UYỄN THỊ MIỄN - TS TRẦN THỊ TUYẾT LAN
(Đồng chủ biên)
lạ
| | NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trang 3TS NGUYEN THI MIEN - TS TRÀN THỊ TUYẾT LAN
(Đồng chủ biên)
_ ĐI Mối M HÌNH TĂNG TRƯỜNG KINH TẾ Ứ VIỆT NAM
Trang 4TẬP THỂ TÁC GIÁ 1.PGS, TS Võ Văn Đức 2 PGS, TS Phạm Thị Khanh
3 ThS Dao Xuan Lộc
4 TS Phi Thi Hang 5 TS Hồ Thi Huong Mai 6 TS Nguyễn Trí Tùng
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam được Đảng đề ra từ Đại hội XI (2011): “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ
chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu”, gắn đổi mới mô hình tăng trưởng với cơ cầu lại nên kinh tế, hướng đến mô hình tăng trưởng có chất lượng, năng suất và sức cạnh tranh cao hơn Đến Đại hội XII (2016) Đảng tiếp
tục xác định: “Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có
hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển
chiều sâu” Để cụ thé hóa chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng
kinh tế của Đảng, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI đã Ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày
01-11-2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đôi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Sau 8 năm thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, nên kinh tế Việt Nam đã đạt kết quả, như: tốc độ tăng trưởng đã dần được cải thiện và năm 2018 đạt 7,08%; hiệu quả sử dụng các nguồn lực dần được nâng cao: hiệu quả đầu tư xã hội, đầu tư công từng bước được cải thiện, tỷ trọng đóng góp của TP ngày càng tăng và năm 2018 đã đạt 43,29%, năng suất lao động tăng qua các
năm và đạt 102 triệu đồng/lao động Tuy nhiên, tăng trưởng kinh
Trang 6suất lao động vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp Tăng trưởng vẫn dựa nhiều vào các ngành truyền thống, có giá trị gia tăng thấp; vào thành phần kinh tế phi chính thức và thành phần kinh tế yếu kém
Thực tế này cho thấy, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta thời gian qua chưa theo kịp theo yêu cầu phát triển, mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn, các ngành truyền thống có giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc vào xuất khẩu khu vực FDI Vì vậy, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới Điều này đã dẫn
đến tăng trưởng kinh tế không ổn định, thiếu vững chắc, dễ bị tổn
thương Do đó, cần phải phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua nhằm phát hiện
những “điểm nghẽn” cùng nguyên nhân, từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục để tiếp tục chuyên đổi mô hình tăng trưởng hiệu quả
hơn, hợp lý hơn, phù hợp với yêu cầu mới cũng như điều kiện của đất nước
Chính vì vậy, cuốn sách Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam do TS Nguyễn Thị Miền và TS Trần Thị Tuyết Lan (Đồng chủ biên) ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu này
“Cảm ơn PGS, TS Nguyễn Thị Thơm đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp nhóm nghiên cứu hoàn thiện nghiên cứu này! ”
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới đông đảo bạn đọc!
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
VỀ ĐỔI MỚI MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I NHAN THUC CHUNG VE MO HINH TANG TRUONG VA DOI MOI MO HINH TANG TRUONG KINH TE
1 Tăng trướng kinh tế va chất lượng tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới Bởi vì, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cơ bản và đầu tiên để đáp ứng nhu cầu về vật chất cũng như tỉnh thần của con người Vì vậy, nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế luôn là vẫn đề cốt lõi của kinh tế học
Quan niệm về tăng trưởng kinh tế lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguôn gốc của cải của
các quốc gia của Adam Smith xuất bản năm 1776, song đến năm 1956, trong bài viết Một đóng góp cho ]ÿ thuyết tăng trưởng kinh
fế của Robert Solow mới lý giải khá đầy đủ về quan niệm này Đến nay, quan niệm về tăng trưởng kinh tế đã được phát triển và ngày cảng hoàn thiện hơn và hầu hết các nghiên cứu kinh tế đều thống nhất với quan niệm: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu
Trang 8một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)”! Với quan
niệm này, có thể hiểu tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng thêm thu nhập của một quốc gia được tạo ra trong một thời gian
nhất định (thường là một năm) Sự gia tăng thu nhập được biểu
hiện ở quy mô và tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Khi thu nhập (sản lượng hàng hóa và dịch vụ) của nền kinh tế tăng lên thì quốc gia đó tăng trưởng dương, ngược lại, khi thu nhập (sản lượng hàng hóa và địch vụ) của nền kinh tế giảm thì quốc gia đó tăng trưởng âm; khi thu nhập năm sau bằng năm trước thì nền
kinh tế không có tăng trưởng mà rơi vào đình trệ Khi nền kinh tế
có tốc độ tăng trưởng cao, các quốc gla đã nâng cao được sức sản xuất hàng hóa, dịch vụ và có điều kiện để cải thiện cuộc sống
người dân Vì vậy, đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững
là điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống con người
— Để đo lường tăng trưởng kinh tế, người ta thường sử dụng chỉ tiêu quy mô tăng trưởng (mức tăng tuyệt đối) và tốc độ tăng trưởng (mức tăng tương đối) GDP Mức tăng quy mô GDP phản _ ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng GDP dùng để so
sánh giữa các thời kỳ, hay còn để phản ánh sự tăng trưởng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ GDP là thước đo lượng giá trị gia tăng do nền kinh tế tạo ra của một quốc gia, song GDP không phải là thước đo hoàn hảo Bởi vì, GDP chưa tính đến những hoạt động kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức, phi tiền tệ cũng như chất lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra Ở các nước đang phát triển, kinh tế phi chính thức chiếm một tỷ lệ đáng kể trong nền
° GS, TS Ngô Thắng Lợi - PGS, TS Phan Thị Nhiệm: Kink tế phát triển (sách
Trang 9kinh tế Bên cạnh đó, GDP cũng không đo lường được những ngoại ứng có hại, những thiệt hại về môi trường, về chất lượng cuộc sống do quá trình tăng trưởng kinh tế mang lại Chi phi để khắc phục những thiệt hại về môi trường, bất ôn về xã hội được tính vào GDP nhưng lại không có của cải tăng thêm GDP cũng không thể hiện tính bền vững hay không bền vững của tăng
trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế mới phản ánh sự thay đối về lượng của nên kinh tế, song tăng trưởng kinh tế vẫn là bài toán khó đối với
các quốc gia Hầu hết các quốc gia trong một thời gian dài đều tập trung nguồn lực phục vụ tăng trưởng kinh tế, song ở một số quốc gia, kinh tế không tăng trưởng mà còn thụt lùi Chẳng hạn, hầu hết các quốc gia ở khu vực tiểu vùng Sahara (châu Phi) đã có mức tăng trưởng âm trong giai đoạn 1975-1989 Một số quốc gia khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chỉ duy trì trong một thời gian ngắn và nền kinh tế sau đó lại rơi vào trì trệ Philppines, Negieria từng là các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thập niên 60 nhưng sau đó đã không duy trì được tốc độ này Số quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong một thời kỳ dải rất ít, ví dụ, các nền kinh tế
mới nổi ở Đông Á Mặt khác, tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa
khác nhau ở các quốc gia khác nhau Ở một số quốc gia, tăng
trưởng kinh tế giúp giảm đói nghèo, cải thiện đời sống người
Trang 10trưởng kinh tế không thể biểu đạt hết bức tranh kinh tế của một
quốc gia, càng không thể hiện đầy đủ chất lượng cuộc sống người dân của quốc gia đó Do đó, từ cuối thập niên 1990, khi nghiên cứu tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, vấn đề chất lượng tăng trưởng bắt đầu được để cập nhiều hơn trên quan
điểm tăng trưởng cần gắn với chất lượng
Quan niệm về chất lượng tăng trưởng đến nay cũng chưa có
sự đồng nhất Tuy nhiên, tác giả thống nhất với cách hiểu: Chấr
lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quả trình tăng
trưởng kinh tế, nó phản ánh trạng thái, hiệu quả và khả năng duy
trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn” Như vậy, nếu như tăng
trưởng kinh tế mới chỉ biểu hiện bên ngồi (quy mơ, tốc độ) của sự tăng trưởng, chỉ ra cho chúng ta biết tăng trưởng được bao nhiêu, nhiều hay ít, nhanh hay chậm thì chất lượng tăng trưởng chỉ ra bản chất bên trong của quá trình tăng trưởng, của quá trình tăng thu nhập của nên kinh tế, cho biết sự tăng lên đó như thế
nào? Có hiệu quả không? Có duy tri dai han không?
Do đó, ngày nay khi đề cập đến tăng trưởng kinh tế người ta thường đề cập đến cả số lượng và chất lượng tăng trưởng Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển cũng như sự lựa chọn
mô hình tăng trưởng mà vị trí của số lượng và chất lượng tăng
trưởng cũng khác nhau Trong giai đoạn đầu phát triển, phần lớn các quốc gia để tạo tiền đề vật chất cho giải quyết những
vấn đề xã hội sau này, thường chú trọng nhiều đến mặt số lượng
của tăng trưởng kinh tế nên họ chỉ quan tâm đến làm thế nào để
! GS, TS Ngô Thắng Lợi - PGS, TS Phan Thị Nhiệm: Kinh tế phát triển (sách
Trang 11cải thiện các chỉ tiêu quy mô, tốc độ tăng trưởng Các nhà kinh
tế gọi đây là giai đoạn đánh đổi giữa số lượng và chất lượng
tăng tưởng kinh tế: nếu chú trọng mặt lượng tăng trưởng thì nhiều trường hợp phải bỏ qua yêu cầu chất lượng tăng trưởng; ngược lại, nếu quan tâm nhiều đến cái giá phải trả cho sự tăng trưởng cũng như những lợi ích mang lại cho xã hội, môi trường từ quá trình tăng trưởng thì mục tiêu số lượng tăng trưởng không đạt được GIai đoạn sau, khi số lượng tăng trưởng đã đạt được một mức độ nhất định mới quan tâm đến chất lượng tăng trưởng Giai đoạn này, các quốc gia quan tâm và chú trọng đến tính hiệu quả và sự bền vững của tăng trưởng kinh tế - tức chất lượng tăng trưởng Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế tăng trưởng đài hạn của nền kinh tế cũng như phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia Ở đây, số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế hỗ trợ, thúc đây và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển: việc quan tâm và thực hiện các chỉ tiêu
chất lượng tăng trưởng sẽ là cơ hội và điều kiện để đạt được
mục tiêu số lượng tăng trưởng đặt ra; ngược lại, mặt lượng tăng trưởng lại tạo ra những hỗ trợ về vật chất hướng tới chất lượng tăng trưởng tốt hơn
Trang 12mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng tăng trưởng, dung hòa
và giải quyết đồng thời, hợp lý mối quan hệ này ngay từ đầu của quá trình phát trién
2 Mô hình tăng trưởng kinh tế
a Khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tẾ
Vấn đề tăng trưởng kinh tế và tìm hiểu các yếu tố tạo nên tăng trưởng, quyết định phúc lợi của mỗi quốc gia luôn được coi là trung tâm của các trường phái và học giả kinh tế Trong lý
thuyết kinh tế, các nhà kinh tế học đã cố gắng giải thích tăng
trưởng kinh tế được tạo ra như thế nào từ các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động, vốn, công nghệ) Song, thực tế cho thấy, khi nói đến mô hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, người †a còn thấy ngoài các yếu tố sản xuất còn có các yếu tố khác cũng tác động đến tăng trưởng Vì vậy, tùy từng góc độ tiếp cận hay góc nhìn khác nhau, người ta có thể xem xét tăng trưởng dưới góc độ đầu vào, đầu ra, cấu trúc theo ngành, khu vực (thành phan) kinh tế hay thể chế, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, tăng trưởng dựa vào xuất khâu hay nhập khẩu thậm chí cá yếu tố vị
trí địa lý cũng được coi là một yếu tố trong mô hình tăng
trưởng' Các yếu tố này tác động, tương hỗ và tạo ra tăng
trưởng của một nền kinh tế Vì vậy, có thể hiểu: “Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ
! Khương Duy: “Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Những chiều cạnh của khái niệm và một sô vân đê”, Tạp chí Những van đề Kinh tế và chỉnh trị thế
Trang 13giữa chúng Mô hình tăng trưởng kinh tế mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình tăng trưởng sau khi đã tước bỏ
đi sự phức tạp không cần thiết Những diễn đạt này có thể dưới
dang lời văn, sơ đồ hoặc toán học”,
Từ khái niệm trên cho biết, mô hình tăng trưởng kinh tế (của một quốc gia hay nền kinh tế) chính là cách thức tổ thức huy
động và sử dụng tập hợp các yếu tố khác nhau vào tăng trưởng kinh tế Có nhiều “cách thức” và việc lựa chọn cách thức nào, ap
dụng mô hình nảo tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ở mỗi nước và
được quyết định bởi ý chí chủ quan của lãnh đạo các nước Như vậy, mô hình tăng trưởng kinh tế cho biết những yếu tố nào quyết định hay dẫn đến tăng trưởng của một nền kinh tế Mỗi quốc gia hay nền kinh tế, trong từng thời kỳ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thê sẽ có mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau Chang hạn, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước Đại hội XI là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào xuất khẩu thô tài nguyên, g1a công, lao động giá rẻ và các doanh nghiệp nhà nước
Hoặc, mô hình tăng trưởng kinh tế của Singapore giai đoạn đầu giống mô hình tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, Đài Loan là dựa vào hàng chế biến sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên, giai
đoạn sau mô hình tăng trưởng kinh tế của Singapore lại giống Hong Kong do tăng trưởng của Singapore dựa nhiều vào tự do thương mại và lưu chuyên dòng vốn Như vậy, các quốc gia khác
' Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Bộ môn Kinh tế phát triển, GS,TS Ngô
Trang 14nhau sẽ có mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau và thậm chí một quốc gia trong từng giai đoạn phát triển cũng có mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau Thực tiễn phát triển của các nước
Đông Á đã chứng minh điều này Chẳng hạn, Hàn Quốc, Nhật
Bản và Đài Loan, giai đoạn đầu do trình độ nền kinh tế còn thấp, chính phủ các quốc gia va vùng lãnh thô này đã lựa chọn mô hình
hướng về xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến có hàm
lượng công nghệ thấp; giai đoạn sau tận đụng được công nghệ từ
Mỹ và trình độ công nghệ trong nước được nâng lên đã lựa chọn mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công
nghiệp có hàm lượng công nghệ cao Thậm chí, Hàn Quốc trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 thực hiện mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khâu sang các nước phát triển, sau khủng
hoảng để giữ én định, tăng trưởng của Hàn Quốc còn dựa chủ
yếu vào xuất khẩu sang các nước đang phát triển và thị trường
tiêu dùng nội địa
- Các chiều cạnh (góc độ) của mô hình tăng trưởng kinh té
Như trên đã nói, trong mô hình lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học đã cố gắng giải thích tăng trưởng kinh tế
được tạo ra như thế nào từ các yếu tố như: lao động, vốn, công
nghệ Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói mô hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, người ta còn để cập đến những yếu tố khác như: thể chế, chính sách vĩ mô, thậm chí cả yếu tố địa lý, chính trị, kinh tế Từ đó cho thấy, khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tế được sử đụng trong thực tế rộng hơn mô hình tăng trưởng kinh
Trang 15kinh tế cũng thay đổi theo thời gian và ngày càng đầy đủ hơn
Ngày nay, nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế cần xem xét đưới các chiều cạnh (góc độ) dưới đây:
+ Theo góc độ đầu vào của nên kinh tế
Ở góc độ đầu vào của nền kinh tế cho biết cách thức tăng
trưởng kinh tế cũng như mô hình tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia đựa vào yếu tố đầu vào (nguồn lực vật chất) nào là
chính, nói cách khác, xác định nguồn gốc của tăng trưởng từ đâu
Mức đóng góp của các nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế cho biết mô hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đó theo chiều rộng, theo chiều sâu, hay tăng trưởng kinh tế kết hợp giữa chiều rộng với chiều sâu
_+ Theo góc độ đầu ra của nên kinh tế
Ở góc độ đầu ra của nền kinh tế phản ánh khả năng chỉ tiêu, sức mua và năng lực thanh toán tức là tổng cầu (AD) của nên kinh tế, với các cấu phần: tiêu đùng của dân cư trong nước
(C), đầu tư (J), chỉ tiêu của chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX) Xem xét mô hình tăng trưởng kinh tế ở góc độ đầu ra cho ta biết được mô hình tăng trưởng kinh tế coi trọng yếu tố nào:
C, NX, I hay GÌ Chẳng hạn, mô hình hướng về xuất khâu (NX)
hay mô hình thay thế nhập khẩu (hướng vào thị trường trong nước - C) Bên cạnh đó, nói đến góc độ đầu ra còn phải đề cập đến đầu tư (nghĩa là phần sản lượng đi vào đầu tư - I) và chi tiêu của Chính phủ (tức là phần sản lượng đi vào chỉ tiêu của Chính
phủ - G)
Trang 16
+ Theo góc độ cấu trúc của nên kinh tế
Cấu trúc của nền kinh tế là tổng thể những hoạt động của nền kinh tế Xem xét mô hình tăng trưởng kinh tế ở góc độ cấu trúc nền kinh tế cho biết có những hoạt động kinh tế nào trong một quốc gia tham gia vào quá trình tạo ra sản lượng' Cấu trúc nền kinh tế được xem xét ở cơ cấu ngành, khu vực kinh tế
(thành phần kinh tế) và sự liên kết giữa các ngành, khu vực kinh tế Xem xét cấu trúc kinh tế cho biết, tỷ trọng thu nhập (hay
đóng góp) của ngành, khu vực kinh tế trong tổng GDP va su thay đổi tương quan giữa các tỷ trọng này theo thời gian Vì vay, cau trúc kinh tế là yếu tố quan trọng trong mô hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Qua cấu trúc cho biết trạng thái hay trình độ cũng như mô hình tăng trưởng của một nền
kinh tế
Cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành: Trong kinh tế học,
khi xem xét trình độ phát triển của một nền kinh tế, người ta
thường chia các hoạt động của nền kinh tế thành 3 khu vực: khu vực cấp một (hay khu vực nguyên khai) gồm có ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp khai thác; khu vực cấp hai là ngành công nghiệp chế tạo; khu vực cấp ba là ngành dịch vụ Trình độ của nền kinh tế càng cao thì tỷ trọng đóng góp của khu vực hai và ba vào tổng GDP càng lớn và ngược lại
Cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo khu vực (thành phần)
kinh tế: theo góc độ này, nền kinh tế gồm có ba khu vực: kinh tế
! Khương Duy: “Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Những chiều cạnh của
khái niệm và một số vấn đề”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thé
Trang 17nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Xem xét cau tric tăng trưởng kinh tế theo khu vực kinh
tế cho biết tỷ trọng đóng góp vào GDP của từng khu vực kinh
tế Nếu tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nền kinh tế có nguy cơ phụ thuộc và đây là kiểu tăng trưởng hộ, tăng trưởng dựa vào gia công Nếu tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào kinh tế trong nước và khu vực này hoạt động có hiệu quả thì đây là mô hình tăng trưởng tốt
+ Theo góc độ thể chế kinh tế
Mô hình tăng trưởng xét ở góc độ thể chế thể hiện vai trò của nhà nước và hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động, mối quan hệ của các chủ thể trong nền kinh tế, cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô (chính sách vĩ mô và cách làm chính sách vĩ mô) Khía cạnh thê chế được cơi là phần mềm điều hành nên kinh tế mà phần cứng chính là cấu trúc của nền kinh tế với các ngành, thành phần kinh tế và mối liên hệ giữa chúng Vì vậy, thể chế đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng Thực tế cho thấy, có những quốc gia nghèo tài nguyên nhưng phát triển và giàu có, ngược lại, có những quốc gia giàu tài nguyên lại kém
phát triển và nghèo khó Thể chế tốt sẽ hỗ trợ tăng trưởng và tạo
ra sự thịnh vượng kinh tế và ngược lại
b Phân loại mô hình tăng trưởng kinh tế
Việc phân loại mô hình tăng trưởng kinh tế chỉ mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào góc độ tiếp cận Có thể phân loại mô hình tăng trưởng kinh tế theo ba góc độ sau:
Trang 18trưởng kinh tế theo chiều sâu và mô hình tăng trưởng có sự kết
hợp giữa chiều rộng và chiều sâu dưới đây:
+ Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: mô hình tăng
trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng trưởng dựa trên cơ sở gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên mà không kèm theo tiến bộ công nghệ, năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư không cao; hoặc tăng trưởng kinh tế dựa vào các ngành sản xuất khu vực 1, các ngành truyền thống, đựa vào gia công, có chất lượng tăng trưởng thấp Vì vậy, mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, về cơ bản có đặc trưng: 1) Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thấp; 2) Sử dụng công nghệ và nguồn lực sản xuất truyền thống: 3) Sự gia tăng về lượng các yếu tố đầu vào tạo ra trên 50% thu nhập của nền kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là con đường
đầu tiên để mở rộng sản xuất, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu phát triển của các nước, do khai thác được các nguồn lực sẵn có trong nước, thu hút nguồn lực từ nước ngoài, bảo đảm việc làm cho người lao động Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng có nhiều hạn chế, đó là: các nguồn lực sẵn có như vốn, lao động, tài nguyên là có hạn, áp dụng mô hình tăng trưởng này kéo dài sẽ dẫn đến giới hạn, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, gia tăng chỉ phí, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, thất nghiệp, đói nghèo gia tăng Vì vậy, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và yêu cầu đáp ứng những nhu cầu ngày cảng cao va
đa dang của xã hội, cần phải đổi mới mô hình tăng trưởng từ
Trang 19+ Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là tăng trưởng kinh tế dựa trên nâng cao hiệu quả các yếu tố đầu vào trên cơ sở tiến bộ công nghệ (năng suất các nhân tố tổng hợp - TEP), với đa số lao động có trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cao; đựa vào khu vực 2 và khu vực 3 Như vậy, mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu các yếu tố đầu vào được chú trọng hơn về mặt chất lượng và gắn với các yếu tố mới nảy sinh từ sự phát triển khoa học - công nghệ
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có đặc trưng và ưu điểm: 1) Hiệu quả sử dụng các nguồn lực cao; 2) Tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò chính trong quá trình tăng trưởng; 3) Hoàn thiện về chất các yếu tô sản xuất và đóng góp của hiệu quả sử dụng các nguồn lực chiếm trên 50% tổng thu nhập tăng thêm của nền kinh tế Nhờ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân không chỉ ở phúc lợi vật chất, mà còn ở cả khía cạnh xã hội và môi trường sống
Trang 20+ Mô hình kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế theo chiều rong và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu
Việc phân định mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và theo chiều sâu chỉ mang tính chất lý thuyết Trong thực tế, khó có sự phân biệt rạch ròi giữa mô hình tăng trưởng kinh tế theo
chiều rộng và theo chiều sâu, mà chúng thường được xen kẽ, kết
hợp trong một chừng mực nhất định, có thể gọi đó là mô hình kết
hợp giữa tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng với tăng trưởng
kinh tế theo chiều sâu Bởi vì, sự tăng trưởng của nên kinh tế dựa trên cả sự tăng trưởng của các nguồn lực cùng với nâng cao hiệu
quả sử dụng chúng Mô hình kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế
theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu vừa chú ý tới số lượng các yếu tố tăng trưởng, mà quan trọng hơn chất lượng và sự phối hợp giữa chúng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, làm cho yếu tổ TFP đóng góp ngày càng lớn hơn vào tăng trưởng chung của nên kinh tế
- Theo lịch sử (thời gian) xuất hiện mô hình tăng trưởng
kinh tế, có:
+ Mô hình tăng trưởng kinh tế cô điển: mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển ra đời khoảng hơn 200 năm trước (thế ky XVII)
bởi Adam Smith (1723- 1790) va David Ricardo (1772-1823) Theo các ông, nguồn gốc chủ yếu của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn, trong đó, đất đai là yếu tố quan trọng nhất
mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển phủ nhận vai trò của Nhà
nước trong nền kinh tế và cho rằng cơ chế thị trường giải quyết tốt mọi vấn đề của nền kinh tế |
Trang 21hiện từ giữa thế kỷ XX và không ngừng hoàn thiện đến ngày
nay Các nhà kinh tế học của mô hình tăng trưởng kinh tế Tân cổ điển, hiện đại giai doan dau nhan mạnh vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, coi lao động là biến ngoại sinh Về sau, bổ sung yếu tố vốn nhân lực và tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế Trên cơ sở đó, họ đưa ra khái niệm:
1) Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng trưởng dựa vào
gia tăng vốn tương ứng với gia tăng lao động; 2) Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là tăng trưởng dựa vảo gia tăng vốn nhân lực Ở mô hình tăng trưởng kinh tế Tân cổ điển, hiện đại các nhà kinh tế cũng đồng quan điểm với các nhà kinh tế cổ điển về vai trò của cơ chế thị trường
- Theo sự lựa chọn phương thức tăng trưởng kinh tế đựa vào xuất khâu hay nhập khẩu Theo cách này, mô hình tăng trưởng
kinh tế được chia thành:
+ Mô hình/chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vảo thay thế
nhập khâu Thực chất, đây là mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khâu, với động lực tăng trưởng là dựa vào phát triển các ngành công nghiệp trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào bên
- ngồi Mơ hình tăng trưởng thay thế nhập khẩu, nhà nước thực hiện chính sách trợ cấp và sử dụng những biện pháp bảo hộ công nghiệp trong nước, sử dụng rào cản thương mại đối với hàng hóa
nhập khẩu
+ Mô hình/chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất
khẩu Thực chất, đây là mô hình công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu dựa trên lợi thế về nguồn nhân lực, khai thác tài nguyên, thu
Trang 22nhập, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Vùng lãnh
thé Đài Loan và nhóm các nền kinh tế công nghiệp mới (NICs)
châu Á thành công khi chuyển đổi kịp thời mô hình tăng trưởng kinh tế/chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu
3 Đôi mới mô hình tăng trướng kinh tế
a Khái niệm đỗi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế được hiểu là cách thức sử
dụng các yếu tố vào tăng trưởng Vì vậy, đôi mới mô hình tăng
trưởng kinh tế chính là đổi mới cách thức sử dụng các yếu tố tạo
ra tăng trưởng sao cho hiệu quả, chất lượng và bền vững Ngày nay, các quốc gia không chỉ đặt ra mục tiêu đạt được tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà là tăng trưởng có chất lượng Về thực chất, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là phát hiện ra những hạn chế, yếu kém trong cách thức huy động, sử dụng các yếu tÕ tạo ra tăng trưởng của mô hình tăng trưởng hiện tại
để có giải pháp điều chỉnh, đồng thời, phát triển nhân lên những
thế mạnh, ưu việt trong cách thức huy động, sử dụng các yếu tố tạo ra tăng trưởng sao cho đạt được tốc độ tăng trưởng hợp lý và
bền vững Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế được thực hiện
khi mô hình tăng trưởng kinh tế hiện hành trở nên không còn phù hợp so với các yếu tố nội tại của nền kinh tế và điều kiện
bên ngoài Điều này có nghĩa, đôi mới mô hình tăng trưởng kinh
tế khi cách thức sử dụng các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế
không còn phù hợp, làm cho hiệu quả tăng trưởng giảm và mục
tiêu tăng trưởng khó, thậm chí không đạt được Như vậy có thể
hiểu, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là đổi mới cách thức
Trang 23nâng cao chất lượng tăng trưởng hay tăng trưởng nhanh và bên
vững Thực chất, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế chính là việc xác lập lại cách thức vận hành nền kinh tế theo định hướng
tiến bộ để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng:
hiệu quả dài hạn và bền vững Nâng cao chất lượng tăng trưởng
sẽ đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn (hiệu quả sử dụng các yếu
tố đầu vao, hiệu ứng lan tỏa của tăng trưởng đến các đối tượng hưởng lợi) Chất lượng tăng trưởng được nâng cao thì đó là hiệu ứng tích cực từ đổi mới mô hình tăng trưởng Các quốc gia tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể của mình, đổi mới cách thức tăng
trưởng cho phù hợp Ngày nay, hầu hết các quốc gia đổi mới
cách thức tăng trưởng kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển
theo chiều rộng, sang phát triển có sự kết hợp hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế hay phát triển bền vững
b Nội dung của đỗi mới mô hình tăng trưởng kinh tế `
Thay đổi cách thức sử dụng các yếu tố tạo ra tăng trưởng
kinh tế theo hướng hợp lý, tức là đổi mới cách thức huy động,
sử dụng các yếu tổ tạo ra tăng trưởng sao cho phù hợp với điều
kiện trong nước và quốc tẾ, từ đó, thay déi vi trí, vai trò cũng như tỷ lệ đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế theo
hướng tiến bộ _
Ở phần trên đã chỉ rõ có nhiều “cách thức” tăng trưởng kinh tế và xem xét trên bốn góc độ: 1) theo góc độ đầu vào; 2) theo
góc độ đầu ra; 3) theo cấu trúc nền kinh tế và 4) theo thể chế Vì
Trang 24bốn góc độ trên theo hướng tiến bộ, hợp lý, phù hợp với điều kiện trong nước và quốc té qua từng giai đoạn phát triển Cụ thé:
- Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế xét ở góc độ đầu vào
(cung) là đổi mới cách thức huy động và sử dụng các yếu tố đầu
vào để tăng trưởng kinh tế đạt hiệu quả cao nhất Điều này có
nghĩa, nễu như mô hình tăng trưởng kinh tế cũ, cách thức huy
động các nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào gia tăng nguồn lực vốn, lao động chất lượng thấp (tăng trưởng theo chiều rộng), thì ở mô hình tăng trưởng kinh tế mới chủ yếu dựa vào yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TEP); nếu như mô hình tăng trưởng cũ việc sử dụng các nguồn lực vào tăng trưởng có hiệu quả thấp thì nay việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả cao hơn
- Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở góc độ đầu ra được hiểu là đổi mới cách thức sử dụng GDP theo hướng bài hòa giữa tích lũy, tiêu dùng và gia tăng thặng dư thương mại, gia tăng tiêu thụ nội địa Điều này có nghĩa, nếu ở mô hình tăng trưởng cũ, quan hệ giữa tích lũy - tiêu dùng chưa hài hòa, quá chú trọng tích lũy, trong tiêu dùng chủ yếu là chi tiêu của chính phủ thì trong mô hình tăng trưởng mới tốc độ tăng trưởng kinh
tế hài hòa với tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng cuối cùng và
tích lũy tài sản, trong đó, tốc độ tăng tích lũy tài sản cao hơn tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng nhưng ở mức hợp lý, còn tốc độ tăng trưởng tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP để tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng có xu hướng giảm đi trong tổng thu nhập,
điều này sẽ dẫn đến tích lũy tăng, đầu tư tăng, tiêu dùng cuối
Trang 25Bên cạnh đó, xét ở động lực của tổng cầu, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hợp lý thì tăng trưởng kinh tế dựa vào đóng góp tích cực của cả tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản, NX và thị trường trong nước Ở khía cạnh tiêu dùng cuối cùng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu tiêu dùng cuối cùng của khu vực dân cư; ở khía cạnh tích lũy - đầu tư, sẽ giảm dan
đầu tư từ khu vực nhà nước và tăng dần tỷ trọng đầu tư từ khu
vực ngoài nhà nước; ở khía cạnh xuất khẩu, thặng dư thương mại _có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, cơ cầu hàng xuất
khẩu cũng có sự thay đổi theo hướng: giảm tý trọng hàng có giá trị gia tăng thấp (hàng thô, khai thác tài nguyên), ting ty trong hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao (chế biến, chế tao)
- Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế xét ở khía cạnh cấu
trúc nền kinh tế là cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Điều này có nghĩa, nếu như ở mô hình tăng trưởng cũ, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành truyền thống (nông nghiệp thuần, thương mại bán lẻ, công nghiệp khai khoáng và gia công), giá trị gia tăng thấp thì ở mô hình tăng trưởng mới, tăng trưởng kinh tế chủ yếu do các ngành có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng khoa học - công nghệ (chế biến, chế tạo) Hoặc ở đổi mới cấu trúc theo thành phần kinh tế, nếu như mô hình tăng
trưởng cũ, tăng trưởng chủ yếu dựa vào thành phần kinh tế nhà nước, thì đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng chủ
yếu đựa vào thành phần kinh tế ngoài nhà nước, nhất là kinh tế tư nhân trong nước
Trang 26là hoàn thiện thể chế kinh tệ tạo môi trường kinh doanh theo hướng đề cao vai trò kiến tạo, phục vụ của nhà nước trong việc khơi thông nguồn lực và tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Điều này có nghĩa, nếu như mô hình tăng trưởng cũ hệ
thống thể chế chưa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế không phù hợp với thực
tiễn, kém hiệu lực, không hiệu quả, khó thực thi dẫn đến hay thay đổi và khó dự đốn, khơng tạo động lực, thậm chí còn kìm hãm các chủ thể kinh tế huy động các nguồn lực vào tăng _
trưởng; thì ở mô hình tăng trưởng mới, hệ thống luật pháp và
chính sách kinh tế tạo môi trường kinh doanh thuận tiện, thơng thống, ổn định phù hợp với thông lệ quốc tế, đáng tin cậy, ghi nhận và bảo hộ các quyền tự do sở hữu, tự do cạnh tranh và có
thể dự đoán được, từ đó, tạo điều kiện để các chủ thể trong nền
kinh tế hoạt động có hiệu quả, huy động được mọi nguồn lực
vào tăng trưởng kinh tế
Trang 27II CÁC TIỂU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐỀN ĐÔI MỚI MÔ HÌNH TANG TRUONG KINH TE
1 Các tiêu chí đánh giá đối mới mô hình tăng trưởng kinh tế
Thông thường, để đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cần phải căn cứ vào khái niệm, nội dung đổi mới mô hình tăng trưởng đã luận giải Theo đó, tác giả xây dựng tiêu chí đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế thông qua bốn góc độ dưới đây:
a Tiêu chí đánh giá đỗi mới mô hình tăng trưởng kinh té 6 góc độ yếu tô đầu vào
Tiêu chí đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở góc
độ đầu vào được thể hiện qua các chỉ tiêu: Đóng góp của các yếu tố đầu vào tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng các nguồn lực Vì vậy, nếu so với mô hình tăng trưởng cũ, trong mô hình tăng trưởng mới, tăng trưởng do tỷ trọng đóng góp của vốn, lao động giảm dần, còn tỷ trọng đóng góp của TEP tăng dần thì chứng tỏ tăng trưởng kinh tế đang chuyên sang chiều sâu và như vậy, mô hình tăng trưởng đã có sự đổi mới, ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế
mà trong đó tỷ trọng đóng góp của vốn, lao động không giảm vẫn
chiếm tỷ trọng cao (trên 2/3), còn đóng góp của TEP thấp thì chứng tỏ mô hình tăng trưởng chưa có sự thay đôi, chất lượng tăng trưởng thấp Còn hiệu quả sử dụng các nguồn lực được thể hiện qua hệ số ICOR và năng suất lao động và TFP Nếu so với mô
hình tăng trưởng cũ, trong mô hình tăng trưởng mới hệ số ICOR
giảm, năng suất lao động tăng, tốc độ tăng TFP cao hơn thì chứng
tỏ mô hình tăng trưởng kinh tế đã có sự đối mới theo định hướng,
Trang 28b Tiêu chí đánh giá đỗi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở
góc độ đầu ra
Để đánh giá được sự đỗi mới của mô hình tăng trưởng kinh
tế ở góc độ đầu ra phải so sánh với góc độ đầu ra ở mô hình tăng trưởng kinh tế trước đó ở hai chỉ tiêu: quan hệ tích lũy - tiêu dùng
và động lực tăng trưởng dưới góc độ tổng cầu
- Mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng So với mô hình tăng
trưởng cũ, nếu trong mô hình tăng trưởng mới tỷ lệ tích lũy tài
sản giảm, song tốc độ tăng tích lõy tài sản cao hơn tốc độ tăng
tiêu dùng cuỗi cùng nhưng thấp hơn so với trước, tiêu dùng cuối
cùng chủ yếu của dân cư không phải chỉ tiêu của Chính phủ cho thấy mô hình tăng trưởng kinh tế đã có sự đổi mới theo hướng hợp lý
- Động lực tăng trướng: So với mô hình tăng trưởng trước (tăng trưởng dựa vào tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tai san con NX luôn làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế), ở mô
hình tăng trưởng mới nếu tăng trưởng dựa vào cả tiêu dùng cuối
cùng, tích lũy tài sản, NX và thị trường nội địa thì chứng tỏ mô
hình tăng trưởng đang được đổi mới theo hướng hợp lý và bền
vững Trong đó, ở khía cạnh tiêu dùng cuối cùng, nếu tỷ trọng của khu vực dân cư là chủ yếu; ở khía cạnh tích lũy - đầu tư, nếu tỷ lệ đầu tư từ khu vực nhà nước giảm và tỷ lệ đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước tăng; ở khía cạnh xuất khẩu, nếu tỷ trọng hàng
chế biến, chế tạo tăng, tỷ trọng hàng xuất thô, khai thác tài nguyên giảm, nếu tỷ trọng giá trị xuất khâu của các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng; quy mô tiêu thụ thị trường trong
Trang 29dần theo chiều sâu và thể hiện chất lượng tăng trưởng kinh tế cao và ngược lại thì chưa có sự đôi mới
z ^
c Tiêu chí đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tẾ ở
góc độ cấu trúc nên kinh tế
Tiêu chí đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở góc
độ cấu trúc nền kinh tế cũng được so sánh với góc độ cầu trúc nền kinh tế ở mô hình tăng trưởng trước, từ đó, thấy được sự đổi mới của mô hình tăng trưởng Cụ thể:
- Tiêu chí đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo
ngành dựa trên chỉ tiêu ty trọng đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Nếu so với mô hình tăng trưởng cũ, ở mô hình tăng trưởng mới, tăng trưởng kinh tế mà tỷ trọng đóng góp của các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ, ngành có giá trị gia tăng cao (các sản phẩm chế biến, chế tạo) tăng thì chứng tỏ mô
hình tăng trưởng đã có sự đổi mới theo hướng chiều sâu và chất
lượng tăng trưởng kinh tế cao Ngược lại, so với mô hình tăng
trưởng cũ, nếu trong mô hình tăng trưởng mới tăng trưởng vẫn do
các ngành truyền thống có giá trị gia tăng thấp, các ngành khai thác tài nguyên chỉ phối, các ngành có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng nhỏ bé thì chứng tỏ mô hình tăng trưởng chưa có sự đối mới, chất lượng tăng trưởng thấp
- Tiêu chí đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo
thành phần kinh tế được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Nếu so với mô hình tăng
trưởng cũ (tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào thành phần kinh
tế nhả nước, Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)) thì trong
Trang 30khu vực kinh tế trong nước, trong đó, động lực chính là kinh tế
ngoài nhà nước Điều này cho thấy, đổi mới mô hình tăng trưởng
đang theo hướng tự chủ, vững chắc, thể hiện chất lượng tăng trưởng kinh tế cao Nếu so với mô hình tăng trưởng cũ, trong mô hình tăng trưởng mới, tăng trưởng vẫn do khu vực kinh tế nhà nước và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao thì
chứng tỏ mô hình tăng trưởng kinh tế chưa có sự đổi mới, mô hình tăng trưởng chưa bền vững và phụ thuộc vào khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài, chất lượng tăng trưởng thấp
z ?,
d Tiêu chí đánh giá đỗi mới mô hình tăng trưởng kinh tẾ ở
góc độ thể chế |
Đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở góc độ thé
chế được so sánh với mô hình tăng trưởng cũ Nếu hệ thống luật pháp, chính sách tạo điều kiện để các chủ thê kinh tế gia nhập và
rút lui khỏi thị trường thuận lợi, tiếp cận nguồn lực dễ dàng, giảm
thời gian, giảm chi phí hơn so với thời kỳ thực hiện mô hình tăng trưởng trước, chứng tỏ, thế chế đã có sự đổi mới theo hướng kiến tạo, phục vụ góp phần thúc đây đôi mới mô hình tăng trưởng theo định hướng đã định
2 Các nhân tố tác động đến đỗi mới mô hình tăng trướng kinh tế a Tư duy, quan điễm về phát triển kinh tẾ của các nhà lãnh
đạo, các nhà quản lý, sự nhận thức của các chủ thể kinh tế về đỗi mới mô hình tăng trưởng
Trang 31của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý có ảnh hưởng quyết định đến việc thiết kế, thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế mới Nếu
tư duy, quan điểm về phát triển kinh tế của các nhà lãnh đạo, các
nhà quản lý dựa trên trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong nước, điều kiện quốc tế, cũng như gắn kết tăng trưởng với các
mục tiêu phát trién khác sẽ đưa ra được định hướng đúng để thiết
kế mô hình tăng trưởng kinh tế hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại Ngược lại, nếu tư duy cho rằng cần phải tăng trưởng kinh tế nhanh bằng mọi giá để đạt được mức thu nhập cao của nền kinh tế sẽ dẫn tới chủ trương tạo dựng
một mô hình tăng trưởng nhanh, nóng, chấp nhận sự đánh đổi về
xã hội và môi trường trong quá trình tăng trưởng
Các chủ thể kinh tế có thê là người đứng đầu các bộ, ngành,
địa phương, chủ các doanh nghiệp, người lao động Trong đó, các chủ thể đứng đầu các bộ, ngành, địa phương là người trực tiếp
chỉ đạo, điều hành cách thức tổ chức vận hành lĩnh vực, địa
phương mình theo định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng đã
định sao cho hiệu quả Do đó, nhận thức của người đứng đầu các
bộ, ngành, địa phương về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến thành công của sự nghiệp này Bởi vì, nếu nhận thức của các chủ thể kinh tế này đúng và đầy đủ về mô hình tăng trưởng mới, từ động lực tăng trưởng, nguồn lực và cách thức tạo ra tăng trưởng, mục tiêu đạt được của đổi mới mô hình tăng trưởng, trên cơ sở đó, triển khai thực hiện tốt các đột phá chiến lược, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, đây nhanh quá trình
đổi mới mô hình tăng trưởng theo định hướng đã định Ngược
Trang 32thực hiện, cách thức tăng trưởng và mục tiêu đạt tới trong mô
hình tăng trưởng mới sẽ không thiết kế, hoặc không đưa ra được
cơ chế, chính sách phục vụ mô hình tăng trưởng phù hợp, từ đó,
gây lãng phí nguồn lực, làm chậm quá trình đổi mới mô hình
tăng trưởng hoặc đổi mới mô hình tăng trưởng không được như kỳ vọng Đối với đội ngũ doanh nhân, người lao động, nhận thức
của các chủ thể kinh tế này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Bởi vì, các doanh nhân và
người lao động là người trực tiếp thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo định hướng Vì vậy, nếu nhận thức đúng và đầy đủ được tầm quan trọng của đổi mới mô hình tăng trưởng
kinh tế cũng như các cơ chế, chính sách thì các chủ thể kinh tế
này mới thực hiện có hiệu quả các biện pháp để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng trong hiện thực Ngược lại, nếu chưa | nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của đổi mới mô hình tăng trưởng cũng như cơ chế, chính sách thực hiện dẫn đến việc khai thác và sử dụng các nguồn lực vào tăng trưởng lãng phí, không hiệu quả
b ThẾ chế chính sách phục vụ đỗi mới mô hình tăng ˆ trưởng kinh té
Thể chế, chính sách về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
là những định hướng cũng như những quy định cụ thể buộc các chủ thể, các ngành, lĩnh vực tuân thủ trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được hướng đích đổi mới mô hình tăng
trưởng đã định Vì vậy, nếu thể chế, chính sách hợp lý và phù
Trang 33kinh tế, nhờ đó, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ thành công Ngược lại, nếu thể chế, chính sách phục vụ đôi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế không phù hợp sẽ không tạo ra động lực, thậm chí còn là lực cản khiến cho các chủ thể, các ngành, lĩnh vực không huy động được các nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh dẫn đến nguồn lực bị hủy hoại, thất thoát, sử dụng kém
hiệu quả, do đó, đổi mới mô hình tăng trưởng không thành công
c Tạo lập các nguồn lực và điều kiện để thực hiện đỗi mới
mô hình tăng trưởng kinh tế
Các nguồn lực và điều kiện để thực hiện đổi mới mô hình
tăng trưởng kinh tế gồm có: khoa học - công nghệ, nguồn nhân
lực, vốn, kết cấu hạ tầng, hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí
hậu Trong đó, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực, vốn, cơ
sở hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến thành bại đổi mới mô -
hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Vì vậy, các quốc gia nâng cao được trình độ khoa học - công nghệ, có nguồn nhân lực
chất lượng cao, mức tích lũy của nền kinh tế lớn, hệ thống kết
cầu hạ tầng đồng bộ và hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi thực
hiện thành công đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều
sâu, bền vững và ngược lại
Còn hội nhập kinh tế quốc tế, biến đôi khí hậu cũng có ảnh hưởng lớn đến đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Hội nhập
kinh tẾ quốc tẾ mang đến nhiều cơ hội, song cũng không ít thách
thức cho đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Về cơ hội, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để các quốc gia đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nên kinh tế mở, thu hút vốn,
Trang 34dụng thành quả khoa học - công nghệ của nhân loại vào phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, đây mạnh xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó góp phần thực hiện thành công
đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Về thách thức, phải thực hiện các cam kết như: mở cửa thị trường, dễ bị chi phối từ bên
ngoài Việc chủ động nắm bắt được các cơ hội cũng như khắc phục được thách thức từ hội nhập kính tế quốc tế mang lại tạo điều kiện để các quốc gia thực hiện thành công đổi mới mô hình tăng trưởng đã định Biến đổi khí hậu với việc làm thay đôi môi trường, điều kiện sản xuất của tất cả các ngành, lĩnh vực cũng có ảnh hưởng lớn đến việc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia Do đó, việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
trong tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất cũng góp phần thực hiện
thành công đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
d Triển khai thực hiện định hướng đỗi mới mô hình tăng -
trưởng kinh tẾ trong thực tiễn
Triển khai thực biện định hướng đổi mới mô hỉnh tăng trưởng kinh tế trong thực tiễn là đưa các thể chế, chính sách phục
vụ đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế vào thực hiện Vì vậy, tổ chức, triển khai thực hiện trong thực tiễn các thể chế, chính sách phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng quyết _định đến thành bại của công cuộc đổi mới mô hình tăng trưởng
kinh tế của các quốc gia Bởi vì, nếu thé chế, chính sách phục vụ
đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là đúng đắn, phù hợp song
không được thực thi đúng trong thực tiễn thì sẽ không huy động
Trang 35chậm thậm chí không thể thành công đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Ngược lại, chủ trương, thê chế, chính sách phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế đúng đắn, phù hợp được
thực thi trong thực tiễn sẽ huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế, tạo ra hiệu ứng tích cực từ quá trình tăng trưởng kinh tế, từ đó, đây nhanh công cuộc đổi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đi đến thành công
II KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐỎI MỚI MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÓ THẺ VẬN DỰNG VÀO VIỆT NAM
Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, vì
vậy, bất kỳ động thái nào của kinh tế thế giới cũng tác động đến nên kinh tế Việt Nam Hơn nữa, Việt Nam cũng đang thực hiện
_ công cuộc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Vì vậy, việc
nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia và vùng lãnh thổ, nhất là chuyên đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, vùng lãnh thổ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 để Việt Nam có thể vận dung 1a bé ích Dưới đây là một số kinh nghiệm chủ yếu mà Việt
Nam có thể vận dụng:
Thứ nhất, đổi mới tư duy để thiết kế mô hình tăng trưởng kinh tế mới khi điều kiện trong nước và thế giới thay đối
Có thể nói, đổi mới tư duy để thiết kế mô hình tăng trưởng
kinh tế mới là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
Trang 36mới Chẳng hạn, Trung Quốc, các nước Đông Nam A, một số
nước Mỹ Latinh trước khi khủng hoảng kinh tế 2007-2008 xảy ra
đều sử dụng mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng Sử dụng mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng giúp các nước tận dụng nguồn lực sẵn có như lao động giá rẻ, tài nguyên phong phú, thu hút FDI vào tăng trưởng kinh tế Việc thực hiện mô hình tăng trưởng theo chiều rộng trong một thời gian dài đã đưa đến hệ lụy là đất đai, tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại,
hiệu quả tăng trưởng kinh tế suy giảm, bất bình đẳng xã hội gia
tăng Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, mô hình tăng trưởng của các quốc gia này càng cho thấy sự không còn phù hợp
và cần phải chuyên đổi Vì vậy, sau khủng hoảng kinh tế thế giới
2007-2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu (nửa sau năm
2009), Chính phủ Trung Quốc chuyên tư duy phát triển từ mô
hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng (dựa vào hai động lực chính là xuất khẩu và đầu tư) đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (bình quân 9,8%/năm) trong suốt 30 năm (1980-2010) sang thiết kế mô hình tăng trưởng cân bằng và bền vững hơn, chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội địa và ngành dịch vụ với các nội dung:
Duy trì mức tăng trưởng vừa phải nhưng ổn định; ưu tiên phát
triển công nghệ cao; giảm thiểu chênh lệch phát triển nông thôn -
thành thị; phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, khu vực; tăng
- cường thực hiện an sinh xã hội; xây dựng văn minh sinh thái, tiết kiệm năng lượng, phát triển xanh và phát thải carbon thấp” Một số quốc gia Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
Ì ThS Nguyễn Thị Hải Thu, CN Nguyễn Thị Phương Thúy: “Chuyển đổi mô
Trang 37Philippines), Mỹ Latinh cũng bước đầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ dựa vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô, lắp ráp đơn giản sang sản xuất hàng hóa công nghệ cao, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Hàn Quốc sau chiến tranh là một trong những nước nghèo nhất thế giới, có điện tích nhỏ, tài
nguyên khan hiếm Thời điểm này, Hàn Quốc áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, duy trì đầu tư cao kéo đài
dẫn đến nguy cơ nợ nắn, ô nhiễm môi trường, sự cách biệt nông thôn - thành thị lớn Từ năm 1962, chính phủ Hàn Quốc chuyển đôi mô hình tăng trưởng kinh tế từng bước sang chiều sâu, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn để xã hội và bảo vệ
môi trường Trong quá trình thực hiện mô hình tăng trưởng này,
chính phủ Hàn Quốc luôn có những điều chỉnh khi điều kiện thế giới, điều kiện trong nước thay đổi để tăng trưởng kinh tế hiệu qua hon Chang han, nếu như trước khủng hoảng 2007-2008, mô hình tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc cơi xuất khẩu sang các
nước phát triển là động lực chính thì sau khủng hoảng, chính phủ
Hàn Quốc đã đây mạnh xuất khẩu sang cả thị trường các nước
đang phát triển Nhờ đó, xuất khâu của Hàn Quốc tiếp tục tăng
trưởng và chiếm 50% trong tổng thu nhập quốc dân Với sự thiết
kế mô hình tăng trưởng hợp lý sau khủng hoảng, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng vững chắc, khối lượng thương mại tăng khoảng
1.000 tỷ USD (2011), giúp Hàn Quốc vươn lên là nền kinh tế có GDP/người đứng thứ 13 trên thế giới, khối lượng thương mại lớn thứ 8 thế giới"
' Vũ Văn Hà, Phạm Thị Thanh Bình: “Mô hình tăng trưởng kinh tế của Hàn
Quốc sau khủng hoảng: Bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Khoa học
Trang 38Thứ hai, xây dựng thể chế, chính sách phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
Để phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng cân bằng và bền vững hơn, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng thể chế, chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, theo hướng:
đây mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa;
xây dựng xã hội hài hòa, thúc đây phát triển toàn diện hài hòa và
bền vững về kinh tế - xã hội; chuyên từ “xây dựng kinh tế làm trung tâm” sang “lẫy nhân dân làm trung tâm”; thực hiện cải cách
hành chính theo hướng: xây dựng Chính phủ phục vụ, sát nhập các cơ quan có chức năng tương đồng: quản lý đất nước theo pháp luật; tăng cường ý thức phục vụ của công chức; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng xuống còn 7,5% cho giai đoạn 2006-2010 và 7% giai đoạn 2011-2015 Tuy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng sau hơn 10 năm chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, song nền kinh tế đã đạt được một số kết quả bước
đầu: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định dù tốc độ tăng trưởng GDP
vẫn giảm; tốc độ lạm phát được giữ ổn định ở mức thấp; dự trữ ngoại †Ệ ở mức cao; cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, tiêu dùng trong nước tăng Ở Hàn Quốc để phục vụ đổi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện cải
cách hành chính theo hướng tính giản, gọn nhẹ và hiệu qua’ Cai
' ThS Nguyén Thi Hai Thu, CN Nguyễn Thị Phương Thúy: “Chuyển đối mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”,
Tạp chí Thông tin phục vụ lãnh dao, số 11- 2016, tr.1-13
? Hà Văn Hiến - Phạm Hồng Chương (đồng chủ biên), Ä⁄ô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tẾ toàn câu,
Trang 39cách hành chính luôn là yêu cầu thường trực của các chính phủ
Hàn Quốc, nhằm tạo ra một bộ máy quản lý nhà nước hiệu quả, một môi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi, tạo điều kiện thu hút và sử dụng các nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế hiệu
quả hơn Vì vậy, cải cách hành chính đã được tiến hành tại tất cả
các đơn vị thuộc khu vực công, với nhiệm vụ trọng tâm là cơ cau lại nhằm làm gọn nhẹ bộ máy, áp dụng nguyên tắc cạnh tranh và chất lượng thực thi công việc Đến nay, Hàn Quốc đã sửa đổi các
quy định của Chính phủ theo hướng thích ứng với sự phát triển
nhanh chóng của thị trường trên nguyên tắc giảm bớt sự can thiệp của nhà nước và giảm chỉ phí cho người dân Đồng thời, Hàn Quốc đã cung cấp dịch vụ công trên Internet, điện thoại di động, công khai hóa các vấn đề của dân, của doanh nghiệp trên mạng
Cùng với đó, chính phủ Hàn Quốc thực hiện chiến lược kích cầu kinh tế để khuyến khích sản xuất và khuyến khích tiêu dùng nội
địa nhằm tạo ra sự cân bằng cho nên kinh tế; hỗ trợ một số doanh nghiệp lớn thuộc ba lĩnh vực: công nghệ xanh, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ có giá trị gia tăng cao Còn ở Singapore, để
phục vụ đôi mới mô hình theo hướng tăng trưởng nhanh và bền
vững, Chính phủ đã xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện,
nghiêm minh, công bằng, hiệu quả và năm 1991, Chính phủ
Singapore bắt đầu cải cách “nền công vụ thế kỷ XXI” để xây dựng một nền công vụ hiệu quả, hiệu lực với lực lượng công chức liêm chính, tận tụy, có năng suất lao động và chất lượng dịch vụ cao Để thực hiện, Chính phủ Singapore đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 vào bộ máy hành chính; xóa bỏ cách làm quan
liêu, nhiều tầng nắc trong bộ máy hành chính Đồng thời, tập
Trang 40
trung phát triển hạ tầng kỹ thuật cho công nghệ thông tin cũng như tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức để áp đụng công nghệ mới Cũng như Hàn Quốc, Trung Quốc, hiện nay Singapore đã cung cấp dịch vụ công qua Internet, điện thoại di động Nhờ
đó, rút ngăn thời gian, tiết kiệm chỉ phí nên kịp thời và tăng trưởng hiệu quả hơn
Thứ ba, chủ động tạo lập nguồn lực phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
- Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao Một
trong những nhiệm vụ trọng tâm phục vụ cho đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế được các quốc gia chú ý là đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao Trung Quốc ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước đã chú trọng tăng đầu tư cho phát triển nhân lực thông qua việc tăng cường giáo dục cơ sở, phổ cập 9 năm bắt
buộc, phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, mở rộng giáo dục đại học và sau đại học, nâng cao chất lượng giáo dục Ngoài ra,
chính phủ Trung Quốc còn chú trọng khuyến khích sinh viên du
học ở nước ngoài trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và thu
hút các trí thức Hoa kiều về phục vụ đất nước Chính phủ Hàn Quốc, Singapore và vùng lãnh thổ Đài Loan cũng tất coi trọng
phát triển giáo dục dao tao, coi khoa hoc - công nghệ và nguồn
nhân lực chất lượng cao và là chìa khóa dẫn đến thành công Cả Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều thành công khi xây dựng
được một hệ thống giáo dục đào tạo hiệu quả, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao làm nền táng cho tăng trưởng kinh tế Bên
! Hà Văn Hiến - Phạm Hồng Chương (đồng chủ biên): Mô hình tăng trưởng