PHAM MINH HAC
TRIẾT lý GIAO DUC
Trang 3LOI NHA XUAT BAN
Từ sau Cách mang Thang Tam nam 1945, mặc dù đất nước
còn nghèo và trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài, sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là từ khi bước vào công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay :
Có được những thành tựu đó, trước hết là do đường lối giáo dục - đào tạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, chính sách đổi mới, trực tiếp là đối mới trong giáo dục - đào tạo Đó là do truyền thống hiếu học của dân tộc ta được phát huy, nhân dân đóng góp rất nhiều công, của xây dựng trường lớp và chăm lo sự
nghiệp giáo dục Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên có những cố gắng rất lớn trong quá trình
dạy và học Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nhận thức rõ hơn về vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã khắc phục nhiều khó khăn, vượt
qua thách thức, tích cực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo
Những thành quả phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nâng
cao đời sống nhân dân qua hơn 25 năm đổi mới đã tạo cơ hội cho
giáo dục - đào tạo phát triển
Trang 4cả về quy mô, cơ cấu; chất lượng và hiệu quả còn thấp, chưa đáp
ứng được những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, Đảng ta đã khẳng
định: Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội :
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, làm thế nào để chấn chỉnh, củng cố, phát triển giáo dục nước nhà,
xây dựng, hoàn thiện và phát huy một triết lý giáo dục Việt Nam phù hợp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu: "Đối mới căn bản,
toàn điện nén giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quếc tế Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục
đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết,
hợp chặt chế giữa nhà trường với gia đình và xã hội" mà Đại hội
XI của Đảng đã đề ra
Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình, hội
thảo, luận bàn về triết lý phát triển Việt Nam Trong lĩnh vực
giáo dục cũng có nhiều cuộc hội thảo khoa học, chuyên đề về triết lý giáo dục Việt Nam Có nhiều ý kiến khác nhau: có hay không có một triết lý giáo dục Việt Nam? Triết lý đó đúng hay
sai, phù bợp hay không phù hợp? Nhiều ý kiến khẳng định rằng, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, dưới sự
Trang 5từng bước hoàn chỉnh; trong điều kiện mới, cần xem xét, bố
sung cho phù hợp với thời đại, với hoàn cảnh mới để góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Nhằm giúp cho bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, nghiên
cứu về những vấn để nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách: Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc Nội dung cuốn sách
giới thiệu tóm tắt một số tác phẩm và triết lý giáo dục ở một số
nước, triết lý giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, đặc biệt là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh, triết lý giáo dục sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, triết lý giáo dục thời kỳ đổi
mới và vấn đề đặt ra để bổ sung, hoàn thiện triết lý giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Tháng 12 năm 2012
Trang 6LOI NOI DAU
Tôi bắt đầu được nghe tên tuổi các nhà triết học giáo dục vĩ đại trên thế giới ở Khoa Giáo dục học
Trưởng Đại học Sư phạm Lênin, Mátxcơva (1956-
1958), rồi qua giáo trình Lịch sử Triết học và Lịch sử Tâm lý học ö Khoa Triết học (phân khoa tâm lý học) vào những năm 1959-1961 Tôi rất thích thú Đến khi được phân công làm Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục, nhất là, khi tham gia lãnh đạo Bộ Giáo dục, tôi thấy có nhu cầu quay lại một số vấn đề triết học (triết lý) giáo dục, và ở nước ta - tư tưởng, quan điểm, đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước ta
Gần đây, trong xã hội nhiều người quan tâm đến
vấn đề này Tôi đề xuất với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cần nghiên cứu và có tài liệu (sách) để rộng đường thảo luận và đi đến một sự thống nhất nào đó có thể kiến nghị với các nhà lãnh đạo, quản lý, cùng giáo
giới và các lực lượng giáo dục, hy vọng có thể có đóng
góp vào công cuộc “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, như Đại hội XI đã nghị quyết Bộ trưởng hoan nghênh và ủng hộ, tháng 3-2011, Vụ
Trang 7cho tôi nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ
cấp Bộ: “Triết lý giáo dục Việt Nam”
Khi viết cuốn sách này, tôi được báo cáo tại Hội
thảo Khoa học giáo dục toàn quốc do Bộ Giáo dục -
Đào tạo tổ chức (tháng 2-2011), gửi tham luận cũng với chủ đề này tới Hội thảo kỷ niệm 100 năm Bác Hồ đi tìm đường cứu nước do Trường Đại học Sài Gòn tổ
chức (tháng 6-2011), phát biểu trong Hội thảo Triết
lý giáo dục Việt Nam do Báo Điện £ử Đảng Cộng sản
Việt Nam tổ chức (tháng 9-2011) và trên Đài Tiếng
nói Việt Nam trong Chương trình Bàn tròn giáo dục
vào ngày chủ nhật (cuối năm 2011 và đầu năm 2012),
báo Tuổi trẻ cuối tuần (ngày 18-9-2011) có một bài
đài giới thiệu tiến trình viết công trình này, Tạp chí Cộng sởn đăng tải một số bài (hai số thang 10, 11 năm 2011 và số tháng 8 năm 2012), v.v., đã được lấy
làm ấn phẩm kỷ niệm 50 năm (1961-2011) ngày
thành lập Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Tôi đã nhận được sự cổ vũ lớn, động viên, tăng thêm năng lượng trí tuệ để có thể hoàn thành công trình, ra mắt bạn đọc, hy vọng có thể phục vụ đóng góp xây dựng
và triển khai Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Đối mới căn bản uà toàn điện nền giáo đục quốc dân”
Trang 8Hồ Chí Minh và Đảng ta Bắt tay vào viết sách này, tôi đã chọn một số nhà giáo dục và một số tác phẩm
tiêu biểu nhất của từng thời kỳ, nối lại thành một
dòng suy nghĩ, với hầu hết các tài liệu tham khảo đã
thu thập trong nhiều năm Về phương pháp, có nhiều
nét chung của cách viết triết lý (triết học) giáo dục,
nhưng qua sách này, bạn đọc cũng có thể thấy có đặc
thù, tôi viết gần như ghi vở tóm tắt khi đọc sách, ghi
chú cách hiểu, đôi điều bình luận, bạn đọc có thể tự
mình rút ra ý này, ý kia, nhận xét để tìm ra triết lý giáo dục cho bản thân mình, cho lớp học, nhà trường,
và cả hệ thống giáo dục quốc dân Hy vọng chúng ta cùng nhau xây dựng một triết lý cho nền giáo dục nước nhà trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
Được các bạn đọc cho ý kiến, sách này sẽ được sửa, bổ sung, hoàn thiện, mong có đóng góp nào đó, dù nhỏ nhoi, vào sự nghiệp giáo dục vĩ đại của đất nước ta, dân tộc ta - với tôi là niềm vui lớn nhất, rất biết ơn các bạn
Trang 9PHAN THU NHAT
Trang 10Chương thứ nhất NHẬP DE
Triết lý giáo dục Việt Nam: có hay không?
Gần đây, khi xem xét tình hình giáo dục (theo nghĩa rộng của thuật ngữ này bao gồm cả đào tạo),
Trang 11với nòng cốt là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã tích cực thực hiện suốt hơn nửa thế kỷ, đã đạt kết quả tốt đẹp, nhưng đến nay cần xem xét, bổ sung cho phù hợp với thời đại, với hoàn cảnh mới Hai loại ý kiến đều nặng về “mặt chưa được”, phủ định nhiều hơn ghi nhận, thậm chí có khi “phủ định sạch trơn” Hai loại ý kiến sau công nhận thành tựu, đồng thời đóng góp ý kiến chỉnh sửa, đổi mới, bổ sung, phát triển
Công trình này sẽ cung cấp một số thông tin cùng
đôi điều suy ngẫm thiên về ý kiến thứ tư, để ai quan tâm có thể tham khảo Qua đó, hướng tới tương lai, ngay từ thập ký thứ hai thế kỷ XXI, góp phần chấn
chỉnh, củng cố, phát triển, đổi mới toàn diện và triệt
để nền giáo dục của nước ta
Mỗi người hiểu một cách
Lâu nay ở nước ta không nói và viết cụm từ “triết lý giáo dục”, tuy nhiều người biết ở nước ngoài trong ngành giáo dục, nhất là trong khoa học giáo dục có thuật ngữ “philosophy of educatlon” thường được chuyển ngữ thành “Triết học giáo dục” Không có điều
kiện xem các tài liệu lên quan thật kỹ lưỡng, nhưng
nhớ lại hồi học ở Liên Xô trước đây (1956-1958, tôi
Trang 12đề cập đến “Triết học khoa học tự nhiên” Ở nước ta cũng có tình hình như vậy Mấy năm nay, khi thấy sự nghiệp giáo dục có nhiều bức xúc, có tác giả dùng thuật ngữ “triết lý giáo dục” (trong tiếng Việt có thuật ngữ “triết lý”, có ý nói “triết lý” chứ có nói “triết học” đâu)) Thế là bắt đầu có cuộc tranh luận, tuy,
không sôi nổi và rộng rãi lắm, nhưng cũng đặt ra một
vấn đề hệ trọng cho công tác giáo dục, nhất là nghiên
cứu giáo dục, tất nhiên, cả triển khai nữa, nói chung là đổi mới tổ chức (quản lý) tiến hành hoạt động dạy -
học từ bài học, trường học đến các cấp trung mô và vĩ mô Trong ngữ cảnh này, có một sáng kiến rất được
hoan nghênh - Học viện Quản lý giáo dục Bộ Giáo
- dục và Dao tạo đã tổ chức Hội thảo khoa học “Triết lý giáo dục Việt Nam”, đã công bố Kỷ yếu (2007) đăng tải 27 bài tham luận; gần đây (tháng 2-2011) trong Hội thảo “Khoa học giáo dục Việt Nam” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cũng có một số bài đề cập đến vấn đề này, phần nhiều tập trung vào xác định nội hàm thuật ngữ “triết lý” và nội dung “triết lý giáo dục Việt Nam”, ý kiến khá đa dạng, nhưng cũng khá thống nhất là ở nước ta từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có triết lý giáo dục rất sáng suốt, sẽ cố gắng phản ánh trong chuyên khảo này, một mặt nói lên tính thời sự của vấn đề đang đề cập, mặt khác, có tài liệu để đối chiếu, so sánh với các cách hiểu của các tác giả khác có điểm tới trong công trình này, hy vọng đi đến một quan niệm chung, có thể phục vụ công
Trang 13Quan niệm lâu nay ở nước ta
Mấy chụe năm qua, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta không dùng thuật ngữ “triết lý giáo dục” hay “triết học giáo dục” Điều đó không có
nghĩa là sự nghiệp giáo dục không có cơ sở tư tưởng
hay không có lý luận chỉ đạo, hay thông thường ở các
nước vẫn coi cơ sở tư tưởng, lý luận chỉ đạo xây dựng
và phát triển giáo dục - đó chính là triết lý (triết học) giáo dục Các nhà giáo dục, các nhà triết học nói chung, triết học giáo dục nói riêng, và nhiều người
khác đều hiểu: không có triết lý, hay có triết lý sai, thì
làm sao sau hơn 6 thập kỹ (kể từ thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945) đến giờ, chúng ta có một nền
giáo dục như hiện nay (có hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học, sau đại học) Đương nhiên,
đó là công lao của toàn xã hội, của cả truyền thống hiếu học của dân ta, không phải bàn cãi, những mặt khác, cũng không thể phủ nhận vai trò cực kỳ quan
trọng, cũng có thể nói, một phần quyết định, của một
minh triết khai sáng tổ chức từ phong trào này đến
phong trào khác (truyền bá quốc ngữ, xoá nạn mù chữ phổ cập giáo dục , xã hội học tập ), thực hiện
ba cuộc cải cách giáo dục bắt đầu vào những năm 1950,
1956, 1979, rồi đổi mới giáo dục (từ năm 1986) Minh
Trang 14Tìm hiểu vấn đề ở nước ngồi
Đây là một cơng trình khoa học Khoa học bao giờ cũng mang tính chung của nhân loại Chúng ta đều biết như vậy, nhất là qua sách hay giáo trình Lịch sử -Giáo dục học Bây giờ lại là thời đại tồn cầu hố, theo đường lối đổi mới (từ năm 1986): mở cửa, hội -¡ nhập quốc tế Vì vậy, tuy chủ đề là nghiên cứu triết lý
giáo dục Việt Nam, công trình này dành một phần để
giới thiệu với bạn đọc (rất tóm lược) về triết lý giáo dục qua một số tác phẩm kinh điển của một số nhà
bác học vĩ đại, tiêu biểu nhất trong lĩnh vực này, từ
cổ đại đến hiện đại, có ảnh hưởng sâu sắc qua các thời đại cho đến hiện giờ, ai làm giáo dục đều biết, và
chưa biết thì nên biết Thêm vào đó, có giới thiệu triết
lý (triết học) giáo dục của tổ chức quốc tế, khu vực và một vài nước rất phát triển về giáo dục Hơn nữa, qua đấy chúng ta có thể thấy nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách về giáo dục 67 năm qua (1945-2019) và cả những năm sắp tới là nội dung của triết lý giáo dục Việt Nam Ổ nước ngoài gọi là “triết học giáo dục” (ở dưới sẽ trình bày kỹ hai thuật ngữ “triết học” và
“triết lý”), một phân môn khá phát triển: nhiều sách,
báo nói đến vấn đề này, nhiều cuộc thảo luận rất sôi nối, thậm chí còn tranh cãi như chúng ta vừa nói ở
trên Hai thập ký gần đây, riêng ở Mỹ có một loạt
công trình về triết học giáo dục, như Các công dân sang tao: gido duc tw do va ddan chu tu do (Callan,
1997), Những yêu cầu của giáo dục khai phóng
Trang 15(Brighouse, 2000), Cầu nốt chủ nghĩa tự do uới thuyết
ổu uăn hoá trong nên giáo dục Mỹ (Reich, 2002)' Chuẩn bị cho giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI,
UNESCO đã công bố tác phẩm Học tập: của cải nội
sinh (1996) - đấy là triết lý giáo dục tuy họ không gol là triết lý giáo duc) cua tổ chức này, cả thế gi01, trong đó có Việt Nam, rất quan tâm, học tập và triển khai Công trình này có một số chuyên dé (chương, mục)
giới thiệu tóm tắt một số tác phẩm và triết học giáo dục ở một số nước, theo tinh than “hoc tap tinh hoa
văn hoá nhân loại”, tiếp thu những gì đã vượt qua
thử thách của thời gian, trở thành các giá trị chung
của loài người Do đó, tôi viết những điều thu hoạch được khi tìm hiểu các tác gia này (đặc biệt với Khổng
Tử, tôi tóm tắt cả bốn tác phẩm trong bộ Tứ thư rồi mới hệ thống lại theo chủ đề của sách này), rất ít phân tích, và hầu như không có ý “phê phán”, vừa để
phổ biến khoa học vừa nhằm mục đích làm sáng td
khái niệm “triết lý giáo dục”, coi đây cũng là một dịp tham khảo học tập thêm một chút cơ sở lý luận của công tác giáo dục (quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên
cứu khoa học giáo dục)
Mục tiêu chính
Từ khi được giao trách nhiệm Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục (nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam) - Bộ Giáo dục (1981), và nhất là từ khi trở thành
Trang 16thành viên Lãnh đạo Bộ Giáo dục (1985), Bộ Giáo dục và
Đào tạo (1990) và Ban Khoa giáo Trung ương (1996), tôi cùng với các bạn đồng nghiệp đặt ra, tạm gọi là phương
châm công tác: (1) Nắm vững và thực hiện tư tưởng, đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục; (2) Luôn bám sát thực tiễn
giáo dục nước nhà; (3) Học tập kinh nghiệm, thực tiễn và
lý luận (triết học - triết lý giáo dục) của nước ngoài, nhất là các nước tiên tiến và các nước trong khu vực Kết quả, trong một chừng mực nhất định, được phản ánh trên những trang viết trong các sách tôi đã công bố (xem danh mục sách của tác giả ở cuối sách này) Trong nghiên cứu cũng như trong công tấc quản lý, tôi coi trong ca nghiên cứu lý luận, thực nghiệm, khảo sát, điều tra và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, như Đảng ta từ trước tới nay, cho đến Đại hội XI (ngày 12 đến ngày 19-
1-2011) đã khẳng định trong nhiều văn kiện
Lần này, Bộ giao cho nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ, tôi trình bày các nội dung có liên quan (ít nhiều đã trình bày trước đây) một cách hệ thống hơn, chi tiết, cặn kẽ hơn theo hướng “ôn cố, tri tân” - trình bày triết
lý giáo dục của một số nhà giáo dục kinh điển đại diện
cho các thời kỳ văn minh của nhân loại, từ đó thống
nhất cách hiểu cụm từ “triết lý giáo dục”, rồi giới thiệu
cặn kế triết lý giáo dục ở nước ta, cập nhật tình hình mới xuất hiện gần đây qua cách tiếp cận của
UNESCO và một số nước, đặc biệt theo quan điểm giá
Trang 17_triển khai đường lối “đổi mới căn bản, toàn diện nền _ giáo dục Việt Nam” mà Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2011) đã đề ra, mong muốn đến với các
bạn đồng nghiệp - các nhà giáo, các cán bộ quản lý
giáo dục, các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy giáo dục học, cũng như các em sinh viên học môn này - như là
một tài liệu vừa phục vụ công tác phổ biến khoa học
vừa phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, và qua đó,
được đóng góp, có thể là chút ít, triển khai Chiến lược
2011-2020 chấn hưng nền giáo dục nước nhà đi vào thập kỹ thứ hai của thế ký XXI - một trong ba khâu đột phá đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Đường lối, mục
tiêu giáo dục có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự
nghiệp giáo dục Tóm lại, nắm vững triết lý giáo dục để làm tốt giáo dục, trước mắt góp phần làm rõ nội hàm chủ trương của Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam” trong những năm tới Hy vọng cuốn sách
nhỏ này có thể giúp ích các nhà giáo, các cán bộ quản lý giáo dục, các em sinh viên giáo dục học, và có thể cả
một số cần bộ nghiên cứu khoa học giáo dục Tiểu kết
Cố gắng theo đuổi các mục tiêu đề ra, nhưng dù sao
đây vẫn là bước đầu, còn xa mới được như mong muốn
Có gì góp ý, phê phán, bổ sung, v.v., mong bạn đọc chỉ
giáo Hơn nữa, mong có bạn đổng nghiệp tâm đắc với vấn đề này, có công trình mới, thì hay biết mấy Được
Trang 18Chương thứ hai
TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Thường một công trình khoa học có một hay một số khái niệm chính yếu thường gọi là khái niệm công cụ Như tiêu đề sách, triết lý nói chung, triết lý giáo dục nói riêng là khái niệm quan trọng, nhất thiết
phải nói tỏ tường Ở nước ta gần đây mới xuất hiện
thuật ngữ “triết lý giáo dục” trong một số tài liệu, lại có ý kiến khác nhau Trong các từ điển tiếng Việt đều có mục từ “triết học”, còn mục từ “triết lý” quyển có,
quyển không Hơn nữa, ở nước ngoài thường dùng có
một thuật ngữ (khái niệm) triết học giáo dục (tiếng Anh:
philosophy of education hay educational philosophy) Vi
vậy, chương này bàn về khái niệm (thuật ngữ) triết học và triết lý giáo dục
I THUẬT NGỮ TRIẾT HỌC Triết học nói chung
Trang 19sự nhận thức thé giới đó; nghiên cứu vấn đề quan hệ
giữa vật chất và ý thức, xem cái nào có trước, cái nào
có sau, và có thể nhận thức được thế giới hay không, coi đó là hai vấn đề cơ bản của triết học Cũng có định nghĩa triết học thông dụng hơn, là khoa học nghiên cứu những vấn đề (cách tiếp cận) chung và cơ bản, như các vấn để: tồn tại, tri thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ Có khi triết học được coi như
một triết thuyết
- Bản thể luận và nhận thức luận
Cũng có khi coi triết học gồm bản thể luận và
nhận thức luận Bản thể luận, nhất là nhận thức
luận, có quan hệ với triết học giáo dục Bản thể luận
là khoa học về tổn tại, nghiên cứu thực thể tổn tại,
nguồn gốc của thực thể tổn tại, bản chất của thực thể tồn tại: Thế giới tự nhiên này là gì? Xã hội là gì?
Con người là gì? Bản chất của tự nhiên, xã hội, con người là gì? v.v Nhiều nơi gọi triết học, hoặc ít nhất,
bản thể luận, là “siêu hình học - tiếng Anh:,
metaphysics” (“meta” nguyên nghĩa là “sau” hay “bên
kia”, “physics” lA “vat lý?; từ thời cổ đại, Arixtốt
(Aristotle, 384 - 322, Hy Lạp) nghiên cứu và viết các
chương sách về vật lý, rồi sau đó viết tiếp gọi là các
chương “sau vật lý”, ông có tác phẩm “Metaphisics”),
Trang 20_ nhất của tôn tại, và nói chung của cả thế giới này - ca vũ trụ học (vấn để thời gian và không gian) Siêu
hình học nghiên cứu cả vấn đề quan hệ giữa tâm trí
và thân thể (vấn đề tâm lý và vật lý), thường được coi
là một vấn đề lớn của tâm lý học Cũng có tác giả đưa
vấn đề bản chất và hiện tượng, có khi cả vấn đề nhân quả, vào siêu hình học
Nhận thức luận còn gọi là tri thức luận là
ngành triết học nghiên cứu tri thức là gì (phạm trù “chân”, chân lý, niềm tin ) - bản chất của tri thức,
nguồn gốc của tri thức, vai trò của tri thức, phạm vi
của tri thức, người ta lĩnh hội tri thức bằng cách nào, v.v - đây cũng là một trong những đối tượng chính của tâm lý học và giáo dục học Ở phương Tây, khoa học về nhận thức được đặt tên là
EpIstemology từ chữ Hy Lạp có nghĩa là “tri thức, khoa học” do Ph Phâriơ (EF.Ferrier, 1808-1864), nhà
triết hoc Xcétlen (Scotland), dat ra
Thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan
Có tài liệu viết, triết học nghiên cứu thế giới quan và nhân sinh quan Như vậy, có thể hiểu triết học là quan niệm chung về một cái gì đó Mục tiêu tổng quát của giáo dục là hình thành cho thế hệ trẻ
thế giới quan khoa học và nhân sinh quan nhân văn
Thế giới quan có khi còn nói rộng hơn gọi là vũ trụ quan là quan niệm về thế giới, về vũ trụ
Trang 21niệm về cuộc sống của con người: Sống là gì? Sống như thế nào (lẽ sống, lối sống )? sống để làm gì? giá
_ trị cuộc sống là ở chỗ nào? Nói gọn lại là triết lý nhân sinh; triết lý nhân sinh quan hệ gần gũi với triết lý
giáo dục Từ vấn đề giá trị sống, một số nhà nghiên cứu, nhất là từ giữa thế ky XX, hình thành nên một khoa học mới gọi là “giá trị học” có tác giả col giá trị học là một bộ phận của triết học, người khác lại tách thành một môn học độc lập Gần giống như trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1941-1945), vào thế kỷ XXI, nhân loại, các nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học, các nhà khoa học nói chung, từ chính trị học đến đạo đức học rất quan tâm đến giá trị học Năm 2013,
Đại hội Triết học thế giới lần thứ 23 sẽ họp ở Aten
(Athen), Hy Lạp, với chủ đề “Triết học - sự quan tam của cuộc sống uò đường đời: Các giá trị của con người - uấn đề thời sự hay lò thách thức” Thông qua giá trị
học, giáo dục giá trị - kỹ năng sống, thế giới quan
khoa học và nhân sinh quan nhân văn đến với thế hệ trẻ Nhiều nước tiến hành giáo dục giá trị Từ năm 1995, UNESCO, UNICBE, rồi sau đó từng châu lục, một số nước bắt đầu dạy giá trị sống và kỹ năng sống
Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam đã tổ chức Trung tâm giáo dục kỹ năng sống; một số tỉnh, thành
cũng bắt đầu có phong trào này
Trang 22gì có ý nghĩa, mức độ có ý nghĩa, đánh giá thế giới xung quanh dưới góc độ giá trị Quan trọng hơn cả là coi con người là giá trị cao nhất trong tất cả các giá trị của loài người, và con người là tac gia sang tao ra mọi giá trị văn minh, văn hoá trên thế gian này, mà đi theo con người và xã hội loài người, từng tộc người
là giáo dục, cũng như sản xuất và các quan hệ xã hội
khác Giá trị quan giữ một vai trò đặc biệt đối với giáo dục học nói chung, triết lý giáo dục nói riêng: giáo dục là một giá trị rất đặc trưng và được mọi thời đại hết sức coi trọng, và sứ mệnh của giáo dục là
nhằm vào tạo lập giá trị bản thân của mỗi con người,
để mỗi người thực hiện các giá trị, từ giá trị sống còn đến giá trị trách nhiệm xã hội, và cao nhất là giá trị cống hiến, qua đó tự khẳng định mình
II DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ DUY VẬT LỊCH SỬ -
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM
Ở nước ta, nhiều người, nhất là giáo giới, có thể
nói, ai cũng biết duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử Hầu hết các công trình nghiên cứu, sách giáo
khoa khoa học xã hội và nhân văn đều lấy duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận, có khi còn gọi là phương pháp tiếp cận Vì vậy, ở đây
trình bày rất tóm lược, sơ giản, coi như nhập đề cho
các chương sau, tập trung vào triết lý giáo dục, vào
Trang 23Duy vat biện chứng
Triết hoc macxit (Karl Marx, 1818-1883, Dic) gồm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Học chủ
nghĩa Mác là học tỉnh thần biện chứng, như Hồ Chí
Minh từng chỉ ra (“Dĩ bất biến, ứng vạn biến 3 Thuật ngữ “biện chứng” bắt đầu có từ thời Hy Lạp cổ đại và Platôn (Platon, 428/427 - 348/347 trước Công nguyên Hy Lạp) là người đầu tiên phổ biến, khi nói về phương
pháp đối thoại của Xôcrát (Socrates, 469 - 399 trước Công nguyên, Hy Lạp) Biện chứng là phương pháp lập luận trong đối thoại để tìm ra chân lý, các triết
gia các thời ít nhiều đều đề cập tới, đến Phíchte
(J.G.Fichte, 1762 - 1814, Đức) và Hêghen (G.E.Hegel,
1770 - 1831, Đức) mới đưa đến cách hiểu “biện chứng”
một cách rõ nét: biện chứng là vạn vật ln biến đổi,
trong hồn cảnh mau thuẫn nào cũng sẽ có lối ra, lượng đổi đến một mức nào đó ( “độ”, “mức độ”, “cấp độ”) - chất sẽ đổi Đặc biệt, Hêghen đưa ra phép biện chứng gồm (1) luận dé; (2) phan dé; (3) tổng để Trong
quá trình nghiên cứu triết học, Mác đã nhận ra là “biện chứng” của Hêghen là biện chứng duy tâm,
dựa trên cơ sở của “tinh thần tuyệt đối”; Mác chỉ ra
rằng phải “đặt lộn ngược biện chứng Hêghen lại,
tiếp thu tỉnh thần chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc
(ŒL Eeueurbach, 1804-1872, Đức), xây dựng biện
Trang 24tu tưởng chính là thế giới vật chất phản ánh vào não bộ Tất cả những thứ vừa kể trong vũ trụ là một tích hợp quan hệ luôn luôn biến đổi một cách biện chứng Luận điểm “biện chứng” được Mác hình thành và hoàn chỉnh từ những tác phẩm đầu tay (1844, 1845), đặc biệt trong T⁄ bản (1869), tác phẩm vĩ đại nhất của ông, nhấn mạnh biện chứng là phê phán và cách
mạng Nhưng Mác chưa dùng thuật ngữ “duy vật
biện chứng” Thuật ngữ này do Điétden (J Dietzen, 1828-1888, Đức) đưa ra năm 1887 Cùng năm này
Cauxky (Kautsky, 1854-1938, Đức) cũng dùng trong tác phẩm “Fredericb Engels” Ph.Ăngghen (F Engels,
1820-1896, Đức) có tác phẩm Biện chứng của tự
nhiên (1883), ông nhấn mạnh các nguyên tắc biện chứng là đặc điểm chung nhất của thực tại Hoạt động dạy - học, cũng như quản lý hoạt động này
mang tính biện chứng rất cao: không nhồi sọ, không
giáo điều, giáo dục nhằm phát triển tư duy, có đầu óc phê phán, có khả năng giải quyết vấn đề nhằm giúp người học hình thành, phát triển, phát huy tác dụng giá trị bản thân - phát triển con người bền vững
Duy vật lịch sử
Duy vật lịch sử là phương pháp luận vận dụng vào nghiên cứu lịch sử, xã hội, kinh tế, con người,
giáo dục do Các Mác xây dựng nên trong tác phẩm
Trang 25nhiên của Epiquya (Epicurus, 341-270 truéc Công
nguyên, Hy Lạp) và Đêmôcrít (Democrite, 460-370
trước Công nguyên, Hy Lạp) - đây là luận án tiến sĩ Mác hoàn thành năm 1841, và kinh tế học của Ađam
Xmít (Adam Smith, 1723-1790, Anh), v.v Duy vật
-lịch sử được đánh giá là điểm ngoặt cách mạng trong cách lý giải động lực phát triển xã hội loài người
không phải từ tinh thần, ý nguyện của con người, rồi
qua luật pháp, chính trị, mà bắt đầu từ nền sản xuất
ra các điều kiện sinh sống của con người - lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất (lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định) hợp lại gọi là phương thức sản xuất: cơ sở tổn tại và phát triển loài người dựa trên lao động của con người tác động vào thiên nhiên để tạo ra các phương tiện sinh sống Tư tưởng này rất quan trọng với triết lý giáo dục: giáo dục lao động là một nội dung thiết yếu của giáo dục trong nhà
trường cũng như ngoài nhà trường Do phân công lao
động, và nhất là do chiếm hữu tư liệu sản xuất, nảy sinh ra giai cấp và bóc lột Khi lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất thì nảy sinh đấu
tranh giai cấp Để đưa nước ta thành một nước công
- nghiệp theo hướng hiện đại, Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2011) đã một lần nữa khẳng
định phương hướng cơ bản rất đúng đắn là phát triển
lực lượng sản xuất tiên tiến và quan hệ sản xuất tiến
bộ, đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm an sinh xã hội
Trang 26Cách hiểu về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và
- thượng tầng kiến trúc ngày càng phong phú hơn Bác
Hồ đã nói với học sinh và giáo viên Trường Chu Văn An, Hà Nội, ngày 31-12-1958: Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xố hội chủ nghĩa Câu nói của Bác hết sức có ý nghĩa trong thời đại
ngày nay, thời đại cách mạng thông tin, công nghệ
cao, kinh tế tri thức, mang lại nhận thức mới mẻ về
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Nói gọn lại,
không phát triển giáo dục - không nâng cao dân trí, không đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề tốt
và có lương tâm nghề, không trọng dụng người tài -
khó mà cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại và hội
nhập quốc tế một cách bình đẳng
Phương thức sản xuất của một xã hội là cơ sở hạ
tầng của xã hội ấy Cỡ sở hạ tầng quyết định thượng
tầng kết cấu xã hội - luật pháp, chính trị, văn hoá Mặt khác, thượng tầng kiến trúc có tính độc lập của nó, và có ảnh hưởng ngược lại với hạ tầng cơ sở Sang
thế ký XX, nhất là gần đây, chúng ta nhấn mạnh
quan hệ biện chứng giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc: rất coi trọng vai trò của văn hoá, tâm lý, giáo dục, hệ giá trị của con người, của cộng đồng
như là một chiều kích của phát triển xã hội, quốc gia - dân tộc, tuy vẫn khẳng định trên cơ sở cấu trúc kinh tế quyết định kết cấu xã hội, không rơi vào quyết định luận kinh tế, mà cũng không sang một cực khác
là quyết định luận văn hoá Cuối thế ký XX có lý
Trang 27tầng xã hội, trong đó, nếu tách bạch có thể nói, giao
thông, bưu điện là kết cấu hạ tầng kinh tế và giáo
dục là kết cấu hạ tầng xã hội, nhưng thực ra giáo dục
vừa là kết cấu hạ tầng xã hội, vừa là kết cấu hạ tầng kinh tế, rõ rệt nhất là thông qua phát triển dân trí và
đào tạo nhân lực - điều kiện thiết yếu để đẩy mạnh công nghiệp hoá theo hướng hiện đại và hội nhập
quốc tế Ở nước ta, đã có thời coi giáo dục chỉ nằm
trong cách mạng văn hoá, đến giờ nơi này nơi kia hãy
còn tàn dư cần khắc phục triệt để Từ giữa những
năm 80 thế kỷ XX, và rõ rệt nhất là từ thời đổi mới (1986), đã thống nhất quan niệm giáo dục gắn liền với cả ba cuộc cách mạng (cách mạng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng, cách
mạng văn hoá) Hơn nữa, sau này tiếp thu quan niệm
của một số cơ quan Liên hợp quốc, như Ủy ban giáo dục, khoa học, văn hoá Liên hợp quéc (UNESCO),
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP),
chúng ta cũng coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát
triển, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản, tức là kết cấu hạ tầng:
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức
con người Duy vật lịch sử cũng nhấn mạnh vai trò to lớn của ý thức, và từ đó vai trò cực kỳ quan trọng của giáo dục Trong Luận cương thứ sứu uề Phoiobắc, Mác viết: “Trong tính hiện thực, bản chất con người
Trang 28trong đời sống, từ sản xuất, quan hệ kinh tế nói
chung (quan trọng vào bậc nhất, nhưng không phải
là theo thuyết “quyết định luận kinh tế”, như một số
nhà xã hội học Âu, Mỹ từng nói), vui chơi đến chính
trị, luật pháp, văn hoá, xã hội, quan hệ người - người Riêng thuật ngữ “tổng hoà”, dịch từ chữ “ensemble” theo tiếng Pháp hay tiếng Anh, làm nhiều
khi khó hiểu, nhưng chữ đó cũng có thể dịch là “toàn
thể” tức là tất cả các quan hệ xã hội mà một con người cụ thể tham gia vào và nhận sự tác động tới bản thân nhiều khi ảnh hưởng khá quyết định đến sự
hình thành và phát triển con người - tạo nên bản
chất (nhân cách, năng lực, giá trị bản thân) của con
người Trong các quan hệ ấy, giáo dục và tự giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng Không chỉ hoạt động,
mà cả giao tiếp đều cần giáo dục cẩn thận Hiện nay,
đang rất quan tâm giáo dục kỹ năng sống, trong đó có
kỹ năng giao tiếp
Học thuyết do Mác xây dựng từ năm 1859, được ông gọi là “Luận điểm duy vật về lịch sử” Mãi đến năm 1883, ba năm trước khi Mác mất, Ăngghen mới đưa ra tên gọi “Chủ nghĩa duy vật lịch sử” Suốt từ đó đến nay, trên văn đàn, đặc biệt chính trị học, nhiều học giả giới thiệu, luận bàn, thậm chí có cả phê phán, viết luận án vé chu nghia Mac Vi du, Bao vé hoc thuyét vé lịch sử của Các Mác của G.A.Côhen (Cohen, xuất bản ở Princeton, 1978 và Oxford 2000); Suy nghĩ uề lý thuyết lịch sử của Móc, của tác giả
Trang 29vào khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều nước đã tái bản tác phẩm 7 bản của Mác, có nơi tái bản đến cả chục lần, vận dụng vào hoàn cảnh ngày nay của
chủ nghĩa tư bản
Đảng ta từ ngày thành lập đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy phương châm sáng
tạo và thực tiễn trong việc tiếp thu tinh than chu
nghĩa Mác - Lênin: học tập chủ nghĩa Mác là học tập, tỉnh thần biện chứng, học chủ nghĩa Mác là sống với
nhau phải có tình nghĩa Trong Bớo cáo uê Bac Ky,
Trung Kỳ uà Nam Kỳ (1994), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ
ra: “Chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ
nghĩa Mác bằng dân tộc học phương Đông Chủ
nghĩa đân tộc là động lực lớn của đất nước ”' Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng sáng tạo vào thực tế Việt Nam, cùng với tấm gương của bản thân, Người đã đoàn kết động viên được sức mạnh dân tộc đứng dậy giải phóng, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đất nước hoà bình và đổi mới trong thời đại ngày nay Từ đây có thể rút ra nhận định: “tư tưởng” là triết học vận dụng vào một trường hợp cụ thể: tư tưởng Hồ Chí Minh là triết học
của cách mạng Việt Nam, trước đây, hiện nay và
mai sau
Trang 30Il THUAT NGU “TRIET LY GIAO DUC”
Thuật ngữ "triết lý"
Trong hệ ngôn ngữ Latinh, xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có một chữ “Philosophy” (có nghĩa là “yêu mến sự thông thái, anh minh”), chuyển sang tiếng Việt, ai cũng biết, thành “triết học”, như môn triết học, khoa
triết học, các trường phái triết học; và khi tỏ ra tán
thưởng gọi là “minh triết” trong một trường hợp hay vấn đề cụ thể nào đó Trong tiếng Trung Quốc và tiếng
Việt (có thể cả một vài tiếng Á châu), bên cạnh thuật
ngũ “triết học” còn có thuật ngữ “triết lý” Trung Quốc có khi dùng thuật ngữ “triết lý” để chỉ một vấn đề rất
lớn, có khi đến tâm cỡ quốc gia, cho đến vấn đề cụ thé,
như “triết lý ẩm thực” Trong từ điển tiếng Trung
Quốc (1978)', “triết lý”? được định nghĩa là nguyên lý về vật thể và nhân sinh; ví dụ, triết lý nhân sinh (ở trên đã nói: thường gọi là nhân sinh quan); những câu
thơ giàu triết lý Trong từ điển tiếng Việt, “triết lý”
được định nghĩa là theo kiểu chiết tự: “triết” là sáng suốt, “lý” là lẽ, ví dụ, lý luận về triết học”; còn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ” thì định nghĩa “triết lý” là cái lý sâu xa mà phải vậy của mọi sự vật, mọi lý do, 1 Xem 7ừ điển bách khoa Việt Nam (1995-2008), Nxb Từ điển
bách khoa, Hà Nội, 1978
2 Xem Nguyễn Lân: Từ điển từ uờ ngữ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000
3 Xem Quang Hùng - Minh Nguyệt: Từ điển tiếng Việt,
Trang 31mọi nguyên tắc trên đời, ví dụ, “câu nói đầy triết lý”,
tìm cái triết lý trong một tuồng hát Nhìn chung lại, “triết học” và “triết lý” đều bắt đầu bằng chữ “triết” (đã định nghĩa ở trên) chỉ sự am hiểu, tri thức đại
quát, bản chất, thông thái; tiếp theo, một đằng là chữ “học” là học thuyết, khoa học, môn học, khoa đào tao; một đằng là chữ “lý” là lý lẽ, lý giải, ý sâu xa, một câu toát yếu, một châm ngôn, rất khái quát, chẳng bạn, có người viết “Triết lý cây có” hay “Triết lý tình yêu” Không đi sâu vào vấn đề này, để tìm chỗ giống nhau
và chỗ khác biệt, đại thể có thể hiểu “triết lý" là triết
học đã được vận dụng vào một trường hợp cụ thể, gắn
với cuộc sống thực ở một cấp độ nào đó, trong một
phạm vi nào đó.: Cũng có người hiểu “triết lý” là “lý
luận triết học”, có tác phẩm gọi là “Triết lý phát triển
ö Việt Nam”
Định nghĩa triết lý giáo dục
Theo tôi, “triết lý giáo dục” là thực tế giáo dục đã được con người, cộng đồng, xã hội trải nghiệm - cái đã trải qua và nghiệm thấy, tức là đã cảm nhận, biết đến, hiểu ra, ý thức được - được đúc kết lại thành một
giá trị được biểu đạt trong câu ngắn gọn, ca dao, tục
ngữ, cụm từ nhằm truyền đạt, tiếp thu và thể hiện
trong cuộc sống, mang lại một giá trị nhất định cho
con người, cộng đồng, xã hội, duy trì và làm nảy nở
cái đúng, tốt, đẹp, ngăn ngừa, sửa chữa, loại trừ cái
sai, cái ác, cái xấu Vídụ:
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (tục ngũ)
Trang 32Triết lý giáo dục có thể có ở các cấp độ khác nhau: một cá thể, một tập thể, cả một quốc gia cho cả hệ thống giáo dục (đường lối, chiến lược, chính sách
phát triển giáo dục, thái độ đối với nhà giáo, với học trò, vận dụng vào xác định mục tiêu, kế hoạch giáo
dục, chỉ đạo phát triển chương trình, sách giáo khoa ) đến một trường, một lớp học, một nhà giáo, một gia đình (gần với gia phong) Cũng có thể nói đơn giản: triết lý là triết học mang lại giá trị thực tế nào
đó cho con người, cộng đồng, xã hội; nói như vậy có
cái hay ở chỗ xích gần hai thuật ngữ “triết lý” và “triết học”, nhưng lại có cái dở là dùng thuật ngữ “triết học” để định nghĩa thuật ngữ “triết lý” Chấp nhận như vậy, để chuyển thuật ngữ “philosophy” trong các tài liệu tham khảo trong cuốn sách này thành “triết lý” Trong sách này chúng tôi thống nhất dùng thuật ngữ “triết lý giáo dục”
Triết học giáo dục
Ỏ phương Tây và Mỹ, và trong các sách báo tiếng
Ảnh nói chung, chỉ có thuật ngữ “triết học giáo dục” (philosophy of education hay educational philosophy,
ngoài ra trong tiếng Anh còn thuật ngữ “giảng dạy
triết học” - “philosophy education”), mà ta gọi là
triết lý giáo dục Ở phương Tây (Âu - Mỹ), môn này khá phát triển, có nhiều sách, tạp chí, hội khoa học, website Để thấy nội hàm tương tự của hai thuật ngữ này, có thể tham khảo mục lục sách Sổ fay triết
Trang 33muc nhu sau: giao duc gidi tinh, giao duc dac biét, khoa học giáo dục, giáo dục thẩm mỹ, các lý thuyết
về dạy và học, giáo dục tôn giáo, tri thức và chân lý
trong học tập, nuôi dưỡng lý trí, đo đạc việc học, giáo dục đa văn hoá, giáo dục và các chính sách bản sắc, giáo dục và chuẩn mực của cuộc sống, động cơ và
quản lý lớp học, ưu tiên nữ, lý thuyết phê phán, lý
thuyết hậu hiện đại, chủ nghĩa lãng mạn, mục tiêu vào đại học của lứa tuổi chưa ổn định, hành động quả quyết trong giáo dục đại học, và giáo dục nghề
nghiệp Phổ hệ các vấn đề được để cập ở đây rất
rộng, gần như một giới thiệu tổng quan về nhiều
lnh vực, nhiều vấn đề cơ bản của giáo dục, có thể coi
như nhập môn cho những a1 sẽ đi vào sự nghiệp này
Có thể coi đây là một minh họa nói lên sự vận dụng
triết học vào lĩnh vực giáo dục Ở nước ta cũng có tác
giả gọi là “triết học giáo dục” với nội dung là: “Những tư tưởng quan điểm cơ bản nhất để giải
quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục” Nói
cách khác, có thể coi thuật ngữ “triết học giáo dục”
và thuật ngữ “triết lý giáo dục” gần như là hai thuật ngữ đồng nghĩa: có chỗ gặp nhau, nhất là trong
phạm vi khoa học, môn học; có chỗ khác nhau, nhất
là trong vận động thực tiễn mà tôi muốn nhấn mạnh: triết lý giáo dục coi giáo dục là giá trị sống,
và giáo dục mang lại cho con người cách thức để
1 Xem Thái Duy Tuyên: Một số uấn đề giáo dục Việt Nam,
Trang 34thực hiện các giá trị sống Dưới góc độ khoa học và môn học, hai thuật ngữ này đều chỉ một chuyên
ngành triết học ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục - vào
các vấn đề cụ thể của giáo dục, như tư tưởng giáo dục (về vai trò của giáo dục đối với xã hội và con người ), bản chất của giáo dục (giáo dục là gì?),
giáo dục và phát triển bền vững con người, chính sách phát triển giáo dục, mục tiêu, quá trình giáo
dục, lý luận xây dựng nội dung, chương trình bộ môn !, Tìm hiểu triết học (chúng tôi gọi là triết lý) giáo dục của một số nhà giáo dục kinh điển sé minh họa kết luận nêu trên: qua cả 11 nhà giáo dục học
tiêu biểu nhất trong lịch sử giáo dục thế giới từ thời
xưa tới nay cho thấy đúng là các vị đã đúc kết kinh
nghiệm thực tiễn của đời mình và thời mình những
gì đã được trải nghiệm và mang lại những giá trị đích thực, góp phần vào tiến hoá văn minh nhân loại, bảo tổn và phát triển loài người, giúp dân tộc
(về sau là quốc gia - dân tộc) phổn vinh, thịnh
vượng, con người có cuộc sống tốt đẹp, xác lập vị thế của quốc gia - dân tộc trên trường quốc tế Nội dung “triết lý giáo dục Việt Nam” cũng đúng như vậy trong lịch sử, cả trong hiện tại và tương lai, mà chúng ta đang bàn luận vấn đề này với niềm hy vọng đó: tìm hiểu và vận dụng các bài học lịch sử, thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm của cuộc sống, khái quát lý luận, để đóng góp ít nhiều cho sự phát triển
Trang 35đất nước, cụ thể ở đây là thực hiện chủ trương “đối mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo” trong thời
gian tới
_ Thuật ngữ “triết lý giáo dục Việt Nam”: có
hay không?
Ở nước ta, gần đây dư luận xã hội và một vài hội
_nghị, báo chí nêu lên vấn đề “triết lý giáo dục” Chẳng hạn, có trường đại học nêu triết lý đào tạo nhân lực “sinh viên tốt nghiệp làm việc ngay không
đào tạo lại” (báo Thanh niên Xuân Tân Mão - 2011,
trang 3) Trước đó, có ý kiến lại bảo bây giờ giáo dục của ta phải theo triết lý giáo dục con người nào là tự do, nào là sáng tạo Người khác thì cho rằng nhà trường ta phải theo triết lý thực nghiệp, v.v Không có điều kiện thu thập các tài liệu liên quan, tôi làm “tổng quan” ý kiến của các nhà nghiên cứu, giảng đạy, quản lý giáo dục đăng tải trong Kỷ yếu Hội thảo khoa hoc Triết lý giáo dục (các phân loại ý kiến dưới đây đầu từ các bai dang trong Ky yếu này, điểm theo thứ tự đăng trong Xy yếu) của Học viện Quản lý giáo
dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 9-2007), xem
trong 27 tác giả có bao nhiêu người nói giáo dục nước nhà có triết lý, bao nhiêu người có ý kiến khác; nếu có, nội dung như thế nào, nhất trí ở những điểm nào,
những gì khác biệt Coi đây là một cơ sở để triển khai
các chuyên mục (trình bày theo chương) sau: qua các
tác gia kinh điển, các thời đại, một vài vùng, vài
Trang 36bước, thế nào là triết lý giáo dục, rồi ôn lại mấy thập
kỷ qua câu chuyện của nước ta, và để cùng nhau góp
_ gức hoàn thiện triết lý giáo dục ngày nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2011)
Về vấn đề tạm gọi là “có triết lý giáo dục” hay
không, có thể chia ra mấy ý kiến như sau (căn cứ vào
Kỳ yếu):
a) Nên gọi là “triết học giáo dục” hoặc “lý luận triết học giáo dục”, không gọi là “triết lý giáo dục”: Thái Duy Tuyên, Đỗ Khánh Tặng, Hoàng Minh Thao b) Vừa gọi là “triết học giáo dục”, khi xác định nền
giáo dục xây dựng trên quan điểm nào; vừa gọi là “triết lý giáo dục”, khi nền giáo dục này hành động
thế nào trong thực tiễn; thậm chí khi nói riêng về quản lý giáo dục, viết luôn cả “triết học triết lý quản lý giáo dục”: Đặng Quốc Bảo
c) Chỉ bàn quan điểm chung về giáo dục, đổi mới tư duy giáo dục, không dùng thuật ngữ “triết lý giáo
dục”: Trần Ngọc Giao, Nguyễn Xuân Tế, Lưu Xuân
Mới, Phạm Khắc Chương, Nguyễn Vân Anh, Nguyễn
Tùng Lâm
đ) Tán thành (chấp nhận) gọi là “triết lý giáo dục”
và đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Công Giáp, Trần Kiểm, Trần Quang Nhiếp, Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyễn
Phúc Châu, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thành Vinh, Lương Ngọc Bình, Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Thị
Trang 37Xếp thành bốn nhóm ý kiến như trên, chỉ có ý nghĩa tương đối Thật ra, các tham luận trong Kỷ yếu không ít chỗ gặp nhau, ngoại trừ một vài tác giả nói về một triết lý cụ thể, như “Tiên học lễ, hậu học văn” hay một “triết học giáo dục” cụ thể ở nước ngoài, nhất là ở Âu - Mỹ, một vài tác giả khác luận bàn về cơ sở
của triết lý giáo dục, hầu hết nói triết lý giáo dục của
quốc gia - dân tộc (có một vài tác giả nói tới triết lý giáo dục ở cấp độ thầy, cô giáo), phần nhiều tác giả
tập trung vào xác định nội hàm của triết lý giáo dục
Việt Nam từ năm 1945 tới nay là tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập, để phục vụ đường lối kháng chiến, kiến quốc,
bảo vệ Tổ quốc, cũng như gần đây (2011), Đại hội XI
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định đường
lối của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là nhằm mục tiêu xây dựng” dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh” - đấy là quan niệm
chung của hầu hết các nhà giáo dục Việt Nam, trong
đó có tác giả của những dòng viết này, (ngồi ra, tơi đã có báo cáo khoa học với tiêu đề “Về triết lý giáo dục” đọc tại Hội thảo khoa học “Tâm lý học, giáo dục học trong thời bỳ đổi mới” do Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam tổ chức từ ngày 15 đến ngày 17-
12-2006 tại Hà Nội, in trong sách: Một số uấn đề giáo duc Viét Nam déu thé ky XXI' Theo đó, chuyên khảo
1 Phạm Minh Hạc: Một số uấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế
Trang 38này sẽ cố gắng trình bày cặn kẽ hơn, bước đầu kết
lại một cách hệ thống, vừa theo phương pháp lôgích vừa theo phương pháp lịch sử, vừa theo thời gian
vừa theo nội dung ý tưởng Một số bài trong Kỷ yếu nêu một số “triết học giáo dục” ở nước ngoài, qua các thời đại, chỗ thì điểm qua, có khi chỉ nêu tiêu để, có
chỗ chi tiết hơn
Chuyên khảo các bạn đang cầm trong tay chỉ tập
trung vào 11 nhà giáo dục kinh điển lỗi lạc, rất tiêu
biểu từ thời cổ đại (thế kỷ thứ VI - thế kỷ thứ IV
trước Công nguyên), qua thời Phục hưng (thế kỷ thứ
XIV - XVD), đến thế kỷ Khai sáng (thế kỷ XVIID, rồi
thế ký XIX, và cuối cùng, thế kỷ XX Tiếp theo, chúng
tôi giới thiệu một vài tài liệu của một số tổ chức và một vài nước viết vào cuối thế kỷ XX - đầu thế kỹ XXI -
từ đây có thể giúp chúng ta hiểu thêm về triết lý giáo
dục, và có nhiều điều giúp chúng ta suy nghĩ sâu hơn
về triết lý giáo dục thời nay của đất nước chúng ta, như nhiều tác giả trong Kỷ yếu đã đề xuất, kiến nghị, nhằm tiếp tục phát triển nền giáo dục nước nhà Người viết những dòng này cùng chung suy nghĩ như vậy Đấy là mong muốn của tất cả chúng ta Công trình nghiên cứu này giới thiệu triết học giáo dục thế giới, theo tình thần tiếp thụ tỉnh hoa văn hoá nhân
loại, bạn bè quanh ta - hy vọng cung cấp một chút tài liệu, để các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm
Trang 39Công trình này cũng lưu tâm nhiều đến phần triết lý giáo dục của ƯNESCO và một số nước chuẩn
bị cho giáo dục thế giới bước vào thế kỹ mới Trọng
điểm tập trung vào phần nói về triết lý giáo dục của
hước ta, nhất là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội XI của Đảng, vận dụng vào việc chấn chỉnh, củng cố, phát triển, chấn
hưng nền giáo dục nước nhà đi vào thập kỷ thứ hai
(2011 - 2020), góp phần xứng đáng vào công cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại và hội
nhập quốc tế, như toàn xã hội, các bậc phụ huynh,
Trang 40PHAN THỨ HAI