1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM pot

185 627 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

Chỉ đạo: Nguyễn Đình Cung Lưu Minh Đức Nguyễn Minh Thảo NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH MAY MẶC, THỦY SẢN, VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM... CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Ð

Trang 2

QUỸ CHÂU Á/THE ASIA FOUNDATION (TAF)

Địa chỉ: Phòng 3, tầng 10, Tòa nhà Đệ nhất,

53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng,

Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84 (4) 3943 3262

Fax: +84 (4) 3943 3257

VIệN NgHIêN CứU QUảN lý kINH Tế TrUNg ươNg

Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam Điện thoại: 84-4-7338930 / 84-4-8437461

Fax: 84-4-7338930 / 84-4-8456795

Trang 3

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH

MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Hà Nội, 2011

Trang 5

Chỉ đạo: Nguyễn Đình Cung

Lưu Minh Đức Nguyễn Minh Thảo

NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH

MAY MẶC, THỦY SẢN, VÀ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Trang 7

LỜI MỞ ÐẦU i

TÓM TẮT iii

PHẦN THỨ NHẤT

TỔNG QUAN HOẠT ÐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ÐOẠN 2001- 2010 1

1.1 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 3

1.2 Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người và độ mở của nền kinh tế 5

1.3 Cơ cấu xuất khẩu 7

1.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 10

1.5 Ðầu vào, nguyên phụ liệu cho sản xuất xuất khẩu 14

1.6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 16

PHẦN THỨ HAI

TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG TỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ÐIỆN TỬ 19

2.1 Chính sách thuế 22

2.2 Thủ tục hải quan 25

2.3 Chính sách tỷ giá 26

2.4 Chính sách tín dụng 27

2.5 Chính sách liên quan đến lao ðộng 28

2.6 Chính sách đất đai 29

2.7 Chính sách công nghệ 29

2.8 Chính sách môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm 30

2.9 Chính sách cụ thể liên quan đến ngành 31

2.10 Các Hiệp định thương mại 35

2.11 Các quy định và rào cản của nước nhập khẩu 37

PHẦN THỨ BA

TỔNG QUAN CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VÀ KẾT QUẢ XUẤT KHẨU TRONG BA NGÀNH MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ÐIỆN TỬ 39

3.1 Khái quát các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành may mặc, thủy sản và điện tử 41

3.2 Ðánh giá chung về xuất khẩu của ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử 43

PHẦN THỨ TƯ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ÐẾN NÃNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NGÀNH MAY MẶC, THỦY SẢN VÀ ÐIỆN TỬ QUA KẾT QUẢ ÐIỀU TRA DOANH NGHIỆP 65

4.1 Mẫu điều tra và đánh giá chung 67

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc 74

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 89

4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu điện tử 110

Trang 8

MụC lụC

PHẦN THỨ NÃM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129 5.1 Một số kết luận 131 5.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao nãng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc, thủy sản và điện tử 134PHỤ LỤC 151TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

Trang 9

Bảng 1: Thứ tự các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD hàng năm 11

Bảng 2: So sánh thay đổi tỷ trọng cơ cấu hàng xuất khẩu theo trình độ công nghệ giữa các nước trong khu vực (2000- 2008) 13

Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu và nguyên phụ liệu nhập khẩu tương ứng năm 2010 14

Bảng 4: So sánh kim ngạch xuất- nhập khẩu của cùng một nhóm hàng (năm 2010) 15

Bảng 5: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường nước ngoài 17

Bảng 6: Mục tiêu trong Chiến lược ngành dệt may đến 2020 32

Bảng 7: Số doanh nghiệp trong ba ngành và tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu 41

Bảng 8: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện tử 43

Bảng 9: Xuất khẩu hàng may mặc và nhập khẩu nguyên phụ liệu của Việt Nam theo 10 thị trường hàng đầu 46

Bảng 10: Mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính 56

Bảng 11: Mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm của sản phẩm điện tử xuất khẩu của Việt Nam 60

Bảng 12: Mức độ tác động của chính sách và rào cản nước nhập khẩu 96

Bảng 13: Chi phí thời gian và tiền bạc cho thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới thuế và hải quan của doanh nghiệp 113

Bảng 14: Đánh giá mức độ quan trọng và rất quan trọng đối với hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 124

Trang 10

DANH MụC HÌNH

Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2010 3

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng hàng năm kim ngạch xuất khẩu và GDP giai đoạn 2001- 2010 4

Hình 3: Xuất khẩu bình quân đầu người (USD) và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP (2001- 2010) 5

Hình 4: Trị giá xuất khẩu bình quân đầu người của một số nền kinh tế (USD, 2007) 6

Hình 5: Tỷ trọng xuất khẩu/ GDP của một số nền kinh tế năm 2006 7

Hình 6: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế (%, 2001- 2010) 8

Hình 7: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế sau khi đã tách xuất khẩu dầu thô (%, 2001- 2010) 8

Hình 8: Cơ cấu hàng xuất khẩu phân theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) 9

Hình 9: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phân theo nhóm hàng (2001- 2010) 10

Hình 10: Trạng thái xuất nhập khẩu và nhập siêu trong 10 năm (triệu USD, 2001- 2010) 16

Hình 11: Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 so với 2001 17

Hình 12: Giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình so với tổng doanh nghiệp trong ngành 42

Hình 13: Xuất khẩu nhóm mặt hàng may mặc và nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam, 2000 - 2008 44

Hình 14: Mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam 49

Hình 15: Xu hướng xuất khẩu các nhóm mặt hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ 51

Hình 16: Tình hình xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam vào Mỹ 52

Hình 17: Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam và các nước khu vực vào Mỹ 52

Hình 18: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2000 - 2009 54

Hình 19: So sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm của thủy sản xuất khẩu Việt Nam với một số nước trong khu vực năm 2009 57

Hình 20: Xuất khẩu các nhóm sản phẩm điện tử của Việt Nam, 2000 - 2009 59

Hình 21: So sánh mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm điện tử xuất khẩu năm 2009 với một số nước trong khu vực 62

Hình 22: Số doanh nghiệp điều tra phân bổ theo địa điểm và ngành 67

Hình 23: Cơ cấu doanh nghiệp theo địa điểm và ngành 67

Hình 24: Trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp 68

Trang 11

Hình 25: Cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức tiến hành xuất khẩu chung và từng ngành 69

Hình 26: Hình thức xuất khẩu của tổng mẫu và theo ngành 69

Hình 27: Mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế đến kết quả xuất khẩu 70

Hình 28: Mức độ ảnh hưởng của thủ tục hải quan đến kết quả xuất khẩu 71

Hình 29: Mức độ ảnh hưởng của chính sách tín dụng và tỷ giá đến kết quả xuất khẩu 71

Hình 30: Mức độ ảnh hưởng của chính sách lao động 72

Hình 31: Thay đổi mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp từ 2008-2010 73

Hình 32: Mức độ ảnh hưởng của các hiệp định thương mại và chính sách nước nhập khẩu 73

Hình 33: Cơ cấu doanh nghiệp đánh giá ảnh hưởng của quy định, hàng rào kỹ thuật đến xuất khẩu theo các mức độ khác nhau 74

Hình 34: Tỷ lệ DNXK đánh giá thủ tục hải quan còn phức tạp và rất phức tạp 75

Hình 35: Nguyên nhân làm cho thủ tục thuế và hải quan phức tạp 75

Hình 36: Tác động của giảm giá đồng nội tệ đến DNXK năm 2010 76

Hình 37: Những vấn đề đối với DNXK khi vay vốn 77

Hình 38: Ba khó khăn lớn nhất khi vay ngân hàng 78

Hình 39: Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thực hiện các chính sách lao động khó khăn và rất khó khăn 79

Hình 40: Những quy định chỉ được đáp ứng ở mức tối thiểu 80

Hình 41: Tình trạng đào tạo của lao động trung bình một DNXK 81

Hình 42: Tình trạng số lượng và chất lượng lao động qua đào tạo ở các DNXK 82

Hình 43: Trình độ công nghệ và nguồn gốc thiết bị đầu tư mới của DNXK 83

Hình 44: Nguồn nguyên phụ liệu cho các DNXK hàng may mặc 84

Hình 45: Mức độ quan trọng và điều kiện hiện tại của một số yếu tố hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đối với DNXK 85

Hình 46: Mô hình sản xuất, gia công xuất khẩu của một số DNXK có vốn đầu tư nước ngoài 86

Hình 47: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DNXK 87

Hình 48: Các yếu tố tác động tiêu cực đến sản phẩm và thị trường xuất khẩu 88

Hình 49: Ảnh hưởng của các nhóm chính sách và các yếu tố bên ngoài 90

Trang 12

Hình 50: Đánh giá về thủ tục thuế 91

Hình 51: Đánh giá về thủ tục hải quan 91

Hình 52: Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá nới lỏng 92

Hình 53: Những khó khăn chính của doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng 93

Hình 54: Nguồn gốc mặt bằng sản xuất 94

Hình 55: Đánh giá về mức độ khó khăn trong thực hiện các yêu cầu của Luật Lao động và chính sách liên quan 94

Hình 56: Mức độ đáp ứng và tuân thủ các hiệp định thương mại 95

Hình 57: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (tỷ VNĐ) 97

Hình 58: Cơ cấu sử dụng lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (%) 98

Hình 59: Thu nhập của các lao động tại doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (triệu VNĐ/tháng) 98

Hình 60: Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của nguồn lao động 99

Hình 61: Đánh giá về chất lượng đào tạo 100

Hình 62: Sơ đồ chuỗi giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 102

Hình 63: Số lượng các doanh nghiệp thành viên VASEP 2010-2011 104

Hình 64: Đánh giá mức độ ảnh hưởng xấu và rất xấu của các chính sách tới kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp 110

Hình 65: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục thuế phức tạp và rất phức tạp 111

Hình 66: Nguyên nhân làm cho thủ tục thuế phức tạp 112

Hình 67: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục và quy trình hải quan phức tạp và rất phức tạp 112

Hình 68: Nguyên nhân làm cho thủ tục hải quan phức tạp 113

Hình 69: Ảnh hưởng của chính sách nới lỏng tỷ giá VND/USD của NHNN tới doanh nghiệp xuất khẩu điện tử 114

Hình 70: Nguồn gốc mặt bằng sản xuất kinh doanh 115

Hình 71: Thu nhập trung bình của lao động trong doanh nghiệp 116

Hình 72: Cơ cấu sử dụng lao động trong doanh nghiệp xuất khẩu điện tử theo trình độ 118 Hình 73: Tỷ lệ tham gia đào tạo lao động từ 2007 đến nay 119

Trang 13

Hình 74: Nhu cầu về số lượng lao động của doanh nghiệp 119

Hình 75: Đánh giá về chất lượng lao động của doanh nghiệp 120

Hình 76: Đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp 121

Hình 77: DN trực tiếp sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp gia công 122

Hình 78: Tình hình đầu tư và mở rộng thị trường của doanh nghiệp 125

Hình 79: Tác động mạnh của khủng hoảng tới doanh nghiệp 126

Hình 80: Phản ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng 126

Hình 81: Tỷ lệ DN nhận được hỗ trợ từ Hiệp hội và mức độ hài lòng của DN 127

Trang 14

DANH MụC HỘP

Hộp 1: Thiếu chủ động trong nguyên phụ liệu dệt may 45

Hộp 2: Chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa thị trường và chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa sản phẩm 47

Hộp 3: Các DNXK phải đối mặt với những quy định kiểm duyệt chặt chẽ hơn tại thị trường Mỹ 50

Hộp 4: Hùng Vương mua Agifish để tăng sức mạnh 105

Hộp 5: “Đốt đuốc” tìm nhà cung cấp linh kiện Việt Nam 123

Hộp 6: Kinh nghiệm phát triển cụm ngành điện tử của Malaysia 136

Hộp 7: Chính sách công nghệ và nhân lực cho phát triển cụm ngành của Singapore 138

Hộp 8: Bài học kinh nghiệm xây dựng thành công thương hiệu cá hồi, rượu Cognac của Na Uy, Chilê và Pháp 142

Trang 15

AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Úc - New Zealand

ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc

AJCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản

AkFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ATC Hiệp định về dệt may (trong WTO)

BTA Hiệp định Thương mại Song phương

CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

CPSC Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ

ĐBSCl Đồng bằng sông Cửu Long

ĐkkD Điều kiện kinh doanh

DNXk Doanh nghiệp xuất khẩu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FIE Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

FOB Hình thức xuất khẩu tại cảng/Giao lên tàu

gAP Thực hành nông nghiệp tốt

gATT Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch

gDP Tổng sản phẩm trong nước

gTgT Giá trị gia tăng

IUU Chứng nhận thuỷ sản khai thác

kCN, kCX Khu công nghiệp, Khu chế xuất

MFN Nguyên tắc tối huệ quốc

NAFIQUAD Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

NIEs Các nền kinh tế công nghiệp mới

NT Quy chế đối xử quốc gia

SITC Tiêu chuẩn ngoại thương

SOP Quy trình vận hành tiêu chuẩn

TCTk Tổng cục Thống kê Việt Nam

UNCTAD Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển

UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc

VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

VCCI Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam

VIFEP Viện Kinh tế Quy hoạch Thuỷ sản Việt Nam

VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

Trang 17

Sau hơn hai thập kỷ tiến hành Đổi Mới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được có phần

đóng góp rất lớn của xuất khẩu Chiến lược định hướng xuất khẩu được cho là một trong

những “trụ cột” của công cuộc cải cách kinh tế Trong giai đoạn 1995-2010, kim ngạch xuất

khẩu tăng mạnh, đạt trung bình 21%/năm, đạt 72,2 tỷ USD năm 2010, tương đương gần 71%

so với GDP

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đã cho thấy những thành tựu kể trên

rất dễ bị tổn thương, và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu

Xuất khẩu đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu tăng

nhanh nhưng thâm hụt thương mại vẫn ở mức cao, ước tính 20% năm 2008, tương đương 18

tỷ USD mặc dù giảm xuống còn 12,4% năm 2010 Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu

ngày càng tăng, kèm theo đó là áp lực ngày một lớn lên cán cân vãng lai Thứ hai, cơ cấu xuất

khẩu của Việt Nam còn nhiều bất cập Hầu hết sản phẩm xuất khẩu có giá trị thấp như nông

sản, nguyên liệu thô hay tài nguyên khoáng sản Việt Nam đã phát triển dựa trên khai thác tài

nguyên trong một thời gian quá dài

Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 của Việt Nam tiếp tục khẳng định định

hướng nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu Về trung và dài

hạn, xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt

Nam, do đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) là hết sức

cần thiết để vừa thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vừa giải quyết được vấn đề thâm hụt thương

mại Với vai trò là Viện Nghiên cứu và Tư vấn Chính sách cho Chính phủ nói chung và Bộ Kế

hoạch và Đầu tư nói riêng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã được giao nhiệm

vụ nghiên cứu và đề xuất chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung, trong đó

có năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong bối cảnh như vậy, Quỹ Châu Á đã đồng ý hỗ trợ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung

ương thực hiện nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các DNXK, tập trung vào ba ngành:

may mặc, thủy sản và điện tử Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng

tới năng lực cạnh tranh trong ba ngành kể trên và đề xuất khuyến nghị chính sách Nhóm tác

giả hy vọng rằng Báo cáo nghiên cứu sẽ đóng góp những phát hiện quan trọng, phục vụ cho

việc xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ phát triển bền vững hơn những ngành công nghiệp đã

và đang có tiềm năng xuất khẩu, qua đó giúp Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình

và tiến tới mức phát triển cao hơn

Báo cáo được trình bày trong năm phần Phần thứ nhất tổng quan hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Phần thứ hai trình bày một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp

đến các doanh nghiệp xuất khẩu Phần thứ ba phân tích tổng quan các doanh nghiệp xuất

khẩu trong ba ngành lựa chọn, gồm may mặc, thủy sản và điện tử Phần thứ tư phân tích

những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu qua kết quả

điều tra doanh nghiệp xuất khẩu Và cuối cùng là kết luận và kiến nghị

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, Sở

Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) và Sở Công thương các tỉnh Hải

Dương, Hưng Yên, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Sóc Trăng và nhiều doanh

nghiệp xuất khẩu trong ba ngành đã chọn tại các tỉnh này

Các tác giả xin chân thành cảm ơn Quỹ Châu Á đã tài trợ thực hiện nghiên cứu và xuất bản

báo cáo này!

Nguyễn Đình Cung

Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương

Trang 19

Quá trình chuyển đổi kinh tế khá thành công của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ vừa qua

có phần đóng góp rất quan trọng của chính sách hội nhập kinh tế và chiến lược định hướng

xuất khẩu Những nỗ lực tự do hóa thương mại, thể hiện bằng việc ký kết các hiệp định song

phương và đa phương, đã thu được những kết quả ấn tượng về xuất khẩu, đặc biệt sau khi

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ tháng 12/2001 và Việt Nam chính thức

trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ tháng 1/2007 cũng như thực

thi các cam kết của tổ chức này Nhờ Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2010 đã tăng hơn 10 lần so với 2001, chiếm gần 20% tổng kim

ngạch xuất khẩu ra thế giới và Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của Việt Nam

Kể từ đó, một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã trở thành hàng xuất khẩu chủ lực

của Việt Nam, như dệt may, giày dép và thuỷ sản Gia nhập WTO tiếp tục mở ra cơ hội để các

doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiếp cận với thị trường của hầu hết các nước trên thế giới

với mặt bằng thuế suất thấp hơn và được hưởng những điều kiện ít nhất cũng không kém

thuận lợi so với các đối tác khác

Với nhịp tăng trung bình trên 20% hàng năm trong 15 năm gần đây, xuất khẩu so với GDP đã

tăng từ 46% năm 2001 lên gần 71% năm 2010, chứng tỏ độ mở của nền kinh tế khá cao so

với các nước trong khu vực, chỉ đứng sau Singapore, Malaysia và tương đương với mức của

Thái Lan Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng và thành công, xuất khẩu của Việt Nam

đang lộ ra một số yếu điểm và đang phải đối mặt với những thách thức đến từ bên trong và

bên ngoài nền kinh tế

Việc phụ thuộc vào cầu thế giới làm cho xuất khẩu dễ bị tổn thương hơn khi nhu cầu tiêu

dùng và giá thế giới đối với những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có biến động, mà bằng

chứng là chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế

toàn cầu từ năm 2008 Xuất khẩu tăng nhanh, song đi liền đó thâm hụt thương mại luôn ở

mức cao, cơ cấu thị trường và sản phẩm xuất khẩu chậm dịch chuyển lên những phân khúc

mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho nền kinh tế Trong hơn hai thập kỷ, hàng hóa xuất khẩu

của Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới vẫn còn nặng ở dạng sơ chế, nguyên liệu thô và

có giá trị gia tăng thấp, hầu như chưa có thương hiệu mà chỉ mang nhãn mác sản xuất tại Việt

Nam và được bán nhiều thông qua gia công cho các hãng nước ngoài

Tới đây, tự do hóa thương mại sẽ vẫn tiếp tục và cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khốc

liệt hơn, cho nên điểm yếu về cơ cấu xuất khẩu nếu không được giải quyết sẽ khó có thể cải

thiện được cán cân thương mại và đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững Hàng hóa xuất khẩu

được sản xuất bởi các doanh nghiệp, cho nên trong điều kiện tự do hóa thương mại ngày

nay, để giải bài toán này không thể không chú trọng cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp sản xuất xuất khẩu Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu ngành hàng và từng sản phẩm

xuất khẩu cụ thể, nhưng chưa có nghiên cứu sâu về năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu

trong những ngành hàng đó Báo cáo này đặt trọng tâm vào đánh giá năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam trong ba ngành xuất khẩu chủ lực là may mặc,

thủy sản và điện tử Đây là ba ngành có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD mỗi năm trong

giai đoạn gần đây

Nhiệm vụ của Báo cáo là trả lời ba câu hỏi: (1) năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong

ba ngành này đến đâu?; (2) các yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp trong ba ngành đó; và (3) hướng nào để cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp xuất khẩu trong ba ngành?

Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá

Ở tổng thể nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của toàn bộ doanh nghiệp xuất khẩu trong một

ngành nhất định có thể được phản ánh tương đối trung thực qua một số chỉ số mang tính

chuyên sâu, hai trong số đó được thế giới hay dùng là chỉ số đa dạng hóa thị trường và chỉ số

Trang 20

đa dạng hóa sản phẩm Đây là hai chỉ số đo mức độ đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm của hàng hóa xuất khẩu từ góc độ của một quốc gia ra thị trường thế giới Cả hai chỉ số này có thể nhận giá trị từ 0 đến 1, mức độ đa dạng hóa sẽ tăng dần khi giá trị tiến tới 1,

và đạt mức độ lý tưởng khi giá trị của chỉ số bằng 1

Xuất khẩu hàng hóa sẽ đạt được mức đa dạng hóa lý tưởng chỉ khi cơ cấu hàng hóa của nước xuất khẩu tương ứng với cơ cấu nhập khẩu của thế giới cũng sản phẩm đó, tức là xuất khẩu những hàng hóa đúng với cơ cấu mà thế giới đang cần Vì vậy, giá trị của hai chỉ số này thực

sự hữu ích khi đưa ra những tín hiệu (cảnh báo) ban đầu cho quốc gia và bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành để có hướng nghiên cứu, điều chỉnh Phương pháp chỉ số cũng giúp các doanh nghiệp nhận biết rằng mình đang sản xuất những mặt hàng thế giới có cần không? do đó sẽ giúp doanh nghiệp tỉnh táo để cân nhắc không nên xuất khẩu bằng mọi giá,

vì mục tiêu thu nhập trước mắt Trên thực tế, việc đạt mức độ đa dạng hóa lý tưởng là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, mà vấn đề ở chỗ, liệu doanh nghiệp có đủ năng lực

để điều chỉnh cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhu cầu thay đổi của thế giới hay không? Hơn nữa, doanh nghiệp còn phải có sức mạnh để thâm nhập thị trường mới và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại Các doanh nghiệp Việt Nam cũng khó có đủ năng lực công nghệ để tạo

ra các sản phẩm mới, kích cầu tiêu dùng như điều mà các công ty đa quốc gia đã khẳng định nhờ năng lực cạnh tranh của mình qua đổi mới và sáng tạo, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm cũng như có chiến lược chiếm lĩnh thị trường

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhóm tác giả

sử dụng khung phân tích được phát triển từ các lý thuyết khác nhau về hành vi và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển - UNCTAD (2005) đã chỉ ra rằng tiếp cận thị trường nước ngoài, cơ sở hạ tầng, môi trường vĩ mô và chất lượng thể chế là những yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp và quốc gia Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong cùng điều kiện kinh doanh và kinh tế vĩ mô như nhau, kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp cũng có thể khác nhau, ngay cả trong cùng một ngành Đó là do các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như số năm hoạt động (kinh nghiệm), quy mô, tài sản, trình độ lao động, công nghệ sử dụng, hình thức sở hữu, v.v có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Báo cáo này tập trung vào hai nhóm nhân tố được cho là có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) ở Việt Nam Nhóm nhân tố thứ nhất đến từ bên ngoài và ảnh hưởng trực tiếp đến DNXK, gồm tất cả các chính sách liên quan tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu (chính sách thương mại, thuế, tỷ giá, hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại, ưu đãi tín dụng cho DNXK vừa và nhỏ, chính sách công nghiệp, v.v.) Nhóm nhân tố thứ hai thuộc về doanh nghiệp, chính là đặc điểm riêng, cụ thể của từng DNXK Xét từ góc độ từng doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có thể được đo bằng nhiều chỉ số khác nhau như doanh thu xuất khẩu và tốc độ tăng, thị phần và tốc độ tăng, và tăng năng suất lao động

Bên cạnh việc sử dụng số liệu thứ cấp, số liệu từ các cuộc Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (TCTK), một cuộc khảo sát 200 doanh nghiệp bằng bảng hỏi trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử đã được tiến hành Phiếu điều tra được thiết kế nhằm thu thập năm nhóm thông tin, số liệu sau đây:

z Thông tin chung của doanh nghiệp, gồm tuổi, quy mô tài sản và lao động, cải tiến công nghệ, tiếp cận đầu vào sản xuất, thị trường xuất khẩu v.v;

z Chính sách và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của DNXK, gồm chính sách thuế, hải quan, tỷ giá, tín dụng, lao động, đất đai và mặt bằng sản xuất; chính sách của nước nhập khẩu và quy định, hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu;

Trang 21

z Năng lực sản xuất của doanh nghiệp, được đánh giá qua vốn và tài sản, lao động, công

nghệ, tiếp cận hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ kinh doanh, nguyên liệu đầu vào và thị trường

đầu ra Năng lực sản xuất cùng đặc điểm riêng của doanh nghiệp tạo thành năng lực

nội tại của bản thân doanh nghiệp

z Vai trò của hiệp hội ngành nghề, phòng thương mại và công nghiệp, hội doanh nghiệp

v.v trong hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp

z Tự đánh giá triển vọng xuất khẩu trong 3 năm tới và đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp

Mục tiêu của điều tra doanh nghiệp là nhằm xác định rõ các yếu tố bên ngoài cũng như các

yếu tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến DNXK trong hoạt động sản xuất, gia công

xuất khẩu Kết quả đã thu được phiếu trả lời của 174 doanh nghiệp, chiếm 86% tổng số mẫu

điều tra Cơ cấu 174 DNXK theo ngành và địa điểm điều tra được trình bày trong bảng sau:

May mặc 91 doanh nghiệp (52,3%) Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên

TP HCM, Bình Dương, Đồng NaiThủy sản 41 doanh nghiệp (23,6 %) TP HCM, Đồng Nai, Long An và

Tiền GiangĐiện tử 42 doanh nghiệp (24,1 %) Hà Nội, TP HCM, Bình Dương,

Đồng NaiNhóm tác giả đã phối hợp với Cục Thống kê Hà Nội, Ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai, và Hiệp

hội Thủy sản Việt Nam thực hiện cuộc điều tra này Các DNXK được điều tra là doanh nghiệp

sản xuất và/hoặc gia công xuất khẩu, có doanh thu xuất khẩu đạt trên 30% tổng doanh thu

của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp may mặc và thủy sản và có doanh thu xuất khẩu đối

với doanh nghiệp điện tử

Để có thêm thông tin, nhóm tác giả cũng thực hiện khảo sát thực địa tại 8 tỉnh và thành phố là

Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ và Sóc Trăng

Thông qua làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các KCN của tỉnh, thành phố, Ban

quản lý một số KCN và một số doanh nghiệp xuất khẩu tại các tỉnh này, nhóm tác giả thu thập

thêm thông tin bổ sung về thực trạng sản xuất, gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp,

những vấn đề tồn tại của bản thân doanh nghiệp, tồn tại của chính sách cũng như tổ chức

thực hiện chính sách của các địa phương Việc kết hợp các phương pháp tiếp cận phân tích

trên đây đã giúp nhóm tác giả có được những đánh giá dựa trên bằng chứng và mang tính

thực tiễn

Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Giai đoạn 2001-2010 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt

Nam như phân tích khá chi tiết trong Phần thứ nhất của Báo cáo Kết quả của tăng trưởng

nhanh về kim ngạch xuất khẩu đưa Việt Nam vào nhóm nước có giá trị xuất khẩu bậc trung

của thế giới, xuất khẩu bình quân đầu người tăng 4,3 lần từ 2001 đến 2010 và đưa xuất khẩu

trở thành một nhân tố đóng góp to lớn vào tăng trưởng trong giai đoạn này Kết quả xuất

khẩu là dấu hiệu tích cực, chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá tốt thời cơ mở ra

nhờ hội nhập và tự do hóa thương mại để đưa hàng hóa ra thị trường thế giới Điểm nổi bật

trong giai đoạn này là số lượng hàng xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD hàng năm tăng dần lên,

trong đó có nhiều mặt hàng chế biến, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Thị trường xuất

khẩu có sự mở rộng và cơ cấu chuyển dịch mạnh, đáng kể nhất là Mỹ đã trở thành thị trường

Trang 22

xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 10 năm Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được

ký kết Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này, Phần này đã chỉ ra bốn thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam Một là, mặc dù tăng về giá trị, nhưng qui mô xuất khẩu bình quân trên một người dân vẫn còn rất thấp; hai là, xuất khẩu hàng chế biến tăng về tỷ trọng, nhưng chủ yếu vẫn là hàng sơ chế và có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng thấp; ba là, doanh thu xuất khẩu cao nhất rơi vào nhóm hàng nguyên liệu thô, sơ chế hoặc là sản phẩm chế tạo có giá trị gia tăng thấp, nhờ gia công, lắp ráp và thâm dụng lao động; và bốn là, xuất khẩu ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện đầu vào

Những chính sách ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu

Phần thứ hai trình bày ba loại chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử, đó là các chính sách khuyến khích xuất khẩu; các hiệp định thương mại và thực thi cam kết của Việt Nam; các quy định và rào cản của nước nhập khẩu Dệt may, thủy sản và điện tử cũng là ba ngành trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam, được thể hiện trong các Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020 đã được phê duyệt Tuy vậy, các chiến lược, quy hoạch này đặt mục tiêu rất cao, trong khi các chính sách để thực hiện và bước đi lại thiếu rõ ràng Các chính sách khuyến khích xuất khẩu có khá nhiều, song nằm ở nhiều văn bản, thuộc các lĩnh vực khác nhau và mức độ, đối tượng hỗ trợ cũng rất

đa dạng Điều này làm cho quá trình thực thi gặp nhiều khó khăn, trong khi cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực thuế và hải quan còn chậm Đáng lưu ý là các công cụ hỗ trợ tài chính nhằm giảm chi phí hay được sử dụng, trong khi ít thấy những chính sách hỗ trợ cho DNXK làm quen và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh như các hàng rào phi thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu Các quy định ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với hàng may mặc, thủy sản và điện tử

là những lời cảnh báo cho thấy cần phải thay đổi về chất lượng xuất khẩu và đó mới chính là bức tường rào mà DNXK phải vượt qua trong giai đoạn tới

Tổng quan các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử; mức độ đa dạng hóa thị trường và sản phẩm của ba ngành

Phần thứ ba đánh giá tổng quan doanh nghiệp sản xuất, gia công xuất khẩu trong ba ngành

và cho thấy số lượng doanh nghiệp tăng liên tục theo các năm, nhưng tỷ lệ so với toàn ngành còn thấp Giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu trung bình của DNXK cao hơn mức trung bình của ngành và việc làm bình quân một DNXK cũng nhiều hơn so với doanh nghiệp không xuất khẩu cùng ngành Trong số ba ngành xem xét, các doanh nghiệp điện tử thâm dụng vốn và ít

sử dụng lao động hơn cả, trái với doanh nghiệp may mặc, nơi sản xuất, gia công xuất khẩu chủ yếu sử dụng lao động kết hợp với công nghệ giản đơn Ngược với ngành điện tử và may mặc, xuất khẩu thủy sản chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước, hoạt động dựa nhiều vào vốn vay làm cho các doanh nghiệp này có phần bị bất lợi, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh do phải chịu chi phí vốn cao, khó chủ động trong hoạt động xuất khẩu

và đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu

Những tính toán về chỉ số đa dạng hóa thị trường và sản phẩm cho ba ngành đều đi đến những kết quả không mấy khả quan Theo đó, mặc dù mức độ đa dạng hóa sản phẩm may mặc tương đối cao, nhưng mức độ đa dạng hóa thị trường lại thấp, phản ánh thực tiễn xuất khẩu sản phẩm này quá phụ thuộc vào một vài thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ Trái lại, sản phẩm thủy sản xuất khẩu lại có mức độ đa dạng hóa thị trường cao, nhờ những nỗ lực mở rộng thị trường, song rủi ro mà các DNXK phải đối mặt là mức độ đa dạng hóa sản phẩm còn thấp, xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng sơ chế và dạng nguyên liệu có giá trị gia tăng thấp Đối với sản phẩm điện tử, mặc dù có sự bùng nổ xuất khẩu từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng mức độ đa dạng hóa đều rất thấp cả về thị trường lẫn sản phẩm, hiện tại đang kém xa các chỉ số này của các nước trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc Xuất khẩu điện tử phần lớn

do khu vực doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện, nhưng thực tế cho thấy các doanh

Trang 23

nghiệp này đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh khốc liệt nhất trong số ba ngành để tranh

giành thị trường và sản phẩm xuất khẩu

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNXK trong ba ngành

Phần thứ tư phân tích sâu những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của 174 doanh

nghiệp xuất khẩu qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi Mặc dù mẫu điều tra khá nhỏ, nhưng

vẫn phản ánh được thực tế là doanh nghiệp gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá cao trong

ngành may mặc, điện tử và chỉ thấp hơn ở ngành thủy sản Các doanh nghiệp gia công thường

chỉ thực hiện công đoạn đơn giản nhất trong chuỗi giá trị Hầu như các DNXK Việt Nam cũng

chưa thể tham gia vào khâu phân phối ở nước ngoài Rất nhiều sản phẩm được sản xuất tại

Việt Nam xuất ra thị trường thế giới nhờ các thương hiệu nước ngoài và phân phối sản phẩm

do các công ty ở nước ngoài đảm nhận hoàn toàn Nhiều DNXK ngành thủy sản trực tiếp sản

xuất xuất khẩu, nhưng chủ yếu lại là sản phẩm nguyên liệu và sơ chế Kết quả điều tra đã phản

ánh khá sát những đánh giá tổng thể cho ba ngành ở Phần thứ ba và chứng tỏ năng lực cạnh

tranh của DNXK trong ba ngành xuất khẩu chủ lực này vẫn còn thấp

Các chính sách liên quan đến xuất khẩu có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động sản

xuất, gia công xuất khẩu của doanh nghiệp trong ba ngành điều tra Các chính sách được

đánh giá có ảnh hưởng theo hướng tốt lên cho số đông DNXK là lĩnh vực thuế và hải quan Trái

lại, chính sách tiền lương tối thiểu, tỷ giá và tín dụng còn khó khăn cho nhiều doanh nghiệp

hơn theo chiều hướng xấu đi, đặc biệt các doanh nghiệp có vốn trong nước ở ngành may

mặc và thủy sản Đáng lưu ý vẫn còn một số lượng không nhỏ doanh nghiệp chưa biết đến

các chính sách hỗ trợ của nhà nước, hoặc biết nhưng không tham gia, chủ yếu do ngại thủ

tục phức tạp Trong khi các hiệp định thương mại được đánh giá tốt thì mối lo ngại phải tuân

thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu lại tăng lên ở các DNXK, đặc biệt

trong ngành thủy sản Việc các hiệp hội chứng tỏ được vai trò của mình trong cung cấp thông

tin và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp thành viên có ý nghĩa thiết thực cho các DNXK Tuy

nhiên, làm thế nào để các DNXK nói chung và doanh nghiệp ngành thủy sản nói riêng tăng

được năng lực, có thể đáp ứng các chính sách và quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng

sản phẩm của khách hàng và nước nhập khẩu hiện đang là bài toán khó cho doanh nghiệp,

nhưng đây lại là lĩnh vực chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết

Kết quả điều tra đã phản ánh khá rõ năng lực cạnh tranh của các DNXK đang bị ảnh hưởng

theo chiều hướng không tốt bởi các yếu tố: (1) thiếu kép về lao động, trình độ công nghệ chỉ

ở mức trung bình (ngành may mặc và thủy sản) hay dưới mức trung bình (ngành điện tử); (2)

thiếu vốn, đặc biệt ở các DNXK thủy sản và may mặc; (3) hạ tầng giao thông, cảng biển chưa

thuận lợi dẫn đến chi phí cao; (4) giá xăng, điện và nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu có xu

hướng tăng trong khi cầu tiêu thụ hàng hóa giảm và cạnh tranh về giá gay gắt hơn Các DNXK

tuy lạc quan về cơ hội và triển vọng xuất khẩu trong ba năm tới đây, song tự đánh giá của họ

cho thấy sự mong manh về khả năng cạnh tranh của những sản phẩm xuất khẩu được coi là

chủ lực cho đến nay Nếu như không có những thay đổi về chất và trong mô hình xuất khẩu

hiện hành thì rất có thể các DNXK Việt Nam sẽ khó có đủ năng lực để tham gia vào chuỗi giá

trị ở những khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn

Hướng nào để tăng năng lực cạnh tranh cho DNXK?

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn và việc thực thi cam kết trong khuôn khổ các hiệp định

thương mại đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực Điều đó cũng đồng nghĩa cơ hội cho xuất khẩu sẽ

tiếp tục mở rộng hơn, nhưng sẽ có những yếu tố mới nổi lên, đó là hàng rào kỹ thuật từ các

quốc gia nhập khẩu; các tiêu chuẩn chất lượng về hàng hóa sẽ ngày càng được áp dụng nhiều

hơn Chính những yếu tố này mới thực sự đòi hỏi phải tăng năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp xuất khẩu

Trang 24

Phần thứ năm của Báo cáo đã rút ra ba kết luận về thực trạng cạnh tranh của DNXK trong ba ngành xem xét, đó là: (1) năng lực cạnh tranh của các DNXK trong ba ngành còn thấp; (2) các DNXK đã và đang phải đối mặt với nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cản trở nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; và (3) các DNXK hoạt động trong môi trường chính sách thiếu khuyến khích và kích thích nâng cao năng lực cạnh tranh

Báo cáo đưa ra thông điệp rằng nếu năng lực cạnh tranh của các DNXK trong ba ngành này chậm cải thiện thì kết quả xuất khẩu tới đây sẽ tiếp tục dựa vào lợi thế so sánh và chính sách

ưu đãi Thực tế là những lợi thế này đang giảm dần, trong khi doanh nghiệp vẫn lúng túng chưa thể chuyển dần sang sản xuất xuất khẩu dựa trên những yếu tố mang lại giá trị gia tăng cao hơn Đây không còn là thách thức đối với doanh nghiệp, mà còn thách thức cho cả nền kinh tế Các sản phẩm may mặc, thủy sản và điện tử vẫn có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, cho nên nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu là mục tiêu dài hạn, cần được nhận thức đi đôi với hành động từ cả doanh nghiệp và Nhà nước Với cách tiếp cận giải quyết vấn đề như vậy, Báo cáo đề xuất một mặt tập trung tháo gỡ những khó khăn trước mắt đến trung hạn cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời và quan trọng hơn là tạo dựng năng lực cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trong ba ngành này

Giải pháp ngắn và trung hạn hướng vào tiếp tục giảm chi phí cho DNXK, đặc biệt cần tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; rà soát chính sách và điều chỉnh để nâng cao hiệu quả thực thi, nhất là các công cụ tài chính Nhanh chóng nghiên cứu, chuyển cách thức hỗ trợ rời rạc theo lĩnh vực ngành nghề, địa bàn, đối tượng doanh nghiệp, sản phẩm cụ thể sang hỗ trợ một cách đồng bộ các yếu tố làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Báo cáo gợi

mở nên thay thế các chiến lược phát triển ba ngành bằng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu Báo cáo đề xuất hình thành cụm ngành dệt may/thủy sản/điện tử gồm nhiều doanh nghiệp (xuất khẩu và không xuất khẩu), qua đó tạo mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, tạo lực đẩy các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị Các chính sách hỗ trợ cần hướng vào từng cụm ngành cụ thể, gồm có hạ tầng

kỹ thuật, nhất là viễn thông và hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo lao động, xử lý môi trường, dịch vụ thử nghiệm và hiệu chuẩn nhằm nâng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu Báo cáo nhấn mạnh cần tăng hiệu lực thực thi Luật

Sở hữu Trí tuệ và tăng vai trò của các hiệp hội cũng như hình thành mạng lưới hợp tác giữa

cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu triển khai và hỗ trợ cho doanh nghiệp Báo cáo kết thúc bằng nhiều đề xuất giải pháp của bản thân doanh nghiệp trong từng ngành, trong đó các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí giao dịch được chú trọng trong ngắn hạn và hỗ trợ cung cấp thông tin, nghiên cứu sản phẩm mới được nhấn mạnh trong trung và dài hạn

Trang 25

Tổng quan hoạt động

xuất khẩu Việt Nam

giai đoạn 2001- 2010

1.2 Độ mở cửa nền kinh tế đã rất lớn, trong khi tiềm năng xuất khẩu còn dồi dào 13

Trang 27

1.1 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và liên tục nhờ các nỗ lực tự do hoá thương

mại và thực thi cam kết hội nhập

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có bước phát triển ngoạn mục trong giai đoạn

2001-2010 Xét về trị giá, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng 5 lần trong vòng 10 năm qua, từ

gần 14,5 tỷ USD (2000) lên 72,2 tỷ USD năm 2010 Năm 2010, xuất khẩu của các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% và chiếm 54,2% kim ngạch xuất

khẩu cả nước Nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 33,4 tỷ USD, tăng 22,7%

Sang năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1-2011 đạt 6 tỷ USD, tăng 18,1% so với

cùng kỳ năm 2010, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 27,4%; khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 3,2 tỷ USD, tăng 10,9% Kim ngạch xuất khẩu một

số mặt hàng chủ yếu tăng khá, trong đó hàng dệt may đạt 900 triệu USD, tăng 10,6%; thủy sản

đạt 400 triệu USD, tăng 30%; điện tử, máy tính đạt 300 triệu USD, tăng 28,4%

Có thể nhận thấy ba mốc sự kiện chính có ảnh hưởng lớn tới kết quả xuất khẩu trong giai

đoạn này Một là, việc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực từ ngày

10/12/2001 đã mở ra cánh cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam tiếp cận với thị trường lớn nhất

thế giới

Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010

Nguồn: TCTK

Không kém phần quan trọng có lẽ phải kể đến sự kiện tự do hoá và hợp lý hoá quyền kinh

doanh xuất nhập khẩu theo Nghị định 44-2001/NĐ-CP ban hành ngày 2/8/2001 hướng dẫn

triển khai Luật Thương mại Theo đó, tất cả các pháp nhân đều được phép xuất khẩu hầu hết

các loại hàng hoá mà không cần giấy phép và hạn ngạch Sự thay đổi này thực chất một phần

bắt nguồn từ những nỗ lực cải thiện khung khổ pháp lý của Việt Nam cho phù hợp với các

thông lệ phổ biến của quốc tế trong tiến trình đàm phán BTA Trước đó, ngoại thương là hoạt

động độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước cho tới năm 1989, nhưng vẫn bị kiểm soát

chặt chẽ bởi giấy phép và hạn ngạch cho đến khi từng bước được nới lỏng và hợp lý hoá vào

các năm 1998 và 20011 (Riedel J & Parker S., 2003)

1 Nghị định 57-1998/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại cho phép các thương nhân thuộc mọi thành

Trang 28

Sự kiện thứ hai là việc Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 và chính thức trở thành thành viên của tổ chức này từ tháng 1/2007 Đây có thể coi là bước tự do hóa thương mại tiếp theo sau BTA để đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu Theo đó, các chính sách và khung khổ pháp lý của Việt Nam phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy định, luật lệ của WTO, chẳng hạn như Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), Quy chế đối xử quốc gia (NT), tự do hoá thương mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp thương mại, tăng cường minh bạch và đơn giản hoá thủ tục hành chính Như đồ thị trên cho thấy việc gia nhập WTO đã giúp xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp bùng nổ trong các năm 2007

và 2008

Lạm phát cao trong năm 2008 và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ giữa năm 2008 đã

có tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của Việt Nam Hệ quả là năm 2009, suy thoái kinh

tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của thế giới sụt giảm làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng âm (-9,0%) Mặc dù vậy, trong năm 2010 xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự báo và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhịp tăng trung bình 18,1% của giai đoạn 2001- 2010 cũng như cao hơn mục tiêu 15% đề ra trong Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá và dịch vụ trong thời kỳ này

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng hàng năm kim ngạch xuất khẩu và GDP giai đoạn 2001- 2010

Nguồn: TCTK.

Có thể thấy, sau khi BTA có hiệu lực, ngoại trừ năm 2009 có mức tăng trưởng âm, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, từ năm 2003, đều đạt trên 20% Về tuyệt đối, cứ sau 5 năm, kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên gấp hai lần Rõ ràng, tăng trưởng GDP ở mức khá cao, bình quân đạt 7,2% hàng năm trong giai đoạn này có phần đóng góp to lớn của xuất khẩu

phần kinh tế (trừ ĐTNN có quy định riêng) được quyền kinh doanh XNK theo ngành nghề đăng ký kinh doanh mà không phải xin giấy phép (đối với pháp nhân và cho từng đơn hàng).

Nghị định 44-2001/NĐ-CP bổ sung sửa đổi Nghị định 57, mở rộng hơn, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu không phụ thuộc ĐKKD, và Chính phủ quản lý hoạt động XNK bằng các Danh mục cấm XNK và Danh mục XNK có điều kiện, trong đó có giấy phép (đối với mặt hàng) và hạn ngạch Trên thực tế, từ năm

2003, chỉ còn 2 mặt hàng chịu quản lý bằng quota là dầu mỏ và đường

3.8 11.2 20.6

31.4

29.1

-9.0 26.3

-15.0 -10.0 -5.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0

Xuất khẩu (%) GDP (%)

Trang 29

kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người và tỷ trọng xuất khẩu/gDP tăng

nhanh cho thấy tính năng động của xuất khẩu và độ mở rất lớn của nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua làm giá trị

xuất khẩu bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng Năm 2001, trung bình mỗi người dân

Việt Nam xuất khẩu 191 USD/năm, thì năm 2010, con số này là 816,1 USD Tương tự, tỷ trọng

kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 10 năm vừa qua,

từ 46,2% năm 2001 lên 70,6% năm 2010

Hình 3: Xuất khẩu bình quân đầu người (USD) và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP (2001- 2010)

Nguồn: TCTK.

Các số liệu trên đây chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam có độ mở ngày càng lớn và tăng trưởng

kinh tế tỏ ra ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu Tuy nhiên, cũng vì vậy mà sức

khoẻ của nền kinh tế sẽ dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi hoặc cú sốc từ môi trường

bên ngoài bất lợi cho xuất khẩu

Xét về giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành một nhà xuất khẩu hạng trung

trên thế giới Năm 2007, theo thống kê của trang web www.nationmaster.com dựa trên số liệu

công bố của IMF, xét kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đứng thứ 50 trên tổng số 153 nước trên

thế giới được xếp hạng Tuy nhiên, hình mẫu phát triển kinh tế của khu vực Đông Á là định

hướng xuất khẩu, do đó khi so sánh với các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), Trung Quốc,

Malaysia, Thái Lan, Indonesia thì quy mô xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị bỏ xa Năm 2007,

Indonesia xuất khẩu hơn 118 tỷ USD, Thái Lan 151,1 tỷ USD, và Malaysia 176,4 tỷ USD Trong

khi đó, quy mô xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 48,5 tỷ USD chỉ bằng 1/2 quy mô trung

bình của thế giới tính theo bình quân gia quyền

191.0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 700.0 800.0 900.0

Tỷ trọng XK/ GDP Xuất khẩu trên đầu người (USD)

Trang 30

Hình 4: Trị giá xuất khẩu bình quân đầu người của một số nền kinh tế (USD, 2007)

133.91502.78541.52569.54845.22922.951731.682322.182514.543812.185321.216645.176954.047106.87275.877727.6310783.5616431.84

LB Nga Hoa Kỳ Nhật Bản New Zealand Úc Malaysia Vương quốc Anh Hàn Quốc Đài Loan CHLB Đức

Hà Lan Hong Kong Singapore

Nguồn: www.nationmaster.com

Tuy nhiên, xét theo trị giá xuất khẩu bình quân trên đầu người, Việt Nam chỉ xếp thứ 100 trên

152 nước Ở khu vực, Việt Nam chỉ xếp ngay trên Philippines (vị trí 102), Indonesia (103), trong khi Đài Loan xếp thứ 24, Hàn Quốc ở vị trí 32, Malaysia 36, Thái Lan 60 và Trung Quốc 87 So với mức trung bình theo bình quân gia quyền của cả thế giới là 5.698,7 USD/người thì trị giá xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam chỉ nhỏ bằng đúng 1/10 Điều đó chứng tỏ, tiềm năng và dư địa để tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn Đáng kể hơn, nhìn vào bảng xếp hạng cũng có thể dễ nhận thấy, hầu hết các nước giàu đều là những nước có quy

mô xuất khẩu lớn và giá trị xuất khẩu trên đầu người không phải là nhỏ

Tuy nhiên, độ mở của nền kinh tế đã đạt mức độ rất cao Xếp từ cao xuống thấp, Việt Nam xếp thứ 23 trên tổng số 203 nền kinh tế Với tỷ trọng xuất khẩu bằng 70,6% GDP năm 2010, so với các nước láng giềng Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia (không tính đến Singapore và Hong Kong

- là hai nền kinh tế có độ mở rất cao), xếp trên Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan

Trang 31

Thái n

Quốc Indon

esia

Đài L

oan Lào

Ấn Độ

Nhật

Hoa Kỳ

World weighted average: 37%

8%

14 % 12%

14 %

Nguồn: www.nationmaster.com

Đối với các nền kinh tế phát triển, tỷ lệ xuất khẩu so với GDP thường thấp như Nhật Bản là

14%, trong khi tỷ lệ này của EU là 12%, Hoa Kỳ là 8% do quy mô kinh tế rất lớn của các nền

kinh tế này

Kinh nghiệm của Malaysia, Thái Lan và Indonesia cho thấy, mặc dù các nước này phát triển

theo mô hình hướng ngoại, dựa vào xuất khẩu, song tới nay các doanh nghiệp xuất khẩu của

các nước này vẫn chưa khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, khác với trường hợp

của Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông Hơn nữa, cả Malaysia và Thái Lan đều đang mắc vào bẫy

thu nhập trung bình với mô hình tăng trưởng và xuất khẩu hiện hành Như vậy, xuất khẩu của

Việt Nam vẫn còn dư địa lớn để tăng trưởng, nhưng đồng thời cũng cần nhìn nhận hạn chế

của nó để không quá dựa vào xuất khẩu và lấy đó làm động lực tăng trưởng duy nhất

1.3 Cơ cấu xuất khẩu

khu vực FDI trở thành động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCKT), trước năm 2001, khu vực trong nước chiếm 54,8%

kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong khi khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ xuất

khẩu được 45,2% kim ngạch, kể cả dầu thô Tuy nhiên, sau BTA khu vực FDI đã lớn mạnh

nhanh chóng từ năm 2003 và vượt các doanh nghiệp trong nước để trở thành nhân tố chính

thúc đẩy xuất khẩu Mặc dù từ 2007, xuất khẩu của khu vực trong nước đã được cải thiện đáng

kể, nhưng khu vực trong nước chỉ chiếm 45,8% trong khi khu vực FDI chiếm 54,2% tổng kim

ngạch xuất khẩu trong năm 2010

Trang 32

đã vượt khu vực trong nước về đóng góp cho xuất khẩu cả nước

Hình 7: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế sau khi đã tách xuất khẩu dầu thô

(%, 2001- 2010)

20.8% 19.6% 19.0% 21.4% 22.8% 20.8% 17.5% 16.8% 11.0%

6.9% 24.4% 27.5% 31.5% 33.3% 34.4% 37.1% 39.7% 38.3% 41.8% 47.3%54.8% 52.9% 49.6% 45.3% 42.8% 42.1% 42.8% 44.9% 47.2% 45.8%

Dầu thô giảm dần vị thế trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Dầu thô, một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong rất nhiều năm, có lúc tỷ trọng lên tới 22,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2005) đã dần dần nhường vị thế dẫn đầu cho các mặt hàng khác Điều này một phần là do một khối lượng dầu lẽ ra có thể xuất khẩu

đã trở thành nguồn nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất Tính đến cuối tháng 9/2010,

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(*)

Trang 33

nhà máy đã tiếp nhận 6,4 triệu tấn dầu thô, sản xuất được 5,5 triệu tấn sản phẩm đạt chất

lượng, bán ra thị trường 5,3 triệu tấn; doanh thu (kể từ ngày nhận bàn giao nhà máy) đạt trên

25.000 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước khoảng 3.000 tỉ đồng.2

Tỷ trọng nhóm hàng chế biến, tinh chế gia tăng, nhưng với tốc độ chậm và có

hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng thấp

Phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC), cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự

dịch chuyển từ nhóm hàng thô, sơ chế, giảm từ 53,2% (2001) xuống 44,1% (2008), sang hàng

chế biến hoặc đã tinh chế, tăng từ 46,7% lên 55,2% trong cùng thời kỳ Tuy nhiên, có thể nói

sự dịch chuyển tích cực này diễn ra rất chậm Tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn rất lớn, và

hàng chế biến, tinh chế vẫn chưa phải là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị

gia tăng cao

Hình 8: Cơ cấu hàng xuất khẩu phân theo tiêu chuẩn ngoại thương (SITC)

Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp gia tăng đáng kể

Tỷ trọng hàng nông - lâm - thuỷ sản giảm chậm dần, từ 29,4% năm 2001 xuống 22,8% năm

2010 Ngược lại, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng dần đều từ 35,7%

lên 46% trong cùng thời kỳ Như vậy, đã có những tín hiệu chuyển dịch cơ cấu tích cực trong

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm hàng khai thác tài

nguyên, khoáng sản, hàng sơ chế có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp

2 Nguyễn Bình (2010)

Trang 34

1.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Phần này sẽ liệt kê và so sánh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (trên 1 tỷ USD/ năm) tại ba mốc ảnh hưởng đến xuất khẩu như đã nêu ở trên: ký kết BTA vào năm 2001; Việt Nam bắt đầu được hưởng quy chế thành viên WTO từ năm 2007; năm 2009 là năm sụt giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính thế giới

Số lượng và giá trị hàng xuất khẩu chế biến, chế tạo tăng nhanh từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Nếu như năm 2001, chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD thì đến năm 2007 đã có 8 mặt hàng và năm 2009 tăng lên thành 13 mặt hàng mặc dù chịu ảnh hưởng không tốt của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế toàn cầu Năm 2010, đã có tới 18 nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 1 triệu USD và xuất hiện nhóm hàng chế tạo mới có hàm lượng công nghệ cao hơn như điện tử, máy tính; linh kiện điện tử; dây cáp điện; phương tiện vận tải; sản phẩm từ chất dẻo, v.v

0.6 4.6 4.0 12.1 12.1 10.8 9.1 8.4 8.4 7.7 7.2 7.4 6.9 17.3 15.5 14.3 13.5 14.5 14.2 15.3 15.4 15.8 15.9 35.7 40.6 42.7 41 41 41.2 42.6 39.8 42.8 46.034.9 31.8 32.2 36.4 36.1 36.2 34.4 37 29.4 27.2

Trang 35

Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá

3 Thủy sản 1.81 Giày dép 4.00 Thủy sản 4.25 Thủy sản 5.01

4 Giày dép 1.58 Thủy sản 3.76 Giày dép 4.06 Dầu thô 4.95

Điện tử, máy tính

& linh kiện

2.76

Điện tử, máy tính

& linh kiện

3.59

6

Điện tử, máy tính

& linh kiện

2.16

Đá quý, vàng

& sản phẩm

2.73 Gỗ & sản phẩm gỗ 3.43

Máy móc, dụng cụ, phụ tùng 3.05

phụ tùng

2.05

Đá quý, vàng

& sản phẩm

Nguồn: TCTK, Tổng cục Hải quan.

Trang 36

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng kim ngạch xuất khẩu, từ 56,8% năm 2001 lên 77,3% năm 2010 Dệt may, da giày và thủy sản cũng là ba ngành đều có kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt trên 5 tỷ USD và chiếm 38,3% giá trị xuất khẩu của 18 mặt hàng chủ lực Từ năm 2007, sự vượt lên về giá trị và tỷ trọng của sản phẩm dệt may, da giày và thủy sản trong cơ cấu hàng xuất khẩu khẳng định lại tác động tích cực của đẩy mạnh tự do hóa thương mại Mặc dù gia nhập WTO tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu xâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường các nước phát triển như Mỹ, EU, nhưng đây vẫn là ba ngành xuất khẩu chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh, như lao động giá rẻ, khai thác đất đai do yêu cầu mặt bằng sản xuất rộng v.v Cho nên, nếu chỉ dựa vào giá trị và tỷ trọng xuất khẩu cao của ba ngành này vẫn chưa thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu của ba ngành này

Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu chủ lực tăng lên, nhưng còn khá tập trung vào một số sản phẩm truyền thống, chưa đa dạng hóa

Các sản phẩm được coi là truyền thống bao gồm khai thác nhiên liệu thô như dầu mỏ, than đá; sản phẩm khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên như thuỷ sản sơ chế; nông sản như gạo, cao su,

cà phê, hạt điều và khai thác lao động giá rẻ như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử Nhìn chung, trong giỏ hàng xuất khẩu chủ lực ít thấy mặt hàng mới, nhất là mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng thế chỗ cho các mặt hàng truyền thống trong suốt giai đoạn 10 năm 2001-2010, Một số ít mặt hàng mới xuất hiện lại là hàng tái xuất, ví dụ như vàng bạc, đá quý hoặc sắt thép do nhu cầu thấp trong nước Như vậy, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dường như ngày càng phụ thuộc hơn vào xuất khẩu của nhóm hàng hóa chủ lực, đặc biệt là dựa vào bốn sản phẩm chủ lực là dệt may, thủy sản, giày dép và dầu thô trong giai đoạn 2001-2010 Đây được coi là nhóm ‘Tứ trụ’ xuất khẩu (bốn trụ cột của xuất khẩu) của Việt Nam Năm 2010, bốn mặt hàng này gộp lại chiếm trên 36% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Như đã phân tích, bốn mặt hàng này đều thâm dụng tài nguyên và nhân công, lại được duy trì từ 10 năm nay là bằng chứng chứng tỏ chưa có sự chuyển dịch thật sự về chất trong cơ cấu hàng xuất khẩu chủ lực nói riêng và xuất khẩu nói chung của Việt Nam

Kết luận trên cũng khá đồng nhất với phát hiện trong một nghiên cứu của Manuel Albaladejo (2010, p.17), theo đó từ 2000 – 2008, tỷ trọng hàng xuất khẩu thâm dụng tài nguyên và có trình độ công nghệ thấp chỉ giảm rất ít, từ 78,5% xuống 75,3%, tỷ trọng mặt hàng sử dụng công nghệ vừa và cao chỉ tăng từ 21,4% lên 24,6% So với các nước trong khu vực, tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ thấp của Việt Nam cũng vào loại cao nhất

Trang 37

Bảng 2: So sánh thay đổi tỷ trọng cơ cấu hàng xuất khẩu theo trình độ công nghệ

giữa các nước trong khu vực (2000- 2008)

Công nghệ cao

Công nghệ

TB

Công nghệ thấp

Thâm dụng tài nguyên

Công nghệ cao

Công nghệ

TB

Công nghệ thấp

Thâm dụng tài nguyên

Tương tự, báo cáo của Albaladejo (2010, p 24) cũng cho Việt Nam thấp điểm về mức độ đa

dạng hoá sản phẩm xuất khẩu Tác giả báo cáo cho rằng, sự đa dạng hoá sản phẩm có ý nghĩa

quan trọng để duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững, bởi nước xuất khẩu cần phải có

một cơ cấu xuất khẩu phù hợp với cơ cấu nhu cầu của thế giới vốn luôn thay đổi Nước nào

càng có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đa dạng, nước đó càng sẵn sàng để cung ứng hàng hóa

cho thế giới và ít bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài Xét trên khía cạnh này, Việt

Nam có mức độ tập trung cao, tức tính đa dạng mặt hàng xuất khẩu gần như thấp nhất trong

khu vực, chỉ xếp trên Campuchia Đáng lo ngại hơn, trong khi cơ cấu hàng xuất khẩu của

Malaysia cũng tập trung khá cao, nhưng các sản phẩm hàng đầu của họ lại là linh kiện máy

tính, thiết bị văn phòng, bán dẫn, thì các sản phẩm của Việt Nam lại là dệt may, thuỷ sản và

giày dép

Trang 38

1.5 Đầu vào, nguyên phụ liệu cho sản xuất xuất khẩu

Hầu hết các mặt hàng chế biến, chế tạo xuất khẩu đều phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu, linh kiện và máy móc nhập khẩu

Sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu cho sản xuất xuất khẩu đã và đang là một thực tế ở Việt Nam như thể hiện phần nào qua Bảng 3 dưới đây Ví dụ, để có được 11,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp phải nhập 1,1 tỷ USD xơ, sợi dệt; 5,3 tỷ USD vải các loại và một phần trong số 2,6 tỷ USD nguyên phụ liệu dệt may, da giày chưa kể tới nhập khẩu máy móc, thiết bị Tương tự, hàng giày da xuất khẩu cũng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu

Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu và nguyên phụ liệu nhập khẩu tương ứng năm 2010

Mặt hàng (triệu USD)Trị giá (so với 2009)Tăng trưởng Mặt hàng (triệu USD)Trị giá (so với 2009)Tăng trưởng

Phương tiện vận tải và phụ tùng 1.577 65,4%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tốc độ nhập khẩu nguyên phụ liệu cho các ngành hàng xuất khẩu luôn cao hơn nhiều so với xuất khẩu, một phần do phục vụ cả sản xuất tiêu dùng trong nước Hệ quả thâm hụt cán cân thương mại gia tăng là rất rõ ràng Tuy nhiên, vấn đề là trong suốt giai đoạn vừa qua, mô hình xuất khẩu dựa vào đầu vào nhập khẩu vẫn không thay đổi, ngành sản xuất nguyên phụ liệu không phát triển và sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước vẫn không đáp ứng yêu cầu chất lượng cho sản xuất xuất khẩu Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam

Trang 39

Bảng 4 càng cho thấy sản xuất xuất khẩu và sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào đầu vào

nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại chỉ dựa vào các mặt hàng chủ lực có giá trị tăng thêm thấp,

không thể bù đắp cho nhập khẩu Với cách này, cán cân thương mại luôn trong tình trạng

thâm hụt, gây áp lực lớn lên cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối, có thể gây tác động bất

lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

Bảng 4: So sánh kim ngạch xuất- nhập khẩu của cùng một nhóm hàng (năm 2010)

Mặt hàng (triệu USD)Trị giá (so với 2009)Tăng trưởng Mặt hàng (triệu USD)Trị giá (so với 2009)Tăng trưởng

Trang 40

Hình 10: Trạng thái xuất nhập khẩu và nhập siêu trong 10 năm (triệu USD, 2001- 2010)

Nguồn: TCTK.

1.6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu đa dạng hơn

Một trong những thành công trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-

2010 là việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đã đi vào được thị trường Hoa

Kỳ Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 10 lần trong 10 năm qua, từ 1,0 tỷ USD năm

2001, lên 10,6 tỷ USD năm 2010, đưa thị phần này tăng từ 7,1% lên 19,9% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 và Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam hiện nay Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của thị trường Hoa Kỳ, hầu hết các thị trường khác (trừ Hàn Quốc) đều co lại về tỷ trọng nhưng khá đồng đều

Như vậy, Việt Nam vẫn duy trì được cơ cấu xuất khẩu khá ổn định với tất cả các nền kinh tế chủ chốt của thế giới, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Đông trong suốt giai đoạn này Trong nghiên cứu của Albaladejo, sự đa dạng về thị trường cũng được tác giả đề cao bởi

nó giúp nền xuất khẩu phân tán được rủi ro không mang tính hệ thống Trong nghiên cứu này, sự đa dạng hoá về thị trường của Việt Nam được tính điểm rất cao, xếp thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Trung Quốc

-40000-20000020000400006000080000100000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nhập siêu Xuất khẩu Nhập khẩu2000

Ngày đăng: 18/03/2014, 04:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w