênh và khơng khả năng tích luỹ Chủ hộ

trong gia đình chủ yếu là nam giới Đặc điểm các hộ dân sống ven biển chủ yếu là các hộ nghèo và chỉ số đối với đặc điểm hộ đạt 0,219 và cao thứ 5 trong các yếu tố tổn thương

Vốn tài chính có chỉ số là 0,134, cao thứ 6 trong các yếu tố tổn thương Các hộ dân ven biển đều là các hộ nghèo khơng có đất sản xuất nên họ khó tiếp cận được các nguồn tài chính chính thức vì cần có tài sản để thế chấp

Thảm hoạ tự nhiên và BĐKH gồm những ảnh hưởng chính như gia tăng mực nước biển, sự thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển, sự thay đổi lượng mưa,… Trong những năm qua các vùng ven biển tỉnh Cà Mau tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão lớn từ Biển Đông nhưng vẫn chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các cơn bão gây ra các hiện lượng lốc xoáy, sạt lở,…lớn và mạnh trên diện rộng gây thiệt hại cho người dân ven biển Chỉ số này đạt 0,106 xếp vị trí thứ 7 trong các yếu tố tổn thương

Trang 7

Hình 2 Biểu diễn các yếu tố chính LVI ven biển tỉnh Cà Mau

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Như vậy, tổng giá trị chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau là 0,254 Con số này thể hiện tính dễ tổn thương khá cao và các yếu tố chính lần lượt giảm dần theo thứ tự là mạng lưới xã hội, chiến lược sinh kế, lương thực thực phẩm, nguồn nước, đặc điểm hộ, vốn tài chính, thảm hoạ tự nhiên BĐKH và sức khoẻ

Giá trị các hợp phần của LVI được thể hiện trên Hình 2 dao động trong khoảng từ 0 (mức tổn thương thấp nhất) ở trung tâm của hình đến 0,5 (mức tổn thương lớn nhất) ở vùng ngoài và khoảng dao động là 0,1 Để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của cộng đồng, chỉ số tổn thương cũng được kết hợp với định nghĩa khả năng tổn thương theo IPCC

Bảng 3 Các nhân tố IPCC đưa đến tính dễ tổn thương

Sự phơ bày (sự thể hiện của tác động) (e) 0,106

Khả năng thích ứng (a) 0,341

Sự nhạy cảm/ tính dễ tổn thương (s) 0,202

LVI-IPCC -0,047

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Nhìn chung, vùng ven biển tỉnh Cà Mau đang chịu tác động của BĐKH khá nặng nề, sự phô bày và sự nhạy cảm/tổn thương trước tình hình BĐKH khá cao với các chỉ số lần lượt là 0,106 và 0,202 Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các đơn vị hữu quan và cư dân ven biển đã chủ động ứng phó với những diễn biến xấu của BĐKH nên chỉ số thích ứng khá cao (0,341)

Đây chính là cơ sở để các cơ quan chức năng địa phương duy trì và phát huy các biện pháp ứng phó với BĐKH trong thời gian tới

IV KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, cộng đồng cư dân ven biển tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng khá lớn từ tác động của BĐKH, khả 00.10.20.30.40.5Đặc điểm hộ

Chiến lược sinh kế

Trang 8

năng tổn thương giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, chiến lược sinh kế, lương thực thực phẩm, nguồn nước, đặc điểm hộ, vốn tài chính, thảm hoạ BĐKH và sức khoẻ Tuy nhiên chỉ số LVI- IPCC đạt -0,047 ở mức tổn thương trung bình, trong đó khả năng thích ứng với BĐKH của các hộ dân khá cao với chỉ số là 0,341 Nhìn chung, cư dân đã nhận thức được đời sống vùng ven biển luôn gặp những nguy hiểm không lường trước và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh kế nên luôn chủ động để phịng tránh Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sẽ góp phần khơng nhỏ giúp người dân sống ven biển thích ứng và giảm nhẹ các thiệt hại do BĐKH gây ra thông qua những biện pháp đúng đắn và kịp thời Thông qua kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất như sau:

Đối với người dân sống ven biển: (i) Cần

chủ động nắm bắt thông tin về BĐKH và phòng tránh trước những tác động bất thường của thời tiết, khí hậu cực đoan gây ra (ii) Cư dân ven biển xã Đất Mũi cần chủ động học hỏi, trau dồi kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế, đồng thời mạnh dạng đưa khoa học kĩ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật canh tác Bên cạnh đó, hộ dân cần xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm để tích lũy vốn Đời sống được cải thiện và nâng cao thì khả năng ứng phó với BĐKH càng tốt; (iii) Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế gia đình, cư dân ven biển cần chủ động đa dạng hóa sinh kế như chăn nuôi, làm thuê, trồng hoa màu thích hợp,… Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cư dân cần đánh bắt hợp lý, không dùng xung điện và các phương pháp gây

hại để đánh bắt thủy hải sản; (iv) Bên cạnh đó, cư dân cần giữ gìn và bảo vệ mơi trường sống của khu vực sinh sống: không thải rác, chất thải bừa bãi xuống sông, hồ, biển; trồng nhiều cây xanh để chống sạt lở và giữ môi trường trong lành

Đối với chính quyền địa phương: (i) Xây

dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ phương tiện đánh bắt cũng như các phương tiện phục vụ hoạt động sinh kế; (ii) Hoàn thiện và xây dựng thêm các cụm tuyến dân cư tránh bão, vượt lũ, nhằm làm giảm ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống của cư dân; (iii) Tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động nghèo khơng có đất sản xuất, khơng có phương tiện đánh bắt nhằm giảm gánh nặng lao động phụ thuộc; (iii) Tạo điều kiện để cư dân tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức và các chương trình hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ; (iv) Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức về giáo dục, hỗ trợ vật chất, tinh thần để con em cư dân nghèo ven biển có điều kiện đến trường Nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường và phịng chóng thiên tai nhằm làm tăng khả năng thích ứng với BĐKH của cư dân ven biển xã Đất Mũi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Anh Tuấn (2010) “Tác động của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu

Long”, Hội thảo khoa học Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau trước Biến đổi khí hậu Thành phố Cà Mau, 25/04/2010

2 Lê Anh Tuấn và Trần Thị Kim Hồng (2012) Đánh giá tổn thương và khả năng thích nghi ở hộ gia đình tước thiên tai và biến đổi khí hậu trong khu vực thuộc quận Bình

Thuỷ và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số (22b), trang 221-230

Trang 9

Global Environmental Change, volume 19, Issue 1, pp

74-88

4 Nguyễn Văn Quỳnh Bơi và Đồn Thị Thanh Kiều (2012) Áp dụng chỉ số tổn thương trong nghiên cứu sinh kế - trường hợp xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh

Quảng Nam Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số

(24b), trang 251-260

5 Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành (2013) Biến đổi

khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 29, số 2 (2013)

42-55

6 Phan Văn Tân và cộng sự (2010) “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và

giải pháp chiến lược ứng phó”, Báo cáo tổng kết đề tài KC08.29/06-10

7 Trần Thị Lan Anh (2011) Phát triển đô thị Việt Nam thách thức từ BĐKH và chương trình kế hoạch thích ứng

http://www.vietnamcityclimatechange.net/uploads/Nationalworkshop3/07.%20Ms.%20Tran%20Thi%20Lan%20Anh_MOC_VN.pdf

ASSESSING VULNERABILITY TO CLIMATE CHANGE IMPACTS

ON LIVELIHOOD OF COASTAL COMMUNITIES IN CA MAU PROVINCE

Nguyen Quoc Nghi SUMMARY

This study aims to assess the vulnerability of climate change (CC) for the livelihoods of coastal residents in Ca Mau Research data were collected from 202 households which have been living in the coastal areas of Ca Mau Using the assessment method of livelihood vulnerability index (LVI) in this study, the results showed that the coastal communities greatly affected from climate change impacts, vulnerability decreases with the mainly factors are social networks, livelihood strategies, food, water, household characteristics, finance capital, climate change and health disasters However, the ability to adapt to climate change by households coastal areas of Ca Mau is also quite high

Keywords: Ca Mau province, climate change, coastal communities, livelihood vulnerability index (LVI)

Người phản biện : PGS.TS Trần Quang Bảo

Ngày nhận bài : 22/2/2016

Ngày phản biện : 10/4/2016

Ngày đăng: 11/11/2022, 13:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w