BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG LÊ MINH TRANG PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM NƯỚC CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở THỪA THIÊN HU.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG LÊ MINH TRANG
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁPTHÍCH ỨNG VỚI TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM NƯỚC CỦANƠNG HỘ TRỒNG LÚA Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
HUẾ, 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HỒNG LÊ MINH TRANG
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁPTHÍCH ỨNG VỚI TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM NƯỚC CỦANÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ AN GIANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾMÃ SỐ: 8 31 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN
HUẾ, 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiên
Hoàng Lê Minh Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, em đã nhậnđược sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấplãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học KinhTế Huế và đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy các chun đề củatồn khóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho em trong suốt quá trình họctập và hoàn hành luận văn thạc sĩ.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Đức Kiên ngườiđã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em tiến hành các hoạt độngnghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinhđộng và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 luận văn khơng tránh khỏi những thiếusót, em rất mong được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cơ giáo đểluận văn được hồn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 08 năm 2022Học viên thực hiện
Hồng Lê Minh Trang
Trang 5TĨM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: HOÀNG LÊ MINH TRANG
Chuyên ngành:Quản Lý Kinh Tế Mã số: 8310110Niên khóa: 2020-2022
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN
Tên đề tài: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP
THÍCH ỨNG VỚI TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM NƯỚC CỦA NÔNG HỘTRỒNG LÚA Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ AN GIANG
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hướng đến mục đích là xác định các chiến lược thích ứng tìnhtrạng khan hiếm nguồn nước và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn của cácchiến lược đó của các nơng hộ trồng lúa ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huếvà huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Từ đó đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nângcao khả năng thích ứng của các nông hộ trồng lúa.
Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược thích ứng sự khan hiếm nguồn nước củacác hộ sản xuất lúa ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Châu Phú,tỉnh An Giang.
2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp: thu thập số liệu thứ cấp, thuthập số liệu sơ cấp.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: tổng hợp, phân tích, so sánh; thống kê mơ tả;kiểm định sự khác biệt trung bình Independent-Samples T-Test.
3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Diện tích sản xuất lúa và sản lượng của thị xã Hương Thủy là thấp hơn số liệuở huyện Châu Phú Việc áp dụng giống lúa chống chịu hạn là một công cụ để giảmthiểu những rủi ro do sự khan hiếm nguồn nước gây ra đối với hộ sản xuất lúa ở địabàn nghiên cứu Nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều yếu tố đã ảnh hưởng đến hành vilựa chọn giống lúa chịu hạn của hộ sản xuất, bao gồm, tuổi chủ hộ, số thành viêntrong gia đình, yếu tố thu nhập hàng tháng của hộ, số vụ sản xuất trong 1 năm Sựsử dụng giống lúa mới trong điệu kiện rủi ro như khan hiếm nước có thể giúp hộ đạtđược chất lượng sản phẩm tốt hơn và năng suất có thể cao hơn Số liệu đã chỉ ra lànăng suất của nhóm hộ sử dụng là cao hơn, mặc dù khơng có ý nghĩa thống kê Kếtquả là doanh thu của hộ sử dụng giống lúa chịu hạn trong sản xuất lúa là cao hơn sovới nhóm khơng sử dụng với mức ý nghĩa thống kê là 0,077.
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BĐKH Biến đổi khí hậu
BVMT Bảo vệ môi trường
ĐDSH Đa dạng sinh họcHƯNK Hiệu ứng nhà kínhHST Hệ sinh tháiHTX Hợp tác xãKH Khí hậuKNK Khí nhà kínhLHQ Liên Hợp QuốcLVS Lưu vực sơng
NBD Nước biển dâng
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
SX Sản xuất
UBND Ủy ban Nhân dân
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN i
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2.Mục tiêu nghiên cứu .3
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .3
4.Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BĐKH, THÍCH ỨNG VỚI BĐKH VÀKHAN HIẾM NƯỚC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6
1.1 Cơ sở lý luận chung về BĐKH và thích ứng với BĐKH 6
1.1.1 Biến đổi khí hậu 6
1.1.1.1 Khái niệm biến dổi khí hậu .6
1.1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu .6
1.1.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, chănni .12
1.1.2.1 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồngtrọt 12
1.1.2.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chănni .16
1.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực ni trồng và đánh bắt thủysản171.1.3.1 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong ni trồng thủysản 17
1.1.3.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong đánh bắt thủysản .19
1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khíhậu .21
1.1.4.1 Các yếu tố về nhân khẩuhọc 21
1.1.4.2 Yếu tố về vốn xãhội .23
Trang 81.1.5 Khan hiếm nguồn nước 25
1.1.5.1 Khái niệm khan hiếm nguồn nước .25
1.1.5.2 Nguyên nhân gây ra khan hiếm nguồn nước .26
1.1.5.3 Tác động của khan hiếm nguồn nước 26
1.2 Cơ sở thực tiễn 28
1.2.1 Chiến lược thích ứng trước khan hiếm nguồn nước ở Việt Nam 28
1.2.2 Chiến lược thích ứng của các hộ sản xuất lúa trước khan hiếm nguồn nước ởtỉnh Thừa Thiên Huế và An Giang 31
1.2.2.1 Chiến lược thích ứng khan hiếm nguồn nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế 31
1.2.2.2 Chiến lược thích ứng khan hiếm nguồn nước ở tỉnh An Giang 32
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁPTHÍCH ỨNG VỚI TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM NƯỚC CỦA NƠNG HỘTRỒNG LÚA Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ AN GIANG 33
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực thị xã Hương Thủy .33
2.1.2 Điều kiện tự nhiên khu vực huyện Châu Phú 40
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 42
2.1.4 Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở địa bàn nghiên cứu 53
2.1.5 Tình hình sản xuất lúa .54
2.2 Phân tích lựa chọn chiến lược thích ứng khan hiếm nguồn nước của nông hộđiều tra .57
2.2.1 Đặc điểm của các hộ được điều tra 57
2.2.2 Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn các chiến lược thích ứng với khan hiếmnguồn nước trong sản xuất 59
2.2.3 Tác động của sự lựa chọn các chiến lược thích ứng đến thu nhập và năng xuấtcủa hộ sản xuất 64
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÁC CHIẾN LƯỢCTHÍCHỨNG CỦA CÁC NƠNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG BỐI CẢNH KHANHIẾM NGUỒN NƯỚC 66
Trang 93.1 Định hướng và giải pháp các chiến lược thích ứng của các nông hộ trồng lúa
trong bối cảnh khan hiếm nguồn nước ở Việt Nam 66
3.1.1 Định hướng và giải pháp chung thích ứng khan hiếm nguồn nước ở Việt Nam663.1.2 Định hướng và giải pháp cụ thể thích ứng khan hiếm nguồn nước ở Việt Nam673.2 Định hướng và giải pháp các chiến lược thích ứng của các nông hộ trồng lúa trongbối cảnh khan hiếm nguồn nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế và An Giang 68
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .72
1 Kết luận 72
2 Kiến nghị .74
2.1 Đối với chính quyền địa phương 74
2.2 Đối với hộ sản xuất lúa 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 79QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂNBIÊN BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ 2
BẢN GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂNGIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảngTên bảngTrang
Bảng 2.1 Tình hình trồng trọt một số cây tại thị xã Hương Thủy
năm 2018-2020 43Bảng 2.2 Tình hình chăn ni tại thị xã Hương thủy năm 2018 – 2020 44Bảng 2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại thị xã Hương Thủy năm
2018-2020 45Bảng 2.4 Dân số và mật độ dân số tại thị xã Hương Thủy năm 2020 46Bảng 2.5 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở 2 địa bàn nghiên cứu .53Bảng 2.6 Tình hình sản xuất lúa thị xã Hương Thủy và huyện Châu Phú
giai đoạn 2018 – 2020 56Bảng 2.7 Đặc điểm các chủ hộ điều tra 57Bảng 2.8 Đặc điểm chung về điều kiện kinh tế xã hội và hoạt động sản
xuất lúa của hộ điều tra .58Bảng 2.9 Tình hình sử dụng giống lúa chịu hạn ở địa bàn nghiên cứu 60Bảng 2.10 Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn giống lúa chịu hạn 61Bảng 2.11 Tác động biên của các yếu tố đến xác suất sử dụng giống lúa
chịu hạn của hộ 63Bảng 2.12 So sánh kết quả sử dụng giống lúa chịu hạn giữa 2 địa bàn nghiên
cứu .64Bảng 2.13 So sánh kết quả sản xuất lúa giữa 2 nhóm hộ ở từng địa bàn
nghiên cứu 65
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu hìnhTên hình, đồ thị, biểu đồTrang
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 35Biểu đồ 2.1 Địa hình thị xã Hương Thủy .36Bản đồ 1: Bản đồ huyện Châu Phú 41
Trang 12PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên tồn thế giới,thành cơng nhờ cải cách đất đai, thị trường tiêu thụ mở rộng và áp dụng mạnh mẽ tiếnbộ kỹ thuậtcông nghệ mới trong nhiều năm qua Sự cạnh tranh với các nước xuấtkhẩu khác đặt ra yêu cầu chiến lược của ngành sản xuất lúa không chỉ về mở rộng thịtrường tiêu thụ mà cịn chú trọng vào chiến lược duy trì sự bền vững của các lợi thếtài nguyên đang có sẵn Sản xuất lúa gạo đã có ảnh hưởng to lớn đến an ninh lươngthực, sử dụng nước và đời sống con người, đặc biệt là đối với các nước hạ lưu sôngMekong như Campuchia và Việt Nam Nước là thành phần quan trọng nhất để sảnxuất lúa gạo bền vững và là một trong số những nguồn sử dụng nước lớn nhất trêntoàn cầu và địa phương Hơn nữa, tình trạng mất an ninh nguồn nước ngày càng giatăng đã được quan sát thấy ở khu vực này và dự kiến sẽ gia tăng tần suất và mức độnghiêm trọng trong tương lai gần do mở rộng sản xuất năng lượng, gia tăng dân số,nhu cầu lương thực cao hơn và sự bất ổn về khí hậu ngày càng tăng Theo dự báo củaTrung tâm Quản lý môi trườngquốc tế, đến năm 2050, nhiệt độ tối đa trung bình theongày ở các nước thuộc tiểu vùng sôngMekong mở rộng có thể tăng trong khoảngtừ1,6 đến 4,1 °C; lượng mưa có thể tăng từ 3% đến14%, làm gia tăng lưu lượngnướccủa sông Đồng thời, khu vực cũng phải chịu ảnh hưởng lớnkhi mực nước biểntăng từ 65 cm–100 cm vào cuối thế kỷ XXI Những thay đổi này có thể dẫnđến mộtloạt mối đe dọa liên quan đến nguồn nước, như hạn hán gia tăng, lũ lụt và xâm nhậpmặn, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở khu vựcnày.Do đó, việc hiểu rõ hơn về tình trạng khan hiếm nước để sản xuất lúa - hoạt độngkinh tế chính của người nghèo nơng thơn trong khu vực - và tác động của nó đối vớicác hộ nông dân là đặc biệt quan trọng đối với mục tiêu lâu dài là phát triển bền vững.Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm đưa ngành nôngnghiệp phát triển bền vững, Thừa Thiên Huế có dư địa rất lớn trong phát triển nơngnghiệp với diện tích đất nơng nghiệp chiếm 82% Với phương châm đầu tư hìnhthành vùng sản xuất lúa quy mô lớn, những đặc điểm phức tạp và độc đáo về hệ
Trang 13thống thủy văn vừa là điều kiện thuận lợi là nguồn cung nước dồi dào cho sản xuấtlúa vừa là thách thức trong việc chịu ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm nước dohạn hán, ơ nhiễm nước hay nguồn nước bị xâm nhập mặn Tuy nhiên, thống kê chothấy năm 2019, lượng mưa trên toàn địa bàn Thừa Thiên Huế thấp hơn nhiều so vớitrung bình nhiều năm, nắng nóng kèo dài liên tục trong nhiều tháng với nền nhiệt47–48 °C có khi hơn 50 °C đã khiến khoảng 1.600 ha lúa vụ Hè Thu bị khô hạn,hơn 2.100 ha lúa bị nhiễm bệnh khô vằn, hơn 3.000 ha cây trồng khác thiếu nướctưới.
Cùng với đó, An Giang là một trong những trung tâm sản xuất giống lúa chokhu vực đồng bằng sông Cửu Long Giá trị mà cây lúa mang lại đã góp phần khơngnhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Cùng với định hướng phát triển tái cơ cấungành nông nghiệp với những cây con chủ lực như lúa, tỉnh An Giang đã có sựchuyển biến tích cực khi diện tích gieo trồng giảm nhưng giá trị sản xuất tăng dotăng năng suất Với lợi thế thuộc khu vực hạ lưu sơng Mekong có nguồn nước tướitiêu phục vụ sản xuất cho các hộ nông dân trồng lúa nhưng trên thực tế tỉnh cũngphải đối diện với vấn đề khan hiếm nước diễn ra hàng năm.Do mực nước trên cáckênh rạch xuống thấp kèm theo nắng nóng, tình trạng khơ hạn của tỉnh An Giangảnh hưởng đến 9.361 ha đất sản xuất nông nghiệp tại các địa phương trong năm2021.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích lựachọn và tác động của giải pháp thích ứng với tình trạng khan hiếm nước của nơng hộtrồng lúa ở Thừa Thiên Huế và An Giang” để hoàn thành chương trình cao học Quảnlý kinh tế Hy vọng rằng những kết quả đạt được sẽ phần nào thấy được tình hìnhthực tế về hành vi thích ứng của hộ sản xuất đối với sự khan hiếm nước tại các địaphương này Nghiên cứu này có sự so sánh để tìm ra sự khác biệt về hành vi, cácnhân tố tác động đến lựa chọn giải pháp thích ứng giữa hai vùng trồng lúa có điềukiện canh tác tương đối khác nhau nhằm chỉ ra sự khác nhau của nông hộ khi phải đốimặt với cùng một vấn đề đó là sự gia tăng của khan hiếm và thiếu hụt nước trong sảnxuất lúa.
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu hướng đến mục tiêu chung là xác định các chiến lược thích ứngtình trạng khan hiếm nguồn nước và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn củacác chiến lược đó của các nơng hộ trồng lúa Từ đó đưa ra các gợi ý chính sáchnhằm nâng cao khả năng thích ứng của các nơng hộ trồng lúa trong thời gian đến.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về sản xuất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậuvà chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, sự khan hiếm nguồn nước trong sảnxuất của nông hộ sản xuất lúa.
- So sánh các chiến lược thích ứng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnsự lựa chọn của các nông hộ đối với các chiến lược thích ứng đó tại địa bànnghiên cứu.
- Cho thấy tác động của giải pháp thích ứng với tình trạng khan hiếm nước- Đề xuất các hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách để gia tăng khả năngthích ứng với sự khan hiếm nguồn nướccủa các hộ sản xuất lúa.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược thích ứng sự khan hiếm nguồn nước củacác hộ sản xuất lúa ở vùng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
+ Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp 2018-2020, và số liệu sơ cấp 2021
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp:
- Số liệu và thông tin được thu thập từ các báo cáo của Uỷ ban nhân dân(UBND) thị xã qua các năm, Niên giám thống kê thị xã, từ các ban ngành và chínhquyền địa phương, ngồi ra có thể thu thập số liệu thứ cấp qua thư viện, internet,truyền hình, web,
Trang 15- Các số liệu thứ cấp bao gồm: Diện tích, sản lượng, tổng năng suất, giá trịsản xuất của các xã
Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thông qua phương pháp chọnmẫu thuận tiện điều tra 120 hộ nông dân Ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu sẽ phỏngvấn 60 hộ ở xã Thủy Phương và xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy Tại An Giang,nghiên cứu sẽ thu thập số liệu 60 hộ ở xã Phú Xuân, và xã Bình Phú ở huyện ChâuPhú tỉnh An Giang Sau đó, sẽ tiến hành phân tích so sánh các chiến lược thích ứngđối với sự khan hiếm nguồn nước của các hộ ở 2 địa bàn nghiên cứu.Trên cơ sở thamvấn chuyên gia ở Sở Nông nghiệp, nghiên cứu tiến hành lựa chọn các huyện có đặcđiểm sản xuất lúa khá đại diện cho tình hình sản xuất chung của địa phương.Nghiêncứu lựa chọn 2 địa bàn nghiên cứu một vùng có quy mơ trồng lúa thấp là Thừa ThiênHuế và một vùng có quy mô sản xuất lúa lớn là An Giang Hai địa phương ở hai vùngkhác nhau và điều kiện khác nhau thì vấn đề chiến lược đối phó sẽ như thế nào.
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Dựa trên những dữ liệu sơ cấp thu thập được, tác giả tiến hành xử lý bằngcách tổng hợp, phân tích, so sánh và thể hiện các số liệu đó trên bảng biểu, biểuđồ… Sử dụng phần mềm Excel, SPSS để xử lý số liệu sơ cấp
- Thống kê mô tả: để mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu
- Kiểm định sự khác biệt trung bình Independent-Samples T-Test cho các biếnđể xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay khơng về sự khác biệt giữa 2 nhóm hộ sảnxuất: nhóm sử dụng giống lúa chịu hạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế và An Giang Bêncạnh đó, nghiên cứu cũng so sánh giữa 2 nhóm sử dụng và khơng sử dụng giống lúachịu hạn ở từng địa bàn nghiên cứu để kiểm tra xem có sự khác biệt khơng giữa 2nhóm hộ.
+ H0: μ = giá trị kiểm định+ H1: μ ≠ giá trị kiểm định(Với độ tin cậy là 95%)
Nếu Sig ≤ 0,05: bác bỏ giả thuyết H0
Nếu Sig > 0,05: chưa có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0
Trang 16Mô hình nghiên cứu
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn các chiến lược thíchứng trong sản xuất của hộ gia đình, nghiên cứu sẽ sử dụng mơ hình hồi quy tuyếntính và hồi quy probit để tính tác động của các yếu tố thuộc về hộ ảnh hưởng nhưthế nào đến khả năng chấp nhận sử dụng giống lúa chịu hạn trong sản xuất lúa
Mô hình hồi quy tuyến tínhcó dạng như sau:Y= β Xi + εi
Các biến được sử dụng là tương ứng với các biến được sử dụng ở mơ hìnhProbit.Mơ hình hồi qui Probit có dạng như sau:
Pr (Y = 1 ǀ X) = Φ(X β)
Trong đó: Pr là xác suất lựa chọn có/khơng áp dụng giống chịu hạn; Y là biếnphụ thuộc thể hiện quyết định lựa chọn của hộ sản xuất; Y = 1: hộ chọn giống lúachịu hạn trong trồng lúa; Y = 0: hộ không sử dụng giống lúa chịu hạn; Xi là biếnđộc lập, thể hiện các yếu tố thuộc về đặc trưng của chủ hộ và đặc điểm sản xuất củahộ, và εi là phần dư Các đặc tính của hộ sản xuất bao gồm tuổi của chủ hộ, giới tínhcủa chủ hộ, qui mơ hộ gia đình, số lượng đang ở độ tuổi lao động, số lượng thànhviên gia đình đang làm việc, trình độ giáo dục của chủ hộ, thu nhập hàng tháng củahộ, số mùa vụ sản xuất lúa trong năm, tần suất thiếu nước, tổng diện tích sản xuấtlúa, và vị trí địa lý của hộ sản xuất Biến giả vị trí (1: Hương Thủy; 0: Khác) là biếnquan trọng để kiểm định thống kê sự khác biệt giữa hai vùng sản xuất có tác độngnhư thế nào đến kết quả đầu ra của hoạt động sản xuất lúa Các biến đã được sửdụng trong mơ hình ước lượng đã được tham khảo từ các nghiên cứu của Ghimirevà cộng sự (2015), Pandey và Shukla (2015), Martey và cộng sự (2020) Hồi quytuyến tính được sử dụng như một hồi qui nền để so sánh với Probit.
Trang 17PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BĐKH, THÍCH ỨNG VỚI BĐKHVÀ KHAN HIẾM NƯỚC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận chung về BĐKH và thích ứng với BĐKH1.1.1 Biến đổi khí hậu
1.1.1.1 Khái niệm biến dổi khí hậu
Theo Cơng ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH “Biến đổi khí hậu lànhững ảnh hưởng có hại của khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lýhoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năngphục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, của các hệ thống kinh tế - xãhội hoặc đến sức khoẻ và phúc lợi của con người” (Bộ TNMT, 2008).
Theo Chương trình mơi trường quốc gia về ứng phó với BĐKH “BĐKH là sựbiến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trìtrong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khíhậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặcdo hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khaithác sử dụng đất”(Bộ TNMT, 2008).
Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH thì BĐKH đề cập đến sự thay đổi vềtrạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ sử dụng các phương pháp thốngkê…) diễn ra trong một thời kỳ dài, thường là một thập kỷ hoặc lâu hơn Biến đổi khíhậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay khơng theo sự biến đổi củatự nhiên do hệ quả các hoạt động của con người (Bộ TNMT, 2012).
Như vậy, BĐKH được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau nhưng về bảnchất đều giống nhau, đó là vấn đề đáng quan tâm vì nó gây ra hậu quả nghiêm trọngtừ các thiên tai thất thường, ảnh hưởng và mang lại sự tổn thất lớn về người và của.
1.1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu
1.1.1.2.1 Tác động của BĐKH đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của con ngườiẢnh hưởng sức khỏe, tính mạng
Nắng nóng, hạn hán kéo dài hay mùa đông giá rét sẽ khiến con người không
Trang 18thể kịp thời thích nghi và tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe Đối với các hiệntượng lớn hơn như các thảm họa động đất, sóng thần, bão lũ sẽ gây thiệt hại to lớnvề người và của Con người khó có thể tránh khỏi những thiên tai, thảm họa từ thiênnhiên do vậy hậu quả của nó ln phải gánh chịu dù trong trường hợp nào.
Mặt khác, thiên tai có thể gây nên dịch bệnh khi con người khơng có điều kiệntốt ngay sau khi bị ảnh hưởng Các dịch bệnh phổ biến vào mùa mưa lũ như sốt xuấthuyết, dịch hạch, đói, rét vì không đủ lương thực dự trữ, cung cấp cho người dân.Hằng năm, nước ta đều phải chịu ảnh hưởng to lớn về người và của khi vào mùamưa lũ, gió bão Đặc biệt là các tỉnh miền Trung luôn hứng chịu mưa bão và cuộcsống càng khókhăn.
Đời sống càng đói nghèo, sản xuất bị đình trệ
Khi dịch bệnh gia tăng, sức khỏe và điều kiện không cho phép, đời sống của conngười lại càng khó khăn và đói nghèo Những người dân vùng lũ thường phải chịucảnh đói rét, khơng có nơi ở cũng như phụ thuộc vào nguồn lương thực được cấp phát,mùa màng mất trắng khi bị lũ cuốn trơi cùng tài sản nhà cửa Để có thể phục hồi và trởlại trạng thái ban đầu cần khá nhiều thời gian và cơng sức, chính vì vậy, sản xuất, sinhhoạt của người dân càng bị đình trệ và tỉ lệ nghèo đói càng tăng cao.
1.1.1.2.2 Tác động của BĐKH đến tài nguyênnước
Tác động của BĐKH lên tài nguyên nước biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng:nước biển dâng và hiện tượng cực đoan của thiên tai như bão, lũ, hạn hán BĐKHtác động lên tài nguyên nước khi gây ra hạn hán kéo dài ở một số nới trên thế giới,những nơikhác lại bị mưa lũ hoành hành Trên thế giới cũng đã xảy ra những trận lũlớn như lũ lụt ngập 2/3 lãnh thổ Bangladesh năm 2004, lũ lớn trên sông TrườngGiang năm 2010, năm 2011 lũ lớn sau một thời gian dài khô hạn ở sông Mekong.
Việt Nam có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, tài nguyênnước mặt chiếm khoảng 2% tổng lượng dịng chảy của các sơng Tổng lượng dịngchảy trung bình hàng năm giai đoạn 1977 - 2008 của tất cả các sông trên lãnh thổkhoảng 837,7 km3, trong đó 61,4% từ các nước lân cận chảy vào và 38,6% đượchình thành trên lãnh thổ Lượng nước này đủ cấp cho dân số hiện nay khoảng10.440 m3/người/ năm, so với mức đảm bảo nước trung bình tồn thế giới cho một
Trang 19đầu người, nước ta lớn hơn 1,36 lần (Trang, 2011) Tuy nhiên, hiện nay, các lưu vựcsơng, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn đến thiếu nước, khan hiếm nước đặc biệtlà nguồn nước ngọt, không đáp ứng đủ nước sinh hoạt cho người dân cũng như tướitiêu trong nông nghiệp, sử dụng trong công nghiệp Tài nguyên nước đang bị suythoái, suy giảm về cả số lượng và chất lượng, tác động lớn đến môi trường sinh tháicũng như đời sống của con người, sự phát triển của mỗi quốc gia.
1.1.1.2.3 Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái và đa dạng sinhhọc
LHQ cảnh báo, các quốc gia nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp mangtính cơ bản và sáng tạo để giữ gìn sự ĐDSH trước nguy cơ đổ vỡ các hệ thống tựnhiên bảo đảm cho cuộc sống trên hành tinh Lời kêu gọi được nêu trong báo cáo“Triển vọng ĐDSH toàn cầu - xuất bản lần thứ 3” (GBO-3) tại hội nghị về ĐDSH(CBD) và Chương trình Mơi trường LHQ (UNEP) Báo cáo nêu rõ, cùng vớiBĐKH, nhiều diện tích rừng Amazon bị chặt phá và đốt cháy đã gây hậu quả xấucho môi trường, làm tăng nguy cơ mưa lụt và hủy hoại mơi trường sống của nhiềulồi sinh vật, đẩy chúng tới bờ tuyệt chủng Sự thay đổi mực nước ở các sông hồđang hủy diệt một số loài thủy sinh, nhiều hệ thống san hô bị phá hủy do khai thácquá mức, ô nhiễm và BĐKH đã đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu loài hải sảnsống dựa vào san hô 5 nhân tố trực tiếp làm mất ĐDSH gồm thay đổi điều kiện cưtrú, khai thác quá mức, ô nhiễm, sự xâm lấn của các loài sinh vật lạ và BĐKH vẫntiếp tục tồn tại, thậm chí càng nghiêm trọng hơn (Ngân, 2011).
Biến động phức tạp của thời tiết gây ra nhiều tác hại tới rừng và nghề rừng.BĐKH làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, giảm tăng trưởng cây trồng dẫn đến nguy cơmất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp Đồng thời đe dọa tớiĐDSH khi nhiều lồi động vật khơng cịn nơi sinh sống, cây cối thưa thớt, các loàinhiệt đới ưa sáng di cư cao hơn và các loài á nhiệt đới mất dần, nguy cơ dịch bệnh,cháy rừng cũng khiến HST bị suy thối.
Tuy nhiên, rừng cũng có những tác động ngược lại đối với BĐKH Sự phát triểnchưa bền vững của rừng đang góp phần làm tăng thêm tính cực đoan của KH, mấtrừng và suy thoái rừng làm tăng 15% phát thải KNK trên toàn cầu Ở Việt Nam, mấtrừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, ước tính làm phát thải 19,38
Trang 20triệu tấn CO2(Vọng 2010) Độ che phủ của rừng thấp, chất lượng rừng khơng làmgiảm đi khả năng hấp thụ khí gây HƯNK thải ra từ các ngành SX khác, ảnh hưởngtới KH, làm tăng tần suất thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, gây rét đậm, rét hại, triềucường, tăng nhiệt độ và NBD, gây triều cường và nhiễm mặn, nhiễm phèn.
TS Hoàng Nghĩa Sơn cho rằng, sự ĐDSH đã bị tác động nặng nề bởi BĐKH.Nếu mực NBD cao 1m vào cuối thế kỷ này thì sẽ làm mất đi 12% diện tích, đồngthời tác động nặng nề tới những vùng ven biển của Việt Nam 8 vườn quốc gia và11 khu bảo tồn thiên nhiên khi đó sẽ bị nước mặn xâm lấn, làm chết nhiều loài sinhvật và động vật Theo TS Lê Anh Tuấn, mực NBD, nhiệt độ tăng cao và lượng mưabất thường sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, làm chậm quá trình phát triển của cáclồi sinh vật (Dung, 2013 ) Kể từ thời kỳ các loài Khủng long bị tiêu diệt cách đâykhoảng 65 triệu năm thì tốc độ biến mất của các lồi hiện nay ước tính gấp khoảng
100 lần so với tốc độ
mấtcácloàitronglịchsử.Trongnhữngthậpkỷtới,tốcđộnàysẽtănglêngấp1.000-10.000lần.
1.1.1.2.4 Tác động của BĐKH đến sản xuất nơng nghiệp và an ninh lươngthực
a Diện tích đất NN bị thuhẹp
Mực nước biển dâng cao khiến nhiều vùng bị xâm nhập mặn hay bị biển lấn átnên diện tích đất càng bị thu hẹp, trong đó có diện tích đất nông nghiệp Các vùngcanh tác ở hạ lưu sông ngịi bị thu hẹp diện tích và bị nhiễm mặn khiến năng suất vàsảnlượngbịảnhhưởng.Hơnnữa,hạnháncũnglàmộttrongnhữnghiệntượngkhiếnhoạtđộng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn Hạn hán làm thiếu nguồn nước tướitiêu, đất khô cằn, nứt nẻ khiến cây cối không thể sinh trưởng, phát triển Bão lũcũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến năng suất sản xuất nơng nghiệp giảm mạnhkhi có thể cuốn trơi hoặc phá tan diện tích lớn cây trồng và làm hư hỏng lương thựcdự trữ.
b Thiếu hụt nguồnnước
Nhiệt độ trung bình tăng cao, mưa gió, nắng nóng thất thường, lượng mưathay đổi khiến không đủ nguồn nước cho tưới tiêu cũng như sinh hoạt Sản xuất
Trang 21nông nghiệp lại là hoạt động luôn cần đến nguồn nước dồi dào, phong phú cho sựsinh trưởng của cây trồng Khi nhiệt độ tăng lên 1°C thì nhu cầu tưới nước cho câytrồng sẽ tăng lên 10% nên các cơng trình thủy lợi sẽ không thể kịp thời đáp ứnglượng nước lớn cho sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn Như vậy, sản xuấtnơng nghiệp sẽ khó đạt hiệu quả, năng suất cao khi gặp phải vấn đề thiếu hụt nguồnnước Ở nước ta, khu vực miền Trung và Tây Nguyên là nơi thường xuyên nắngnóng với nhiệt độ cao, có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước trầm trọng nên việc sảnxuất nông nghiệp luôn bị ảnh hưởng, không đủ cung ứng nguồn lương thực chongười dân, ảnh hưởng tới đời sống của mọi người.
c Gia tăng dịchbệnh
BĐKH làm thay đổi quy luật thủy văn của các con sông, gây nên hạn hán Sựbiến đổi về đất đai, nguồn nước, nhiệt độ sẽ kéo theo sự thay đổi về cơ cấu câytrồng và mùa vụ BĐKH cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinhvật, làm mất đi hoặc thay đổi các mắc xích trong chuỗi và lưới thức ăn dẫn đến tìnhtrạng biến mất của một số lồi sinh vật ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loạithiên dịch Nhiệt độ tăng trong mùa đông tạo điều kiện cho nguồn sâu bệnh có khảnăng phát triển nhanh và gây hại mạnh hơn BĐKH làm phát sinh một số chủng, nòisâu mới, gây hại cho SX và bảo quản nông sản, thựcphẩm.
Trong thời gian qua, các dịch bệnh tai xanh, lỡ mồm long móng, cúm AH5N1ở gia súc, gia cầm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành chănnuôi Mức độ trở nên nghiêm trọng hơn khi các dịch bệnh này lây lan sang người đedọa tính mạng của con người trên tồn cầu.
Nhiệt độ Trái đất nóng hơn làm gia tăng mật độ côn trùng Nhiều loài ruồimuỗi chỉ phát triển trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm nay phát triển thuận lợi hơnkhi không gian và môi trường sống của chúng được mở rộng Hệ quả là những vùngcó vĩ độ cao hơn sẽ xuất hiện những đàn ruồi muỗi và cơn trùng vốn sống ở vùng cóvĩ độ thấp Nhiều người sống ở vùng lạnh trước kia nay phải đối đầu thêm một loạtchứng bệnh từ ruồi muỗi đem đến Trong khi ở vùng nhiệt đới, sự dễ dàng thíchnghi và biến thái của các vi khuẩn, vi rút sẽ là tiền đề cho những dịch bệnh mới màtrước đây hiếm khi xuất hiện.
Trang 22d Giảm năng suất và sảnlượng
BĐKH tác động đến quá trình sinh trưởng, thời vụ gieo trồng, nguy cơ sâubệnh của cây trồng vì vậy sẽ khơng thể mang lại năng suất cao cho nền sản xuấtnông nghiệp của người dân Nghiên cứu ở Viện lúa gạo quốc tế (IRRI, Philippines)trong giai đoạn 1979 - 2003, năng suất lúa đã giảm 10% khi nhiệt độ tối thiểu giatăng thêm 1°C Theo nghiên cứu tại đại học Reading (Anh), khi nhiệt độ tăng chỉvài độ trên mức bình thường trong vài ba ngày ở thời kỳ ra hoa, thụ phấn của lúanước, lúa mì, đậu phộng, đậu nành sẽ làm giảm năng suất rất trầm trọng Các nhàkhoa học ước tính nếu nhiệt độ tăng thêm 1°C thì năng suất lương thực sẽ giảm17% Hậu quả là đẩy giá lương thực tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở các quốc gia,ngày nay có 1 tỷ người đang thiếu dinh dưỡng Vì vậy, sự cạnh tranh nguồn cungthức ăn giữa con người và vật nuôi sẽ ngày càng trở nên gay gắthơn.
Báo cáo đánh giá của IPCC về tác động của BĐKH lên cây lương thực chothấy ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu tới năng suất do ảnhhưởng trực tiếp đến thời kỳ nở hoa, thụ phấn (1°C đối với lúa mì và ngơ, 2°C đốivới lúa nước), nếu tăng lên 3°C sẽ gây ra tình trạng cực kỳ căng thẳng cho các loạicây trồng ở hầu hết các vùng Nhiệt độ tăng lên 1°C, ngô giảm năng suất từ 5 - 20%và giảm đến 60% nếu nhiệt độ tăng thêm 4°C Tương tự, năng suất lúa giảm đến10% đối với mỗi độ tăng lên Năng suất các loại cây này có khả năng giảm đáng kểkhi nhiệt độ mùa đông tăng cao Nhiệt độ cũng làm cho tính bất dục đực của cácdòng mẹ lúa lai bị đảo lộn, việc SX giống lúa lai sẽ gặp khó khănhơn.
BĐKH và NN có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau Đối vớinhà nơng, thời tiết đóng vai trị quyết định cho thành công hay thất bại, được mùahay mất mùa Ngược lại, NN cũng ảnh hưởng đến KH, vì thải ra các khí làm tănghiệu ứng nhà kính Sự phát quang, phá rừng để trồng trọt, hoang hoá hay sa mạchoá đất đai cũng làm thay đổi mặt vỏ Trái Đất, làm mất quân bình cán cân bức xạnhiệt BĐKH ảnh hưởng đến toàn bộ ngànhNN&PTNT.
Trang 231.1.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, chănni1.1.2.1 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồngtrọt
Nơng nghiệp là một lĩnh vực phụ thuộc và nhạy cảm với tình hình thời tiết.Biến đổi khí hậu cùng với nó là nước biển dâng và các hình thức thời tiết cực đoannhư nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn… liên tiếp xảy ra gây khó khăn chongành nơng nghiệp Các nghiên cứu cho thấy các biểu hiện cực đoan của biến đổikhí hậu đều ảnh hưởng đến diện tích canh tác, sự sinh trưởng và năng suất mùamàng cây trồng Cụthể:
Theo tác giả Đinh Vũ Thanh, nước biển dâng sẽ khiến cho diện tích canh tácnơng nghiệp giảm Cụ thể, nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng ảnh hưởng tới12% diện tích và 20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tạiđồng bằng sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu Long và hàng trămngàn ha ven biển miền Trung Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đấttrồng lúa trong tổng số khoảng hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến anninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân (Thanh,2013) Theo kịch bản BĐKH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật năm2011, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sơngCửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sơng Hồng và Quảng Ninh, và trên2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập (Thanh,2013) Cùng với kết quả nghiên cứu trên UNJP cũng cho rằng, những thay đổi vềđiều kiện thời tiết do biến đổi khí hậu cũng góp phần làm gia tăng các q trình xóimịn, sạt lở, ngập úng, ngập mặn… khiến cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càngthu hẹp Hậu quả là năng suất và sản lượng bị giảm sút Theo dự báo sản lượng lúavụ đông xuân của khu vực Nam Trung Bộ sẽ giảm 10% vào năm 2020 và giảm 8%vào năm 2070, còn khu vực đồng bằng sông Hồng sẽ giảm là 12,5% và 16,5 %(UNJP, 2011).
Biến đổi khí hậu cịn là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng trưởng các loạihoa màu bằng việc rút ngắn thời gian tăng trưởng và giảm năng suất cây trồng (Hoavà Hà, 2014; UNLP, 2011) Khi nhiệt độ tăng thêm 10C, nó sẽ làm chậm quá trìnhphát triển của lúa từ 5 đến 8 ngày, và đối với đậu và khoai tây là 3 đến 5 ngày
Trang 24(FAO, 2011) Nhiệt độ tăng cao và sự thay đổi lượng mưa cũng là nguyên nhân làmgia tăng các loài sinh vật gây hại cho cây trồng như sâu cuốn lá, dày nâu, sâu bướm,bọ cánh cứng, nấm … (FAO, 2011) Nghiên cứu của tác giả Đinh Vũ Thanh cũngcho thấy, nhiệt độ tăng lên khiến cho lượng nước bốc hơi cũng tăng cao dẫn đếnlượng nước tưới tiêu bị thiếu hụt nghiêm trọng(Thanh, 2013).
Ngồi ra, biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng ngập lụt và khiến mùa màngbị thay đổi: “Khoảng giữa tháng 6 đến tháng 9 và tháng 12 đến tháng 4 là thời vụchính cho nông nghiệp, nhưng những năm gần đây những cơn lũ có chiều hướngthay đổi, đã ảnh hưởng tới mùa vụ” (Shaw, 2006) Cũng chung quan điểm này IIEDcho rằng: Nông nghiệp trở nên khó khăn và rủi ro hơn bởi vì tính bất thường củathời tiết, không thể biết được mùa mưa và lượng mưa do vậy không thể quyết địnhđược thời điểm thích hợp để trồng trọt, gieo hạt, thu hoạch(IIED), 2009.
Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hoạt động trồng trọt, cácnghiên cứu cũng cho thấy người dân đưa ra nhiều hoạt động thích ứng khác nhau.Các biện pháp thích ứng chính được người dân chủ động sử dụng là thay đổi giốngcây trồng, thay đổi kỹ thuật canh tác, thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc chuyển sanghoạt động sản xuất kinh doanh khác như nuôi trồng thủy sản, làm thuê trong cácngành nghềkhác,…
Thay đổi giống cây trồng
Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới: ĐặngThị Hoa and Quyền Đình Hà năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010,Nguyễn Tuấn Anh năm 2012, Coretha Komba vàEdwin Muchapondwa năm 2012,Gutu năm 2014… cho thấy việc thay đổi giống cây trồng phù hợp với tình hình thờitiết, điều kiện thổ nhưỡng được coi là phương thức thích ứng hợplý
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà tại ven biểnNam Định cho thấy, để thích ứng với những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậutrong trồng trọt cụ thể là trồng lúa nước, nhiều người đã thay đổi giống lúa từ kémchống chịu, dài ngày sang giống lúa có khả năng chống chịu tốt hơn, ngắn ngày hơnvà thích ứng với điều kiện ngập mặn (ví dụ: đối với lúa thuần: chuyển từ Bắc Thơmsang BC15, RVT thơm,…; đối với lúa lai: chuyển từ Tạp giao 838, 903, CT16 sang
Trang 25TH3-3) (Nguyễn Tuấn Anh, 2016) Nghiên cứu của Trần Văn Hiếu tại nhiều vùngđồng bằng sông Cửu Long cho thấy người dân trồng những loại lúa nổi để thích ứngvới tình hình ngập lụt(Hiếu, 2010).
Nghiên cứu tại nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậucũng cho thấy việc thay đổi sang những giống cây trồng ngắn ngày được người dânlựa chọn khá phổ biến Nghiên cứu tại Tazania, một đất nước thuộc khu vực châu Phivới nền nông nghiệp được coi là hoạt động sinh kế chính, Coretha Komba và EdwinMuchapondwa cho thấy trong các hoạt động nhằm thích ứng với biến đổi khí hậutrong nơng nghiệp thì hoạt động chủ yếu là thay đổi những giống cây trồng ngắn ngàyhoặc các giống chịu hạn Ngoài ra, việc chuyển hẳn sang giống cây trồng khác cũnglà một lựa chọn, ví dụ người dân Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế chuyển sang các loạicây trên đất cao như lạc và khoai tây, vốn không cần nhiều nước (Bộ tài nguyên môitrường, 2010) Hay nghiên cứu tại quận Seke ở Zimbawei, người dân tự chuyển sangtrồng cây thuốc lá do năng suất trồng ngô giảm về chất lượng, năng suất và giá cả.
Thay đổi cơ cấu cây trồngcũng được áp dụng khá phổ biến: thay đổi cơ cấu
cây trồng theo hướng đa dạng hóa, thử nghiệm xen giống lúa cá hoặc luân canh câytrồng Các hộ gia đình ven biển Tây Nam, Camerun để thích ứng với những ảnhhưởng ngày càng tăng của lũ lụt, bão, sóng lớn họ tự đa dạng hóa cây trồng bằngcách trồng thêm các loại cây ăn quả bên cạnh các cây trồng truyền thống Tại NinhBình, trong những năm gần đây, người dân cấy lúa theo tỷ lệ 50%-50% Tức là,50% diện tích canh tác của mỗi hộ gia đình được dùng để cấy lúa cao sản, nhằmtăng năng suất 50% diện tích đất còn lại được dùng để cấy lúa chất lượng cao Việcthay đổi tỷ lệ diện tích gieo trồng như thế này giúp cho người dân ở đây vừa có gạochất lượng cao để ăn, vừa tránh được suy giảm năng suất hay thiệt hại Đối vớinhững loại giống cho năng suất cao, chống chọi tốt hơn với thời tiết bất thường,nhưng chất lượng gạo không được ngon thì có thể dùng để chăn nuôi gia súc, giacầm(Anh, 2012).
Thay đổi kỹ thuật canh tác
Cùng với thay đổi giống cây trồng thì thay đổi kỹ thuật canh tác cũng đượcngười dân chú trọng Bởi việc thay đổi giống mới cũng cần song hành với kỹ
Trang 26thuật canh tác mới như: phân bón, thời gian gieo trồng, thuốc trừ sâu,… (Hoa vàHà, 2014).
Nhiều nghiên cứu tại các khu vực ven biển Việt Nam: Nguyễn Tuấn Anh năm2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hànăm 2014, … cho thấy trước các thay đổi về quy luật mùa màng Cụ thể, nhữngbiểu hiện thời tiết khơng mang tính đặc trưng của mùa đó Ví dụ, thơng thường mùaxn là điều kiện tốt để sản xuất nơng nghiệp nhưng những năm gần đây nó lại thểhiện không rõ nét là mùa xuân Đáng ra phải ấm áp thì nó vẫn cứ rét buốt Hay, đơikhi lại sang mùa hạ sớm, mùa xn ít, mùa hạ nắng rất nóng Do vậy, các cộng đồngphải tính tốn cụ thể về thời gian hoạt động sinh kế để giảm thiểu khả năng tổnthương trước những rủi ro về biến đổi khí hậu: ví dụ, họ thay đổi thời gian trồng vàthu hoạchlúa(chuyểnvụmùalênsớmhoặcmuộnhơn)nhằmtránhmùalũhoặc nguy cơthời tiết xấu Nghiên cứu của Trần Văn Hiếu tại An Giang cho thấy, người dânchuyển từ việc cấy hai vụ dài ngày sang 3 vụ ngắn ngày (Hiếu, 2010).
Việc chú ý đến thay đổi kỹ thuật cũng được chú trọng trong việc thích ứngvới biến đổi khí hậu tại nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới Ví dụ, tạiMyanma, nơng dân thích ứng bằng cách thay đổi thời gian trồng trọt (ví dụ họ tínhthời điểm, lượng mưa để gieo trồng), đa dạng hóa mùa vụ, cải tạo đất đai Trongnhững năm gần đây, họ chú trọng nhiều đến việc phối hợp các phương pháp cũ vàchú trọng cải tiến kỹ thuật trồng trọt Tại Khu vực châu Phi như Tazania,Zimbawei người dân cũng chú trọng đến việc thay đổi thời gian trồng trọt nhưtrồng sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào lượng mưa trong mùa Thậm chí, tạiBangladesh để thích ứng với tình hình ngập nước vào mùa mưa người dân thiếtlập các “khu vườn nổi” để trồng rau Khu vườn thường rộng từ 1-2m, dài khoảng7-9m và cao từ 0.9 đến 1,2 m Để trồng được rau, họ có thể tận dụng các nguyênvật liệu có sẵn như: ống nước, vỏ dừa, … và đặt chúng vào những thanh tre vàkhông cần sử dụng đến đất Những loại rau ngắn ngày được trồng và thu hoạchgiúp người dân không chỉ cung cấp được nguồn rau cho gia đình mà thậm chí cịntăng thêm nguồn thu đáng kể.
Trang 27Ngồicácbiệnphápthíchứngtrên,ngườidâncũngchútrọngđếncơng tác thủy lợi,tưới tiêu Đây cũng được coi là biện pháp thích ứng hữu hiệu Đối với hoạt độngthích ứng này, người dân chủ động tôn bờ, nâng cấp hệ thống thủy lợi, khơi thôngkênh mương, rửa mặn đồng ruộng, … nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các hìnhthái thời tiết cực đoan Ví dụ, tại đồng bằng Sông Cửu Long, bên cạnh xây dựngthêm hệ thống đê điều, người dân tự đắp bờ cao xung quanh ruộng để bảo vệ mùamàng (Hiếu, 2010) Tại Tazania bên cạnh các biện pháp thích ứng trên cơng trìnhthủy lợi nhằm giải quyếttình hình hạn hán hoặc lũ lụt trong trồng trọt Tương tựvậy, nghiên cứu của Uddin, Bokelmann và cộng sự tại vùng ven biển của quậnSathkhira thuộc Bangladesh cho thấy để thích ứng với những điều kiện thời tiết cựcđoan do biến đổi khí hậu như: triều cường, lốc xoáy, xâm nhập mặn, lũ lụt và hạnhán, bên cạnh các biện pháp đa dạng hóa mùa vụ, trồng loại giống ngắn ngày thìviệc chú trọng vào biện pháp tưới tiêu, thủy lợi được quan tâm hàng đầu Bởi theongười dân ở đây, biện pháp thủy lợi, tưới tiêu giúp làm tăng sản lượng, nâng caodinh dưỡng cho cây trồng.
Chuyển sang hoạt động sản xuất khác
Ngoài hai biện pháp thay đổi giống cây và thay đổi kỹ thuật canh tác, nhiều hộgia đình đặc biệt những gia đình có điều kiện kinh tế khá và vừa chuyển sang hoạtđộng nuôi trồng thủy sản(Hoa và cộng sự 2013), hoặc chuyển hẳn sang các hoạtđộng phi nông nghiệp, đi làm ăn xa ở các địa phương khác (Đạt và Thu, 2013); liênkết làm ăn giữa các hộ, dưới hình thức vài hộ gia đình cùng nhau đóng góp làm ănchung với nhau, điều này giúp giảm gánh nặng đầu tư.
1.1.2.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chănnuôi
Đối với vật nuôi, biến đổi khí hậu biểu hiện là các hiện tượng thời tiết cựcđoan cũng gây nhiều tổn thất như: làm hỏng cở sở khu nuôi, vật nuôi bị chết hoặcchậm lớn (FAO, 2011) Biến đổi khí hậu cịn đe dọa môi trường sống, đe dọa đếnnguồn cung cấp thức ăn và nước uống cho chăn nuôi, giảm sức đề kháng và tăngnguy cơ bùng phát các dịch bệnh (Dung, 2013) Theo báo cáo của Cục chăn nuôitrong đợt rét vào năm 2011, đã có hơn 28.690 gia súc bị chết rét; trong đó 96% là bênghé non và trâu, bị già; số cịn lại là các gia súc khác Ước tính thiệt hại đối với
Trang 28đàn vật nuôi do rét đậm, rét hại là hơn 130 tỷ đồng, chưa tính đến cơng lao động,vật tư và sức sản xuất của vật nuôi giảm sút Theo thống kêsơbộcủaCụcchănnuôi,sốgiasúcbịchếtdorétđậm,réthạilêntới25.260 con trong năm2012 (Dung, 2013) Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, dự báo trongnhững năm tới, những con số trên còn gia tăng gấp nhiều lần.
Trong hoạt động thích ứng trong chăn ni, các hộ gia đình tập trung vào
thay đổi giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi, đầu tư vào thức ăn và phòng bệnh, giảm sốlượng vật ni hoặc tìm các cơng việc phi nơng nghiệp khác để làm (Hoa và cộngsự 2013).
Trong hoạt động thay đổi giống vật nuôi theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoavà Quyền Đình Hà, người dân chú trọng đến việc tìm các con giống lai có sức chịuđựng tốt với điều kiện khí hậu thời tiết Ngồi thay đổi giống vật ni thì các hộ giađình cũng tập trung chủ yếu vào kỹ thuật cũng như phương thức chăn nuôi như tăngcường chế độ ăn, vệ sinh, tiêm phòng bệnh,…(Hoa và cộng sự 2013).
1.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực ni trồng và đánhbắt thủysản
1.1.3.1 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong ni trồng thủysản
Theo Báo cáo của Hội thảo về Biến đổi khí hậu Copenhagen 15 năm 2009 thìcó khoảng hơn 500 triệu người sống ở các nước đang phát triển một cách trực tiếphoặc gián tiếp sống phụ thuộc vào việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên,ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết: lũ, bão,lốc xoáy, rét đậm, rét hại, hạn hán… đã gây ảnh hưởng lớn tới người nuôi trồng:làm vật nuôi sinh trưởng chậm hoặc chết, mất mùa, dịch bệnh gia tăng… TheoShaw, lũ xảy ra vào mùa hè làm độ mặn trong nước giảm đột ngột dẫn tới tôm chếthàng loạt Bên cạnh đó, hạn hán vào mùa khơ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ, nhấtlà đối với các hộ nuôi cá nước ngọt: độ mặn trong nước tăng cao vào mùa khơ cũngkhiến cho tơm chậm lớn (Shaw, 2006).Ngồi ra, với tốc độ và cường độ cũng nhưtính chất bất thường của lũ lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan, người dânkhông kịp trở tay dẫn tới mất mùa, thiệt hại nặng nề(Shaw, 2006).
Trang 29Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014 thì trongnhững năm gần đây, cùng với sự suy thối của mơi trường và biến đổi khí hậu khiếnnhiều dịch bệnh bùng phát gây ra hiện tượng tôm chết trên diện rộng ở nhiều tỉnhthành khiến cho người ni trồng thủy sản lâm vào tình cảnh khó khăn Theo thốngkê năm 2011 cho thấy tôm nước lợ bị dịch bệnh trên diện rộng, gây thiệt hại khoảngtrên 97.000 ha tập trung nhiều ở Bạc Liêu và Sóc Trăng Năm 2012 khoảng 100.776ha, năm 2013 là 68.099 ha tôm nước lợ bị bệnh trên toàn quốc Đầu năm 2012, bệnhsữa ở tôm hùm làm người nuôi mất hàng trăm tỉ đồng Năm 2011, ngao nuôi ở tạicác tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu bị chết hàng loạt với tổng diện tích thiệt hại2.980 ha, giá trị thiệt hại khoảng 648 tỷ đồng Đầu tháng 8 năm 2014 có 1.096 hangao chết ở Thái Bình Cá ni lồng trên biển cũng thường gặp dịch bệnh gây chếtrải rác và thường chết hàng loạt ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, KhánhHồ và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thích ứng trong ni trồng
Với điều kiện thời tiết khí hậu đang ngày một ảnh hưởng nặng nề với nghề nuôitrồng thủy hải sản, người dân ven biển tự tìm các phương thức…,trồng, thay đổigiống nuôi, thay đổi cơ cấu nuôi trồng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng …
Thay đổi kỹ thuật nuôi trồng
Thay đổi về kỹ thuật ni trồng có thể hiểu là thay đổi về phương pháp vàcông nghệ nuôi trồng Nhiều nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Tuấn Anh tạicộng đồng ven biển Ninh Bình, Đặng Thị Hoa, Trần Thọ Đạt nghiên cứu tại venBiển Nam Định cho thấy, người dân áp dụng những công nghệ tiên tiến hơn đểphục vụ cho việc nuôi trồng giúp cho hiệu quả được tốt hơn (Hoa và Hà, 2014) Ởphương thức này, nghiên cứu của Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà chủ yếu ápdụng ở các hộ gia đình khá giả và trung bình, nhóm hộ nghèo áp dụng thấp hơn dotrình độ và nguồn vốn hạn hẹp (Hoa và Hà, 2014).
Nghiên cứu của FAO về thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôitrồng và đánh bắt hải sản của các cộng đồng trên thế giới cho thấy, hoạt động thíchứng chú trọng vào kỹ thuật ni trồng được áp dụng khá phổ biến Ví dụ tại Nepal,người dân thiết lập hệ thống lồng nuôi trên biển để nuôi trồng thủy sản, việc nuôi
Trang 30trong những chiếc lồng nuôi này họ không cần phải bỏ thức ăn vào mà vật nuôi sẽăn các động vật phù du trôi nổi trên biển(FAO, 2014)
Thay đổi giống và cơ cấu nuôi trồng
Với phương thức thích ứng thay đổi giống, các nghiên cứu cho thấy, ngườidân tìm các giống phù hợp với tình hình thời tiết, khí hậu của địa phương Ví dụ tạiGiao Thủy – Nam Định, người dân chuyển đổi nuôi trồng từ baba Sông Hồng sangbaba Đài Loan, Từ Ngao đỏ sang ngao Bến Tre, từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng(Hoa và Hà, 2014).
Ngoài thay đổi giống, thay đổi cơ cấu nuôi trồng cũng được chú ý ở một số íthộ như từ mơ hình 2 vụ tơm - tơm sang mơ hình 2 vụ tơm – cá kết hợp nuôi luâncanh, xen canh (Hoa và Hà, 2014) Tại một số vùng ven biển Việt Nam, Thái Lanvà Trung Quốc, người dân áp dụng mơ hình xen canh lúa – cá, tức là một số lồi cáđược ni trong các ruộng lúa, với mơ hình này mang lại được nhiều lợi nhuận giúpgiảm chi phí đầu tư cho sản xuất(FAO, 2014) Một số biện pháp khác cũng được ápdụng như: tôn cao bờ tránh lũ, xây dựng cống điều tiết nước, gia cố bờ ao nuôitrước mùa mưa bão, … để tránh thiệt hại do những điều kiện ngập lụt, mưa bão(Hoa và Hà, 2014).
1.1.3.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong đánh bắt thủysản
Đối với người dân làm nghề đánh bắt, sản lượng đánh bắt phụ thuộc vào sứckhỏe và chức năng của hệ sinh thái biển Trong khi đó, biến đổi khí hậu đã và đangkhiến cho nhiệt độ và suy thối mơi trường biển ngày một gia tăng Điều này đồngnghĩa với việc sự sống và sinh sơi của các lồi bị suy giảm và đây cũng là nguyênnhân dẫn tới sự tiệt chủng các loài sinh vật biển, từ đó ảnh hưởng đến nguồn đánhbắt và sản lượng đánh bắt Thêm vào đó, biến đổi khí hậu cùng với nó là mật độxuất hiện các cơn bão cũng ngày càng nhiều, điều này gây ảnh hưởng lớn tới cư dântrực tiếp làm nghề đánh bắt ven biển Bởi đa số họ là những người nghèo trong xãhội, công cụ đánh bắt thô sơ khi gặp bão lớn dễ bị thiệt hại cả về người và tài sản.Trong những thập kỷ qua, các cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam ngày một gia tăngvề tần suất cũng như mức độ, gây ảnh hưởng lớn tới người dân làm nghề đánh bắt.Cụ thể, theo báo cáo trong hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí
Trang 31hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững Hà Nội, ngày 22-23 tháng5 năm 2007, thì trong năm 2006, có 10 cơn bão với cường độ mạnh, các đợt giómùa Đơng Bắc kéo dài và các hiện tượng thời tiết bất thường khác đã tác động đángkể đến hoạt động thuỷ sản và gây ra thiệt hại cho người và tàu cá hoạt động trênbiển Đặc biệt, cơn bão số 1 (Chanchu) gây thiệt hại rất lớn cho ngư dân khai thácvùng biển xa bờ cả về người và tài sản.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu khiến chonhiệt độ của nước biểnngày càng tăng khiến cho các loài cá có giá trị di chuyển đến các vùng nước máthơn, sâu hơn và xa bờ Nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sống củasinh vật, nguồn thủy hải sản bị phân tán, các lồi cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tếcao bị giảm đi hoặc mất hẳn (Worldfish Center, 2007) Hơn nữa, mực nước biểndâng cao ảnh hưởng tới hệ sinh thái ven biển, nó gây ảnh hưởng tới nguồn thức ănvà nơi cư trú cho các loài cá tự nhiên(Worldfish Center, 2007)
Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt hải sản
Với sự biến đổi khó lường của thời tiết cùng với sự khai thác quá mức dẫn tớisự suy giảm nguồn lợi hải sản gần bờ, do vậy người dân phải áp dụng các biện phápnhiều nhất là thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, donhững kinh nghiệm đánhbắt truyền thống khơng cịn phù hợp trước sự diễn biến bất thường của thời tiết, ngoàira một số ít các gia đình có điều kiện kinh tế hơn phải tìm và thay đổi vị trí đánh bắt,hoặc trang bị các thiết bị đánh bắt hiện đại hơn và nâng cao công suất tàu đánh bắt.
Việc trang bị tàu thuyền và thiết bị kỹ thuật đánh bắt hiện đại hơn được ngườidân ở nhiều nước chú trọng đầu tư Ví dụ, người dân khu vực vùng biển Alaska –Mỹ để thích ứng với tình hình suy giảm sản lượng do nơi cư trú các loài bị ảnhhưởng, hay những ảnh hưởng bất thường của thời tiết, họ tìm cách nâng cấp cơngsuất tàu thuyền và trang bị các thiết bị nhằm tìm kiếm khu vực đánh bắt mới và cóthể đánh bắt dài ngày hơn.
Việc thay đổi lịch trình đánh bắt và thói quen đánh bắt cũ cũng được coi làgiải pháp quan trọng đối với nghề đánh bắt, ví dụ tránh đi biển vào mùa mưa, thayvào đó là tìm kiếm các cơng việc phi nơng nghiệp khác, hoặc di chuyển đến các nơikhác kiếm sống.
Trang 32Bên cạnh việc thích ứng với điều kiện khí hậu trước mắt, thì nghiên cứu củaTrần Thọ Đạt và cộng sự (2014) cho thấy, các hộ gia đình làm nghề đánh bắt đangchú trọng đầu tư vào giáo dục cho con em để con em mình có những triển vọng theođuổi những tương lai nghề nghiệp khác cũng chiếm một phần lớn trong kế hoạchthích ứng.
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính khiến cho mối quan hệ giữa các yếu tốmất đi sự cân bằng vốn có Điều này chính là một mối đe dọa đối với an ninh lươngthực, chất lượng nguồn nước và nguồn năng lượng Do vậy, thích ứng với biến đổikhí hậu được coi là chìa khóa để giảm khả năng dễ bị tổn thương và tăng cườngnăng lực chống chịu với những biến đổi của thời tiết nói chung và sự khan hiếmnguồn nước nói riêng.
1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khíhậu1.1.4.1 Các yếu tố về nhân khẩuhọc
Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học xã hội cóảnh hưởng đến hoạt động thích ứng của người dân như:Trương Thị Ngọc Chi vàYamada -2002, Komba và Muchapondwa - 2012, Gutu - 2014, Uddin, Bokelmannvà cộng sự - 2014 Những đặc điểm nhân khẩu học này của hộ gia đình quyết địnhđến việc điều chỉnh hoặc lựa chọn các hoạt động thích ứng.
Yếu tố độ tuổi được cho là phản ánh kinh nghiệm của người dân Tuy nhiên
dưới góc độ nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tác đối với việc lựa chọn các hoạt độngthích ứng có hai hướng khác nhau Hướng thứ nhất cho rằng độ tuổi càng cao họcàng có nhiều kinh nghiệm và càng thấy được vai trị cần thiết của việc tìm hiểu vàáp dụng các phương thức thích ứng Ví dụ, Gutu , Hassan and Nhemachena chorằng tuổi chủ hộ càng tăng thì họ càng quan tâm đến các vấn đề về dự báo thời tiếttừ đó giúp họ tăng cường các kiến thức và phương thức thích ứng Ngược lại, mộtsố nghiên cứu khác lại cho rằng những người cao tuổi thường bảo thủ và chậm tiếpthu những kiến thức về cải tiến công nghệ cho nên họ ngại thay đổi và khơng muốnáp dụng, tìm tịi các phương thức thích ứng (Uddin, Bokelmann và cộng sự, 2014).Ví dụ, nghiên cứu của Uddin, Bokelmann và cộng sự cho rằng những người tuổicàng cao lại càng có xu hướng khơng thích hoặc khơng đưa ra các chiến lược thích
Trang 33ứng mới có lẽ bởi họ cảm thấy không cần thiết hoặc ngại thay đổi, họ chỉ quen cáccách thích ứng mang tính truyền thống trước đây, ngại tìm hiểu các phương thứcthích ứng mới(Uddin, Bokelmann và cộng sự, 2014).
Yếu tố giới cũng được coi là yếu tố có ảnh hưởng đến việc quyết định phương
thức thích ứng (Chi và Yamada, 2002) Theo Nhemachena and Hassan những chủhộ là nam giới thường chủ động trong việc thích ứng Tuy nhiên Gbetibouo chorằng yếu tố giới có liên quan tới việc lựa chọn tới các phương thức thích ứng mangtính kỹ thuật Thơng thường thì nam giới thường là những người dám chấp nhận rủiro, họ sẵn sàng ứng dụng các phương thức kỹ thuật mới và điều chỉnh hoặc thay đổihoạt động thích ứng Cịn phụ nữ thường chú trọng đến các hoạt động thích ứngmang tính truyền thống và ít rủi ro (Asfaw và admassive) Lý giải cho vấn đề nàycác tác giả này cũng cho rằng chính những rào cản về mặt xã hội đối với phụ nữkhiến họ ít được tiếp cận thơng tin, đất đai và các nguồn lực khác khiến họ khókhăn trong việc áp dụng và tiếp cận cơngnghệ.
Yếu tố trình độ học vấn:
Nhiều nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng đối vớicác dạng thức thích ứng (Asfaw và admassive) Học vấn giúp người nơng dân có thểtiếp cận được những thông tin phù hợp và khuyến khích họ áp dụng cơng nghệtrong việc thích ứng Theo Norris and Batie trình độ học vấn được coi là nhân tốquan trọng giúp người dân Virginia tiếp cận các thông tin về cải tiến công nghệ kỹthuật (Norris và cộng sự, 1987) Uddin, Bokelmann và cộng sự cũng cho rằngnhững người trình độ học vấn càng cao trình độ nhận thức lại cao hơn, họ ham họchỏi và tìm tòi, họ dễ dàng lường trước được những thay đổi, dễ dàng tiếp cận thôngtin và cơ hội điều này khích lệ họ đưa ra các chiến lược thích ứng Và thơng thường,những người có trình độ học vấn cao thích đưa ra các chiến lược thích ứng về mặtcơng nghệ, kỹ thuật.
Ngồi ra các yếu tố quy mơ hộ gia đình và yếu tố về tài chính và khả năng tiếpcận thông tin được coi là nhân tố có ảnh hưởng tới việc đưa ra các phương thứcthích ứng và lựa chọn hình thức thích ứng (Gutu, 2014)
Trang 34Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh đến để việc thích ứng thực sự cóhiệu quả cũng cần phải có nhiều yếu tố, trong đó vấn đề nâng cao nhận thức củangười dân về biến đổi khí hậu thực sự cần thiết Nâng cao nhận thức của người dânvề biến đổi khí hậu cũng như cách thức thích ứng để chiến lược thích ứng mang tínhhiệu quả (IIED, 2009) Bởi trước tính chất bất thường của biến đổi khí hậu người tae ngại rằng những dự đoán và cách thức thích ứng mang tính truyền thống sẽ trởnên kém hiệu quả hơn(IIED, 2009).
Shaw cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thể chế, chính sách ở địaphương, chính nó sẽ giúp duy trì, thống nhất ý kiến cộng đồng trong việc thiết lậpchính sách và thực hiện chúng (Shaw, 2006).
1.1.4.2 Yếu tố về vốn xãhội
Để thích ứng với những biến đổi của thời tiết, người dân biết tận dụng nhữngloại vốn sẵn có trong cộng đồng, chính các loại vốn trong cộng đồng là cơ sở đểquyết định loại hình sinh kế (Hồng, 2014), và là cách người dân vận dụng để điềuchỉnh, thay đổi sinh kế của họ, trong bối cảnh cụ thể Các chiến lược thích ứng củangười dân và cộng đồng phụ thuộc vào các loại tài sản sẵn có,… hay nói cách khácđó là cách thức tiếp cận và sử dụng các nguồn lực thểchế và vốn xã hội.
Hộ gia đình càng có nhiều loại nguồn lực sinh kế thì họ càng được đảm bảo vàđạt được sự bền vững về sinh kế Những nguồn lực sinh kế này bao gồm 5 loại: tựnhiên, xã hội, nhân lực, vật chất và tài chính Những nguồn lực này sẽ quyết định cơbản việc hộ gia đình sẽ thích ứng như thế nào trước tác động của biến đổi khí hậu vàtừ đó sẽ hình thành nên các chiến lược sinh kế thích ứng.
Các nghiên cứu trước đây đặc biệt chú trọng đến vốn xã hội trong việc thíchứng dựa vào cộng đồng Một số nghiên cứu cho rằng việc thích ứng thành cơng haythất bại một phần do vốn xã hội “Mạng lưới xã hội bị phá vỡ” là nguyên nhânchính dẫn tới cách thức quản lý yếu kém, điều này lần lượt khiến cho sự xuống cấpvề cơ sở hạ tầng và cho sự thiếu phối hợp trong các hành động liên quan đến việcgiảm thiểu biến đổi khí hậu” (Samira, 2015) Do vậy, khi tiến hành thực hiện thíchứng dựa vào cộng đồng cần thiết phải quan tâm tới các yếu tố xã hội như mối quan
Trang 35hệ giữa lòng tin, giá trị và mạng lưới xã hội hay nói cách khác là vốn xã hội trongcộng đồng.
Vốn xã hội không chỉ giúp tăng cường khả năng phục hồi mà còn cố kết ngườidân lại với nhau, đồn kết với nhau trong việc ứng phó với những bất thường của
thời tiết. Tác giả Trần Kim Hồng cho thấy mạng lưới làng xómlánggiềngđóngđóngvaitrịquantrongtrong việc kết nối mạng lưới xã hội Họ cungcấp thông tin cho nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn… “Bán anh em xa mua lánggiềng gần” (Hong, 2014) Ví dụ họ hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ thuyền bè và“chằng chống” nhà cửa Khi thiên tai sắp xảy ra, người già, phụ nữ và trẻ em, vớinhững loại thức ăn không dễ bị hư hỏng và bất kỳ tài sản có giá trị nào có thể mangđi của gia đình được di chuyển đi bằng các thuyền hay xe tới “ngôi nhà an tồn”:những ngơi nhà làng vững chắc có thể bảo vệ tốt hơn (trẻ em thường được dichuyển trước còn người lớn chuẩn bị chuyển đồ đạc và các vật dụng khác của giađình tới các địa điểm an toàn) Nếu lũ lụt được dự báo, những người dân này đượcdi chuyển lên các vùng cao hơn tại các địa điểm cụ thể ở mỗi xã, đã được xác địnhlà những nơi an toàn cho họ Thường thì những gia đình khá giả hơn với nhà tốt hơnsẵn lịng giúp những người phải di tản thậm chí trong một số trường hợp cịn ni
nấng tại nhà mình Trong thời kỳ ngay sau diễn ra thiên tai, vốn xã hội dựa trên
cộng đồng có ý nghĩa rất lớn Họ hàng, hàng xóm, các thành viên của làng và xãgiúp đỡ những gia đình tái thiết nhà cửa Một vài địa điểm các nhóm gia đình hìnhthành việc “góp họ”, một hình thức quỹ vay khơng chính thức Nó hỗ trợ người dânkhi cần mua giống, phân bón và các vật tư khác Một số gia đình cịn vay tiền từ bạnbè và các nguồn chính thức như ngân hàng để có thể sửa chữa bất kỳ tài sản nào bịhư hỏng và khôi phục sinh kế của họ.
Đối với những người nông dân, việc mở rộng mạng lưới giữa họ dễ dànggiúp chính họ trở thành những nhân tố kết nối tới mạng lưới những hội nơng dân lâncận, từ đó có thể dễ dàng trao đổi thông tin, tăng cường khả năng thực hiện cácphương thức thích ứng cụ thể như là đa dạng mùa vụ, hay trồng cây xanh Thêmvào đó, mạng lưới là kênh cung cấp thơng tin về các nguồn tài chính giúp xoa dịunhững căng thẳng về tài chính đối với việc đầu tư cho các
Trang 36phươngthứcthíchứng.Nhữngcánhâncómốiquanhệxãhộichặtchẽcóthể thích ứng nhanhvới những thảm họa giảm những rủi ro bên ngoài Thông qua mạng lưới và mốiquan hệ, cộng đồng có thể học hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau cách thức, chiến lượcthích ứng từ đó giúp tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro thời tiết.
Vốn xã hội còn là cơ sở quan trọng giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp,
thay đổi sinh kế Nguyễn Tuấn Anh cho rằng: “vốn xã hội là một cơ sở quan trọngđể nhiều cư dân chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng,đánh bắt thủy hải sản sang các loại hình sinh kế khác nhằm ứng phó với nhữngbiểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu tại địa phương” Ví dụ, trong lĩnh vực ni
trồng thủy, hải sản để tận dụng vốn, kinh nghiệm làm ăn của một nhóm hộ, nhằmmục đích tăng sản lượng và giảm rủi ro người dân đã xây dựng mạng lưới làm ăn:việc hình thành nhóm cùng hợp tác, làm ăn chung với nhau, do ni trồng thủy sảnđịi hỏi nguồn vốn lớn Hơn nữa, một nhóm hộ làm với nhau như thế này không chỉchia sẻ gánh nặng tài chính, mà cịn chia sẻ rủi ro do sụt giảm sản lượng thủy, hảisản trước những tác động của thời tiết khí hậu, và có thể chia sẻ kinh nghiệm làm ăntừ nhiều người Ngoài ra, tác giả cũng nhận thấy vai trị của vốn xã hội trong việctìm kiếm việc làm của người dân ở các địa phương khác: đi theo nhóm hoặc thànhlập thành nhóm thợ cùng tay nghề Và chính việc đi theo nhóm như thế cũng giúphọ có nhiều thơng tin về việc làm hơn, và do đó dễ tìm kiếm việc làm hơn.
1.1.5 Khan hiếm nguồn nước
1.1.5.1 Khái niệm khan hiếm nguồn nước
Khan hiếm nguồn nước có thể được hiểu là (1) sự khan hiếm về tính sẵn cócủa nguồn nước do lượng nước bị thiếu hụt, hoặc (2) sự khan hiếm trong việc tiếpcận nguồn nước do thất bại của thể chế trong việc đảm bảo nguồn cấp nước đều đặnhoặc do không có cơ sở hạ tầng phù hợp.
Khan hiếm nước đã ảnh hưởng đến mọi lục địa Lượng nước sử dụng đã tăngtrên toàn cầu với tốc độ gấp hai lần tốc độ tăng dân số trong thế kỷ trước, và ngàycàng nhiều khu vực đang chạm mức giới hạn mà dịch vụ cấp nước có thể được phânphối một cách bền vững, đặc biệt ở những vùng khô hạn.
Trang 371.1.5.2 Nguyên nhân gây ra khan hiếm nguồn nước
Hiện tượng trái đất càng ngày càng nóng lên khiến cho các đợt khô hạn xảy rathường xuyên và ở nhiều nơi hơn Nhiều nơi, sông suối cạn khô, con người và cácloại động thực vật khơng có nước để sinh hoạt, các hoạt động sản xuất ở các khuvực hạn hán cũng tạm ngừng hoạt động Hiện tượng biến đổi khí hậu làm đảo lộnviệc phân bổ mưa ở nhiều nơi trên thế giới Ở một số nơi có mây dày, mưa lũ diễnra thường xuyên hơn nhưng ở một số nơi nhất là ở các khu vực xích đạo thì mây lạimỏng, mưa ít và lượng mưa cũng không nhiều nên khô hạn, cằn cỗi.
Lượng nước trong các mạch nước ngầm bị sụt giảm cũng là lí do khiến chonguồn nước khan hiếm Vốn dĩ, trữ lượng nước ngầm chiếm 30% lượng nước dự trữcủa trái đất Tuy nhiên theo thực tế, lượng nước được lý đi vượt quá lượng nướcđược bổ sung nên theo dự báo của các chuyên gia, chỉ khoảng vài chục năm nữanhiều mạch nước ngầm trên trái đất sẽ rơi vào tình trạng cạn kiệt Bên cạnh đó, dânsố thế giới ngày càng tăng nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng nước cũng tăng theo mộtcách “chóng mặt” khiến lượng nước dự trữ cũng sụt giảm đáng kể Ngoài ra, việcnước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, bị ơ nhiễm bởi nhiều lí do khác nhau cũng là mộtlí do khiến cho nước ngày càng khan hiếm.
1.1.5.3 Tác động của khan hiếm nguồn nước
Trước sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế, nước đang ngày càng bịkhai thác và sử dụng vượt q lượng có thể phục hồi Đơ thị hóa, nơng nghiệp, cơngnghiệp và biến đổi khí hậu đang gây sức ép lên cả chất lượng và số lượng nguồnnước Sự cạn kiệt nguồn nước, sự gia tăng về nhu cầu nước sạch, sự suy giảm vềchất lượng nguồn nước đang là những thách thức toàn cầu mà nhân loại phải đốimặt Ảnh hưởng của khan hiếm nước bao gồm:
Nạn đói: Nước là vô cùng cần thiết để trồng trọt và chăm sóc gia
súc Người ta ước tính rằng tồn cầu sử dụng nước cho tưới tiêu và nông nghiệp làkhoảng 70% và chỉ có 10% được sử dụng cho các mục đích sinh hoạt Do đó, tìnhtrạng thiếu nước đồng nghĩa với việc trồng trọt và canh tác bị ảnh hưởng rấtnhiều Vì lý do này, khan hiếm nước thường góp phần làm giảm năng suất và chết
Trang 38của động vật, đặc biệt là ở các vùng khô hạn và bán khô hạn, đồng thời dẫn đến đói,nghèo và khát.
Sức khỏe yếu: Ở nhiều quốc gia đang phát triển, tình trạng khan hiếm nước
buộc mọi người phải uống nước có chất lượng thấp từ các dòng chảy, phần lớntrong số đó bị ơ nhiễm Theo đó, chúng bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đườngnước như tả, thương hàn, kiết lỵ làm chết người Thiếu nước cũng có thể có nghĩa làhệ thống nước thải bị ứ đọng, tạo ra chỗ cho sự tích tụ của vi khuẩn và cơn trùng cóhại dẫn đến nhiễm trùng Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh có thể trở nên hỗn loạn khinước khan hiếm, đặc biệt là ở các nhà hàng, phịng khám và những nơi cơng cộng,do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của cơng chúng.
Nghèo: Tiếp cận với nguồn nước có chất lượng là cơ bản để có mức sống
tốt hơn và tăng trưởng kinh tế Trường học, nhà hàng, bệnh viện, khách sạn và cáccơ sở kinh doanh khác cần phải giữ sạch sẽ để hoạt động có hiệu quả Hãy tưởngtượng một tình huống mà một trường học hoặc một khách sạn lớn khơng có nước dùchỉ trong một ngày, tình huống đó có thể trở nên thảm khốc và dẫn đến thiệt hạikinh tế to lớn Các nhà hàng và trung tâm mua sắm phải được giữ sạch sẽ để thu hútdu khách Các quy trình sản xuất và cơng nghiệp, hoạt động khai thác mỏ và kinhdoanh thương mại đều cần một lượng lớn nước để phát triển Khơng có các hoạtđộng kinh tế vì thiếu nước, đồng nghĩa với việc mức độ nghèo đói cao hơn và mứcsống kém hơn.
Mất môi trường sống và phá hủy các hệ sinh thái: Khi khan hiếm nước,
đồng nghĩa với việc cảnh quan thiên nhiên bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì nó gópphần gây ra sa mạc hóa, mất đi thực vật và cái chết của động vật hoang dã và cácloài động vật khác Kết quả là, những thảm họa sinh thái này tạo ra sự mất đi mơitrường sống, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và chất lượng cuộc sốngkém Ví dụ, biển Aral ở Trung Á từng là hồ nước ngọt lớn thứ tư thế giới đã bị suygiảm hơn một phần ba trong khoảng thời gian chỉ ba thập kỷ Nước hiện nay rấtmặn và các hệ sinh thái trong và xung quanh nó đã bị phá hủy nghiêm trọng do sửdụng quá mức tài nguyên nước, chủ yếu do ảnh hưởng của tình trạng khan hiếmnước trong khu vực.
Trang 39 Sự biến mất của các vùng đất ngập nước: Theo WWF, hơn một nửa diện
tích đất ngập nước trên hành tinh đã mất đi kể từ năm 1990 mà nguyên nhân chủyếu là do khan hiếm nước Các vùng đất ngập nước đã trở nên khô hạn đến mức mấtkhả năng giữ nước tự nhiên Các hoạt động của con người là nguyên nhân chính doviệc sử dụng quá mức nước, ô nhiễm và can thiệp vào các tầng chứa nước dưới đất.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chiến lược thích ứng trước khan hiếm nguồn nước ở Việt Nam
Tình trạng suy giảm nguồn nước địi hỏi chúng ta phải nhận rõ những tồn tại,bất cập và đề ra những giải pháp tổng thể, tồn diện và có hệ thống để bảo vệ, quảnlý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đa mục tiêu nguồn nước vốn hữu hạn lạidễ bị tổn thương ở nước ta.
- Phát triển hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã tạo bước tiến quan trọng trong sửdụng tài nguyên nước phục vụ bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và pháttriển kinh tế - xã hội đất nước nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập Việc phát triển thủyđiện thời gian qua do chịu sức ép lớn của phát triển kinh tế - xã hội đang trở nên“quá nóng” Trong một năm, có khi có hàng chục cơng trình lớn, vừa, nhất là thủyđiện nhỏ được xây dựng Nhiều trường hợp, có tới 3 - 5 cơng trình thủy điện cùngđồng thời thi công xây dựng trên một lưu vực, gây ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyênnước, hủy hoại môi trường Theo đánh giá, việc phát triển thủy điện, thủy lợi nay đãở “ngưỡng” tới hạn trên các lưu vực sông, các vùng lãnh thổ Tác động của cáccơng trình thủy điện, thủy lợi đến tài nguyên nước là rất sâu sắc, không thể chỉ phảnánh một cách “khái lược” trong các báo cáo mang nặng tính học thuật dạng báo cáo“nghiên cứu khả thi” hoặc “đánh giá tác động môi trường” Do vậy, địi hỏi phảixem xét, đánh giá tồn diện hơn quá trình phát triển thủy điện, thủy lợi, cân nhắc kỹtừ quy hoạch đến thiết kế, thi công xây dựng, vận hành để phát huy tối đa mặt lợi,đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới tài nguyên nước và giảm tác hại do nhữngthay đổi về nguồn nước gây ra đối với tài nguyên, môi trường tự nhiên, môi trườngxã hội.
- Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, trong đó có quy hoạch thủy điện, thủylợi, cần phải dựa trên quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Quy hoạch lưu vực sông,
Trang 40môi trường phải là căn cứ để hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụngtài nguyên nước, bảo vệ môi trường của các ngành, trong đó có thủy điện, thủy lợi;phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, cơ quan, dựa trên cơ sở khoahọc công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến để đẩy mạnh xây dựng, trình chính phủhoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thực hiện các quy hoạch lưu vực sông, bảovệ môi trường làm căn cứ cho xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch các ngành, lĩnhvực liên quan.
- Việc vận hành công trình đơn lẻ cũng như vận hành hệ thống hoặc bậc thangcác hồ chứa rõ ràng đang còn rất nhiều bất cập Việc tổng kết thực tiễn ở nước tacần được đặt ra một cách cơ bản, toàn diện, làm căn cứ xây dựng cơ chế bảo đảmđiều hòa, phân bổ khách quan, hợp lý tài nguyên nước cho các nhu cầu sử dụng, bảovệ dịng sơng và mơi trường Nguồn nước lưu vực sơng, trong đó có nước trong cácdịng sơng, các thủy vực, các tầng chứa nước dưới đất, nhất là trong các hồ chứa, làtài sản chung của toàn xã hội được nhà nước thống nhất quản lý phục vụ lợi íchchung Các cơng trình tài ngun nước dù được xây dựng từ nguồn vốn nào, nhưngnguồn nước vẫn cần được xem là tài sản chung, vì lợi ích chung; sử dụng nguồnnước của quốc gia là phải trả tiền hợp lý Trong trường hợp thiếu nước, khan hiếmnước thì các nguồn nước trên lưu vực phải được ưu tiên cho sinh hoạt, cho các nhucầu thiết yếu khác Các hồ chứa cần được bảo vệ, quản lý và vận hành theo quyđịnh chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; khơng để kéo dài tình trạng vậnhành hồ chứa mà thiếu quy trình, quy trình chưa hợp lý; cần chấm dứt kiểu vậnhành quá chú trọng đến lợi ích trước mắt hoặc chỉ vì lợi ích của một vài lĩnh vựcriêng lẻ Cần có cơ chế phối hợp hoặc tổ chức đủ thẩm quyền để bảo đảm vận hànhhiệu quả các hồ chứa sao cho nguồn nước được sử dụng tiết kiệm, đa mục tiêu, nângcao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường.
- Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp cơ bản, lâu dài như tăng cườngquản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, bảo vệ, bảo tồn, phát triển hợp lýnguồn nước; xây dựng cơ chế để sử dụng nước hợp lý, tránh khai thác quá mức, sửdụng phải tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồnnước; cải tiến phương thức sử dụng nước để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước